1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xây dựng suất vốn đầu tư hợp lý cho các công trình cầu trên địa bàn huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi

26 175 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 295,89 KB

Nội dung

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Về mặt khoa học, việc thống kê, tính toán các công trình cầu để tính suất đầu tư giúp hệ thống hóa chi phí đầu tư xây dựng cầu bản trên địa bàn

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

NGUYỄN HOÀNG LONG

XÂY DỰNG SUẤT VỐN ĐẦU TƯ HỢP LÝ CHO CÁC CÔNG TRÌNH CẦU TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SƠN HÀ, TỈNH QUẢNG NGÃI

Chuyên ngành: Kỹ thuật Xây dựng Công trình giao thông

Mã số: 8.58.02.05

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

Đà Nẵng- Năm 2018

Trang 2

Có thể tìm hiểu luận văn tại:

 Trung tâm Học liệu, Đại học Đà Nẵng tại Trường Đại học Bách khoa

 Thư viện Khoa Xây dựng cầu đường, Trường Đại học Bách khoa - ĐHĐN

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Một trong những yếu tố quan trọng để phục vụ việc lập quy hoạch, kế hoạch đầu tư, phân bổ vốn, quản lý dự án là việc xác định suất vốn đầu tư xây dựng các công trình Đây là chỉ tiêu giúp các nhà hoạch định chính sách có cái nhìn tổng quan nhất về các dự án đầu tư xây dựng công trình, từ đó có thể định hướng công tác đầu tư công, lập quy hoạch, kế hoạch dài hạn hay trung hạn, phân bổ vốn hợp lý, tập trung, góp phần khắc phục tình trạng đầu tư yếu kém nêu trên

Tuy nhiên, công tác xác định, xây dựng suất vốn đầu tư các công trình ở nước ta hiện nay còn nhiều bất cập

Ở Việt Nam, do nhiều nguyên nhân, chi phí xây dựng công trình khi dự toán được duyệt so với khi quyết toán thường tăng lên nhiều lần, đặt ra câu hỏi về khả năng khái toán các công trình và sự thất thoát, lãng phí khi đầu tư xây dựng

Tại tỉnh Quảng Ngãi, hiện nay trên địa bàn tỉnh chưa có nghiên cứu nào về suất vốn đầu tư các công trình của địa phương

Trên địa bàn huyện Sơn Hà, các công trình giao thông hầu hết là các công trình giao thông nông thôn như đường bê tông nông thôn, cầu, cống nhỏ Trong đó các công trình cầu bản là các công trình phổ biến, cơ bản tại địa phương Việc xác định suất vốn đầu tư các công trình cầu bản sẽ tạo thuận lợi trong công tác lập kế hoạch, phân bổ vốn đầu tư cho các công trình này tại địa phương

2 Mục tiêu, giới hạn nghiên cứu

Nội dung của luận văn đề cập tới phương pháp xây dựng suất vốn đầu tư hợp lý cho các công trình cầu bản dựa trên việc tối

Trang 4

ưu hóa chi phí đầu vào dưới sự ảnh hưởng của các yếu tố như giá vật liệu tại địa điểm cung cấp, cự ly vận chuyển

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Trong khuôn khổ luận văn này chỉ nghiên cứu các các cầu bản nhịp nhỏ thuộc phạm vi các tuyến đường giao thông nông thôn trên địa bàn huyện

4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp phân tích thống kê

- Phương pháp phân tích lý thuyết kết hợp với thực tiễn

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Về mặt khoa học, việc thống kê, tính toán các công trình cầu

để tính suất đầu tư giúp hệ thống hóa chi phí đầu tư xây dựng cầu bản trên địa bàn huyện miền núi mà trước đó chưa có nghiên cứu cụ thể nào về vấn đề này Về mặt thực tiễn, việc xác định suất vốn đầu

tư giúp các cơ quan có thẩm quyền, các chủ đầu tư trên địa bàn huyện Sơn Hà chủ động trong việc khái toán các công trình, lập kế hoạch đầu tư công, cân đối, phân bổ vốn cho các công trình, đặc biệt

là công trình cầu trên địa bàn huyện Sơn Hà Từ đó có thể đề ra các chủ trương, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội địa phương trong ngắn hạn, trung hạn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư

