1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Chỉ dẫn kỹ thuật Phần kết cấu Công trình Trụ sở VKS nhân dân tối cao

95 199 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 95
Dung lượng 1,42 MB
File đính kèm Spec-Struc-SPP-Viet-1-2014-H-in18-6.rar (400 KB)

Nội dung

Chỉ dẫn kỹ thuật dự án Trụ sở VKS nhân dân tối cao được lập tương đối đầy đủ, chi tiết. Chỉ dẫn do liên danh tư vấn có uy tín trong và ngoài nước thực hiện.Là tài liệu cho các anh em kỹ thuật tham khảo để xây dựng Chỉ dẫn kỹ thuật cho các dự án khác.

Trang 1

CHỈ DẪN KỸ THUẬT

PHẦN: KẾT CẤU

DỰ ÁN: XÂY DỰNG TRỤ SỞ VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO

ĐỊA ĐIỂM: KHU ĐÔ THỊ MỚI CẦU GIẤY-CẦU GIẤY-HÀ NỘI

Trang 2

CHỈ DẪN KỸ THUẬT

PHẦN: KẾT CẤU

DỰ ÁN: XÂY DỰNG TRỤ SỞ VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO

ĐỊA ĐIỂM: KHU ĐÔ THỊ MỚI CẦU GIẤY-CẦU GIẤY-HÀ NỘI

CHỦ ĐẦU TƯ VĂN PHÒNG VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO

LIÊN DANH TƯ VẤN THIẾT KẾ

THÀNH VIÊN ĐỨNG ĐẦU LIÊN DANH

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN CÔNG NGHỆ,

THIẾT BỊ VÀ KIỂM ĐỊNH XÂY DỰNG-CONINCO

THÀNH VIÊN

TẬP ĐOÀN NIHON SEKKEI

Trang 3

Hoàng Thanh Long Nguyễn Thành Công Phan Thị Cẩm Tú Phan Quốc Tuấn

Cheked by:

Nguyễn Lương Bình

MỤC LỤC

Trang 4

Phần 1 Tiêu chuẩn kỹ thuật và định nghĩa

Phần 2 Công tác nền móng

Chương 2.1 Công tác đất

Chương 2.2 Cọc khoan nhồi và tường vây

Phần 3 Công tác bê tông, bê tông cốt thép, gạch đá

Chương 3.1 Công tác bê tông

Chương 3.2 Công tác bê tông cốt thép đúc sẵn

Chương 3.3 Công tác bê tông cốt thép ứng lực trước

Chương 3.4 Công tác gạch đá và gạch đá có cốt thép

Phần 4 Công tác kim loại

Chương 4.1 Kết cấu thép

Chương 4.2 Hệ sàn và hệ tường thép

Chương 4.3 Các kết cấu thép và kim loại khác

Phần 5 Công tác hoàn thiện và an toàn lao động

Chương 5.1 Yêu cầu chung

Chương 5.2 Công tác chống thấm

Chương 5.3 Công tác chống nóng

Chương 5.4 Các yêu cầu về đà giáo và an toàn lao động

Trang 5

CHỈ DẪN KỸ THUẬT PHẦN 1-TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT VÀ ĐỊNH NGHĨA

CÔNG TRÌNH: XÂY DỰNG TRỤ SỞ VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO ĐỊA ĐIỂM: KHU ĐÔ THỊ MỚI CẦU GIẤY-CẦU GIẤY-HÀ NỘI

Trang 6

Phần 1 Tiêu chuẩn kỹ thuật và định nghĩa

1 Những vấn đề chung

1.1 Phạm vi

Chương này nêu các tiêu chuẩn áp dụng cho công trình, hướng dẫn sử dụng chữ viết tắt, nêu địnhnghĩa các thuật ngữ trong chỉ dẫn kỹ thuật

1.2 Các chương và tài liệu liên quan

- Nội dung của chương này có liên quan đến toàn bộ các chương khác của chỉ dẫn kỹ thuật này

- Các điều khoản của hợp đồng

- Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công công trình

- Hồ sơ mời thầu, dự thầu xây lắp

- Toàn bộ hồ sơ pháp lý có liên quan của dự án

- Chỉ dẫn kỹ thuật phần kiến trúc

1.3 Các thuật ngữ và định nghĩa

- Quy chuẩn xây dựng: Là các quy định bắt buộc áp dụng trong hoạt động xây dựng do cơ quan

quản lý nhà nước có thẩm quyền về xây dựng ban hành

- Tiêu chuẩn xây dựng: Là các quy định về chuẩn mực kỹ thuật, định mức kinh tế-kỹ thuật, trình tự

thực hiện các công việc kỹ thuật, các chỉ tiêu, các chỉ số kỹ thuật và các chỉ số tự nhiên được cơquan, tổ chức có thẩm quyền ban hành hoặc công nhận để áp dụng trong hoạt động xây dựng

1.4 Các tiêu chuẩn và quy phạm áp dụng

Tất cả các việc trong tài liệu này phải phù hợp với yêu cầu của Quy chuẩn, Tiêu chuẩn xây dựng ViệtNam, Quy chuẩn và một số Tiêu chuẩn quốc tế khác và các quy định pháp lý của các cơ quan quản lýnhà nước, chủ đầu tư Nếu có sự khác nhau giữa các tiêu chuẩn thì tiêu chuẩn mới hơn, nghiêm ngặthơn sẽ được áp dụng

2 Tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng

Các tiêu chuẩn sau đây được áp dụng cùng với bản Tiêu chuẩn kỹ thuật này nhằm bảo đảm chấtlượng thi công công trình:

a) Bộ quy chuẩn xây dựng Việt Nam

- Bộ Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam

- QCXDVN 01:2002 Quy chuẩn Xây dựng công trình để đảm bảo người tàn tật tiếp cận sử dụng

- QCVN 02:2009/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về số liệu tự nhiên dùng trong xây dựng

- QCVN 03:2012/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nguyên tắc phân loại, phân cấp công trình dândụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật đô thị

- QCXDVN 05:2008 Nhà ở và công trình công cộng-An toàn sinh mạng và sức khoẻ

- QCVN 06:2010/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình

- QCXDVN 09:2005 Các công trình xây dựng sử dụng năng lượng có hiệu quả

b) Tiêu chuẩn thiết kế

- TCVN 4319:1986 Nhà và công trình công cộng-Nguyên tắc cơ bản để thiết kế

- TCXDVN 276:2003 Công trình công cộng-Nguyên tắc cơ bản để thiết kế

- TCVN 3905:1984 Nhà ở và nhà công cộng-Thông số hình học

- TCVN 5568:1991 Điều hợp kích thước mô đun trong xây dựng-Nguyên tắc cơ bản

- TCVN 2622:1995 Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình-Yêu cầu thiết kế

- TCVN 6160:1996 Phòng cháy chữa cháy Nhà cao tầng-Yêu cầu thiết kế

- TCVN 2737:1995 Tải trọng và tác động-Tiêu chuẩn thiết kế

- TCVN 9362:2012 Tiêu chuẩn thiết kế nền nhà và công trình

- TCVN 9379:2012 Kết cấu xây dựng về nền-Nguyên tắc cơ bản về tính toán

- TCVN 9386-1:2012 Thiết kế công trình chịu động đất-Phần 1: Quy định chung, tác động động đất vàquy định với kết cấu nhà

- TCVN 9386-2:2012 Thiết kế công trình chịu động đất-Phần 2: Nền móng, tường chắn và các vấn đềđịa kỹ thuật

- TCVN 5573:1991 Kết cấu gạch đá và gạch đá cốt thép-Tiêu chuẩn thiết kế

- TCVN 5574:2012 Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép-Tiêu chuẩn thiết kế

- TCVN 5575:2012 Kết cấu thép-Tiêu chuẩn thiết kế

- TCVN 1651:2008 Thép cốt bê tông phần 1, 2, 3

- TCXDVN 175:2005 Mức ồn tối đa cho phép trong công trình công cộng-Tiêu chuẩn thiết kế

- TCXDVN 340:2005 (ISO 10209-1) Lập hồ sơ kỹ thuật-Từ vựng-Phần 1: Thuật ngữ liên quan đếnbản vẽ kỹ thuật-Thuật ngữ chung và các loại bản vẽ

c) Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu

- TCVN 4055:2012 Tổ chức thi công

- TCVN 9361:2012 Công tác nền móng-Thi công và nghiệm thu

Trang 7

- TCVN 4085:1985 Kết cấu gạch đá-Quy phạm thi công và nghiệm thu.

- TCVN 4453:1995 Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối-Quy phạm thi công và nghiệm thu

- TCVN 9345:2012 Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối-Hướng dẫn kỹ thuật phòng chốngnứt dưới tác động của khí hậu nóng ẩm

- TCVN 8828:2011 Bê tông-Yêu cầu bảo dưỡng ẩm tự nhiên

- TCVN 9364:2012 Nhà cao tầng-Kỹ thuật đo đạc phục vụ công tác thi công

- TCVN 9395:2012 Cọc khoan nhồi-Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu

- TCVN 9340:2012 Hỗn hợp bê tông trộn sẵn-Yêu cầu cơ bản đánh giá chất lượng và nghiệm thu

- TCVN 5593:1991 Công trình dân dụng-Sai số hình học cho phép

- TCXDVN 319:2007 Bê tông nặng-Yêu cầu bảo dưỡng ẩm tự nhiên

- TCVN 2194:1977 Chi tiết lắp xiết-Quy tắc nghiệm thu

- TCVN 9115:2012 Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép lắp ghép-Thi công và nghiệm thu

- TCVN 9114:2012 Sản phẩm bê tông ứng lực trước-Yêu cầu kỹ thuật và kiểm tra chấp nhận

- TCVN 9377-1:2012 Công tác hoàn thiện trong xây dựng-Thi công và nghiệm thu-Phần 1: Công táclát và láng trong xây dựng

- TCVN 9377-2:2012 Công tác hoàn thiện trong xây dựng-Thi công và nghiệm thu-Phần 2: Công táctrát trong xây dựng

- TCVN 9377-3:2012 Công tác hoàn thiện trong xây dựng-Thi công và nghiệm thu-Phần 3: Công tác

ốp trong xây dựng

- TCXDVN 305:2004 Bê tông khối lớn-Quy phạm thi công và nghiệm thu

- TCVN 4447:2012 Công tác đất-Quy phạm thi công và nghiệm thu

- TCXDVN 170:1989 Kết cấu thép-Gia công lắp ráp và nghiệm thu

- TCVN 4252:2012 Quy trình lập thiết kế tổ chức xây dựng và thiết kế tổ chức thi công

- TCVN 9259-1:2012 (ISO 3443-1:1979) Dung sai trong xây dựng công trình-Phần 1: Nguyên tắc cơbản để đánh giá và yêu cầu kỹ thuật

- TCVN 9259-8:2012 (ISO 3443-8:1989) Dung sai trong xây dựng công trình-Phần 8: Giám định vềkích thước và kiểm tra công tác thi công

- TCVN 9261:2012 (ISO 1803:1997) Xây dựng công trình-Dung sai-Cách thể hiện độ chính xác kíchthước–Nguyên tắc và thuật ngữ

- TCVN 9262-1:2012 (ISO 7976-1:1989) Dung sai trong xây dựng công trình-Phương pháp đo kiểmcông trình và cấu kiện chế sẵn của công trình-Phần 1: Phương pháp và dụng cụ đo

- TCVN 9262-2:2012 (ISO 7976-2:1989) Dung sai trong xây dựng công trình-Phương pháp đo kiểmcông trình và cấu kiện chế sẵn của công trình-Phần 2: Vị trí các điểm đo

d) Tiêu chuẩn về vật liệu

- TCVN 7570:2006 Cốt liệu cho bê tông và vữa-Yêu cầu kỹ thuật

- TCVN 4506:2012 Nước trộn bê tông và vữa-Yêu cầu kỹ thuật

- TCVN 9205:2012 Cát nghiền cho bê tông và vữa

- TCVN 4314:2003 Vữa xây dựng-Yêu cầu kỹ thuật

- TCVN 6260:1997 Xi măng pooc lăng hỗn hợp-Yêu cầu kỹ thuật

systems-đ) Tiêu chuẩn thí nghiệm

- Quyết định số 11/2008/QĐ-BXD ngày 01/7/2008 về việc ban hành Quy chế công nhận và quản lýhoạt động phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng

- TCXDVN 297:2003 Phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng-Tiêu chuẩn công nhận

- TCVN 9393:2012 Cọc-Phương pháp thử nghiệm tại hiện trường bằng tải trọng tĩnh ép dọc trục

- TCXD 196:1997 Nhà cao tầng-Công tác thử tĩnh và kiểm tra chất lượng cọc khoan nhồi

- TCVN 9396:2012 Cọc khoan nhồi-Xác định tính đồng nhất của bê tông-Phương pháp xung siêu âm

- TCVN 9397:2012 Cọc-Kiểm tra khuyết tật bằng phương pháp động biến dạng nhỏ

- TCVN 6287:1997 (ISO 10065:1990) Thép thanh cốt bê tông-Thử uốn và uốn lại không hoàn toàn

- TCVN 3106:1993 Hỗn hợp bê tông-Phương pháp thử độ sụt

- TCVN 3105:1993 Hỗn hợp bê tông nặng và bê tông nặng-Lấy mẫu, chế tạo và bảo dưỡng mẫu thử

- TCVN 3116:1993 Bê tông nặng-Phương pháp xác định độ chống thấm nước

- TCVN 3121:2003 Vữa xây dựng-Phương pháp thử

- TCVN 4314:2003 Vữa xây dựng-Yêu cầu kỹ thuật

Trang 8

- TCVN 6260:2009 Xi măng Poóc lăng Hỗn hợp-Yêu cầu kỹ thuật

- TCVN 7570:2006 Cốt liệu cho bê tông và vữa-Yêu cầu kỹ thuật

- TCVN 165:1988 Kiểm tra không phá hủy-Kiểm tra chất lượng mối hàn ống thép bằng phương phápsiêu âm

- TCVN 1450:2009 Gạch rỗng đất sét nung

- TCVN 1451:2009 Gạch đặc đất sét nung

- TCXDVN 239:2006 Bê tông nặng-Chỉ dẩn đánh giá cường độ trên kết cấu công trình

- TCXDVN 336:2005 Vữa dán gạch ốp lát-Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử

- TCXDVN 342:2005 đến 348:2005 (ISO 834 phần 1 đến 8) Thử nghiệm chịu lửa-Các bộ phận kết cấucủa tòa nhà

e) Tiêu chuẩn an toàn lao động

- TCVN 5308:1991 Quy phạm kỹ thuật trong an toàn xây dựng

- TCVN 3146:1986 Công việc hàn điện-Yêu cầu chung về an toàn

- TCVN 7447 (bộ TCVN) Hệ thống lắp đặt điện của các tòa nhà

- TCVN 3255:1986 An toàn nổ-Yêu cầu chung

- TCVN 3164:1979 Các chất độc hại-Phân loại và những yêu cầu chung

- TCVN 3254:1989 An toàn cháy-Yêu cầu chung

- TCVN 6160:1996 Phòng cháy chữa cháy Nhà cao tầng-Yêu cầu thiết kế

- TCVN 5509:1991 Không khí vùng làm việc-Bụi chứa Silic-Nồng độ tối đa cho phép và đánh giá ônhiễm bụi

- TCVN 4879:1989 Phòng cháy-Dấu hiệu an toàn

g) Các Tiêu chuẩn liên quan khác

- Và các tiêu chuẩn khác được chi tiết trong từng phần của Chỉ dẫn kỹ thuật này

h) Tiêu chuẩn nước ngoài tham khảo liên quan khác

- EN 1992 Design of concrete structures

- EN 1993 Design of steel structures

- EN 1998 Design of structures for earthquake resistance

- ASTM A370 Standard test methods and definitions for mechanical testing of steel products

- ASTM A981 Test method of evaluating bond strength for 15.2mm (0.6 in) diameter prestressing steelstrand, grade 270, uncoated, used in prestressed ground anchors

- ASTM E328 Test method of stress relaxation for materials and structures

- ACI 318-2008 Building code requirements for concrete-American Concrete Institute

- UBC-1997, 1991 Uniform building code Chapter 16, Volumn 2

- Vữa thạch cao chống cháy: Loại Klimasan-F theo DIN 4102

- Bọc ván ốp chống cháy: Tiêu chuẩn DIN 4102

1.1.2.2 Hiệu lực của tiêu chuẩn

Các quy phạm, tiêu chuẩn được sử dụng trong chỉ dẫn kỹ thuật phải là phiên bản mới nhất trong thờihạn có hiệu lực của Tài liệu hợp đồng, nếu không có quy định khác Các quy chuẩn kỹ thuật quốc giahoặc các tiêu chuẩn mà chính quyền ban hành có tính bắt buộc áp dụng thì cần được cập nhật vàluôn phải tuân thủ Nhà thầu phải đảm bảo tính đồng bộ, khả thi của hệ thống tiêu chuẩn được ápdụng khi thi công và nghiệm thu

1.1.2.3 Các yêu cầu khác đối với tiêu chuẩn

Khi xuất hiện những yêu cầu về việc lựa chọn các tiêu chuẩn kỹ thuật khác nhau để đạt mức độ chấtlượng phù hợp hơn thì nhà thầu thi công xây dựng có thể lập tiêu chí so sánh Chủ đầu tư có quyềnquyết định lựa chọn tiêu chuẩn áp dụng sau khi đã tham khảo ý kiến của tư vấn thiết kế

1.1.2.4 Các bản sao tiêu chuẩn

- Các nhà thầu cần nắm rõ các tiêu chuẩn áp dụng vào các công việc của mình trong dự án

- Nhà thầu có trách nhiệm sao chụp, lưu giữ tại văn phòng hiện trường và dịch ra tiếng Việt tất cả cáctiêu chuẩn nước ngoài áp dụng cho công trình

1.1.3 Chữ viết tắt và tên gọi

- Đối với các chữ viết tắt thông dụng như tên gọi của tiêu chuẩn đã được công nhận trong nước vàquốc tế (Ví dụ: TCVN, TCXDVN, ISO, BS, ASTM,…), tên các tổ chức quốc tế (Ví dụ: LHQ, WB,UNICEF, NATO) thì không cần giải thích, định nghĩa

- Trường hợp các chữ viết tắt mà chưa được công nhận thì cần giải thích và viết đầy đủ

1.1.4 Định nghĩa thuật ngữ

- Những vấn đề chung: Là phần đầu của từng chương nhằm “tóm tắt” các nội dung cơ bản của

chương đó

- Được chấp thuận: Khái niệm “được chấp thuận” trong chỉ dẫn kỹ thuật được hiểu là một điều kiện

bắt buộc khi tuân thủ các “Điều kiện hợp đồng” Ví dụ: Bản vẽ thi công phải được chấp thuận trước

Trang 9

khi thi công; Khi nhà thầu đề nghị chuyển công việc thi công phải được chấp thuận của người có tráchnhiệm được quy định trong điều kiện của hợp đồng

- Chỉ thị: Là mệnh lệnh hoặc hướng dẫn của người phụ trách (có thể là người chỉ huy hay người kỹ

sư tư vấn được quy định trong điều kiện của hợp đồng)

- Quy định: Bao gồm các điều luật, qui định, qui chế và các lệnh hợp pháp do các cấp có thẩm quyền

ban hành, cũng như các điều lệ, quy ước và thoả thuận trong hợp đồng thi công xây dựng công trình

- Trang bị: Khái niệm trang bị được hiểu là việc cung ứng và cấp phát cho việc sẵn sàng thực hiện

các hoạt động thi công xây dựng (Ví dụ: trang bị dụng cụ để tháo, dỡ, lắp ráp hệ thống điều hòakhông khí)

- Lắp đặt: Khái niệm lắp đặt dùng miêu tả các hoạt động thi công các công việc liên quan tới lắp đặt

máy móc, thiết bị công trình và thiết bị công nghệ diễn ra tại nơi thực hiện dự án

- Công trường xây dựng: Là khoảng không gian để nhà thầu tiến hành các hoạt động xây dựng một

cách riêng rẽ hoặc cùng chung với các đơn vị đang thực hiện phần việc khác như một phần của dự

án

- Hợp đồng xây dựng: Là hợp đồng dân sự được thoả thuận bằng văn bản giữa bên giao thầu và

bên nhận thầu về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên đểthực hiện một, một số hay toàn bộ công việc trong hoạt động xây dựng

- Bên giao thầu: Là chủ đầu tư hoặc tổng thầu hoặc nhà thầu chính.

