1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quá trình hình thành và phát triển của nhà máy gạch men Mikado

20 277 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 146,82 KB

Nội dung

- Vật tư, nguyên liệu, nhiên liệu - Công cụ lao động sản xuất - Thành phẩm, bán thành phẩm nhập kho • Quản lý lao động, quản lý công tác bảo hộ lao động và vệ sinh lao động • Giữ bí mật

Trang 1

Ban giám đốc

P.TC - HC

Phần 1 : Khái quát tình hình đơn vị thực tập

1.1 Quá trình hình thành và phát triển của nhà máy

- Tên gọi: CN Cty CP kỹ thương Thiên hoàng – Nhà máy gạch men Mikado

- Địa chỉ:Thôn Thanh Tây – Đông Lâm – Tiền Hải – Thái Bình

- Website: Mikado.com.vn

- Mã số thuế: 0101272578-001

- Vốn kinh doanh:111.000.000.000 đồng

- Ngành nghề kinh doanh là sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng

• Quá trình hình thành và phát triển Nhà máy gạch men MIKADO được thành lập ngày 11/08/2002 với diện tích

sử dụng 40.000 m2 , chuyên sản xuất cung cấp ra thị trường sản phẩm gạch Ceramic mang thương hiệu Mikado

1.2 Tổ chức hoạt động kinh doanh của nhà máy

1.2.1 Lĩnh vực hoạt động kinh doanh

Sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng chủ yếu là gạch men và sứ mỹ nghệ xuất khẩu,

1.2.2 Cơ cấu của nhà máy

• Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy

• Sơ đồ cơ cấu tổ chức của PXSX

Phạm Mai Lan – CQ 51/11.06

Trang 2

CT 2

ĐC NX : Đốc công nghiền xương

ĐC NM : Đốc công nghiền men CT: Ca trưởng

CN: Công nhân

• Sơ đồ cơ cấu tổ chức PXCĐ

Phạm Mai Lan – CQ 51/11.06

2

Trang 3

1.2.3 Chức năng

1.2.3.1 Phân xưởng sản xuất

• Tổ chức sản xuất có hiệu quả gạch ốp tường, lát nền theo kế hoạch nhà máy giao

cho, đảm bảo về số lượng, chất lượng

• Chịu trách nhiệm quản lý, đảm bảo và sử dụng có hiệu quả:

- Tài sản nhà máy gồm: máy móc nhà máy, nhà xưởng

- Vật tư, nguyên liệu, nhiên liệu

- Công cụ lao động sản xuất

- Thành phẩm, bán thành phẩm nhập kho

• Quản lý lao động, quản lý công tác bảo hộ lao động và vệ sinh lao động

• Giữ bí mật về công nghệ, số liệu, chủng loại trong quá trình sản xuất

• Tham gia hoạt động phong trào và công tác xã hội

1.2.3.2 Phân xưởng cơ điện

• Quản lý kỹ thuật về thiết bị máy móc của nhà máy

• Báo cáo hồ sơ, thiết bị

• Xây dựng và lập hồ sơ lý lịch để theo dõi tình trạng hoạt động của thiết bị

• Tổ chức thực hiện các công việc cụ thể để đảm bảo thiết bị dây chuyền hoạt động ổn định liên tục và lâu dài

• Theo dõi hoạt động các thiết bị máy móc

• Bảo đảm hoạt động an toàn cho người và thiết bị

Trang 4

• Nghiên cứu cải tiến để nâng cao hiệu quả hoạt động của máy móc của nhà máy 1.2.3.3 Phòng tổ chức – hành chính

 Chức năng tổ chức:

• Xây dựng kế hoạch và công tác tổ chức lao động , định mức lao động, đơn giá tiền lương, bảo hiểm xã hội , bổ sung lao động và các chế độ liên quan đến người lao động, xây dựng các quy chế của nhà máy

• Quản lý công tác đào tạo, công tác nâng bậc lương cho CB – CNV, theo dõi, ký kết hợp động lao động

• Quản lý công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật và công tác xã hội

• Quản lý hồ sơ cán bộ, công nhân, giải thủ tục tuyển dụng, thôi việc

 Chức năng hành chính:

• Quản lý và thực hiện toàn bộ công tác hành chính trong nhà máy theo quy định chung về pháp lý hành chính hiện hành của Nhà máy

• Thực hiện công tác đối nội, đối ngoại, giao dịch hàng ngày, tổ chức phục vụ bữa

