Khái niệm về buôn lậu và gian lận thương mại Buôn lậu là một hiện tượng xảy ra khá phổ biến trên thế giới với nhữngmức độ khác nhau; bắt đầu xuất hiện từ khi có sản xuất và trao đổi hàng
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
–––––––––––––––––––––––––––––––
LỤC MẠNH THIẾP
TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ PHÒNG, CHỐNG BUÔN LẬU VÀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN
LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
THÁI NGUYÊN - 2019
§
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
LỤC MẠNH THIẾP
TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ PHÒNG, CHỐNG BUÔN LẬU VÀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC
KẠN
Ngành: QUẢN LÝ KINH
TẾ Mã số: 8.34.04.10LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Tiến Long
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi,chưa công bố tại bất kỳ nơi nào, mọi số liệu sử dụng trong luận văn này lànhững thông tin xác thực
Tôi xin chịu mọi trách nhiệm về lời cam đoan của mình
Thái Nguyên, tháng 01 năm 2019
Tác giả
Lục Mạnh Thiếp
Trang 4LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Nguyễn Tiến Long, người
đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu
và hoàn thành luận văn
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo Khoa Quản lý - LuậtKinh tế, Phòng Đào tạo của Trường Đại học Kinh tế và QTKD - Đại họcThái Nguyên đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu giúp đỡ tôi trong quá trìnhnghiên cứu, hoàn thành luận văn
Tôi xin chân thành cảm ơn tới ban lãnh đạo Cục QLTT tỉnh Bắc Kạn,các bạn bè đồng nghiệp, đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận vănnày
Do bản thân còn nhiều hạn chế nên luận văn không tránh khỏi nhữngthiếu sót, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy côgiáo và các bạn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tác giả
Lục Mạnh Thiếp
Trang 5MỤC LỤC
Trang 6LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC BẢNG, BIỂU vii
DANH MỤC CÁC HÌNH viii
MỞ ĐẦU 1
1.Tính cấp thiết của đề tài luận văn 1
2.Mục tiêu nghiên cứu 2
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4.Những đóng góp của luận văn 3
5.Bố cục của luận văn 4
Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC VỀ PHÒNG CHỐNG BUÔN LẬU VÀ GIAN LẬN
THƯƠNG MẠI 5
1.1.Cơ sở lý luận về PCBL&GLTM 5
1.1.1 Lý luận về PCBL&GLTM 5
1.1.2 QLNN về PCBL&GLTM 11
1.1.3 Nội dung của QLNN về PCBL&GLTM 19
1.1.4 Những yếu tố ảnh hưởng đến QLNN về PCBL&GLTM 23
1.2.Cơ sở thực tiễn của QLNN về PCBL&GLTM 25
1.2.1 Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới 25
1.2.2 Kinh nghiệm trong nước 27
1.2.3 Bài học cho tỉnh Bắc Kạn 35
Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 38
2.1.Các câu hỏi nghiên cứu 38
2.2.Phương pháp nghiên cứu 38
2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin 38
Trang 72.2.2 Phương pháp tổng hợp tài liệu 40
2.2.3 Phương pháp phân tích tài liệu 40
2.3.Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 41
2.3.1 Hệ thống chỉ tiêu chung về buôn bán, kinh doanh hàng hóa 41
2.3.2 Chỉ tiêu phản ánh kết quả thu thuế buôn bán, kinh doanh hàng
hóa 41
2.3.3 Chỉ tiêu phản ánh kết quả QLNN về PCBL&GLTM 41
Chương 3 : THỰC TRẠNG QLNN VỀ PCBL&GLTM TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH BẮC KẠN 44
3.1.Khái quát về tỉnh Bắc Kạn và cục QLTT tỉnh Bắc Kạn 44
3.1.1 Điều kiện tự nhiên 44
3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 47
3.1.3 Khái quát về cục quản lý thị trường tỉnh Bắc Kạn 48
3.2.Thực trạng QLNN về PCBL&GLTM trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn 57
3.2.1 Thực trạng PCBL&GLTM trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn 57
3.2.2 Đánh giá thực trạng QLNN về PCBL&GLTM ở tỉnh Bắc Kạn75 3.2.3 Phân tích tác động của các yếu tố đến QLNN về PCBL&GLTM
ở tỉnh Bắc Kạn 84
3.3.Đánh giá chung thực trạng QLNN về PCBL&GLTM ở tỉnh Bắc Kạn91 3.3.1 Những kết quả đạt được 91
3.3.2 Những khó khăn, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế
trong QLNN về PCBL&GLTM ở tỉnh Bắc Kạn 95
Chương 4 : GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QLNN VỀ PCBL&GLTM
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN 99
4.1.Quan điểm và định hướng tăng cường QLNN về PCBL&GLTM trên
địa bàn tỉnh Bắc Kạn 99
4.1.1 Quan điểm 99
4.1.2 Định hướng 99
Trang 84.2 Giải pháp tăng cường QLNN về PCBL&GLTM trên địa bàn tỉnh Bắc
Kạn 101
4.2.1 Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức Cục
QLTT tỉnh Bắc Kạn về QLNN về PCBL&GLTM trong tình hình
mới 101
4.2.2.Sắp xếp lại tổ chức bộ máy, nâng cao trình độ chuyên môn
nghiệp vụ, rèn luyện đạo đức cho cán bộ, công chức Cục QLTT
tỉnh Bắc Kạn 103
4.2.3 Tăng cường nghiên cứu, triển khai áp dụng pháp luật QLTT và
các chủ trương chính sách, pháp luật của Nhà nước trong QLNN
về PCBL&GLTM ở tỉnh Bắc Kạn 106
4.2.4 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động quần chúng tham gia
107
4.2.5 Coi trọng và triển khai các biện pháp phòng ngừa, thường xuyên
tổng kết thực tiễn đấu tranh phòng chống 108
4.2.6 Tăng cường công tác phối hợp, kết hợp với chính quyền và các
ngành chức năng khác trong QLNN về PCBL&GLTM 109
4.2.7 Làm tốt công tác thường trực Ban chỉ đạo; tham mưu UBND
tỉnh Bắc Kạn trong QLNN về PCBL&GLTM 111
4.3 Một số kiến nghị nhằm tăng cường QLNN về PCBL&GLTM trên địa
bàn tỉnh Bắc Kạn 113
4.3.1 Kiến nghị với Chính phủ, Bộ Công Thương 113
4.3.2 Kiến nghị với UBND tỉnh Bắc Kạn 115
KẾT LUẬN 116
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 117
PHỤ LỤC 121
Trang 94
Trang 10CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
GLTM : Gian lận thương mại
Trang 11DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Bảng 2.1: Thang đo Likert 39
Bảng 3.1: Cơ cấu cán bộ, công chức Cục QLTT tỉnh Bắc Kạn 52
Bảng 3.2: Kết quả kiểm tra, xử lý về PCBL&GLTM ở tỉnh Bắc Kạn 65
Bảng 3.3: Số vụ BL&GLTM ở tỉnh Bắc Kạn đã được xử lý (2015-2018) 66
Bảng 3.4: Số tiền thu nộp NSNN từ PCBL&GLTM (2014-2018) 68
Bảng 3.5: Kết quả kiểm tra, kiểm soát buôn lậu, vận chuyển và buôn bán
hàng cấm, hàng nhập lậu (2014-2018) 69
Bảng 3.6: Kết quả kiểm tra, kiểm soát chống sản xuất và buôn bán hàng giả,
hàng kém chất lượng, vi phạm sở hữu trí tuệ (2014-2018) 71
Bảng 3.7: Kết quả kiểm tra, kiểm soát hoạt động GLTM (2015-2018) 73
Bảng 3.8: Số vụ xử phạt vi phạm hành chính về GLTM 74
Bảng 3.9: Số tiền xử phạt vi phạm hành chính về GLTM 74
Bảng 3.10: Phân tích việc đánh giá của người dân và doanh nghiệp đối với
lực lượng PCBL&GLTM ở tỉnh Bắc Kạn 85
Bảng 3.11: Phân tích chi tiết từng yếu tố được người dân và doanh nghiệp đánh giá đối với lực lượng PCBL&GLTM ở tỉnh Bắc Kạn 85
Bảng 3.12: Mức độ đánh giá của người dân và doanh nghiệp đối thực hiện
hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật 86
Bảng 3.13: Kết quả cho thấy giá trị trung bình của các yếu tố 88
Trang 12DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1: Bản đồ hành chính tỉnh Bắc Kạn 44
Hình 3.2: Mô hình tổ chức lực lượng QLTT tỉnh Bắc Kạn 51
