Trong đó đặc biệt phải kể đến các bệnhtruyền nhiễm của chó về đường tiêu hóa bệnh viêm ruột truyền nhiễm do Parvovirus gây ra.. trong đàn và trong khu vực, tỷ lệ chết cao đã gây thiệt hạ
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Qua thời gian học tập và rèn luyện tại Học viện Nông nghiệp ViệtNam, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, giảng dạy nhiệt tình của thầy cô giáo trongKhoa Thú Y, các thầy cô trong nhà trường Từ đó đã giúp tôi tích lũy đượcnhững kiến thức cơ bản của nghề nghiệp cũng như tư cách đạo đức đây cũng
là chìa khóa tri thức, là hành trang để tôi vững bước trong cuộc sống sau này.Nhân dịp hoàn thành luận văn tốt nghiệp, trước tiên cho phép tôi được bày tỏlời cảm ơn chân thành đến các Thầy Cô là cán bộ giảng dạy trong Khoa ThúY- Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã dầy công giảng dạy và giúp đỡ tôi rấtnhiều trong thời gian học tập tại trường, xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắctới TS Vũ Như Quán, giảng viên bộ môn Ngoại - Sản, người đã tận tìnhhướng dẫn và giúp đỡ chỉ bảo cho tôi rất nhiều ý kiến quý báu trong suốt quátrình thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn
Tôi xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của tập thể các Bác sĩtại phòng khám thú y Hải Đăng đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thànhchuyên đề này, đặc biệt là BSTY Phạm Hải Đăng, là người đã tận tình chỉ dạycũng như tạo điều kiện tốt nhất cho tôi học tập và làm việc tại phòng khám
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, ngườ thân, bạn bè đãđộng viên và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập
và thực hiện luận văn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 30 tháng 5 năm 2016
Sinh viên: Phan Thị Loan
Trang 2MỤC LỤC
MỤC LỤC ii
PHẦN I: MỞ ĐẦU v
1.2 MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI 2
1.2.1 Mục đích 2
1.2.2 Yêu cầu 2
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1 MỘT SỐ TƯ LIỆU VỀ CHÓ 3
2.1.1 Nguồn gốc loài chó 3
2.1.2 Một số giống chó đang được nuôi ở Việt Nam 3
2.2 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ CỦA CHÓ 7
2.2.1 Thân nhiệt ( 0 C) 7
2.2.2 Tần số hô hấp (số lần thở/phút) 8
2.2.3 Tần số tim (lần/phút) 9
2.3 BỆNH DO PARVOVIRUS TRÊN CHÓ 10
2.3.1 Lịch sử bệnh 10
2.3.2 Phân loại và một số đặc tính sinh học của virus 11
2.3.4 Cơ chế sinh bệnh 13
2.3.5 Triệu chứng 14
2.3.6 Bệnh tích 15
2.3.7 Chẩn đoán 16
2.3.8 Điều trị 17
2.3.9 Phòng bệnh 18
PHẦN III ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21
3.1 ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 21
3.2 ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 21
3.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 21
3.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22
3.4.1 Khảo sát tỷ lệ nhiễm các bệnh trên chó 22
Trang 33.4.2 Xác định chó bị bệnh 22
3.4.3 Phương pháp chẩn đoán bệnh bằng test CPV 22
3.4.4 Phương pháp thử nghiệm một số phác đồ điều trị 25
3.4 PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU 25
PHẦN IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 27
4.1 TỔNG HỢP VỀ TÌNH HÌNH MẮC BỆNH TRÊN ĐÀN CHÓ TỚI KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ TẠI PHÒNG KHÁM THÚ Y HẢI ĐĂNG 27
4.2 Kết quả phân loại tỷ lệ chó mắc bệnh do Parvovirus theo giống 34
4.3 Kết quả phân loại tỷ lệ chó mắc bệnh Parvovirus theo lứa tuổi 36
4.4 Kết quả phân loại tỷ lệ chó mắc bệnh theo giới tính 38
4.5 Kết quả phân loại tỷ lệ chó mắc bệnh Parvovirus theo mùa 38
4.6 Tình hình mắc bệnh giữa chó được tiêm phòng và chó chưa được tiêm phòng 39
4.7 Kết quả theo dõi các triệu chứng điển hình của chó mắc bệnh Parvovirus 41
4.8 Kết quả theo dõi các chỉ tiêu lâm sàng 44
4.8.1 Thân nhiệt 45
4.8.2 Tần số hô hấp 46
4.8.3 Tần số tim mạch 47
4.9 Thử nghiệm một số phác đồ điều trị bệnh do Parvovirus 47
PHẦN V 51
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 51
5.1 KẾT LUẬN 51
5.2 KIẾN NGHỊ 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO 53
6.1.TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT 53
6.2 TÀI LIỆU NƯỚC NGOÀI 54
6.3 Từ Internet: 54
Trang 4DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ
Trang 5DANH MỤC HÌNH
Trang 6PHẦN I: MỞ ĐẦU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Chó là một trong những loài động vật được con người thuần hóa đượccách đây 15.000 năm vào cuối Kỷ băng hà Tổ tiên của loài chó là chó sói Họchó có tên khoa học là Canidae (tiếng latinh canis có nghĩa là chó) gồmkhoảng 37 loài: chó sói, chó sacan, cáo, chó rừng và các giống chó nhà Cùngvới những đặc tính nổi bật của mình như giàu tình cảm, thích được yêuthương, trung thành, thông minh, khôn ngoan, mắt tinh tai thính, khứu giácnhạy bén….nên chó luôn là người bạn đồng hành thân thiết của con người Vìchúng có nhiều đặc điểm đáng quý nên được nuôi dưỡng và sử dụng vớinhiều mục đích khác nhau như làm cảnh, trông nhà, bảo vệ, kéo xe, chó dẫnđường cho người khuyết tật, tham gia vào công tác an ninh quốc phòng, chólàm nhiệm vụ cứu hộ…
Nước ta đang trên đà phát triển, đời sống xã hội ngày một nâng cao, kéotheo đó có nhiều nhu cầu mới của người dân được phát sinh Nuôi thú cảnhđang dần là một thú chơi thu hút được rất nhiều người Vì vậy khi thú nuôichó cảnh trở nên phổ biến thì có rất nhiều giống chó được yêu thích trên thếgiới được nhập khẩu vào nước ta để đáp ứng nhu cầu đa dạng về chất lượng
và chủng loại của người chơi Cùng với việc nhập khẩu chó ngoại ngày càngtăng, công tác quản lý và chăm sóc đàn chó trở nên khó khăn hơn đặc biệt làtình hình bệnh tật sẽ ngày càng phức tạp hơn Do thay đổi điều kiện sống vàkhí hậu ở nước ta nóng ẩm nên khả năng thích nghi của nhiều giống chó cònkém nên tình hình chó mắc bệnh về nội khoa, ký sinh trùng, vi khuẩn, vi rútnhiều hơn so với các giống chó nội Trong đó đặc biệt phải kể đến các bệnhtruyền nhiễm của chó về đường tiêu hóa bệnh viêm ruột truyền nhiễm do
Parvovirus gây ra Với tỷ lệ mắc không nhỏ, với tốc độ lây lan nhanh, mạnh
Trang 7trong đàn và trong khu vực, tỷ lệ chết cao đã gây thiệt hại rất lớn cho nhữngngười chăn nuôi chó cảnh ở nước ta.
