1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp lớn ở việt nam hiện na

66 187 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 553,5 KB

Nội dung

Tổng quan về tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài Ở Việt Nam, trong thời gian qua đã có một số công trình khoa học nghiên cứu về Quản lý thuế đối với các doanh nghiệp lớn, các công

Trang 1

BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN

THAM GIA XÉT GIẢI THƯỞNG TÀI NĂNG KHOA HỌC TRẺ VIỆT NAM

Trang 2

MỤC LỤC:

MỤC LỤC: i

DANH MỤC BẢNG BIỂU: iv

DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT: v

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THẤT THU THUẾ VÀ CHỐNG THẤT THU THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP LỚN 5

1.1 Những vấn đề lý luận cơ bản về thất thu thuế 5

1.1.1 Khái niệm thất thu thuế 5

1.1.2 Phân loại thất thu thuế 5

1.1.3 Nguyên nhân của thất thu thuế 6

1.1.4 Hậu quả của thất thu thuế 8

1.2 Những vấn đề cơ bản về doanh nghiệp lớn 9

1.2.1 Khái niệm và các hình thức doanh nghiệp lớn 9

1.2.2 Đặc điểm của các doanh nghiệp lớn 11

1.2.3 Vai trò của các doanh nghiệp lớn đối với nền kinh tế 12

1.3 Những vấn đề lý luận cơ bản về chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp 14 1.3.1 Khái niệm chống thất thu thuế 14

1.3.2 Nội dung chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp 15

1.3.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động chống thất thu thuế 18

1.3.4 Sự cần thiết phải tăng cường chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp lớn……… 22

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THẤT THU THUẾ VÀ HOẠT ĐỘNG CHỐNG THẤT THU THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP LỚN Ở VIỆT NAM 24

Trang 3

2.1 Kết quả thu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp lớn ở Việt

Nam những năm qua 24

2.2 Thực trạng hoạt động chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp lớn ở Việt Nam giai đoạn 2011- 2015 27

2.2.1 Thực trạng hoạt động chống thất thu về người nộp thuế (NNT) 27

2.2.2 Thực trạng hoạt động chống thất thu về căn cứ tính thuế 29

2.2.3 Thực trạng hoạt động chống thất thu trong quản lý nợ và cưỡng chế thuế 34

2.2.4 Đánh giá chung về hoạt động chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp lớn ở Việt Nam hiện nay 35

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP CHỐNG THẤT THU THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP LỚN VIỆT NAM 39

3.1 Định hướng cải cách ngành thuế đến năm 2020 39

3.1.1 Mục tiêu cải cách quản lý thuế đến năm 2020 39

3.1.2 Dự báo xu hướng phát triển của các Doanh nghiệp lớn trong thời gian tới 39 3.1.3 Quan điểm đề xuất các giải pháp quản lý thuế đối với doanh nghiệp lớn trong thời gian tới ở Việt Nam 40

3.1.4 Những yêu cầu cụ thể về quản lý thuế đối với doanh nghiệp lớn trong thời gian tới tại Việt Nam 41

3.2 Nhóm giải pháp về phía các cơ quan Thuế 42

3.2.1 Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý thuế đối với doanh nghiệp 42

3.2.2 Tăng cường quản lý người nộp thuế là doanh nghiệp lớn 43

3.2.3 Tăng cường quản lý căn cứ tính thuế 44

3.2.4 Tăng cường công tác quản lý nợ và cưỡng chế thuế 49

3.3 Nhóm giải pháp điều kiện 51

3.3.1 Hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật 51

Trang 4

3.3.2 Chế độ hóa đơn, chứng từ, sổ sách kế toán 52

3.3.3 Cán bộ làm công tác quản lý thuế 53

3.3.4 Cơ sở vật chất 54

3.3.5 Phối hợp các cơ quan chức năng có liên quan 55

KẾT LUẬN 57

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 59

Trang 5

DANH MỤC BẢNG BIỂU:

Bảng 2 Kết quả thu NSNN toàn quốc và của các DNL giai đoạn

Trang 6

DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT:

Trang 7

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Thuế là nguồn thu chủ yếu của Ngân sách Nhà nước, là một trong những chínhsách kinh tế xã hội hết sức quan trọng của Đảng và Nhà nước ta, là công cụ điều tiếtnền kinh tế phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo môi trường thuận lợicho sản xuất kinh doanh phát triển, giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội đất nước,góp phần tích lũy Ngân sách, tăng tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân, gópphần đảm bảo công bằng xã hội và hội nhập quốc tế Luật Quản lý thuế được Nhànước ban hành ngày 29/11/2006 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2007 đãthống nhất những quy định điều chỉnh việc quản lý các sắc thuế, các khoản thu củangân sách Nhà nước vào một văn bản luật, khắc phục sự phân tán trong các Luậtkhác nhau trước đó Sau khi thực hiện Luật quản lý thuế, cùng với quá trình cảicách của hệ thống thuế, quản lý thuế không ngừng cải tiến và hoàn thiện Tuy nhiên,cùng với sự phát triển của nền kinh tế, quản lý thuế luôn là một hoạt động phức tạp,đặc biệt đối với doanh nghiệp lớn có nhiều hoạt động kinh doanh đa dạng Chính vìvậy, trong Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020, cải cách về quản

lý thuế được Nhà nước đưa ra những mục tiêu trọng tâm với yêu cầu cụ thể là đếnnăm 2015: Việt Nam là một trong những nước đứng đầu khu vực Đông Nam Á cómức độ thuận lợi về thuế

Những năm gần đây, Ngân sách Nhà nước thường xuyên bội chi khiến côngtác tổ chức hành thu của ngành thuế trở nên ngày một áp lực Trong những sắc thuếhiện hành ở Việt Nam, thuế thu nhập doanh nghiệp là sắc thuế mang lại nguồn thulớn Vì vậy, việc thu đúng - đủ, nuôi dưỡng nguồn thu và chống thất thu từ thuế thunhập doanh nghiệp nói riêng cùng các sắc thuế khác nói chung là hết sức quantrọng Có thể nói, thất thu thuế là vấn đề nan giải mà toàn ngành thuế đang phải đốimặt Quá trình hội nhập sâu và rộng của nền kinh tế đất nước tất yếu dẫn đến sựphát triển mạnh của các doanh nghiệp Từ những cơ sở sản xuất kinh doanh với vàichục lao động, vài trăm triệu đồng tiền vốn, đến những cơ sở có hàng vạn lao động

và doanh thu đạt nghìn tỷ mỗi năm Trên một triệu doanh nghiệp hoạt động với các

Trang 8

quy mô, loại hình đa dạng, trong khi nguồn lực của cơ quan thuế còn hạn chế là cơhội để các hành vi gian lận thuế của các doanh nghiệp ngày một phổ biến, tinh vi vàphức tạp hơn Điều này đe dọa đến số thu của Ngân sách Nhà nước Đặc biệt, khicác Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty Nhà nước đi vào hoạt động cùng sự xuất hiệncủa nhiều công ty đa quốc gia đầu tư vào Việt Nam thì công tác chống thất thu thuế

ở doanh nghiệp lớn trở nên cực kỳ cần thiết Theo thống kê của Tổng cục Thuế,nhóm các doanh nghiệp lớn chỉ chiếm khoảng 20% số doanh nghiệp của cả nước,nhưng đóng góp 60 đến 80% tổng số thu thuế TNDN Nhận thức được tầm quantrọng của việc quản lý thuế đối với các doanh nghiệp lớn, ngày 28/09/2009, Thủtướng Chính phủ ký Quyết định số 115/2009/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm

vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thuế trực thuộc Bộ Tài chính, trong

đó hình thành Vụ quản lý thuế doanh nghiệp lớn Ngày 19/04/2010, Bộ Tài chính kýquyết định số 856/QĐ-BTC quy định danh sách doanh nghiệp do Tổng cục thuếtrực tiếp quản lý thu thuế bao gồm 415 doanh nghiệp, là các công ty con trực thuộc,đơn vị liên kết của 35 Tổng công ty, Tập đoàn kinh tế thuộc tất cả các thành phầnkinh tế khác nhau

Mặc dù, một mục tiêu lớn trong việc thành lập Vụ Quản lý thuế doanh nghiệplớn là nhằm hỗ trợ hiệu quả hơn cho các doanh nghiệp lớn chấp hành nghĩa vụ thuếbởi đây là các doanh nghiệp chủ lực của nền kinh tế và đóng góp lớn cho ngân sáchquốc gia Tuy nhiên việc triển khai trên thực tế còn nhiều vướng mắc, bởi ở nhữngdoanh nghiệp này thường có tổ chức bộ máy chặt chẽ với đội ngũ nhân sự chuyênmôn cao nên hành vi gian lận thuế thu nhập doanh nghiệp được che đậy rất tinh vi

và khéo léo Do đó, việc tìm hiểu, nghiên cứu về hành vi gian lận thuế nhằm chốngthất thu thuế TNDN ở các doanh nghiệp lớn là cực kỳ quan trọng Vì những lý do

trên đây, em đã lựa chọn đề tài “Chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp lớn ở Việt Nam hiện nay”.