- Bên nhận thầu: Là tổng thầu hoặc nhà thầu chính khi bên giao thầu là chủ đầu tư; là nhà thầu phụ

khi bên giao thầu là tổng thầu hoặc nhà thầu chính Bên nhận thầu có thể là liên danh các nhà thầu

- Điều kiện chung của hợp đồng xây dựng: Là tài liệu kèm theo hợp đồng quy định quyền, nghĩa vụ

cơ bản và mối quan hệ của các bên tham gia hợp đồng xây dựng

- Điều kiện riêng của hợp đồng xây dựng: Là tài liệu kèm theo hợp đồng để cụ thể hoá, bổ sung

một số quy định của điều kiện chung áp dụng cho hợp đồng xây dựng

- Phụ lục của hợp đồng xây dựng: Là tài liệu kèm theo hợp đồng xây dựng để quy định chi tiết, làm

rõ, sửa đổi, bổ sung một số điều khoản của hợp đồng xây dựng

- Ngày làm việc: Được hiểu là các ngày theo dương lịch, trừ ngày chủ nhật, ngày nghỉ lễ, tết theo quy

định của pháp luật

- Tiêu chuẩn dự án: Là các quy định về kỹ thuật, định mức kinh tế-kỹ thuật, trình tự thực hiện các

công việc, các chỉ tiêu, các chỉ số kỹ thuật và các chỉ số về điều kiện tự nhiên được chủ đầu tư hoặc

tư vấn của chủ đầu tư biên soạn để áp dụng cho dự án đầu tư xây dựng công trình cụ thể Tiêu chuẩn

dự án phải phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn do Nhà nước ban hành hoặc chấp thuận

- Hợp đồng thầu chính: Là hợp đồng xây dựng được ký kết giữa chủ đầu tư với nhà thầu chính hoặc

Trang 10

CHỈ DẪN KỸ THUẬT PHẦN 2-CÔNG TÁC NỀN MÓNG

CÔNG TRÌNH: XÂY DỰNG TRỤ SỞ VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO ĐỊA ĐIỂM: KHU ĐÔ THỊ MỚI CẦU GIẤY-CẦU GIẤY-HÀ NỘI

Trang 11

2.1.1.2 Các chương và tài liệu liên quan

- Phần 1 Tiêu chuẩn kỹ thuật và định nghĩa

- Chương 2.2 Cọc khoan nhồi và tường trong đất

- Chương 3.1 Công tác bê tông

- Hồ sơ Thiết kế bản vẽ thi công công trình đã được phê duyệt

- Báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế bản vẽ thi công công trình

- Các tài liệu liên quan khác

2.1.1.3 Các định nghĩa thuật ngữ

Xem các chương liên quan

2.1.1.4 Các tiêu chuẩn và quy phạm áp dụng

Tiêu chuẩn: Tất cả các việc trong tài liệu này phải phù hợp với yêu cầu của Quy chuẩn, tiêu chuẩnxây dựng Việt Nam, Quy chuẩn và một số Tiêu chuẩn quốc tế khác và các quy định pháp lý của các

cơ quan quản lý Nhà nước Nếu có sự khác nhau giữa các tiêu chuẩn thì tiêu chuẩn mới hơn,nghiêm nghặt hơn sẽ được áp dụng Các tiêu chuẩn sau đây được áp dụng cùng với bản tiêu chuẩn

kỹ thuật này nhằm bảo đảm chất lượng thi công

1 Tiêu chuẩn Việt Nam

a) Tiêu chuẩn thiết kế:

- TCVN 9362:2012 Tiêu chuẩn thiết kế nền nhà và công trình

- TCVN 9379:2012 Kết cấu xây dựng về nền-Nguyên tắc cơ bản về tính toán

- TCVN 5573:1991 Kết cấu gạch đá và gạch đá cốt thép-Tiêu chuẩn thiết kế

- TCVN 5574:2012 Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép-Tiêu chuẩn thiết kế

- TCVN 5575:2012 Kết cấu thép-Tiêu chuẩn thiết kế

b) Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu:

- TCVN 4447:1987 Công tác đất-Quy phạm thi công và nghiệm thu

- TCVN 9361:2012 Công tác nền móng-Thi công và nghiệm thu

c) Tiêu chuẩn về vật liệu:

- TCVN 7570:2006 Cốt liệu cho bê tông và vữa-Yêu cầu kỹ thuật

- TCVN 4506:2012 Nước trộn bê tông và vữa-Yêu cầu kỹ thuật

- TCVN 1770:1986 Cát xây dựng-Yêu cầu kỹ thuật

- TCVN 6260:1997 Xi măng pooc lăng hỗn hợp-Yêu cầu kỹ thuật

d) Tiêu chuẩn thí nghiệm:

- TCVN 4196:1995 Đất xây dựng-Phương pháp xác định độ ẩm và độ hút ẩm trong phòng thí nghiệm

- TCVN 4197:1995 Đất xây dựng-Phương pháp xác định giới hạn dẻo và giới hạn chảy trong phòngthí nghiệm

- TCVN 4199:1995 Đất xây dựng-Phương pháp xác định sức chống cắt trên máy cắt phẳng trongphòng thí nghiệm

- TCVN 4202: 1995 Đất xây dựng-Các phương pháp xác định khối lượng thể tích trong phòng thínghiệm

- TCVN 4200: 1995 Đất xây dựng-Phương pháp xác định tính nén lún trong điều kiện không nở hôngtrong phòng thí nghiệm

e)Tiêu chuẩn an toàn lao động:

- TCVN 5308:1991 Quy phạm kỹ thuật trong an toàn xây dựng

- TCVN 3146:1986 Công việc hàn điện–Yêu cầu chung về an toàn

- TCVN 7447 (gồm 14 TCVN) Hệ thống lắp đặt điện hạ áp

- TCVN 3255:1986 An toàn nổ-Yêu cầu chung

- TCVN 3164:1979 Các chất độc hại-Phân loại và những yêu cầu chung

- TCVN 3254:1989 An toàn cháy-Yêu cầu chung

- TCVN 5509:1991 Không khí vùng làm việc-Bụi chứa Silic-Nồng độ tối đa cho phép và đánh giá ônhiễm bụi

g) Các Tiêu chuẩn liên quan khác.

2 Tiêu chuẩn nước ngoài

- Và các tiêu chuẩn khác được chi tiết trong từng phần của Chỉ dẫn kỹ thuật này

2.1.2 Công tác chuẩn bị thi công

Trang 12

2.1.2.1 Kiểm tra công trường

Nhà thầu sẽ phải báo cáo công tác kiểm tra và giám sát công trường và khu vực xung quanh, baogồm khảo sát nước mặt, và mức độ an toàn của chúng, trước khi nộp hồ sơ tham gia đấu thầu, nhưvấn đề đường hiện trạng hoặc các phương tiện giao thông trên đường dẫn vào công trường, đặcđiểm địa chất, loại công trình, rủi ro do sự cố hoặc phá hoại, đặc tính vật liệu làm móng, công nghệ vàvật liệu cần thiết thực hiện công việc, kho bảo quản thông thường dùng để bảo quản sắt thép dùngcho công việc xây dựng

2.1.2.2 Thiết kế tổ chức thi công

Nhà thầu chịu trách nhiệm lập và báo cáo bao gồm nhưng không hạn chế các nội dung sau:

- Bản vẽ thiết kế biện pháp thi công;

- Kết quả khảo sát địa chất công trình (tính thấm của đất, các lớp đất kém ổn định, hang động trongđất,…), địa chất thuỷ văn (các tầng chứa nước, nước có áp,…);

- Hồ sơ khảo sát công trình lân cận, bao gồm cả công trình ngầm trong phạm vi thi công và khu vực

có thể chịu ảnh hưởng do thi công (có chữ ký xác nhận hiện trạng của các chủ công trình lân cận);

- Địa hình, bình đồ khu vực thi công;

- Các công trình hạ tầng hiện hữu (đường giao thông, nguồn điện, nguồn nước phục vụ sinh hoạt vàthi công);

- Nguồn vật liệu phục vụ thi công và địa điểm đổ đất thải;

- Hệ thống mốc chuẩn trong khu vực;

- Các yêu cầu bảo vệ môi trường và công trình lân cận;

- Hướng xử lý trong trường hợp số liệu thu thập được là không đủ để có thể lập biện pháp thi công, ví

dụ cần khảo sát địa chất bổ sung, khảo sát hiện trạng các công trình lân cận,…

- Bản vẽ mặt bằng thi công tổng thể bố trí các công trình phụ trợ, sàn công tác, thiết bị thi công cọc,

hệ thống điện, nước, đường công vụ;

- Các bản vẽ thể hiện các bước thi công;

- Thuyết minh biện pháp thi công;

- Biện pháp phân luồng giao thông cho các phương tiện thi công;

- Tài liệu hướng dẫn công nghệ và các thao tác thi công, hướng dẫn sử dụng thiết bị;

- Tiến độ thi công, biểu kế hoạch sử dụng nhân lực, thiết bị;

- Bảng, biểu huy động vật tư thi công công trình;

- Biện pháp đảm bảo chất lượng công trình;

- Giải pháp thi công cho các cọc đặc biệt (vị trí thi công khó khăn, );

- Biện pháp thi công trong các điều kiện thời tiết khác nhau

- Các biện pháp đảm bảo an toàn lao động, an toàn công trình lân cận (biện pháp hạ và rút ống vách)

và vệ sinh công nghiệp và môi trường (cầu rửa xe, vệ sinh hàng ngày, quản lý dung dịch khoan bịtràn, ), biện pháp phòng chống cháy nổ

- Sự phù hợp của vật liệu với quy định của thiết kế và các tiêu chuẩn hiện hành;

- Yêu cầu về hướng dẫn sử dụng và chứng chỉ chất lượng của nhà cung cấp đối với các vật liệu sửdụng cho cọc (xi măng, cốt thép, dung dịch khoan, phụ gia, );

- Thử nghiệm kiểm tra vật liệu từ các nguồn cung cấp (cát, đá, nước, dung dịch khoan, bê tông, vậtliệu mối nối giữa các tấm tường,…) trước khi đưa vào sử dụng;

- Thiết kế cấp phối bê tông

- Sự phù hợp của thiết bị với các yêu cầu kỹ thuật do thiết kế quy định;

- Hồ sơ tài liệu về tính năng kỹ thuật, chứng chỉ về chất lượng, đảm bảo an toàn kỹ thuật của nhà chếtạo, đăng kiểm, của các thiết bị (cẩu, máy khoan, búa rung, gầu đào, )

2.1.2.3 Cắm mốc

Nhà thầu sẽ thuê cán bộ địa chính có chuyên môn thiết lập lưới tọa độ của các cọc bằng cách hiện thịmặt bằng cọc Nhà thầu sẽ chịu trách nhiệm về độ chính xác về vị trí và tọa độ của mỗi cọc Mở chỉdẫn kỹ thuật phần cọc khoan nhồi để xem sai số cho phép của từng thành phần công việc Bất kỳ mộtsai sót trong cắm mốc và bất kỳ thiệt hại nào đối với Chủ đầu tư sẽ được tính trong chi phí của Nhàthầu

Điểm mốc, điểm chuẩn và đường bao có khả năng bị xóa trong công tác thi công nền, móng nên nhàthầu phải chắc chắn rằng các mốc này không bị phá hủy hay dịch chuyển, và cho phép kiểm tra chínhxác, dễ dàng mọi thời điểm Nhà thầu sẽ bảo quản, gìn giữ các mốc đã được cài đặt bởi kỹ sư địachất Bất kỳ mốc nào bị dịch chuyển hoặc bị mất phải được thay thế bằng cái khác và phải được chấpthuận của Chủ đầu tư, và được tính trong chi phí của Nhà thầu

2.1.2.4 Thi công các công trình phụ trợ, dịch vụ

Nhà thầu sẽ đệ trình lên Ban quản lý dự án/Chủ đầu tư các bản vẽ thiết kế và đặc tính kỹ thuật củacác công trình tạm phục vụ thi công như:

- Chuẩn bị đường công vụ;

Trang 13

- Nguồn nước, nguồn điện, thông tin liên lạc;

- Kho chứa vật liệu;

- Lán trại, nhà vệ sinh;

- Tường rào (cách âm, chống bụi, ), biển hiệu công trình;

- Cầu rửa xe;

- Các thiết bị và công trình phòng chống cháy nổ;

- Hệ thống mốc định vị và mốc cao độ, biện pháp bảo vệ các mốc trong suốt quá trình thi công

- Công tác thi công không ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của các công trình lân cận;

- Đảm bảo vệ sinh môi trường, hạn chế tiếng ồn;

- Đảm bảo sự phù hợp của bố trí mặt bằng thi công tổng thể với địa hình tự nhiên, giao thông nội bộ

và mặt bằng cọc;

- Độ bằng phẳng và cường độ lớp mặt phục vụ cho việc di chuyển của thiết bị thi công;

- Sàn đạo thi công hoặc phao (trường hợp thi công ở khu vực nước sâu hoặc bùn lầy);

- Gia cố nền đường công vụ để thiết bị nặng vào hiện trường;

- Giải phóng chướng ngại vật nổi và ngầm, bom mìn (nếu có nguy cơ)

- Vị trí công trình tạm không được nằm trên vị trí công trình chính, không được gây trở ngại cho việcxây dựng công trình chính và phải tính toán hiệu quả kinh tế

3.1.2.5 Đo đạc và kiểm tra chuyển vị nền đất

Nhà thầu phải lập và duy trì bệ mốc trong hoặc bên cạnh công trình

Nhà thầu phải có hồ sơ thầu bao gồm cả giá cho công tác đo đạc và giám sát chuyển vị nền đất tuântheo các quy định tối thiểu trong mục này Nhà thầu phải chịu trách nhiệm cho việc lắp đặt, đo đạc, ghichép và bảo dưỡng tất cả các điểm di chuyển, tuân theo sự cho phép của chính quyền địa phương vànhững người sở hữu tài sản lân cận Phương pháp đo đạc và giám sát phải được nộp tới kỹ sư tưvấn trước khi lắp đặt

Nhà thầu phải tiến hành khảo sát sơ bộ dọc theo và vuông góc với đường bao công trường và kiểmtra các điểm dịch chuyển tại bề mặt hằng ngày trong quá trình đào đất, hoặc theo quy định của kỹ sư

có thẩm quyền

Nhà thầu phải thực hiện các đợt kiểm tra kỹ lưỡng và thường xuyên về thay đổi và cường độ của cácchuyển vị nền đất hay các chuyển dịch của các công trình lân cận Ghi chép về tất cả các chuyển vịphải được duy trì bởi nhà thầu và gửi tới kỹ sư có thẩm quyền trước 02 ngày sau khi kiểm tra, với cácchuyển vị nguy hiểm tới các công trình lân cận phải được gửi ngay lập tức tới kỹ sư có thẩm quyền

2.1.2.6 Bụi và tiếng ồn

Nhà thầu phải có biển pháp để giảm đến mức tối thiểu ảnh hưởng từ bụi, tiếng ồn và các nguyênnhân khác làm ảnh đến các công trình liền kề và công cộng

Trước khi rời khỏi công trường , tất cả các xe tải phải được xịt rửa vệ sinh sạch sẽ tại khu vực vệ sinh

đã được cung cấp bởi nhà thầu Sàn và hố thu phải được thường xuyên làm sạch Giữ nơi công cộngluôn được sạch sẽ không có phế liệu

2.1.2.7 Theo dõi các công trình lân cận

Nhà thầu phải thực hiện cẩn thận trong các biện pháp giám sát phù hợp khi thực hiện đào đất và xâydựng nền móng để không làm ảnh hưởng đến công trình liền kề, các tòa nhà và các nền móng xâydựng Nhà thầu phải bao gồm các đề xuất trong hồ sơ thầu của nhà thầu để theo dõi các công trìnhliền kề với bất kỳ ảnh hưởng phát sinh từ quá trình thi công cọc để kịp thời ngăn chăn để có thể giảmđến mức tối thiểu Chương trình giám sát của nhà thầu được chấp nhận thì phải bao gồm trong hợpđồng

Nhà thầu phải đính kèm trong hợp đồng các chi phí để thực hiện khảo sát các công trình liền kề đểthiết lập các điều kiện hiện trạng của các tòa nhà hiện có và các cơ sở trước khi bắt đầu công việckhoan cọc, tường vây Dịch vụ khảo sát này phải được hoàn tất và nộp cho cấp có thẩm quyền trướckhi tiến hành xây dựng tại công trường Chủ đầu tư có thể kiểm soát các khảo sát thiệt hại, yêu cầukhảo sát bổ sung và các báo cáo đã được cung cấp Nhà thầu không được phép tiến hành các bất kìhoạt động xây dựng nào cho đến khi được sự chấp thuận của Chủ đầu tư

Khảo sát về thiệt hại sẽ bao gồm những tài liệu bằng hình ảnh có ghi ngày tháng liên quan đến hiệntrường và sẽ được kết hợp với các mô tả ngắn gọn Kết quả của việc khảo sát sẽ nộp cho Chủ đầutư

Nhà thầu phải có trách nhiệm cho việc bồi thường mọi chi phí làm hư hại các công trình liền kề vànhững phát sinh từ quá trình thi công cọc của nhà thầu

2.1.3 Thực hiện:

2.1.3.1 Các phương pháp đào đất

Đào đất phải thực hiện dựa trên các cao độ và thông tin chi tiết được thể hiện trên các bản vẽ kết cấu

và kiến trúc

Trang 14

Nhà thầu phải thực hiện công tác đào đất phù hợp để hạn chế tối đa rủi ro của sự chấm dứt công việc

do chủ sở hữu liền kề trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng Không có gia hạn thời gian cho cácnguyên nhân này

Đào đất nền móng phải thực hiện phù hợp với phương pháp xây dựng được hiển thị trên bản vẽ kếtcấu Trường hợp nhà thầu đề xuất thay đổi về trình tự xây dựng có sẵn phải cung cấp phác thảo chitiết của đề xuất với các tính toán chi tiết để việc chứng minh thực hiện tường chắn và, hay bê tông tốthơn so với công việc trong hợp đồng Nhà thầu không được thực hiện điều chỉnh các công tác xâydựng mà không có văn bản chấp thuận của Chủ đầu tư

Nhà thầu phải nộp cho Chủ đầu tư phương pháp chi tiết cho công tác đào đất của kết cấu nền móng.Điều này được chuẩn bị sẵn sàng kết hợp với phương pháp chi tiết cho xây dựng cọc và phải baogồm các địa điểm, chương trình đào đất và xử lý các vật liệu thừa Các báo cáo phương pháp được