Hình 3.3: Kết quả PCBL&GLTM trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn (2015 -
2018) 65
Hình 3.4: Kết quả kiểm tra, kiểm soát trong PCBL&GLTM (2014-2018) 70
Hình 3.5: Kết quả chống sản xuất và buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, vi phạm sở hữu trí tuệ (2014-2018) 72
Hình 3.6: Kết quả kiểm tra, kiểm soát hoạt động GLTM (2014-2018) 73
Hình 3.7: Mức độ đánh giá của người dân và doanh nghiệp đối với lực
lượng PCBL&GLTM ở tỉnh Bắc Kạn 86
Hình 3.8: Mức độ đánh giá của người dân và doanh nghiệp đối thực hiện hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật 87
Hình 3.9: Mức độ phối hợp trong QLNN về PCBL&GLTM 88
Hình 3.10: Đánh giá về môi trường làm việc của lực lượng QLTT 89
Hình 3.11: Đánh giá về đào tạo lực lượng QLTT 90
Hình 3.12: Đánh giá về năng lực lãnh đạo của lực lượng QLTT 90
Hình 3.13: Đánh giá về khả năng quản trị nội bộ của lực lượng QLTT 90
Trang 13MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài luận văn
Buôn lậu và gian lận thương mại là một mặt trái cơ bản, phát sinh từnền kinh tế thị trường, phát triển mạnh mẽ trong bối cảnh toàn cầu hóa và hộinhập kinh tế quốc tế Nó tạo ra sự bất bình đẳng phi lý, gây nhiều tác độngtiêu cực và hậu quả xấu đối với sự phát triển của nền kinh tế cũng như đờisống nhân dân, nhất là buôn lậu, gian lận thương mại (BL&GLTM) ở các địaphương gần đường biên giới và gần các tỉnh có cửa khẩu đang diễn ra sôiđộng ở Việt Nam hiện nay Do đó, phòng, chống buôn lậu và gian lậnthương mại (PCBL&GLTM) sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp
và người dân trong nước phát triển sản xuất kinh doanh, tăng nguồn thu chongân sách nhà nước, góp phần đảm bảo an sinh xã hội; đây cũng là một trongnhững nhiệm vụ trọng yếu của đất nước hiện nay
Bắc Kạn là tỉnh miền núi, nội địa, nằm ở vùng Đông bắc Việt Nam,được thiên nhiên ưu đãi với nhiều tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội;nguồn tài nguyên rừng, đất rừng, khoáng sản phong phú Bắc Kạn là tỉnh nằmsâu trong lục địa, có Quốc lộ 3 chạy qua nối từ Hà Nội đến cửa khẩu TàLùng tỉnh Cao Bằng (cửa khẩu với Trung Quốc) hiện đã được cải tạo nângcấp và khá thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hoá và phát triển hoạt độngthương mại; khoảng cách từ tỉnh Bắc Kạn đến cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị vàcửa khẩu Tân Thanh tỉnh Lạng Sơn khoảng 200 km, đường bộ từ thành phốBắc Kạn đến sân bay Nội Bài 150 km và cảng Hải Phòng chỉ trên 200 km.Như vậy, lưu thông và thương mại hàng hoá từ Bắc Kạn đến các cửa khẩucủa các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hải Phòng và Hà Nội là kháthuận tiện
Tuy nhiên, với vị trí địa lý và sự thông thương qua lại thuận lợi nhưtrên, tạo điều kiện tốt cho BL&GLTM phát triển sâu rộng, gây nhiều tổn thất
và hậu quả nặng nề cho nền kinh tế cũng như an sinh, an toàn xã hội của cảnước nói chung và tỉnh Bắc Kạn nói riêng Thực tế trong thời gian qua, Nhànước, và các
Trang 14Bộ ngành cùng với tỉnh Bắc Kạn, trong những năm qua đã luôn quan tâm lãnhđạo, chỉ đạo và tổ chức quản lý, triển khai thực hiện quyết liệt các hoạt độngquản lý nhà nước (QLNN) về PCBL&GLTM trên địa bàn tỉnh Nhờ đó, tìnhhình BL&GLTM trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn hiện nay đã giảm rất nhiều Tuyvậy, BL&GLTM trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn vẫn đang diễn biến rất phức tạpvới nhiều thủ đoạn tinh vi hơn, khó kiểm soát; gây tác động xấu đến phát triểnkinh tế - xã hội; bức xúc trong nhân dân Do đó, các giải pháp tăng cườngQLNN về PCBL&GLTM trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn là rất cần thiết trong bốicảnh hiện nay
Xuất phát từ những lý do trên, là một công chức quản lý thị trường(QLTT) đang thực thi công vụ trong lĩnh vực chấp pháp, mong muốn góp phần
đẩy lùi tình trạng BL&GLTM ở địa phương mình, tôi chọn đề tài " Tăng cường QLNN về PCBL&GLTM trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn" để nghiên cứu và
làm luận văn thạc sĩ, ngành Quản lý kinh tế tại Trường Đại học Kinh tế vàQTKD - Đại học Thái Nguyên
2 Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở phân tích thực trạng QLNN về PCBL&GLTM, luận văn đềxuất những giải pháp tăng cường QLNN về PCBL&GLTM trên địa bàn tỉnhBắc Kạn trong thời gian tới
Trang 153 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là QLNN về PCBL&GLTM trên địabàn tỉnh Bắc Kạn và những yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động này
3.2.Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Đề tài thực hiện nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
- Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng giai đoạn 2015 - 2018, số liệu sơ
cấp thu thập từ điều tra năm 2018; định hướng và giải pháp đến năm 2025
- Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu về QLNN nhằm
PCBL&GLTM trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn chủ yếu đối với các hàng hóa, sảnphẩm hữu hình
4 Những đóng góp của luận văn
Về mặt lý luận: Bổ sung và làm rõ hơn những vấn đề lý luận và kinh
nghiệm thực tiễn của QLNN về PCBL&GLTM trên địa bàn một tỉnh
Về mặt thực tiễn: Phân tích và đánh giá được thực trạng QLNN về
PCBL&GLTM trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn Đánh giá những ưu điểm, hạn chế,bất cập trong QLNN về PCBL&GLTM trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, xác địnhnguyên nhân của những hạn chế, bất cập đó; đề xuất được các giải pháp tăngcường QLNN về PCBL&GLTM trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn trong thời giantới
Về mặt ứng dụng: Kết quả nghiên cứu của đề tài luận văn có thể làm
tài liệu tham khảo tốt cho các cấp, chính quyền của tỉnh Bắc Kạn trongQLNN về PCBL&GLTM trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, đáp ứng yêu cầu trongtình hình mới, trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế Luận văn là tàiliệu tham khảo quan trọng cho các địa phương khác và cho các nghiên cứu
có liên quan
Trang 165 Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận vănđược kết cấu 4 chương:
Chương 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn của QLNN về PCBL&GLTM Chương 2 Phương pháp nghiên cứu
Chương 3 Thực trạng QLNN về PCBL&GLTM trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn Chương 4 Giải pháp tăng cường QLNN về PCBL&GLTM trên địa bàn
tỉnh Bắc Kạn
Trang 17Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ PHÒNG CHỐNG BUÔN LẬU VÀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI 1.1 Cơ sở lý luận về PCBL&GLTM
1.1.1 Lý luận về PCBL&GLTM
1.1.1.1 Khái niệm về buôn lậu và gian lận thương mại
Buôn lậu là một hiện tượng xảy ra khá phổ biến trên thế giới với nhữngmức độ khác nhau; bắt đầu xuất hiện từ khi có sản xuất và trao đổi hàng hóa.Đặc biệt, khi thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập, thông thương giữa cácquốc gia, buôn lậu qua biên giới đã xuất hiện và luôn là vấn đề nhức nhối đốivới các quốc gia nói chung và các quốc gia có nhiều cửa khẩu và đường biêngiới với các nước láng giềng như Việt Nam Trong bối cảnh toàn cầu hóa vàhội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng như hiện nay, hoạt động thương mại quốc