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về thất thu thuế và hoạt động chống thất thu thuếTNDN đối với doanh nghiệp lớn

Trang 9

- Phân tích thực trạng chống thất thu thuế TNDN đối với doanh nghiệp lớn ởViệt Nam giai đoạn 2011-2015.

- Đề xuất giải pháp chống thất thu thuế TNDN đối với doanh nghiệp lớn ở ViệtNam trong giai đoạn tới

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.

- Đối tượng nghiên cứu: tình hình chống thất thu thuế TNDN đối với doanhnghiệp lớn ở Việt Nam do Vụ quản lý thuế doanh nghiệp lớn quản lý

- Phạm vi nghiên cứu: giai đoạn 2011-2015

4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp tư duy: phương pháp duy vật biện chứng

- Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp thống kê, phân tích, so sánh, tổnghợp, mô hình hóa

5 Kết cấu đề tài

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, đề tài gồm 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về thất thu thuế và chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp lớn.

Chương 2: Thực trạng chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp lớn ở Việt Nam.

Chương 3: Giải pháp chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp lớn ở Việt Nam.

6 Tổng quan về tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài

Ở Việt Nam, trong thời gian qua đã có một số công trình khoa học nghiên cứu

về Quản lý thuế đối với các doanh nghiệp lớn, các công trình phải kể đến là:

Đề án: Thành lập Bộ phận quản lý thuế doanh nghiệp lớn do Tổng cục Thuế

tiến hành (năm 2008): Nội dung của đề án đề cập đến sự cần thiết phải thành lập Bộphận quản lý thuế doanh nghiệp lớn tại Việt Nam và mô hình tổ chức của bộ máycủa bộ phận này Đề án mới đưa ra định hướng quản lý, chưa đưa ra được biệnpháp, cưỡng chế cụ thể và chưa tính đến tác động của điều kiện thực tế ảnh hưởngđến công tác chống thất thu thuế đối với DNL trong điều kiện cụ thể ở Việt Nam

Trang 10

Đề tài luận văn thạc sĩ kinh tế: Quản lý thuế đối với doanh nghiệp lớn ở Việt

Nam hiện nay năm 2011 của tác giả Nguyễn Văn Mạnh: Luận văn cũng mới dừng

lại ở mức độ nghiên cứu sự cần thiết phải có bộ phận quản lý thuế đối với doanhnghiệp lớn ở Việt Nam Các vấn đề về chống thất thu thuế TNDN đối với DNL ởViệt Nam chưa được đi sâu, làm rõ, mới được đề cập ở mức khởi đầu

Luận văn Tiến sĩ kinh tế: Quản lý thuế đối với doanh nghiệp lớn ở Việt Nam

hiện nay năm 2013 của tác giả Lưu Ngọc Thơ: Luận văn đã đi sâu vào vấn đề quản

lý thuế đối với doanh nghiệp lớn ở Việt Nam, đã đề xuất được những giải pháp nângcao hiệu quả quản lý thuế đối với doanh nghiệp lớn ở Việt Nam Tuy nhiên chưa đisâu vào vấn đề chống thất thu thuế TNDN đối với doanh nghiệp lớn ở Việt Nam

Nói tóm lại, các công trình nghiên cứu về quản lý thuế đối với các doanhnghiệp lớn ở Việt Nam nói trên đều đi nghiên cứu về quản lý thuế nói chung màchưa có đề tài nào đi sâu vào vấn đề chống thất thu thuế TNDN đối với DNL ở ViệtNam hiện nay Do vậy, việc sưu tầm, tổng hợp, hệ thống hóa và phân tích đánh giálàm rõ hơn một số vấn đề về lý luận cũng như thực trạng tình hình chống thất thuthuế TNDN đối với DNL và đề xuất một số giải pháp về chống thất thu thuế TNDNđối với DNL ở Việt Nam nhằm đạt được kết quả quản lý thuế hiệu quả hơn là vấn

đề cần tiếp tục nghiên cứu và không trùng lắp với các công trình nói trên

Trang 11

CHƯƠNG 1:

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THẤT THU THUẾ VÀ CHỐNG THẤT THU THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI DOANH

NGHIỆP LỚN

1.1 Những vấn đề lý luận cơ bản về thất thu thuế

1.1.1 Khái niệm thất thu thuế

Theo từ điển tiếng Việt của Trung tâm từ điển học (NXB Đà Nẵng 1998), thấtthu nói chung trong đó có thất thu thuế là “Thu không đạt mức, ở dưới mức coi làbình thường”

Vậy ta có thể hiểu thất thu thuế là hiện tượng trong đó những khoản tiền từ các

cá nhân, tổ chức có nghĩa vụ phải nộp thuế, song vì những lý do nhất định mànhững khoản tiền đó không được nộp vào NSNN

1.1.2 Phân loại thất thu thuế

- Căn cứ vào tính chất của thất thu: Thất thu thuế gồm hai loại: Thất thu thuế

thực và thất thu thuế tiềm năng

+ Thất thu thuế thực: Được hiểu là những khoản tiền phải thu vào NSNN đãđược quy định trong luật nhưng thực tế vì lý do nào đó không được nộp vào NSNN.+ Thất thu thuế tiềm năng: Được hiểu là những khoản tiền thuộc khả năngtiềm tàng trong nền kinh tế đáng lẽ phải được khai thác động viên vào NSNN nhưngkhông được quy định trong các luật thuế

- Căn cứ vào đối tượng gây ra thất thu thuế: Theo tiêu chí này, thất thu thuế

bao gồm: thất thu thuế trong DNL, thất thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể, thấtthu thuế trong doanh nghiệp ngoài quốc doanh và thất thu thuế ở các doanh nghiệpnước ngoài

- Căn cứ vào nội dung thất thu thuế: Thất thu thuế giá trị gia tăng, thất thu

thuế tiêu thu đặc biệt, thất thu thuế xuất nhập khẩu, thất thu thuế TNDN, thất thuthuế thu nhập cá nhân, thất thu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp …

- Căn cứ vào nguyên nhân gây ra thất thu: Thất thu thuế gồm các loại chủ yếu

Trang 12

+ Thất thu thuế do chính sách: Một là, chính sách thuế chưa bao quát hết được

nguồn thu: một số khoản thu hoặc một số đối tượng chưa được chính sách thuế điều

tiết điều này đã gây ra thất thu thuế tiềm năng Hai là, một số điểm quy định trong

chính sách thuế chưa rõ ràng, gây nhiều tranh cãi làm cơ sở cho việc trốn, tránhthuế

+ Thất thu thuế do quản lý: Loại thất thu này do trình độ quản lý của cơ quan

thuế chưa đồng bộ và chuyên nghiệp; cán bộ thuế không giữ vững được phẩm chấtđạo đức, nghề nghiệp; sự phối hợp với các cơ quan liên quan chưa ăn khớp; côngtác thanh tra, kiểm tra chưa được tiến hành liên tục; hướng dẫn thủ tục hành chính,giải đáp thắc mắc không rõ ràng

+ Thất thu thuế do trốn thuế: Đây là hình thức thất thu do hành vi trốn thuế

của người nộp thuế gây ra Nhiều đối tượng cố tình kê khai không đúng số thuếđáng lẽ phải nộp theo quy định của pháp luật cũng như thực tế mà các doanh nghiệpđang kinh doanh

+ Thất thu thuế do khai thiếu thuế: Đây là trường hợp thất thu do người nộp

thuế kê khai thiếu so với tài liệu đã hạch toán trong sổ kế toán Trường hợp này,người nộp thuế không cố tình che giấu để trốn thuế

+ Thất thu thuế do tránh thuế: Đây là trường hợp thất thu do quy định pháp

luật không chặt chẽ nên người nộp thuế lợi dụng để làm giảm số thuế phải nộpnhưng không vi phạm pháp luật

+ Thất thu thuế do các nguyên nhân khách quan: Đây là loại thất thu do các

nguyên nhân không thuộc ý muốn chủ quan của cơ quan thuế và cơ quan liên quannhư: trình độ hiểu biết của người nộp thuế, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội…

1.1.3 Nguyên nhân của thất thu thuế

Tình trạng thất thu thuế nói trên do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó cómột số nguyên nhân chủ yếu sau:

- Xuất phát từ người nộp thuế: Trình độ nhận thức, hiểu biết về nghĩa vụ thuế

khóa của người nộp thuế còn nhiều hạn chế Hoặc có thể do người nộp thuế am hiểu

về thuế nhưng động cơ muốn nộp thuế ít đã thúc giục người nộp thuế dùng mọi thủ

Trang 13

đoạn, mánh khóe để trốn thuế điều này đồng nghĩa với ý thức tự giác trong việcchấp hành nghĩa vụ thuế còn yếu kém.