ăn ca cho CB – CNV nhà máy, đảm bảo an ninh trật tự trong nhà máy, thực hiện các chính sách, quy định của các cơ quan chính quyền địa phương trên địa bàn nhà máy hoạt động

• Thực hiện công tác y tế cơ sở, an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp

1.2.3.4 Phòng kế hoạch sản xuất

• Lập kế hoạch sản xuất và kế hoạch giá thành sản phẩm theo tháng, quý, năm Lập kế hoạch và tổ chức cung cấp đầy đủ, kịp thời , đúng số lượng và chất lượng các loại vật tư, nguyên nhiên liệu, phụ tùng thiết bị theo kế hoạch sản xuất của nhà máy

• Lập kế hoạch sửa chữa lớn- nhỏ về thiết bị, nhà xưởng, nhà làm việc và các công trình kiến trúc khác trong nhà máy Tổ chức nghiệm thu, thanh quyết toán sau đầu tư, quản lý hồ sơ xây dựng cơ bản

• Phân tích đánh giá và tổng kết việc thực hiện kế hoạch sản xuất, kế hoạch cung cấp vật tư, nguyên liệu, làm báo cáo định kỳ theo quy định, báo cáo ban giám đốc nhà máy và các đơn vị liên quan

Phạm Mai Lan – CQ 51/11.06

4

Trang 5

• Quản lý điều hành tổ sơ chế nguyên liệu

1.2.3.5 Phòng kỹ thuật – thí nghiệm

 Chức năng kỹ thuật:

• Xây dựng và hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất

• Nghiên cứu cải tiến công nghệ và áp dụng công nghệ mới

• Xây dựng tiêu chuẩn chất lượng cho các vật tư nguyên liệu sản xuất và sản phẩm của nhà máy

• Nghiên cứu sản phẩm sản xuất mới

• Xác định các thông số kỹ thuật về cơ lý của các nguyên liệu, xương men bán thành phẩm và thành phẩm

• Phân tích thành phần hóa học của các loại vật tư nguyên liệu phuc vụ cho công nghệ sản xuất và nghiên cứu cho công nghệ mới khi có yêu cầu

• Tham gia biên soạn tài liệu, giáo trình giảng dạy các lớp đào tạo công nhân

 Chức năng KCS:

• Kiểm tra đánh giá chất lượng vật tư nguyên liệu nhập kho

• Kiểm tra giám sát việc thực hiện quy trình công nghệ

• Hướng dẫn kiểm tra giám sát, phân loại sản phẩmvà chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm nhập kho

• Tham gia thành viên nhập kho sản phẩm và chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm nhập kho

• Tham gia với phòng kinh doanh làm công tác dịch vụ sau bán hàng

1.2.3.6 Phòng tài chính - kế toán

• Lập kế hoạch tài chính và tổ chức thực hiện tốt kế hoạch đó theo tháng, quý, năm

• Cung cấp những chỉ tiêu kinh tế tài chính cần thiết cho giám đốc nhà máy trên cơ

cở đó giúp cho việc kiểm tra một cách toàn diện và có hệ thống tình hình sản xuất của Nhà máy để Giám đốc có cơ sở chỉ đạo sản xuất kinh doanh có hiệu quả

• Tổ chức hoạch toán theo quy định của Nhà nước và theo điều lệ của Nhà máy

Trang 6

Bước 1:

Chuẩn bị bột xương

Bước 2:

Ép và sấy gạch

Bước 3:

Tráng men

Bước 4:

Nung gạch đã tráng men

Bước 5:

Phân Loại và đống gói sản phẩm

• Lập báo cáo tài chính phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của nhà máy theo từng tháng, quý , năm và báo cáo bất thường theo yêu cầu của Giám Đốc Nhà máy

1.2.3.7 Phòng kinh doanh

• Thực hiện các công việc về thương mại để bán hết sản phẩm của Nhà máy

• Thực hiện các công việc nghiên cứu thị trường và đề ra các chiến lược kinh doanh

• Thực hiện các công việc kinh doanh khác để sinh lời và công việc dịch vụ sau bán hàng

• Phối hợp các bộ phận trong nhà máy để hoàn thành nhiệm vụ chung

1.2.4 Cơ sở vật chất kỹ thuật

Nhà máy gồm 3 dây chuyền sản xuất (DC12, DC2, DC3) với công suất 10 triệu m2/ năm và nhà máy đã xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO9001: 2000 với các sản phẩm đã đạt tiêu chuẩn Châu Âu BSIEN 14411: 2012 Sản phẩm Mikado đã được xuất khẩu sang các nước như Pháp, Đài Loan, Hàn Quốc, Angeri, Úc, Thái Lan,

