Do đóviệc tổ chức và quản lý hạch toán kế toán phục vụ nhu cầu nắm bắt, thu thập và xử lý các thông tin để đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh làyêu cầu tất yếu, giúp các đơn
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng em, các số liệukết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình hình thực
tế của đơn vị thực tập
Sinh viên
Nguyễn Thị Thanh Tâm
Trang 2
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT i
DANH MỤC SƠ ĐỒ ii
DANH MỤC BẢNG, BIỂU iii
DANH MỤC HÌNH iv
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1:NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP 1
1.1 Tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp 1
1.1.1 Quá trình bán hàng và xác định kết quả kinh doanh 1
1.1.2 Vai trò của kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh 2
1.1.3 Nhiệm vụ, yêu cầu của kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp 3
1.2 Các phương thức bán hàng và xác định kết quả kinh doanh 3
1.3 Tổng quan về kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh 5
1.3.1 Kế toán doanh thu bán hàng 5
1.3.2 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu 11
1.3.3 Kế toán giá vốn hàng bán 16
1.3.4 Kế toán doanh thu và chi phí hoạt động tài chính 21
1.3.5 Kế toán chi phí bán hàng 25
1.3.6 Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp 27
mất việc làm 29
1.3.7 Kế toán các khoản thu nhập khác và chi phí khác 30
1.3.8 Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 31
Trang 31.3.9 Xác định kết quả kinh doanh 31
1.4 Sổ kế toán và báo cáo kế toán sử dụng trong kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh 34
1.4.1 Sổ kế toán sử dụng trong kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh 34
1.4.2 Báo cáo kế toán sử dụng trong kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh 34
1.5 Đặc điểm tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh trong điều kiện sử dụng phần mềm kế toán 34
1.5.1 Nguyên tắc và yêu cầu tổ chức kế toán máy 34
1.5.2 Đặc điểm kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh trong điều kiện áp dụng kế toán máy 35
KẾT LUẬN 36
CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BAO BÌ CỬU LONG .37
2.1 Khái quát chung về Công ty cổ phần bao bì Cửu Long 37
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 37
2.1.2 Đặc điểm quy trình sản xuất kinh doanh của công ty 40
2.1.3 Tổ chức bộ máy quản lý tại công ty 41
2.1.4 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty 43
2.1.5 Tổ chức hệ thống kế toán tại Công ty cổ phần bao bì Cửu Long 47
2.2 Thực trạng kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần bao bì Cửu Long 56
2.2.1 Thực trạng mã hóa các đối tượng liên quan đến kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh 56
Trang 42.2.2 Phương thức bán hàng và phương thức thanh toán tại công ty Cổ phần bao
bì Cửu Long 61
2.2.3 Kế toán doanh thu tại công ty cổ phần bao bì Cửu Long 67
2.2.4 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu 75
2.2.5 Kế toán giá vốn hàng bán 76
2.2.6 Kế toán doanh thu hoạt động tài chính 79
2.2.7 Kế toán chi phí hoạt động tài chính .81
2.2.8 Kế toán chi phí bán hàng 82
2.2.9 Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp 84
2.2.10 Kế toán thu nhập khác và chi phí khác 85
2.2.11 Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 88
2.2.12 Kế toán xác định kết quả kinh doanh 88
2.3 Nhận xét về công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần bao bì Cửu Long 92
2.3.1 Ưu điểm 92
2.3.2 Nhược điểm 97
KẾT LUẬN 98
CHƯƠNG 3:MỘT SỐ Ý KIẾN HOÀN THIỆN KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BAO BÌ CỬU LONG 99
3.1 Yêu cầu và nguyên tắc hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần bao bì Cửu Long 99
3.1.1 Yêu cầu của việc hoàn thiện 99
3.1.2 Nguyên tắc của việc hoàn thiện 100
3.2 Một số ý kiến nhằm hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần bao bì Cửu Long 101
3.2.1 Hoàn thiệncông tác kế toán quản trị: 101
Trang 53.2.2 Hoàn thiện tổ chức hệ thống tài khoản 105
3.2.3.Thực hiện chiết khấu thanh toán cho khách hàng và một số chiến lược trong bán hàng 106
3.2.4 Hoàn thiện giai đoạn tính giá thành trên phần mềm Fast 109
3.2.5.Một số ý kiến khác 109
KẾT LUẬN 110
TÀI LIỆU THAM KHẢO 112
Trang 6DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Trang 7DANH MỤC SƠ ĐỒ
Trang 8DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Trang 9DANH MỤC HÌNH
Trang 10LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với xu thế phát triển của thời đại, nền kinh tế của Việt Nam trongnhững năm gần đây đang không ngừng từng bước hội nhập vào nền kinh tếkhu vực và thế giới Bất cứ một doanh nghiệp nào cũng đều mong muốn cómột chỗ đứng vững chắc trên thị trường và không ngừng phát triển Do đóviệc tổ chức và quản lý hạch toán kế toán phục vụ nhu cầu nắm bắt, thu thập