- Xuất phát từ cơ quan quản lý:

+ Trình độ của cán bộ còn yếu nên không thể phát hiện ra những gian lận, saisót trong các hóa đơn, chứng từ, sổ sách Do vậy, người nộp thuế có thể trốn thuế.+ Các cơ quan quản lý nhà nước chưa có sự phối hợp chặt chẽ trong công tácquản lý thuế Chính quyền các cấp chưa tích cực tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quanthuế làm việc

+ Công tác kiểm tra, thanh tra thuế mặc dù đã được cải thiện nhưng hiệu quảchưa cao Tình trạng chưa nắm bắt đủ thông tin, đánh giá đúng đối tượng mà vẫntiến hành kiểm tra, thanh tra do vậy không phát hiện được vi phạm của các cơ sở.Bên cạnh đó việc xử lý các hành vi trốn thuế, lậu thuế còn chưa nghiêm, mức xửphạt còn quá nhẹ không có tính răn đe khiến cho tình trạng trốn thuế vẫn tái phạm

- Xuất phát từ chính sách, quy trình, thủ tục hành chính:

+ Cơ chế hành thu bất hợp lý Quy trình quản lý thuế không chặt chẽ có thểtạo kẽ hở cho trốn thuế hoặc thông đồng giữa người nộp thuế với công chức thuế.+ Chính sách thuế thay đổi liên tục, diễn giải không rõ ràng còn có nhiều thiếusót, kẽ hở dẫn đến việc hiểu sai luật thuế do đó dẫn đến thực hiện sai Chưa có cácchính sách nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu bền vững và hợp lý

- Xuất phát từ các điều kiện khách quan:

+ Đặc điểm sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực: Những doanh nghiệpkinh doanh trong các lĩnh vực: kinh doanh thương mại, hoạt động vận chuyển hànhkhách, du lịch khách sạn…Những doanh nghiệp này có tình hình kinh doanh phứctạp, khó quản lý do đó dễ xảy ra tình trạng trốn thuế, gian lận thuế mà cơ quan thuếkhông phát hiện ra được

+ Điều kiện tự nhiên: Những doanh nghiệp hoạt động ở những địa bàn kinh tếphức tạp, khó khăn có xu hướng luồn lách, trốn thuế ngày càng tăng nếu không có

sự quản lý tốt

Trang 14

+ Sự bất ổn về kinh tế - xã hội cũng là một trong những nguyên nhân gây rathất thu thuế Thực tế cho thấy rằng, đất nước nào có tình hình kinh tế, xã hội bất ổn

sẽ tạo điều kiện cho gian lận thuế, trốn thuế Ngược lại, đất nước nào có tình hìnhkinh tế, xã hội ổn định sẽ tạo ra môi trường đầu tư lành mạnh, tạo ra hành lang pháp

lý mang tính răn đe từ đó làm giảm hành vi trốn thuế

1.1.4 Hậu quả của thất thu thuế

Thất thu thuế gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng không chỉ trong ngành Thuế

mà còn ảnh hưởng đến nền kinh tế - xã hội Cụ thể là:

- Thất thu thuế làm thâm hụt NSNN do đó ảnh hưởng đến kế hoạch chi tiêucủa Chính phủ Chính phủ đã đề ra kế hoạch rõ ràng, cụ thể để thực hiện đầu tư cơ

sở hạ tầng, khoa học công nghệ, đầu tư cho sản xuất kinh doanh và đã thực hiệnđược một phần hay toàn bộ công việc nhưng khi cần tiền để chi trả thì không có.Điều này đã đặt Nhà nước vào thế bị động và cần thiết phải thực hiện các biện pháp

để có thể huy động đủ tiền như: in thêm tiền, vay mượn các cá nhân, tổ chức trong

và ngoài nước, phát hành trái phiếu Chính phủ…

- Thất thu thuế còn gây bất bình đẳng giữa các đối tượng nộp thuế, tạo ra môitrường cạnh tranh không lành mạnh Thất thu thuế nghĩa là đã có các đối tượng thựchiện hành vi gian lận để làm giảm số thuế phải nộp của mình Những đối tượng cóđiều kiện như nhau, có số thuế phải nộp như nhau nhưng do thực hiện hành vi gianlận mà số thuế thực nộp vào NSNN lại khác nhau Tình trạng này là bất công vớinhững người nộp thuế chấp hành tốt pháp luật thuế

- Thất thu thuế tạo ra tiền lệ coi thường pháp luật thuế.Trong nền kinh tế vẫn

có nhiều doanh nghiệp, cá nhân có ý thức tuân thủ tự nguyện pháp luật thuế Nhưngnếu thất thu thuế do trốn thuế ngày càng gia tăng, sẽ khiến những doanh nghiệp, cánhân chấp hành tốt pháp luật thuế lưỡng lự trong việc tiếp tục chấp hành tốt với viphạm để giảm số thuế phải nộp

Trang 15

1.2 Những vấn đề cơ bản về doanh nghiệp lớn

1.2.1 Khái niệm và các hình thức doanh nghiệp lớn

Theo Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 củaQuốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì khái niệm doanh nghiệpđược xác định: Doanh nghiệp (DN) là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ

sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằmmục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh Mỗi loại hình DN có những đặc điểmhoạt động đặc trưng

Ở các nước đang phát triển, nhu cầu thực hiện công nghiệp hóa – hiện đạihóa đi tắt đón đầu đòi hỏi một lượng vốn lớn, để đảm nhận việc này thường là cácdoanh nghiệp lớn Các doanh nghiệp vừa và nhỏ khó có thể tham gia tự động màcần có một người đi đầu chỉ lối, đảm bảo sự tồn tại và phát triển khi phải cạnh tranhvới đối thủ có quy mô lớn hơn

Doanh nghiệp lớn là bộ phận kinh tế có những đóng góp quan trọng trongnền kinh tế Sự xuất hiện doanh nghiệp lớn ở các nước có thể bắt nguồn từ những lý

do khác nhau, nhưng hiện nay doanh nghiệp vẫn được coi là cỗ máy cái của nềnkinh tế, vì những đóng góp của doanh nghiệp lớn trong việc tạo ra của cải cho xãhội, đóng góp số thu cho NSNN, tạo việc làm và thu nhập cho người lao động Sựtồn tại của các doanh nghiệp lớn như là một tất yếu khách quan

Hiện nay, ở Việt Nam chưa có quy định cụ thể về khái niệm và những tiêuchí chuẩn để xác định doanh nghiệp quy mô lớn mà chỉ có quy định về doanhnghiệp nhỏ và vừa Dựa trên phương pháp loại trừ căn cứ theo Nghị định số56/2009/NĐ-CP ngày 30 tháng 06 năm 2009 của Chính phủ về trợ giúp phát triểndoanh nghiệp nhỏ và vừa, TS Lưu Ngọc Thơ (chuyên viên tại Vụ quản lý thuếdoanh nghiệp lớn) đã đưa ra khái niệm về Doanh nghiệp lớn trong Luận án Tiến sĩcủa ông như sau:

Doanh nghiệp lớn là doanh nghiệp không thuộc diện doanh nghiệp nhỏ

và vừa, gồm những cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật, có quy mô tổng nguồn vốn hoặc số lao động bình quân năm cụ thể là:

Trang 16

Khu vực Doanh nghiệp lớn

Tổng nguồn vốn Số lao động

Công nghiệp và xây

dựng - Nông lâm nghiệp

và thủy sản

Trên 100 tỷ đồng Trên 300 người

Thương mại – dịch vụ Trên 50 tỷ Trên 100 người

(Nguồn: LATS Quản lý thuế đối với Doanh nghiệp lớn ở Việt Nam hiện nay,

TS Lưu Ngọc Thơ, Vụ QLT DNL)

Tùy theo khu vực hoạt động, doanh nghiệp chỉ cần thỏa mãn một trong haiđiều kiện về lao động hoặc tổng nguồn vốn như trên thì được xác định là doanhnghiệp lớn

Trang 17

1.2.2 Đặc điểm của các doanh nghiệp lớn

Mặc dù có những sự khác nhau về tiêu thức phân loại, nhưng doanh nghiệplớn có những đặc điểm chung nổi bật Đó là những doanh nghiệp hoạt động ở tầmquốc gia, quốc tế, là nhóm người nộp thuế có tiềm năng đóng góp số thu cao nhấttrong tổng thu ngân sách quốc gia và có những đặc điểm sau:

Một là, doanh nghiệp lớn có các chi nhánh và công ty con hoạt động rộng

khắp trong và ngoài nước, trong các ngành kinh tế mạnh; có tiềm năng thu lớn; có

tư vấn chuyên môn về kế toán và thuế; có lưu giữ sổ sách kế toán; coi thuế nóichung và thuế TNDN nói riêng là loại hình chi phí cần phải được giảm thiếu thôngqua việc không tuân thủ nghĩa vụ thuế trong các giao dịch phức tạp với lượng thuếlớn, tìm cách lách các quy định luật pháp ở mọi cấp độ kinh doanh Vì vậy, việcphát hiện và ngăn chặn vấn đề này là nhiệm vụ cấp bách của cơ quan thuế

Hai là, các DNL có tác động lớn tới số thu NSNN, có khối lượng và giá trị

giao dịch lớn, tác động thường xuyên tới niềm tin và tính tuân thủ của cộng đối với

hệ thống pháp luật Họ sử dụng những hệ thống cấu trúc, hoạt động và giao dịchphức tạp, trong môi trường toàn cầy thay đổi nhanh chóng Do vậy, cơ quan quản lýthuế cần phải nắm bắt được những thay đổi đó để kịp thời quản lý

Ba là, doanh nghiệp lớn khó thay đổi nhanh cấu trúc khi cần có sự thay đổi.