tế tăng trưởng nhanh với tốc độ cao hơn tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế thếgiới; buôn lậu qua biên giới cũng gia tăng nhanh chóng Sở dĩ như vậy là do,cùng với quá trình tự do hóa thương mại dưới tác động của toàn cầu hóa vàhội nhập quốc tế, bên cạnh những hoạt động thương mại quốc tế hợp pháp cũngluôn tồn tại những hoạt động thương mại quốc tế phi pháp như trốn lậu thuế,buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng kém chất lượng, hàng hóa không rõ nguồngốc xuất xứ,
Như vây, khi nói đến buôn lậu trong bối cảnh hiện nay, thường sử dụngthuật ngữ “buôn lậu qua biên giới”; được quan niệm phổ biến như sau:
- Một là, buôn lậu qua biên giới là hành vi mang hàng hóa một cách bí
mật và không hợp pháp vào hoặc ra khỏi một nước mà không chịu nộp thuếquan (Chỉ thị số 30/CT-TTg, tr 19)
- Hai là, buôn lậu qua biên giới là gian lận thương mại nhằm che giấu sự
kiểm tra, kiểm soát của Hải quan bằng mọi thủ đoạn, mọi phương tiện, trongviệc đưa hàng hóa lén lút qua biên giới (Chỉ thị số 30/CT-TTg, tr 19)
Trang 18Cùng với buôn lậu thì gian lận thương mại cũng là một hoạt động pháttriển nhanh chóng trong nền kinh tế thị trường mở cửa và hội nhập hiện nay đốivới các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam Có nhiều quan điểm khácnhau về thuật ngữ “Gian lận thương mại”, song có thể khái niệm về gian lậnthương mại như sau:
- Một là, gian lận thương mại (GLTM) là hành vi dối trá, mánh khóe, lừa
lọc trong lĩnh vực thương mại thông qua hoạt động mua, bán, kinh doanh, xuấtnhập khẩu hàng hoá, dịch vụ nhằm mục đích thu lợi bất chính Mục đích củahành vi gian lận thương mại là nhằm thu lợi bất chính do thực hiện trót lọt hành
vi lừa đảo, dối trá Chủ thể tham gia hành vi gian lận thương mại bao gồm:Người mua, người bán, hoặc cả người mua và người bán thông qua đối tượng
là hàng hóa (hàng hóa hữu hình và hàng hóa vô hình) (Hoàng Xuân Chiến,2000)
- Hai là, gian lận thương mại là một hiện tượng mang tính lịch sử, chỉ
khi có sản xuất hàng hóa, các sản phẩm được mang ra trao đổi trên thị trường,
có người mua, người bán nhằm thực hiện phần giá trị được kết tinh trong hànghóa thì gian lận thương mại cũng mới xuất hiện Sản xuất hàng hóa ngày càngphát triển, thị trường ngày càng mở rộng, các sản phẩm đưa ra trao đổi, buônbán trên thị trường ngày càng nhiều, tiêu chuẩn và chủng loại hàng hóa ngàycàng đa dạng, phong phú thì gian lận thương mại cũng ngày càng phức tạp vàtinh vi hơn Ngày nay, mặc dù người ta khó có thể tiến hành xã hội hóa toàncầu nhưng toàn cầu hóa về kinh tế lại là một quá trình tất yếu khách quan dẫnđến gian lận thương mại mang tính toàn cầu trên cơ sở sự khác biệt giữa cácnước, gian lận thương mại gắn với hoạt động thương mại quốc tế (Lê ThanhBình, 1998)
Buôn lậu và gian lận thương mại ở Việt nam không phải là vấn đề mới,
từ xa xưa, đã đúc kết hành vi buôn lậu và gian lận thương mại với những câu
thành ngữ: “Buôn gian, bán lận" để chỉ những mặt trái của việc buôn bán, để
mọi người cảnh giác với thủ đoạn, mánh khóe, lừa dối khách hàng của cácgian
Trang 19thương Hiện nay, Việt Nam đang phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thànhphần vận hành theo cơ chế thị trường hiện đại có sự quản lý điều tiết vĩ môcủa Nhà nước Chấp nhận cơ chế thị trường tất yếu phải chấp nhận cạnhtranh Cạnh tranh là động lực để phát triển Nguyên nhân và động cơ cuốicùng của cạnh tranh là lợi nhuận Trong cạnh tranh chắc chắn sẽ xuất hiệnhình thức và thủ đoạn buôn lậu và gian lận thương mại phức tạp và tinh vithể hiện ở các hành vi trốn thuế, lẩn tránh sự kiểm soát của Nhà nước, buônlậu, lừa đảo, hối lộ, lấy cắp bí mật sản xuất, cạnh tranh tiêu cực phi kinh tế Như vậy, có thể thấy mục đích hành vi gian lận trong lĩnh vực thương mạinhằm thu được lợi nhuận không chính đáng
Buôn lậu và gian lận thương mại luôn đi liền với nhau, bổ trợ cho nhau
và cùng thực hiện những hành vi phi pháp; cả hai hành vi này còn biểu hiệntrong hoạt động logistics và thương mại phi truyền thống Đó là việc thôngqua một nước thứ 3 để che dấu nguồn gốc thực sự của hàng hóa nhằm che mắtHải quan nước nhập khẩu Trong trường hợp này, nước thứ 3 là nước cungcấp tài liệu giả hoặc dùng các thủ đoạn thay đổi nguồn gốc hàng từ nướcxuất khẩu sang nước quá cảnh Đến khi hàng được nhập vào nước nhậpkhẩu sẽ tránh được các hàng rào thuế quan và phi thuế quan (TBs và NTBs)hoặc các quy định hạn chế mặt hàng của nước nhập khẩu như: Hạn ngạch,chế độ tối huệ quốc, bản quyền phát minh sáng chế, thương hiệu, hệ thốngquản lý chất lượng (ISO), quy định xuất xứ hàng hóa, hàng rào kỹ thuật
Những nội dung ở trên cho thấy, buôn lậu và gian lận thương mại cầnđược nhìn nhận và đánh giá khoa học và khi hoạt động thương mại quốc tếphát triển mạnh mẽ, thì buôn lậu và gian lận thương mại cần được nhiềunước trên thế giới quan tâm Đối với Việt Nam hiện nay, các thủ đoạn buônlậu và gian lận thương mại trong hoạt động thương mại quốc tế cũng chính làcác hình thức mà tổ chức Hải quan thế giới đã xác định như trên
Trang 201.1.1.2 Tác hại của buôn lậu và gian lận thương mại
- Buôn lậu và gian lận thương mại là mặt trái, mặt tiêu cực của kinh tếthị trường Một số đối tượng do mong muốn tìm kiếm lợi nhuận siêu ngạchmong muốn làm giàu nhanh đã đi vào con đường làm ăn phi pháp
- Buôn lậu và gian lận thương mại tác hại rất lớn đối với nền sản xuấttrong nước: Hàng lậu trốn thuế giá rẻ sẽ bóp nghẹt sản xuất trong nước, làmcho hàng hoá sản xuất không tiêu thụ được, công nhân mất việc làm
- Buôn lậu và gian lận thương mại còn làm nản lòng các nhà đầu tư, táchại đối với môi trường kinh doanh và đầu tư do hàng hoá sản xuất ra khôngtiêu thụ được
- Buôn lậu và gian lận thương mại gây thất thu cho ngân sách Nhà nước
- Buôn lậu và gian lận thương mại đã có lúc trở thành “Quốc nạn” làmrối ren, mất an ninh, phá hoại hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước,làm giảm lòng tin của nhân dân và Đảng và Nhà nước
Tóm lại: Nạn buôn lậu và gian lận thương mại tạo ra rất nhiều mỗi nguy
hại cho nền kinh tế Việt Nam muốn hoàn thành sự nghiệp CNH, HĐH và hộinhập KTQT, muốn tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững thì phải kiênquyết đấu tranh mạnh mẽ với tệ nạn này
1.1.1.3 Khái niệm về PCBL&GLTM
Có nhiều khái niệm, quan niệm khác nhau về PCBL&GLTM, dựa trênquan điểm đây là một nội dung của QLNN về PCBL&GLTM
Do vậy, có thể thấy “PCBL&GLTM là các cơ quan chức năng áp dụng các biện pháp ngăn chặn và xử lý theo quy định của pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân buôn lậu và gian lận thương mại trái phép, các cơ quan chức năng có trách nhiệm phối hợp hoặc chủ động phối hợp với các cơ quan nhà nước hữu quan thực hiện các biện pháp phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép qua biên giới ngày càng được các đối tượng thực hiện bằng nhiều biện pháp, thủ đoạn tinh vi, phức tạp” (Nghị quyết số 41/NQ-CP).