và xử lý các thông tin để đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh làyêu cầu tất yếu, giúp các đơn vị kinh tế thấy được quy mô, cách thức kinhdoanh cũng như khả năng phát triển hay suy thoái của doanh nghiệp, đưa racác quyết định đúng đắn và kịp thời trong tương lai Đứng trước tình hình đó,Công ty cổ phần bao bì Cửu Long hiểu rằng, bên cạnh việc tìm ra các biệnpháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh thì việc tổ chức và quản lý hạchtoán kế toán cũng là một yêu cầu thiết yếu, góp phần quan trọng vào việcquản lý sản xuất kinh doanh và đưa ra các quyết định kinh tế đúng đắn Đặcbiệt, thông tin về bán hàng và kết quả kinh doanh chiếm vai trò quan trọngtrong thông tin kế toán, những thông tin này luôn được doanh nghiệp và cácnhà đầu tư quan tâm Hơn bao giờ hết, hoàn thiện kế toán bán hàng và xácđịnh kết quả kinh doanh nói riêng đang là vấn đề thường xuyên đặt ra đối vớimỗi doanh nghiệp Việc hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả kinhdoanh sẽ góp phần tăng tính cạnh trạnh, nâng cao chất lượng các quyết địnhcủa doanh nghiệp, tăng sự minh bạch thông tin tài chính
Quá trình thực tập tại Công ty cổ phần bao bì Cửu Long là cơ hội cho emtiếp cận với thực tế công tác kế toán tại công ty, đặc biệt là công tác Kế toánbán hàng và xác định kết quả kinh doanh Cùng với sự chỉ bảo, hướng dẫn tậntình của cô giáo Ngô Thị Thu Hồng và các cán bộ kế toán Phòng Tài chính –
Kế toán của Công ty, em đã có thêm những hiểu biết nhất định về Công ty và
Trang 11công tác kế toán tại Công ty Ý thức được tầm quan trọng của công tác Kếtoán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty nên sau quá trìnhthực tập tại Công ty, em quyết định chọn đề tài nghiên cứu để viết luận văn
cuối khóa của mình là “Tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần bao bì Cửu Long”
2 Đối tượng và mục đích nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Kế toán bán hàng, xác định kết quả kinh doanh
- Mục đích nghiên cứu: Tìm hiểu sâu về tổ chức công tác kế toán bánhàng và xác định kết quả kinh doanh, đưa ra những nhận xét tổng quan về cácthành tựu đã đạt được và những tồn tại trong công tác kế toán bán hàng xácđịnh kết quả kinh doanh, từ đó đưa ra những ý kiến đóng góp nhằm hoànthiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh ở Công ty cổphần bao bì Cửu Long
3 Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài tập trung nghiên cứu vấn đề lý luận và thực tế kế toán bán hàng vàxác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần bao bì Cửu Long
4 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử kếthợp với những phương pháp phân tích, thống kê, tổng hợp, so sánh giữa lýluận với thực tế của Công ty cổ phần bao bì Cửu Long, từ đó đưa ra giải phápkiến nghị để hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tạicông ty cổ phần bao bì Cửu Long
5 Kết cấu của luận văn tốt nghiệp:
Luận văn được chia làm 3 chương chính:
Chương 1: Những lý luận cơ bản về kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp.
Trang 12Chương 2: Thực trạng kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần bao bì Cửu Long.
Chương 3: Một số ý kiến hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần bao bì Cửu Long.
Là sinh viên lần đầu tiếp cận với thực tế công tác kế toán, trước đề tài cótính tổng hợp và thời gian hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu xót
Em kính mong nhận được sự giúp đỡ và đánh giá, góp ý của ban lãnh đạo, cáccán bộ phòng kế toán Công ty cổ phần bao bì Cửu Long và các thầy cô giáo
bộ môn trong Học Viện Tài Chính, đặc biệt là cô giáo Ngô Thị Thu Hồng để
em có thể hoàn thiện bài luận văn của mình
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Sinh viên Nguyễn Thị Thanh Tâm Lớp CQ50/21.09
Trang 131.1.1 Quá trình bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
Hoạt động sản xuất của con người là hoạt động tự giác có ý thức và cómục đích, được lặp đi lặp lại và không ngừng đổi mới, hình thành quá trình táisản xuất xã hội, gồm các giai đoạn: Sản xuất – lưu thông – phân phối – tiêudùng Các giai đoạn này diễn ra một cách tuần tự, liên tục và tiêu thụ là khâucuối cùng quyết định đến sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp.Sản phẩm của doanh nghiệp sau khi sản xuất xong cần được tiêu thụ,tiêu thụ là quá trình chuyển hóa từ hình thái hiện vật sang hình thái giá trị
“tiền tệ” và hình thành kết quả bán hàng Hoặc nói một cách khác bán hàng làviệc chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích của hàng hóa cho khách hàng,được khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán
Theo chuẩn mực kế toán số 14 “Doanh thu và thu nhập khác” : “bán hàng : bán sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra hoặc bán hàng hóa mua vào.” Quá trình bán hàng là giai đoạn hay khâu cuối cùng của quá trình tái
sản xuất xã hội và cũng là khâu cuối cùng trong toàn bộ quá trình hoạt độngcủa doanh nghiệp Sau quá trình này, doanh nghiệp sẽ thu được tiền bán hàng,
số tiền này dùng để bù đắp chi phí bỏ ra và hình thành nên kết quả bán hàngcủa doanh nghiệp.Việc xác định kết quả là thước đo đánh giá tình hình vàhiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
Trang 141.1.2 Vai trò của kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