đề xuất phải nộp trong 10 ngày trước khi thực hiện bất kỳ công tác đào đất nào

Nhà thầu phải chịu trách nhiệm công tác đào đất chính Các điều kiện thời tiết hay phương pháp làmviệc gây ảnh hưởng đến phần đất công trình liền kề thì Nhà thầu phải tạm dừng công việc và sẽ hoànthành nó theo chương trình cụ thể cho phép

Công tác đào đất bao gồm cả công tác bóc lớp hữu cơ tại công trường để bỏ đi, rác, vật liệu độc hại

và vật liệu hữu cơ, bao gồm đất bề mặt, bao phủ trên vùng tòa nhà hoặc các hạng mục thuộc tổngmặt bằng của tòa nhà

Công tác đào đất phải thực hiện theo các kích thước thể hiện trên các bản vẽ, với sai số cho phéptheo quy định

2.1.3.2 Các công tác đào đất bổ sung

Nhà thầu thực hiện công tác đào đất bổ sung theo khối lượng được Chủ đầu tư cho phép bằng vănbản, các Nhà thầu phải thực hiện khối lượng theo hướng dẫn của Chủ đầu tư mà không được tínhthêm chi phí

và thi công tầng hầm sẽ được tiếp tục cho đến khi phần kết cấu bên trên mặt đất hoàn thành hoặctheo chỉ đạo của Chủ đầu tư

Nhà thầu phải đánh giá độ thấm nước của đất và để thiết kế hệ thống thoát nước cho phù hợp vàphạm vi an toàn để xử lý nước ngầm trong công tác đào đất Với mọi điều kiện thay đổi không lườngtrước tại công trường mà ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống thoát nước của nhà thầu sẽ khôngđược sự chấp thuận của Chủ đầu tư

Nhà thầu phải chịu trách nhiệm về việc thu gom nước thải để xử lý, và nước thải sau khi xử lý phảiđảm bảo các yêu cầu

Nếu có nước vào hố móng mà ảnh hưởng đến việc đổ bê tông thì nước phải được bơm ra ngoài vàbất kì vật liệu yếu không thích hợp cho việc đổ bê tông phải được làm sạch và thay thể bằng vật liệuthô đến mức cần thiết Công tác đào các hố thải tạm thời phía ngoài phạm vi móng để thu nước khicần thiết

Nhà thầu phải sử dụng tất cả các phương pháp thích hợp để giảm tối thiểu các dòng nước ngầm từcông trường và nên tuân thủ theo tiêu chuẩn liên quan

2.1.3.6 Công tác đắp trả

Đắp trả xung quanh tường chắn và nền móng sẽ được thực hiện với vật liệu đầm chặt như hồ sơ thiết

kế chỉ định Vật liệu đầm chặt có thể là cấp phối đá dăm có hàm lượng hạt mịn thấp, có nguồn gốcchất lượng tốt, đảm bảo độ cứng và có thể đầm chặt đều từng lớp Vật liệu đắp trả được làm sạch và

ít hạt mịn, bụi và đá vụn

Di chuyển toàn bộ dầm gỗ, gạch, và phế thải xây dựng và vật liệu rơi vãi trước khi đắp trả

Chiều dày vật liệu đắp từng lớp không lớp hơn 150mm và đầm chặt bằng đầm rung, đầm bàn hoặcdụng cụ khác phù hợp để đạt được độ chặt k0,9 hoặc theo quy định của hồ sơ thiết kế Tránh làm

Trang 15

bẩn vật liệu lấp móng Che bề mặt bằng cát nếu thấy cần thiết để được bề mặt bằng phẳng Bất kỳchỗ lún nào sao khi đắp chặt phải được báo cáo kỹ sư có thẩm quyền.

Nhà thầu chịu trách nhiệm về sự hao hụt vật liệu trong suốt quá trình cung cấp

Nơi mà quản lý dự án có ý kiến cho rằng vật liệu nằm ngoài giá trị quy định kỹ thuật thì Nhà thầu phảithuê cán bộ thí nghiệm có chất lượng tốt thực hiện các thí nghiệm để chứng minh rằng vật liệu cungcấp nằm trong phạm vi kỹ thuật cho phép Chi phí các công việc về vật liệu không đúng bao gồm bắtđầu và tiến hành các thí nghiệm sẽ do Nhà thầu chịu

2.1.3.8 Vật liệu không đảm bảo chất lượng

Trong quá trình thi công công tác đất, khi những nguyên vật liệu không đảm bảo yêu cầu thì Nhà thầukhông được sử dụng làm vật liệu đắp, phải lập tức ngừng ngay thi công và báo cho người có thẩmquyền để tìm ra phương hướng giải quyết Việc thay thế vật liệu được coi như là thay đổi

2.1.3.9 Nghiệm thu công tác đất

Nghiệm thu công tác đất phải tuân thủ theo TCVN 4447:1987 Công tác đất-Quy phạm thi công vànghiệm thu

- Hồ sơ thiết kế biện pháp thi công được duyệt

- Biên bản nghiệm thu trắc đạc định vị trục móng cọc

- Biên bản kiểm tra đo đạc mái ta luy

- Biên bản nghiệm thu hố đào: Cao độ đáy hố đào và kích thước hình học hố đào

- Biên bản các biện pháp xử lý nền đất (nếu có)

- Bản vẽ hoàn công hố đào

- Nhật ký thi công

2.2.10 Biện pháp an toàn lao động và vệ sinh môi trường

- Các quy định về an toàn lao động và vệ sinh môi trường tuân theo TCVN 9395:2012

- Công tác an toàn lao động cần tuân thủ theo TCVN 5308: 1991 và các quy định an toàn hiện hành

- Khi bị tắc ống đổ bê tông, Nhà thầu phải có phương án xử lý được người có trách nhiệm chấp thuận

và chỉ được xử lý theo lệnh của người chỉ huy chung

Trang 16

CHƯƠNG 2.2 CỌC KHOAN NHỒI VÀ TƯỜNG VÂY

2.2.1 Những vấn đề chung

2.2.1.1 Phạm vi

Chương này bao gồm các chỉ dẫn kỹ thuật như tiêu chuẩn áp dụng, công tác chuẩn bị, công tác thicông tạo lỗ, thổi rửa, đổ bê tông, thử nghiệm kiểm tra sức chịu tải,… cọc khoan nhồi và tường trongđất

2.2.1.2 Các chương và tài liệu liên quan

- Chương 1.1 Tiêu chuẩn kỹ thuật và định nghĩa

- Chương 1.2 Các yêu cầu về thủ tục hành chính

- Chương 1.3 Các yêu cầu về quản lý chất lượng

- Chương 1.4 Các yêu cầu về vật tư, thiết bị

- Chương 1.5 Các yêu cầu trong thi công xây dựng

- Chương 2.1 Dọn dẹp mặt bằng

- Chương 2.2 Kiểm tra và bảo vệ mặt bằng công trường

- Chương 4.1 Công tác bê tông

- Hồ sơ Thiết kế bản vẽ thi công công trình đã được phê duyệt

- Báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế bản vẽ thi công công trình

- Các tài liệu liên quan khác

2.2.1.3 Các định nghĩa thuật ngữ

1-Cọc khoan nhồi: Là loại cọc tiết diện tròn được thi công bằng cách khoan tạo lỗ trong đất sau đó

lấp đầy bằng bê tông cốt thép

2- Dung dịch khoan: Dung dịch gồm nước sạch và các hoá chất khác như bentonite, polime, có

khả năng tạo màng cách nước giữa thành hố khoan và đất xung quanh đồng thời giữ ổn định thành

7-Kỹ sư: Là kỹ sư tư vấn giám sát tại công trường có thẩm quyền.

3.2.1.4 Các tiêu chuẩn và quy phạm áp dụng

Tiêu chuẩn: Tất cả các việc trong tài liệu này phải phù hợp với yêu cầu của Quy chuẩn, tiêu chuẩnxây dựng Việt Nam, Quy chuẩn và một số Tiêu chuẩn quốc tế khác và các quy định pháp lý của các

cơ quan quản lý Nhà nước Nếu có sự khác nhau giữa các tiêu chuẩn thì tiêu chuẩn mới hơn,nghiêm nghặt hơn sẽ được áp dụng Các tiêu chuẩn sau đây được áp dụng cùng với bản tiêu chuẩn

kỹ thuật này nhằm bảo đảm chất lượng thi công cọc khoan nhồi và barrette

a) Tiêu chuẩn thiết kế:

- TCVN 5574:2012 Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép-Tiêu chuẩn thiết kế

- TCVN 5575:2012 Kết cấu thép-Tiêu chuẩn thiết kế

- TCVN 1651:2008 Thép cốt bê tông phần 1,2,3

b) Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu:

- TCVN 4447:2012 Công tác đất-Thi công và nghiệm thu

- TCVN 9361:2012 Công tác nền móng-Thi công và nghiệm thu

- TCVN 4453:1995 Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối-Quy phạm thi công và nghiệm thu

- TCVN 9364:2012 Nhà cao tầng-Kỹ thuật đo đạc phục vụ công tác thi công

- TCVN 9395:2012 Cọc khoan nhồi-Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu

- TCVN 9340:2012 Hỗn hợp bê tông trộn sẵn-Yêu cầu cơ bản đánh giá chất lượng và nghiệm thu

- TCXDVN 170:1989 Kết cấu thép-Gia công lắp dựng và nghiệm thu

- TCXDVN 305:2004 Bê tông khối lớn-Quy phạm thi công và nghiệm thu

c) Tiêu chuẩn về vật liệu:

- TCVN 7570:2006 Cốt liệu cho bê tông và vữa-Yêu cầu kỹ thuật

- TCVN 4506:2012 Nước trộn bê tông và vữa-Yêu cầu kỹ thuật

- TCVN 1770:1986 Cát xây dựng-Yêu cầu kỹ thuật

- TCVN 6260:1997 Xi măng pooc lăng hỗn hợp-Yêu cầu kỹ thuật

d) Tiêu chuẩn thí nghiệm:

- TCVN 9393:2012 Cọc-Phương pháp thử nghiệm tại hiện trường bằng tải trọng tĩnh ép dọc trục

- TCVN 9396:2012 Cọc khoan nhồi-Xác định tính đồng nhất của bê tông-Phương pháp xung siêu âm

- TCVN 9397:2012 Cọc-Kiểm tra khuyết tật bằng phương pháp động biến dạng nhỏ

Trang 17

- TCVN 6287:1997 (ISO 10065:1990) Thép thanh cốt bê tông-Thử uốn và uốn lại không hoàn toàn

- TCVN 3106:1993 Hỗn hợp bê tông-Phương pháp thử độ sụt

- TCVN 3105:1993 Hỗn hợp bê tông nặng-Lấy mẫu, chế tạo và bảo dưỡng mẫu thử

- TCVN 3116:1993 Bê tông nặng-Phương pháp xác định độ chống thấm nước

- TCXDVN 239:2006 Bê tông nặng-Chỉ dẩn đánh giá cường độ trên kết cấu công trình

- TCXD 196:1997 Nhà cao tầng-Công tác thử tĩnh và kiểm tra chất lượng cọc khoan nhồi

e)Tiêu chuẩn an toàn lao động:

- TCVN 5308:1991 Quy phạm kỹ thuật trong an toàn xây dựng

- TCVN 3146:1986 Công việc hàn điện–Yêu cầu chung về an toàn

- TCVN 7447 (gồm 14 TCVN) Hệ thống lắp đặt điện hạ áp

- TCVN 3255:1986 An toàn nổ-Yêu cầu chung

- TCVN 3164:1979 Các chất độc hại-Phân loại và những yêu cầu chung

- TCVN 3254:1989 An toàn cháy-Yêu cầu chung

- TCVN 5509:1991 Không khí vùng làm việc-Bụi chứa Silic-Nồng độ tối đa cho phép và đánh giá ônhiễm bụi

g) Các Tiêu chuẩn liên quan khác.

2.2.2 Công tác chuẩn bị thi công

2.2.2.1 Thiết kế tổ chức thi công

- Bản vẽ thiết kế móng cọc, tường, khả năng chịu tải, các yêu cầu thử nghiệm kiểm tra sức chịu tảicủa cọc, phương pháp kiểm tra chất lượng và nghiệm thu;

- Kết quả khảo sát địa chất công trình (tính thấm của đất, các lớp đất kém ổn định, hang động trongđất,…), địa chất thuỷ văn (các tầng chứa nước, nước có áp,…);

- Hồ sơ khảo sát công trình lân cận, bao gồm cả công trình ngầm trong phạm vi thi công và khu vực

có thể chịu ảnh hưởng do thi công (có chữ ký xác nhận hiện trạng của các chủ công trình lân cận);

- Địa hình, bình đồ khu vực thi công;

- Các công trình hạ tầng hiện hữu (đường giao thông, nguồn điện, nguồn nước phục vụ sinh hoạt vàthi công);

- Nguồn vật liệu phục vụ thi công và địa điểm đổ đất thải;

- Hệ thống mốc chuẩn trong khu vực;

- Các yêu cầu bảo vệ môi trường và công trình lân cận;

- Hướng xử lý trong trường hợp số liệu thu thập được là không đủ để có thể lập biện pháp thi công, ví

dụ cần khảo sát địa chất bổ sung, khảo sát hiện trạng các công trình lân cận,…

- Bản vẽ mặt bằng thi công tổng thể, vị trí cọc, tường trong đất (nếu có), bố trí các công trình phụ trợ,sàn công tác, thiết bị thi công cọc, hệ thống điện, nước, đường công vụ;

- Các bản vẽ thể hiện các bước thi công;

- Thuyết minh biện pháp thi công;

- Biện pháp phân luồng giao thông cho các phương tiện thi công;

- Tài liệu hướng dẫn công nghệ và các thao tác thi công, hướng dẫn sử dụng thiết bị;

- Tiến độ thi công, biểu kế hoạch sử dụng nhân lực, thiết bị;

- Bảng, biểu huy động vật tư thi công công trình;

- Biện pháp đảm bảo chất lượng công trình;

- Giải pháp thi công cho các cọc đặc biệt (vị trí thi công khó khăn, );

- Biện pháp thi công trong các điều kiện thời tiết khác nhau

- Các biện pháp đảm bảo an toàn lao động, an toàn công trình lân cận (biện pháp hạ và rú tống vách)

và vệ sinh công nghiệp và môi trường (cầu rửa xe, vệ sinh hàng ngày, quản lý dung dịch khoan bịtràn, ), biện pháp phòng chống cháy nổ

- Sự phù hợp của vật liệu với quy định của thiết kế và các tiêu chuẩn hiện hành;

- Yêu cầu về hướng dẫn sử dụng và chứng chỉ chất lượng của nhà cung cấp đối với các vật liệu sửdụng cho cọc (xi măng, cốt thép, dung dịch khoan, phụ gia, );

- Thử nghiệm kiểm tra vật liệu từ các nguồn cung cấp (cát, đá, nước, dung dịch khoan, bê tông, vậtliệu mối nối giữa các tấm tường,…) trước khi đưa vào sử dụng;

- Thiết kế cấp phối bê tông

- Sự phù hợp của thiết bị với các yêu cầu kỹ thuật do thiết kế quy định;

- Hồ sơ tài liệu về tính năng kỹ thuật, chứng chỉ về chất lượng, đảm bảo an toàn kỹ thuật của nhà chếtạo, đăng kiểm, của các thiết bị (cẩu, máy khoan, búa rung, gầu đào, )

2.2.2.2 Thi công các công trình phụ trợ

Nhà thầu sẽ đệ trình lên Ban quản lý dự án/Chủ đầu tư các bản vẽ thiết kế và đặc tính kỹ thuật củacác công trình tạm phục vụ thi công như:

- Chuẩn bị đường công vụ;

- Nguồn nước, nguồn điện, thông tin liên lạc;

Trang 18

- Trạm trộn bê tông, hệ thống cung cấp dung dịch khoan;

- Kho chứa vật liệu, sân gia công cốt thép, bãi đúc cấu kiện, trạm cấp phát xăng dầu…;

- Lán trại, nhà vệ sinh;

- Tường rào (cách âm, chống bụi, ), biển hiệu công trình;

- Cầu rửa xe;

- Các thiết bị và công trình phòng chống cháy nổ;

- Hệ thống mốc định vị và mốc cao độ, biện pháp bảo vệ các mốc trong suốt quá trình thi công

- Công tác thi công không ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của các công trình lân cận;

- Đảm bảo vệ sinh môi trường, hạn chế tiếng ồn;

- Đảm bảo sự phù hợp của bố trí mặt bằng thi công tổng thể với địa hình tự nhiên, giao thông nội bộ

và mặt bằng cọc;

- Độ bằng phẳng và cường độ lớp mặt phục vụ cho việc di chuyển của thiết bị thi công;

- Sàn đạo thi công hoặc phao (trường hợp thi công ở khu vực nước sâu hoặc bùn lầy);

- Gia cố nền đường công vụ để thiết bị nặng vào hiện trường;

- Giải phóng chướng ngại vật nổi và ngầm, bom mìn (nếu có nguy cơ)

- Vị trí công trình tạm không được nằm trên vị trí công trình chính, không được gây trở ngại cho việcxây dựng công trình chính và phải tính toán hiệu quả kinh tế

2.2.3 Công tác tạo lỗ cho cọc nhồi và/hoặc tạo rãnh đào cho tường trong đất (gọi chung là công tác khoan)

3.2.3.1 Công tác chuẩn bị

Đặc điểm địa tầng: Theo Báo cáo khảo sát địa chất công trình Xây dựng và mở rộng Trụ sở ViệnKiểm soát nhân dân tối cao tại ô D29 Khu đô thị mới Cầu Giấy-Quận Cầu Giấy-Hà Nội lập cho giaiđoạn thiết kế cơ sở và thiết kế kỹ thuật thi công do Liên hiệp Khảo sát địa chất xử lý nền móng côngtrình lập năm 2008: Khu vực xây dựng được tiến hành khảo sát với 08 hố khoan (từ K1 đến K8) với

độ sâu khảo sát từ 40m đến 55m, có cấu tạo địa tầng từ trên xuống dưới như sau:

Tên Loại đất Độ dày (m) Trạng thái Giá trị

N (kg/cm2)Ro (kg/cm2)EoLớp 1 Đất lấp 2.4-5.1 Sét pha lẫn phế

thải xây dựng

-Lớp 2 Sét 1.9-2.1 Dẻo mềm 6 0.5 16Lớp 3 Đất than bùn 1.8-2.0 Ẩm xốp 2 0.2 5Lớp 4 Sét lẫn hữu cơ 4.2-9.5 Dẻo chảy 2 0.3 10Lớp 5 Sét pha 0.5-2.5 Dẻo cứng 14 1.5 90Lớp 6 Sét pha nhẹ 2.5-3.5 Dẻo mềm 10 1.2 80Lớp 7 Cát nhỏ 7.0-7.1 Chặt vừa 25 1.8 135Lớp 8 Cát nhỏ 13.5-13.6 Chặt 34 2.5 200Lớp 9 Sỏi sạn lẫn cát 2.5-2.7 Rất chặt 60 4 400Lớp 10 Cuội sỏi lẫn

