Tình hình nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu Tình hình mắc bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái tại trại lợn của công ty DABACO xã Ngọc Vân - huyện Tân Yên - tỉnh Bắc Giang và thử nghiệm một số phác đồ điều trị. (Trang 56)

Theo tác giả Phùng Thị Vân (2004) [20], Nguyễn Xuân Bình (2005) [2], cho biết: ở những nái bị viêm tử cung thường biểu hiện sốt theo quy luật sáng chiều (sáng sốt nhẹ, chiều sốt nặng ).

Theo tác giả Trần Tiến Dũng và cs (2002) [4], khi gia súc bị bệnh viêm tử cung ở thể viêm cơ, viêm tương mạc thì không nên tiến hành thụt rửa bằng các chất sát trùng với thể tích lớn. Vì khi bị tổn thương nặng, cơ tử cung co bóp yếu, các chất bẩn không được đẩy ra ngoài, lưu trong đó làm cho bệnh nặng thêm. Các tác giảđề nghị nên dùng oxytoxin kết hợp PGF2α hoặc kết hợp với kháng sinh điều trị toàn thân và cục bộ.

Lê Xuân Cường (1986) [3], lợn nái chậm sinh sản do nhiều nguyên nhân, trong đó tổn thương bệnh lý sinh dục chiếm tỷ lệ đáng kể. Cùng với nhận định trên, Lê Minh Chí, Nguyễn Như Pho (1984, 1992) cho rằng: khi lợn nái đẻ khó cần áp dụng kỹ thuật ngoại khoa, khi thực hiện không đúng kỹ

thuật sẽ gây niêm mạc đường sinh dục, có thể bị tổn thương gây viêm tử cung (trích Xobko và Giadenko (1987) [23]).

Hồ Văn Nam và Nguyễn Văn Thanh (1997) [11], bệnh viêm tử cung ở

gia súc là một quá trình bệnh lý phức tạp được thể hiện dưới nhiều thể khác nhau. Đây là nguyên nhân gây rối loạn sinh sản, ảnh hưởng trực tiếp đến khả

năng sinh sản của gia súc cái.

Viêm tử cung là một trong những tổn thương đường sinh dục trên lợn nái sau khi sinh. Sau khi sinh có dịch tiết và dịch lẫn mủ là biểu hiện của viêm tử cung (Nguyễn Văn Thanh, 2002) [15].

Theo Nguyễn Xuân Bình (2005) [2], bệnh viêm tử cung xảy ra ở những thời gian khác nhau. Nhưng thường xảy ra nhiều nhất vào thời gian sau khi đẻ

từ 1 - 10 ngày.

Đồng thời cũng có nhiều tác giả có tổng kết về tỷ lệ mắc bệnh viêm tử

cung ở lợn nái sau khi sinh:

Nguyễn Văn Thanh (2002) [14], lợn nái sau khi sinh có chứng viêm tử

cung chiếm tỷ lệ 42,4 %. Viêm tử cung trên nhóm lợn nái thuần chiếm khoảng 25,48 %, trên nhóm lợn nái lai chiếm 50,84 % (trong tổng số 1.000

lợn nái khảo sát). Viêm tử cung thường xảy ra cao nhất ở lứa 1 và 2. Tỷ lệ

chậm động dục ở nhóm lợn bị viêm tử cung cao hơn nhiều so với nhóm lợn không bị viêm tử cung.

Theo Trần Tiến Dũng (2004) [5], bệnh viêm đường sinh dục ở lợn chiếm tỷ lệ cao từ 30 - 50 %, trong đó viêm cơ quan bên ngoài ít, chiếm tỷ lệ

20 %, còn lại 80 % là viêm tử cung.

Một phần của tài liệu Tình hình mắc bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái tại trại lợn của công ty DABACO xã Ngọc Vân - huyện Tân Yên - tỉnh Bắc Giang và thử nghiệm một số phác đồ điều trị. (Trang 56)