Trang 21Việc đấu tranh nhằm ngăn chặn có hiệu quả các hành vi vi phạm phápluật hải quan cần phải được thực hiện kịp thời, đồng thời cần sự phối hợpđồng bộ của các lực lượng
Vì vậy, đối với một quốc gia hoặc trên địa bàn một Tỉnh để nâng caohơn nữa trách nhiệm của các cơ quan chức năng trong thực hiện nhiệm vụphòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển hàng hóa qua biêngiới, kịp thời ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật góp phần nâng cao hiệuquả của hoạt động này cần phối hợp cùng các cơ quan chức năng (công an,QLTT, thanh tra, sở ban ngành…) trên địa bàn biết để phối hợp ngăn chặn, xử
lý kịp thời
1.1.1.4 Vai trò của PCBL&GLTM
Buôn lậu và gian lận thương mại chủ yếu xuất hiện và diễn biến phức tạpkhi có tự do hóa thương mại và sản xuất hàng hóa; cùng với xu thế toàn cầu hóa
và hội nhập kinh tế quốc tế; hoạt động xuất nhập khẩu và thương mại nội địadiễn ra sôi động; phát triển nhanh, với nhiều phương thức khác nhau; nội dungcủa hoạt động nội thương và ngoại thương phi truyền thống xuất hiện Đối vớicác quốc gia, trong đó có Việt Nam là một nước có nhiều đường biên giới vớicác nước láng giềng, các địa phương có đường biên giới với các quốc giakhác hoặc các địa phương nằm trong khu vực các tỉnh biên giới, đang phảiđối mặt với hoạt động buôn lậu và gian lận thương mại diễn ra hết sức phứctạp do hàng hóa nhập khẩu được đưa qua đường tiểu ngạch và phi hải quan ởcác tỉnh biên giới Việt Nam để chuyển sâu vào nội địa tiêu thụ, gây tác hạinghiêm trọng về nhiều mặt cho sản xuất, đời sống và sức khỏe của người tiêudùng Do đó, PCBL&GLTM trên địa bàn các tỉnh biên giới, trong đó có cáctỉnh biên giới phía Bắc của Việt Nam có vai trò rất quan trọng đối với bảo vệnền kinh tế, an sinh, an toàn xã hội, Vai trò của PCBL&GLTM như sau:
- Một là, PCBL&GLTM một cách hiệu quả, có tác dụng góp phần tích
cực bảo vệ sự phát triển của nền kinh tế quốc dân theo những mục tiêu đãhoạch định trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và quá trình tái cấu trúcnền kinh tế gắn
Trang 22với đổi mới mô hình tăng trưởng; phát triển và bảo vệ các ngành, lĩnh vực màViệt Nam có lợi thế như ngành nông nghiệp; ngành công nghiệp hỗ trợ, dịch vụ đây là những lĩnh vực phát huy tốt, có tiềm năng, lợi thế thúc đẩy sản xuấttrong nước phát triển, tạo được nhiều việc làm ổn định cho người lao động; gópphần bảo đảm sự cân đối hợp lý giữa sản xuất và tiêu dùng trong điều kiệnkinh tế của một nước đang phát triển PCBL&GLTM sẽ tăng cường hiệu quả,hiệu lực của thực thi chính sách, pháp luật của nhà nước; đảm bảo các cam kếtkhu vực và quốc tế khi Việt Nam đã trở thành thành viên của các tổ chứcthương mại và kinh tế quốc tế, các hiệp định thương mại song phương và đaphương thế hệ mới (WTO, ASEAN- AFTA, AEC, CPTPP, EVFTA )
- Hai là, PCBL&GLTM có hiệu quả sẽ giải quyết được nhiều vấn đề về
mặt xã hội như: Giảm chênh lệch giàu nghèo phi lý do hoạt động làm ăn phipháp tạo ra; thúc đẩy sự phát triển của các hoạt động sản xuất kinh doanh lànhmạnh; bảo vệ và giữ gìn được thuần phong, mỹ tục và bản sắc truyền thốngvăn hóa dân tộc trong phát triển sản xuất kinh doanh
- Ba là, PCBL&GLTM có hiệu quả, có tác dụng góp phần quan trọng
trong việc nâng cao hiệu lực của pháp luật; nâng cao năng lực quản lý và hiệuquả hành pháp của bộ máy QLNN cùng cơ quan chức năng các cấp; góp phầntạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng, khuyến khích thu hút và mở rộng đầu
tư phát triển sản xuất, kinh doanh ở nước ta Tăng cường liên kết, hội nhậpkinh tế quốc tế; nâng cao uy tín và thương hiệu của Việt Nam trên thị trườngquốc tế
1.1.1.5 Nội dung của PCBL&GLTM
PCBL&GLTM là hoạt động của cơ quan QLNN; gồm có hai nội dung,
đó là: Phòng và chống tức là ngăn ngừa và xử lý Mặt khác, hoạt động nàythường diễn ra đối với những hàng hóa xuất nhập khẩu tại các đường biên giớicủa các tỉnh khu vực biên giới của Việt Nam Theo đó, nội dung củaPCBL&GLTM như sau:
Trang 23- Thứ nhất, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ tất cả những nơi có thể xảy ra
việc vận chuyển, kinh doanh hàng hóa nhập lậu, không rõ nguồn gốc, xuất xứ
từ nước ngoài vào Việt Nam
- Thứ hai, kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống các hành vi tàng trữ,
kinh doanh, vận chuyển trái phép hàng hóa nhập lậu, không rõ nguồn gốc trênđịa bàn các tỉnh biên giới Việt Nam để chuyển sâu vào nội địa tiêu thụ
- Ba là, kiểm tra, phát hiện các hành vi lợi dụng kẽ hở trong cơ chế,
chính sách để gian lận trong nhập khẩu quá cảnh hàng hóa từ nước ngoài vàoViệt Nam; kiểm tra hóa đơn, chứng từ đối với hàng hóa nhập khẩu, lưu thôngtrên thị trường các tỉnh biên giới Việt Nam để chuyển sâu vào nội địa tiêu thụ
- Bốn là, tập trung ngăn chặn các thủ đoạn khai báo không đúng số lượng,
chủng loại, giá cả, nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa nhập khẩu để trốn lậu thuế,gian lận thương mại
- Năm là, tuyên truyền, vận động các tổ chức và cá nhân thực hiện sản
xuất, kinh doanh, vận chuyển hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đúngpháp luật; chủ động phối hợp với các cơ quan QLNN về PCBL&GLTM đểkiên quyết đấu tranh và phát hiện, trình báo những tổ chức, cá nhân có dấu hiệubuôn lậu và gian lận thương mại
- Sáu là, xử lý kịp thời, nghiêm minh các trường hợp vi phạm pháp luật
của tổ chức, cá nhân về buôn lậu và gian lận thương mại theo đúng thủ tục vàtrình tự đã được quy định Phối hợp với các cơ quan liên quan và các quốcgia có láng giềng để thực hiện hoạt động PCBL&GLTM theo đúng luật phápcủa các nước và luật pháp quốc tế
1.1.2 QLNN về PCBL&GLTM
1.1.2.1 Khái niệm QLNN về PCBL&GLTM
Trang 24Quản lý nhà nước (QLNN) về PCBL&GLTM nhằm bảo vệ và góp phầnthúc đẩy sản xuất, phát triển bảo vệ người tiêu dùng, tác động tích cực đến quátrình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam Buôn lậu, hàng giả và gian lậnthương mại là những mặt trái của nền kinh tế thị trường, có thể để lại nhữnghậu quả nguy hại về kinh tế - xã hội, kìm hãm sản xuất, kinh doanh trongnước, gây thất thu cho ngân sách, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư…hoạtđộng PCBL&GLTM có quan hệ biện chứng với hoạt động sản xuất, kinhdoanh Thông qua QLNN về PCBL&GLTM góp phần tạo điều kiện thúc đẩysản xuất, kinh doanh phát triển và đến lượt nó, hoạt động sản xuất kinh doanhphát triển sẽ góp phần tích cực vào PCBL&GLTM (Phan Văn Minh, 1997)
Ngay từ khi xác định hội nhập kinh tế quốc tế, quan điểm và chính sáchcủa Việt Nam đã thực hiện qua việc tham gia các công ước và hiệp ước quốc