- Cây và hàng rào hiện hữu: Tất cả cây, hàng rào hiện hữu tại công trường không ảnh hưởng đếnviệc thi công sẽ được bảo vệ và giữ gìn để tránh hư hại, tổn thất trong suốt quá trình thi công trừ khi

có chỉ thị khác của Đại diện chủ đầu tư

- Nhà thầu sẽ phải định vị các điểm mốc đường bao chính Nhà thầu sẽ chịu trách nhiệm về các saisót trong định vị công trình hoặc bất kỳ hạng mục công việc nào và sẽ phải tiến hành xây dựng lạicông trình hoặc các hạng mục công trình bằng chi phí của chính mình nếu việc định vị bị phát hiện làkhông đúng

Trang 19

- Công tác định vị các hạng mục công trình và công tác xây dựng phải tuân theo chính các các đườngtim, mốc và cao độ được thể hiện trong bản vẽ được duyệt Trách nhiệm về tính chính xác trong định

vị thuộc về Nhà thầu, cho dù Chủ đầu tư có thực hiện hoặc kiểm tra việc định vị hay không, Nhà thầuvẫn phải chịu trách nhiệm và chi phí để đảm bảo với Chủ đầu tư cũng như bản thân về tính chính xáccủa công tác định vị Khi kiểm tra công tác định vị, phải tiến hành theo trình tự hợp lý để có thể tiếnhành công tác thi công

2.2.3.2 Thiết bị khoan

Sử dụng dung dịch bentonite hoặc polymer (xem dự toán được duyệt) và ống vách tạm thời

Gầu ngoạm, gầu xoay

Thiết bị khoan và đào phải có khả năng khoan qua nhiều loại đất khác nhau: Đất sét dẻo, sét cứng,đất cát, sỏi cuội và có thể khoan tạo lỗ cọc tròn và đào lỗ cọc barette và panel tường vây với kíchthước trên bản vẽ đến độ sâu thiết kế Đường kính của gầu khoan phải bằng đường kính cọc

Thiết bị khoan và đào tạo lỗ phải được lắp dựng thẳng đứng trước khi mở lỗ

2.2.3.3 Ống vách

- Loại ống vách được áp dụng (tạm thời): Sử dụng ống vách bằng thép

- Phạm vi hạ ống vách: Đối với trường hợp giữ thành hố khoan bằng dung dịch bentonite, chiều dàiống vách không cần dài quá 6m

- Cao độ đỉnh ống vách: Cao hơn mặt đất hoặc mực nước cao nhất tối thiểu 0,3m

- Đường kính của ống vách: Bằng đường kính cọc

(Xem chi tiết thêm tại mục 6.3 TCVN 9395:2012)

- Sai số về vị trí, độ nghiêng và cao độ của ống vách (nếu cần): Ống vách được hạ xuống với sai số

về tâm cọc không được quá 30mm

- Chỉ dẫn về thiết bị hạ ống vách vào trong đất, như thiết bị thủy lực, máy khoan

2.2.3.4 Đo đạc trong quá trình khoan

1- Đo đạc trong khi khoan gồm kiểm tra tim cọc bằng máy kinh vĩ và đo đạc độ sâu các lớp đất quamùn khoan lấy ra và độ sâu hố khoan theo thiết kế

2- Các lớp đất theo chiều sâu khoan phải được ghi chép trong nhật ký khoan và hồ sơ nghiệm thucọc Cứ khoan được 2m thì lấy mẫu đất một lần Nếu phát hiện thấy địa tầng khác so với hồ sơ khảosát địa chất thì báo ngay cho thiết kế và Chủ đầu tư để có biện pháp điều chỉnh, xử lý kịp thời

3-Sau khi khoan đến chiều sâu thiết kế, dừng khoan 30 phút để đo độ lắng Độ lắng được xác địnhbằng chênh lệch chiều sâu giữa hai lần đo lúc khoan xong và sau 30 phút Nếu độ lắng vượt quá giớihạn cho phép thì tiến hành vét bằng gầu vét và xử lý cặn lắng cho tới khi đạt yêu cầu

2.2.3.5 Công tác khoan

- Công tác khoan, đào tạo lỗ và đổ bê tông cọc và panel tường vây không được ngắt quãng Tại các vịtrí bất ngờ bị gián đoạn, thời gian thi công bị kéo dài ở độ sâu tương ứng phải được ghi lại trong báocáo công tác cọc và Panel

- Đối với cọc: Không được khoan gần cọc bên cạnh mới đổ, khi bê tông chưa kịp ninh kết, làm hỏngcọc Không được khoan cọc trong khoảng cách nhỏ hơn 5 lần đường kính cọc (tim đến tim) khi cáccọc mới khoan chưa đổ bê tông hoặc cọc mới đổ chưa được 24 giờ Đối với panel tường vây, khôngđược đào lỗ panel bên cạnh panel mới đổ, khi cường độ bê tông chưa đạt 50% cường độ thiết kế Cao trình của dung dịch giữ thành phải luôn được đảm bảo sao cho áp lực mà nó tạo ra luôn lớn hơn

áp lực của đất và nước ngầm tác dụng lên thành hố Trong mọi trường hợp, cao trình của dung dịchgiữ thành phải được đảm bảo luôn lớn hơn mặt nước ngầm và đáy của ống vách ít nhất là 2 m Dungdịch giữ thành có thể là bentonite Trường hợp Nhà thầu dùng dung dịch polymer phả i được sự đồngthuận của kỹ sư

- Kiểm tra: Việc thường xuyên kiểm tra dung dịch khoan và phương pháp lấy mẫu phải do Nhà thầu

đề xuất trước khi bắt đầu công việc Thí nghiệm kiểm tra phải được thực hiện cho dung dịchbentonite bằng cách sử dụng các dụng cụ phù hợp Tỷ trọng dung dịch bentonite sạch sẽ được đohằng ngày như là việc kiểm tra chất lượng của chất lỏng đã được tạo thành

- Khi dung dịch polymer được kiến nghị sử dụng, yêu cầu kỹ thuật cho loại dung dịch này phải đượctrình cho kỹ sư để phê duyệt

- Mũi khoan được hạ thẳng đứng xuống tâm hố khoan với tốc độ khoảng 1,5 m/s

- Việc rút cần khoan được thực hiện khi đất đã nạp đầy vào gầu khoan Từ từ rút cần khoan lên vớitốc độ 0,3-0,5 m/s Tốc độ rút cần khoan không được quá nhanh sẽ tạo hiệu ứng pit-tông trong lòng

hố khoan, dễ gây sập thành

Trang 20

Độ nghiêng không vượt quá 1% so với phương thẳng đứng.

- Sai lệch theo mọi phương của tâm cọc nhồi tại cao trình dưới đài cọc không được vượt quá 100mm

- Sai lệch theo mặt bằng mép trong tường dẫn không được vượt quá 25 mm

- Sai số cho phép về độ sau lỗ khoan không quá 100mm

2.2.3.6 Thổi rửa đáy lỗ khoan

Làm sạch đáy hố khoan: Phải lấy hết mùn khoan đọng lại ở đáy hố khoan Nếu không có quy định gì khác, việc làm sạch mũi cọc sẽ được thực hiện theo hai bước như sau:

Bước 1: Dùng gầu phẳng vét mùn khoan ở đáy hố sau khi ngừng khoan

Bước 2: Dùng bơm hút cát lắng ở đáy cọc trước và sau khi hạ lồng thép và ống đổ Ngaytrước khi đổ bê tông, kiểm tra lại độ sạch của mũi cọc Tỷ trọng của dung dịch khoan nên bé hơn 1.25g/ml, bề dày của cặn đọng lại dưới mũi cọc khoan nhồi không được lớn hơn 5 cm; dưới đáy paneltường vây không được vượt quá 10 cm và hàm lượng hạt cát trong dung dịch ở hố khoan đo ở caotrình 50 cm kể từ đáy hố khoan và hố đào không được lớn hơn 5%

2.2.3.7 Yêu cầu đối với dung dịch khoan

Tuỳ theo điều kiện địa chất, thuỷ văn, nước ngầm, thiết bị khoan để chọn phương pháp giữ thành

hố khoan và dung dịch khoan thích hợp Dung dịch khoan được chọn dựa trên tính toán theonguyên lý cân bằng áp lực ngang giữa cột dung dịch trong hố khoan và áp lực của đất nền và nướcquanh vách lỗ Khi khoan trong địa tầng dễ sụt lở, áp lực cột dung dịch phải luôn lớn hơn áp lựcngang của đất và nước bên ngoài

(Xem chi tiết thêm tại mục 5.1-TCVN 9395:2012)

Các tiêu chuẩn kỹ thuật của dung dịch bentonite phải tuân thủ theo yêu cầu của TCVN 9395:2012 Bộtbentonite được cung cấp tới công trường phải phù hợp với các yêu cầu kỹ thuật của nhà sản xuấtđược sự chấp thuận của kỹ sư

Bột bentonite cần được nhào trộn với nước sạch để tạo thành dung dịch giữ thành hố khoan cho cácgiai đoạn đổ bê tông và hoàn thiện cọc Bể chứa dung dịch được yêu cầu cho phù hợp với việc xử lý,cất giữ và lưu thông của dung dịch Không được dùng các hố đào để chứa dung dịch thay cho bểchứa, khi chưa được sự đồng ý của kỹ sư bằng văn bản

(Xem chi tiết thêm tại mục 5.1-TCVN 9395:2012)

Việc thường xuyên kiểm tra dung dịch khoan và phương pháp lấy mẫu phải do Nhà thầu đề xuấttrước khi bắt đầu công việc Thí nghiệm kiểm tra phải được thực hiện cho dung dịch bentonite bằngcách sử dụng các dụng cụ phù hợp Tỷ trọng dung dịch bentonite sạch sẽ được đo hàng ngày như làviệc kiểm tra chất lượng của chất lỏng đã được tạo thành Thang đo lường được chia với đơn vị nhỏnhất là 0.005 g/ml để có thể đọc được Việc kiểm tra để xác định tỷ trọng, độ nhớt, độ dính kết và chỉ

số PH sẽ được thực hiện với dung dịch bentonite trong hố khoan Kết quả kiểm tra dung dịchbentonite trước khi đổ vào hố khoan phải thoả mãn các giới hạn ghi trong bảng dưới đây:

Tính chất dung dịch Khoảng thay đổi của kếtquả ở nhiệt độ 20 độ C Phương pháp thí nghiệmkiểm tra

Tỷ trọng 1.05-1.15 g/ml Tỷ trọng dung dịch sét hoặc Bomeke

Độ nhớt 18 - 45 s Phương pháp phễu 500/700cc, dụng cụ hình côn

Lượng mất nước < 30 ml/30 phút filter press

Hàm lượng cát < 5%

Cường độ kháng cắt

(10 minute gel strength) 50–100 mG/cm2

Lực kế cắt tĩnh Shearometer * Fann viscometer

Độ pH 7-9 Giấy thử pH

- Lọc cát: Nhà thầu phải có thiết bị lọc cát như một thiết bị được sử dụng để kiểm tra hàm lượng cáttrong dung dịch Thiết bị lọc cát không yêu cầu cho giai đoạn hạ ống vách tạm thời, trừ khi có yêu cầukhác

- Quá trình thải dung dịch khoan được thực hiện bởi nhà thầu theo tiêu chuẩn và quy định hiện hành.Dung dịch có thể tái sử dụng trong thời gian thi công công trình nếu đảm bảo được các chỉ tiêu thích hợp, nhưng không quá 6 tháng

(Xem chi tiết thêm tại 5.1-TCVN 9395:2012)

2.2.4 Công tác cốt thép

2.2.4.1 Gia công lồng thép

Cốt thép: Cốt thép phải được làm sạch trước khi gia công

Trang 21

Lồng thép phải được gia công theo đúng cấu tạo trong bản vẽ thiết kế.

Mối hàn chỉ sử dụng phục vụ cho biện pháp thi công, không phải hàn chịu lực, chiều dài mối nối thépkhông được thay đổi so với bản vẽ thiết kế Cốt thép bị hư hại bởi hàn hồ quang sẽ được thay thế.Nối các đoạn lồng thép chủ yếu bằng dây buộc, chiều dài nối theo quy định của thiết kế

Định tâm lồng thép bằng các con kê (tai định vị) bằng thép trơn hàn vào cốt chủ đối xứng qua tâm,hoặc bằng các con kê tròn bằng xi măng, theo nguyên lý bánh xe trượt, cố định vào giữa 2 thanh cốtchủ bằng thanh thép trục Chiều rộng hoặc bán kính con kê phụ thuộc vào chiều dày lớp bảo hộ,thông thường là 5cm Số lượng con kê cần buộc đủ để hạ lồng thép chính tâm.(Xem chi tiết thêm tạitcvn 9395:2012, và lấy thông tin từ bản vẽ thiết kế công trình)

Con kê lồng thép có sai số tối đa là 25mm so với kích thước yêu cầu được thể hiện trên mặt bằng Ống siêu âm (thường là ống thép đường kính 60 mm) cần được buộc chặt vào cốt thép chủ, đáy ốngđược bịt kín và hạ sát xuống đáy cọc, nối ống bằng hàn, có măng xông, đảm bảo kín, tránh rò rỉ nước

xi măng làm tắc ống, khi lắp đặt cần đảm bảo đồng tâm Chiều dài ống siêu âm theo chỉ định của thiết

kế, thông thường được đặt cao hơn mặt đất san lấp xung quanh cọc 10 - 20cm Sau khi đổ bê tôngcác ống được đổ đầy nước sạch và bịt kín, tránh vật lạ rơi vào làm tắc ống

Số lượng ống siêu âm cho 1 cọc quy định như sau:3 ống cho cọc có đường kính 60cm < D <= 100cm,

4 ống cho cọc có đường kính D > 100cm

(Xem chi tiết thêm tại TCVN 9395:2012, và lấy thông tin từ bản vẽ thiết kế công trinh)

- Toàn bộ các lỗ hốc, lỗ hở, túi khí, đường ống dẫn, rãnh, ngách và các hốc khác cần được tạo hìnhtrước khi đổ bê tông Không được đục lỗ vào bê tông đã cứng nếu không có sự chấp thuận trước của

Tư vấn giám sát, Chủ đầu tư

Địa điểm buộc khung cốt thép phải lựa chọn sao cho việc lắp dựng khung cốt thép được thuận tiện,tốt nhất là được buộc ngay tại công trường Khi bốc xếp phải dùng cần cẩu, vận chuyển phải dùng ô

tô tải trọng lớn Không xếp chồng các lồng cốt thép để tránh biến dạng Nếu số lượng lồng thép lớnphải xếp chồng thì phải buộc thêm cốt thép gia cường, nhưng tốt nhất chỉ xếp làm 2 tầng

Khung cốt thép được gia công trên các giá đỡ định hình sẵn, mỗi đoạn khung có 3 giá đỡ, các giá đỡnày đặt trên cùng một độ cao

2.2.4.2 Dựng và hạ lồng thép vào lỗ khoan

Cao độ đáy hố khoan không sai lệch quá 100mm so với cao độ thiết kế

Chú ý: Bề dày cặn lắng không vượt quá theo quy định

(Xem chi tiết thêm tại11.2.1 TCVN 9395:2012)

a) Thời gian tối đa từ lúc hạ lồng thép đến lúc đổ bê tông: Trước khi đổ bê tông phải kiểm tra lại dungdịch khoan và mùn lắng đáy hố khoan Thời gian từ lúc kết thúc việc làm sạch đáy hố khoan bằng ống

đổ bê tông đến lúc đổ bê tông không quá 1 giờ

b) Quy trình hạ lồng thép:

- Lồng thép sau khi được buộc cẩn thận sẽ được hạ xuống hố khoan

- Dùng cần cẩu nâng lồng thép lên theo phương thẳng đứng rồi từ từ hạ xuống lỗ khoan, đến khi đầutrên của lồng cốt thép cách miệng ống vách khoảng 120cm thì dừng lại Dùng 2 ống thép tròn D60luồn qua lồng thép và gác 2 đầu ống thép lên miệng ống vách

- Tiếp tục cẩu lồng thép tiếp theo như đã làm với đoạn trước, điều chỉnh để các cây thép chủ tiếp xúcdọc với nhau và đủ chiều dài nối thì thực hiện liên kết theo yêu cầu thiết kế

- Sau khi kiểm tra các liên kết thì tiến hành rút 2 ống thép đỡ lồng thép ra và cần cẩu tiếp tục hạ lồngthép xuống theo phương thẳng đứng Công tác hạ lồng thép được lặp lại cho đến khi hạ đủ chiều sâuthiết kế, lồng thép được đặt cách đáy hố đào 10cm để tạo lớp bê tông bảo vệ

- Lồng thép được đặt đúng cốt đài móng nhờ các thanh thép chờ đặt đều quanh chu vi lồng thép Đầudưới được liên kết với thép chủ, đầu trên được hàn vào thành ống vách Các thanh thép này sẽ đượccắt rời khỏi ống vách khi công tác đổ bê tông kết thúc

c) Cốt thép được chế tạo sẵn trong xưởng hoặc tại công trường, chế tạo thành từng lồng, chiều dàilớn nhất của mỗi lồng phụ thuộc khả năng cẩu lắp và chiều dài xuất xưởng của thép chủ Lồng thépphải có thép gia cường ngoài cốt chủ và cốt đai theo tính toán để đảm bảo lồng thép không bị xoắn,méo Lồng thép phải có móc treo bằng cốt thép chuyên dùng làm móc cẩu, số lượng móc treo phảitính toán đủ để treo cả lồng vào thành ống chống tạm mà không bị tuột xuống đáy hố khoan, hoặc cấutạo guốc cho đoạn lồng dưới cùng tránh lồng thép bị lún nghiêng cũng như để đảm bảo chiều dày lớp

bê tông bảo hộ dưới đáy cọc

Cốt gia cường thường dùng cùng đường kính với cốt chủ, uốn thành vòng đặt phía trong cốt chủkhoảng cách từ 2.5-3m, liên kết với cốt chủ bằng hàn đính và dây buộc theo yêu cầu của thiết kế Khichuyên chở, cẩu lắp có thể dùng cách chống tạm bên trong lồng thép để tránh hiện tượng biến hình.Cần kiểm tra:

- Bề dày cặn lắng không vượt quá 100mm

Trang 22

- Trên mặt bằng, vị trí của lồng thép theo phương ngang tại đầu cọc và panel có sai số lớn nhất là 25

mm Sau khi hoàn tất công tác bê tông, đỉnh của lồng thép không được cao quá 150mm và thấp quá75mm so với mặt bằng định vị

Nếu có thay đổi về cốt thép thì Nhà thầu cần đề xuất, Tư vấn giám sát có ý kiến, Thiết kế đồng ý vàchủ đầu tư chấp thuận

2.2.5 Đổ bê tông

2.2.5.1 Các yêu cầu về vật liệu và tính năng của bê tông

- Quá trình đổ bê tông phải được thực hiện liên tục trên toàn bộ chiều dài cọc, không được phép ngắtquãng cho đến cao trình thiết kế

- Phương pháp đổ bê tông cần thực hiện sao cho bê tông được liên tục, toàn khối đầy đặn Bê tôngphải được đổ trong nước hoặc dung dịch khoan bằng ống đổ Không được đổ bê tông rơi tự do trongnước hoặc dung dịch khoan

- Thể tích bê tông được sử dụng cho mỗi cọc và mỗi panel phải được kiểm tra theo thể tích bê tôngyêu cầu Nếu sự khác nhau giữa các đại lượng này cho thấy cọc bị thắt tiết diện thì Nhà thầu phải tiếnhành thử tải cọc bằng kinh phí của mình Nếu cọc bị hỏng trong quá trình thử tải, Nhà thầu phải thicông các cọc bù theo vào như phê duyệt của Kỹ sư Nếu panel tường vây bị sự cố tương tự thì Nhàthầu phải đề xuất các biện pháp xử lý để kỹ sư phê duyệt và phải thi khi thi công xử lý bằng kinh phícủa mình