Mặc dù các doanh nghiệp lớn luôn tổ chức một bộ phận nghiên cứu sự thay đổi vềnhu cầu sản phẩm, nhưng sản phẩm của các doanh nghiệp lớn đa dạng và phongphú với số lượng lớn nên khi không thích ứng với những nhu cầu của thị trường thì

sẽ rất khó khăn trong việc chuyển đổi sang loại hình sản phẩm khác phù hợp hơn

Bốn là, hoạt động của các doanh nghiệp lớn được thực hiện trong môi trường

quốc tế nên những vấn đề thị trường đầu vào, đầu ra, vận chuyển và phân phối, điềuđộng vốn, thanh toán…có những rủi ro nhất định Doanh nghiệp lớn chịu tác độngkép của nhiều mặt, nhất là các rủi ro trong mua bán hàng hóa như thuế quan, vậnchuyển, bảo hiểm, chu kỳ cung cầu, chính sách vĩ mô khác hoặc rủi ro về tỷ giá,lạm phát, chính sách ngoại hối…Một số DNL đã tận dụng môi trường kinh doanh

Trang 18

quốc tế để chuyển giá, nhằm giảm số thuế TNDN phải nộp, cơ quan thuế cần lưu ývấn đề này trong quản lý thuế đối với DNL.

Năm là, doanh nghiệp lớn thường tiến hành các hoạt động kinh doanh phức

tạp, đa dạng, dẫn đến nảy sinh các vấn đề áp dụng diễn giải thuế một cách phức tạpnhằm lợi dụng các kẽ hở của pháp luật thuế để trốn thuế, tránh thuế

Sáu là, doanh nghiệp lớn có đội ngũ tư vấn chuyên môn về kế toán và thuế,

thường lưu giữ sổ sách kế toán rất chặt chẽ và thường có hệ thống tin học kế toánxây dựng bài bản với hệ thống tin học phát triển Vì vậy, nếu có gian lận thuế cũngđược thực hiện rất tinh vi, cơ quan thuế gặp rất nhiều khó khăn để phát hiện đượcnhững gian lận đó

Ngoài ra, các doanh nghiệp lớn ở Việt Nam còn mang những đặc điểm: phần lớn

là doanh nghiệp nhà nước chưa hoặc đang trong bước đầu cổ phần hóa, kinh doanhtrong những lĩnh vực độc quyền, trọng điểm như than, dầu khí, khai thác mỏ…

1.2.3 Vai trò của các doanh nghiệp lớn đối với nền kinh tế

Doanh nghiệp lớn là bộ phận quan trọng của nền kinh tế Doanh nghiệp lớnđóng vai trò mở đường, dẫn dắt, cải tạo, thúc đẩy và quyết định sự phát triển củacác bộ phận kinh tế khác cũng như sự phát triển của nền kinh tế quốc dân Vai tròcủa doanh nghiệp lớn đối với nền kinh tế được thể hiện trên các khía cạnh sau:

Một là: Doanh nghiệp lớn tạo nguồn thu lớn cho Ngân sách Nhà nước để phát triển kinh tế xã hội

Đối với nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam, đóng góp của DNL vào tổng thuNSNN là rất lớn Tỷ lệ đóng góp của các DNL trong tổng thu nhập nội địa hàngnăm ở Việt Nam, tỷ lệ này trong tổng thu nội địa khoảng 39,4%

Hai là: Doanh nghiệp lớn có vai trò quan trọng trong việc xây dựng hạ tầng cho nền kinh tế:

Do tác động của quy luật giá trị, việc đầu tư vào hạ tầng kinh tế như giaothông, thông tin liên lạc, điện, xây dựng hạ tầng, vận tải hành khách và hàng hóa lànhững dự án đầu tư thường vượt ra khỏi khả năng tài chính, khả năng kỹ thuật vàcông nghệ đối với các doanh nghiệp có quy mô nhỏ hoặc các bộ phận kinh tế khác

Trang 19

Ngay cả đối với mỗi quốc gia, việc đầu tư vào các dự án hạ tầng ở một số vùng xét

về mặt tài chính là có những rủi ro lớn Chính vì vậy, các doanh nghiệp lớn có tiềmlực tài chính được coi là giải pháp cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng ở nhiều quốcgia, nhất là những quốc gia đang phát triển

Ba là: Doanh nghiệp lớn là công cụ để Nhà nước điều tiết nền kinh tế

Các DNL thuộc những lĩnh vực then chốt của mỗi nền kinh tế đều có sựtham gia của Chính phủ, có thể chiếm 100% cổ phần hoặc cổ phần chi phối đủ để cóđược quyền kiểm soát doanh nghiệp, do đó Nhà nước có thể tác động váo ự pháttriển của nền kinh tế theo những chiều hướng hoặc theo những chính sách thích hợpvới lợi ích quốc gia trong từng giai đoạn cụ thể Lúc này DNL có thể là công cụ sắcbén đề Nhà nước thực hiện sứ mệnh này Nếu không có một lực lượng kinh tế mạnh(chi phối tại các DNL) thì trong nhiều trường hợp sự can thiệp đó có thể bị cơ chếthị trường vô hiệu hóa Do đó, DNL có vai trò vĩ mô điều hành trên phạm vi toàn bộnền kinh tế, làm cho nền kinh tế thị trường hoạt động thông suốt, tạo lập những cânđối lớn mà thị trường không tự điều hành được

Bốn là: Doanh nghiệp lớn thúc đẩy và đảm bảo việc làm

Các DNL thường tạo nhiều việc làm cho người lao động DNL có quy mô lớnnên số lượng lao động làm việc tại mỗi DNL cũng đông hơn nhiều so với từngDNNVV DNL thường đảm nhiệm những dự án lớn, cần sự tham gia đông đảo củalực lượng lao động Theo số liệu thống kê thì DNL tại mỗi quốc gia giải quyết được

từ 25-50% số lao động làm việc tại khối doanh nghiệp

Năm là: Góp phần giảm nghèo đói là vai trò được các quốc gia đang phát triển kỳ vọng nhất từ các doanh nghiệp lớn

Trong thực tế, DNL đã thực hiện được vai trò này ở một số vùng, đối vớinhững vùng kinh tế kém phát triển của một quốc gia, nếu không có sự hoạt độngcủa các DNL với tư cách là động lực thì việc phát triển tăng trưởng kinh tế cùng vớixóa đói, giảm nghèo khó có thể thực hiện được

Sáu là: Tăng cường sự phát triển kinh tế xã hội và củng cố chủ quyền quốc gia là vai trò khá phổ biến của DNL ở các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia

Trang 20

đang phát triển Sự tồn tại của DNL trong nhiều lĩnh vực then chốt của nền kinh tếđảm bảo cho Chính phủ đứng vững trước sức ép kinh tế của các quốc gia khác, cũngnhư sức ép từ các doanh nghiệp khác khi đứng trước sự cần thiết phải thay đổi hoặcđiều chỉnh chính sách cũng như cơ cấu kinh tế Mục tiêu kinh doanh của các DNLcuối cùng là lợi nhuận, các DNL đều phải hoạt động có hiệu quả theo nguyên tắcthu bù chi và đảm bảo có lãi Doanh nghiệp lớn ở bất cứ quốc gia nào đều gánh vácmột số hay toàn bộ những vai trò nêu trên, tuy nhiên vai trò của DNL được thể hiệnvới mức độ khác nhau ở các nước khác nhau.

1.3 Những vấn đề lý luận cơ bản về chống thất thu thuế thu nhập doanh

nghiệp

1.3.1 Khái niệm chống thất thu thuế

Chống thất thu thuế là sự tác động của cơ quan thuế và các cơ quan liên quan đến những đối tượng và hoạt động gây ra thất thu thuế nhằm phát hiện, ngăn ngừa

và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật thuế của ĐTNT làm số thuế lẽ ra phải nộp nhưng không được nộp vào NSNN.