Các mối quan hệ trong nền kinh tế thị trường là vô cùng phong phú và đadạng, và để tồn tại, phát triển được trong nền kinh tế thị trường đó, các doanhnghiệp luôn xây dựng cho mình những mối quan hệ với các đối tượng khácnhư: bạn hàng, nhà đầu tư, nhà cung cấp, khách hàng Mối quan hệ giữa cácđối tượng trong nền kinh tế là mối quan hệ tác động qua lại, ảnh hưởng lẫnnhau nên kết quả kinh doanh của doanh nghiệp này có thể ảnh hưởng đếnquyết định kinh doanh của đối tượng khác
Đối với các nhà cung cấp, nhà đầu tư: Thông qua số liệu mà KTBH vàXĐKQKD cung cấp, sẽ đánh giá được một phần tình hình hoạt động sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp; từ đó, nhà cung cấp quyết định xem lựa chọnhình thức cung cấp và thanh toán phù hợp; nhà đầu tư thì quyết định có nêntiếp tục đầu tư hay không, nên thu hẹp hay mở rộng quy mô đầu tư, Nhữngquyết định đó lại ảnh hưởng tác động trở lại doanh nghiệp
Đối với cơ quan nhà nước: Thông tin số liệu mà KTBH và XĐKQKDcung cấp, cơ quan nhà nước sẽ đánh giá được tình hình kinh doanh, mức độchấp hành pháp luật của doanh nghiệp, thông qua đó đề ra kế hoạch, chínhsách, đường lối phát triển chung cho toàn nền kinh tế
Đối với bản thân doanh nghiệp: Thông qua số liệu KTBH và XĐKQKDcung cấp, doanh nghiệp tự đánh giá được tình hình hoạt động kinh doanh củamình, đánh giá được tốc độ tiêu thụ hàng hóa của mình so với các đối thủcạnh tranh trên thị trường, để có những kế hoạch, chiến lược trong kinhdoanh như kế hoạch mua hàng và dự trữ nguyên vật liệu, kế hoạch sản xuất,đánh giá xem mặt hàng nào kinh doanh lãi hay lỗ để có kế hoạch mở rộng haythu hẹp quy mô kinh doanh
Trang 151.1.3 Nhiệm vụ, yêu cầu của kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp
Để đáp ứng được các yêu cầu quản lý về bán hàng, xác định kết quả kinhdoanh thì kế toán phải thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:
- Phản ánh và ghi chép đầy đủ, kịp thời, chính xác tình hình hiện có và sựbiến động của từng loại thành phẩm, hàng hóa theo chỉ tiêu số lượng và giá trị
- Ghi chép, theo dõi đầy đủ, kịp thời, chính xác các khoản doanh thu,các khoản giảm trừ doanh thu và chi phí cho từng hoạt động trong doanhnghiệp, đồng thời theo dõi và đôn đốc các khoản phải thu của khách hàng
- Phản ánh và tính toán chính xác kết quả của từng hoạt động, giám sáttình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước và tình hình phân phối kết quả cáchoạt động
- Cung cấp các thông tin kế toán phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính
Để thực hiện tốt các nhiệm vụ trên, KTBH và XĐKQKD cần chú ý cácyêu cầu sau:
Thứ nhất, phải xác định đúng thời điểm hàng hóa được coi là tiêu thụ đểkịp báo cáo bán hàng và phản ánh doanh thu
Thứ hai, phải tổ chức hệ thống chứng từ ban đầu và trình tự luân chuyểnhợp lý, hợp pháp đảm bảo yêu cầu quản lý và nâng cao hiệu quả công tác kếtoán Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản và hệ thống sổ kế toán phù hợpvới đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Thực hiện tốt các yêu cầu và nhiệm vụ như trên giúp cho doanh nghiệpđẩy mạnh được khối lượng tiêu thụ, nâng cao hiệu quả hoạt động, đồng thờiđáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu thông tin cho các đối tượng
1.2 Các phương thức bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
Phương thức bán hàng có ảnh hưởng trực tiếp đến việc sử dụng tài khoản
kế toán, phản ánh tình hình xuất kho thành phẩm, hàng hóa; đồng thời có tính
Trang 16quyết định đối với việc xác định thời gian ghi nhận doanh thu, hình thành kếtquả bán hàng và tiết kiệm chi phí để tăng lợi nhuận
Hiện nay các doanh nghiệp thường sử dụng các phương thức bán hàng:
Phương thức bán hàng trực tiếp:
Phương thức bán buôn giao hàng trực tiếp
Bán buôn là quá trình bán hàng cho các đơn vị để tiếp tục chuyển bánhoặc đưa vào quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm để bán
Theo phương thức này, bên mua cử đại diện đến kho của bên bán nhậnhàng Doanh nghiệp xuất kho hàng hóa trực tiếp giao cho đại diện bên mua.Sau khi làm thủ tục cần thiết, đại diện bên mua kí nhận đủ hàng, bên muathanh toán hoặc chấp nhận thanh toán, hàng hóa được xác nhận là đã tiêu thụ
Phương thức bán lẻ giao hàng trực tiếp
Bán lẻ là bán trực tiếp cho người tiêu dùng Qua khâu bán lẻ hàng bánvĩnh viễn rời khỏi khu vực lưu thông, giá trị của nó được thực hiện đầy đủ.Theo phương thức này có các hình thức bán hàng như sau:
+ Hình thức bán hàng thu tiền tập trung: Theo hình thức này, nghiệp vụthu tiền và giao hàng tách rời nhau Mỗi quầy có một nhân viên thu ngân làmnhiệm vụ thu tiền của khách hàng, viết hóa đơn cho khách hàng để kháchhàng đến nhận hàng ở quầy từ nhân viên giao hàng Hết ngày, nhân viên bánhàng căn cứ vào hóa đơn hoặc kiểm kê số lượng hàng tồn cuối ngày để xácđịnh số hàng đã bán và lập báo cáo bán hàng, nhân viên thu ngân lập giấy nộptiền và nộp tiền cho thủ quỹ Doanh thu bán hàng được ghi nhận trên cơ sởbáo cáo bán hàng
+ Hình thức bán hàng thu tiền trực tiếp: Là hình thức bán hàng mà nhânviên bán hàng trực tiếp giao hàng cho khách hàng và trực tiếp thu tiền bánhàng Như vậy nhân viên bán hàng phải chịu trách nhiệm trực tiếp cho số
Trang 17hàng xuất ra cũng như số tiền nhận được Theo hình thức này, doanh thu đượcghi nhận khi nhân viên bán hàng giao hàng cho khách hàng.
