GIÁO ÁN NGỮ VĂN LỚP 12 HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ I- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1- Kiến thức: Nắm được những kiến thức cơ bản về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ; 2- Kỹ năng: Nâng cao kỹ
Trang 1GIÁO ÁN NGỮ VĂN LỚP 12 HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ
I- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1- Kiến thức: Nắm được những kiến thức cơ bản về hoạt động giao tiếp
bằng ngôn ngữ;
2- Kỹ năng: Nâng cao kỹ năng tạo lập văn bản (nói- viết), phân tích, lĩnh
hội trong giao tiếp hằng ngày
II- NỘI DUNG BÀI HỌC:
1- Kiểm tra bài cũ: 5`
1.1- Hãy nêu các bộ phận hợp thành văn học Việt Nam?
Trả lời: Văn học Việt Nam có 2 bộ phận chủ yếu hợp thành:
+ Văn học dân gian;
+ Văn học Viết
1.2- Trong các thể loại văn học dưới đây, thể loại nào không thuộc thể loại Văn học dân gian?
a- Thần thoại
b- Ca dao
c- Kịch nói
d- Chèo
2- Tiến trình bài giảng: 40`
Lời vào bài: Hàng ngày, cuộc sống con người diễn ra rất nhiều hoạt động, trong đó hoạt động giao tiếp giữa con người – con người là quan trọng nhất và
có ý nghĩa nhất trong sự hình thành và phát triển của xã hội loài người
Trang 2Để giao tiếp, con người có thể dùng nhiều phương tiện khác nhau, nhưng phương tiện chủ yếu nhất, quan trọng, thuận tiện nhất đó là ngôn ngữ Vậy, Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ có những đặc điểm gì, quá trình giao tiếp như thế nào, những nhân tố ảnh hưởng của nó ra sao chúng ta cùng tìm hiểu bài: “Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ”:
GV: Để hiểu thế nào là hoạt động giao tiếp,
lớp chúng ta sẽ hoạt động theo 2 nhóm (chia
theo dãy bàn hoặc theo tổ): (10-15`)
NHÓM I:
Đọc đoạn văn bản trong SGK trang 14, suy
nghĩ và cùng trả lời câu hỏi trong phiếu học
tập:
1- Cuộc đối thoại giữa Vua Trần và các Bô lão
có phải là hoạt động giao tiếp không? Hình
thức giao tiếp của họ là gì?
I- Thế nào là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ:
- Là hoạt động giao tiếp
- Hình thức giao tiếp: Trao đổi nói- nghe
2- Họ giao tiếp với cương vị và quan hệ như
thế nào?
- Cương vị:
+ Vua Trần: Người lãnh đạo tối cao
+ Các Bô lão: Nhân dân Đại Việt
- Quan hệ: Nhà vua- Bề tôi 3- Cương vị và quan hệ giữa các nhân vật giao - Sự khác nhau về cương vị,
Trang 3tiếp như thế có thể tạo nên sự khác nhau trong
ngôn ngữ giao tiếp không? Tìm dẫn chứng
trong văn bản đối thoại trên
quan hệ tạo nên sự khác nhau trong ngôn ngữ giao tiếp:
Vua Trần ít tuổi hơn nhưng ở cương vị người lãnh đạo nên:
“trịnh trong hỏi Vậy nên liệu tính sao đây?; Nên hòa hay nên đánh”
Các bô lão tuy hơn tuổi nhưng
ở cương vị thần dân nên cách nói cung kính: “Xin bệ hạ cho đánh; Thưa chỉ có đánh”
4- Trong khi giao tiếp nhân vật có đổi vai
người nói- người nghe được không? Khi nói
hoặc nghe, nhân vật dùng những cách thức nào
kèm theo để biểu đạt?
- Khi giao tiếp có sự đổi vai nghe- nói, nói- nghe Khi Vua Trần nói các bô lão lắng nghe
và ngược lại
- Khi nói hoặc nghe các nhân vật dùng lời nói, giọng điệu, thái độ khuôn mặt, , để biểu đạt
5- Hoạt động giao tiếp của Hội nghị Diên
Hồng được hình thành từ hoàn cảnh nào?
- Thế nước khó khăn: Giặc Nguyên- Mông sang xâm lược trong chiều có 2 ý kiến trái ngược nhau, bên chủ chiến, bên chủ hòa Thế nước đòi hỏi phải đánh giặc giữ nước như thế nào? Nên Vua Trần phải triệu tập Hội nghị Diên Hồng 6- Từ hoàn cảnh ấy, cuộc giao tiếp trong Hội
nghị Diên Hồng sẽ có nội dung, mục đích như
- Nội dung giao tiếp: trả lời câu hỏi “Hòa hay đánh?”
Trang 4thế nào? phương tiện và cách thức nào đã được
sử dụng để tạo nên cuộc giao tiếp ấy?
- Mục đích giao tiếp: Tìm ra kế sách đánh giặc hợp với lòng dân
- Phương tiện: Ngôn ngữ nói
- Cách thức: trao đổi trực tiếp NHÓM II:
Bằng kiến thức đã học trong bài “Tổng quan
văn học Việt Nam”, trả lời câu hỏi ở phần 2
SGK trang 15
1- Thông qua văn bản đó, hoạt động giao tiếp
diễn ra giữa các nhân vật giao tiếp nào? - Giữa người viết và người đọc 2- Hoạt động giao tiếp đó được diễn ra trong
hoàn cảnh nào?