Qua thực tế lâm sàng ở các phòng khám thú y ở thành phố Hà Nội cho
thấy bệnh Parvovirus là một bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm, bệnh xảy ra ở
tất cả các giống chó, ở mọi lứa tuổi nhưng bệnh xảy ra nhiều trên chó con từ6-20 tuần tuổi và bệnh tiến triển nhanh gây tỷ lệ chết cao từ 90-100%, nhưngnếu điều trị tích cực và hộ lý tốt thì tỷ lệ sống vẫn có hy vọng
Nhằm hiểu rõ hơn về tình hình dịch bệnh nói chung và bệnh tiêu chảy do
parvovirus nói riêng trên đàn chó khu vực Hà Nội, chúng tôi tiến hành nghiên
cứu đề tài “Khảo sát tình hình dịch bệnh trên đàn chó mang đến khám và điều trị tại phòng khám thú y Hải Đăng số 304- Lê Duẩn- Hà Nội và thử nghiệm điều trị bệnh viêm ruột tiêu chảy do Parvovirus”.
1.2 MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1 Mục đích
- Xác định chó mắc bệnh Parvovirus theo các giống, lứa tuổi và theo mùa
- Nghiên cứu triệu chứng lâm sàng của chó bị mắc bệnh Parvovirus.
- Xây dựng phác đồ điều trị cho các giống chó, mang lại hiệu quả phù hợp vớiyêu cầu chăn nuôi thực tế của các gia đình trên địa bàn Hà Nội
- Nâng cao kiến thức thực tế thú y tại phòng mạch
1.2.2 Yêu cầu
- Nắm được quy trình chẩn đoán
- Ghi chép số liệu đầy đủ
Trang 8
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 MỘT SỐ TƯ LIỆU VỀ CHÓ
2.1.1 Nguồn gốc loài chó
Các nhà khoa học đã đưa ra nhiều giả thuyết khác nhau về nguồn gốc loài chó.Theo Đac Uyn, chó nhà được sinh ra từ các cuộc tạp giao tự nhiên giữachó sói, cầy, cáo và được con người nuôi dưỡng chọn giống thích hợp để trởthành chó nhà thuần chủng
Losen cho rằng có những chó có tổ tiên từ chó sói và nhóm khác cónguồn gốc từ chó rừng Zewer cũng cho rằng những con chó nhà có nguồngốc từ chó hoang dã vùng Á châu như nhóm Dingo và chó Cen Dingo rấtgiống với chó sói ở Ấn Độ (Canis bepus pallipes)
Brocketal và Wayneatal dựa trên căn bản phân tích di truyền trong vòngmột thập niên cũng đã rút ra kết luận rằng chó nhà đã được thuần hóa từ chósói, nó đã xuất hiện nhiều nơi trên thế giới cách đây khoảng 12000 năm.Như vậy dựa trên những thành tựu nghiên cứu về cổ sinh vật học và ditruyền học, các nhà khoa học đã xác định được tổ tiên của loài chó nhà hiệnnay là một số loài chó sói sống hoang dã ở các vùng sinh thái khác nhau trênthế giới Cách đây khoảng 15000 năm con người đã thuần hóa với mục đíchphục vụ cho việc săn bắt, sau đó là giữ nhà và làm bạn với con người
Trung tâm thuần hóa chó cổ nhất có lẽ là vùng Đông Nam Á Sau đóđược du nhập vào châu Úc, lan ra khắp phương Đông và đến châu Mỹ
Ở Việt Nam theo các nhà khảo cổ học chó được nuôi từ thời kỳ đồ đámới khoảng 3000 – 4000 năm trước Công Nguyên (cách đây 5000 – 6000năm) Tập hợp nhiều giống chó nhà được nuôi hiện nay trên thế giới có
khoảng 400 giống, được gọi là loài chó nhà (Canis familias), thuộc họ chó (Canidae), bộ ăn thịt (Carnivora), lớp động vật có vú (Mammilia).