+ Bán hàng theo hình thức trả chậm, trả góp: Đây là hình thức bán hàng
mà người mua hàng thanh toán nhiều lần, lần đầu tiên tại thời điểm mua, sốtiền còn lại người mua chấp nhận thanh toán dần ở các kỳ tiếp theo và chịu lãitrả chậm Theo hình thức này, doanh thu được ghi nhận khi giao hàng chongười mua và được tính theo giá bán trả tiền một lần
Bán hàng theo phương thức gửi hàng
Theo phương thức này, doanh nghiệp sẽ gửi hàng cho khách hàng theonhững thỏa thuận trong hợp đồng Khách hàng thường là đơn vị nhận bán đại
lý Khi xuất kho hàng hóa giao cho khách hàng thì số hàng hóa đó vẫn thuộcquyền sở hữu của doanh nghiệp Đến khi khách hàng thanh toán hoặc chấpnhận thanh toán, kế toán ghi nhận doanh thu do doanh nghiệp đã chuyển giaophần lớn lợi ích và rủi ro về hàng hóa – thành phẩm cho khách hàng
1.3 Tổng quan về kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
1.3.1 Kế toán doanh thu bán hàng
Khái niệm: Doanh thu bán hàng là toàn bộ số tiền thu được hoặc
sẽ thu được từ giao dịch và nghiệp vụ phát sinh doanh thu như bán sảnphẩm, hàng hóa cho khách hàng bao gồm các khoản phụ thu và phí thuthêm ngoài giá bán (nếu có)
Nội dung:
Chế độ kế toán Việt Nam theo Quyết định số 48/2006 ban hànhngày 14/09/2006 và Thông tư số 200/2014 ban hành ngày 22/12/2014thay thế Quyết định 15 hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2015,hướng dẫnnguyên tắc, nội dung hạch toán tài khoản 511 có nêu rõ các nguyên tắckhi xác định doanh thu bán hàng
Các nguyên tắc xác định doanh thu bán hàng:
Trang 18+ Đối với những sản phẩm hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuếGTGT theo phương pháp khấu trừ, doanh thu bán hàng là giá bán chưa
có thuế GTGT
+ Đối với sản phẩm, hàng hóa không thuộc diện chịu thuế GTGT,hoặc chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì doanh thu bán hàng
là tổng giá thanh toán
+ Những doanh nghiệp nhận gia công vật tư, hàng hóa thì phản ánhvào doanh thu bán hàng và số tiền gia công thực tế được hưởng khôngbao gồm vật tư, hàng hóa nhận gia công
+ Đối với hàng nhận bán đại lý, ký gửi theo phương thức bán đúnggiá hưởng hoa hồng thì hạch toán vào doanh thu bán hàng phần hoa hồngbán hàng mà doanh nghiệp được hưởng
+ Trường hợp bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp thìdoanh thu bán hàng là giá bán trả ngay
Những sản phẩm, hàng hóa được xác định là tiêu thụ nhưng vì lý
do về chất lượng, về quy cách kỹ thuật người mua từ chối thanh toán,gửi trả lại người bán hoặc yêu cầu giảm giá và được doanh nghiệp chấpthuận; hoặc người mua mua hàng với khối lượng lớn được chiết khấu thươngmại thì các khoản giảm trừ doanh thu bán hàng này được theo dõi riêng
- Theo chuẩn mực số 14 – Doanh thu và thu nhập khác, doanh thu bán
hàng chỉ được ghi nhận khi thỏa mãn 5 điều kiện:
+ Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hàng hóa cho người mua.
+ Doanh nghiệp không còn nắm quyền quản lý sản phẩm, hàng hóa như người sở hữu sản phẩm, hàng hóa hoặc quyền kiểm soát sản phẩm hàng hóa + Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn.
Trang 19+ Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng.
- Trong trường hợp doanh nghiệp vẫn còn chịu phần lớn rủi ro và lợiích gắn liền với quyền sở hữu thì giao dịch không được coi như là bánhàng, và doanh thu không được ghi nhận Doanh nghiệp còn phải chịu rủi
ro gắn liền với quyền sở hữu hàng hóa dưới nhiều hình thức khác nhau:+ Doanh nghiệp còn phải chịu trách nhiệm để đảm bảo cho tài sảnđược hoạt động bình thường mà điều này không nằm trong điều khoảnbảo hành thông thường
+ Khi việc thanh toán tiền bán hàng còn chưa chắc chắn vì còn phụthuộc vào người mua hàng đó
+ Khi hàng hóa được giao còn chờ lắp đặt và việc lắp đặt đó là mộtphần quan trọng được nêu trong hợp đồng mua bán và doanh nghiệp chưachắc chắn về khả năng hàng bán có bị trả lại hay không
- Doanh thu bán hàng và chi phí liên quan đến cùng một giao dịchphải được ghi nhận đồng thời theo nguyên tắc phù hợp và theo năm tàichính
- Trường hợp hàng hóa hoặc dịch vụ trao đổi lấy hàng hóa hay dịch
vụ khác tương tự về bản chất thì không cần ghi nhận doanh thu
- Phải theo dõi chi tiết từng loại doanh thu, doanh thu từng mặthàng, ngành hàng, từng sản phẩm, theo dõi chi tiết từng khoản giảm trừdoanh thu, để xác định doanh thu thuần của từng loại doanh thu, chi tiếttừng mặt hàng, từng sản phẩm để phục vụ cho cung cấp thông tin kế toán
để quản trị doanh nghiệp và lập báo cáo tài chính
Tài khoản kế toán sử dụng.
TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp
Trang 20TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện.
