1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý tài sản cố định tại Công Ty CP Thức Ăn Chăn Nuôi Thái Dương

119 252 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 119
Dung lượng 3,17 MB

Nội dung

Tài sản cố định là một phần rất quan trọng với bất kỳ một tổ chức nào bởi vìTSCĐ là một loại tài sản có giá trị lớn, thời gian sử dụng lâu dài, đây là cơ sở hạ tầngcủa cơ quan, nó quyết

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành đồ án tốt nghiệp này em đã nhận được sự hướng dần, giúp đỡ vàđóng góp ý kiến nhiệt tình của các thầy cô hướng dẫn và các cán bộ trong phòng kếtoán tại đơn vị thực tập

Trước hết, em xin chân thành cảm ơn đến quí thầy cô trường Học viên tài chínhđặc biệt là các thầy cô trong khoa Hệ thống thông tin kinh tế đã tận tình dạy bảo emtrong suất thời gian em học tập tại trường

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy giáo Phan Phước Long đã dành rấtnhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành đồ án tốt nghiệp Mặc dù em dẫ cố gắng hoàn thành đồ án tôt nghiệp này bằng tất cả sự nhiệt tình

và năng lực của mình, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được

sự đóng góp ý kiến của quí thầy cô và các bạn

Sinh viên

Vi Thị ThìnLớp k45/41.02

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan đồ án “Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý tài sản cố định tại Công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi Thái Dương” là công trình

nghiên cứu của em

Các số liệu, kết quả trong chuyên đề là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế củađơn vị thực tập

Tác giả đồ án

Vi Thị Thìn

Trang 3

Mục lục

LỜI CẢM ƠN 1

LỜI CAM ĐOAN 2

Mở Đầu 6

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 9

PHẦN NỘI DUNG 10

Chương 1 10

LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 10

1.1Hệ thống thông tin quản lý 10

1.1.1 khái niệm chung 10

1.1.2 Sự cần thiết phải phát triển hệ thống thông tin quản lý trong doanh nghiệp 13

1.2 Các giai đoạn phát triển của hệ thống thông tin 13

1.2.1 Giai đoạn 1: Đánh giá yêu cầu 14

1.2.2 Giai đoạn 2: phân tích chi tiết 14

1.2.3 Giai đoạn 3: Thiết kế logic 14

1.2.4 Giai đoạn 4: Đề xuất phương án và giải pháp 15

1.2.5 Giai đoạn 5: Thiết kế vật lý ngoài 15

1.2.6 Giai đoạn 6: Triển khai kỹ thuật hệ thống 15

1.2.7 Giai đoạn 7: Cài đặ và khai thác 15

1.3 Quá trình phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý tài sản cố định 16

1.3.1 Khảo sát hiện trạng hệ thống 16

1.3.2 Giai đoạn phân tích hệ thống 16

1.3.3 Giai đoạn thiết kế hệ thống thông tin 17

1.3.4 Các khái niệm và ký pháp sử dụng 17

Trang 4

1.4 Quy trình hoạt đông của Tài sản cố định 19

1.4.1 Lí luận chung về tài sản cố định(TSCĐ) 19

1.4.2 Phân loại và đánh giá TSCĐ: 19

1.4.3 Các nghiệp vụ kế toán liên quan đến TSCĐ 26

1.4.3.1 Kế toán tổng hợp tăng TSCĐHH, TSCĐVH 26

Chương 2 41

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHÂN THỨC ĂN CHĂN NUÔI THÁI DƯƠNG 41

2.1 Tổng quan về công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi Thái Dương 41

2.1.1 Giới thiệu về công ty 41

2.2 Kế toán Tài sản cố định của công ty 46

2.2.1 Đặc điểm tài sản cố định của công ty 46

.2.2 Các chứng từ, tài khoản, sổ kế toán sử dụng 51

Chương 3 53

PHÂN TÍCH THIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỨC ĂN CHĂN NUÔI THÁI DƯƠNG 53

3.1 Mô tả bài toán 53

3.1.1 Tăng tài sản cố định 53

3.1.2 Giảm tài sản cố định 54

3.1.3 Quá trình quản lý TSCĐ 54

3.1.4 Lập báo cáo 54

3.1.5 Các hồ sơ thu thập được 54

3.2 Mô hình chức năng của hệ thống 55

3.2.1 Sơ đồ ngữ cảnh 55

3.2.2 Biểu đồ phân cấp chức năng 56

3.2.3 Danh sách hồ sơ dữ liệu sử dụng 58

Trang 5

3.2.4 Ma trần thực thể chức năng 59

3.2.5 Biểu đồ luồng dữ liệu 60

3.3 Mô hình luồng dữ hệ thống 63

3.3.1 Danh mục dữ liệu: 63

3.3.2 Danh sách các thực thể, mối liên kết giữa chúng: 67

3.3.3.Mô hình khái niệm dữ liệu: Mô hình E-R 71

3.5 Giao diện chương trình 80

3.5.3 Hệ thống menu của chương trình 82

Menu “Hệ thống” 82

Menu “Cập nhật” 82

82

84

Menu “Tìm kiếm” 84

Menu “Trợ giúp” 84

3.5.4 Một số form chính và các report 84

KẾT LUẬN 90

TÀI LIỆU THAM KHẢO 91

Phụ lục 92

Trang 6

Mở Đầu

* Lý do, sự cần thiết của đề tài.

Hệ thống thông tin- Một trong những ngành mũi nhọn của công nghệ thông

tin-Đã có nhiều ứng dụng trong quản lý kinh tế, đặc biệt là quản lý các doanh nghiệp.Quản trị dữ liệu trong hệ thống thông tin là một lĩnh vực quan trọng của khoa học vàcông nghệ thông tin, cho phép tin học hóa hệ thống thông tin quản lý của đơn vị mộtcách hiệu quả nhất phục vụ yêu cầu quản lý kinh doanh

Việc ứng dụng máy vi tính để quản lý thông tin đã phát triển mạnh ở các nước tiên tiến

từ những thập niên 70 của thế kỷ XX Hiện nay, ở nước ta vấn đề áp dụng tin học để xử

lý thông tin trong công tác quản lý đã trở thành nhu cầu bức thiết, các doanh nghiệptừng bước tin học hóa quản lý thông tin cho đơn vị mình Tuy nhiên trong thời gian quaviệc tin học hóa chưa mang lại hiệu quả như nó đáng phải có bởi vì các đơn vị thườngquan tâm tới hardware hơn, còn software thì sử dụng những phần mềm xử lý dữ liệu cósẵn (như EXEL) hoặc nếu có trang bị quản lý dữ liệu thì chỉ mang tính cục bộ.Cùng với xu thế phát triển chung của thời đại mới đòi hỏi các đơn vị phải nâng caochất lượng tin học hóa quản lý thông tin của mình một cách tốt nhất có thể Để làmđược việc đó cần phải thực hiện việc khảo sát phân tích và thiết kế một hệ thống quản

lý thông tin bằng máy tính tương ứng với đặc điểm hiện tại và triển vọng và phát triểncủa đơn vị nhằm đảm bảo quá trình xử lý thông tin một cách hiệu quả nhất

Tài sản cố định là một phần rất quan trọng với bất kỳ một tổ chức nào bởi vìTSCĐ là một loại tài sản có giá trị lớn, thời gian sử dụng lâu dài, đây là cơ sở hạ tầngcủa cơ quan, nó quyết định rất nhiều đến quá trình làm việc của các cơ quan.Quản lý TSCĐ là một vấn đề cần thiết cho bất kỳ một cơ quan tổ chức nào thông quaviệc mua bán các thiết bị, nhập các thiết bị quản lý các bộ phận sử dụng các thiết bị đãnhập về, quản lý việc sửa chữa, bảo hành các thiết bị, quản lý việc sử dụng các thiết bịtheo từng bộ phận sử dụng

Hiện nay, tại Công Ty Cổ Phần Thức Ăn Chăn Nuôi Thái Dương việc quản lý TSCĐchủ yếu là dựa trên sổ sách kế toán , vẫn chưa có một phần mềm chuyên dụng nào áp

Trang 7

dụng cho việc quản lý TSCĐ Do vậy, đây là vấn đề mang tính cấp thiết cần phải xâydựng một hệ thống thông tin quản lý TSCĐ giúp cho việc giải quyết các vấn đề đơngiản giảm bớt vất vả khó khăn trong quản lý TSCĐ.