tế và thực hiện các cam kết về thương mại đối với các đối tác, tổ chức hợptác quốc tế như (Nguyễn Mạnh Thắng, 1999), (Thủ tướng Chính phủ, 2010)
- Công ước Stockholm về việc thành lập tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới
Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới, tiếng Anh viết tắt là WIPO, được thành lậptrên cơ sở Công ước ký tại Stockhlm ngày 14 tháng 7 năm 1967 gọi là côngước về thành lập “Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới” WIPO có trách nhiệm thúcđẩy việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trên phạm vi toàn thế giới thông qua
sự hợp tác giữa các quốc gia và quản lý các hiệp định, hiệp ước khác nhauliên quan đến các khía cạnh pháp luật và quản lý sở hữu trí tuệ Việt Nam làthành viên của WIPO từ ngày 02/7/1976
- Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp: Công ước Paris được
ký kết ngày 20/3/1883 với mục đích chủ yếu là nhằm xây dựng các điều kiện
có lợi cho việc đăng ký bảo hộ sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệuhàng hoá của công dân các nước thành viên công ước Đồng thời xây dựngmột số nguyên tắc chung đối với hệ thống bảo hộ quyền sở hữu công nghiệptại các nước thành viên trên nguyên tắc tôn trọng luật sở hữu công nghiệp củacác nước
Trang 25thành viên Việt Nam là thành viên của công ước từ năm 1949
- Công ước Bern 1886 về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật.Công ước Bern được ký kết năm 1886 là điều ước quốc tế đa phương đầu tiên
và là điều ước quốc tế quan trọng nhất về bảo hộ quyền tác giả đối với các tácphẩm văn học, nghệ thuật Mục đích của công ước là nhằm bảo hộ một cách
có hiệu quả và thống nhất trên phạm vi quốc tế quyền của tác giả ViệtNam là thành viên của công ước từ ngày 26/10/2004
- Công ước Geneva về bảo hộ người sản xuất bản ghi âm chống sự sao
chép trái phép; Công ước Geneva được ký kết vào năm 1971 Việt Nam làthành viên của công ước ngày 26/7/2005
- Thoả ước Madrit về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hoá 1891 Đây là
điều ước đặc biệt được ký kết ngày 14/4/1891 trong khuôn khổ công ướcParis Mục đích của thoả ước Madrit là tạo điều kiện thuận lợi cho việc đăng
ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá tại các nước thành viên Việt Nam là thànhviên chính thức vào năm 1949
- Nghi định thư liên quan đến thoả ước Madrit: Nghi định thư liên quan
đến thoả ước Madrit về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hoá được ký kết vàonăm 1989 Thoả ước Madrit về nghị định thư liên quan đến thoả ước Madrit
đã tạo nên hệ thống đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hoá Hệ thống này thực
sự mang lại lợi ích cho cả người nộp đơn và quốc gia thành viên Việt Namtham gia nghị định này từ ngày 11/7/2006
- Hiệp ước hợp tác sáng chế Patent (Hiệp ước PCT): Hiệp ước PCT
được ký kết ngày 19/6/1970 và có hiệu lực vào năm 1978 nhằm mục đíchđơn giản hoá, tiết kiệm thời gian và nhân lực đối với việc đăng ký bảo hộ cácsáng chế có nhu cầu bảo hộ tại nhiều nước Việt Nam là thành viên chính thứcvào ngày 10/3/1993
- Ngoài ra, Việt Nam cũng đã ký kết hiệp định song phương về bảo hộ
sở hữu trí tuệ với Hoa Kỳ và Thụy Sỹ Việt Nam là thành viên chính thức của
Trang 26tổ chức thương mại thế giới (WTO) và tham gia hiệp định về những vẫn đềliên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (Hiệp định TRIPs) từnăm 2007
Đối với thị trường trong nước, ngay những năm sau khi xoá bỏ nền kinh
tế tập trung quan liêu bao cấp, tại nghị quyết số 12/NQ-TW ngày 03/01/1996
của Bộ Chính trị nêu rõ “Đặt sự lưu thông hàng hoá và hoạt động của doanh nghiệp dưới sự quản lý của nhà nước; khuyến khích phát huy mặt tích cực, đồng thời có biện pháp hạn chế các mặt tiêu cực của nền kinh tế thị trường”.
Báo cáo Chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội Đại biểu
toàn quốc lần thứ IX cũng khẳng định “Hình thành đồng thời các loại thị trường đi đôi với xây dựng khuôn khổ pháp lý cần thiết để thị trường hoạt động có hiệu quả, có kỷ cương trong môi trường cạnh tranh lành mạnh, hạn chế và kiểm soát được độc quyền kinh doanh Có giải pháp hữu hiệu chống
buôn lậu”.
Công điện khẩn của Thủ tướng Chính phủ số 1254 ngày 14/2/2002 yêu
cầu các Bộ, Ngành và địa phương trong cả nước: “Phải coi đấy là nhiệm vụ trọng tâm cấp bách và phải chỉ đạo thực hiện thường xuyên không chỉ làm kiểu chiến dịch từng đợt” Nơi nào, địa phương nào tình hình buôn lậu không giảm thì chủ tịch UBND, thủ trưởng đơn vị lực lượng phụ trách địa bàn đó phải chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ Đối với các Bộ, Ngành được giao làm nhiệm vụ PCBL&GLTM: Phải đặc biệt chú trọng tăng cường thanh tra, kiểm tra làm trong sạch đội ngũ làm nhiệm vụ.
Tuy nhiên, Đảng và Nhà nước ta cũng xác định QLNN vềPCBL&GLTM là cuộc chiến lâu dài, khó khăn phức tạp, đòi hỏi phải kiêntrì, kiên quyết, kết hợp đồng bộ nhiều giải pháp và phát huy sức mạnh tổnghợp của cả nước Xuất phát từ mục đích và động cơ chiếm đoạt lợi nhuận, cácđối tượng vi phạm không từ bất cứ một thủ đoạn nào nhằm che dấu hành vi
vi phạm, thậm chí sử dụng các thủ đoạn mua chuộc, dụ dỗ lôi kéo hoặc đedoạ, sử dụng vũ lực để thực hiện Để tăng cường QLNN về PCBL&GLTM,yêu cầu đặt ra là phải kiên trì,
Trang 27kiên quyết, sử dụng đồng bộ các biện pháp trên cơ sở phát huy sức mạnh của
hệ thống chính trị, của nước ta Tại Nghị quyết số 12/TW của Bộ Chính trị đã
vạch rõ “Sử dụng các biện pháp đồng bộ, kiên quyết ngăn chặn và đẩy lùi tệ nạn này” Chỉ thị số 853/CT-TTg ngày 11/10/1997 của Thủ tướng Chính phủ cũng khẳng định rõ quan điểm của Nhà nước ta: “Xử lý nghiêm minh các vụ buôn lậu và gian lận thương mại Điều tra, kết luận và xử lý ngay một số vụ buôn lậu điển hình để răn đe và giáo dục quần chúng” Lực lượng QLTT là
nòng cốt trong PCBL&GLTM, có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với các lựclượng chức năng khác để tham mưu tích cực cho các cấp uỷ Đảng, cơ quantrong cuộc đấu tranh đầy cam go này
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V (1982) đã xác định một trong những
chính sách lớn về kinh tế - xã hội “Thiết lập trật tự mới, xã hội chủ nghĩa, trên mặt trận phân phối, lưu thông, để góp phần ổn định đời sống, đẩy mạnh sản xuất, chuyển tốt tình hình kinh tế và xã hội…” Và một trong những mục tiêu quan trọng của QLTT trong thời gian này là: “loại trừ bọn đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép Kiểm soát chặt chẽ hàng xuất khẩu qua biên giới” (Trích trong Nghị quyết số 198-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng về tăng cường thương nghiệp xã hội chủ nghĩa và QLTT, ngày 23/11/1982).