Và các tải khoản liên quan khác (TK 111, 112, 131…)
Quy trình kế toán
* Bán hàng trực tiếp
+ Trường hợp nộp thuế theo phương pháp khấu trừ :
Sơ đồ 1: Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
TK911 TK511 TK111,112,131 TK521 Kết chuyển doanh doanh thu bán hàng và doanh thu bán hàng
Thu thuần cung cấp bị trả lại,
dịch vụTK3331
thuế GTGT đầu ra Thuế GTGT hàng bán bị trả lại,…
Kết chuyển doanh thu hàng bán bị trả lại,…phát sinh trong kỳ
Trang 21+ Trường hợp nộp thuế theo phương pháp trực tiếp:
Sơ đồ 2: Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
TK333 TK511 TK111,112,131 TK521 Thuế XK, TTĐB Doanh thu bán hàng Chiết khấu thương mại, phải nộp và cung cấp dịch vụ giảm giá hàng bán,
TK911
Cuối kỳ kết chuyển
doanh thu thuần Cuối kỳ kết chuyển chiết khấu thương mại,
giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại
* Bán hàng đại lí
Sơ đồ 3: kế toán doanh thu bán hàng đại lý theo phương thức bán hàng
đúng giá hưởng hoa hồng ( đối với bên giao đại lý)
Xuất kho thành phẩm gửi bán Kết chuyển giá vốn của hàng
Đại lý( theo pp kê khai TX) đại lý đã bán được
Trang 22*Bán hàng trả góp:
Doanh thu = Giá bán trả tiền ngay
Lãi bán hàng trả góp = Giá bán trả góp – Giá bán trả tiền ngay
Sơ đồ 4: Kế toán doanh thu bán hàng trả chậm, trả góp
TK515 TK511 TK131
Doanh thu theo bán Số tiền còn
hàng thu tiền ngay phải thu
TK3331 Thuế GTGT TK111, 112
TK3387
Định kỳ, kết chuyển lãi Lãi trả chậm Số tiền đã thu
trả chậm, trả góp
Hàng khuyến mãi, hàng mẫu:
Sơ đồ 5: Kế toán doanh thu hàng khuyến mãi, hàng mẫu
Trang 231.3.2 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu
Các khoản giảm trừ doanh thu như: chiết khấu thương mại, giảm giáhàng bán, doanh thu hàng bán bị trả lại Các khoản giảm trừ doanh thu là cơ
sở để tính doanh thu thuần và kết quả kinh doanh trong kỳ
Doanh thu thuần là khoản chênh lệch giữa DTBH và các khoản giảmtrừ doanh thu
Chiết khấu thương mại
Khái niệm: Chiết khấu thương mại là khoản tiền mà doanh nghiệp đãgiảm trừ cho người mua khi người mua mua hàng với khối lượng lớn theothỏa thuận đã ghi trong hợp đồng hoặc cam kết mua bán hàng
Nội dung: Các quy định ghi nhận chiết khấu thương mại:
- Chỉ hạch toán là chiết khấu thương mại trong kỳ theo đúng chính sáchchiết khấu của doanh nghiệp
- Trường hợp người mua mua hàng nhiều lần mới đạt được lượng hàngđược chiết khấu thì khoản tiền chiết khấu thương mại này được ghi giảm vàogiá bán trên hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng lần cuối cùng Nếu lầncuối cùng mà số tiền người mua được hưởng chiết khấu thương mại lớn hơn
số tiền người mua phải trả theo hóa đơn thì người bán phải chi tiền chiết khấuthương mại cho người mua
- Trên hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng phải ghi rõ mức chiết khấuthương mại Nếu phản ánh sự chiết khấu này theo hình thức giảm trừ trực tiếplên giá bán thì khoản giảm trừ này không được hạch toán vào chiết khấuthương mại
Hàng bán bị trả lại
Khái niệm: Doanh thu hàng bán bị trả lại là giá trị khối lượng sảnphẩm, hàng hóa doanh nghiệp xác định đã tiêu thụ nhưng bị khách hàng trả lại
Trang 24do vi phạm các điều kiện đã cam kết trong hợp đồng như hàng bị kém chấtlượng, mất phẩm chất, không đúng chủng loại, qui cách.
Theo nội dung tại điểm 2.8,phụ lục 4-phụ lục bắt buộc của TT39/2014quy định về hóa đơn bán hàng,cung cấp dịch vụ có quy định :
“Tổ chức, cá nhân mua hàng hoá, người bán đã xuất hoá đơn, người mua
đã nhận hàng, nhưng sau đó người mua phát hiện hàng hoá không đúng quycách, chất lượng phải trả lại toàn bộ hay một phần hàng hoá, khi xuất hàng trảlại cho người bán, cơ sở phải lập hoá đơn, trên hoá đơn ghi rõ hàng hoá trả lạingười bán do không đúng quy cách, chất lượng, tiền thuế GTGT (nếu có)
Trường hợp người mua là đối tượng không có hoá đơn, khi trả lại hànghoá, bên mua và bên bán phải lập biên bản ghi rõ loại hàng hoá, số lượng, giátrị hàng trả lại theo giá không có thuế GTGT, tiền thuế GTGT theo hoá đơnbán hàng (số ký hiệu, ngày, tháng của hoá đơn), lý do trả hàng và bên bán thuhồi hóa đơn đã lập.”
Giảm giá hàng bán
Khái niệm: Giảm giá hàng bán là số tiền doanh nghiệp giảm trừ chongười mua do sản phẩm, hàng hóa kém phẩm chất, không đúng quy cách theoquy định trong hợp đồng kinh tế
Nội dung: Nếu đơn vị bán hàng đã xuất hàng và lập hóa đơn nhưng dohàng hóa không đảm bảo chất lượng, quy cách phải điều chỉnh giảm giá bánthì bên bán và bên mua phải lập biên bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản ghi
rõ số lượng, quy cách hàng hóa, mức giảm giá theo hóa đơn bán hàng (số kýhiệu, ngày tháng của hóa đơn ) lý do giảm giá, đồng thời bên bán lập hóađơn để điều chỉnh theo mức giá giảm Hóa đơn ghi rõ điều chỉnh giá cho hànghóa tại hóa đơn số, ký hiệu Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh giá, bên bán và
Trang 25bên mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào.( Điều20/TT39-2014).
