Để xác định sự mẫn cảm và sức đề kháng của các giống lợn nái nuôi tại trại lợn của Công ty DABACO với bệnh viêm tử cung, chúng tôi đã tiến hành theo dõi tình hình cảm nhiễm bệnh viêm tử cung theo giống.
Căn cứ vào màu sắc dịch (trắng, phớt hồng, máu tươi), trạng thái (loãng, đặc, bã đậu), mùi (hơi tanh, thối), thời gian ra dịch (ngắt quãng, liên tục) của bệnh mà người ta chia làm 3 cấp: nhiễm nhẹ (+), nhiễm trung bình (++), nhiễm nặng (+++). Kết quảđược trình bày ở bảng 2.7
Bảng 2.7: Tỷ lệ và cường độ nhiễm bệnh viêm tử cung theo giống lợn
Loại lợn Số nái kiểm tra (con) Số nái nhiễm (con) Tỷ lệ nhiễm (%)
Cường độ viêm nhiễm
Độ I (+) Độ II (++) Độ III (+++)
n % n % n %
Yorkshire 195 65 33,33 46 70,77 16 24,62 3 4,61 Landrace 125 49 39,20 32 65,31 11 22,45 6 12,24 Tổng 320 114 35,63 78 68,42 27 23,68 9 7,9
Số liệu bảng 2.7 cho thấy: Trại lợn của công ty DABACO nuôi phổ
biến các loại lợn cao sản trong đó có giống lợn Yorkshire là giống lợn sinh sản cao nhất, sinh sản được số con/lứa đẻ cao, còn giống lợn Landrace thì tỷ
lệ đẻ số con/lứa đẻ thấp hơn. Trong hai giống lợn Landrace và Yorkshire thì giống lợn Yorkshire có tỷ lệ nhiễm bệnh là 33,33% thấp hơn giống lợn Landrace có tỷ lệ nhiễm bệnh là 39,20%. Do giống lợn Yorkshire có khả năng thích nghi với hầu hết các khu vực khí hậu mà vẫn giữ được các ưu điểm của giống. Giống lợn Landrace là giống được tạo ra theo nhu cầu sản xuất, tỷ lệ
nạc cao, sinh trưởng nhanh nhưng đầu nhỏ, xương nhỏ làm mất cân đối cơ thể
nên nuôi cần có điều kiện nhất định (Phạm Hữu Doanh và Lưu Kỷ, 1996) [6]. Do vậy khi được nhập sang Việt Nam giống lợn Landrace chưa thích nghi với
điều kiện khí hậu của nước ta nên giống lợn này mắc bệnh với tỷ lệ cao hơn.