1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

Soạn bài tổng kết phần tiếng việt: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ

2 861 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 16,73 KB

Nội dung

TỔNG KẾT PHẦN TIẾNG VIỆT: HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ I. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ là một nội dung quan trọng trong chương trình Tiếng Việt ở trung học phổ thông mà anh (chị) đã được học từ lớp 10 đến lớp 12. Ở bài tổng kết này, chúng ta sẽ hệ thống hóa lại những kiến thức cơ bản về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ đã học và vận dụng những kiến thức đó vào bài luyện tập. Trước hết là phần hệ thống hóa kiến thức. Có bảy nội dung cơ bản cần nắm vững sau đây: 1. Giao tiếp là hoạt động trao đổi thông tin của con người, được tiến hành chủ yếu bằng phương tiện ngôn ngữ, nhằm thực hiện những mục đích về nhận thức, tình cảm, hành động. Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ  bao gồm hai quá trình: quá trình tạo lập văn bản do người nói hay người viết thực hiện, quá trình lĩnh hội văn bản do người nghe hay người đọc thực hiện. 2. Trong hoại động giao tiếp, ngôn ngữ được sử dụng ở hai dạng: nói và viết. Hai dạng đó có sự khác biệt về nhiều mặt (kể ra các mặt khác biệt đó). 3. Hoạt động giao tiếp luôn luôn diễn ra trong một ngữ cảnh nhất định. Ngữ cảnh bao gồm các nhân tố: nhân vật giao tiếp, bối cảnh rộng (bối cảnh văn hóa), bối cảnh hẹp (bối cảnh tình huống), hiện thực được đề cập đến và văn cảnh. 4. Trong ngữ cảnh, nhân vật giao tiếp là nhân tố rất quan trọng. Các nhân vật giao tiếp đều phải có cả năng lực tạo lập và năng lực lĩnh hội vãn bản, và trong giao tiếp ở dạng nói, họ thường đổi vai cho nhau hay luân phiên lượt lời. Những đặc điểm về các phương diện của nhân vật giao tiếp luôn chi phối nội dung và cách thức giao tiếp bằng ngôn ngữ. 5. Khi giao tiếp, các nhân vật giao tiếp sử dụng ngôn ngữ chung của xã hội để tạo ra lời nói - những sản phẩm cụ thể của cá nhân. 6. Trong hoạt động giao tiếp, mỗi câu thường có hai thành phần nghĩa: nghĩa sự việc và nghĩa tình thái. 7. Hoạt động giao tiếp bằng tiếng Việt yêu cầu các nhân vật giao tiếp cần có ý thức, có thói quen và có kĩ năng giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. II. LUYỆN TẬP Bài luyện tập trong sách giáo khoa đề cập đến một số vấn đề trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ. Trong hoạt động giao tiếp ở đây, ngôn ngữ được sử dụng ở dạng nói (lời của các nhân vật). Nhân vật giao tiếp là lão Hạc và ông giáo (trong đoạn văn là “tôi”). Hoạt động giao tiếp xoay quanh tình huống bán con chó. Sau đây là những gợi ý về bốn câu hỏi của sách giáo khoa: 1. Phân tích sự đổi vai và luân phiên lượt lời trong hoạt động giao tiếp trên: - Luân phiên lượt lời theo dạng đối thoại. - Tất cả có chín lượt lời: lão Hạc nói năm lượt lời, ông giáo nói bốn lượt lời. Những đặc điểm của giao tiếp ở dạng ngôn ngữ nói được thể hiện qua: - Lời nói, giọng nói của từng nhân vật (ngữ điệu). - Nét mặt, cử chỉ, điệu bộ (các phương tiện phụ trợ) chủ yếu của Lão Hạc. (Phân tích qua lời các nhân vật và cả lời kể chuyện, miêu tả của tác giả). 2. Các nhân vật giao tiếp có vị thế xã hội, quan hệ thân sơ và những đặc điểm gì riêng biệt? - Vị trí xã hội: lão Hạc là người nông dân nghèo, “ông giáo” ở đây cũng chỉ là một ông giáo làng sống thanh bạch, gần gũi với dân làng. - Quan hệ thân sơ: không phải họ hàng nhưng hai người có quan hệ thân mật, gần gũi, tin cậy lẫn nhau (trước khi chết, lão Hạc đã gửi gắm tất cả những điều hệ trọng cho ông giáo). - Đặc điểm riêng: lão Hạc là người lớn tuổi hơn ông giáo (cách xưng hô). Trong lượt lời đầu tiên của lão Hạc nói với ông giáo đã bộc lộ rõ những điều trên đây: “Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!”. Có thể thấy: - Không nói “con chó” mà nói “cậu Vàng'’ thì ông giáo vẫn hiểu, và khi đã bán con chó rồi mà vẫn gọi “cậu Vàng” chứng tỏ lão rất quý và tiếc con chó, (Chữ “đi đời” tiếp ngay sau cũng mang ý nghĩa như vậy). - “Ông giáo ạ!”: cách xưng hô, cách nói vừa kính trọng vừa thân mật. 3. Phân tích nghĩa sự việc và nghĩa tình thái trong câu: “Bấy giờ cu cậu mới biết là cu cậu chết!" - Nghĩa sự việc ứng với sự việc mà câu đề cập đến. Đọc lại lượt lời thứ ba của lão Hạc sẽ thấy rõ nghĩa sự việc là: bấy giờ con chó mới biết là nó đã bị bán để giết thịt, (chữ “chết” có nghĩa là bị giết thịt). - Nghĩa tình thái thường thể hiện thái độ, tình cảm, sự nhìn nhận, đánh giá của người nói đối với sự việc, hoặc đối với người nghe, ở đây, câu nói bộc lộ rõ sự thương tiếc và cả nỗi ân hận đối với con chó mà lão rất yêu quý - cũng là chia sẻ nỗi niềm này với người nghe là ông giáo. 4. Trong đoạn văn, ngoài hoạt động giao tiếp ở dạng nói giữa hai nhân vật lão Hạc và ông giáo, còn có hoạt động giao tiếp giữa nhà văn Nam Cao với người đọc. Có thể thấy sự khác biệt giữa hai hoạt động giao tiếp đó như sau: - Một bên là giao tiếp ở dạng nói giữa hai nhân vật được bộc lộ trực tiếp bằng một cuộc đối thoại cụ thể, sinh động có thể nhận biết thấy ngay. - Một bên là giao tiếp ở dạng viết giữa tác phẩm với người đọc mà những ngôn ngữ viết của Nam Cao trong đoạn văn này đã tạo ra sự chia sẻ, đồng cảm với độc giả: hoạt động giao tiếp ở đây là gián tiếp, phải suy ngẫm kĩ mới thấy được.