- Yêu cầu về độ sụt của bê tông

Độ sụt(mm)Nhỏ nhất-Lớn nhất Điều kiện thi công150-200 Bê tông đổ trong nước hoặc dung dịchkhoan bằng ống đổ

Vữa bê tông cho cọc khoan nhồi và panel tường vây là bê tông thương phẩm với các thành phần sauđây:

- Xi măng: Là loại Xi măng Poclăng theo Tiêu chuẩn Việt nam TCVN 6260:1997 hoặc loại xi măngtương đương được kỹ sư chấp thuận

- Thành phần hạt: Thành phần hạt nhỏ và hạt lớn tuân theo TCVN 7570:2006 Cốt liệu cho bê tông vàvữa-Yêu cầu kỹ thuật

- Thành phần nước: nước trộn cho vữa bê tông cần phải sạch, không bị nhiễm dầu, axit, chất kiềm,muối, vật chất hữu cơ và các chất độc hại khác và tuân theo Tiêu chuẩn TCVN 4506:2012 Nước trộn

bê tông và vữa-Yêu cầu kỹ thuật Trong trường hợp nhất định kỹ sư có thể yêu cầu dùng nước uống

để trộn vữa bê tông

Về phụ gia: Các hợp chất dưới đây có thể được dùng cho vữa bê tông Những hợp chất khác muốnđược sử dụng, phải được sự chấp thuận Các hợp chất chứa chloride, fluoride, sulfide hoặc ionnitrate, hoặc các hợp chất gây bất lợi cho bê tông hoặc cốt thép không được phép cho vào trong vữa

2.2.5.2 Vận chuyển bê tông

Các yêu cầu khi vận chuyển bê tông:

Loại phương tiện được sử dụng tùy theo khoảng cách từ trạm trộn đến công trường, phải đảm bảo bêtông không bị phân tầng, không làm mất nước xi măng trong khi vận chuyển

Thời gian từ khi trộn xong bê tông đến khi đổ bê tông tùy thuộc vào nhiệt độ ngoài trời, phương tiệnvận chuyển và phụ gia trong bê tông

2.2.5.3 Thiết bị và dụng cụ đổ bê tông

1- Ống đổ bê tông (ống tremi): Được chế tạo trong nhà máy thường có đường kính 219-273mm theo

tổ hợp 0.5, 1, 2, 3 và 6m, ống dưới cùng được tạo vát hai bên để làm cửa xả, nối ống bằng ren hìnhthang hoặc khớp nối dây rút đặc biệt, đảm bảo kín khít, không lọt dung dịch khoan vào trong Đáyống đổ bê tông phải luôn ngập trong bê tông không ít hơn 1.5 m

(Xem chi tiết thêm tại 9.2 TCVN 9395:2012)

- Ống đổ bê tông có thể được rút lên hạ xuống bằng cần cẩu

- Chiều dày thành ống dẫn tối thiểu là 8mm

(Xem chi tiết thêm tại 22 TCN 257:2000 Cọc khoan nhồi-Tiêu chuẩn thi công)

Trang 23

2- Số lượng ống đổ bê tông (đặc biệt cho trường hợp thi công tường trong đất):Với cọc khoan nhồi sửdụng 1 ống đổ Với tường vây có thể sử dụng 2 ống đổ cho tấm tường dài từ 2-3m.

3- Phễu đổ được gắn vào phía trên của ống đổ bằng ren để việc tháo lắp dễ dàng, góc giữa 2 thànhphễu khoảng từ 60-80 độ để bê tông dễ xuống

(Xem chi tiết thêm tại 22 TCN 257:2000 Cọc khoan nhồi-Tiêu chuẩn thi công)

2.2.5.4 Kiểm tra và chuẩn bị lỗ khoan trước khi đổ bê tông

1- Sau khi hạ lồng thép vào vị trí, cần đo đạc kiểm tra lại cao độ đáy lỗ khoan và toàn bộ lồng théptrong lỗ khoan, chỉnh sửa đảm bảo đúng yêu cầu thiết kế trước khi đổ bê tông

2- Kiểm tra dung dịch khoan đến khi đạt yêu cầu

3- Kiểm tra chiều dày bùn lắng đáy hố khoan Nếu chưa đạt thì cần dùng ống đổ bê tông để thổi rửalàm sạch đáy hố khoan Thời gian từ khi dừng công tác làm sạch đáy hố khoan đến khi đổ bê tôngkhông quá 1 giờ

(Xem chi tiết thêm tại 22 TCN 257:2000 Cọc khoan nhồi-Tiêu chuẩn thi công)

2.2.5.5 Công tác đổ bê tông cọc

(Xem chi tiết thêm tại TCVN 9395:2012 và 22 TCN 257:2000 Cọc khoan nhồi-Tiêu chuẩn thi công)Các nội dung cần được quy định khi đổ bê tông cọc:

Các xe bê tông đều được kiểm tra độ sụt đúng quy định để tránh tắc ống đổ do vữa bê tông quá khô

- Trước khi đổ bê tông, hệ thống ống dẫn phải được hạ xuống cách đáy hố khoan 20cm Lắp phễu đổvào đầu trên ống dẫn

- Phải đổ bê tông với tốc độ chậm để tránh làm dịch chuyển lồng thép và tránh làm bê tông bị phântầng

- Trong quá trình đổ bê tông phải giữ mũi ống đổ ngập trong bê tông tối thiểu 2m và không quá 5m.Tốc độ rút hạ ống khống chế 1,5m/phút

- Bê tông được đổ không được gián đoạn trong thời gian dung dịch khoan có thể giữ thành hố khoan(thông thường là 4 giờ)

- Dừng đổ bê tông khi cao độ bê tông cọc cao hơn cao độ cắt cọc khoảng 1m (để loại trừ phần bêtông lẫn dung dịch khoan khi thi công đài cọc)

Không được thêm nước vào bê tông để tăng độ sụt, lắc ống đổ để chống tắc, không được dùng đònkim loại đập vào ống làm méo ống

Sau khi đổ xong mỗi xe, tiến hành đo độ dâng của bê tông trong lỗ cọc, ghi vào hồ sơ để vẽ đường đổ

bê tông Khối lượng bê tông thực tế so với kích thước lỗ cọc theo lý thuyết không được vượt quá20% Khi tổn thất bê tông lớn phải kiểm tra lại biện pháp giữ thành hố khoan

2.2.5.6 Rút ống chống tạm (casing)

Sau khi kết thúc đổ bê tông 15-20 phút cần tiến hành rút ống chống tạm (casing) bằng hệ thống day(rút + xoay) của máy khoan hoặc đầu rung theo phương thẳng đứng, đảm bảo ổn định đầu cọc và độchính xác tâm cọc

Trạng thái của bê tông khi rút ống: bê tông còn độ dẻo và chưa ninh kết

Sau khi rút ống cần kiểm tra khối lượng bê tông và cao độ đầu cọc nhằm đảm bảo tiết diện cọc không

bị thu nhỏ và bê tông không bị lẫn bùn đất xung quanh

(Xem chi tiết thêm tại TCVN 9395:2012)

2.2.5.7 Lấp tạm thời phía trên đầu cọc

Sau khi rút ống vách 1 đến 2 giờ cần tiến hành hoàn trả hố khoan bằng cách lấp đất hoặc cát, cắmbiển báo cọc đã thi công cấm mọi phương tiện qua lại tránh hỏng đầu cọc và ống siêu âm

(Xem chi tiết thêm tại TCVN 9395:2012)

Hàn bịt đầu bảo vệ ống siêu âm tránh đất và cát lọt vào ống Có biện pháp giữ kingpost từ 36 đến 48giờ

2.2.6 Kiểm tra và nghiệm thu công tác thi công (Xem chi tiết thêm tại 11 của TCVN 9395:2012 Cọc

khoan nhồi-Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu)

2.2.6.1 Yêu cầu chung

- Trước khi bắt đầu đổ bê tông, Nhà thầu sẽ thuê một cơ quan kiểm định được Kỹ sư phê duyệt Cơquan này sẽ chịu trách nhiệm thực hiện đúng các thí nghiệm trong phòng theo yêu cầu của tài liệunày

- Trừ khi có các quy định khác, Nhà thầu sẽ duy trì trên công trường các dụng cụ máy móc sau ở điềukiện tốt trong suốt thời hạn hợp đồng như là tài sản của Nhà thầu:

+ Dụng cụ thực hiện thí nghiệm đối với cốt liệu

+ Can Syphon, Gammon, Morgan hay máy tốc độ hay bất kì phương pháp nào khác để đo độ

ẩm của cốt liệu

+ Dụng cụ đánh giá tính công tác của bê tông

+ Dụng cụ làm và bảo dưỡng mẫu lăng trụ bê tông theo yêu cầu của tài liệu này, tất cả tuântheo tiêu chuẩn Việt Nam, trừ các mẫu hình lập phương sẽ được chứa trong bể chứa nước ở mức

Trang 24

nhiệt độ xung quanh và được bảo vệ tránh ánh sáng mặt trời Các mẫu trụ thí nghiệm sẽ được cân vàkiểm tra bởi cơ quan kiểm định theo tiêu chuẩn Việt Nam

- Trong trường hợp bê tông trộn sẵn, các dụng cụ nói trên có thể được đặt tại kho của nhà cung ứng

bê tông trộn sẵn

- Nhà thầu sẽ được phép và chịu trách nhiệm thực hiện tất cả việc lấy mẫu và thí nghiệm theo yêucầu của tài liệu này Nhà thầu sẽ thu xếp để các bản sao kết quả thí nghiệm được gửi trực tiếp cho kỹ

sư ngay khi có thể

- Nhà thầu sẽ không được hoàn lại tiền cho bất kì thí nghiệm đặc biệt nào do kỹ sư yêu cầu do bất kìlỗi nào của Nhà thầu khi không tuân thủ các điều khoản của tiêu chuẩn này

- Tất cả các thí nghiệm và kiểm tra sẽ được thực hiện trước sự hiện diện đại diện của kỹ sư hayngười của chính kỹ sư

- Đối với tất cả xi măng và cốt thép được chuyển đến công trường, Nhà thầu sẽ lấy và giữ tại côngtrường một bản sao chứng chỉ thí nghiệm của nhà sản xuất được thực hiện theo tần suất và sử dụngcác phương pháp nêu trong tiêu chuẩn Việt Nam Đối với cốt thép, việc này sẽ bao gồm các thínghiệm uốn lại và kèm theo các chi tiết dấu hiệu nhận dạng nhà sản xuất trên mỗi thanh thép đượccung cấp

Yêu cầu về năng lực và kinh nghiệm của thử nghiệm viên và cán bộ kỹ thuật thực hiện công tác thửnghiệm và kiểm tra xem chương 2.3

2.2.6.2 Kiểm tra công tác khoan tạo lỗ

(Xem chi tiết thêm tại 11.2 “Kiểm tra dung dịch khoan” của TCVN 9395:2012)

1- Dung dịch khoan phải được chuẩn bị trong các bồn chứa có dung tích đủ lớn, pha với nước sạch,cấp phối tuỳ theo chủng loại bentonite, điều kiện địa chất côngtrình và địa chất thuỷ văncủa địa điểmxây dựng, đảm bảo giữ thành hố khoan trong suốt quá trình thi công khoan lỗ, lắp dựng cốt thép, ốngkiểm tra siêu âm, ống đặt sẵn để khoan lấy lõi đáy cọc (nếu có), cẩu lắp ống đổ bê tông và sàn côngtác Bề dày lớp cặn lắng đáy cọc không quá trị số sau: Cọc chống 5 cm; Cọc ma sát+chống 10cm;2- Kiểm tra dung dịch khoan bằng các thiết bị thích hợp Dung trọng của dung dịch trộn mới đượckiểm tra hàng ngày để biết chất lượng, việc đo lường dung trọng nên đạt tới độ chính xác 0.005g/ml.Các thí nghiệm kiểm tra dung dịch tiến hành theo quy định tại bảng 1 cho mỗi lô bentonite trộn mới.Việc kiểm tra dung trọng, độ nhớt, hàm lượng cát và độ pH phải được kiểm tra cho từng cọc, hàngngày và ghi vào biểu nghiệm thu Trước khi đổ bê tông nếu kiểm tra mẫu dung dịch tại độ sâu khoảng0.5m từ đáy lên có khối lượng riêng > 1.25 g/cm3, hàm lượng cát > 8%, độ nhớt > 28 giây thì phải cóbiện pháp thổi rửa đáy lỗ khoan để đảm bảo chất lượng cọc

Bảng 1-Chỉ tiêu tính năng ban đầu của dung dịch bentonite

Tên chỉ tiêu Chỉ tiêu tính năng Phương pháp kiểm tra

1 Khối lượng riêng 1.05 - 1.15g/cm3 Tỷ trọng kế hoặc Bomêkế

2 Độ nhớt 18 - 45giây Phễu 500/700cc

3 Hàm lượng cát < 6%

4 Tỷ lệ chất keo > 95% Đong cốc

5 Lượng mất nước < 30ml/30phút Dụng cụ đo lượng mất nước

6 Độ dày áo sét 1 - 3mm/30phút Dụng cụ đo lượng mất nước

2.2.6.3 Kiểm tra chất lượng bê tông

Các nội dung cần kiểm tra như sau:

Trang 25

- Kiểm tra trước khi đổ bê tông: Các chỉ tiêu cần kiểm tra và phương pháp kiểm tra (độ sụt, độ táchnước, số lượng mẫu cần lấy để kiểm tra cường độ);

- Kiểm tra sau khi đổ bê tông: Các thử nghiệm phát hiện khuyết tật (siêu âm, biến dạng nhỏ, khoan lấymẫu, v.v…) và phương pháp kiểm tra tương ứng;

- Kiểm tra vị trí cọc trên mặt bằng và các sai lệch vị trí;

- Đề ra khối lượng và thời gian kiểm tra;

- Sai số cho phép tương ứng với mỗi chỉ tiêu kiểm tra

(Xem chi tiết thêm tại 11.5 TCVN 9395:2012 Kiểm tra chất lượng bê tông thân cọc)

Bảng 2-Các thông số cần kiểm tra về lỗ cọc

Thông số kiểm tra Phương pháp kiểm tra

Tình trạng lỗ cọc -Kiểm tra bằng mắt có đèn rọi-Dùng siêu âm hoặc camera ghi chụp hình lỗ cọc

Độ thẳng đứng và độ sâu

-Theo chiều dài cần khoan và mũi khoan

- Thước dây-Quả dọi

- Máy đo độ nghiêng

Kích thước lỗ -Calip, thước xếp mở và tự ghi đường kính-Thiết bị đo đường kính lỗ khoan (dạng cơ, siêu âm)

- Theo độ mở của cánh mũi khoan khi mở rộng đáy

Bảng 3-Sai số cho phép về lỗ khoan cọc

Phương pháp tạo lỗ cọc độ thẳngSai số

đứng,

%

Sai số vị trí cọc, cm

Cọc đơn, cọc dướimóng băng theo trụcngang, cọc biên trongnhóm cọc

Cọc dưới móng băngtheo trục dọc, cọcphía trong nhóm cọc

a) Sai số về độ nghiêng của cọc xiên không lớn hơn 15% góc nghiêng của cọc

b) Sai số cho phép về độ sâu hố khoan là 10cm

c) D là đường kính thiết kế cọc, H là khoảng cách giữa cao độ mặt đất thực tế và cao độ cắt cọc trongthiết kế

2.2.6.4 Kiểm tra sức chịu tải của cọc

Các nội dung cần kiểm tra như sau:

Trang 26

- Số lượng cọc thử nghiệm;

- Vị trí các cọc thử nghiệm;

- Tiêu chuẩn thử nghiệm;

- Loại thử nghiệm (thử nghiệm thăm dò, thử nghiệm kiểm tra);

- Loại tải trọng (nén dọc trục, nén ngang, nhổ);

- Phương thức gia tải (tải trọng tĩnh, động);

- Yêu cầu đối với thiết bị thử nghiệm;

- Quy trình gia tải (duy trì tải trọng hoặc tốc độ biến dạng không đổi);

- Tải trọng thử nghiệm lớn nhất (đối với thử nghiệm bằng tải trọng tĩnh) hoặc chuyển vị của cọc (đốivới thử nghiệm bằng tải trọng động);

- Các ghi chép trong quá trình thử nghiệm;

- Báo cáo kết quả thử nghiệm;

- Phương pháp diễn giải kết quả thử nghiệm

(Xem chi tiết thêm tại 11.6 TCVN 9395:2012 Cọc khoan nhồi-Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu)

2.2.7 Nghiệm thu cọc

Các yêu cầu về nghiệm thu cọc phải tuân thủ theo

(Xem chi tiết thêm tại 11.7 TCVN 9395:2012 Cọc khoan nhồi-Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu)

- Công tác nghiệm thu cọc bao gồm các hồ sơ sau:

a) Hồ sơ thiết kế dược duyệt;

b) Biên bản nghiệm thu trắc đạc định vị trục móng cọc;

c) Kết quả kiểm định chất lượng vật liệu, chứng chỉ xuất xưởng của cốt thép và các loại vậtliệu chế tạo trong nhà máy;

d) Kết quả thí nghiệm mẫu bê tông;

e) Hồ sơ nghiệm thu từng cọc;

f) Bản vẽ hoàn công cọc có thuyết minh sai lệch theo mặt bằng và chiều sâu cùng các cọc bổsung và các thay đổi thiết kế đã được chấp thuận;

g) Các kết quả thí nghiệm kiểm tra độ toàn khối của cây cọc (thí nghiệm biến dạng nhỏ PIT)theo quy định của Thiết kế;

h) Các kết quả thí nghiệm kiểm tra sức chịu tải của cọc

2.2.8 Xử lý cọc khuyết tật

1- Các biện pháp xử lý cọc khoan nhồi, cọc barrette khi phát hiện bê tông thân cọc có lỗ rỗng hoặc tạpchất:

- Khoan đến vị trí khuyết tật và sau đó bơm phụt bằng vữa mác cao;

- Đập phần đầu cọc đến vị trí khuyết tật (nếu khuyết tật ở vị trí không sâu) và đổ bê tông bù;

- Thi công bổ sung cọc (trong trường hợp cần thiết)

2- Các biện pháp và yêu cầu kỹ thuật xử lý cọc khoan nhồi, cọc barrette khi phát hiện dưới mũi cọc cónhiều tạp chất (đất, mùn, betonit,…): Khoan thủng mũi cọc, thực hiện công tác thổi rửa hết tạp chấtsau đó tiến hành bơm phụt để lấp đầy khoảng trống dưới mũi cọc bằng vữa mác cao

3- Cần kiểm định lại chất lượng cọc sau khi xử lý khuyết tật Cọc chỉ được nghiệm thu khi đảm bảochất lượng theo yêu cầu của thiết kế

2.2.9 Thi công đài cọc

2.2.9.1 Đào hố móng: Tuân thủ theo TCVN 4447:1987 Công tác đất-Quy phạm thi công và nghiệm

thu

Một số nội dung cần kiểm soát khi lập biện pháp thi công chi tiết:

1- Định vị hố móng (gắn mốc, đánh dấu);

2- Xác định độ sâu đào (lập mốc cao độ tạm thời, đánh dấu);

3- Phương pháp, thiết bị đào đất;