Trong giai đoạn thực tập tại Công Ty Cổ Phần Thức Ăn Chăn Nuôi TháiDương, được tìm hiểu về chức năng, nhiệm vụ, vai trò của đơn vị thực tập và tình hìnhứng dụng công nghệ thông tin tại đây và đặc biệt là được tiếp cận với hệ thống thôngtin quản lý tài sản cố định (TSCĐ) của Công Ty Cổ Phần Thức Ăn Chăn Nuôi TháiDương, em quyết định chọn đề tài: “Phân tích thiết kế hệ thống thông tin quản lý tàisản cố định tại Công Ty Cổ Phần Thức Ăn Chăn Nuôi Thái Dương”

* Phạm vi nghiên cứu của đề tài là hoat động quản lý TSCĐ tại Công Ty CP Thức ĂnChăn Nuôi Thái Dương

* Mục tiêu của đề tài:

Mục tiêu chính của đề tài là được người dùng chấp nhận và thực hiện trong quátrình quản lý và hạch toán trong Công ty Vì vậy, chương trình trước hết phải đáp ứngđược những yêu cầu cơ bản nhất của một nhân viên kế toán đó là: Đơn giản, đầy đủ cácchức năng, dễ nhìn, thuận tiện cho việc sử dụng và cài đặt

Ngoài ra, từng cơ quan áp dụng sẽ có những đặc thù riêng tùy thuộc vào chế độ kế toán

mà cơ quan đó thực hiện

Mục tiêu của đề tài này là:

· Hệ thống giải quyết được bài toán quản lý TSCĐ thực tế

· Hệ thống sẽ cung cấp cho người dùng đầy đủ các chức năng theo yêu cầu của nghiệp

vụ quản lý TSCĐ

· Hệ thống sẽ cung cấp thông tin về tài sản

· Hệ thống sẽ giúp đưa ra các báo cáo…

Phương pháp sử dụng nghiên cứu đề tài:

* Phương pháp thu thập thông tin:

Trang 8

-Phương pháp phỏng vấn.

- Quan sát

- Nghiên cứu tài liệu

Công cụ sử dụng để thực hiện đề tài: Microsoft Visual Foxpro

*Kết cấu của đồ án

Đề tài “Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý tài sản cố định tại Công Ty

Cổ Phần Thức Ăn Chăn Nuôi Thái Dương”.

Đồ án ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đồ án gồm có 3chương:

Chương 1: Lý luận chung về phân tích thiết kế hệ thống thông tin quản lý TSCĐ Chương 2: Khảo sát quy trình quản lý tài sản cố định tại Công Ty Cổ Phần Thức Ăn

Chăn Nuôi Thái Dương

Chương 3: Phân tích, thiết kế và xây dựng hệ thống thông tin quản lý TSCĐ tại Công

Ty Cổ Phần Thức Ăn Chăn Nuôi Thái Dương

Trang 9

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

HTT:Hệ thống thông tin

TSCĐ: Tài sản cố định

CSDL: Cơ sở dữ liệu

Mkhbqn: Mức khấu hao bình quân năm

Mkhbqt: Mức khấu hao bình quân tháng

BB: Biên bản

KK: Kiểm kê

Trang 10

PHẦN NỘI DUNG Chương 1

LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG

THÔNG TIN QUẢN LÝ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH.

1.1Hệ thống thông tin quản lý.

1.1.1 khái niệm chung

Thông tin

Thông tin được hiểu theo nghĩa thông thường là một thông báo hay tin nhậnđược làm tăng sự hiểu biết của đối tượng nhận tin về một vấn đề nào đó là sự thể hiệnmối quan hệ giữa các sự kiện và hiện tượng

Hệ thống

Là một tập hợp gồm các phần tử, các mối quan hệ giữa các phần từ liên kết vớinhau thành một thể thống nhất để thực hiện một chức năng hoặc mục tiêu nào đó màtừng phần không thể có được

Hệ thống thông tin

Tùy thuộc vào từng quan điểm khác nhau mà có các định nghĩa hệ thống thôngtin khác nhau Trên thực tế tồn tại một số định nghĩa về hệ thống thông tin như sau:

Hệ thống thông tin là tập hợp những con người, các thiết bị phần cứng, phần

mềm, dữ liệu thực hiện hoạt động thu thập, lưu trữ, xử lý và phân phối thông tintrong một tập hợp các ràng buộc được gọi là môi trường

Hệ thống thông tin được xác định như tập hợp các thành phần được tổ chức để

thu thập, xử lý, lưu trữ, phân phối và biểu diễn thông tin trở giúp việc ra quyết định vàkiểm soát trong một tổ chức

Hệ thống thông tin là hệ thống sử dụng các thiết bị tin học (máy tính và các thiết

bị trở giúp), các chương trình phần mềm (các chương trình tin học và các thủ tục) và

Trang 11

con người (người sử dụng và các nhà tin học) để thực hiện các hoạt động thu thập, xử

lý, biến đổi dữ liệu thành các sản phẩm công nghệ thông tin

Tóm lại, mỗi định nghĩa đều có một cách diễn đạt khác nhau nhưng đều có ý

nghĩa chung đó là: Hệ thống thông tin là hệ thống nhằm mục đích thu thập, lưu trữ, xử

lý và truyền thông tin

Quản lý

Quản lý là tập hợp các quá trình biến đổi thông tin thành hành động, một việctương đương với quá trình ra quyết định

Hệ thống thông tin quản lý

Phần lớn hệ thống xử lý giao dịch thường được xây dựng nhằm phục vụ cho mộthoặc vài chức năng nào đó, hoặc chỉ đơn giản là giúp con người giải thoát khỏi một sốcông việc tính toán, thống kê nặng nhọc Khi xuất hiện nhu cầu cung cấp các thông tintốt hơn và đầy đủ hơn, cũng là lúc cần đến những phương thức xử lý thông tin mộtcách tổng thể - Hệ thống thông tin quản lý

Ví dụ về một số hệ thống thông tin quản lý như: Hệ thống thông tin quản lýnhân sự ở một cơ quan, hệ thống thông tin quản lý sinh viên ở một trường đại học, hệthống kế toán của một công ty, hệ thống điều hành bay của một hãng hàng không hoặc

hệ thống quản lý bán hàng

Hệ thống thông tin quản lý là hệ thống có nhiệm vụ cung cấp các thông tin cần

thiết phục vụ cho việc quản lý điều hành một tổ chức Thành phần chiếm vị trí quantrọng trong hệ thống thông tin quản lý là một cơ sở dữ liệu hợp nhất chữa các thông tinphản ánh cấu trúc nội tại của hệ thống và các thông tin về hoạt động diễn ra trong hệthống

Với hạt nhân là cơ sở dữ liệu hợp nhất, hệ thống thông tin có thể hỗ trở chonhiều lĩnh vực chức năng khác nhau và có thể cung cấp cho các nhà quản lý công cụ vàkhả năng dễ dạng truy cập thông tin, hệ thống thông tin quản lý có chức năng chính:

+ Thu thập, phân tích và lưu trữ các thông tin một cách hệ thống, những thôngtin có ích được hệ thống hóa để có thể lưu trữ và khai thác trên các phương tiện tin học