2.1.2 Một số giống chó đang được nuôi ở Việt Nam.
Trang 9Giống chó địa phương
Chó Vàng
Là giống chó được nuôi phổ biến ở nước ta, có tầm vóc trung bình, cao50-55cm, nặng 12-15kg, được nuôi để giữ nhà, săn thú và làm thực phẩmChó phối giống được ở độ tuổi 15-18 tháng, chó cái được sinh sản ở độtuổi 12-14 tháng, mỗi lứa đẻ được 4-7 con, trung bình 5 con
Thân hình chúng khá nhỏ nhắn, mõm ngắn, tai dựng, bốn chân chắckhỏe, nhanh nhẹn, đuôi luôn vểnh lên Tính tình hiền lành dễ gần, vui vẻ,thích được âu yếm, vuốt ve, trông nhà tốt
12,6-Chó Phú Quốc biết đào hang để đẻ và biệt tài săn thú, bơi dưới nước giỏinhư rái cá nhờ chân có màng như chân vịt và bộ long mượt sát (1-2 cm) rấtngắn nên khi ướt chó Phú Quốc chỉ cần lắc mình vài lượt là nước sẽ bắn đi,
do đó long sẽ nhanh khô Chúng nhanh nhẹn, thông minh, trung thành vàtrong dân gian Việt Nam được coi là “vương khuyển”
Trang 10Chó H’Mông
Loài chó H’Mông cộc đuôi là một trong những loài chó săn tốt, vớinhưng đặc tính độc đáo và sự thông minh tuyệt với, chúng có thể lực tốt vàbền bỉ về ngoại hình của chúng khá đặc trưng với vẻ chắc nịch, đầy cơ bắp vàchiếc đuôi cụt ngộ nghĩnh Tai có hình tam giác, luôn dựng đứng kiểu nằmhai chân sau luôn trong tư thế sẵn sàng tấn công Chúng luôn lì lợm, ít cắn vàluôn chỉ nghe theo một người chủ duy nhất
Sống ở miền núi cao, được dùng giữ nhà và săn thú, có tầm vóc lớn hơnchó Vàng, chiều cao 55-60 cm, nặng 18-20 kg, chó đực phối giống được ở 16-
18 tháng tuổi, chó cái sinh sản ở độ tuổi 12-15 tháng, chó cái mỗi lứa đẻ 5-8con trung bình 6 con
Chó lài
Là một giống chó xù thuộc dòng chó cỏ ở vùng núi phía bắc Việt Namvới đặc trưng là bộ lông màu đen Chó lài có dáng dài, chân to, đuôi dài, màuvàng pha chút đen hoặc đen tuyền từ đầu đến đuôi, tai hơi cụp, mõm dày Chótrưởng thành nặng tới 40 kg, thậm chí 50 kg
Đây là loại chó săn thông minh, thính nhạy, mạnh mẽ, hung dữ, là sát thủcủa các loài rắn độc
Giống chó nhập ngoại
Fox
Chó Fox, chó Phốc huơu là một giống chó cảnh, có nguồn gốc ở Đức,được lai tạo từ giống chó sục và German Pinscher Là loại chó có kích thướcnhỏ, gọn và cơ bắp, chúng có bộ lông bong mượt và một cơ thể cân đối vớinhững đường nét thanh thoát, ngực nở, bụng thắt có dáng dấp chó săn Chúngcao từ 25-30cm trong đó chó cái cao 25-28cm, chó cân nặng từ 5-6kg, chó cáinặng từ 4-5kg giống chó gọi là Phốc hiện đang nuôi ở Việt Nam rất nhỏ, chỉ
Trang 11khoảng trên dưới 2kg là các dòng lai giữa Chihuahua và chó sục trong khi đóchó Phốc gốc Miniature Pinscher cân nặng từ 4-6kg.
Điểm cao nhất của vai bằng hoặc cao hơn phần hông một chút Hai chântrước thẳng và có treo chiếc móng huyền đề Bàn chân nhỏ và mềm mại, mõmrất khỏe và tỷ lệ với các phần khác của cơ thể Hàm răng sắc và khá khỏe, taidựng mỏng, bộ lông ngắn, mượt của chúng thường có màu đỏ, tuy vậy đôi khi
có thể gặp màu đen, nâu hoặc màu socola
Chó Fox là giống chó đặc biệt ương ngạnh và bướng bỉnh Ngoài ra,chúng còn rất can đảm và thích sủa nhiều Chúng trung thành với chủ, tìnhcảm và luôn cảnh giác với vật lạ, luôn tràn trề sinh lực và hiếu động thôngminh và dũng cảm chúng thân thiện với các loại vật nuôi trong nhà và trẻnhỏ Chúng có thể học rất nhanh và luôn đòi hỏi các thứ mới lạ
Chó Nhật
Có nguồn gốc từ Nhật Bản, có kích thước nhỏ dài 50-55cm, cao 30cm, trọng lượng chó trưởng thành từ 6-8 kg Bộ lông dài phủ toàn thân,màu trắng tinh cũng có thể xám tro hoặc trắng đốm nâu, đốm đen ở hai tai vàvây mắt
25-Chó tính vui vẻ, thông minh lanh lợi, thích tình cảm, thường nuôi làmcảnh, làm bạn với người
Giống Poodle khá thông minh, chúng đáp ứng rất tốt các yêu cầu của conngười, chúng được cho là một trong những giống chó dễ huấn luyện nhất,
Trang 12chúng vui vẻ và năng động, thích được chơi với mọi người Chúng được coi
là một trong những giống chó dẽ dạy dỗ nhất hiền hòa, vui vẻ, hoạt bát,chúng thích được ở cùng và quan tâm với mọi người
ấn tượng Mũi ngắn, hếch, to và có màu đen Bulldog có đôi mắt tròn xoe màutối sẫm, khá cách xa nhau và hơi cụp xuống về phía đuôi mắt Tai nhỏ vàmỏng, luôn ở trạng thái cụp Đuôi ngắn thường cắt cụt Bộ lông ngắn, phẳng
và kiểu dáng đẹp với màu đỏ, vàng nhạt trắng, màu vện và khoang
Mặc dù có vẻ ngoài khá “bặm trợn” nhưng Bulldog là loài chó hiền lành
và hòa nhã Chúng chỉ tỏ ra dữ tợn đối với kẻ lạ xâm nhập vào lãnh địa caiquản của chúng Bulldog được đánh giá là giống chó rất tình cảm, đánh tincậy và quan trọng nhất là hiền lành đối với trẻ nhỏ Nhờ khả năng bảo vệthiên phú vô cùng nhạy bén chúng sẽ canh giữ gia chủ một cách chắc chắn vàđảm bảo nhất
2.2 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ CỦA CHÓ
2.2.1 Thân nhiệt ( 0 C)
Nhiệt độ của cơ thể là chỉ số tương đối của hai quá trình sinh nhiệt vàthải nhiệt Sự hằng định tương đối của thân nhiệt gia súc là nhờ trung tâmđiều tiết nhiệt nằm ở hành não
Trang 13Ở trạng thái sinh lý bình thường, thân nhiệt của chó là 38-390C Trong tìnhtrạng bệnh lý thân nhiệt có sự thay đổi tuỳ vào tính chất và mức độ bệnh (Hồ VănNam, 1997).