4- Biện pháp chống sạt trượt (đối với hố móng nông), biện pháp chống đỡ (đối với hố móng sâu);5- Biện pháp thu và thoát nước;

6- Sai số cho phép;

7- Biện pháp khắc phục các sai lệch về độ sâu đào;

8- Các tiêu chí nghiệm thu công tác đào

2.2.9.2 Thi công lớp lót đáy đài cọc

Biện pháp thi công chi tiết của nhà thầu cần nêu ra được các nội dung sau:

- Yêu cầu về vật liệu lót đáy móng;

- Yêu cầu về cốp pha;

- Yêu cầu về biện pháp đổ bê tông;

- Quy định về dưỡng hộ, tiêu thoát nước khi bê tông chưa đông cứng;

- Quy định về kiểm tra và nghiệm thu

2.2.9.3 Đập đầu cọc

Trang 27

Biện pháp thi công đập đầu cọc của nhà thầu cần nêu ra được các nội dung sau:

- Yêu cầu đối với việc xác định cao độ cắt cọc (đánh dấu);

- Yêu cầu về biện pháp đập/cắt cọc;

- Yêu cầu về bảo vệ bê tông phía dưới cao độ cắt cọc;

- Yêu cầu về cốt thép chờ liên kết với đài cọc;

- Quy định về sai số cho phép;

- Quy định về kiểm tra và nghiệm thu

Cọc được thi công tới cao độ cần thiết để có khả năng đập đầu cọc Nhà thầu phải cung cấp thép chờ

có đủ độ dài cần thiết để liên kết với đài cọc sau khi đập đầu cọc Sau khi kết thúc công tác thi côngcọc Nhà thầu đào đất lên tiến hành đập đầu cọc cũng như phải tiến hành công tác kiểm tra cao độ saukhi đập đầu cọc của từng vị trí cọc và so sánh với bản vẽ thi công Sau khi đập đầu cọc nếu có khuyếttật thì phải đập bỏ và đổ bù bê tông mới, bê tông mới phải thi công tốt tạo thành tính liền khối với bêtông cũ Chi phí này Nhà thầu chịu

2.2.9.4 Đổ bê tông đài cọc

Biện pháp thi công chi tiết của Nhà thầu cần nêu ra được các nội dung sau:

- Yêu cầu về gia công, lắp đặt cốt thép đài cọc và thép chờ cột;

- Yêu cầu về lắp đặt cốp pha móng;

- Yêu cầu về nghiệm thu cốp pha và cốt thép;

- Yêu cầu về đổ bê tông;

- Yêu cầu về lấy mẫu kiểm tra (số lượng, loại mẫu, dưỡng hộ mẫu, cách thí nghiệm);

- Quy định về dưỡng hộ bê tông;

- Yêu cầu về việc tháo ván khuôn (điều kiện cần đạt để tháo ván khuôn);

- Quy định về sai số cho phép;

- Quy định về kiểm tra và nghiệm thu

2.2.10 Thi công hố đào

2.2.10.1 Thiết kế tổ chức thi công

Nhà thầu cần đưa ra được các nội dung chính về thiết kế tổ chức thi công:

- Các yêu cầu chung về phương pháp đào (đào mở, top-down, semi topdown, …)

- Mặt bằng thi công tổng thể (vị trí tường, bố trí các công trình phụ trợ, sàn công tác, thiết bị thi công,

hệ thống điện và nước, đường công vụ);

- Các bước thi công chính;

- Phân chia khu vực đào, phân chia mạch ngừng đổ bê tông;

- Dự báo mức độ ảnh hưởng đối với công trình lân cận, phân loại các đối tượng cần bảo vệ, xác địnhphạm vi và phương pháp quan trắc xung quanh hố đào;

- Tiến độ thi công, biểu kế hoạch sử dụng nhân lực, thiết bị;

- Bảng, biểu huy động vật tư thi công công trình;

- Biện pháp đảm bảo chất lượng;

- Hệ thống quan trắc địa kỹ thuật trong quá trình đào móng;

- Các biện pháp đảm bảo an toàn lao động, an toàn công trình lân cận và vệ sinh công nghiệp và môitrường

2.2.10.2 Công tác chuẩn bị

Biện pháp thi công chi tiết của nhà thầu cần nêu ra được các nội dung sau:

1- Nêu các yêu cầu về vật liệu:

- Sự phù hợp của vật liệu sử dụng trong thi công phần ngầm đối với qui định của thiết kế và các tiêuchuẩn hiện hành;

- Yêu cầu về hướng dẫn sử dụng và chứng chỉ chất lượng của nhà cung cấp đối với các vật liệu sửdụng cho tường (xi măng, thép, phụ gia, v.v );

- Thí nghiệm kiểm tra vật liệu từ các nguồn cung cấp trước khi đưa vào sử dụng;

- Thiết kế cấp phối bê tông (hàm lượng xi măng tối thiểu, kích cỡ hạt, độ sụt,…);

- Sửa chữa, khắc phục các khiếm khuyết của hệ thống tường vây (nếu có)

2- Nêu các yêu cầu đối với thiết bị thi công:

- Sự phù hợp của thiết bị với các yêu cầu kỹ thuật do thiết kế qui định (công suất, kích thước, chiềucao, trọng lượng,…);

- Hồ sơ tài liệu về tính năng kỹ thuật, chứng chỉ về chất lượng, đảm bảo an toàn kỹ thuật của nhà chếtạo, đăng kiểm, của các thiết bị (cần cẩu, máy đào, thiết bị vận chuyển, các thiết bị quan trắc,…);3- Nêu hệ thống quan trắc:

- Xây dựng hệ thống mốc chuẩn cho quan trắc lún;

- Thi công hệ thống quan trắc chuyển vị ngang (nếu có);

- Thi công các hố quan trắc nước ngầm;

- Kiểm tra hệ thống quan trắc (chuyển vị ngang trong đất, nước ngầm, các mốc đo lún);

Trang 28

- Chỉ định các ngưỡng cảnh báo, các dấu hiệu nguy hiểm;

- Quy trình phân tích và xử lý kết quả quan trắc;

- Dự kiến các biện pháp phòng ngừa và khắc phục sự cố

2.2.10.3 Công tác đào

Biện pháp thi công chi tiết của Nhà thầu cần nêu ra được các nội dung sau:

- Mô tả chi tiết trình tự thi công, các giai đoạn thi công;

- Quy định về điều kiện có thể tiếp tục đào, xác định theo các kết quả quan trắc;

- Nêu yêu cầu đối với thi công hệ thống chống đỡ (đối với chống đỡ tạm thời);

- Nêu yêu cầu thi công hệ thống chống đỡ vĩnh cửu (ván khuôn, công tác BTCT, …);

- Nêu yêu cầu về độ sâu tối đa của mỗi lượt đào;

- Nêu yêu cầu về vận chuyển đất đào

2.2.10.4 Nghiệm thu công tác đào

Nghiệm thu công tác đào đất phải tuân thủ theo TCVN 4447:1987 Công tác đất-Quy phạm thi công vànghiệm thu

- Hồ sơ thiết kế biện pháp thi công được duyệt

- Biên bản nghiệm thu trắc đạc định vị trục móng cọc

- Biên bản kiểm tra đo đạc mái ta luy

- Biên bản nghiệm thu hố đào: Cao độ đáy hố đào và kích thước hình học hố đào

- Biên bản các biện pháp xử lý nền đất (nếu có)

- Bản vẽ hoàn công hố đào

- Nhật ký thi công

2.2.11 Biện pháp an toàn lao động và vệ sinh môi trường

- Các quy định về an toàn lao động và vệ sinh môi trường tuân theo TCVN 9395:2012

- Công tác an toàn lao động cần tuân thủ theo TCVN 5308: 1991 và các quy định an toàn hiện hành

- Khi bị tắc ống đổ bê tông, Nhà thầu phải có phương án xử lý được thiết kế chấp thuận và chỉ được

xử lý theo lệnh của người chỉ huy chung

2.2.12 Thí nghiệm cọc

2.2.12.1 Thí nghiệm tính toàn khối của cọc

Cọc sẽ được lựa chọn cho thí nghiệm và thăm dò những lỗi chính như tại chỗ thắt nút, chỗ không liêntục, chiều dài cọc và diện tích mặt cắt ngang của cọc Thí nghiệm tính toàn khối của cọc theo phươngpháp siêu âm

Nếu kết quả thí nghiệm chỉ ra rằng có cọc hoặc nhóm cọc bị khuyết tật, thì cọc hoặc nhóm cọc phảiđược sửa chữa hoặc bị loại bỏ,chi phí này sẽ do Nhà thầu chịu

Các cọc bị lỗi nên được kiểm tra tính đồng nhất, Nhà thầu sẽ tiến hành đo đạc sửa chữa để đệ trìnhlên Chủ đầu tư

Thí nghiệm tính toàn khối được tiến hành toàn bộ cọc và tuân thủ theo Tiêu chuẩn TCVN 9396:2012Cọc khoan hồi-Xác định tính đồng nhất của bê tông-Phương pháp xung siêu âm, TCVN 9397:2012Cọc-Kiểm tra khuyết tật bằng phương pháp động biến dạng nhỏ và các tiêu chuẩn khác được quyđịnh trong hồ sơ thiết kế

Trong suốt quá trình thực hiện, Nhà thầu cung cấp nhân lực cho việc điều hành và ghi chép biên bảnthí nghiệm

Nhà thầu thi công cọc đệ trình phương án thi công cọc và Nhà thầu thí nghiệm đệ trình quy trình thínghiệm cọc bao gồm máy móc, các bước thực hiện để Chủ đầu tư phê duyệt

Thí nghiệm nén tĩnh cọc tuân theo Tiêu chuẩn TCVN 9393:2012 Cọc-Phương pháp thử nghiệm tạihiện trường bằng tải trọng tĩnh ép dọc trục

Trước khi thí nghiệm cọc, thí nghiệm tính toàn khối của cọc phải được thực hiện theo các quy định đãnêu trên và trong hồ sơ thiết kế

2.2.12.3 Thí nghiệm cọc phá hoại (nếu có)

Trang 29

Tải thí nghiệm phá hoại được xác nhận trên bản vẽ thiết kế hoặc được chỉ định bởi kỹ sư tư vấn thiết

kế, Chủ đầu tư phê duyệt

2.2.13 Các yêu cầu kỹ thuật cho phần tường vây

Ngoài các yêu cầu kỹ thuật trên, phần tường vây phải tuân thủ theo các yêu cầu sau:

2.2.13.1 Khái niệm chung :

Phương pháp “tường trong đất” còn gọi là tường vây barrette nhằm đào các đường hào và làm tườngtrong những hào ấy nhờ sự bảo vệ của dung dịch sét (huyền phù) để giữ đường hào khỏi bị sập đổ

áp dụng áp dụng khi xây dựng các công trình chắn, các công trình ngầm chịu tải và các màn chốngthấm đặt ở độ sâu lớn hơn 5 m

Phương pháp “tường trong đất” cho phép dùng trong tất cả các loại đất cát và đất sét, trừ khi điềukiện địa chất - thủy văn của đường hào không có thể giữ vững được ổn định chống sập đổ bằng dungdịch đất sét (ví dụ như đất lẫn đá tảng)

Việc thi công tường barrette có nhiều điều giống như thi công cọc nhồi Điều khác với thi công cọcnhồi là khâu gầu đào và phải xử lý mạch nối giữa hai panen của khoang đào

Tùy theo chức năng toàn khối của các tường, có thể lấp đầy các đường hào bằng bê tông toàn khối(bê tông cốt thép), kết cấu bê tông cốt thép lắp ghép hoặc vật liệu chống thấm

Trước khi bắt đầu các công việc chính về xây dựng các công trình ngầm bằng phương pháp “tườngtrong đất”, trên công trình cần phải hoàn thành các công tác chuẩn bị sau đây:

- San bằng bề mặt khu vực dọc đường hào đủ để bố trí và di chuyển các thiết bị Khi mực nước ngầmcách mặt đất ít hơn 1 m, đắp 1 lớp có chiều rộng cần thiết (tốt nhất là bằng đất cát)

- Bố trí các công trình tạm thời để sản xuất, bảo quản, vận chuyển và làm sạch dung dịch sét Bố trídiện tích để đổ đất đào lên đường sá và lối đi, mạng lưới cấp nước và cấp điện tạm thời;

- Lắp các vỏ bê tông hoặc bê tông cốt thép để bảo đảm sự ổn định các mép đường hào

Khi xây công trình ngầm bằng phương pháp “tường trong đất” cấu tạo địa chất công trình của khu xâydựng cần được nghiên cứu đến độ sâu thấp hơn chân tường trên 10 m

Các tài liệu thăm dò địa chất công trình bao gồm:

- Mặt cắt và cột hố khoan có đánh giá chất lượng và số lượng các vật thể lớn gặp phải;

- Đặc trưng cơ lý của đất, trong đó có khối lượng thể tích, góc ma sát trong, hệ số rỗng, hệ số thấm.Đối với đất cát, ngoài các đặc trưng trên còn thêm thành phần hạt; đối với đất sét - chỉ số dẻo, độ sệt

2.2.13.2 Kiểm soát chất lượng dung dịch giữ thành vách sử dụng trong quá trình đào:

Nên dùng đất sét bentonite để chế dung dịch sét Khi không có bentonit thì dùng đất sét địa phương

có chỉ số dẻo không nhỏ hơn 0,2 và chứa các hạt có kích thước lớn hơn 0,5 mm không quá 10 % vàcác hạt nhỏ hơn 0,005 mm, không ít hơn 30 % Ngoài ra, cũng có thể dùng hỗn hợp đất sét khôngbentonite và bentonite

Sự thích hợp cuối cùng của đất sét địa phương được xác định theo kết quả thí nghiệm trong phòngđối với dung dịch sét chế tạo từ đất sét ấy

Thành phần và tính chất của dung dịch sét cần phải bảo đảm sự ổn định của hố đào (đường hào,giếng khoan) trong thời gian xây dựng và lấp đầy chúng

Các thông số của dung dịch phải được chọn thích hợp với các điều kiện của khu vực xây dựng vàxuất phát từ các yêu cầu sau:

a) Độ nhớt, đặc trưng cho tính lưu động của dung dịch không nhỏ hơn 30 s;

Trang 30

b) Sự kết tủa ngày đêm (tách nước) và tính ổn định đặc trưng cho sự ổn định của dung dịch chống sựphân tầng:

- Tách nước không lớn hơn 4 %;

- Ổn định không lớn hơn 0,02 g/cm³;

c) Hàm lượng cát không lớn hơn 4 %;

d) Độ mất nước, đặc trưng khả năng chuyền nước cho đất ẩm, không lớn hơn 17 cm³ trong 30 min;e) Ứng suất cắt tĩnh, biểu thị độ bền cấu trúc và xúc biển của dung dịch sét, trong phạm vi từ 10mg/cm² đến 50 mg/cm² quá 10 min sau khi khuấy trộn nó;

g) Tỷ trọng trong khoảng từ 1,03 g.cm³ đến 1,10 g.cm³ khi dùng sét bentonite và từ 1,10 g.cm³ đến1,25 g.cm³ khi dùng các loại sét khác Ngoài ra, cần ưu tiên dùng dung dịch có tỷ trọng nhỏ nhất khi

đã thỏa mãn các yêu cầu trên

Để có được các thông số đã nêu ở trên của dung dịch sét có thể cho thêm các phụ gia hóa học (Natricacbonat (Na2CO3), Natri florua (NaF) )

Dung dịch sét sau khi đã sử dụng vào khu vực xây dựng cần được phục hồi chất lượng làm sạch,thêm đất sét để dùng ở các nơi khác

Chất lượng của dung dịch giữ thành vách hết sức quan trọng trong khâu bảo đảm chất lượng hố đào.Kiểm tra thường xuyên chất lượng dung dịch giữ thành vách giúp cho tường đào đúng kích thướcmong muốn, bảo đảm tiết diện ngang của hố đào đúng như các phép tính toán giả định

Việc tập trung dung dịch trào từ hố đào để tái sử dụng có ý nghĩa to lớn trong việc bảo đảm vệ sinhmôi trường và kinh tế của sử dụng tường móng theo barrette

2.2.13.3 Kiểm soát chất lượng trong quá trình đào hố móng tường:

Có thể dùng các máy đào đất thông thường (máy ngoạm, máy xúc kéo dây, gầu ngược), các máykhoan đất kiểu xoay và đập, các máy liên hợp và gầu mức đã được chuyên môn hóa để đào đườnghào được bảo bệ bằng dung dịch sét

Khi kiểm soát chất lượng thi công cần xét đến việc lựa chọn máy móc để đào đường hào phải kể đếncác đặc trưng của đất, mức độ chật hẹp của khu vực thi công và kích thước các kết cấu của tườngđịnh xây dựng Việc đào có thể thực hiện bằng cách làm đường hào liên tục, làm từng đoạn hoặc các

hố khoan giao nhau

Thông thường chọn một khoang đào ( một panen) có kích thước chiều dài tiết diện ngang từ 2,4 métđến 5 mét

Điều kiện bắt buộc trong thời gian đào hào là cần phải giữ mức dung dịch không thấp 0,2 m kể từ mặttrên lớp bọc miệng hào

Trước khi bắt đầu công việc lấp đầy đường hào bằng những kết cấu bê tông và bê tông cốt thép hoặcbằng vật liệu chống thấm phải làm sạch các cặn bã những khối đất lơ lắng xuống đáy hào giống nhưquá trình thi công cọc nhồi

Các tường “trong đất” bằng bê tông và bê tông cốt thép phải được đổ bê tông bằng phương pháp ống

di chuyển thẳng đứng theo từng đoạn thi công riêng biệt, chiều dài của chúng được xác định trongkhoảng từ 3 m đến 6 m do điều kiện ổn định của hào và cường độ đổ bê tông đã định

Khi đổ bê tông các tường được ổn định bằng dung dịch sét cần phải đặt trong hào những tấm ngăngiữa các đoạn thi công và đặt khung cốt thép (nếu có đề ra trong thiết kế) trước khi đổ bê tông khônglâu quá 8 h

Kết cấu các tấm ngăn cần chịu được áp lực bê tông và không cho bê tông rơi từ đoạn thi công nàysang đoạn thi công khác: đồng thời bảo đảm các mối nối có độ không thấm nước đã định

Các khung cốt thép cần phải có chiều dài phù hợp với độ sâu của hào, có chiều rộng phù hợp vớichiều dài của đoạn thi công và chiều dày nhỏ hơn chiều rộng của hào khoảng 10 cm đến 15 cm.Trong khung phải chừa lỗ để hạ các ống đổ bê tông và những thiết bị dẫn hướng định vị khung théptrong hào, cũng như các chi tiết chôn ngầm để neo và liên kết tường với các kết cấu khác

Nên dùng bê tông có độ sụt hình nón tiêu chuẩn 16 cm đến 20 cm và độ lớn của cốt liệu nhỏ hơn 50mm

Trang 31

Trong quá trình đổ bê tông trong hào, cần phải định kỳ lấy đi phần thừa của dung dịch sét bị đẩy rangoài mà không được phép hạ thấp mức của nó.