Sản phẩm chủ yếu là gạch ốp lát có kích thước 20 x 20 cm, 20 x 25cm, 25 x

40 cm,40 x 40 cm và gạch viền trang trí có kích thước 7 x 20 cm, 8 x 25 cm, 12

x 40 cm,

Về mặt thiết bị công nghệ, Mikado đã lựa chọn thiết bị chất lượng có chọn lọc như máy ép của Sacmi, máy in của Sertam – Italy, máy nghiền, lò nung của Trung Quốc để giảm suất đầu tư mà vẫn đảm bảo chất lượng và tính đồng bộ cao của dây chuyền

1.2.5 Quy trình sản xuất gach ốp lát

Phạm Mai Lan – CQ 51/11.06

6

Trang 7

1.2.6 Tình hình cung ứng vật tư

Một trong số các nguyên vật liệu đầu vào chính là đất sét cao lanh, than đá, mùn cưa, men màu, với nguồn cung từ trong nước và nhập khẩu từ Trung quốc dồi dào và giá rẻ tạo lợi thế cho quá trình sản xuất của nhà máy

1.2.7 Tình hình tiêu thụ sản phẩm đầu ra

Nhà máy chọn phương án phân phối trực tiếp tới các tổng đại lý trên thị trường toàn quốc nên sản phẩm đã được phân phối một cách nhanh chóng và đã

có mặt trên thị trường cả nước

Một số đại lý, nhà phân phối sản phẩm của Mikado: Cty TNHH Lộc Thịnh, Cty TNHH Đại Long, CN Cty CP KT Thiên Hoàng tại Đà nẵng,

1.2.8 Cơ cấu về trình độ công nhân

Tính đến năm 2017, nhà máy có 612 người.Trong đó:

Trình độ đại học:115 người

Trình độ cao đẳng trở xuống: 497 người

Phần 2:Tình hình tài chính chủ yếu của nhà máy

Trang 8

2.1 Những thuận lợi, khó khăn trong quá trình hoạt động của nhà máy

2.1.1 Thuận lợi

Triển vọng các doanh nghiệp trong ngành: Ngành chịu ảnh hưởng từ sự phát triển của ngành bất động sản và xây dựng dân dụng mà bắt đầu từ năm 2013 thì thì trường bất động sản đang có xu hướng ấm lên và tiếp tục được ghi nhận ở tất

cả các phân khúc thị trường bán lẻ, văn phòng, nhà ở và khu công nghiệp

Nhà máy nằm trong khu công nghiệp Tiền Hải sử dụng nguồn nhiên liệu chủ yếu là khí tự nhiên, nên gạch men Mikado có chất lượng cao và giá thành hạ nên

có sức cạnh tranh lớn trong giai đoạn hiện nay

Nguồn lao động tại địa phương khá dồi dào và có chất lượng cao đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.Đặc biệt đội ngũ cán bộ và công nhân kỹ thuật đều đạt trình độ cao đẳng trở lên

2.1.2 Khó khăn

Nền kinh tế thị trường là động lực lớn để nhà máy nỗ lực vươn lên nhưng cũng là khó khăn, thách thức trong giai đoạn kinh tế suy thoái hiện tại

Ngày càng có nhiều doanh nghiệp mới được thành lập có cùng ngành hàng do

đó mức độ cạnh tranh ngày càng khốc liệt.Mức độ cạnh tranh tập trung nhiều hơn vào phân khúc gạch Ceramic trong khi đó nhu cầu lại không tăng nhanh Nhu cầu về gạch Granit tăng cao và ít canh trạnh hơn do đây là một loại sản phẩm mới có trên thị trường và chưa có nhiều nhà máy sản xuất,tuy nhiên do là các quy hoạch của Bộ Xây dựng cũng làm cho rào cản gia nhập ngành tăng cao

Phạm Mai Lan – CQ 51/11.06

8

Trang 9

Đòi hỏi của thị trường đối với các sản phẩm của nhà máy ngày càng cao, do vậy nhà máy cần phải cải tiến và đổi mới công nghệ để có được những sản phẩm chất lượng cao, có tính cạnh tranh