TỔNG KẾT PHẦN TIẾNG VIỆT: HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ I. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ là một nội dung quan trọng trong chương trình Tiếng Việt ở trung học phổ thông mà anh (chị) đã được học từ lớp 10 đến lớp 12. Ở bài tổng kết này, chúng ta sẽ hệ thống hóa lại những kiến thức cơ bản về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ đã học và vận dụng những kiến thức đó vào bài luyện tập. Trước hết là phần hệ thống hóa kiến thức. Có bảy nội dung cơ bản cần nắm vững sau đây: 1. Giao tiếp là hoạt động trao đổi thông tin của con người, được tiến hành chủ yếu bằng phương tiện ngôn ngữ, nhằm thực hiện những mục đích về nhận thức, tình cảm, hành động. Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ bao gồm hai quá trình: quá trình tạo lập văn bản do người nói hay người viết thực hiện, quá trình lĩnh hội văn bản do người nghe hay người đọc thực hiện. 2. Trong hoại động giao tiếp, ngôn ngữ được sử dụng ở hai dạng: nói và viết. Hai dạng đó có sự khác biệt về nhiều mặt (kể ra các mặt khác biệt đó). 3. Hoạt động giao tiếp luôn luôn diễn ra trong một ngữ cảnh nhất định. Ngữ cảnh bao gồm các nhân tố: nhân vật giao tiếp, bối cảnh rộng (bối cảnh văn hóa), bối cảnh hẹp (bối cảnh tình huống), hiện thực được đề cập đến và văn cảnh. 4. Trong ngữ cảnh, nhân vật giao tiếp là nhân tố rất quan trọng. Các nhân vật giao tiếp đều phải có cả năng lực tạo lập và năng lực lĩnh hội vãn bản, và trong giao tiếp ở dạng nói, họ thường đổi vai cho nhau hay luân phiên lượt lời. Những đặc điểm về các phương diện của nhân vật giao tiếp luôn chi phối nội dung và cách thức giao tiếp bằng ngôn ngữ. 5. Khi giao tiếp, các nhân vật giao tiếp sử dụng ngôn ngữ chung của xã hội để tạo ra lời nói - những sản phẩm cụ thể của cá nhân. 6. Trong hoạt động giao tiếp, mỗi câu thường có hai thành phần nghĩa: nghĩa sự việc và nghĩa tình thái. 7. Hoạt động giao tiếp bằng tiếng Việt yêu cầu các nhân vật giao tiếp cần có ý thức, có thói quen và có kĩ năng giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. II. LUYỆN TẬP Bài luyện tập trong sách giáo khoa đề cập đến một số vấn đề trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ. Trong hoạt động giao tiếp ở đây, ngôn ngữ được sử dụng ở dạng nói (lời của các nhân vật). Nhân vật giao tiếp là lão Hạc và ông giáo (trong đoạn văn là “tôi”). Hoạt động giao tiếp xoay quanh tình huống bán con chó. Sau đây là những gợi ý về bốn câu hỏi của sách giáo khoa: 1. Phân tích sự đổi vai và luân phiên lượt lời trong hoạt động giao tiếp trên: - Luân phiên lượt lời theo dạng đối thoại. - Tất cả có chín lượt lời: lão Hạc nói năm lượt lời, ông giáo nói bốn lượt lời. Những đặc điểm của giao tiếp ở dạng ngôn ngữ nói được thể hiện qua: - Lời nói, giọng nói của từng nhân vật (ngữ điệu). - Nét mặt, cử chỉ, điệu bộ (các phương tiện phụ trợ) chủ yếu của Lão Hạc. (Phân tích qua lời các nhân vật và cả lời kể chuyện, miêu tả của tác giả). 