Tấm tường bê tông cốt thép lắp ghép cần được lắp vào hào sau khi kiểm tra có đầy đủ các chi tiếtchôn ngầm và kết cấu cần thiết để treo nó (tấm tường) trên vỏ bọc miệng hào, kiểm tra sự liên kếtgiữa các tấm với nhau, kiểm tra sự lấp đầy các cung cuốn (khoảng trống sau tường) bằng vữa trám,

và kiểm tra sự liên kết các kết cấu tường với các kết cấu sàn tiếp giáp

Việc lấp đầy các cung cuốn và lỗ hổng dưới tấm để tường nên tiến hành từ dưới lên trên theophương pháp ống di chuyển thẳng đứng bằng vữa trám có tính lưu động tốt

Khi làm màn chống thấm bằng phương pháp “tường trong đất” vật liệu để lấp đầy hào có thể dùng:

- Bê tông thủy công với độ lưu động từ 10 cm đến 16 cm (theo độ sụt của hình nón tiêu chuẩn);

- Vữa sét xi măng có khối lượng thể tích từ 1,5 g/cm³ đến 1,7 g/cm³ và mác không nhỏ hơn 15 với độhóa đá không nhỏ hơn 98 %, tính ổn định không lớn hơn 0,5 g/cm³ và chỉ tiêu chảy rữa nằm trongphạm vi cho phép để bơm nó từ nơi để vữa đến nơi thi công;

- Đất sét ngay trong quá trình đổ vào hòa, chủ yếu có cấu trúc dạng cục (kích thước các cục từ 10 cmđến 1/3 chiều rộng của hào) và độ sệt từ cứng đến dẻo cứng

Bơm phụt vữa xi măng sét hoặc bê tông khi làm màn chống thấm phải tiến hành một cách liên tục,đồng thời lúc bắt đầu thi công phần dưới các ống chuyển vữa phải nằm ở mức đáy của hào và sauđặt thấp hơn mức vữa xi măng sét hoặc bê tông không ít hơn 1 m

Vật liệu chống thấm ở dạng đất sét cục phải đổ lấp từ từ với khối lượng không lớn quá và không chophép tạo thành những ụ, đống, ở phần trên hào

2.2.13.4 Kiểm soát chất lượng khi kiểm tra và nghiệm thu:

Đối tượng cần lưu ý khi kiểm tra:

- Kích thước hình học của hào, chất lượng dung dịch sét và số lượng lắng đọng ở đáy hào;

- Độ chỉnh xác của việc lắp đặt các khung thép và tấm chắn giữa các phân đoạn thi công (bảo đảm ápkhít tấm chắn vào tường và độ cắm sâu vào đáy hào đạt mức cần thiết), thành phần và độ sệt củahỗn hợp bê tông, chế độ đổ bê tông theo trình tự quy định cho phương pháp ống di chuyển thẳngđứng và chất lượng bê tông đã đổ;

- Độ chính xác của việc lắp tấm lát và chất lượng nhét đầy các khe rãnh và các vòm cuốn bằng dungdịch trám khi thi công tường bê tông lắp ghép;

- Chất lượng và thể tích nhét đầy đường hào bằng vật liệu chống thấm;

Các kết quả kiểm tra đào hào, chất lượng của dung dịch sét và việc đổ bê tông “tường trong đất” cầnđược ghi chép có hệ thống vào trong nhật ký công tác

Những lưu ý khi nghiệm thu:

Khi nghiệm thu các công trình và kết cấu đã làm xong bằng phương pháp “tường trong đất” cần phảitiến hành kiểm tra sự phù hợp của các chỉ tiêu độ bền, độ ổn định, tính liên tục và tính không thấmnước của chúng với các quy định trong thiết kế

2.2.13.5 Một số điều cần chú ý trong khâu kiểm soát chất lượng thi công" tường trong đất" đáng lưu tâm:

Khi chiều dài mặt cắt ngang của một panen tường barrette < 2,4 mét, có thể chỉ cần bố trí một ống đổ

bê tông

Nếu chiều dài của mặt cắt ngang tường barrette > 2,5 mét, phải bố trí hai ống đổ bê tông và khi nạp

bê tông vào phễu cho bê tông chảy xuống hố đào phải giữ cho mức cung cấp bê tông cho hai ống đổnày bằng nhau để bê tông dưới đáy dâng lên đều nhau trên khắp mặt cắt ngang của khối bê tông đổ.Đầu dưới của ống đổ bê tông phải ngập trong bê tông từ 1,5 mét đến 4,5 mét để bê tông không bị tràovọt lên mặt bê tông gây ra hiện tượng phân tầng

Yêu cầu kỹ sư thi công phải có mặt tại hiện trường để điều tiết quá trình cung cấp bê tông cho tườngbarrette Đổ bê tông mà tạo ra có độ chênh trên mặt lớp bê tông sẽ gây hiện tượng phân tầng, bêtông bị xốp, nước thấm qua tường từ bên ngoài vào trong móng

Trang 32

Để kiểm tra chất lượng bê tông tường barrette sử dụng tiêu chuẩn TCVN 9396:2012 Cọc khoan nhồi Xác định tính đồng nhất của bê tông - Phương pháp xung siêu âm.

-Tiêu chuẩn này hướng dẫn cách bố trí ống dẫn thiết bị siêu âm để kiểm tra chất lượng bê tông tườngbarrette

Trang 34

CHƯƠNG 3.1 CÔNG TÁC BÊ TÔNG

3.1.1 Những vấn đề chung

3.1.1.1 Phạm vi áp dụng của chương

Chương này đề cập đến các nội dung sau:

- Vật liệu sử dụng trong công tác bê tông;

- Cấp phối bê tông;

- Trộn bê tông;

- Độ dẻo và độ đồng nhất;

- Bê tông tươi;

- Thi công đổ bê tông;

- Biện pháp bảo dưỡng bê tông;

- Kiểm tra cường độ bê tông;

- Cốt thép;

- Cốp pha và cây chống;

- Xử lý khuyết tật và hoàn thiện bê tông;

- Các khe nối kỹ thuật

3.1.1.2 Các chương và tài liệu liên quan

- Phần Các yêu cầu chung, phần Công tác nền móng

- Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công công trình đã được phê duyệt

- Báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế bản vẽ thi công công trình

- Các tài liệu liên quan khác

3.1.1.3 Các định nghĩa

Không

3.1.1.4 Các tiêu chuẩn và quy phạm áp dụng

1 Tiêu chuẩn thiết kế

- TCVN 5574:2012 Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép-Tiêu chuẩn thiết kế

- TCXDVN 1651:2008 Thép cốt bê tông

2 Tiêu chuẩn nghiệm thu

- TCVN 4453:1995 Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối-Quy phạm thi công và nghiệm thu

- TCVN 9361:2012 Công tác nền móng-Thi công và nghiệm thu

- TCVN 9115:2012 Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép lắp ghép-Thi công và nghiệm thu

- TCXDVN 305:2004 Bê tông khối lớn-Quy phạm thi công và nghiệm thu

3 Tiêu chuẩn thí nghiệm, kiểm định

- TCVN 3105:1993 Hỗn hợp bê tông nặng và bê tông nặng-Lấy mẫu, chế tạo và bảo dưỡng mẫu thử

- TCVN 3110:1993 Hỗn hợp bê tông nặng-Phương pháp phân tích thành phần

- TCVN 3118:1993 Bê tông nặng-Phương pháp xác định cường độ chịu nén

- TCVN 5726:1993 Bê tông nặng-Phương pháp xác định cường độ lăng trụ và môđun đàn hồi khi néntĩnh

- TCVN 5593:1991Công trình dân dụng-Sai số hình học cho phép

- TCVN 9340:2012 Hỗn hợp bê tông trộn sẵn-Các yêu cầu cơ bản đánh giá chất lượng và nghiệm thu

- TCVN 6287:1997 (ISO 10065:1990) Thép thanh cốt bê tông-Thử uốn và uốn lại không hoàn toàn

4 Tiêu chuẩn về vật liệu

- TCVN 1770:1986 Cát xây dựng-Yêu cầu kỹ thuật

- TCVN 1771:1986 Đá dăm, sỏi, sỏi dăm trong xây dựng-Yêu cầu kỹ thuật

- TCVN 2682:2009 Ximăng pooclăng

- TCVN 4316:2007 Ximăng pooclăng, xỉ lò cao-Yêu cầu kỹ thuật

- TCVN 8826:2011 Phụ gia hoá học cho bê tông

- TCVN 302:2004 Nước trộn bê tông và vữa-Yêu cầu kỹ thuật

5 Tiêu chuẩn về bảo dưỡng

- TCVN 5592:1991 Bê tông nặng-Yêu cầu bảo dưỡng ẩm tự nhiên

- TCVN 8828:2011 Bê tông-Yêu cầu dưỡng ẩm tự nhiên

3.1.2 Vật liệu

3.1.2.1 Tổng quan

Bê tông được sản xuất bằng xi măng, cốt liệu và nước Không sử dụng vật liệu nào khác nếu không

có sự đồng ý của Tư vấn giám sát

Mọi nguyên liệu dùng trong công trình sẽ tuân thủ hoàn toàn theo các tiêu chuẩn đã nêu, trừ trườnghợp miễn trừ hay sửa đổi theo quy định

3.1.2.2 Xi măng

Xi măng sử dụng sẽ là xi măng Portland theo tiêu chuẩn TCVN 2682:1992; TCVN 4316:2007;TCVN

Trang 35

6260:1997; TCVN 6067:1995; TCVN 6069:1995 trừ trường hợp có các quy định khác

Nhìn chung các chứng chỉ kiểm định của nhà sản xuất sẽ được chấp nhận làm bằng chứng phù hợp.Nếu chất lượng xi măng bị nghi ngờ vì bất kì lí do nào, Tư vấn giám sát sẽ yêu cầu Nhà thầu gửi cácmẫu lựa chọn để thí nghiệm tại một phòng thí nghiệm đã được phê duyệt theo các quy định củaTCVN và sẽ loại bỏ bất kì xi măng nào không tuân thủ theo các tiêu chuẩn này Tất cả xi măng bị từchối đó sẽ bị loại bỏ khỏi công trường và được thay thế hoàn toàn, chi phí do Nhà thầu gánh chịu

Tư vấn giám sát có thể, không cần tiến hành thí nghiệm, nếu thấy bao xi măng đóng cục hay bất kìphần xi măng nào đã đóng cục hay khiếm khuyết với bất kỳ cách nào, phải bị loại bỏ khỏi côngtrường

Xi măng sẽ được vận chuyển đến công trường bằng các xe được che chắn chống nước và thời tiết

Xi măng sẽ được lưu kho ít nhất là cao 300mm so với mức sàn tự nhiên, không cao quá 10 bao vàtrong kho có chống thấm với hệ thống thông gió bên dưới sàn, tất cả các yêu cầu này phải được phêduyệt của Tư vấn giám sát Xi măng sẽ được sử dụng theo thứ tự vận chuyển đến công trường Tất cả xi măng được lấy từ một nguồn đã quy định, trừ trường hợp Tư vấn giám sát có phê duyệtkhác

Ngoài các quy định kể trên, Nhà thầu có quyền chứa ximăng trong các silo với kích cỡ và chủng loại

đã được phê duyệt Công suất của silo chỉ cấp trong vòng một tuần và có thể chứa bất cứ lúc nào Biên bản ghi chép khối lượng xi măng sử dụng mỗi ngày vào việc xây dựng công trình sẽ do Nhà thầugiữ Bản ghi chép này sẽ được Tư vấn giám sát kiểm tra và các bản sao sẽ phải gửi lên Tư vấn giámsát khi có yêu cầu

Việc sử dụng xi măng ngoài xi măng Portland hay xi măng lò nung Portland sẽ không được phép đốivới bất kì phần công trình nào nếu không có phê duyệt của Tư vấn giám sát Nếu được phê duyệt,phụ phí có thể phát sinh do sử dụng phương án thay thế sẽ do Nhà thầu gánh chịu, trừ việc sử dụngphương án thay thế được hướng dẫn cụ thể của Tư vấn giám sát bằng văn bản Xi măng thay thế đó

sẽ phải tuân tuân thủ theo các quy định của tiêu chuẩn Việt Nam, cũng như các tiêu chuẩn quy địnhnói trên đối với xi măng Portland và xi măng lò nung Portland

3.1.2.3 Cốt liệu bê tông-bao gồm cốt liệu khô (đá, sỏi), cát

Cốt liệu tinh và thô cho bê tông sẽ tuân thủ theo các tiêu chuẩn và yêu cầu của TCVN 1770:1986 vàTCVN 1771:1986

Cốt liệu thô là đá granite, đá vôi được nghiền Cốt liệu tinh tuân thủ theo TCVN 1770:1986 ( Sỏi dămphải chứa các hạt đập vỡ với số lượng không nhỏ hơn 80% theo khối lượng, mác của đá dăm từ đáthiên nhiên xác định theo độ nén đập của trong xi lanh (105N/m2) phải cao hơn mác bê tông, khôngdưới 1,5 lần đối với bê tông B22.5, không dưới 2 lần đối với bê tông trên B22.5,…

Cốt liệu phải được lấy trong tự nhiên và có nguồn gốc rõ ràng, phù hợp với công tác thi công bê tông Các cốt liệu phải có đủ độ cứng, độ bền, độ sạch và không chứa các chất độc hại để ảnh hưởng bấtlợi đến cường độ trong suốt thời gian tồn tại của bê tông Các chất đó ví dụ như đất sét, đặc biệt làkhi dùng làm chất kết dính, hạt dài, mica, đá phiến và các chất có lớp mỏng khác, than và các tạp chấthữu cơ, pirit sắt, sulphat hòa tan hay các muối chlorit của canxi, magiê và natri

Cốt liệu sẽ được chứa trong các thùng được thiết kế đúng quy cách với sàn cứng, sạch sẽ và hệthống thoát nước phù hợp Mỗi loại kích cỡ vật liệu khác nhau sẽ được chứa trong thùng riêng rẽ.Nếu không có các thùng này thì các kích cỡ vật liệu khác nhau sẽ được phân tách bằng các phươngthức do Tư vấn giám sát phê duyệt

Các loại vật liệu sử dụng tại công trình cần được sự chấp thuận của Tư vấn giám sát và chủ đầu tưtrước khi đưa vào sử dụng

3.1.2.4 Nước

Tất cả nước dùng trong công tác bê tông sẽ lấy từ hệ thống nước công cộng và là nước sạch không

chứa các chất độc hại, tuân thủ theo các tiêu chuẩn và yêu cầu của Việt Nam (Xem chi tiết thêm tại

TCVN 302:2004 Nước trộn bê tông và vữa- Yêu cầu kỹ thuật).Các bể chứa có kích cỡ vừa đủ sẽđược đặt tại công trường nhằm đảm bảo phục vụ đầy đủ trong điều kiện thiếu nước vào bất kì lúcnào

3.1.2.5 Phụ gia

Nhà thầu sẽ đề xuất và chỉ sử dụng các phụ gia tuân thủ nghiệm ngặt theo các chỉ dẫn và khuyến cáocủa nhà sản xuất, đặc biệt là đối với các yêu cầu liều lượng pha trộn (Xem chi tiết thêm tại TCVN8827:2011)

Dựa vào ứng xử của bê tông với các phụ gia và mức độ phù hợp của chúng với mục đích sử dụng sẽđược thiết kế theo các số liệu do kinh nghiệm hay thí nghiệm có sẵn mà Nhà thầu cấp theo yêu cầucủa Tư vấn giám sát

Trước khi sử dụng, Nhà thầu sẽ kiểm tra tính phù hợp và hiệu quả của bất kì phụ gianào bằng cáchtrộn thử với xi măng, cốt liệu và các nguyên liệu khác sẽ được dùng trong các công trình Nếu hai haynhiều phụ gia được sử dụng đồng thời trong cùng một hỗn hợp xi măng thì Nhà thầu sẽ cung cấp dữ

Trang 36

liệu để đánh giá tương tác của chúng và đảm bảo về sự phù hợp của chúng Nhà thầu thực hiện vàchịu mọi chi phí về sự phù hợp và các kiểm tra hàm lượng chlorit đối với các mẫu đại diện của phụgia theo yêu cầu của Tư vấn giám sát

Phụ gia không được là loại nguyên liệu có thể ảnh hưởng tiêu cực đến cường độ, tuổi thọ hay bềngoài của các công trình bê tông Phụ gia không được kết hợp với thành phần của bê tông để hìnhthành nên các hỗn hợp có hại hay làm tăng rủi ro cho việc ăn mòn cốt thép

Hàm lượng clorit của các phụ gia sẽ không vượt quá 2% lượng phụ gia hay 0,03% lượng xi măngtrong hỗn hợp

Các thông tin tối thiểu Nhà thầu phải cung cấp cho Tư vấn giám sát về phụ gia gồm:

- Liều lượng điển hình và chi tiết về các tác động có hại của việc vượt quá hay thiếu hụt liều lượng

- Các tên hóa học của các thành phần hoạt tính chính trong phụ gia

- Phụ gia có chứa clorit hay không và, nếu có, hàm lượng ion clorit của phụ gia tính theo phần trămlượng xi măng trong hỗn hợp

- Phụ gia có dẫn đến tình trạng ô nhiễm không khí khi sử dụng hay không ở mức liều lượng khuyếncáo của nhà sản xuất

- Tính phù hợp của phụ gia khi sử dụng đồng thời hơn một loại phụ gia

3.1.3 Cấp phối bê tông

3.1.3.1 Yêu cầu chung

Tùy theo phê duyệt của Tư vấn giám sát, việc điều chỉnh thành phần trộn có thể được thực hiện trongkhi sản xuất nhằm giảm thiểu biến động cường độ và nhằm đạt được cường độ trung bình mục tiêu.Các điều chỉnh đó được coi như một phần của việc kiểm soát sản xuất nhưng giới hạn hàm lượng ximăng tối thiểu và tỷ lệ nước/xi măng tối đa sẽ được duy trì Các thay đổi đối với hàm lượng xi măngphải được công bố Các thay đổi về thành phần trộn không nên thực hiện làm thay đổi độ biến độnghiện tại

Bê tông không bị phân tầng, không quá lỏng và đạt được yêu cầu dễ dàng xử lý bề mặt hoàn thiện

xi măng dưới giá trị tối đa theo quy định tại tính công tác yêu cầu Vì mục tiêu này, các báo cáo thínghiệm trong phòng hiện tại có thể được chấp nhận thay thế việc trộn thử chỉ khi Tư vấn giám sát hàilòng rằng các nguyên liệu sẽ sử dụng trong các công trình bê tông là gần giống với các nguyên liệu

sử dụng trong các thí nghiệm

3.1.3.4 Thay đổi về tỷ lệ cấp phối

Thời tiết nóng nước bốc hơi nhanh cần tăng tỷ lệ nước…

Tùy theo phê duyệt của Tư vấn giám sát, việc điều chỉnh thành phần trộn có thể được thực hiện trongkhi sản xuất nhằm giảm thiểu biến động cường độ và nhằm đạt được cường độ trung bình mục tiêu.Các điều chỉnh đó được coi như một phần của việc kiểm soát sản xuất nhưng giới hạn hàm lượng ximăng tối thiểu và tỷ lệ nước/xi măng tối đa sẽ được duy trì Các thay đổi đối với hàm lượng xi măngphải được công bố Các thay đổi về thành phần trộn không nên thực hiện làm thay đổi độ biến độnghiện tại

3.1.4 Mẻ trộn tại công trường

Theo Tiêu chuẩn TCVN 4453:1995 6.2.4: Sai lệch cho phép khi cân đong thành phần của bêtông

Loại vật liệu Sai số cho phép

Xi măng và phụ gia dạng bột ± 1

Cát đá dăm, hoặc sỏi ± 3

Nước và phụ gia lỏng ± 1

Trang 37

3.1.5 Trộn bê tông (Theo TCVN 4453:1995)

Thể tích nguyên vật liệu trộn trong mỗi lần trộn sẽ tuân thủ theo các khuyến cáo bằng văn bản củanhà sản xuất