2.2 Tình hình tài chính của nhà máy trong thời gian qua

Biểu 01: Tình hình biến động tài sản, nguồn vốn của nhà máy

Chỉ tiêu Số tiền31/12/2015 31/12/2014 Chênh lệch

(đồng) Tỷ trọng(%) Số tiền(đồng) Tỷ trọng(%) Số tiền(đồng) Tỷ trọng(%) A.Tổng tài

sản 178,176,720,144 100,00 167,037,668,041 100,00 11,139,052,103 6,67 I.Tài sản

ngắn hạn 110,955,187,301 62,27 111,091,739,804 66,51 (136,552,503) (0,12) II.Tài sản

dài hạn 67,221,532,843 37,73 55,945,928,237 33,49 11,275,604,606 20,15 B.Tổng

nguồn vốn 178,176,720,144 100,00 167,037,668,041 100,00 11,139,052,103 6,67 I.Nợ phải trả 154,768,642,351 86,86 159,186,544,990 95,30 (4,417,902,639) (2,78) 1.Nợ ngắn

hạn 153,513,493,628 99,19 158,876,451,318 99,81 (5,362,957,690) (3,38) 2.Nợ dài

hạn 1,225,148,723 0,81 310,093,672 0,19 915,055,051 295,09

II Vốn chủ

sở hữu 23,408,077,793 13,14 7,851,123,051 4,70 15,556,954,742 198,15

Nhận xét:

Cơ cấu vốn của một doanh nghiệp phụ thuộc vào đặc điểm của lĩnh vực mà doanh nghiệp hoạt động Nhà máy MIKADO hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh và thương mại nên nhà máy có vốn lưu động chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng vốn kinh doanh Cụ thể:

Trang 10

Tổng tài sản cuối năm 2015 tăng 11,139,052,103 đồng tương đương tăng 6.67%

so với cuối năm 2014 cho thấy quy mô hoạt động kinh doanh có sự phát triển và

mở rộng Trong đó:

+ Tài sản dài hạn cuối năm 2015 tăng so với cuối năm 2014 là 11,275,604,606 đồng (tương đương với tỉ lệ tăng 20,15%),do thời gian này nhà máy mở rộng quy mô sản xuất, mua thêm máy móc thiết bị phục vụ sản xuất

+ Tài sản ngắn hạn: ngược với tài sản dài hạn thì tài sản ngắn hạn cuối năm đã giảm 136,552,503 đồng (ứng với tỷ lệ giảm là 0,12 %) so với cuối năm

2014 Như vậy cơ cấu vốn của nhà máy ít thay đổi Tài sản ngắn hạn giảm là do nhà máy đã giảm hàng tồn kho chủ yếu là giảm nguyên liệu, vật liệu sản xuất trong kỳ Cụ thể tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng năm 2014 chiếm 66,51% trên tổng tài sản, năm 2015 tương ứng chiếm 62,27% trên tổng tài sản

Nguồn vốn của Nhà máy gạch men MIKADO được hình thành từ 2 nguồn chính là Vốn chủ sở hữu và Nợ phải trả

Nợ phải trả của công ty ở đầu năm 2015 là 159,186,544,990 đồng chiếm tỷ trọng 95,30%, cuối năm là 154,768,642,351 đồng chiếm tỷ trọng 86,86%, giảm 4,417,902,639 đồng với tỷ lệ giảm là 2,78% Điều này cho thấy trong năm vừa qua Nhà máy đã giảm việc sử dụng vốn từ bên ngoài để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh

Vốn chủ sở hữu của nhà máy cuối năm 2015 là 23,408,077,793 đồng chiếm tỷ trọng 13,14% tăng 15,556,954,742 đồng tương ứng với tốc độ tăng là 198,15% so với đầu năm Nó cho thấy nhà máy đang rất chú trọng bổ sung nguồn vốn tự có của nhà máy.Như vậy đã có sự chuyển dịch vốn từ nợ phải trả sang Vốn chủ sở hữu, xu hướng chuyển dịch là tốt vì nó làm tăng khả năng an toàn về mặt tài chính cho doanh nghiệp

Phạm Mai Lan – CQ 51/11.06

10

Trang 11

Qua kết cấu Nợ phải trả và Nguồn vốn chủ sở hữu trong Tổng Nguồn vốn của Nhà máy có thể thấy tình trạng phụ thuộc về mặt tài chính của công ty là rất lớn Nhà máy chủ yếu huy động vốn từ bên ngoài thông qua các khoản vay và chiếm dụng Việc này làm cho Nhà máy luôn trong tình trạng có rủi ro cao về khả năng thanh toán và đòi hỏi phải sử dụng thật hiệu quả vốn kinh doanh nói chung và đồng vốn vay nói riêng, đảm bảo lãi suất kinh doanh cao hơn lãi suất vay mượn