Khái niệm chống thất thu thuế nêu trên cho thấy chống thất thu thuế gồm cáckhía cạnh sau:

Thứ nhất, chủ thể thực hiện chống thất thu thuế là các cơ quan nhà nước có

thẩm quyền trong đó cơ quan thuế giữ vai trò chủ đạo Để hoạt động chống thất thuthuế đạt hiệu quả cao cơ quan thuế cần phối hợp với các cơ quan liên quan như:Ngân hàng, Kho bạc, Công an kinh tế, Chính quyền địa phương các cấp…

Thứ hai, công cụ mà cơ quan thuế và cơ quan liên quan áp dụng để chống thất

thu thuế là các biện pháp tác động vào dạng thất thu thuế, các nguyên nhân gây rathất thu thuế và các biện pháp này có tính bắt buộc cao

Thứ ba, mục đích của công tác chống thất thu thuế là đảm bảo NNT nộp đúng,

nộp đủ, nộp kịp thời số thuế phải nộp vào NSNN theo đúng luật; tạo môi trườngcạnh tranh lành mạnh, bình đẳng; ổn định, phát triển kinh tế - xã hội…

Trang 21

1.3.2 Nội dung chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp

1.3.2.1 Chống thất thu về người nộp thuế

Chống thất thu về người nộp thuế tức là không bỏ sót ĐTNT theo đúng quyđịnh của pháp luật thuế Cụ thể:

Một là, nắm bắt được các thông tin định danh của NNT: tên, địa chỉ, số chứng

minh thư nhân dân, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú,…

Hai là, nắm bắt được tình hình cơ bản về hoạt động sản xuất kinh doanh của

doanh nghiệp: mã số thuế, địa điểm kinh doanh, mặt hàng kinh doanh…

Ba là, nắm bắt đầy đủ, chính xác, kịp thời tình hình thay đổi thông tin định

danh của NNT; thay đổi thông tin đăng ký thuế; thay đổi địa điểm kinh doanh; thayđổi cơ quan thuế quản lý

Bốn là, nắm bắt được tình hình phát sinh và chấm dứt hoạt động sản xuất kinh

doanh của ĐTNT: doanh nghiệp có tiến hành sản xuất kinh doanh nhưng khôngđăng ký mã số thuế; chấm dứt hoạt động nhưng chưa chấm dứt hiệu lực mã số thuếhoặc đã chấm dứt hiệu lực mã số thuế; đối tượng nộp thuế nghỉ, tạm nghỉ kinhdoanh nhưng thực tế vẫn tiến hành sản xuất kinh doanh

1.3.2.2 Chống thất thu về căn cứ tính thuế

Chống thất thu về căn cứ tính thuế đòi hỏi phải xác định chính xác căn cứ tínhthuế, việc xác định chính xác căn cứ tính thuế là yếu tố quan trọng để xác địnhchính xác số thuế phải nộp

Đối với thuế TNDN, căn cứ tính thuế là thu nhập tính thuế và thuế suất thuế

TNDN Nội dung chống thất thu thuế TNDN:

- Xác định đúng thu nhập tính thuế theo công thức sau:

Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - Thu nhập miễn thuế - Các khoản

lỗ được kết chuyển theo quy định

Thu nhập chịu thuế = Doanh thu – Chi phí được trừ + Các khoản thu nhập khác.Muốn xác định đúng thu nhập tính thuế cần phải xác định đúng các yếu tố cấuthành nên nó, tức là xác định đúng thu nhập miễn thuế, lỗ kết chuyển, doanh thu,chi phí được trừ và các khoản thu nhập chịu thuế khác

Trang 22

Thứ nhất, đối với doanh thu tính thuế TNDN cần chú ý tới thời điểm ghi nhận

doanh thu có thể là khi xuất hóa đơn hoặc đối với DN xây lắp là khi bàn giao côngtrình, hạng mục công trình xây dựng mà không quan tâm tới thời điểm xuất hóađơn Xác định chính xác thời điểm ghi nhận doanh thu thì số tiền thuế của Nhà nước

sẽ không bị chiếm dụng – tức là thực hiện chống thất thu trong quản lý thu nộpthuế Để xác định đúng doanh thu tính thuế không chỉ quan tâm tới thời điểm ghinhận doanh thu mà còn phải chú ý tới cách thức xác định doanh thu trong một sốtrường hợp đặc biệt Thường thì doanh thu tính thuế các DN khó thực hiện gian lận

vì có cơ chế kiểm soát hai chiều giữa hóa đơn mua vào và hóa đơn bán ra

Thứ hai, để được coi là chi phí được trừ thì phải thỏa mãn đồng thời các điều

 Khoản chi có mức chi hợp lý

 Khoản chi tương ứng với doanh thu tính thuế

 Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20triệu đồng trở lên (đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanhtoán không dùng tiền mặt

Các khoản chi được trừ phải đáp ứng các nguyên tắc trên đồng thời phải lànhững khoản chi không nằm trong danh mục các khoản chi không được trừ theoquy định của pháp luật

Trong thực tế, các DN thường đưa sai các khoản mục chi phí vào chi phí đượctrừ như ghi không đầy đủ các yếu tố trên hóa đơn, áp dụng không đúng định mứcđược trừ theo quy định của pháp luật, cố tình hạch toán sai chi phí vào chi phí đượctrừ (chi phí thực tế phát sinh không liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanhcủa doanh nghiệp, chi phí không tương ứng với doanh thu tính thuế) Biết đượcnhững cách thức DN thường gian lận để được tính vào chi phí hợp lý thì công chức

Trang 23

thuế cần tập trung kiểm tra sâu những “điểm nhấn” DN thường kê khai sai bằngcách đối chiếu với giữa các báo cáo kế toán với nhau, yêu cầu kiểm tra hóa đơn,chứng từ, đối chiếu với định mức do Nhà nước ban hành nếu đó là mặt hàng Nhànước ban hành định mức hoặc định mức do DN đã khai báo với cơ quan thuế.

Thứ ba, thông thường trong một niên độ kế toán, DN ít khi có các giao dịch

tạo thu nhập khác Tuy nhiên không phải vì thế mà cơ quan thuế bỏ qua không kiểmtra chi tiết các khoản thu nhập khác Đôi khi các DN lợi dụng mọi thủ đoạn để làmgiảm số thuế phải nộp nên việc khai báo giảm thu nhập khác là điều rất có thể xảy

ra Vì vậy cơ quan thuế cần kiểm soát chặt chẽ các khoản thu nhập khác thông quahóa đơn bán hàng và các chứng từ liên quan

- Xác định đúng mức thuế suất: Thông thường Luật thuế thu nhập doanhnghiệp của mỗi nước đều quy định mức thuế suất phổ thông, các mức thuế suất ưuđãi và các mức thuế suất cao hơn mức thuế suất phổ thông Cơ quan thuế cần kiểmtra xem đối tượng nộp thuế có áp đúng thuế suất thuế TNDN không? Theo Luật số32/2013/QH13: “Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập doanhnghiệp” thì mức thuế suất phổ biến hiện hành là 22% và còn một số mức thuế suất

ưu đãi: 20%, 17%, 10%

1.3.2.3. Chống thất thu trong quản lý nợ và cưỡng chế thuế

Thất thu thuế trong quản lý nợ và cưỡng chế thuế là việc số thuế đã được NNT tựtính, tự khai hoặc do cơ quan thuế phát hành thông báo thuế nhưng lại không được nộpkịp thời vào NSNN theo đúng luật thuế Đây là loại thất thu không ảnh hưởng đến sốthuế phải nộp vào NSNN nhưng do nộp chậm, dây dưa nợ đọng nên ảnh hưởng đến kếhoạch chi tiêu của Chính phủ, hơn nữa tiền còn có giá trị theo thời gian

Công tác chống thất thu trong quản lý nợ và cưỡng chế thuế gồm một số nộidung sau:

Một là, xuất phát từ tâm lý sợ tiếp xúc và làm việc với cơ quan thuế của người

nộp thuế và từ đó hình thành tâm lý trốn tránh, không nộp thuế đúng thời hạn, chỉ nộpkhi bị cơ quan thuế nhắc nhở Vì vậy, ngành thuế cần tăng cường các biện pháp tuyêntruyền hỗ trợ, khuyến khích, động viên các DN thực hiện nghĩa vụ với NSNN

Trang 24

Hai là, để đảm bảo thuế được nộp vào ngân sách đúng hạn cơ quan thuế cần

thực hiện các biện pháp đôn đốc thu hồi nợ: Nhắc nhở qua điện thoại, nhắc nhở quathư điện tử, thông báo nộp thuế, thông báo nợ thuế và phạt chậm nộp thuế… và cácbiện pháp cưỡng chế: Trích tiền từ tài khoản ngân hàng, khấu trừ một phần tiềnlương, dừng làm thủ tục hải quan, thu hồi mã số thuế, đình chỉ sử dụng hóa đơn…

1.3.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động chống thất thu thuế

1.3.3.1 Những nhân tố chủ quan

Thứ nhất, về chính sách thuế và pháp luật thuế: Nếu chính sách thuế không

hợp lý sẽ điều tiết quá mức - tức là lạm thu hoặc bỏ sót nguồn thu - tức là tạo ra thấtthu thuế tiềm năng Chính sách thuế chỉ định hướng cho người ta cần làm gì để đạtđược mục tiêu mong muốn, do vậy cần thể chế hóa chính sách thuế thành pháp luậtthuế Pháp luật thuế là hệ thống những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung (bắtbuộc người ta phải làm gì trong những điều kiện, hoàn cảnh nhất định và khôngđược làm gì) Nếu pháp luật thuế rõ ràng, minh bạch, đưa ra các quy định phù hợpvới điều kiện cụ thể của từng quốc gia trong từng giai đoạn lịch sử nhất định sẽ baoquát được tất cả nguồn thu trong xã hội – tức là hạn chế được thất thu thuế tiềmnăng và NNT tuân theo khung pháp lý chuẩn, không có kẽ hở để có cơ hội luồnlách, trốn và tránh thuế - tức là giảm thất thu thuế thực