Máy trộn sẽ tuân thủ theo các yêu cầu của TCVN 4453:1995 Thời gian trộn hỗn hợp bê tông đượcxác định theo đặc trưng kỹ thuật của thiết bị dùng để trộn Trong trường hợp không có các thông số

kỹ thuật chuẩn xác thì thời gian ít nhất để trộn đều một mẻ bê tông ở máy trộn có thể lấy theo các trị

Số lượng xi măng, cốt liệu tinh và cốt liệu thô, sẽ được tính bằng trọng lượng

Một thiết bị cân riêng sẽ được cung cấp để cân xi măng Tương tự, xi măng có thể được tính bằngcách đếm tổng số lượng các bao trong mỗi lô

Lượng nước sẽ được tính bằng thể tích hay trọng lượng Trọng lượng theo lần trộn của cốt liệu sẽđược điều chỉnh để cho phép hàm lượng ẩm điển hình của cốt liệu được sử dụng

Độ chính xác của tất cả thiết bị đo sẽ được kiểm tra khi bố trí tại mỗi công trường, sau đó ít nhất mộttháng một lần kiểm tra Tính chính xác của mỗi cân sẽ được kiểm tra và điều chỉnh hàng ngày về mức

0 khi không hoạt động Việc kiểm tra sẽ được thực hiện bằng cách sử dụng trọng lượng đã được phêduyệt

Trong quá trình trộn để tránh hỗn hợp bám dính vào thùng trộn, cứ sau 2 giờ làmviệc cần đổ vàothùng trộn toàn bộ cốt liệu lớn và nước của một mẻ trộn và quaymáy trộn khoảng 5 phút, sau đó chocát và xi măng vào trộn tiếp theo thời gian đã quy định

Nếu trộn bê tông bằng thủ công thì sàn trộn phải đủ cứng, sạch và không hút nước Trước khi trộncần tưới ẩm sàn trộn để chống hút nước từ hỗn hợp bê tông Thứ tự trộn hỗn hợp bằng thủ công nhưsau: Trộn đều cát và xi măng, sau đó cho và trộn đều thành hỗn hợp khô, cuối cùng cho nước và trộnđều cho đến khi được hỗn hợp đồng màu và có độ sụt như quy định

3.1.7 Bê tông tươi

Tư vấn giám sát có thể cho phép sử dụng bê tông trộn sẵn từ một nguồn đã được phê duyêt với điềukiện Nhà thầu tuân thủ các yêu cầu đối vói hỗn hợp bê tông đã nêu

Việc cho phép sử dụng bê tông tươi sẽ chỉ được trao khi Tư vấn giám sát thấy rằng bê tông đã cungcấp, tuân thủ các yêu cầu của tài liệu này và các yêu cầu của TCVN 9340:2012 Hỗn hợp bê tông trộnsẵn-Yêu cầu cơ bản đánh giá chất lượng và nghiệm thu

Nếu bê tông không đạt yêu cầu về chất lượng, Tư vấn giám sát có quyền yêu cầu nhà thầu trả xequay về nhà sản xuất

Mỗi lô bê tông giao đến công trường sẽ phải có phiếu giao hàng, một bản sao phiếu giao này phảigiao cho đại diện của Tư vấn giám sát tại thời điểm giao hàng Các thông tin tối thiểu dưới đây sẽđược in, đóng dấu hay viết trên phiếu giao hàng:

(a) Tên hay số lô bê tông trộn sẵn

(b) Số sêri của phiếu

(c) Ngày

(d) Số xe

(e) Tên địa điểm công trường

(f) Mác bê tông hoặc mô tả hỗn hợp bê tông, gồm cả hàm lượng xi măng tối thiểu

(g) Đặc tính công tác của bê tông

Trang 38

(h) Loại xi măng

(i) Kích cỡ tối đa của cốt liệu

(j) Loại phụ gia hay tên của phụ gia, và nếu có là các tỷ lệ các thành phần phụ gia

(k) Khối lượng bê tông tính theo m3

(l) Thời gian bốc dỡ, được xác định là thời gian tiếp xúc giữa xi măng và cốt liệu, hay giữa xi măng

và nước trong trường hợp bề mặt khô

Trong trường hợp bê tông trộn bằng xe tải, nước có thể được bổ sung hoặc là tại nhà máy của bêncung ứng bê tông hoặc là dưới sự giám sát của Nhà thầu sau khi đến công trường, nhưng không phảitrong quá trình vận chuyển

Bê tông phải được trộn liên tục bằng cách xoay trống máy trộn trong suốt quá trình vận chuyển đếncông trường và trong khi chờ bốc dỡ Bê tông sẽ được dỡ khỏi xe giao hàng trong vòng 2 tiếng saukhi bốc dỡ

Bê tông phải được sử dụng trong khoảng thời gian càng ngắn càng tốt sau khi dỡ khỏi xe giao hàng

Xe trộn bê tông cho thêm nước hoặc phụ gia sau khi nhận từ trạm trộn thi không được chấp nhận

3.1.8 Kiểm soát nhiệt độ bê tông tươi

Cho phép Nhà thầu cung cấp các phương tiện đã được phê duyệt để đo lường thay đổi nhiệt độ bêntrong ở các khối bê tông lớn Nhiệt độ bê tông tối đa tại điểm giao hàng nhìn chung sẽ không vượtquá 37 độ C theo các khuyến cáo của TCVN 4453:1995 Biến thiên nhiệt độ bên trong đo được và bềmặt của khối bê tông sẽ không vượt quá 25 độ C vào bất kì thời điểm nào

Nhiệt độ bê tông tại điểm giao hàng nhìn chung sẽ không chênh quá 6 độ C so với nhiệt độ quy định

3.1.9 Cung cấp bê tông

3.1.9.1 Yêu cầu chung

Việc vận chuyển hỗn hợp bê tông từ nơi trộn đến nơi đổ cần đảm bảo các yêu cầu:

- Sử dụng phương tiện vận chuyển hợp lý, tránh để hỗn hợp bê tông bị phântầng, bị chảy nước ximăng và bị mất nước do gió nắng;

- Sử dụng thiết bị, nhân lực hỗn hợp và phương tiện vận chuyển cần bố trí phù hợp với khốilượng, tốc độ trộn, đổ và đầm bê tông;

- Thời gian cho phép lưu hỗn hợp bê tông trong quá trình vận chuyển cần được xác định bằng thínghiệm trên cơ sở điều kiện thời tiết, loại xi măng và loại phụ gia sử dụng Nếu không có các số liệuthí nghiệm có thể tham khảo các trị số ghi ở bảng sau:

Thời gian lưu hỗn hợp bê tông không có phụ gia

Nhiệt độ (độ C) Thời gian vận chuyển cho phép, phútLớn hơn 30

3.1.9.2 Bơm và đường ống bơm bê tông

Bê tông có thể được bơm theo phê duyệt của Tư vấn giám sát

Ngay trước khi bê tông được đổ vào bất kì phần cốp pha nào, phần bên trong của cốp pha đó sẽđược loại bỏ hoàn toàn các chất độc hại, bao gồm cả nước, bằng khí nén hay các phương pháp đượcphê duyệt khác

Mỗi phần của cốp pha dùng cho các thành phần kết cấu sẽ được kiểm tra ngay trước khi bê tôngđược đổ vào phần đó, và Nhà thầu sẽ tiến hành mọi điều chỉnh đối với cốp pha, cốt thép hay các cao

độ, như chỉ dẫn của Tư vấn giám sát, trước khi đổ bê tông

Tất cả bê tông cốt thép sẽ không bị dính bùn, sơn, dầu, chất làm chậm, gỉ bẩn, mỡ hay bất kì chấtnào khác có thể ảnh hưởng không tốt đến thép hay bê tông về mặt hóa học, hay giảm độ kết dính Tưvấn giám sát có thể yêu cầu Nhà thầu lau sạch hoàn toàn bất kì chất nào bằng chổi than hay phươngthức khác đã được phê duyệt và Nhà thầu sẽ cho phép việc làm sạch đó theo tiến độ thời gian củamình

Tư vấn giám sát được phép yêu cầu ngừng bơm bê tông khi nhận thấy bê tông có lẫn tạp chất làmnghẹt van hoặc đường ống

Khi thi công bê tông trong thời tiết nóng, mặt ngoài ống cần che phủ hoặc sơn trắng để hạn chế bức

xạ mặt trời làm nóng bê tông (TCVN 4453:19956.3.5)

Tất cả máy móc và đường ống sẽ được giữ sạch sẽ và sẽ được lau chùi khi hoàn tất việc đổ bê tông.Tất cả các đường ống được bố trí mà bị chảy nước trong khi đổ bê tông sẽ không được phép sửdụng

3.1.10 Thi công đổ bê tông

Áp dụng TCVN 4453:1995 Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối-Quy phạm thi công và

Trang 39

nghiệm thu đối với công tác đổ bê tông.

Bê tông sẽ không được đổ nếu không có sự cho phép của Tư vấn giám sát Tư vấn giám sát sẽ đượcthông báo về bất kì lần đổ bê tông nào trong vòng trước 24 giờ, trừ chủ nhật và ngày lễ, để kiểm tracốp pha, cốt thép, các khe co dãn, neo và các cấu kiện khác gắn vào bê tông

Bê tông sẽ được vận chuyển càng nhanh càng tốt từ máy trộn đến vị trí cuối cùng của nó, và trong bất

kì trường hợp nào khoảng thời gian giữa lúc bổ sung nước và đổ bê tông sẽ không quá thời gian giớihạn tuân theo TCVN 4453:1995

Chiều cao rơi bê tông khi đổ đứng sẽ không vượt quá 2,5m Đối với chiều cao quá 2,5m, Nhà thầu sẽ

đổ bê tông thông qua máng kín hay các phễu, chi tiết về các thiết bị này sẽ được Tư vấn giám sát phêduyệt

Trong các vách, bê tông sẽ được đổ trong các lớp gần như nằm ngang Bê tông sẽ được đổ một cách liêntục, tăng đồng đều với tỷ lệ không dưới 2m/giờ Cần tránh mọi biện pháp gây phân tầng bê tông

TCVN 4453:1995 quy định như bảng sau:

Phương pháp đầm Chiều dày cho phép mỗi lớp đổ bê tông, cmĐầm dùi 1,25 chiều dài phần công tác của đầm (khoảng

20cm-40cm)Đầm mặt: (đầm bàn)

- Kết cấu không có cốt thép và kếtcấu có cốt thép đơn

- Kết cấu có cốt thép kép

2012

Ở những nơi các mạch ngừng thi công không được chỉ trên bản vẽ hợp đồng nhưng cần thiết cho cácmục đích xây dựng thì Nhà thầu sẽ xin phê duyệt của Tư vấn giám sát về vị trí của chúng trước khicông việc bắt đầu Nhà thầu sẽ thiết kế các mạch ngừng cần thiết, và cung cấp tất cả các bản vẽmạch ngừng thi công bất kể chúng có ở trên bản vẽ hợp đồng hay không Tại tất cả các mạch ngừngthi công, trước khi đổ bê tông, mới, bề mặt bê tông cũ cần được xử lý, làm ẩm, làm nhám sao cho cốtliệu lớn lộ ra nhưng không bị rơi

Nhà thầu sẽ cung cấp đủ biện pháp che chắn và bảo vệ khỏi thời tiết khắc nghiệt cho các công trìnhvĩnh cửu

3.1.11 Đầm bê tông

Số lượng máy đầm rung tối thiểu mà Nhà thầu sẽ cung cấp sẽ dựa trên công suất của máy, giả sửrằng một máy đầm rung trong điều kiện làm việc bình thường có thể nén 5-8m3 bê tông/giờ, trừ khi cócác chỉ dẫn khác

Nhà thầu sẽ đệ trình các chi tiết về loại, kích cỡ và số lượng máy đầm rung được sử dụng trong côngtrình Bất cứ khi nào bê tông được đầm, ít nhất một máy đầm rung của mỗi loại sẽ sẵn sàng để phòngngừa thế khi hỏng hóc

Trừ khi có quy định khác, tất cả kết cấu bê tông sẽ được đầm nén bằng các loại máy đầm rung cơhọc phù hợp

Việc đầm sẽ bắt đầu ngay khi có đủ bê tông trong cốp pha để làm ngập máy đầm rung Công các đầm

sẽ tiến hành trong suốt quá trình đổ bê tông sao cho không có một lượng lớn bê tông nào không đượcrung trong cốp pha ở bất cứ thời điểm nào

3.1.12 Đổ bê tông khi thời tiết nóng

Việc thi công bê tông trong thời tiết nóng được thực hiện khi nhiệt độ môi trườngcao hơn 30ºC Cần

áp dụng các biện pháp phòng ngừa và xử lý thích hợp đối với vật liệu, quá trình trộn, đổ, đầm và bảodưỡng bê tông để không làm tổn hại đến chất lượng bê tông do nhiệt độ cao của môi trường gây ra Nhiệt độ của hỗn hợp bê tông từ máy trộn nên khống chế không lớn hơn 30ºCvà khi đổ không lớnhơn 35ºC

Đổ bê tông khi thời tiết nóng phải:

- Dùng nước mát để hạ thấp nhiệt độ cốt liệu lớn trước khi trộn, dùng nước mát để trộn và bảodưỡng bê tông;

- Thiết bị, phương tiện thi công, bãi cát đá, nơi trộn và nơi đổ bê tông cần được che nắng;

- Dùng xi măng ít tỏa nhiệt;

- Dùng phụ gia hóa dẻo có đặc tính phù hợp với môi trường nhiệt độ cao;

- Đổ bê tông vào ban đêm hoặc sáng sớm và không nên thi công vào ngày có nhiệt độ trên 35ºC)

3.1.13 Biện pháp bảo dưỡng bê tông (Xem chi tiết thêm tại TCVN 8828:2011 Bê tông-Yêu cầu bảo

dưỡng ẩm tự nhiên)

Nếu bề mặt kết cấu có vết nứt trong khi bê tông vẫn dẻo, thì bề mặt đó sẽ được đầm lại để làm khítvết nứt đó Việc bảo dưỡng sẽ bắt đầu ngay sau khi đầm lần cuối Việc bảo dưỡng ban đầu sẽ theo

Trang 40

cách cung cấp nước liên tục cho bề mặt bê tông và tuân theo TCVN 8828:2011.

Bề mặt của tất cả bê tông sẽ được bảo dưỡng đầy đủ và liên tục trong thời gian tối thiểu là 7 ngày kể

từ khi đổ trừ khi có các quy định khác (Xem chi tiết thêm tại TCVN 8828:2011)

Đối với những lần đổ lớn hay các cấu kiện có kích cỡ mặt cắt quá 600mm, thì một hệ thống cách mặtđược phê duyệt sẽ được cung cấp bao gồm các tấm vật liệu không thấm được nhuộm màu để phản

xạ bức xạ Các tấm này sẽ được bịt kín và cố định tại các mép để tránh khô hạn do loại bỏ độ ẩm trên

bề mặt Nếu bề mặt hoàn thiện phải lộ ra để nhìn thấy được, các tấm sẽ được nâng khỏi bề mặt bêtông

Cát và vải bao bố sẽ không được dùng để bảo dưỡng bê tông khối lớn Các lớp cát hay vải bao bố sẽđược giữ ướt bằng việc tưới nước thường xuyên hay liên tục cho toàn bộ thời gian bảo dưỡng Việc liên tục làm ẩm rồi làm khô và dùng nước lạnh cho các bề mặt bê tông ấm trong khi bảo dưỡng

là tuyệt đối ngăn cấm để tránh các tác động nhiệt không có lợi Đặc biệt, các cấu kiện bê tông với kích

cỡ tiết diện quá 600mm sẽ được che chắn và cho phép làm mát đến mức nhiệt độ xung quanh trướckhi dùng tưới nước

Các màng bảo dưỡng lỏng có thể làm thay đổi hình thức bề mặt của bê tông và sẽ không được dùngnếu không có sự đồng ý trước Ở những nơi cho phép sử dụng màng bảo dưỡng lỏng, bề mặt bêtông sẽ được chuẩn bị và màng được ứng dụng tuyệt đối tuân thủ theo chỉ dẫn bằng văn bản của nhàsản xuất Việc cho phép đó sẽ bị tước nếu hệ thống bảo dưỡng bị coi là không thỏa mãn theo bất kìmặt nào

Bất kì cốp pha nào làm bằng kim loại, bê tông hay chất liệu khác có lượng tỏa nhiệt cao hơn sẽ đượclàm mát bằng nước trước khi tiếp xúc với bê tông đã đổ

Xem thêm tại TCVN 9345:2012 Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối-Hướng dẫn kỹ thuậtphòng chống nứt dưới tác động của khí hậu nóng ẩm;

3.1.14 Kiểm tra cường độ bê tông

3.1.14.1 Yêu cầu chung

Mẫu thử các tính chất của hỗn hợp bê tông được lấy tại hiện trường hoặc được chuẩn bị trong phòngthí nghiệm Mẫu hiện trường được lấy khi cần kiểm tra chất lượng của hỗn hợp bê tông hoặc bê tôngtrong quá trình sản xuất, thi công và nghiệm thu Mẫu thử trong phòng thí nghiệm được chuẩn bị khicần thiết kế mác bê tông hoặc kiểm tra các thành phần định mức vật liệu trước khi thi công (Xem chitiết thêm tại TCVN 3105:1993 Hỗn hợp bê tông nặng và bê tông nặng-Lấy mẫu, chế tạo và bảodưỡng mẫu thử)

3.1.14.2 Các dụng cụ đo

Trừ khi có các quy định khác, Nhà thầu sẽ duy trì trên công trường các dụng cụ máy móc sau ở điềukiện tốt trong suốt thời hạn hợp đồng như là tài sản của Nhà thầu:

- Dụng cụ thực hiện thí nghiệm đối với cốt liệu

- Can Syphon, Gammon, Morgan hay máy tốc độ hay bất kì phương pháp nào khác để đo độ ẩm củacốt liệu

- Dụng cụ đánh giá tính công tác của bê tông

- Dụng cụ làm và bảo dưỡng mẫu lăng trụ bê tông theo yêu cầu của tài liệu này, tất cả tuân theo tiêuchuẩn Việt nam hiện hành, trừ các mẫu hình lập phương sẽ được chứa trong bể chứa nước ở mứcnhiệt độ xung quanh và được bảo vệ tránh anh sáng mặt trời Các mẫu trụ thí nghiệm sẽ được cân vàkiểm tra bởi cơ quan kiểm định theo tiêu chuẩn Việt nam hiện hành

Nhà thầu phải cung cấp tối thiểu một số thiết bị và dụng cụ đo nhằm kiểm soát chất lượng bê tông tạicông trường, như sau:

STT Tên thiết bị, dụng cụ đo Số lượng thiết bị Tiêu chuẩn áp dụng

1

- Côn thử độ sụt hình nón cụt, kích thước

h=300mm, D=200mm, d=100mm

- Que đầm bằng sắt tròn ø16 dài 600mm

- Phễu đổ hỗn hợp bê tông

- Thước lá kim loại độ chính xác 5mm

- Khay trộn vật liệu, búa nhỏ, bay thợ nề

3 Bể chứa và bảo dưỡng mẫu 01 bể TCVN 3105:1993

3.1.14.3 Lấy mẫu và kiểm tra

Ngày đăng: 20/05/2019, 12:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w