- Nắm được các phương tiện diễn đạt và đặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận.. - Vận dụng kiến thức đã học vào việc phân tích và xây dựng văn bản chính luận.. HS đọc mục II SGK và
Trang 1PHONG CÁCH NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN
(tiếp theo)
A Mục đích yêu cầu
- Nắm được các phương tiện diễn đạt và đặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận
-Ôn tập và củng cố những kiến thức và kĩ năng đã học ở tiết trước
- Vận dụng kiến thức đã học vào việc phân tích và xây dựng văn bản chính luận
B Phương tiện thực hiện
- SGK, SGV Ngữ văn 11
- Thiết kế bài học
- Máy chiếu
C Cách thức tiến hành
- Phương pháp đọc hiểu, kết hợp phân tích, so sánh, gợi mở
- Tích hợp phân môn Tiếng Việt, Đọc văn, Làm văn
D Tiến trình giờ học
1 Ổn định tổ chức
2 Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra bài soạn
3 Bài mới
Trang 2HS đọc mục II SGK và trả lời câu hỏi
GV chuẩn xác kiến thức
HS đọc lại văn bản chính luận đã học ở
tiết trước và :
- Nhận xét về từ ngữ, ngữ pháp và
các biện pháp tu từ trong phong
cách ngôn ngữ chính luận ?
trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận
1 Các phương tiện diễn đạt
a/ Về từ ngữ
- Sử dụng vốn từ ngữ thông thường và nhiều từ ngữ chính trị
b/ Về ngữ pháp
- Câu văn có kết cấu chặt chẽ, chuẩn mực, các câu có sự gắn kết lôgíc trong mạch suy luận
- Thường sử dụng những câu phức có
quan hệ từ: do vậy, bởi thế, tuy…
nhưng, cho nên…
c/ Về biện pháp tu từ
- Sử dụng khá nhiều biện pháp tu từ, giúp cho việc lập luận thêm hấp dẫn, truyền cảm nhằm tăng sức thuyết phục
Trang 3- Phong cách ngôn ngữ chính luận có
mấy đặc trưng cơ bản ? Đó là những đặc
trưng nào ?
2 Các đặc trưng cơ bản
a/ Tính công khai về quan điểm chính trị
- Người nói(viết) thể hiện đường lối, quan điểm, thái độ, chính trị của mình một cách công khai, dứt khoát, không che giấu, úp mở
b/ Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận
- Phong cách chính luận thể hiện tính chặt chẽ của hệ thống lập luận Đó là yếu tố làm nên hiệu quả tác động đến lí trí và tình cảm người đọc(nghe)
c/ Tính truyền cảm, thuyết phục
- Ngôn ngữ chính luận là công cụ để trình bày, thuyết phục, tạo nên tính hấp dẫn lôi cuốn người đọc(nghe) bằng giọng văn hùng hồn, tha thiết; ngữ điệu truyền cảm
Trang 4*Hoạt động 2.
HS đọc ghi nhớ SGK
* Hoạt động 3
Hướng dẫn HS làm bài tập SGK theo
nhóm (3 nhóm)
Ba đặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận thể hiện tính chất trung gian giữa ngôn ngữ báo chí và ngôn ngữ khoa học Nó ảnh hưởng trực tiếp đến các phong cách ngôn ngữ khác và góp phần vào sự phát triển của Tiếng Việt
3.Ghi nhớ
-SGK
4 Luyện tập
- Bài tập SGK, tr108
4 Hướng dẫn về nhà
- Nắm nội dung bài học
Trang 5- Soạn bài theo phân phối chương trình