Trang 12

+ Thay đổi, sửa chữa, tiến hành tính toán trên các nhóm chỉ tiêu, tạo ra cácthông tin mới

+ Phân tích và cung cấp thông tin

Chất lượng của hệ thống thông tin quản lý được đánh giá thông qua tính nhanhchóng trong đáp ứng yêu cầu thông tin, tính mềm dẻo trong hệ thống và tính toàn vẹn,đầy đủ của hệ thống

Hệ thống thông tin quản lý trong doanh nghiệp giúp cho thông tin trong doanhnghiệp được tổ chức một cách khoa học và hợp lý, từ đó các nhà quản lý trong doanhnghiệp có thể tìm kiếm thông tin một cách nhanh chóng, chính xác, phục vụ cho việc raquyết định kịp thời Do đó, nó có vai trò vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp

- Các thành phần của một HTTT: HTTT gồm 5 thành phần cơ bản sau:

(1) Con người: là yếu tố quyết định trong hệ thống, thực hiện các thủ tục để biếnđổi dữ liệu nhằm tạo ra thông tin

(2) Phần cứng (máy tính điện tử) là một thiết bị điện tử có khả năng tổ chức và lưutrữ thông tin với khối lượng lớn, xử lý dữ liệu tự động với tốc độ nhanh, chính xácthành các thông tin có ích cho người dùng

(3) Chương trình: gồm một tập hợp các lệnh được viết bằng ngôn ngữ mà máy hiểuđược để thông báo cho máy biết phải thực hiện các thao tác cần thiết theo thuật toán đãchỉ ra

(4) Dữ liệu: bao gồm toàn bộ các số liệu, các thông tin phục vụ cho việc xử lý trong

hệ thống, trợ giúp các quyết định cho nhà quản lý

(5) Thủ tục là những chỉ dẫn của con người

Trang 13

Cầu nối

Chỉ dẫn thực thể hành động

1.1.2 Sự cần thiết phải phát triển hệ thống thông tin quản lý trong doanh nghiệp

Một doanh nghiệp có hệ thống thông tin quản lý hiệu quả có thể giúp cho doanhnghiệp:

- Khắc phục những khó khăn trước mắt để đạt được những mục tiêu

đề ra;

- Tạo ra năng lực chớp được các cơ hội hay vượt qua các thách thức.Ngoài ra, do sức ép hợp tác, hệ thống thông tin quản lý là một trong những yếutốt mà mỗi đối tác đánh giá giá trị của doanh nghiệp

Đó chính là những nguyên nhân phải phát triển hệ thống thông tin quản lýdoanh nghiệp

1.2 Các giai đoạn phát triển của hệ thống thông tin.

Phương pháp phát triển hệ thống thông tin bao gồm 7 giai đoạn Mỗi giai đoạnbao gồm một dãy các công đoạn được liệt kê kèm theo Cuối mỗi giai đoạn phải kèmtheo việc ra quyết định về việc tiếp tục hay chấm dứt sự phát triển hệ thống Quyếtđịnh này được trở giúp dựa vào nội dung báo cáo mà phân tích viên hoặc nhóm phântích viên trình bày cho các nhà sử dụng Phát triển hệ thống là một quá trình lặp Tùytheo kết quả của một giai đoạn có thể, và đôi khi là cần thiết, phải quay về giai đoạn

Phần cứng Chương

trình

Trang 14

trước để tìm cách khắc phục những sai sót Một số nhiệm vụ được thực hiện trong suốtquá trình: đó là việc lập kế hoạch cho giai đoạn tới, kiểm soát những nhiệm vụ đã hoànthành, đánh giá dự án và lập tài liệu về hệ thống và về dự án Sau đây là các giai đoạn

mô tả sơ lược về các giai đoạn phát triển hệ thống thông tin

1.2.1 Giai đoạn 1: Đánh giá yêu cầu

Đánh giá yêu cầu có mục đích cung cấp cho lãnh đạo tổ chức hoặc Hội đồnggiám đốc những dữ liệu đích thực để ra quyết định về thời cơ, tính khả thi và hiểu quảcủa dự án phát triển hệ thống Giai đoạn này gồm các việc sau:

- Lập kế hoạch đánh giá yêu cầu

- Làm rõ yêu cầu

- Đánh giá khả năng thực thi

- Chuẩn bị và đánh giá yêu cầu

1.2.2 Giai đoạn 2: phân tích chi tiết

- Lập kế hoạch phân tích chi tiết

- Nghiên cứu môi trường của hệ thống đang tồn tại

- Nghiên cứu hệ thống thực tại

- Đưa ra phán đoán và xác định các yếu tố giải pháp

- Đánh giá lại tính khả thi

- Thay đổi để xuất của dự án

- Chuẩn bị và trình bày báo cáo chi tiết

1.2.3 Giai đoạn 3: Thiết kế logic

- Thiết kế cơ sở dữ liệu

- Thiết kế xử lý

- Thiết kế các luồng dữ liệu vào

- Chỉnh sửa tài liệu cho mức logic

Trang 15

- Hợp thức hóa các mô hình logic.

1.2.4 Giai đoạn 4: Đề xuất phương án và giải pháp

- Xác định các ràng buộc tổ chức và tin học

- Xây dựng các phương án của giải pháp

- Đánh giái các phương án của giải pháp

- Chuẩn bị và trình bày báo cáo của giai đoạn để xuất các phương án củagiai đoạn

1.2.5 Giai đoạn 5: Thiết kế vật lý ngoài

- Lập kế hoạch thiết kế vật lý ngoài

- Thiết lập chi tiết giao diện vào/ ra

- Thiết kế cách thức tương tác với phần tin học hóa

- Thiết kế các thủ tục thủ công

- Chuẩn bị và trình bày báo cáo thiết kế vật lý ngoài

1.2.6 Giai đoạn 6: Triển khai kỹ thuật hệ thống

- Lập kế hoạch thực hiện kỹ thuật

- Thiết kế vật lý trong

- Lập trình

- Thử nghiệm hệ thống

- Chuận bị các tài liệu hệ thống

1.2.7 Giai đoạn 7: Cài đặ và khai thác

Cài đặt hệ thống là pha trong đó chuyển từ hệ thống cũ sang hệ thống mới đượcthực hiện Để việc thực hiện chuyển đổi này có ít va chạm nhất, cần phải lập kế hoạchmột cách cần thận Giai đoạn này bao gồm các công đoạn sau:

- Lập kế hoạch cài đặt

- Chuyển đổi

Trang 16

- Khai thác và bảo trì.

- Đánh giá

1.3 Quá trình phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý tài sản cố định.

Đề có một hệ thống thông tin quản lý tài sản cố định hoàn chỉnh, cần phải thựchiện những công đoạn sau Sau đây là các giai đoạn khác nhau của quá trình phân tích,thiết kế hệ thống thông tin quản lý tài sản cố định Mỗi giai đoàn chỉ ra các mô hìnhđược sử dụng, mỗi quan hệ lẫn nhau giữa chúng

1.3.1 Khảo sát hiện trạng hệ thống.

Đây là giai đoạn khởi đầu của tiến trình phát triển hệ thống thông tin Mục tiêucủa giai đoạn này là tìm hiểu nhu cầu phát triển hệ thống thông tin cũ nhằm đáp ứngcác yêu cầu mới Việc khảo sát được chia ra hai giai đoạn:

- Khảo sát sơ bộ: Nhằm hình thành dự án phát triển hệ thống thông tin

- Khảo sát chi tiết: Thu thập thông tin chi tiết của hệ thống, phục vụ cho việcphân tích và thiết kế

Sau đó củng cố và bổ sung để hoàn thiện kết quả khảo sát, tổng hợp kết quả (mô

tả bài toán)

1.3.2 Giai đoạn phân tích hệ thống.

Mục tiêu của giai đoạn này là mô tả được hệ thống đang tồn tại ở dạng trực quan– nghĩa là xác định được những vấn đề chính cũng như các nguyên nhân chính củachúng, xác định được các mục tiêu cần đạt được của hệ thống mới và để xuất ra cácyếu tố giải pháp cho phép đạt được các mục tiêu trên

Đồng thời nó sẽ cung cấp những dữ liệu cơ sở cho việc thiết kế hệ thống thông tin saunày

- Xác định mô hình nghiệp vụ của hệ thống

+ Biểu đồ ngữ cảnh

+Biểu đồ phân rã chức năng

Trang 17

+Mô tả chức năng lá.