Nhiệt độ của cơ thể chó bình thường còn thay đổi bởi các yếu tố như tuổitác (con non có thân nhiệt cao hơn con trưởng thành), giới tính (con cái có thânnhiệt cao hơn con đực) Sự vận động cũng ảnh hưởng đến thân nhiệt của chó,khi vận động nhiều thân nhiệt của chó thường cao hơn bình thường Thân nhiệtcủa chó vào lúc sáng sớm thường thấp hơn buổi chiều và chênh lệch từ 0,2-0,50C
Ý nghĩa chẩn đoán: Thông qua việc kiểm tra nhiệt độ chó, ta có thể xácđịnh được con vật có bị sốt hay không Nếu tăng 1-20C con vật sốt vừa, tăng2-30C sốt rất nặng Qua đó, sơ bộ xác định được nguyên nhân gây bệnh, tínhchất, mức độ tiên lượng của bệnh, đánh giá được hiệu quả điều trị tốt hay xấu(Hồ Văn Nam, 1997) Việc kiểm tra thân nhiệt của con vật trước khi điều trị
là rất quan trọng, qua đó nhằm đưa ra được tiên lượng đúng cho con vật
2.2.2 Tần số hô hấp (số lần thở/phút)
Tần số hô hấp hay nhịp thở là số lần thở ra hay hít vào trong một phút, ởmỗi loài gia súc đều có tần hô hấp nhất định, tần số hô hấp phụ thuộc vàocường độ trao đổi chất, tuổi, tầm vóc, trạng thái dinh dưỡng, trạng thái làmviệc, trạng thái sinh lý, thời tiết, khí hậu và tình trạng bệnh lý
Ở trạng thái sinh lý bình thường, chó con có tần số hô hấp từ 18-20lần/phút Chó trưởng thành, giống chó to có tần số hô hấp từ 10-20 lần/phút,chó nhỏ có tần số hô hấp 20-30 lần/phút
Chó thở thể ngực và tần số hô hấp còn phụ thuộc vào các yếu tố nhưnhiệt độ bên ngoài môi trường (thời tiết quá nóng nên chó phải thở nhanh đểthải nhiệt, ở chó nhịp thở có thể lên tới 100 - 160 lần/phút), thời gian trongngày (ban đêm và sáng sớm chó thở chậm hơn, buổi trưa và buổi chiều chó
Trang 14thở nhanh hơn), tuổi (con vật càng lớn tuổi thì tần số hô hấp càng chậm),những con mang thai, sự sợ hãi cũng làm cho tần số hô hấp tăng lên.
Ở trạng thái bệnh lý, tần số hô hấp thay đổi gọi là hô hấp bệnh lý, tăng tần
số hô hấp gặp trong các bệnh gây hẹp diện tích về thể tích của phổi, những bệnhgây sốt cao nhất là những bệnh truyền nhiễm cấp tính, bệnh ký sinh trùng Tần
số hô hấp giảm trong những bệnh hẹp thanh khí quản, chảy máu não, hôn mê,bại liệt sau đẻ, các trường hợp sắp chết Tuỳ từng giai đoạn sẽ có một kiểu thởkhác nhau như Biot, Kusman, nhanh nông.v.v (Nguyễn Xuân Tịnh, 1996)
2.2.3 Tần số tim (lần/phút)
Tần số tim mạch là số lần co bóp của tim trong một phút (lần/phút), khitim đập thì mỏm tim hoặc thân tim chạm vào thành ngực, vì vậy mà ta có thểdùng tay, áp tai hoặc dùng tai nghe áp vào thành ngực vùng tim để nghe đượctiếng tim Khi tim co bóp sẽ đẩy một lượng máu vào động mạch làm mạchquản mở rộng, thành mạch quản căng cứng Sau đó nhờ vào tính đàn hồi,mạch quản tự co bóp lại cho đến thời kỳ co tiếp theo tạo nên hiện tượng độngmạch đập Dựa vào tính chất này ta có thể tính được nhịp độ mạch sẽ tươngđương với mạch tim đập Mỗi loài gia súc khác nhau thì tần số tim mạch cũngkhác nhau, sự khác nhau này cũng biểu hiện ở từng lứa tuổi trong một loàiđộng vật, tính biệt, thời điểm, nhịp mạch đập tương ứng với nhịp tim Tuyvậy, tần số tim mạch của động vật chỉ dao động trong một phạm vi nhất định
Ở trạng thái sinh lý bình thường
Nguyễn Phước Trung (2002)
Ở chó, mèo vị trí tim đập động là khoảng sườn 3-4 phía bên trái, tần sốtim thể hiện tần số trao đổi chất, trạng thái sinh lý, bệnh lý của tim cũng nhưcủa cơ thể Tần số tim phụ thuộc vào tầm vóc của vật nuôi, độ béo gầy, lứatuổi, giống loài Ở trạng thái sinh lý bình thường, có hai cơ chế điều hòa tim
Trang 15mạch bằng thần kinh và thể dịch Chó con có tần số tim đập lớn hơn chó già,chó hoạt động nhiều thì tần số tim mạch đập tăng lên Khi cơ thể bị một sốbệnh về máu (thiếu máu, mất máu, suy tim, viêm cơ tim, viêm bao tim) cũnglàm tăng tần số tim mạch.