- Do yêu cầu giáo dục trong trường học
3- Nội dung giao tiếp thuộc lĩnh vực nào? Về
đề tài gì? Bao gồm những vấn đề cơ bản nào?
- Nội dung thuộc lĩnh vực văn học
- Đề tài: “Tổng quan văn học Việt Nam”
- Gồm những vấn đề:
+ Các bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam
+ Quá trình phát triển của Văn học Việt Nam
+ Con người Việt Nam qua văn học
4- Hoạt động giao tiếp thông qua văn bản đó
nhằm mục đích gì?
- Người viết: tổng quát về văn học VN
- Người đọc: tìm hiểu và lĩnh
Trang 5hội kiến thức về văn học VN 5- Phương tiện ngôn ngữ và cách tổ chức văn
bản có đặc điểm gì nổi bật?
- Phương tiện: ngôn ngữ viết
- Cách thức: phong cách khoa học
GV(Tổng hợp các nội dung vừa phân tích):
Qua việc phân tích 2 ví dụ chúng ta có thể hiểu
thế nào là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ?
(5-10`)
GV tổng kết nội dung bài học cho 1-2 học sinh
đọc phần ghi nhớ trong SGK : 5`
GV hướng dẫn học sinh làm các bài tập trong
- Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ:
+ Là hoạt động trao đổi thông tin
+ Bằng phương tiện ngôn ngữ (nói – viết)
+ Thực hiện mục đích về nhận thức, tình cảm, hành động
- Các quá trình của HĐGT bằng ngôn ngữ:
Gồm 2 quá trình:
+ Lập văn bản (nói- viết) + Lĩnh hội văn bản (nghe- đọc)
- Các nhân tố giao tiếp: nhân vật giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp, nội dung giao tiếp, mục đích giao tiếp, phương tiện và cách thức giao tiếp
II- Luyện tập:
Trang 6SGK trang 20-21 Học sinh tự làm bài tập ở
nhà (5-10`)
3- Tổng kết dặn dò:
Về nhà các em học lý thuyết, vận dụng làm bài tập, và chuẩn bị bài “Khái quát văn học dân gian Việt Nam”
Phiếu học tập
NHÓM I:
Đọc đoạn văn bản trong SGK trang 14, suy nghĩ và cùng trả lời câu hỏi trong phiếu học tập:
1- Cuộc đối thoại giữa Vua Trần và các Bô lão có phải là hoạt động giao tiếp không? Hình thức giao tiếp của họ là gì?
2- Họ giao tiếp với cương vị và quan hệ như thế nào?
3- Cương vị và quan hệ giữa các nhân vật giao tiếp như thế có thể tạo nên
sự khác nhau trong ngôn ngữ giao tiếp không? Tìm dẫn chứng trong văn bản đối thoại trên
4- Trong khi giao tiếp nhân vật có đổi vai người nói- người nghe được không? Khi nói hoặc nghe, nhân vật dùng những cách thức nào kèm theo để biểu đạt?
5- Hoạt động giao tiếp của Hội nghị Diên Hồng được hình thành từ hoàn cảnh nào?
6- Từ hoàn cảnh ấy, cuộc giao tiếp trong Hội nghị Diên Hồng sẽ có nội dung, mục đích như thế nào? phương tiện và cách thức nào đã được sử dụng để tạo nên cuộc giao tiếp ấy?
Trang 7Giáo án viết bảng
Tiết 3: Tiếng Việt
HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ
I- Thế nào là hoạt động
giao tiếp bằng ngôn ngữ:
1- Hoạt động giao tiếp bằng
ngôn ngữ:
- Là hoạt động trao đổi
thông tin
- Bằng phương tiện ngôn
ngữ (nói- viết)
- Thực hiện mục đích về
nhận thức, tình cảm, hành
động,
2- Các quá trình của HĐGT
bằng ngôn ngữ:
Gồm 2 quá trình:
- Lập văn bản: Người
nói- viết
- Lĩnh hội văn bản:
Người nghe- đọc
3- Các nhân tố giao tiếp:
- Nhân vật giao tiếp
- Hoàn cảnh giao tiếp
Ví dụ:
Nhóm I Vua Trần và các Bô lão:
- Hoạt động: Giao tiếp
- Hình thức: trao đổi:
nói- nghe
- Cương vị:
+ Vua trần: người lãnh đạo tối cao
+ Các Bô lão: Nhân dân Đại Việt
- Quan hệ: Vua- tôi
- Hoàn cảnh: Bị xâm lược
- Nội dung: Hòa hay đánh
- Mục đích: tìm ra kế sách đánh giặc hợp lòng dân
- Phương tiện: ngôn ngữ nói
Nhóm II Tổng quan văn học Việt
nam
- Nhân vật giao tiếp: người viết- người đọc
- Hoàn cảnh giao tiếp: yêu cầu giáo dục trong nhà trường
- Nội dung: thuộc lĩnh vực văn học
- Đề tài: Tổng quan VHVN
- Mục đích:
+ Người viết: Tổng quát
+ Người đọc: Tiếp thu, lĩnh hội kiến thức
- Phương tiện: ngôn ngữ viết
- Cách thức: trình bày
Trang 8- Nội dung giao tiếp
- Mục đích giao tiếp
- Phương tiện giao tiếp
- Cách thức giao tiếp
II- Luyện tập
- Cách thức: Trao đổi trực tiếp
theo phong cách khoa học