2. Các nhân vật giao tiếp có vị thế xã hội, quan hệ thân sơ và những đặc điểm gì riêng biệt? - Vị trí xã hội: lão Hạc là người nông dân nghèo, “ông giáo” ở đây cũng chỉ là một ông giáo làng sống thanh bạch, gần gũi với dân làng. - Quan hệ thân sơ: không phải họ hàng nhưng hai người có quan hệ thân mật, gần gũi, tin cậy lẫn nhau (trước khi chết, lão Hạc đã gửi gắm tất cả những điều hệ trọng cho ông giáo). - Đặc điểm riêng: lão Hạc là người lớn tuổi hơn ông giáo (cách xưng hô). Trong lượt lời đầu tiên của lão Hạc nói với ông giáo đã bộc lộ rõ những điều trên đây: “Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!”. Có thể thấy: - Không nói “con chó” mà nói “cậu Vàng'’ thì ông giáo vẫn hiểu, và khi đã bán con chó rồi mà vẫn gọi “cậu Vàng” chứng tỏ lão rất quý và tiếc con chó, (Chữ “đi đời” tiếp ngay sau cũng mang ý nghĩa như vậy). - “Ông giáo ạ!”: cách xưng hô, cách nói vừa kính trọng vừa thân mật. 3. Phân tích nghĩa sự việc và nghĩa tình thái trong câu: “Bấy giờ cu cậu mới biết là cu cậu chết!" - Nghĩa sự việc ứng với sự việc mà câu đề cập đến. Đọc lại lượt lời thứ ba của lão Hạc sẽ thấy rõ nghĩa sự việc là: bấy giờ con chó mới biết là nó đã bị bán để giết thịt, (chữ “chết” có nghĩa là bị giết thịt). - Nghĩa tình thái thường thể hiện thái độ, tình cảm, sự nhìn nhận, đánh giá của người nói đối với sự việc, hoặc đối với người nghe, ở đây, câu nói bộc lộ rõ sự thương tiếc và cả nỗi ân hận đối với con chó mà lão rất yêu quý - cũng là chia sẻ nỗi niềm này với người nghe là ông giáo. 4. Trong đoạn văn, ngoài hoạt động giao tiếp ở dạng nói giữa hai nhân vật lão Hạc và ông giáo, còn có hoạt động giao tiếp giữa nhà văn Nam Cao với người đọc. Có thể thấy sự khác biệt giữa hai hoạt động giao tiếp đó như sau: - Một bên là giao tiếp ở dạng nói giữa hai nhân vật được bộc lộ trực tiếp bằng một cuộc đối thoại cụ thể, sinh động có thể nhận biết thấy ngay. - Một bên là giao tiếp ở dạng viết giữa tác phẩm với người đọc mà những ngôn ngữ viết của Nam Cao trong đoạn văn này đã tạo ra sự chia sẻ, đồng cảm với độc giả: hoạt động giao tiếp ở đây là gián tiếp, phải suy ngẫm kĩ mới thấy được. ... đoạn văn, hoạt động giao tiếp dạng nói hai nhân vật lão Hạc ông giáo, có hoạt động giao tiếp nhà văn Nam Cao với người đọc Có thể thấy khác biệt hai hoạt động giao tiếp sau: - Một bên giao tiếp dạng... trực tiếp đối thoại cụ thể, sinh động nhận biết thấy - Một bên giao tiếp dạng viết tác phẩm với người đọc mà ngôn ngữ viết Nam Cao đoạn văn tạo chia sẻ, đồng cảm với độc giả: hoạt động giao tiếp. ..cả lời kể chuyện, miêu tả tác giả) Các nhân vật giao tiếp có vị xã hội, quan hệ thân sơ đặc điểm riêng biệt? - Vị trí xã hội: lão Hạc người nông dân

Ngày đăng: 20/10/2015, 14:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w