2.3 BỆNH DO PARVOVIRUS TRÊN CHÓ
Bệnh do parvo ở chó là một trong những bệnh di virus Parvo gây ra, rất
dễ lây ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính mạng của con vật Virus nhanh chóngphân chia tế bào trong cơ thể của con vật, ảnh hưởng nghiêm trọng nhất củađường ruột Các triệu chứng chung của Parvovirus là thờ ơ, nôn mửa, chán ăn
và đẫm máu, tiêu chảy có mũi tanh, mất nước đe dọa tới tính mạng Đây làbệnh cơ hội đã gây những tổn thất cho ngành chăn nuôi chó ở phần lớn cácquốc gia trên thế giới
2.3.1 Lịch sử bệnh
Bệnh xuất hiện đầu tiên ở Mỹ vào năm 1978, sau đó lan dần trên phạm
vi toàn thế giới Bệnh thường xảy ra ở dạng dịch địa phương hoặc ở nhiều ổdịch xảy ra cùng một lúc Theo Trần Thanh Phong (1996), bệnh xuất hiện vàomùa thu năm 1977 ở Texas và đến mùa hè năm 1978 đã xảy ra nhiều vùngkhác nhau ở Hoa Kỳ và Canada Đầu năm 1979 bệnh xuất hiện ở Úc, Hà Lan,
Bỉ, Anh, Pháp, bệnh đã được ghi nhận lần đầu tiên ở nước ta vào năm 1990trên chó nghiệp vụ
Parvovirus chỉ gây nhiễm cho họ chó: chó nhà, chó sói, chó có lông bờm
ở cổ, cáo ăn cua, gấu mèo Mỹ
Chó ở mọi lứa tuổi đều nhạy cảm với bệnh Thông thường hầu hếtcác con trưởng thành đều có kháng thể, tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vongtrên chó con từ
Trang 166 – 12 tuần tuổi rất đáng kể do có sự hủy bỏ kháng thể mẹ truyền sang.Bệnh có khả năng lây lan nhanh Tỷ lệ mắc bệnh có thể lên đến 50%, tỷ lệ tửvong trên chó con từ 50 – 100% (Trần Thanh Phong, 1996).
2.3.2 Phân loại và một số đặc tính sinh học của virus
Phân loại
Họ: Parvoviridae
Giống: Parvovirus
Loài: Canine Parvovirus type 2
Các đặc tính sinh học của Parvovirus
Hình thái và cấu trúc: Là một DNA đơn virus không có vỏ bọc, cóđường kính 20nm, 32 capsomers
Sức đề kháng với môi trường bên ngoài: Parvovirus đề kháng mạnh vớimôi trường bên ngoài Trong phân thì virus có thể tồn tại hơn 6 tháng ở nhiệt
độ phòng Nó đề kháng với tác động của Ete, Chloroforme, axit và nhiệt độ(560C trong 30 phút) (R.Moraillon, 1993)
Đặc tính nuôi cấy của virus
Virus chỉ nhân lên trong nhân tế bào và gây bệnh tích tế bào (CPE) trên
tế bào tim chó con còn bú hay trên tế bào ruột, tế bào lymphocyte của chótrong thời kỳ cai sữa những tế bào trong thời kỳ gián phân thích hợp nhất Đặc tính kháng nguyên: Sự nhân lên của Parvovirus ở chó làm xuấthiện kháng thể gây ức chế phản ứng ngưng kết hồng cầu và phản ứng trunghòa huyết thanh Kháng thể ức chế phản ứng ngưng kết hồng cầu xuất hiệnvào ngày thứ hai hoặc ngày thứ ba sau khi nhiễm Phản ứng này được sử dụngtrong chẩn đoán huyết thanh học Phản ứng trung hòa huyết thanh rất khóthực hiện trong phòng thí nghiệm
Trang 17Khả năng miễn dịch
Sau khi nhiễm bệnh, chó có miễn dịch kéo dài trong 3 năm, hiệu giákháng thể trung hòa hay ngăn trở ngưng kết hồng cầu trên những chó này sẽlên rất cao Những chó con sinh ra trong khoảng thời gian này cảm nhiễm lúc
9 – 12 tuần Sau 2 – 3 năm thì hiệu giá kháng thể sẽ giảm thấp, chó con sinh
ra có thể cảm nhiễm Parvovirus sớm hơn vào lúc 5 – 6 tuần tuổi
Miễn dịch thụ động ở chó con có được do kháng thể mẹ truyền chonày tồn tại khoảng 9 ngày và thường được bài thải vào khoảng tuần thứ 10hay 11 sau khi sinh
Ở chó con còn bú có một thời kỳ nhạy cảm với sự xâm nhiễm virusvacxin đưa vào Ở “thời kỳ khủng hoảng này”, chó con không thể được tiêmchủng hiệu quả trong khi nó thụ cảm hoàn toàn với sự xâm nhiễm tự nhiên Một số kháng nguyên tương đồng giữa những dòng Parvovirus khácnhau ở thú thịt: Virus Panleucopenie felien (FPV) Virus gây viêm ruột ởchồn (MEV) Sự tương đồng này có thể phát hiện bởi phản ứng trung hòa vàphản ứng HI Mặc dù có sự tương đồng kháng nguyên nhưng nó có nhữnggiới hạn riêng biệt trong tự nhiên FPV chỉ gây nhiễm cho mèo, MEV chỉ gâynhiễm cho chồn và CPV chỉ gây nhiễm cho chó
2.3.3 Dịch tễ học
Chất chứa căn bệnh: Phân, nước tiểu, nước bọt nhưng quan trọng nhất là phân Sức đề kháng tự nhiên khoảng 6 tháng ở nhiệt độ phòng, dễ bị tiêu diệtbởi ánh sáng mặt trời, tồn tại kéo dài vào mùa đông (ôn đới)
Cách truyền lây: Lây gián tiếp qua sự tiếp xúc tới môi trường vấy bẩnphân thú hoặc trực tiếp từ chó bệnh sang chó khỏe
Đường xâm nhập: chủ yếu bằng đường miệng.