Để thực hiện nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ V đã đề ra
và để ngăn chặn các hành vi vị phạm chính sách QLTT, góp phần đẩy mạnhsản xuất, ổn định vật giá và đảm bảo đời sống nhân dân, Hội đồng Nhà nước
đã đưa ra Pháp lệnh trừng trị các tội đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả hoặc buônbán hàng giả sẽ bị phát tù từ 6 tháng đến 20 năm hoặc tù chung thân và bị phạttiền từ năm nghìn đồng đến một triệu đồng, bị tịch thu tài sản
Điều đó giúp cho ta có thể khẳng định rằng, ngay từ những năm 80 của thế kỷ
20, khi Việt Nam đang trong giai đoạn phục hồi và xây dựng đất nước sau mộtthời gian dài chiến tranh đầy khó khăn và gian khổ, thì công tác đấu tranhchống sản xuất và buôn bán hàng giả, hàng lậu và gian lận thương mại đãđược Đảng
Trang 28và Nhà nước quan tâm Vì nó ảnh hưởng rất lớn đối với nền kinh tế Muốn ổnđịnh đời sống nhân dân và phát triển kinh tế xã hội thì phải đấu tranh mạnh mẽđối với những hành vi tiêu cực này
Kể từ đó đến nay, trong đường lối chỉ đạo về phát triển kinh tế củaĐảng ta vẫn luôn rất quan tâm đến công tác này, đặc biệt là từ sau Đại hộiĐảng VI (1986), khi Đảng và Nhà nước đề ra đường lối đổi mới toàn diện vềkinh tế - xã hội: Xoá bỏ cơ chế tập trung, quan liêu bao cấp chuyển đổi sang
cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, coi nền kinh tế thị trường cónhiều thành phần kinh tế là một đặc trưng của thời kỳ quá độ Đường lối đổimới kinh tế ấy của Đảng đã đưa Việt Nam bước sang một giai đoạn hoàn toànmới Toàn Đảng, toàn dân cùng nhau thực hiện công cuộc đổi mới Đất nướcViệt Nam đã từng bước thoát khỏi đói nghèo, nền kinh tế có sự tăng trưởngcao và ổn định, thương mại nước ta ngày càng phát triển, thị trường sôi động,hàng hóa dồi dào, phong phú và đa dạng, đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùngtrong nước và mở rộng xuất khẩu Tuy nhiên, cùng song hành với sự pháttriển của nền kinh tế mở cửa là các mặt tiêu cực của kinh tế thị trường, trong
đó có hoạt động BL&GLTM diễn ra ngày càng phức tạp
Ngày nay, theo xu thế phát triển chung của nền kinh tế toàn cầu, ViệtNam buộc phải chủ động, tích cực hội nhập để tìm kiểm cơ hội phát triển kinh
tế Muốn làm được điều đó chúng ta phải mở rộng thị trường, đây chính là cơhội để các hành vi buôn lậu và gian lận thương mại từ các nước có điều kiệngia tăng Đặc biệt hơn nữa, do xu thế hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra trên toànthế thới làm cho thị trường các nước, các khu vực ngày càng ảnh hưởng lẫnnhau, đan xen vào nhau, nên BL&GLTM không còn giới hạn ở một quốc gia
mà là vấn đề mang tính toàn cầu
Đứng trước tình hình đó, để đảm bảo cho thị trường Việt Nam phát triển
ổn định, lành mạnh, để tăng cường sự quản lý của Nhà nước về các hoạt độngbuôn lậu và gian lận thương mại, Đảng và Nhà nước ta đã thể hiện rõ quanđiểm,
Trang 29sự quan tâm và chỉ đạo sát sao, được thể chế hoá qua việc thường xuyên banhành, thay thế, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật nhằm trừngtrị, răn đe, giáo dục đối với các đối tượng vi phạm Cụ thể như sau:
- Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định các tội xâm phạm trật tự quản lý
kinh tế tại Chương XVI liên quan đến chống buôn lậu, hàng giả, gian lậnthương mại Cụ thể tại điều 131, 153, 154, 155, 156, 157, 158, 159, 160,171…
- Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.
- Luật sở hữu trí tuệ năm 2005.
- Bộ luật Thương mại 2005: Cụ thể tại các điều 8, 9, 14, 24, 32, 33, 34,
39, 46, 109, 134, 181, 287, 289, 320, 321, 322
- Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2009.
- Luật bảo vệ người tiêu dùng năm 2010.
- Luật an toàn thực phẩm năm 2010.
- Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật năm 2006.
- Luật chất lượng sản phẩm, hàng hoá năm 2007.
- Luật giá năm 2012.
- Luật doanh nghiệp năm 2005.
- Luật thương mại năm 2005
- Luật cạnh tranh năm 2004.
- Luật đo lường năm 2011.
- Các nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành các luật nói trên.
- Các nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong các
lĩnh vực QLNN có liên quan đến chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thươngmại
Trang 30- Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2012 về những giải
pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2012
- Quy định số 389/2014/QĐ-TTg ngày 19 tháng 3 năm 2014 của Thủ
tướng Chính phủ về việc thành lập Ban chỉ đạo chống buôn lậu, hàng giả vàgian lận thương mại
- Pháp lệnh: (i) Pháp lệnh trừng trị các tội đầu cơ, buôn lậu, làm hàng
giả, kinh doanh trái phép ngày 30 tháng 6 năm 1982; (ii) Pháp lệnh bảo hộquyền sở hữu công nghiệp ngày 28 tháng 1 năm 1989 (iii) Pháp lệnh xử phạt
vi phạm hành chính ngày 30 tháng 11 năm 1989; (iv) Pháp lệnh chất lượnghàng hoá ngày 27 tháng 12 năm 1990; (v) Pháp lệnh bảo hộ quyền tác giảngày 10 tháng 12 năm 1994; (vi) Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 6tháng 7 năm 1996; (vii) Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ngày 27tháng 4 năm 1999; (viii) Pháp lệnh chất lượng hàng hoá ngày 24 tháng 12năm 1999;
(ix)Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 2 tháng 7 năm 2002
Từ những quan điểm, căn cứ pháp lý ở trong nước và trên thế giới, có
thể khái niệm QLNN về PCBL&GLTM là: “QLNN về PCBL&GLTM là hoạt động của cơ quan QLNN các cấp và các cơ quan chức năng thực thi pháp luật như: Bộ đội biên phòng, Hải quan, lực lượng Công an, lực lượng QLTT,
cơ quan thuế, phòng, chống lại tình trạng các tổ chức hay cá nhân buôn lậu, vận chuyển trái phép sản phẩm, hàng hóa không rõ nguồn gốc, từ nước ngoài vào các tỉnh biên giới Việt Nam để chuyển sâu vào nội địa tiêu thụ hoặc gian lận thương mại nội địa”.
Do đó, QLNN về PCBL&GLTM là tất cả những hoạt động hình thành các tổ chức, xây dựng quy chế và triển khai thực hiện các giải pháp đồng bộ, phù hợp, khả thi, kịp thời ngăn chặn có hiệu quả các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và vận chuyển trái phép hàng hóa không rõ nguồn gốc từ nước ngoài vào các tỉnh biên giới Việt Nam, góp phần bảo vệ các ngành sản xuất nội địa, nền kinh tế và đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội cho đất nước.
Trang 311.1.2.2 Những công cụ pháp lý trong QLNN về PCBL&GLTM
Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp quy, trực tiếp nhất là các vănbản sau:
- Bộ luật hình sự năm 2015 và 2018;
- Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và các văn bản hướng dẫn thi
Trang 32hành;
- Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2014 của Chính phủ quyđịnh xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buônbán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
- Nghị định số 124/2015/NĐ-CP ngày 19/11/2015 của Chính phủ sửađổi bổ sung một số điều của Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2014của Chính phủ;
- Căn cứ Luật Thú y ngày 19 tháng 6 năm 2015;
- Nghị định số 90/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ quy định
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y (viết tắt là Nghị định số90/2017/NĐ-CP);
- Luật An toàn thực phẩm ngày 17/6/2010 và các văn bản hướng dẫncủa Luật An toàn thực phẩm;
- Quyết định số 2088/QĐ-TTg ngày 27/12/2012 của Thủ tướng Chínhphủ phê duyệt Đề án phòng ngừa, ngăn chặn buôn lậu, vận chuyển gia cầm,sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép;
- Quyết định số 550 ngày 4/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Đề án truyền thông về phòng ngừa, ngăn chặn vận chuyển, kinh doanh giacầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép và vệ sinh an toàn thực phẩm;
- Quyết định số 389/QĐ-TTg ngày 19/3/2014 của Thủ tướng Chínhphủ về thành lập Ban chỉ đạo Quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại
và hàng giả
1.1.3 Nội dung của QLNN về PCBL&GLTM
Trang 33QLNN về PCBL&GLTM là nhiệm vụ quan trọng được sự chỉ đạo sátsao của Chính phủ, các Bộ, Ngành trung ương, cấp uỷ và chính quyền địaphương Cho đến nay, cơ cấu tổ chức, phân công các lực lượng đã được từngbước hợp lý hoá, có sự phân công, phối hợp giữa các lực lượng, tạo nên thếtrận liên hoàn và sâu rộng.