Thứ hai, về trình độ chuyên môn, năng lực, phẩm chất của đội ngũ cán bộ

công chức thuế: Công chức thuế phải là người am hiểu kiến thức của tất cả các lĩnhvực vì trong nền kinh tế có rất nhiều doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng hóa,dịch vụ khác nhau: doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp thương mại, công ty chứngkhoán, công ty bảo hiểm…Nếu cán bộ thuế không có kiến thức sâu và rộng thìkhông thể quản lý hoặc quản lý lỏng lẻo các loại hình doanh nghiệp, các doanhnghiệp có thể lợi dụng điều này để thực hiện các hành vi gian lận thuế từ đó làmthất thu thuế Hơn nữa, trong môi trường làm việc đầy cám dỗ, đòi hỏi công chứcthuế phải có phẩm chất chính trực, vững vàng, thanh liêm Nếu không giữ vữngđược phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp thì rất dễ bị đồng tiền lôi cuốn mà móc nốivới NNT để thực hiện các hành vi nới lỏng các quy định của pháp luật cho NNT và

Trang 25

Thứ ba, tính hiệu quả trong tổ chức thực hiện các chức năng quản lý thuế Xây

dựng hệ thống chính sách thuế và pháp luật thuế hợp lý, cán bộ có trình độ chuyênmôn, năng lực, phẩm chất tốt nhưng khâu tổ chức thực hiện chức năng quản lý thuếkhông hiệu quả thì không thể nào tác động đến NNT làm cho họ hiểu nghĩa vụ thuế,cách tính toán số thuế, thời gian nộp thuế, hậu quả của việc không tuân thủ - đặcbiệt trong điều kiện cơ chế tự tính, tự khai, tự nộp thuế Từ đó, mục đích đề ra chínhsách thuế và pháp luật thuế là đảm bảo NNT nộp đủ thuế, nộp đúng hạn không đạtđược, và xảy ra thất thu thuế là lẽ tự nhiên Chức năng chủ yếu của quản lý thuế là:tuyên truyền, giáo dục pháp luật thuế; hỗ trợ NNT; quản lý kê khai thuế, nộp thuế;đôn đốc thu nộp thuế; thanh tra, kiểm tra NNT; thu nợ và cưỡng chế thuế Cụ thể:

- Tuyên truyền, giáo dục pháp luật thuế: Đó là việc: “Chuyển tải thông tin vềpháp luật thuế đến mọi thành viên trong xã hội bằng những hình thức, biện pháp cụthể” Hoạt động này giúp NNT hiểu được pháp luật thuế, các quy trình thủ tục về thuế,hình phạt nếu không tuân thủ và quan trọng hơn người nộp thuế hiểu được bản chất củathuế là để chi dùng cho toàn xã hội chứ không phải thu thuế để sử dụng cho lợi ích cánhân Nếu thực hiện tốt được hoạt động này sẽ nâng cao tính tuân thủ tự nguyện củaNNT và thất thu thuế sẽ giảm xuống do tất cả NNT đều nộp đủ thuế, nộp đúng hạn

- Hỗ trợ người nộp thuế: “Tạo những điều kiện tốt nhất để người nộp thuế thựchiện nghĩa vụ thuế như: Hướng dẫn kê khai, giải đáp vướng mắc…”.Hoạt động tuyêntruyền được thực hiện phủ sóng toàn doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân Tuy nhiên, donhiều yếu tố không tương đồng giữa các doanh nghiệp hoặc giữa các cá nhân khácnhau cũng có những thắc mắc khác nhau Do đó, cần thiết phải có thêm chức năng hỗtrợ NNT nhằm giải đáp những thắc mắc phát sinh trong quá trình thực hiện nghĩa vụthuế Nếu dịch vụ hỗ trợ NNT thực hiện không tốt như giải đáp thắc mắc sai, hướngdẫn người nộp thuế sai sẽ dẫn đến NNT thực hiện sai và làm thất thu thuế thực

- Quản lý kê khai thuế, nộp thuế: có nội dung nắm bắt toàn bộ tình trạng đăng

ký thuế, kê khai thuế, nộp thuế và nợ thuế của người nộp thuế Hoạt động này giúpcán bộ thuế nắm bắt được toàn bộ thông tin định danh và thông tin liên quan đếnNNT; thông tin về quá trình kê khai thuế nhằm tránh tình trạng bỏ sót đối tượng có

Trang 26

hoạt động sản xuất kinh doanh phải nộp thuế nhưng không nộp thuế, là cơ sở để cơquan thuế thực hiện chức năng đôn đốc thu nộp thuế và thanh tra, kiểm tra thuế.

- Đôn đốc thu nộp thuế: “Nhắc nhở người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ nộpthuế vào Ngân sách Nhà nước” Nếu hoạt động này được thực hiện tốt sẽ giúpchống thất thu thuế trong quản lý thu nộp thuế (tránh tình trạng nộp chậm thuế, nợđọng, dây dưa kéo dài)

- Thanh tra, kiểm tra thuế: “Kiểm soát, đối chiếu, đánh giá tính đúng đắn, trungthực trong hoạt động kê khai thuế và thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế” Đây

là chức năng rất quan trọng để chống thất thu thuế Nhờ có chức năng này mà giúp cán

bộ thuế phát hiện ra tình trạng gian lận thuế, trốn thuế trong nhiều doanh nghiệp qua đóthực hiện truy thu và phạt thuế hàng chục tỷ đồng Hơn nữa, hoạt động này của cơ quanthuế giúp hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật thuế thông qua những kẽ hở màcác đối tượng nộp thuế đã sử dụng để giảm số thuế phải nộp

- Thu nợ và cưỡng chế thuế: “Dùng các cách thức, biện pháp buộc người nộpthuế thực hiện nghĩa vụ thuế, thực hiện quyết định hành chính thuế” Đây là hoạtđộng mà cơ quan thuế áp dụng đối với những NNT có thái độ chây ỳ, không chịunộp thuế vào NSNN Thực hiện tốt hoạt động này không những có thể thu đượcthuế mà còn mang tính răn đe đối với các đối tượng khác

Thứ tư, sự phối hợp nhịp nhàng của các cơ quan liên quan Để có thể thực hiện

chống thất thu thuế hiệu quả, cần thiết phải có sự giúp đỡ của các cơ quan liên quan:Ngân hàng, Công an, Cơ quan quản lý thị trường… sẽ giúp cơ quan thuế biết đượcthông tin về tài khoản ngân hàng của người nộp thuế để có thể thực hiện biện phápcưỡng chế chẳng hạn trích tiền từ tài khoản ngân hàng, Công an sẽ giúp cơ quanthuế nắm bắt được tình hình kinh doanh của ĐTNT, cơ quan quản lý thị trường sẽcho biết tình hình biến động giá cả trên thị trường…

Trang 27

1.3.3.2 Những nhân tố khách quan

Nhân tố khách quan là nhớm nhân tố mà nó tác động tới hoạt động chống thấtthu thuế không theo ý muốn của cơ quan thuế, cơ quan thuế chỉ có thể tác động vàonhóm nhân tố này để nâng cao hiệu quả chống thất thu thuế Nhóm nhân tố kháchquan gồm trình độ phát triển; đặc điểm kinh tế - xã hội và trang bị kỹ thuật cho cán

bộ thuế Cụ thể:

Một là, trình độ phát triển và đặc điểm kinh tế - xã hội:

- Lợi nhuận của doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế Khi lợi nhuận của DNcao, DN trang trải đủ các chi phí và phần lợi nhuận còn lại đáp ứng được kỳ vọngcủa cổ đông, chủ sở hữu thì DN sẽ nộp đủ thuế, đúng hạn để nâng cao uy tín cho

DN điều này đồng nghĩa với việc thực hiện hành vi gian lận thuế giảm xuống

- Ý thức của NNT: Nếu ý thức của NNT được nâng cao thì thất thu thuế giảm

và hoạt động chống thất thu thuế cũng có sự tham gia tích cực của NNT NNT hiểuđược trách nhiệm, quyền hạn, nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước thì hộ sữ tựnguyện nộp thuế vào NSNN mà không cần có sự tác động của cơ quan thuế đồngthời NNT còn phát hiện, khai báo, tố cáo các trường hợp trốn thuế, gian lận thuếhoặc các hành vi cấu kết của cán bộ thuế đối với NNT Đây được xem là yếu tốquan trọng hàng đầu trong công tác chống thất thu thuế