+ Ma trần thực thể dữ liệu - chức năng

+ Danh sách hồ sơ dữ liệu

- Phân tích làm rõ yêu cầu và đặc tả yêu cầu

+ Mô tả xử lý

+ Mô hình thực thể - Mỗi quan hệ E – R

Các quy tắc chuẩn hóa:

Chuẩn hóa mức 1(1.NF)

Chuẩn hóa mức 2(2.NF)

Chuẩn hóa mức 3(3.NF)

1.3.3 Giai đoạn thiết kế hệ thống thông tin.

Giai đoạn này tìm ra giải pháp công nghệ để đáp ứng nhu cầu ở trên Các công

cụ ở đây mang tính hình thức hóa, bao gồm:

- Thiết kế logic và thiết kế vật lý

Biểu đồ ngữ cảnh.

+ Biểu tượng để mô tả toàn bộ hệ thống: tiến trình hệ thống

Trang 18

Tên luồng dữ liệu

- Ký pháp: Hình chữ nhật góc trong, chia làm hai phần: phần trên ghi

số, phần dưới ghi tên hệ thống

- Tên hệ thống: cùm đồng từ có chữ hệ thống ở đầu

- Ký pháp:

+ Luồng dữ liệu:

Các luồng điều khiển: nguồn Đích

đích Nguồn

Một tác nhân của hệ thống phải có đẩy đủ các điều kiện sau:

Thứ nhất: Tác nhân phải là một người, một nhóm người, tổ chức, một bộ phận

của tổ chức hay của hệ thống thông tin khác

Thứ 2:Phải nằm ngoài hệ thống.

 Biểu đồ phân rã chức năng

 Ma trận thực thể dữ liệu – chức năng

 Quá trình mô hình hóa quá trình xử lý nghiệp vụ

 Mô hình dữ liệu – khái niệm (Mô hình thực thể - Mỗi quan hệ: Entity –Relationship Model)

 Mô hình quan hệ

1.4 Quy trình hoạt đông của Tài sản cố định.

1.4.1 Lí luận chung về tài sản cố định(TSCĐ).

Trang 19

Khái niệm:

TSCĐ trong các doanh nghiệp là những tư liệu lao động chủ yếu và các tài sản khác có giá trị lớn, tham gia vào nhiều kỳ sản xuất kinh doanh và giá trị của nó được chuyển dịch dần dần, từng phần vào giá trị sản phẩm, dịch vụ được sản xuất ra trong các chu kỳ sản xuất.

Ví dụ: nhà xưởng, máy móc thiết bị, dụng cụ quản lý

Tuy nhiên không phải mọi tư liệu sản xuất đều là Tài sản cố định mà chỉ nhữngtài sản thỏa mãn các điều kiện quy định của chuẩn mực kế toán và chế độ Tài chính –

Kế toán của nhà nước quy định cụ thể phù hợp trong từng thời kỳ Cụ thể như sau:

Tiêu chuẩn để một tài sản được coi là TSCĐ ( theo chuẩn mực kế toán Việt Nam):

- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai

- Nguyên giá của tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy ( tức là phảidựa trên các căn cứ là hợp pháp và hợp lệ, đó là các hóa đơn, chứng từ kế toán, cácbiên bản giao)

- Có thời gian sử dụng trên một năm

- Phải có giá trị đơn vị đủ lớn ( không dưới 10 triệu đồng)

1.4.2 Phân loại và đánh giá TSCĐ:

1.4.2.1 Phân loại TSCĐ và ý nghĩa của việc phân loại:

TSCĐ trong doanh nghiệp có công dụng khác nhau trong hoạt động kinh doanh,

để quản lý tôt thì phải phân loại TSCĐ Có hai cách phân loại như sau:

- Phân loại TSCĐ theo hình thái biểu hiện

+TSCĐHH : là những tài sản có hình thái vật chất cụ thể do doanh nghiệpnắm giữa để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn ghinhận tài sản cố định như: nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải,thiết bị, dụng cụ quản lý, cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm

Trang 20

+TSCĐVH: là những tài sản không có hình thái vật chất nhưng xác địnhđược giá trị và do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong sản xuất kinh doanh, cung cấpdịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ như:quyền sử dụng đất, nhãn hiệu hàng hóa, bản quyền, bằng sáng chế

- Phân loại TSCĐ theo quyền sở hữu

+Tài sản cố định tự có

+ Tài sản cố định thuê ngoài

1.4.2.2 Đánh giá TSCĐ:

Xác định giá trị ban đầu của TSCĐ:

Nguyên giá của TSCĐ HH:

- Nguyên giá TSCĐHH do mua sắm trực tiếp, bao gồm cả giá mua (trừ các khoản

được chiết khấu thương mại, giảm giá), các khoản thuế (trừ vào các khoản thuế đượchoàn lại) và các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng

sử dụng Đối với TSCĐ mua sắm dùng vào sản xuất, kinh doanh hàng hóa địch vụthuộc đối tượng không chịu thuế GTGT, hoặc chịu thuế GTGT tính theo phương pháptrực tiếp, hoặc dùng vào hoạt động sự nghiệp, chương trình, dự án hoặc dùng cho hoạtđộng phúc lợi, kế toán phản ánh giá trị TSCĐ theo tổng thanh toán đã có thuế GTGT

- Nguyên giá TSCĐHH mua trả chậm được xác định nguyên giá theo giá mua trả tiền

ngay tại thời điểm mua Khoản chênh lệch giữa giá mua trả chậm và giá mua trả tiềnngay được hoạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh theo kỳ hoạch toán

- Nguyên giá TSCĐ HH mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐ khác không tương tự thì nguyên giá của nó được xác định bằng giá hợp lý của TSCĐ nhận về hoặc

giá trị thích hợp của tài sản đem trao đổi, sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc tươngđương tiền trả thêm hoặc thu về

-Nguyên giá TSCĐHH mua dưới hình thức trao đổi đối với TSCĐ HH tương tự.