Biểu 02: Tình hình biến động một số chỉ tiêu

Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2014 Chênh lệch Tỉ lệ CL(%) Doanh thu thuần về bán hàng và

cung cấp dịch vụ 613,845,729,610 525,088,330,903 88,757,398,707 16.90 Giá vốn hàng bán 552,282,779,382 477,615,898,578 74,666,880,804 15.63 Lợi nhuận gộp về bán hàng và

cung cấp dịch vụ 61,562,950,228 47,472,432,325 14,090,517,903 29.68 Doanh thu hoạt động tài chính 811,435,387 437,158,621 374,276,766 85.62 Chi phí tài chính 13,974,998,520 17,177,327,167 (3,202,328,647) (18.64) Chi phí bán hàng 22,445,322,471 21,119,932,357 1,325,390,114 6.28 Chi phí quản lý doanh nghiệp 5,104,043,857 6,391,621,695 (1,287,577,838) (20.14) Lợi nhuận thuần từ hoạt đông

kinh doanh 20,850,020,767 3,220,709,727 17,629,311,040 547.37 Thu nhập khác 151,029,496 2,504,396,599 (2,353,367,103) (93.97) Chi phí khác 909,438,792 205,632,522 703,806,270 342.26 Lợi nhuận khác (758,409,396) 2,298,764,077 (3,057,173,473) (132.99) Tổng lợi nhuận kế toán trước

thuế 20,091,611,371 5,519,473,804 14,572,137,567 264.01 Lợi nhuận sau thuế TNDN 15,671,456,869 4,305,189,567 11,366,267,302 264.01

Nhận xét:

+ Doanh thu năm 2015 tăng 88,757,398,707 đồng (ứng với 16.90%)so với năm 2014 Đây là một mức tăng khá mạnh Nguyên nhân là do doanh nghiệp đã

Trang 12

liên tục cải tiến kĩ thuật;điều chỉnh cơ cấu sản xuất sang sản xuất các mặt hàng gạch có sức tiêu thụ mạnh

+ Giá vốn mà doanh nghiệp mua hàng hóa vào cũng tăng nhanh là 74,666,880,804 đồng ( ứng với 15.63%)so với năm 2014

+ Nhờ nhà máy đã cải tiến kỹ thuật và thực hiên tiết kiệm các nguyên liệu đầu vào nên tốc độ tăng của giá vốn hàng bán thấp hơn so với doanh thu bán hàng làm cho lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2015 tăng 14,090,517,903 đồng - ứng với 29.68% so với năm 2014

+ Doanh thu tài chính của nhà máy tăng mạnh 374,276,766 đồng (ứng với 85.62%) trong khi chi phí tài chính giảm 3,202,328,647 đồng (ứng với 18,64%) Doanh thu tài chính tăng là do Nhà máy hưởng chênh lệch tỉ giá khi thanh toán với các doanh nghiệp nước ngoài

+ Một khoản chi phí không nhỏ đó là chi phí bán hàng năm 2015 đã tăng 1,325,390,114 đồng ( ứng với 6,28%) so với năm 2014 do nhà máy đầu tư thêm vào hoạt động quảng cáo sản phẩm mới và chi phí quản lý doanh nghiệp thì lại giảm 1,287,577,838 đồng (ứng với 20.14%) do nhà máy đã có những điều chỉnh hợp lý về nhân sự

+ Chi phí khác của công ty trong năm 2015 đã có sự thay đổi đáng kể: tăng 703,806,270 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 342.26% Trong khi đó, lợi nhuận khác năm 2015 lại giảm 2,353,367,103đồng ứng với 93.97% Điều này làm cho lợi nhuận khác giảm 3,057,173,473 đồng ứng với 132.99% so với năm 2014

+ Việc lợi nhuận gộp về bán bàng và cung cấp dịch vụ tăng cao làm cho lợi nhuận kế toán trước thuế tăng 14,572,137,567 đồng, trực tiếp làm cho lợi nhuận sau thuế của nhà máy năm 2015 tăng 11,366,267,302 đồng ứng với 264.01% so với năm 2014.Điều này cho thấy, trong năm 2015, nhà máy đã có bước phát triển mạnh mẽ, mở rộng quy mô kinh doanh và nhà máy đã sử dụng vốn hiệu quả trong quản lý vầ sử dụng vốn nói chung, vốn lưu động nói riêng

Phạm Mai Lan – CQ 51/11.06

12

Ngày đăng: 20/05/2019, 07:54

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w