- Đặc điểm kinh tế - xã hội của từng địa phương: Những địa phương, địa bàn ởvùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa công tác chống thất thu thuế thường khó đạtđược hiệu quả cao do ý thức của người dân chưa cao, hiểu biết của cán bộ thuế chưasâu và rộng, trang bị kỹ thuật kém, hơn nữa ngay từ đầu đã có sự quản lý lỏng lẻo

do đó thất thu thuế thường cao

- Phong tục, tập quán, thói quen Những người mua ít hàng hoặc mua hàngngoài chợ thường không lấy hóa đơn do vậy rất khó cho cơ quan thuế khi kiểm tranhững doanh nghiệp bán hàng cho người mua lẻ không lấy hóa đơn, thậm chí nhữngdoanh nghiệp này còn lợi dụng khách hàng không lấy hóa đơn để mua hóa đơn đầuvào khống (hóa đơn GTGT đầu vào cao để được khấu trừ nhiều) nhằm làm tăng chiphí được trừ từ đó làm giảm số thuế TNDN phải nộp

Trang 28

Hai là, trang bị kỹ thuật cho cán bộ thuế: Nếu cán bộ thuế đã có trình độ

chuyên môn giỏi lại được trang bị kỹ thuật hiện đại thì hoạt động chống thất thuhiệu quả hơn nhiều điều này đặc biệt cần thiết khi lực lượng cán bộ thuế ở Việt Namcòn ít Cán bộ thuế có thể phát hiện nhiều trường hợp trốn thuế, sau đó lưu trữ vào

cơ sở dữ liệu để có thể dễ dàng quản lý sau này

1.3.4 Sự cần thiết phải tăng cường chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp

đối với doanh nghiệp lớn

Thứ nhất, xuất phát từ tầm quan trọng của thuế TNDN trong hệ thống thuế

- Thuế TNDN chiếm tỷ trọng khoảng 25% tổng thu từ thuế, phí Nhưng theoLuật thuế TNDN số 32/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế TNDN số14/2008 thì thuế suất thuế TNDN bắt đầu từ 01/01/2014 là 22% nhưng đến01/01/2016 thuế suất sẽ giảm xuống 20% Như vậy để phù hợp với thông lệ quốc tế

và theo lộ trình cải cách thuế 2014 – 2020 thuế suất thuế TNDN sẽ liên tục giảmxuống, điều này làm giảm nguồn thu cho NSNN do đó cần phải siết chặt quản lýthuế TNDN để tránh tình trạng gian lận thuế làm thất thu NSNN

- Kiểm soát và nắm bắt thêm các thông tin về DN Thông qua khai báo thuếcủa DN, cơ quan thuế có thể nắm bắt được phần nào tình hình kinh doanh của DN

để từ đó có những điều chỉnh cho hợp lý Nhưng những số liệu này có thể phản ánhkhông trung thực tình hình kinh doanh của DN nên qua công tác kiểm tra tại trụ sở

DN thì công chức thuế có thể tìm hiểu được nhiều thông tin chính xác về DN, cóthể nắm bắt các thủ đoạn gian lận thuế để lưu trữ vào cơ sở dữ liệu ngành Thuế tạođiều kiện thuận lợi trong việc quản lý, tìm kiếm sau này

Thứ hai, xuất phát từ thực trạng quản lý thuế TNDN hiện nay

- Do khối lượng DNL tăng lên đáng kể đã gia tăng gánh nặng quản lý đối với

cơ quan thuế Hiện nay số lượng công chức thuế ở Việt Nam còn mỏng so với lựclượng “hùng hậu” ở các DNL, do đó khó tránh khỏi việc không phát hiện đượcnhững gian lận, sai sót trong các giao dịch của NNT

- DNL ngày càng gia tăng cả về số lượng và quy mô, kinh doanh đa dạng cácngành nghề Nhưng với DNL thì ngoài những mục đích điều tiết, định hướng nền

Trang 29

kinh tế, cũng luôn tồn tại mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận Để đạt được mục tiêu đócác DNL cũng không từ một thủ đoạn, mánh khóe nào Vì mục tiêu lợi nhuận, các

DN sẵn sàng khai tăng chi phí được trừ, khai giảm doanh thu, áp dụng định mức kỹthuật không đúng quy định, mua hóa đơn khống để làm tăng chi phí được trừ hoặcbán hàng không xuất hóa đơn nhưng vẫn tập hợp đầy đủ chi phí đầu vào…Nhữngthủ đoạn này của DN cơ quan thuế rất khó phát hiện, để có thể phát hiện được cần

có sự phối hợp với các cơ quan liên quan: Ngân hàng, Công an, cơ quan quản lý thịtrường

Xuất phát từ lý do trên cần thiết phải tăng cường chống thất thu thuế TNDNđối với DNL để góp phần tăng thu cho NSNN; tạo ra môi trường cạnh tranh lànhmạnh, công bằng; quản lý chặt chẽ được các ĐTNT TNDN qua đó nâng cao uy tíncủa Nhà nước đối với DNL nói riêng và tất cả các DN ở Việt Nam nói chung

2

Tóm lại, chương 1 đã đề cập đến 3 nội dung cơ bản: Phần thứ nhất là những vấn đề lý luận cơ bản về thất thu thuế Phần thứ hai là những vấn đề cơ bản về doanh nghiệp lớn Phần thứ ba là những vấn đề lý luận cơ bản về chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp Những nội dung này mang tính chất lý thuyết, nhưng

nó là cơ sở, nền tảng cho các phân tích và nhận định ở các phần tiếp theo, đồng thời cũng là vật chứng để đối chiếu từ tổng thể đến chi tiết với thực trạng quản lý thuế và chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với DNL ở Việt Nam hiện nay sẽ được đề cập trong chương 2 dưới đây, từ đó có cơ sở đưa ra những mặt đạt được, mặt chưa đạt được và nguyên nhân của mặt chưa đạt được trong công tác quản lý thuế đối với daonh nghiệp lớn ở Việt Nam hiện nay Mặt khác, các nội dung này cũng là cơ sở đưa ra các giải pháp sẽ được trình bày trong chương 3.

Trang 30

CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG THẤT THU THUẾ VÀ HOẠT ĐỘNG CHỐNG THẤT

THU THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI DOANH

NGHIỆP LỚN Ở VIỆT NAM

2.1 Kết quả thu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp lớn ở Việt Nam những năm qua

Thực hiện Quyết định số 115/2009/QĐ-TTg cùng với chủ trương của Bộ Tàichính về việc cải cách, kiện toàn bộ máy quản lý ngành thuế, kết hợp linh hoạt môhình quản lý thuế theo chức năng với quản lý thuế theo đối tượng, nhằm nâng caohiệu quả và hiệu lực quản lý theo hướng cải cách hành chính và hiện đại hóa, ngày14/01/2010, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 106/QĐ-BTC quyđịnh nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Vụ và Văn phòng thuộc Tổngcục Thuế, theo đó, Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp lớn thực hiệnc hức năng, nhiệm

vụ cơ bản sau: Tham mưu trình Tổng cục hướng dẫn, giải đáp cơ chế chính sáchthuế, tham mưu nghiên cứu, đề xuất về cơ chế, chính sách thuế đặc thù và quản lýthuế đối với DNL như thanh tra, kiểm tra, quản lý nợ, xây dựng dự toán… đối vớicác DNL

Tại Tổng cục Thuế, Vụ quản lý thuế doanh nghiệp lớn là đầu mối thực hiệnquản lý gián tiếp các DNL thông qua hệ thống cơ sở dữ liệu của ngành thuế và cơchế báo cáo của các Cục thuế địa phương Bộ phận quản lý thuế đối với doanhnghiệp lớn tại Tổng cục Thuế đã phân chia các DNL thành các nhóm ngành kinh tế

cơ bản như: Điện lực, Viễn thông, Dầu khí, Xây dựng, Tài chính ngân hàng, Hóachất, cao su, xăng dầu, công nghiệp ô tô và giao cho nhóm cán bộ quản lý theo cơchế chuyên biệt Nhóm cán bộ này có trách nhiệm theo dõi, thu nhập, thông tin vềtình hình sản xuất kinh doanh, tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp

và có trách nhiệm phân tích, đánh giá, giải quyết các vướng mắc về chính sách, cơchế quản lý thuế có liên quan đến doanh nghiệp được giao quản lý Tại Cục thuế địaphương có 1 phòng kiểm tra thuế hoặc 1 bộ phận của phòng kiểm tra thuế thực hiện

Trang 31

quản lý thuế đối với DNL trên địa bàn và có trách nhiệm thực hiện báo cáo theođịnh kỳ hoặc theo yêu cầu của Vụ quản lý thuế DNL trong công tác quản lý thuếDNL Ngày 8/12/2010, Tổng cục thuế đã có Quyết định số 2506/QĐ-TCT quy định

về trách nhiệm của Vụ quản lý thuế DNL và Cục thuế trong công việc quản lý thuếđối với DNL Như vậy, hiện nay bộ máy quản lý thuế DNL ngày càng hoàn thiệngóp phần chống thất thu thuế đối với DNL nói chung và chống thất thu thuế thunhập doanh nghiệp đối với DNL nói riêng