Nguyên giá TSCĐ nhận về được tính bằng giá trị còn lại của TSCĐ đem đi trao đổi

Trang 21

Tài sản tương tự là tài sản có công dụng tương tự, trong cùng lĩnh vực kinh doanh và

có giá trị tương đương

-Nguyên giá của TSCĐ HH hình thành do đầu tư xây dựng hoặc tự chế:

Nguyên giá là giá thành thực tế của TSCĐ tự xây dựng hoặc tự chế cộng (+) chiphí lắp đặt chạy thử Trường hợp doanh nghiệp dùng sản suất sản phẩm do mình sảnxuất ra để chuyển thành TSCĐ thì nguyên giá là chi phí sản xuất sản phẩm đó cộng (+)chi phí trực tiếp liên quan đến việc mua TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng

Nguyên giá TSCĐ HH được cấp (do đơn vị cấp trên cùng hệ thống cấp), được điều

chuyển nội bộ đến…xác định theo giá ghi trên sổ kế toán đơn vị cấp, đơn vị điềuchuyển

TSCĐ không được cấp trên không cùng hệ thống cấp xác định theo giá trị còn lại

hoặc đánh giá lại thực tế của hội đồng giao nhận công (+) chi phí vận chuyển, nângcấp, lắp đặt, chạy thử, lệ phí trước bạ (nếu có) mà bên nhận tài sản phải chi ra tính đếnthời điểm TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng

Nguyên giá TSCĐ HH nhận góp liên doanh, nhận lại vốn góp, do phát hiện thừa,

được tài trợ, biếu tặng… là giá trị thực tế của Hội đồng giao nhận cộng các chi phí màbên nhận phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thài sẵn sàng sử dụng

Nguyên giá của TSCĐ vô hình (TSCĐ VH):

- Mua TSCĐ vô hình riêng biệt

Nguyên giá TSCĐ vô hình mua riêng biệt, bao gồm giá mua (trừ (-) các khoảnđược chiết khấu thương mại hoặc giảm giá), các khoản thuế (không bao gồm các khoảnthuế được hoàn lại) và các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào sử dụngtheo dự tính

Trường hợp quyền sử dụng đất được mua cùng với mua nhà cửa, vật kiến trúc trênđất thì giá trị quyền sử dụng đất phải được xác định riêng biệt và ghi nhận là TSCĐ vôhình

Trường hợp TSCĐ vô hình mua sắm được thanh toán theo phương thức trả chậm,nguyên giá của TSCĐ vô hình được phản ánh theo giá mua trả ngay tại thời điểm mua

Trang 22

Khoản chênh lệch giữa tổng số tiền phải thanh toán và giá mua trả ngay được hạch toánvào chi phí sản xuất, kinh doanh theo kỳ hạn thanh toán, trừ khi số chênh lệch đó đượctính vào nguyên giá TSCĐ vô hình (vốn hóa) theo quy định của chuẩn mực kế toán

“Chi phí đi vay”

Nếu TSCĐ vô hình hình thành từ việc trao đổi thanh toán bằng chứng từ liên quanđến quyền sở hữu vốn của đơn vị, nguyên giá TSCĐ vô hình là giá trị hợp lý của cácchứng từ được phát hành liên quan đến quyền sở hữu vốn

-Mua TSCĐ vô hình từ việc sáp nhập doanh nghiệp:

Nguyên giá TSCĐ vô hình hình thành trong quá trình sáp nhập doanh nghiệp cótính chất mua lại là giá trị hợp lý của tài sản đó vào ngày mua (ngày sáp nhập doanhnghiệp)

Doanh nghiệp phải xác định nguyên giá TSCĐ vô hình một cách đáng tin cậy để ghinhận tài sản đó một cách riêng biệt

Giá trị hợp lý có thể là:

- Giá niêm yết tại thị trường hoạt động;

- Giá của nghiệp vụ mua bán TSCĐ vô hình tương tự

Nếu không có thị trường hoạt động cho tài sản thì nguyên giá của TSCĐ vô hìnhđược xác định bằng khoản tiền mà doanh nghiệp lẽ ra phải trả vào ngày mua tài sảntrong điều kiện nghiệp vụ đó được thực hiện trên cơ sở khách quan dựa trên các thôngtin tin cậy hiện có Trường hợp này doanh nghiệp cần cân nhắc kết quả của các nghiệp

vụ đó trong mối quan hệ tương quan với các tài sản tương tự

Khi sáp nhập doanh nghiệp, TSCĐ vô hình được ghi nhận như sau:

(a) Bên mua tài sản ghi nhận là TSCĐ vô hình nếu tài sản đó đáp ứng được định nghĩa

về TSCĐ vô hình và tiêu chuẩn ghi nhận quy định trong đoạn 16, 17, kể cả trường hợpTSCĐ vô hình đó không được ghi nhận trong báo cáo tài chính của bên bán tài sản;(b) Nếu TSCĐ vô hình được mua thông qua việc sáp nhập doanh nghiệp có tính chấtmua lại, nhưng không thể xác định được nguyên giá một cách đáng tin cậy thì tài sản

Trang 23

đó không được ghi nhận là một TSCĐ vô hình riêng biệt, mà được hạch toán vào lợithế thương mại (Theo quy định tại Đoạn 46).

Khi không có thị trường hoạt động cho TSCĐ vô hình được mua thông qua việcsáp nhập doanh nghiệp có tính chất mua lại, thì nguyên giá TSCĐ vô hình là giá trị màtại đó nó không tạo ra lợi thế thương mại có giá trị âm phát sinh vào ngày sáp nhậpdoanh nghiệp

- TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất có thời hạn

Nguyên giá TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất có thời hạn khi được giao đất hoặc

số tiền trả khi nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp từ người khác, hoặcgiá trị quyền sử dụng đất nhận góp vốn liên doanh

Trường hợp quyền sử dụng đất được chuyển nhượng cùng với mua nhà cửa, vậtkiến trúc trên đất thì giá trị của nhà cửa, vật kiến trúc phải được xác định riêng biệt vàghi nhận là TSCĐ hữu hình

- TSCĐ vô hình được nhà nước cấp hoặc được tặng, biếu

Nguyên giá TSCĐ vô hình được nhà nước cấp hoặc được tặng, biếu, được xác địnhtheo giá trị hợp lý ban đầu cộng (+) các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sảnvào sử dụng theo dự tính

- TSCĐ vô hình mua dưới hình thức Trao đổi

Nguyên giá TSCĐ vô hình mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐ vô hìnhkhông tương tự hoặc tài sản khác được xác định theo giá trị hợp lý của TSCĐ vô hìnhnhận về hoặc bằng với giá trị hợp lý của tài sản đem trao đổi, sau khi điều chỉnh cáckhoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêm hoặc thu về

Nguyên giá TSCĐ vô hình mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐ vô hìnhtương tự, hoặc có thể hình thành do được bán để đổi lấy quyền sở hữu một tài sảntương tự (tài sản tương tự là tài sản có công dụng tương tự, trong cùng lĩnh vực kinhdoanh và có giá trị tương đương) Trong cả hai trường hợp không có bất kỳ khoản lãihay lỗ nào được ghi nhận trong quá trình trao đổi Nguyên giá TSCĐ vô hình nhận vềđược tính bằng giá trị còn lại của TSCĐ vô hình đem trao đổi

Trang 24

Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính:

Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính được xác định theo giá hợp lý của tài sản thuê

hoặc là giá trị hiện tại của khoảnh thanh toán tiền thuê tối thiểu (trường hợp giá trị hợp

lý cao hơn giá trị hiện tại của các khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu) cộng với cáckhoản chi phí trực tiếp phát sinh ban đầu liên quan đến hoạt động tài chính

Giá trị hiên tại của tài khoản thanh toán tiên thuê tối thiểu cho việc cho thuê tài sản,doanh nghiệp có thể sử dụng tỷ lệ suất ngầm định, tỷ lệ suất được ghi trong hợp đồngthuê hoặc lãi suất đi vay của bên thuê

Nguyên giá TSCĐ của doanh nghiệp chỉ được thay đổi trong các trường hợp sau:

Đánh giá lại TSCĐ trong các trường hợp:

Theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Thực hiện tổ chức lại doanh nghiệp nhà nước, chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp,chuyển đổi hình thức doanh nghiệp: chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, cổ phần hóa, bán,khoán, cho thuê, chuyển đổi công ty TNHH thành công ty cổ phần, chuyển đổi công ty

cổ phần thành công ty TNHH

Dùng tài sản để đầu tư ra ngoài doanh nghiệp

-Đầu tư nâng cấp TSCĐ

-Tháo dỡ một số bộ phận của TSCĐ mà các bộ phận này được quản lý theo tiêu chuẩn của một TSCĐ hữu hình.