Vật cảm thụ: Chó ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là chó non từ 1 – 5 tháng tuổi
Trang 18Tính cảm thụ: 100% đối với những quần thể chó chưa nhiễm, những chólớn có miễn dịch do sự tiêm phòng hay cảm nhiễm tự nhiên Bệnh thườngđược biểu hiện trên chó con từ 1 – 5 tháng tuổi
Sự miễn dịch mẹ truyền qua sữa đầu giúp thú phòng chống bệnh Nhữngkháng thể này sẽ được loại thải hết trong khoảng 6 – 10 tuần tuổi, lúc này chócon trở nên thụ cảm nhất Sự giảm dần kháng thể mẹ truyền cũng liên quantrực tiếp đến tốc độ tăng trưởng của chó con; những chó con đẹp nhất, tăngtrưởng tốt nhất thường nhiễm bệnh đầu tiên
2.3.4 Cơ chế sinh bệnh
Virus xâm nhập bằng đường miệng và mũi, thải ra ngoài qua phân Saukhi xâm nhập đầu tiên virus nhân lên tại các mô lympho, gây nhiễm trùnghuyết vào ngày thứ 2 và ngày thứ 5, từ đó tạo phản ứng miễn dịch và khángthể có thể xuất hiện vào ngày thứ 5 và thứ 6 Trong thời gian này virus có thểđược thải ra ngoài qua phân vào ngày thứ 4, tối đa là vào ngày thứ 5, sau đógiảm dần và chấm dứt vào ngày thứ 9 Trong quá trình gây nhiễm trùnghuyết, virus đồng thời nhân lên ở tế bào lympho và tế bào tủy xương dẫn đếngiảm thiểu số lượng bạch cầu, hậu quả là làm suy giảm miễn dịch Virus nhânlên trong tế bào ruột dẫn đến hoại tử biểu mô ruột bào mòn nhung mao ruột,giảm hấp thu và tiêu chảy rồi chết
Ở những chó con không có kháng thể mẹ truyền, virus thường gây bệnhtích trên cơ tim và gây ra bệnh ở dạng tim mạch
Trang 19
Sơ đồ 2.1 Sinh bệnh học của bệnh do Parvovirus trên chó
(nguồn: Trần Thanh Phong, 1996) Các nghiên cứu đã chứng minh rằng chỉ cần đưa một lượng nhỏ
Parvovirus bằng 100 liều gây nhiễm mô nuôi cấy DICT (Dose InfectieuseCulture de Tisu) đủ gây nhiễm cho chó Điều này cho thấy tác hại về mặt dịch
tễ học do có lượng quá lớn virus trong phân (1 tỷ DICT/g phân) chó mắc bệnh(Nguyễn Như Pho, 2003; Tạ Thị Vịnh và Nguyễn Hữu Nam, 2004)
2.3.5 Triệu chứng
Triệu chứng chủ yếu của bệnh là viêm ruột ỉa chảy Bệnh thường biểuhiện ở 3 dạng:
Trang 20+ Dạng đường ruột: Giai đoạn đầu chó thể hiện các triệu chứng: ủ rũ,mệt mỏi, bỏ ăn, nằm lì một chỗ, nôn mửa cho đến khi hết thức ăn trong dạdày Thân nhiệt tăng dần sau đó tăng cao Thông thường cơn sốt kéo dài từkhi chó bắt đầu mệt tới lúc chó ỉa chảy nặng, thân nhiệt chỉ giảm khi chó kiệtsức và lịm dần đi Khi chó ỉa chảy nặng, phân có mùi thối khắm đặc trưng,trong phân lúc đầu có màu xám vàng, về sau có máu tươi hoặc đã phân huỷthành máu cá, niêm mạc đường ruột bong ra lẫn máu trong phân (Lê ThanhHải và cs, 1998) Chó thường chết do ỉa chảy mất nước, mất cân bằng điệngiải, sốc do nội độc tố hoặc nhiễm trùng thứ phát Những con khỏi bệnh cómiễn dịch lâu dài.
+ Dạng tim: Thường thấy ở chó 4 - 8 tuần tuổi, biểu hiện của bệnh chủyếu là suy tim do virus tấn công gây hoại tử cơ tim Con vật thường chưa cóbiểu hiện triệu chứng gì nhưng lăn ra chết đột ngột Những trường hợp khác
có thể thấy chó bị thiếu máu nặng, niêm mạc nhợt nhạt hay thâm tím, gan vàtúi mật sưng to, thở khó, nôn mửa và kêu la rồi lăn ra chết Tỷ lệ chết 50%.+ Dạng kết hợp tim - ruột: Thường thấy ở chó từ 6 - 16 tuần tuổi Chó ỉa chảynặng, mạch yếu và lặn, thiếu máu, chó chết rất nhanh (chỉ sau 24h chó sẽ chết)
Dạ dày: Niêm mạc xuất huyết một phần hay toàn bộ
Gan: Có thể sưng, túi mật căng
Hạch bạch huyết: Phù thũng, xuất huyết
Thể tim: Phù thũng phổi, viêm cơ tim
Bệnh tích vi thể
Trang 21Ruột: Hoại tử biểu mô tuyến Lieberkun, toàn bộ nhung mao ruột bị bào mòn.
Cơ quan lympho: Hoại tử và tiêu hủy những tế bào lympho trong màngpayer, trong trung tâm mầm, trong hạch bạch huyết màng treo ruột và nhữnghạch bạch huyết ở lách
Dạng tim: Viêm cơ tim khởi phát, phân tán nặng nề
+ Thường gây ra trên chó từ 6 tuần tuổi đến 6 tháng tuổi
+ Tỷ lệ tử vong cao (trên 90-100 %)
+ Điều trị tốt khi mới phát hiện
Cần chẩn đoán phân biệt với các bệnh viêm ruột khác trên chó:
+ Viêm ruột do Coronavirus: Bệnh lây lan rất rộng nhưng không nguy
hiểm nhiều, tiêu chảy từ 6 - 14 ngày, con vật mất nước, tỷ lệ tử vong thấp
+ Viêm ruột do Rotavirus: Bệnh gây tiêu chảy nhưng cách sinh bệnh
chưa được biết rõ ràng
+ Viêm ruột trong bệnh Care: Rất khó phân biệt giữa bệnh Care và bệnh
do Parvovirus, bởi vì cả hai bệnh đều xảy ra ở chó con và ỉa chảy ra máu.
Nhưng cần chú ý một số khác biệt:
+ Trong bệnh Care phân thường có màu cà phê, còn ở bệnh do
Parvovirus phân thường có màu hồng.
+ Bệnh Care có dấu hiệu thần kinh và nốt sài ở da, tăng sinh các tổ chức
da ở bàn chân
+ Viêm dạ dày ruột trong bệnh Leptospira gây ra: tiến trình bệnh xảy ranhanh với đặc điểm gây suy thận và nhiễm trùng huyết
Trang 22Ngoài ra còn gặp trong các trường hợp viêm ruột ỉa chảy do ký sinhtrùng (cầu trùng trên chó, giun lươn,…) hoặc gây tiêu chảy do các tác độnggây co thắt hay tắc nghẽn.
Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm
- Tìm virus trong phân: Có thể thực hiện nuôi cấy trên môi trường tế bàonhưng thời gian lâu dài và tốn kém Cần lưu ý rằng sự tiêm chủng vacxinvirus nhược độc dẫn đến bài thải virus trong 4 – 10 ngày, tuy yếu nhưng sựbài thải này có thể dẫn đến kết quả dương tính giả
- Chẩn đoán huyết thanh học: Dùng phản ứng HI (dễ thực hiện, cho kết quảtương đối chính xác) Kháng thể xuất hiện trong máu khi bắt đầu tiêu chảy nhưngvới hiệu giá thấp Trên thực tế thường dùng test ELISA để chẩn đoán
- Chẩn đoán bằng test CPV(Canine Parvovirus One – step Test Kit): Pháthiện kháng nguyên virus Parvo trong các mẫu phân Thời gian cho kết quả chỉ từ
Sử dụng kết hợp các biện pháp sau:
+ Truyền dịch nhằm bù đắp lại lượng nước do nôn mửa, tiêu chảy.Việc bù đắp lại nước phải có tính hệ thống và thường truyền qua tĩnh mạch
Trang 23hoặc dưới da Dung dịch này gồm nước sinh lý mặn để điều chỉnh lượng nướcmất ngoài tế bào và nước sinh lý ngọt, acid amin thiết yếu để cung cấp nănglượng và protein Việc bù đắp nước phải đầy đủ, ít nhất là 20 - 30ml nước/kgPdùng trong 4 ngày Cung cấp dịch và đường là một giải pháp điện phân cânbằng đẳng trương có thể là đủ để sửa chữa thiếu hụt lượng nước (<5%) nhưngkhông đủ cho chó vừa đến tình trạng mất nước nghiêm trọng Hầu hết các convật được nhận một dung dịch điện phân cân đối Bù đắp được tình trạng mấtnước, thay thế mất nhiều nước đang diễn ra, và cung cấp đầy đủ nhu cầu nước
để cần thiết để việc điều trị hiệu quả
+ Chống nôn: Atropin sulphat 0,1% Điều trị chống nôn được kéo dài khi
mà tình trạng mất nước và chất điện giải, hoặc giới hạn uống thuốc và hỗ trợdinh dưỡng Dùng Maropitant (1 mg/ kg/ ngày, IV) và Ondansetron (0,5 mg/kg/ IV, tid) để có hiệu quả trong việc kiểm soát nôn Mặc dù vậy nôn vẫn cóthể xảy ra mặc dù sử dụng biện pháp cầm nôn
+ Chống vi khuẩn bội nhiễm: Ampicilline hoặc Gentamycine hoặc phốihợp Sulfamide và Trimethoprime Ngoài ra có thể dùng Enrofloxacin (5mg/kg/ngày, IM hoặc IV) nhưng cần chú ý đến việc Kháng sinh được dùng
vì nguy cơ của sự chuyển vi khuẩn trên biểu mô đường ruột bị phá vỡ và khảnăng của bạch cầu trung tính
+ Trợ sức, trợ lực: Vitamin B, Vitamin C, Vitamin K
+ Bảo vệ niêm mạc ruột: Smecta
+ Men tiêu hóa:
+ Thuốc bổ:
2.3.9 Phòng bệnh
* Phòng bằng vệ sinh:
Để hạn chế ô nhiễm môi trường và lây lan sang các động vật cảm thụ
khác, chó được xác định hoặc nghi ngờ viêm ruột tiêu chảy do Parvovirus cần
Trang 24phải được tiến hành xử lý nghiêm ngặt Tất cả các bề mặt phải được làm sạchcác chất hữu cơ và sau đó được khử trùng bằng dung dịch thuốc tẩy pha loãng(1:30)
+ Thường xuyên sát trùng chuồng nuôi, cũi nằm, sân chơi
+ Cách ly để theo dõi những chó mới nhập, nhưng việc cách ly này chỉ có ýnghĩa về mặt lý luận vì virus có thể tồn tại trong bộ lông chó trong nhiều tháng.+ Chó phải thường xuyên tắm rửa sạch sẽ Những người tiếp xúc với chóbệnh có thể trở thành vật mang trùng thụ động và thầm lặng Vì vậy cần sáttrùng quần áo, giày dép của nhân viên, các dụng cụ thám khám, làm sạchchân tay và kỹ lưỡng khi tiếp xúc với chó bị bệnh và các chó khác
* Phòng bệnh bằng vacxin:
Để ngăn ngừa và kiểm soát bệnh do Parvovirus cần tiêm chủng vắc xin.Đây được coi là loại điều kiện cơ bản nhất cho chó con và chó trưởng thành.Tiêm vắc xin được khuyên rằng con chó được tiêm phòng các loại vắc xin kếthợp có những yếu tố nguy cơ lây nhiễm các bệnh khác Mỗi một liều vắc xinphổ biến như vắc xin 5 bệnh, vắc xin 7 bệnh nhằm bảo vệ chó được toàn diện.Thời gian tiêm phòng vắc xin từ 6-8, 10-12, 14-16 tuần tuổi, sau đó làtiêm nhắc lại mỗi năm một lần và 3 năm một lần Mũi thứ nhất là mũi 5 bệnh,
2 mũi tiếp theo là mũi 7 bệnh và nhắc lại ở các năm tiếp theo
Khó khăn lớn nhất trong việc phòng bệnh bằng vacxin là sự tồn tại củahàm lượng kháng thể thụ động từ sữa mẹ truyền sang, ngay tại thời điểm mấtkháng thể này thì việc tiêm phòng rất có ý nghĩa Những chó con có đủ lượngkháng thể từ mẹ sẽ không đáp ứng với vacxin
Vaccine phòng 5 bệnh cho chó bao gồm:
Bệnh Care (Distemper virus)
Bệnh Viêm gan (andenovirus type 1)
Bệnh ho cũi chó (Parainfluenza-Adenovirus type 2)
Trang 25Bệnh gây bởi Parvovirus
Bệnh gây bởi Leptospira
Vaccine phòng 7 bệnh cho chó bao gồm:
Bệnh Care (Distemper virus)
Bệnh Viêm gan (Andenovirus type 1)
Bệnh ho cũi chó (Adenovirus type 2)
Bệnh gây bởi Parvovirus
Bệnh gây bởi Leptospira
Bệnh phó cúm (Parainfluenza)