Tài khoản 521 - Chiết khấu thương mại, không có số dư cuối kỳ.
- Tài khoản 521 - Các khoản giảm trừ doanh thu, có 3 tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 5211 - Chiết khấu thương mại
- Tài khoản 5212 - Hàng bán bị trả lại
- Tài khoản 5213 - Giảm giá hàng bán.
* Quy trình hạch toán
Sơ đồ 6: Trình tự kế toán chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán,
hàng bán bị trả lại
TK 111,112,131, TK 521 TK 511 Chiết khấu thương mại K.chuyển giảm trừ doanh thu
TK3331
Thuế được giảm
Thuế GTGT ,thuế xuất khẩu,thuế TTĐB
Khái niệm: Thuế GTGT là một loại thuế gián thu, được tính trên khoảngiá trị tăng thêm của sản phẩm, hàng hóa phát sinh trong quá trình sản xuất,lưu thông hàng hóa đến tiêu dùng
Nội dung:
Thuế GTGT phải nộp được tính theo một trong hai phương pháp: khấutrừ thuế hoặc tính trực tiếp trên GTGT
Trang 26- Theo phương pháp khấu trừ thuế:
Số thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra - Thuế GTGT đầu vào
- Theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT:
Số thuế GTGT = Giá trị gia tăng của x Thuế suất thuế
phải nộp hàng hóa dịch vụ GTGT(%)
Trong đó:
GTGT của = Giá thanh toán - Giá thanh toán
HH, DV của HH,DV bán ra của HH,DV mua vào
Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu
Thuế tiêu thụ đặc biệt
Khái niệm: Thuế tiêu thụ đặc biệt là sắc thuế tiêu dùng đánh vào một sốhàng hóa dịch vụ đặc biệt nằm trong danh mục nhà nước quy định
Nội dung: Thuế tiêu thụ đặc biệt được đánh vào doanh thu các doanhnghiệp sản xuất một số mặt hàng đặc biệt mà Nhà nước không khuyến khíchsản xuất, cần hạn chế mức tiêu thụ như: Rượu, bia, thuốc lá, vàng mã…
Đối tượng nộp thuế tiêu thụ đặc biệt là tất cả các tổ chức, cá nhân sảnxuất, nhập khẩu hàng hóa và kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuếtiêu thụ đặc biệt
Trang 27Căn cứ tính thuế TTĐB là giá tính thuế của hàng hoá, dịch vụ chịu thuếTTĐB và thuế suất thuế TTĐB Công thức tính như sau:
Thuế TTĐB = Giá tính thuế X Thuế suất thuế
Trong đó, giá tính thuế TTĐB được quy định rõ theo thông tư119/2003/TT – BTC
- Đối với hàng hóa sản xuất trong nước
- Đối với hàng hoá nhập khẩu
Giá tính thuế TTĐB = Giá tính thuế nhập khẩu + Thuế nhập khẩu
- Đối với hàng hóa gia công:
Thuế xuất khẩu
Khái niệm: Thuế xuất khẩu là sắc thuế đánh vào hàng hoá xuất khẩutheo quy định của pháp luật
Giá tính thuế TTĐB = Giá bán chưa có thuế GTGT 1 + Thuế suất thuế TTĐB
Giá tính thuế TTĐB đối với
hàng hoá gia công =
Giá bán chưa có thuế GTGT của cơ sở đưa gia công
1 + Thuế suất thuế TTĐB
Trang 28suất thuế xuất khẩu của mặt hàng xuất và được qui đổi về tiền Việt Nam đồngtheo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng dongân hàng nhà nước công bố tại thời điểm xuất khẩu.
1.3.3 Kế toán giá vốn hàng bán
Khái niệm: Giá vốn hàng bán được sử dụng để xác định hiệu quả kinhdoanh là toàn bộ chi phí kinh doanh liên quan đến quá trình bán hàng baogồm trị giá vốn hàng xuất kho, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanhnghiệp phân bổ cho hàng đã bán
Nội dung:
Đối với doanh nghiệp sản xuất
Thành phẩm xuất kho cũng được phản ánh theo giá thành sản xuất thực
tế xuất kho Theo chuẩn mực số 02 – hàng tồn kho, việc tính giá thành thực tếcủa sản phẩm xuất kho được áp dụng 1 trong 4 phương pháp:
+ Phương pháp tính theo giá đích danh: Theo phương pháp này, căn cứvào số lượng hàng xuất kho thuộc lô nào và đơn giá nhập kho thực tế của lô
đó để tính
+ Phương pháp bình quân gia quyền: Theo phương pháp bình quân giaquyền, giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho tương tự đầu kỳ và giá trịhàng tồn kho được sản xuất trong kỳ Giá trị trung bình có thể được tính theothời kỳ (bình quân cả kỳ cố định hay bình quân dự trữ) hoặc vào mỗi khi nhậpmột lô hàng về, phụ thuộc vào tình hình của doanh nghiệp
Công thức tính trị giá vốn của hàng xuất bán theo phương pháp bìnhquân cố định (bình quân cả kỳ dự trữ)
Đơn giá
bình quân =
Trị giá mua thực tế của hàng tồn đầu kỳ
Trị giá mua thực tế của hàng nhập trong kỳ+
Số lượng hàng tồn đầu kỳ
Số lượng hàng nhập trong kỳ
+
Trang 29kỳ hoặc gần đầu kỳ Theo phương pháp này giá trị của hàng xuất kho đượctính theo giá của lô hàng nhập sau hoặc gần sau và giá trị hàng tồn kho đượctính theo giá của hàng nhập kho đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ.