Khi thay đổi nguyên giá TSCĐ, doanh nghiệp phải lập Biên bản ghi rõ căn cứthay đổi và xác định lại các chỉ tiểu nguyên giá, giá trị còn lại trên sổ kế toán, sổ khấuhao lũy kế, thời gian sử dụng TSCĐ và tiến hành hạch toán theo quy định

Đánh giá lại TSCĐ:

Trang 25

Khi đánh giá lại TSCĐ, phải đánh giá lại cả chỉ tiêu nguyên giá và giá trị còn lạicủa TSCĐ Thông thường, giá trị còn lại của TSCĐ sau khi đánh giá lại được điềuchỉnh theo công thức sau:

Sữa chữa lại TSCĐ:

Trong quá trình sử dụng TSCĐ bị hao mòn và hư hỏng từng bộ phận donhiều nguyên nhân khác nhau Để đảm bảo việc cho TSCĐ hoạt động bình thườngtrong suốt quá trình sử dụng, đơn vị phải tiến hành sửa chữa bảo dưỡng TSCĐ khi bị

hư hỏng

Do tính chất, mức độ hao mòn và hư hỏng TSCĐ rất khác nhau nên tính chất vàquy mô của công việc sửa chữa TSCĐ rất khác nhau

Căn cứ vào quy mô sữa chữa TSCĐ có:

Sữa chữa thường xuyên: là hoạt động sữa chữa nhỏ, hoạt động bảo trì, bảo dưỡng

theo yêu cầu kỹ thuật nhằm đảm bảo cho TSCĐ hoạt động hoạt động bình thường.Công việc sửa chữa được tiến hành thường xuyên, thời gian sửa chữa ngắn, chi phí sửachữa phát sinh không lớn do đó không cần lập dự toán

Sữa chữa lớn: là hoạt động sửa chữa khi TSCĐ bi hư hỏng nặng hoặc theo yêu

cầu kỹ thuật đảm bảo cho TSCĐ duy trì hoạt động năng lực hoạt động bình thường.Thời gian tiến hành thường dài, chi phí phát sinh nhiều, do đó đơn vị phải lập dự toán

Căn cứ vào phương thức tiến hành sửa chữa TSCĐ có:

Nguyên giá của TSCĐ

Giá trị còn lại

của TSCĐ sau

khi đánh giá lại

Giá trị còn lại của TSCĐ được đánh giá lại

Giá trị đánh giá lại của TSCĐ

Trang 26

Sửa chữa theo phương thức tự làm: công việc sửa chữa TSCĐ có thể do bộ

phận quản lý, sử dụng TSCĐ hay bộ phận phụ trách của đơn vị thực hiện

Sửa chữa theo phương thức thuê ngoài: đơn vị tổ chức cho các đơn vị bên

ngoài đấu thầu và ký hợp đồng sửa chữa với đơn vị trúng thầu Hợp đồng giao thầu sửachữa TSCĐ là cơ sở để đơn vị quản lý, kiểm tra công tác sửa chữa TSCĐ

1.4.3 Các nghiệp vụ kế toán liên quan đến TSCĐ

1.4.3.1 Kế toán tổng hợp tăng TSCĐHH, TSCĐVH

1.4.3.1.1 Ghi nhận Tăng TSCĐ do mua ngoài dùng vào hoạt động SXKD

- Trường hợp mua sắm TSCĐ hữu hình (Kể cả mua mới hoặc mua lại TSCĐ đã sửdụng) dùng vào sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuếGTGT tính theo phương pháp khấu trừ, căn cứ các chứng từ có liên quan đến việc muaTSCĐ, kế toán xác định nguyên giá của TSCĐ, lập hồ sơ kế toán, lập Biên bản giaonhận TSCĐ, ghi:

Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình (Giá mua chưa có thuế GTGT)

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1332)

Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình (Tổng giá thanh toán)

Có các TK 111, 112,

Có TK 311- Phải trả cho người bán

Có TK 341- Vay dài hạn

Trang 27

- Nếu TSCĐ được mua sắm bằng nguồn vốn đầu tư XDCB hoặc quỹ đầu tư phát triểncủa doanh nghiệp dùng vào SXKD, kế toán phải ghi tăng nguồn vốn kinh doanh, giảmnguồn vốn XDCB hoặc giảm quỹ đầu tư phát triển khi quyết toán được duyệt, ghi:

Nợ TK 414 - Quỹ đầu tư phát triển

Nợ TK 441 - Nguồn vốn đầu tư XDCB

Có TK 411- Nguồn vốn kinh doanh

1.4.3.1.2 Ghi nhận TSCĐ mua theo phương thức trả chậm, trả góp:

- Khi mua TSCĐ hữu hình theo phương thức trả chậm, trả góp và đưa về sử dụng ngaycho XDCB, ghi:

Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình (Nguyên giá - ghi theo giá mua trả tiền ngay)

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1332) (Nếu có)

Nợ TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn [Phần lãi trả chậm là số chênh lệch giữa tổng sốtiền phải thanh toán trừ (-) Giá mua trả tiền ngay trừ (-) Thuế GTGT (nếu có)]

Có TK 331 - Phải trả cho người bán (Tổng giá thanh toán)

- Định kỳ, thanh toán tiền cho người bán, ghi:

Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán

Có các TK 111, 112 (Số phải trả định kỳ gao gồm cả giá gốc và lãi trả chậm, trả gópphải trả từng kỳ)

- Định kỳ, tính vào chi phí theo số lãi trả chậm, trả góp phải trả của từng kỳ, ghi:

Trang 28

Có TK 155 - Thành phẩm (Nếu xuất kho ra sử dụng)

Có TK 154 - Chi phí SXKD dỡ dang (Nếu sản xuất xong đưa vào sử dụng ngay,không qua kho)

Đồng thời ghi tăng TSCĐ hữu hình:

1 3.1.4 Ghi nhận TSCĐ mua dưới hình thức trao đổi:

-TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi với TSCĐ hữu hình tương tự:

Khi nhận TSCĐ hữu hình tương tự do trao đổi và đưa vào sử dụng ngay cho SXKD,ghi:

Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình (Nguyên giá TSCĐ hữu hình nhận về ghi theo giá trị cònlại của TSCĐ đưa đi trao đổi)

Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (Giá trị đã khấu hao của TSCĐ đưa đi trao đổi)

Có TK 211 - TSCĐ hữu hình (Nguyên giá của TSCĐ hữu hình đưa đi trao đổi)

- TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi với TSCĐ hữu hình không tương tự:Khi giao TSCĐ hữu hình tương tự cho bên trao đổi, ghi:

Nợ TK 811 - Chi phí khác (Giá trị còn lại của TSCĐ hữu hình đưa đi trao đổi)

Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (Giá trị đã khấu hao)

Có TK 211 - TSCĐ hữu hình (Nguyên giá)

Đồng thời khi gia tăng thu nhập do trao đổi TSCĐ:

Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng (Tổng giá thanh toán)

Trang 29

Có TK 711 - Thu nhập khác (Giá trị hợp lý của TSCĐ đưa đi trao đổi)

Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (TK 33311) (Nếu có)

- Khi nhận được TSCĐ hữu hình do trao đổi, ghi:

Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình (Giá trị hợp lý của TSCĐ nhận được do trao đổi)

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1332) (Nếu có)

Có TK 131 - Phải thu của khách hàng (Tổng giá thanh toán)

- Trường hợp phải thu thêm tiền do giá trị của TSCĐ đưa đi trao đổi lớn hơn giá trị củaTSCĐ nhận được do trao đổi, khi nhận được tiền của bên có TSCĐ trao đổi, ghi:

Nợ các TK 111, 112 (Số tiền đã thu thêm)