Một là, ban hành các quy định của nhà nước về PCBL&GLTM từ
Trung ương đến địa phương
QLNN về PCBL&GLTM ở Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã banhành Quy chế phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước trong công tác QLTT,chống buôn lậu và các hành vi kinh doanh trái phép kèm theo Quyết định số96/TTg ngày 18 tháng 02 năm 1995 và được thay thế bởi Quyết định số65/2010/QĐ- TTg ngày 25 tháng 10 năm 2010 Chị thị số 31/1999/CT-TTgngày 27 tháng 10 năm 1999 về đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hànggiả Đặc biệt, ngày 27 tháng 8 năm 2001, Thủ tướng Chính phủ ban hànhQuyết định số 127/2001/QĐ- TTg về việc thành lập Ban chỉ đạo chống buônlậu, hàng giả và gian lận thương mại được sửa đổi thay thế bằng Quyết định389/2014/QĐ-TTg ngày 19 tháng 3 năm 2014 (Ban chỉ đạo 389) Trong đóPhó thủ tướng chính phủ làm trưởng ban, phó trưởng ban thường trực là Bộtrưởng Bộ tài chính; các phó trưởng ban gồm Bộ trưởng Bộ công thương, Thứtrưởng Bộ công an, Thứ trưởng Bộ quốc phòng
Hai là, phân cấp, phân quyền cho các cơ quan QLNN từ Trung ương
đến địa phương để thực hiện hoạt động QLNN về PCBL&GLTM
Theo đó, Thủ tướng chính phủ đã quy định và giao trách nhiệm cho các
Bộ, các ngành có chức năng đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lậnthương mại như sau:
- Bộ Công thương: Chủ trì, phối hợp cùng các Bộ Công an, Bộ Khoahọc và Công nghệ, Uỷ ban nhân dân địa phương tổ chức kiểm tra, xử lýnghiêm các tổ chức, cá nhân sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng lậu, có cáchành vi gian lận
Trang 34thương mại, có hại đến sức khoẻ và an toàn tính mạng của người tiêu dùng,ảnh hưởng xấy đến môi sinh, môi trường, sản xuất và buôn bán hàng giả viphạm quyền sở hữu công nghiệp.
- Bộ Công an: Chỉ đạo lực lượng công an các cấp tập trung điều tra,khám phá các đường dây, các ổ nhóm, đặc biệt là các loại hàng có tác hại lớnđến an ninh và trật tự xã hội như: Giấy tờ, hoá đơn, tem, tiền và các ấnphẩm giả có giá trị như tiền
- Bộ Khoa học và Công nghệ: Chủ trì cùng các Bộ, ngành liên quan kịpthời công bố danh mục hàng hoá Nhà nước quản lý chất lượng, gắn công tácbảo hộ quyền sở hữu công nghiệp với việc quản lý chất lượng hàng hoá.Đồng thời chịu trách nhiệm chính trong việc kiểm nghiệm, xác định hàng giả
và ban hành quy trình tiêu huỷ hàng giả, độc hại có liên quan đến môisinh, môi trường
- Bộ Y tế: Chủ trì cùng với Bộ công an, Bộ Công thương và các Bộngành liên quan trong công tác kiểm tra, kiểm soát chống sản xuất và buônbán, gian lận trong lĩnh vực y tế, dược phẩm, dược liệu, vệ sinh an toàn thựcphẩm
- Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn: Chủ trì cùng Tổng cục thuỷsản, Bộ công an, Bộ công thương và các Bộ, ngành liên quan tổ chức kiểm tra,kiểm soát chống sản xuất, buôn bán, gian lận trong lĩnh vực nông – lâm – ngưnghiệp: phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, cây giống, con giống,thức ăn gia súc Đồng thời làm đầu mối thu gom các loại thuốc thú y, thuốcbảo vệ thực vật giả và ngoài danh mục được phép sử dụng để tiêu huỷ theoquy định
- Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch và Bộ Thông tin truyền thông: Chủ trìvới sự tham gia của Bộ công an, Bộ công thương và các bộ, ngành liên quan tổchức kiểm tra chống sản xuất, buôn bán các loại ấn phẩm giả và sản phẩm vănhoá giả khác Đồng thời chỉ đạo cac cơ quan truyền thông tăng thời lượngthông
Trang 35tin cho việc giáo dục pháp luật, phổ biến kiến thức liên quan đến việc phòng,chống hàng giả, hàng lậu.
- Tổng cục hải quan và bộ đội biên phòng: Tăng cường kiểm tra, ngănchặn việc vận chuyển, buôn bán qua biên giới các loại hàng giả, hàng lậu
- Chủ tịch uỷ ban nhân dân các cấp: Có kế hoạch cụ thể chỉ đạo các cơquan chức năng (QLTT, hải quan, công an…) ở địa phương trong việc pháthiện, điều tra,xử lý các hành vi sản xuất, buôn bán, gian lận trong thương mại.Đồng thời tổ chức phối hợp các lực lượng trong các chiến dịch kiểm tra, truyquét trên địa bàn
Ba là, xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện PCBL&GLTM từ các cập
các ngành, kế hoạch hàng năm và cả giai đoạn Tiếp nhận, quản lý, xử lý hiệuquả thông tin đường dây nóng của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, các Bộ, ngành,địa phương; duy trì làm tốt các hoạt động thông tin, tuyên truyền, tham mưu,hướng dẫn thực hiện công tác thi đua, khen thưởng
Bốn là, thanh tra, kiểm tra hoạt động PCBL&GLTM Tổ chức tổng kết
đánh giá và đề xuất các giải pháp tăng cường QLNN về PCBL&GLTM Thựchiện các hình thức xử lý vi phạm trong BL&GLTM Hiện nay trong các quyphạm pháp luật của Việt Nam có quy định rõ ràng về các biện pháp xử lý đốivới những đối tượng BL&GLTM gồm:
- Cảnh cáo;
- Xử phạt hành chính: Các biện pháp xử phạt hành chính đối với các đối
tượng vi phạm được quy định rất rõ tại Nghị định của Chính phủ;
- Xử lý hành chính: Các đối tượng thực hiện sản xuất, buôn bán có yếu
tố cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định củapháp Luật hình sự Việt Nam
Như vây, QLNN về PCBL&GLTM được Đảng và Nhà nước rất coi
trọng Hoạt động này được xem là nhiệm vụ của tất cả các bộ, các ngành và
uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trong cả nước Ngoài các cơ quan Nhànước
Trang 36trên còn có sự tham gia của các tổ chức chính trị xã hội như: Hội bảo vệ quyềnlợi người tiêu dùng, Các hiệp hội Doanh nghiệp, Hiệp hội chống hàng giả vàbảo vệ thương hiệu Việt Nam…Từ đó, khẳng định rằng hoạt độngPCBL&GLTM ở Việt Nam được toàn Đảng, toàn dân quan tâm Nhà nước vànhân dân Việt Nam rất kiên quyết trong PCBL&GLTM để xây dựng một thịtrường Việt Nam lành mạnh, phát triển ổn định.