Đối với doanh nghiệp thương mại:
Trị giá vốn của hàng xuất bán bao gồm trị giá mua thực tế của hàng xuấtbán và chi phi mua hàng phân bổ cho số hàng đã bán Trong đó:
+ Trị giá mua thực tế của hàng xuất bán được xác định theo 1 trong 4phương pháp trên
+ Chi phí thu mua phân bổ cho hàng xuất bán trong kỳ:
Trị giá mua của
hàng xuất bán
Số lượng hàng xuất bán
Đơn giá bình quân
Trang 303.
Do đó:
4
Phương pháp kế toán giá vốn hàng bán.
Hiện nay các doanh nghiệp thường áp dụng hai phương pháp bán hàng:
Bán hàng theo phương thức gửi hàng và bán hàng theo phương thức giao
hàng trực tiếp
Với phương thức giao hàng trực tiếp
* Tài khoản kế toán sử dụng:
Kế toán sử dụng TK 632- Giá vốn hàng bán, TK này phản ánh trị giá
vốn hàng hoá, thành phẩm, dịch vụ đã bán và kết chuyển trị giá vốn hàng bán
sang TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh
Kế toán sử dụng một số tài khoản khác: TK 156, TK 911,…
*Phương pháp hạch toán :
- Đối với đơn vị hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai
Trị giá mua hàng tồn đầu kỳ
Trị giá mua hàng nhập trong kỳ+
Trị giá mua hàng xuất bán trong kỳX
Trị giá vốn của
hàng xuất bán
Trị giá mua hàng xuất bán
Chi phí mua phân bổ cho hàng xuất bán
Trang 31Sơ đồ 7: Trình tự kế toán giá vốn hàng bán (Bán hàng trực tiếp)
TK 156, 155 TK 632 TK 911
Giá vốn hàng bán K/c giá vốn
Hàng bán bị trả lại
- Đối với đơn vị hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ:
* Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu:
Sơ đồ 8: Trình tự kế toán giá vốn hàng bán (Bán hàng trực tiếp)
TK 156,111,… TK 611 TK 632 TK 911
(1) (2) (3)
(4)
Trang 32
Giải thích sơ đồ 8:
(1) Kết chuyển hàng tồn kho đầu kì,hàng mua trong kì
(2) Kết chuyển xác định giá vốn hàng bán
(3) Kết chuyển giá vốn để xác định kết quả
(4) Kết chuyển hàng tồn kho cuối kì
Với phương thức gửi hàng.
* Tài khoản kế Toán sử dụng:
- TK 157: Hàng gửi đi bán- Phản ánh số hiện có và tình hình biến độngcủa trị giá vốn hay giá thành của sản phẩm hàng hoá, thành phẩm gửi bán Sốhàng này chưa xác định là đã tiêu thụ
Kế toán sử dụng một số TK khác: TK 632, TK 156,…
* Phương pháp hạch toán:
- Đối với đơn vị hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khaithường xuyên:
Trang 33Sơ đồ 9: Trình tự kế toán giá vốn hàng bán ( Theo phương thức gửi
Mua hàng gửi thẳng đại lý
TK 133 Hàng gửi bán nhập lại kho
Thuế GTGT
- Đối với đơn vị hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ:
Sơ đồ 10: Trình tự kế toán giá vốn hàng bán ( Theo phương thức gửi
hàng)
Kết chuyển hàng gửi bán Kết chuyển hàng gửi bán
1.3.4 Kế toán doanh thu và chi phí hoạt động tài chính
- Doanh thu tài chính là toàn bộ các khoản doanh thu tiền lãi, tiền bảnquyền, cổ tức, lợi nhuận được chia và doanh thu hoạt động tài chính khác củadoanh nghiệp
Trang 34Nội dung của doanh thu hoạt động tài chính gồm:
Cổ tức lợi nhuận được chia
Thu nhập về hoạt động đầu tư mua, bán chứng khoán ngắn hạn, dài hạnThu nhập về thu hồi hoặc thanh lý các khoản vốn góp liên doanh, đầu tưvào công ty liên kết, đàu tư vào công ty con, đầu tư vốn khác
Thu nhập về các hoạt động đầu tư khác
Lãi tỷ giá hối đoái
Chênh lệch lãi do bán ngoại tệ
Chênh lệch lãi chuyển nhượng vốn
Các khoản doanh thu hoạt động tài chính khác
- Chi phí tài chính là những hoạt chi phí hoặc các khoản lỗ liên quan đếncác hoạt động đầu tư tài chính, chi phí cho vay và đi vay vốn, chi phí góp vốnliên doanh, liên kết, lỗ chuyển nhượng chứng khoán ngắn hạn, chi phí giaodịch bán chứng khoán, Dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán, khoản lỗphát sinh khi bán ngoại tệ, lỗ tỷ giá hối đoái,
Nội dung của chi phí họat động tài chính:
Chi phí phục vụ cho việc sản xuất sản phẩm, cung cấp dịch vụ
Chi phí bán hàng
Chi phí quản lý doanh nghiệp
Chi phí kinh doanh bất động sản
Chi phí đầu tư xây dựng cơ bản
Các khoản chi phí được trang trải bằng nguồn kinh phí khác
Chi phí tài chính khác
Tài khoản sử dụng
- Tài khoản sử dụng:
Tài khoản 515: Doanh thu hoạt động tài chính
Tài khoản 635: Chi phí tài chính
Trang 35(3) Mua vật tư, hàng hóa, TSCĐ
(4) Dùng cổ tức, lợi nhuận được chia bổ sung vốn góp
(5) Chiết khấu thanh toán được hưởng do mua hàng
Trang 36(6) Kết chuyển lãi tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư cuối kỳ của hoạtđộng SXKD