Có TK 131 - Phải thu của khách hàng

- Trường hợp phải trả thêm tiền do giá trị hợp lý của TSCĐ đưa đi trao đổi nhỏ hơn giátrị của TSCĐ nhận được do trao đổi, khi trả tiền cho bên có TSCĐ trao đổi, ghi:

Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng

1.4.3.1.6 Ghi nhận TSCĐ VH là quyền sử dụng đất có thời hạn:

Trường hợp tăng TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất, ghi:

Nợ 213,411

Trang 30

Có 111,112…

Trường hợp mua TSCĐ hữu hình là nhà cửa, vật kiến trức gắn liền với quyền sửdụng đất, đưa vào sử dụng ngay cho hoạt động SXKD, ghi:

Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình (Nguyên giá - chi tiết nhà cửa, vật kiến trúc)

Nợ TK 213 - TSCĐ vô hình (Nguyên giá - chi tiết quyền sử dụng đất)

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (Nếu có)

Có TK 331 - Phải trả cho người bán

Có TK 461 - Nguồn vốn kinh phí sự nghiệp (4612)

Đồng thời ghi tăng nguồn vốn kinh phí đã hình thành TSCĐ:

Nợ TK 161 - Chi sự nghiệp (1612)

Có TK 466 - Nguồn vốn kinh phí đã hình thành TSCĐ

Nếu rút dự toán TSCĐ, đồng thời ghi đơn bên có TK 008 - Dự toán chi sự nghiệp,

dự án

1.4.3.2 Kế toán tổng hợp các nghiệp vụ giảm TSCĐ

1.4.3.2.1 Kế toán thanh lý, nhượng bán TSCĐ hữu hình, vô hình:

1a Thanh lý, nhượng bán TSCĐ đang dùng vào hoạt động sản xuất doanh nghiệp

1_Kế toán ghi giảm TSCĐ và phản ánh giá trị còn lại của TSCĐ như một tàikhoản chi phí khác

Nợ TK 214_Hao mòn TSCĐ (phần giá trị đã hao mòn)

Trang 31

Nợ TK 811_Chi phí khác (Phần giá trị còn lại)

Có TK 211, 213_TSCĐHH,VH (Nguyên giá)2_Chi phí thanh lý, nhượng bán được coi như các chi phí khác, căn cứ vào cácchứng từ kế toán liên quan để ghi sổ:

Nợ TK 811

Nợ TK 1331_Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ (nếu có)

Có TK 111,112, 141,152…

3_Phản ánh thu nhập từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ;

Nợ TK 111, 113,138,152,….Giá trị thu hồi (do thanh lý), Số thu từnhượng bán

Nợ TK 711

Có TK 9115_ Xác định và ghi sổ kết quả sau thuế do thanh lý, nhượng bán TSCĐ:

5a Kết chuyển chênh lệch thu lớn hơn chi (có lãi):

Nợ TK 911

Trang 32

Có TK 421_Lợi nhuận doanh nghiệp chưa phân phối 5b Kết chuyển chênh lệch thu nhỏ hơn chi ( bị lỗ):

Nợ TK 421

Có TK 911

1b Thanh lý, nhượng bán dùng TSCĐ đầu tư, mua sắm bằng quỹ phúc lợi sử dụng cho nhu cầu văn hóa, phúc lợi và TSCĐ đầu tư mua sắm bằng nguồn kinh phí sự nghiệp, dự án sử dụng cho hoạt động sự nghiệp, dự án.

Nợ TK 211, 213

Có TK 353(3531) _Quỹ khen thưởng phúc lợi

Có TK 214_Hao mòn TSCĐ

Có TK 466_Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ

1.4.3.2.2 Góp vốn liên doanh, liên kết bằng TSCĐ:

Khi sử dụng TSCĐ để góp vốn, các TSCĐ phải được hội đồng đánh giá

Khi sử dụng TSCĐ vào Công ty liên kết thì giá trị của TS là do thỏa thuận giữa các nhàđầu tư và công ty liên kêt với nhau

Nợ TK 222_Vốn góp liên doanh theo giá trị vốn góp được hội đồng liên doanhcông nhận

Nợ TK 223_Đầu tư vào công ty liên kết

Nợ TK 811_Số chênh lệch đánh giá nhỏ hơn giá trị còn lại của TSCĐ

Trang 33

Nếu giá trị còn lại của TSCĐ đang dùng nhỏ hơn, thì được tính toàn bộ vào chiphí sản xuất kinh doanh của bộ phận đang sử dụng TSCĐ trong kỳ (như trường hợpxuất CCDC phân bổ 100%), ghi:

Nợ TK 627,641, 642….( Giá trị còn lại)

Nợ TK 214 (Hao mòn TSCĐ)

Có TK 211(Nguyên giá)Nếu giá trị còn lại của TSCĐ lớn cần phải tiến hành phân bổ dần vào chi phínhiều kỳ, kế toán ghi (giống trường hợp xuất CCDC phải phân bổ nhiều lần )

Nợ TK 142, 242 (Giá trị còn lại)

Nợ TK 214 (Giá trị hao mòn)

Có TK 211 (Nguyên giá)Đồng thời, tiến hành phân bổ giá trị còn lại vào chi phí sản xuất kinh doanhtrong kỳ, ghi:

Nợ TK 627, 641,642 Giá trị phân bổ kỳ này vào chi phí kinh doanh

Có TK 142, 242_Chi phí trả trướcTrường hợp TSCĐ còn mới (đang bảo quản trong kho) khi chuyển thành công

cụ, dụng cụ , ghi:

Nợ TK 153_Công cụ dụng cụ (theo nguyên giá ghi sổ của TSCĐ)

Có TK 211_TSCĐHH

1.4.3.2.4 Kế toán chuyển bất động sản chủ sở hữu thành bất động sản đầu tư:

Căn cứ vào hồ sơ chuyển đổi mục đích sử dụng, kế toán ghi:

Nợ TK 217_Bất động sản đầu tư

Có TK 211, 213,212Đồng thời chuyển số hao mòn lũy kế:

Trang 34

Nợ TK 2141 hoặc 2143, 2142

Có TK 2147_Hao mòn bất động sản đầu tư

1.4.3.2.5 Kế toán giao dịch bán và thuê lại TS là thuê tài chính:

Giao dịch bán và thuê lại TS thực hiện khi tài sản được bán và được thuê lại bởichính người bán Khoản chênh lệnh giữa bán tài sản với giá trị còn laị trên sổ kế toánkhông được ghi nhận ngay là một khoản lãi hoặc lỗ từ việc bán tài sản mà phải ghinhận là thu nhập chưa được thực hiện hoặc chi phí trả trước dài hạn và phân bổ trongsuốt thời gian cho thuê tài sản Trong giao dịch bán và thuê lại, nếu có chi phí phát sinhngoài chi phí khấu hao thì phải được hoạch toán vào chi phí sản xuất , kinh doanhtrong kỳ

*Trường hợp giao dịch bán và thuê lại với giá bán tài sản cao hơn giá trị còn lại của TSCĐ.

a.Khi hoàn thành thủ tục bán tài sản, căn cứ vào hóa đơn và các chứng từ liênquan, kế toán ghi sổ theo định khoản:

Nợ TK 111,112,, 131_Theo tổng thanh toán

Có TK 711_Theo giá trị còn lại của TSCĐ bán và thuê lại

Có TK 3387_Số chênh lệch giá bán lớn hơn giá trị còn lại của TSCĐ

Có TK 3331_Thuế GTGT phải nộpĐồng thời , ghi giảm TSCĐ:

Nợ TK 811_Giá trị còn lại của TSCĐ bán và thuê lại

Nợ TK 214_Hao mòn TSCĐ

Có TK 211_Nguyên giá TSCĐb.Định kỳ, kết chuyển chênh lệch giá bán lớn hơn giá trị còn lại của TSCĐ bán

và thuê lại ghi giảm chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ phù hợp với thời gian thuêtài sản, kế toán ghi theo định khoản:

Nợ TK 3387

Trang 35

Có TK 623, 627, 641, 642

c Các bút toán ghi nhân tài sản thuê và nợ phải trả được giới thiệu ở chuẩn mục

kế toán TSCĐ thuê tài chính

*Trường hợp giao dịch bán và cho thuê lại với giá thấp hơn giá trị còn lại của TSCĐ:

a Khi hoàn tất các thủ tục bán tài sản, căn cứ vào hóa đơn và các chứng từ liênquan, kế toán ghi sổ:

Nợ TK 811_Theo giá bán tài sản

Nợ TK 242_Số chênh lệch giá trị còn lại lớn hơn giá bán tài sản

Trang 36

1.4.3.3 Kế toán hao mòn TSCĐ

1.2.3.3.1 Định kỳ tính, trích khấu hao TSCĐ vào chi phí sản xuất, kinh doanh, chi phíkhác:

Nợ TK 623 - Chi phí sử dụng máy thi công (6234)

Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung (6274)

Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình (Nguyên giá)

Có TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh (Giá trị còn lại)

Có TK 214 - Hao mòn TSCĐ (2141) (Giá trị hao mòn)

1.2.3.3.3 Định kỳ tính, trích khấu hao BĐS đầu tư đang nắm giữ chờ tăng giá, đangcho thuê hoạt động:

Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán (Chi tiết chi phí kinh doanh BĐS đầu tư)

Có TK 214 - Hao mòn TSCĐ (2147)

1.2.3.3.4 Trường hợp giảm TSCĐ, BĐS đầu tư :

Trường hợp giảm TSCĐ, BĐS đầu tư thì đồng thời với việc ghi giảm nguyên giáTSCĐ phải ghi giảm giá trị đã hao mòn của TSCĐ, BĐS đầu tư (Xem hướng dẫn cáchạch toán TK 211, 213, 217)

1.4.3.3.5 Đối với TSCĐ dùng cho hoạt động sự nghiệp, dự án:

Khi tính hao mòn vào thời điểm cuối năm tài chính, ghi:

Có TK 466 - Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ

Trang 37

Có TK 214 - Hao mòn TSCĐ.

1.4.3.3.6 Đối với TSCĐ dùng cho hoạt động văn hoá, phúc lợi:

Khi tính hao mòn vào thời điểm cuối năm tài chính, ghi:

Nợ các TK 623, 627, 641, 642 (Số chênh lệch khấu hao tăng)

Có TK 214 - Hao mòn TSCĐ (TK cấp 2 phù hợp)

- Nếu do thay đổi phương pháp khấu hao và thời gian trích khấu hao TSCĐ, mà mứckhấu hao TSCĐ giảm lên so với số đã trích trong năm, số chênh lệch khấu hao tăng,ghi:

Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (TK cấp 2 phù hợp)

Có các TK 623, 627, 641, 642 (Số chênh lệch khấu hao giảm)

1.4.3.4 Kế toán nghiệp vụ Sữa chữa lớn TSCĐ:

Công tác sửa chữa lớn TSCĐ của doanh nghiệp cũng có thể tiến hành theo phươngthức tự làm hoặc giao thầu

Trang 38

- Nếu sửa chữa lớn TSCĐ phục vụ cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộcđối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, ghi:

Nợ TK 241 - XDCB dỡ dang (2413) (Giá mua chưa có thuế GTGT)

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1332)

Có các TK 111, 112, 152, 214,

- Nếu sửa chữa lớn TSCĐ phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch

vụ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tínhtheo phương pháp trực tiếp, ghi:

Nợ TK 241 - XDCB dỡ dang (2413) (Tổng giá thanh toán)

Có các TK 111, 112, 152, 214, 334, (Tổng giá thanh toán)

1.2 Khi công trình sửa chữa lớn đã hoàn thành, kế toán phải tính giá thành thực

tế của từng công trình sửa chữa lớn để quyết toán sổ chi phí này theo các trường hợp

sau:

- Trường hợp chi phí sửa chữa lớn TSCĐ có giá trị nhỏ, kết chuyển toàn bộ vào chi phísản xuất, kinh doanh trong kỳ có hoạt động sửa chữa lớn TSCĐ, ghi:

Nợ TK 623 - Chi phí sử dụng máy thi công

Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung

Nợ TK 142 - Chi phí trả trước ngắn hạn

Nợ TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn

Trang 39

2 Theo phương thức giao thầu:

- Khi nhận khối lượng sửa chữa lớn do bên nhận thầu bàn giao, ghi:

Nợ TK 241 - XDCB dỡ dang (2413)

Có TK 331 - Phải trả cho người bán

Các bút toán kết chuyển chi phí sửa chữa lớn giống như phương thức tự làm

1.5 Các hệ quản trị cơ sở dữ liệu

Hệ quản trị cơ sở dữ liệulà phần mềm hay hệ thống được thiết kế để quản trị

một cơ sở dữ liệu Cụ thể, các chương trình thuộc loại này hỗ trở khả năng lưu trữ, sửachữa, xóa và tìm kiếm thông tim trong một cơ sở dữ liệu (CSDL) Có rất nhiều hệ quảntrị cơ sở dữ liệu khác nhau: từ phần mền nhỏ chạy trên máy tính cá nhân cho đếnnhững hệ quản trị phức tạp chạy trên một máy hay nhiều siêu máy tính

Tuy nhiên đa số hệ quản trị CSDL trên thị trường đều có một đặc điểm chung làdụng ngôn ngữ truy vấn theo cấu trúc mà theo tiếng anh gọi là Structuredlanguage(SQL) Hiện nay trên thị trường đã có những hệ quản trị cơ sở dữ liệu hỗ trởđược nhiều tiện ích như: MS Access, Visual foxpro, SQL server Oracle,

Đề thực hiện chương trình quản lý tài sản cố định tại Công ty cổ phần thức ănchăn nuôi Thái Dương, em lựa chọn ngôn ngữ phi cấu trúc Visual foxpro vì nó cónhững ưu điểm sau:

-Hỗ trở về lập trình hưỡng đối tượng, hỗ trở khả năng thiết kế giao diện trựcquan

Trang 40

-Giúp triển khai các ứng dụng một cách dễ dạng hơn, giảm bớt khối lượng lậptrình phức tạp.

-Là ngôn ngữ lập trình hỗ trở mạnh cho bộ xử lý CSDL

Tuy nhiên Visual foxpro cũng có một số hạn chế như tính bảo mật kém, không

an toàn và không thuận tiện khi chạy trên môi trường mạng

Ngày đăng: 20/05/2019, 15:29

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[7] – Trang http://www.hvtc.edu.vn/forum [8] – Trang http://diendanketoan.com Link
[1] – Ths Vũ Bá Anh. Giáo trình Cơ sở dữ liệu (học phần 2), 2006 Khác
[2] - Nguyễn Văn Ba. Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin. Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội, 2006 Khác
[3] - Nguyễn Văn Vỵ - Phân tích thiết kế hệ thống thông tin quản lý. Nhà xuất bản khoa học tự nhiên và công nghệ Hà Nội , 2007 Khác
[4] - PGS.TS Ngô Thế Chi – TS Trương Thị Thuỷ - Giáo trình kế toán Tài chính - Học viện tài chính. Nhà xuất bản Tài chính – Hà Nội , 2007 Khác
[5] – PGS.TS Ngô Thế Chi – TS Trương Thị Thuỷ - Giáo trình kế toán doanh nghiệp - Học viện tài chính. Nhà xuất bản thống kê – Hà Nội, 2006 Khác
[6] – Vũ Nhật Minh. Thực hành lập trình Microsoft Visual FoxPro 9.0. Nhà xuất bản giao thông vận tải, 2007 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w