Bệnh gây bởi Coronavirrus
Trang 26
PHẦN III
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là toàn bộ chó được đưa đến khám vàđiều trị tại phòng khám thú y Hải Đăng
Trong đề tài này tôi tiến hành nghiên cứu trên tất cả các giống chó nội vàngoại nhập, chó ở các lứa tuổi đến điều trị tại phòng khám
3.2 ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
Địa điểm: Phòng khám Thú y Hải Đăng số nhà 304 - Lê Duẩn – Đống
Đa – Hà Nội
Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 1 đến tháng 5 (24/1- 15/5)
3.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Nhằm thực hiện được các mục tiêu của đề tài, chúng tôi tiến hành cácnội dung:
- Tổng hợp, phân loại bệnh của đàn chó mang đến khám và điều trịtại phòng khám
- Khảo sát tỷ lệ chó mắc bệnh do Parvovirus theo giống, lứa tuổi,giới tính và theo mùa
- Xác định tỷ lệ mắc bệnh giữa chó được tiêm phòng và chó chưatiêm phòng
- Khảo sát một số chỉ tiêu lâm sàng trên chó mắc bệnh do
Parvovirus
- Thử nghiệm một số phác đồ điều trị bệnh
Trang 273.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu theo phương pháp nghiên cứu thường quy
3.4.1 Khảo sát tỷ lệ nhiễm các bệnh trên chó
- Tất cả các chó bị bệnh ở các lứa tuổi, giống được đưa đến phòng khámthú y Hải Đăng, chúng tôi đều tiến hành kiểm tra, thăm hỏi bệnh từ chủ vậtnuôi sau đó tiến hành khám lâm sàng
- Lập bệnh án để theo dõi và điều trị
- Sử dụng số liệu thống kê tại phòng khám
3.4.2 Xác định chó bị bệnh
Việc xác định chó bị bệnh là vô cùng quan trọng vì đây là bước khởi đầu
để xác định bước tiếp theo của quá trình điều trị cũng như trong quá trìnhnghiên cứu Để xác định chúng tôi dựa vào các triệu chứng lâm sàng như là:chó sốt cao kéo dài từ lúc phát bệnh đến lúc chó bị ỉa chảy nặng Con vật nônmửa, ủ rũ, bỏ ăn Chó đi ỉa chảy, phân thối nhưng ngay sau đó phân có màuhồng hoặc có lẫn máu tươi,có cả niêm mạc ruột và chất keo nhày, mùi tanh.Sau đó chó hôn mê, mất nước và sụt cân nhanh Chó thường chết do ỉa chảymất nước, mất cân bằng điện giải, sốc do nội độc tố hoặc nhiễm trùng thứphát Kết hợp với việc hỏi chủ gia súc về trạng thái con vật, sơ bộ kết luận vềbệnh mà con vật mắc
3.4.3 Phương pháp chẩn đoán bệnh bằng test CPV
* Nguyên lý: Test này dựa vào nguyên lý của phản ứng ELISA để pháthiện kháng nguyên của virus Parvo trên chó từ các mẫu xét nghiệm phân Haikháng thể (KT) đơn dòng trong thiết bị kết hợp với các điểm quyết địnhkháng nguyên khác nhau của kháng nguyên cần chẩn đoán Sau khi cho bệnhphẩm thấm vào vị trí đệm celluloz của thiết bị, các kháng nguyên của virusParvo sẽ di chuyển và kết hợp với các hợp chất thể keo màu vàng chứa khángthể đơn dòng kháng virus, để tạo thành phức hợp ‘KT-KN’ Sau đó, phức hợp
Trang 28này kết hợp với kháng thể đơn dòng kháng virus Parvo khác trong màng celluloz của thiết bị, để tạo thành phức hợp kẹp hoàn chỉnh ‘KT-KN-KT’.Kết quả xét nghiệm có thể được biểu lộ qua sự xuất hiện các vạch C và T dothiết bị sử dụng “phép sắc ký miễn dịch’’.
nito-* Giải thích kết quả xét nghiệm:
- Vệt màu đỏ tía sẽ xuất hiện trên vạch chứng C không liên quan đến kếtquả xét nghiệm Sự hiện diện của vệt khác trên vạch mẫu T xác định kết quảxét nghiệm
- Vạch chứng C: Vạch này sẽ luôn luôn xuất hiện bất kể có sự hiện diệnhay không của kháng nguyên virus Parvo Nếu vạch này không xuất hiện, testxem như không có giá trị; có thể do chất pha loãng không tinh khiết và thiếumẫu xét nghiệm Cần làm lại với chất pha loãng mới
- Vạch mẫu T: Xác định sự hiện diện của kháng nguyên virus Parvo: + Âm tính: Chỉ xuất hiện vạch chứng C
+ Dương tính: Xuất hiện cả vạch mẫu T và vạch chứng C
- Làm lại xét nghiệm khi:
+ Cả hai vạch mẫu T và vạch chứng C đều không xuất hiện
+ Chỉ có vạch mẫu T xuất hiện
Trang 29
Hình 3.1 Kít kiểm tra CP
Hình 3.2 Kết quả dương tính
Trang 30Hình 3.3 Kết quả âm tính 3.4.4 Phương pháp thử nghiệm một số phác đồ điều trị
Trong thời gian thực tập tại phòng khám chúng tôi đã tiến hành thử
nghiệm những chó bệnh sau khi đã chẩn đoán bị Parvovirus với 2 phác đồ
điều trị khác nhau Từ đó có thể đưa ra phác đồ điều trị mang lại hiệu quảnhất
3.4 PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU
Toàn bộ số liệu chúng tôi thu được trong quá trình tiến hành theo dõiđược tập hợp và xử lý theo phương pháp thống kê sinh vật học và bằng phầnmềm Excel trên máy tính
- Giá trị trung bình cộng: là giá trị đặc trưng cho sự tập trung củagiá trị quan sát được