(7) Cuối kỳ, kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính
Sơ đồ 12: Trình tự kế toán chi phí tài chính
Trang 37(4) Mua vật tư, hàng hóa, dịch vụ bằng ngoại tệ
(5) Bán các khoản đầu tư
(6) Lập dự phòng giảm giá đầu tư tài chính
(7) Kết chuyển lỗ tỷ giá do đánh giá lại các khoản mục cuối kỳ
(8) Hoàn nhập số chênh lệch dự phòng giảm giá đầu tư tài chính
(9) Cuối kỳ, kết chuyển chi phí tài chính phát sinh trong kỳ
1.3.5 Kế toán chi phí bán hàng
Khái niệm: Chi phí bán hàng là toàn bộ các chi phí phát sinh liên quanđến quá trình bán sản phẩm, hàng hóa và cung cấp dịch vụ
Nội dung: Chi phí bán hàng bao gồm các yếu tố sau:
- Chi phí nhân viên bán hàng: Là toàn bộ các khoản tiền lương phải trảcho nhân viên bán hàng, nhân viên đóng gói, vận chuyển đi tiêu thụ…và cáckhoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ)
- Chi phí vật liệu, bao bì: Là các khoản chi phí về vật liệu, bao bì đểđóng gói, bảo quản sản phẩm, hàng hóa, vật liệu dùng sửa chữa TSCĐ dùngtrong quá trình bán hàng, nhiên liệu cho vận chuyển sản phẩm hàng hóa
- Chi phí dụng cụ đồ dùng: Là chi phí về công cụ, dụng cụ, đồ dùng đolường, tính toán ở khâu bán hàng
- Chi phí khấu hao TSCĐ: Là chi phí khấu hao cho những tài sản cố địnhphục vụ cho việc bán hàng như: nhà kho, cửa hàng, phương tiện vận chuyểnphục vụ cho quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa
Trang 38- Chi phí bảo hành sản phẩm: Là các chi phí bỏ ra để sửa chữa, bảo hànhsản phẩm, hàng hóa trong thời gian bảo hành.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: Là các chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụcho quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ như: chi phí thuê tài sản,thuê kho, thuê bến bãi, thuê bốc dỡ vận chuyển, tiền hoa hồng đại lý…
- Chi phí bằng tiền khác: Là các chi phí bằng tiền phát sinh trong quátrình tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá và cung cấp dịch vụ ngoài các chi phí trênnhư: chi phí tiếp khách, hội nghị khách hàng, chi phí quảng cáo giới thiệu sảnphẩm, hàng hóa…
Nguyên tắc tập hợp và phân bổ chi phí bán hàng
Chi phí bán hàng khi thực tế phát sinh được tập hợp theo nội dung củachi phí bán hàng Ngoài ra chi phí bán hàng còn có thể tập hợp thành chi phíbiến đổi và chi phí cố định
+ Cuối kì, chi phí bán hàng được kết chuyển, phân bổ để xác định kếtquả kinh doanh Tiêu thức phân bổ có thể là giá vốn hàng bán hoặc doanh thuhàng bán
* Tài khoản sử dụng
- Tài khoản 6421 – chi phí bán hàng (TK 6421 không có số dư)
* Quy trình kế toán
Trang 39Sơ đồ 13: Trình tự hạch toán chi phí bán hàng
TK 152,153
TK 6421 TK 111,112 TK 911
Chi phí NVL,CCDC Các khoản giảm chi
TK 334,338 TK 352
Chi phí lương, trích Hoàn nhập dự phòng
theo lương phải trả về chi phí bảo
1.3.6 Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp
Khái niệm: Chi phí quản lý doanh nghiệp là toàn bộ chi phí liên quanđến hoạt động sản xuất kinh doanh, quản lý hành chính và một số khoản khác
có tính chất chung toàn doanh nghiệp
Nội dung: Theo qui định của chế độ hiện hành, chi phí quản lý doanhnghiệp chi tiết thành các yếu tố chi phí sau:
Trang 40- Chi phí nhân viên quản lý: Gồm tiền lương, phụ cấp phải trả cho giámđốc, nhân viên các phòng ban của doanh nghiệp và các khoản trích theo lươngtheo tỷ lệ quy định.
- Chi phí vật liệu quản lý: Trị giá thực tế các loại vật liệu, nhiên liệu xuấtdùng cho hoạt động quản lý của giám đốc và các phòng ban
- Chi phí đồ dùng văn phòng: Chi phí về dụng cụ, đồ dùng văn phòngdùng cho công tác quản lý chung
- Chi phí khấu hao TSCĐ: Khấu hao những TSCĐ dùng chung củadoanh nghiệp
- Thuế, phí và lệ phí: Các khoản thuế như thuế nhà đất, thuế môn bài…
- Chi phí dự phòng: Khoản trích lập dự phòng phải thu khó đòi, dựphòng phải trả tính vào chi phí sản xuất kinh doanh
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: Là các khoản chi phí dịch vụ mua ngoàiphục vụ chung toàn doanh nghiệp, như tiền điện, nước, thuê sửa chữaTSCĐ… phục vụ chung toàn doanh nghiệp
- Chi phí bằng tiền khác: Là các khoản chi phí khác bằng tiền ngoài cáckhoản đã nêu trên, như: chi phí hội nghị, tiếp khách, chi công tác phí…
Tài khoản sử dụng:
Tài khoản 6422: Chi phí quản lý doanh nghiệp
* Quy trình kế toán