Hiện tại, Bộ phận quản lý thuế đối với DNL theo dõi, giám sát, tập trung dữliệu về tình hình phát sinh của tất cả các khoản thuế, phí nội địa đối với các DNL.Hằng năm, số thu NSNN từ các DNL cũng như số thuế thu nhập doanh nghiệp từcác DNL hàng năm tương đối ổn định, cụ thể như sau:

Bảng 2: Kết quả thu NSNN toàn quốc và của các DNL giai đoạn 2011-2015

THỰC HIỆN THU NSNN GIAI ĐOẠN 2011-2015 (tỷ đồng)

II Tổng thu nội địa do

ngành thuế quản lý 525.000 607.844 659.255 681.121 657.121III Thu NSNN từ các DNL 206.630 205.372 210.351 272.414 289.515

Trang 32

Biểu đồ 1: Kết quả Tổng thu NSNN, Tổng thu nội địa và Thuế TNDN DNL

Trang 33

Từ bảng và biểu đồ trên đây, ta thấy giai đoạn 2011-2015, đóng góp vàoNSNN của các DNL chiếm tỷ trọng khoảng 30% trong tổng thu NSNN (cụ thể: năm

2011 là 28,6%; năm 2012 là 27,9%; năm 2013 là 25,8%; năm 2014 là 33,5%; năm

2015 là 35,0%), chiếm tỷ trọng khoảng 37,8% trong tổng thu nội địa ngành thuếquản lý (cụ thể: năm 2011 là 39,4%; năm 2012 là 33,8%; năm 2013 là 31,9%; năm

2014 là 40,0%; năm 2015 là 44%) cho thấy tầm quan trọng của phần đóng góp củacác DNL vào NSNN

Đặc biệt, số thu tuyệt đối về thuế TNDN DNL giai đoạn 2011-2015 chiếm tỷtrọng khoảng 4,2% trong tổng thu NSNN (cụ thể từng năm như trong bảng trên),chiếm khoảng 5,1% trong tổng thu nội địa ngành thuế quản lý, chiếm khoảng 13,6%trong thu NSNN từ các DNL Số thu thuế TNDN DNL năm 2012 so với năm 2011tăng 697 tỷ đồng tương ứng tăng 2,5%, năm 2013 so với năm 2012 tăng 1800 tỷđồng tương ứng tăng 6,3%, năm 2014 so với năm 2013 tăng 2852 tỷ đồng tươngứng tăng 8,5%, năm 2015 so với năm 2014 tăng 6259 tỷ đồng tương ứng tăng18,7%

Như vậy, ta thấy số thu tuyệt đối về thuế TNDN từ các DNL không chỉ tănglên, mà tỷ trọng của nó trong tổng thu nội địa toàn ngành và tỷ trọng trong Tổng thucũng có chiều hướng gia tăng đáng kể Điều này cho thấy việc thắt chặt quản lý thuthuế TNDN đối với các DNL ngày càng đem lại hiệu quả cao

2.2 Thực trạng hoạt động chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp lớn ở Việt Nam giai đoạn 2011- 2015

2.2.1 Thực trạng hoạt động chống thất thu về người nộp thuế (NNT)

Để chống thất thu về NNT đối với các DNL, từ khi thành lập đến nay, Vụ QLTDNL đã không ngừng xây dựng cơ sở dữ liệu về DNL Cùng với đó, dữ liệu đượcnhập vào phần mềm quản lý chuyên sâu để nghiên cứu đặc biệt về các hành vi củaDNL trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế Có thể khái quát quá trình xây dựng cơ sở

dữ liệu về DNL như sau:

Giai đoạn 1: Hoàn thiện việc thu thập các thông tin định danh của DNL, baogồm: Tên DNL, địa chỉ, mã số thuế, nơi đăng ký địa bàn sản xuất hoạt động kinh

Ngày đăng: 21/05/2019, 10:57

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. PGS.TS Vương Thị Thu Hiền (chủ biên) (2013), “Giáo trình Thuế Thu nhập”, NXB Tài chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Giáo trình Thuế Thu nhập”
Tác giả: PGS.TS Vương Thị Thu Hiền (chủ biên)
Nhà XB: NXB Tài chính
Năm: 2013
2. TS. Lưu Ngọc Thơ (tác giả) (2013), “Quản lý thuế đối với Doanh nghiệp lớn ở Việt Nam hiện nay”. Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Học viện Tài chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Quản lý thuế đối với Doanh nghiệp lớn ởViệt Nam hiện nay”
Tác giả: TS. Lưu Ngọc Thơ (tác giả)
Năm: 2013
3. Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp số 32/2013/QH13 sửa đổi bổ sung một số điều của Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp ngày 03 tháng 06 năm 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp số 32/2013/QH13
4. Nghị định số 218/2013/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 218/2013/NĐ-CP
5. PGS.TS Lê Xuân Trường (chủ biên) (2010), “Giáo trình quản lý thuế”, NXB Tài chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Giáo trình quản lý thuế”
Tác giả: PGS.TS Lê Xuân Trường (chủ biên)
Nhà XB: NXB Tàichính
Năm: 2010
6. Quyết định 2506/QĐ-TCT ngày 20 tháng 08 năm 2012 Quy định về trách nhiệm của Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp lớn và Cục Thuế trong việc quản lý thuế đối với doanh nghiệp lớn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định 2506/QĐ-TCT
7. Công văn 964/TCT-DNL ngày 24 tháng 03 năm 2011 về việc triển khai thực hiện quản lý thuế đối với DNL Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công văn 964/TCT-DNL
8. Vụ quản lý thuế doanh nghiệp lớn - Bộ Tài chính: “Báo cáo đánh giá kết quả công tác và phương hướng thực hiện nhiệm vụ công tác quản lý thuế Doanh nghiệp lớn qua các năm 2011, 2012, 2013, 2014, 2015” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Báo cáo đánh giá kết quảcông tác và phương hướng thực hiện nhiệm vụ công tác quản lý thuế Doanh nghiệplớn qua các năm 2011, 2012, 2013, 2014, 2015
9. PGS, TS Nguyễn Thị Thương Huyền; TS Nguyễn Ngọc Tuyến (2011): “Định hướng cải cách thuế TNDN 2011- 2015”, Tài liệu toạ đàm khoa học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Địnhhướng cải cách thuế TNDN 2011- 2015”
Tác giả: PGS, TS Nguyễn Thị Thương Huyền; TS Nguyễn Ngọc Tuyến
Năm: 2011
10. PGS, TS Quách Đức Pháp (2010), “Cải cách hệ thống thuế phục vụ phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Viện khoa học tài chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Cải cách hệ thống thuế phục vụ phát triểnkinh tế - xã hội đến năm 2020”
Tác giả: PGS, TS Quách Đức Pháp
Năm: 2010
11. Vụ chính sách thuế - Bộ Tài chính, “Tài liệu hội thảo chính sách thuế thu nhập” (2011) Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Tài liệu hội thảo chính sách thuế thunhập”
12. Ban cải cách, Tổng cục thuế (2010): “Báo cáo cải cách và hiện đại hóa công tác quản lý thuế năm 2010 và giai đoạn 2006 – 2010”; “Mục tiêu giải pháp cải cách và hiện đại hóa công tác quản lý thuế năm 2011 và giai đoạn 2011 – 2015” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Báo cáo cải cách và hiện đại hóa côngtác quản lý thuế năm 2010 và giai đoạn 2006 – 2010”; “Mục tiêu giải pháp cảicách và hiện đại hóa công tác quản lý thuế năm 2011 và giai đoạn 2011 – 2015
Tác giả: Ban cải cách, Tổng cục thuế
Năm: 2010
13. Lê Thị Anh Vân, “Nâng cao hiệu quả quản lý thuế trên cơ sở ứng dụng kỹ thuật quản lý rủi ro đối với các doanh nghiêp ngoài quốc doanh trên địa bàn TP Hà Nội”. Luận văn thạc sỹ kinh tế năm 2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Nâng cao hiệu quả quản lý thuế trên cơ sở ứng dụng kỹ thuậtquản lý rủi ro đối với các doanh nghiêp ngoài quốc doanh trên địa bàn TP HàNội”
14. Tài liệu hội thảo: “Đơn giản hóa thủ tục hành chính thuế” của Tổng Cục thuế - Bộ Tài chính (2013) Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Đơn giản hóa thủ tục hành chính thuế”
15. Đề án: “Thành lập Bộ phận quản lý thuế doanh nghiệp lớn” do Tổng cục Thuế tiến hành (năm 2008) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thành lập Bộ phận quản lý thuế doanh nghiệp lớn”
16. ThS. Nguyễn Văn Mạnh (tác giả) (2011), “Quản lý thuế đối với doanh nghiệp lớn ở Việt Nam hiện nay”. Luận án Thạc sĩ Kinh tế, Học viện Tài chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Quản lý thuế đối với doanh nghiệplớn ở Việt Nam hiện nay”
Tác giả: ThS. Nguyễn Văn Mạnh (tác giả)
Năm: 2011

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w