1.1.4 Những yếu tố ảnh hưởng đến QLNN về PCBL&GLTM
1.1.4.1 Những yếu tố khách quan
Một là, vị trí địa lý: Việt Nam có biên giới đường bộ và đường biển khá
dài (với trên 4.600 km đường bộ và trên 3.400 km đường biển) Biên giớiđường bộ núi liền núi, sông liền sông, có nhiều cửa khẩu quốc tế, quốc gia,chưa kể đường mòn, lối mở, nhất là biên giới phía Tây Nam, vào mùa nướcnổi đồng nước mênh mông, rất thuận tiện cho việc qua lại Nước ta lại sátvới Trung Quốc, quốc gia có nền sản xuất hàng hóa khá phát triển, đượcmệnh danh là “công xưởng của thế giới”, lại gần khu vực ngã ba biên giớiLào - Thái Lan - My-an-ma (được gọi là “tam giác vàng”) Những đặc điểmđịa lý đó rất thuận tiện cho việc giao lưu buôn bán, nhưng cũng thuận lợicho việc vận chuyển hàng lậu, gây khó khăn cho PCBL&GLTM
Hai là, yếu tố nguồn gốc, có tính truyền thống, thói quen: BL&GLTM ở
nước ta đã xuất hiện từ nhiều năm nay và đặc biệt phát triển sau khi nước ta
mở cửa thị trường, tăng cường hội nhập với diễn biến ngày càng phức tạptrên tất cả các tuyến, bằng nhiều hình thức khác nhau
Trên tuyến đường bộ, các đối tượng buôn lậu gọi là “đầu nậu” thườnggiấu mặt lợi dụng cư dân biên giới và “cửu vạn” (là những người dân từ cáctỉnh khác lên biên giới làm ăn) để vận chuyển hàng lậu, theo nhiều kiểu khácnhau
Ba là, việc mở cửa thị trường: Trong khi luật pháp của Việt Nam chưa
hoàn chỉnh, chưa thiết lập được đầy đủ hệ thống rào cản kỹ thuật trong thươngmại, một số doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại Việt Nam, doanh nghiệp liên
Trang 37doanh với nước ngoài, khai thác các kẽ hở của hệ thống pháp luật, tìm cách
“tuồn” những hàng thừa ế, không còn được phép lưu hành tại nước đó vào thịtrường nước ta để tiêu thụ Ngoài ra, những loại vi phạm khác, như đưa hànggiả, hàng nhái, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ, giả mạo nguồn gốc xuất xứ đượcsản xuất từ nước ngoài; gia súc, gia cầm và các sản phẩm từ gia súc, gia cầmkhông rõ nguồn gốc mà các đối tượng buôn lậu đã tìm mọi cách thẩm lậu từnước ngoài vào nước ta bằng nhiều hình thức khác nhau cũng có xu hướng
ngày càng nhiều hơn Bốn là, yếu tố điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý của các
tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam: Có đường biên giới tiếp giáp với Trung Quốc dài, nhiều rừng
rậm và đường mòn, lối mòn gây khó khăn trở ngại lớn cho các hoạt độngchống buôn lậu, gian lận thương mại hàng hóa từ Trung Quốc vào Việt Nam.Đây là yếu tố gây tác động tiêu cực không nhỏ đến hiệu lực, hiệu quả của cáchoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại đang diễn ra mạnh mẽ trên địabàn các tỉnh này
tế, chính trị, văn hóa, xã hội của các tỉnh biên giới phía Bắc, đảm bảo chongười dân nơi đây có đủ việc làm, thu nhập và an sinh xã hội, có đời sống vănhóa phong phú, lành mạnh, trình độ dân trí ngày càng được cải thiện Đồngthời Đảng và Nhà nước có quyết tâm chính trị cao trong công tác chống buônlậu, gian lận thương mại hàng hóa từ Trung Quốc vào Việt Nam thì tạo đượcảnh hưởng tích cực to lớn đối với hiệu lực, hiệu quả của các hoạt động chống
Trang 38buôn lậu, gian lận thương mại diễn ra trên địa
Trang 39bàn các tỉnh này Chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật, chính sách củaNhà nước đối với các tỉnh biên giới có những bất cập, không sát với yêu cầuthực tiễn, thiếu đồng bộ và tính khả thi thấp, lại không kịp thời bổ sung, chỉnhsửa, hoàn thiện Đồng thời Đảng và Nhà nước thiếu quyết tâm chính trị caotrong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại đang diễn ra trên địa bàncác tỉnh này thì gây tác động tiêu cực không nhỏ đối với hiệu lực, hiệu quả củacác hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại nên không thể đạt tới mụctiêu đã hoạch định.
Ba là, sự quyết tâm vào cuộc chống buôn lậu, gian lận thương mại của cả
hệ thống chính trị, sự phối hợp đồng bộ trong triển khai hiện chống buôn lậu củacác cơ quan chức năng và sự ủng hộ của nhân dân trên địa bàn
Bốn là, xu thế phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế, ngoài những thành
tựu đáng ghi nhận về sự tăng trưởng kinh tế, Việt Nam cũng phải đối mặt vớirất nhiều khó khăn, cản trở phát triển nhanh và bền vững của nền kinh tế đấtnước Một trong những nguyên nhân tác động tiêu cực đến nền sản xuất trongnước và ảnh hưởng đến thương mại quốc tế của Việt Nam là sự tồn tại và giatăng tình trạng buôn lậu và gian lận thương mại
Năm là, yếu tố về đặc thù của các mặt hàng: Buôn lậu và gian lận
thương mại được coi là một trong những nguyên nhân chính gây hại nghiêmtrọng đến nền kinh tế của một quốc gia Nó làm suy yếu các ngành côngnghiệp, nền sản xuất địa phương, không khuyến khích hàng hóa nhập khẩuhợp pháp và giảm nguồn thu ngân sách nhà nước Tuy nhiên, một thực tếđang xảy ra ở phần lớn các nước đang phát triển là tồn tại một nền kinh tếngầm song hành với các hoạt động kinh tế chính thức Và thực sự điều này đãảnh hưởng rất lớn đến sự quản lý vĩ mô của Nhà nước, gây cản trở và làmlệch hướng đối với chiến lược phát triển các ngành sản xuất trong nước
1.2 Cơ sở thực tiễn của QLNN về PCBL&GLTM
1.2.1 Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới
Trang 401.2.1.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc
Để chống buôn lậu có hiệu quả, trong đợt cải tổ do Thủ tướng ChuDung Cơ khởi xướng, Trung Quốc đã sắp xếp lại cơ cấu tổ chức bộ máy.Trước hết, QLTT là cơ quan trực thuộc Quốc Vụ viện này được nâng lênthành cơ quan cấp Bộ để phù hợp với nhiệm vụ công tác trong tình hình mới
Tại cửa khẩu Chính phủ đã hợp nhất ba lực lượng: Kiểm dịch hàng hoá,kiểm dịch động thực vật, kiểm tra vệ sinh dịch tễ thành một lực lượng trựcthuộc ngành QLTT
Tổ chức chống buôn lậu trước đây do văn phòng hỗn hợp chống buônlậu ở biên giới đảm nhiệm nay giao toàn bộ cho ngành QLTT phụ trách
Thành lập lực lượng cảnh sát chống buôn lậu thuộc lực lượng QLTTchuyên trách làm nhiệm vụ chống buôn lậu Lực lượng này có toàn quyềnđiều tra, bắt giữ, xử lý, lập hồ sơ…Tất cả hàng hoá và người phạm tội buônlậu bất cứ ngành nào kể cả vụ việc do Công an bắt giữ đều phải bàn giaocho đội chống buôn lậu của cơ quan lý thị trường Khi đối tượng có đủyếu tố cấu thành tội buôn lậu, đội chống buôn lậu của cơ quan QLTTchuyển cho viện kiểm sát khởi tố Chính phủ nghiêm cấm các ngành, cáccấp và mọi cá nhân can thiệp vào công tác của các cơ quan xử lý buôn lậu.Đặc biệt, Trung Quốc đã thành lập “đường dây nóng” để tiếp nhận mọi thôngtin liên quan đến buôn lậu
1.2.1.2 Kinh nghiệm của Pháp
Mô hình tổ chức thị trường Pháp trực thuộc Bộ Kinh tế và tài chính, đượcphân bổ từ cơ quan Trung ương (Cục QLTT) đến tất cả các vùng lãnh thổ
QLTT Pháp được huấn luyện tốt nhất ở tất cả các lĩnh vực như sử dụngchó nghiệp vụ, chạy xe máy, lái tàu thuỷ, lái máy bay…Trong quá trình pháttriển QLTT Pháp đã cải tiến nhiều thủ tục như kiểm soát tại kho doanh nghiệpsau khi doanh nghiệp thoả thuận trước với cơ quan QLTT, các doanh nghiệpđược khai tờ khai và được cung cấp thông tin qua hệ thống cơ sở dữ liệu nhấtđịnh của cơ quan QLTT Pháp