6 Cấu trúc của luận văn

- Mở đầu

- Các chương:

+ Chương 1: Suất vốn đầu tư trong xây dựng và ứng dụng trong quản lý dự án

Trang 5

+ Chương 2: Xây dựng suất vốn đầu tư hợp lý cho các công trình cầu bản

+ Chương 3: Áp dụng phương pháp xây dựng suất vốn đầu

tư hợp lý cho các công trình cầu bản trên địa bàn huyện Sơn Hà

- Kết luận và Kiến nghị

Trang 6

1.1.2 Vốn đầu tư xây dựng cơ bản

Vốn đầu tư XDCB là vốn bỏ ra cho hoạt động đầu tư XDCB

1.1.3 Suất vốn đầu tư xây dựng công trình

Suất vốn đầu tư xây dựng công trình (gọi tắt là suất vốn đầu tư) là mức chi phí cần thiết để đầu tư xây dựng công trình mới tính theo một đơn vị diện tích, công suất hoặc năng lực phục vụ theo thiết

kế của công trình

1.2 Vai trò suất vốn đầu tƣ trong công tác quản lý đầu tƣ

Suất vốn đầu tư là một trong những cơ sở phục vụ cho việc xác định sơ bộ tổng mức đầu tư, tổng mức đầu tư dự án, xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng ở giai đoạn chuẩn bị dự án và có thể được sử dụng trong việc xác định giá trị quyền sử dụng đất, giá trị thực tế của tài sản là sản phẩm xây dựng cơ bản khi xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa theo hướng dẫn của cơ quan quản lý có thẩm quyền

Tuy nhiên, do vấn đề suất vốn đầu tư ở nước ta chưa được nghiên cứu thiết lập một cách đầy đủ trên cơ sở khoa học, phù hợp với tình hình biến động của giá cả và cơ chế thị trường trong lĩnh vực

Trang 7

đầu tư xây dựng, chưa gắn với cơ chế quản lý kinh tế thị trường, cho nên nhìn chung việc áp dụng chỉ tiêu suất đầu tư nhìn chung còn hạn chế

1.3 Mối quan hệ các thành phần trong cấu trúc suất vốn đầu tư

1.4 Tình hình áp dụng suất vốn đầu tư trên thế giới và tại Việt Nam

1.5 Xây dựng và ứng dụng suất vốn đầu tư trên địa bàn huyện Sơn Hà

Tình hình áp dụng suất vốn đầu tư trên thế giới (Mỹ) và Việt Nam

1.6 Các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng

1.7 Kết luận chương I

Trang 8

CHƯƠNG II

XÂY DỰNG SUẤT VỐN ĐẦU TƯ HỢP LÝ

CHO CÁC CÔNG TRÌNH CẦU BẢN

2.1 Các căn cứ xây dựng suất vốn đầu tư

2.1.1 Căn cứ pháp lý

2.1.2 Căn cứ thực tiễn

Để xây dựng được suất vốn đầu tư các công trình cầu bản trên địa bàn huyện Sơn Hà, ta cần lập danh mục loại cầu cần tính suất vốn đầu tư; thu thập, xử lý số liệu từ các công trình đại diện; tính toán suất vốn đầu tư

Dữ liệu từ các công trình đại diện được thu thập từ các cơ quan, ban ngành hữu quan Có thể bao gồm thiết kế, dự toán được duyệt hoặc quyết toán dự án công trình được duyệt

Trên cơ sở các số liệu đã có, tính toán giá xây dựng tổng hợp các bộ phận kết cấu công trình theo các cự ly vận chuyển khác nhau,

có tính toán trượt giá trên cơ sở chỉ số giá được công bố tại địa phương

2.2 Phân tích cấu trúc suất vốn đầu tư trên địa bàn huyện

Suất vốn đầu tư bao gồm các chi phí: xây dựng, thiết bị, quản lý dự án đầu tư xây dựng, tư vấn đầu tư xây dựng và các khoản chi phí khác Suất vốn đầu tư tính toán đã bao gồm thuế giá trị gia tăng cho các chi phí nêu trên

Trang 9

2.3 Nguyên tắc xây dựng suất vốn đầu tư

Việc tính toán, xác định suất vốn đầu tư cần đảm bảo một số nguyên tắc cơ bản sau:

- Công trình xây dựng được lựa chọn tính suất vốn đầu tư phải phù hợp với tiêu chuẩn xây dựng, quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn ngành, quy định về phân loại, cấp công trình xây dựng;

- Tính toán đầy đủ, hợp lý các nội dung chi phí cấu thành trong suất vốn đầu tư;

- Số liệu, dữ liệu được sử dụng để tính suất vốn đầu tư phải

có cơ sở, phù hợp và đảm bảo độ tin cậy;

- Tùy theo tính chất, công năng sử dụng công trình để lựa chọn đơn vị tính cho phù hợp

2.4 Phương pháp xây dựng suất vốn đầu tư hợp lý các công trình cầu bản

Suất vốn đầu tư xây dựng công trình được xác định theo phương pháp thống kê, trên cơ sở tính toán khối lượng xây dựng các công trình cầu bản tại địa phương

2.4.1 Đặc điểm kết cấu công trình cầu bản tại địa phương

Trang 10

Cầu có kết cấu nhịp dạng bản mỏng hình chữ nhật kê trên

mố trụ Cầu bản có thể một nhịp hoặc nhiều nhịp giản đơn hay liên tục Dầm bản có thể đổ toàn khối, lắp ghép hoặc bán lắp ghép

Chiều cao tối thiểu dầm bản BTCT nhịp đơn giản theo bảng

2.1

- Bước 4: Tổng hợp kết quả tính toán, biên soạn suất vốn đầu

tư để sử dụng hoặc công bố

Trang 11

2.4.3 Một số lưu ý khi sử dụng suất vốn đầu tư

2.5 Phương pháp xây dựng suất đầu tư

Để tính toán tổng mức đầu tư công trình, ngoài trình tự chung nói trên, ta có thể dựa vào số liệu thu thập được về địa điểm cung cấp vật liệu, cự ly vận chuyển vật liệu đến chân công trình, đơn giá thực tế và chi phí thực tế vật liệu, nhân công, máy để xác định tổng mức đầu tư Từ đó xây dựng suất đầu tư hợp lý trên thực tế sau khi quy đổi về cùng một mặt bằng giá

2.5.1 Xác định tổng khối lượng hao phí vật liệu, nhân công, máy và thiết bị thi công

Tổng khối lượng hao phí các loại vật liệu, nhân công, máy

và thiết bị thi công được xác định trên cơ sở hao phí vật liệu, nhân công, máy và thiết bị thi công cho từng khối lượng công tác xây dựng của công trình, hạng Mục công trình như sau:

- Xác định từng khối lượng công tác xây dựng của công trình, hạng Mục công trình

- Xác định khối lượng các loại vật liệu, nhân công, máy và thiết bị thi công tương ứng với từng khối lượng công tác xây dựng theo thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công của công trình, hạng Mục công trình thông qua mức hao phí về vật liệu, nhân công

và máy và thiết bị thi công để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác xây dựng trên cơ sở các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng, quy phạm kỹ thuật

- Tính tổng khối lượng hao phí từng loại vật liệu, nhân công, máy và thiết bị thi công cho công trình, hạng Mục công trình bằng

Trang 12

cách tổng hợp hao phí tất cả các loại vật liệu, nhân công, máy và

thiết bị thi công giống nhau của các công tác xây dựng khác nhau

Khi tính toán cần xác định rõ số lượng, đơn vị, chủng loại,

quy cách đối với vật liệu; số lượng ngày công cho từng cấp bậc công

nhân; số lượng ca máy cho từng loại máy và thiết bị thi công theo

thông số kỹ thuật chủ yếu và mã hiệu trong bảng giá ca máy và thiết

bị thi công của công trình

2.5.2 Xác định bảng giá vật liệu, giá nhân công, giá máy

và thiết bị thi công

2.5.3 Xác định tổng chi phí vật liệu

Để giá trị tổng mức đầu tư công trình là nhỏ nhất thì các chi

phí thành phần phải nhỏ nhất Trong 5 thành phần chi phí cấu thành

chi phí vật liệu thì (Gi

ng

; Gi vc

; Gi bx

; Gi nb

là rất nhỏ so với hai thành phần còn lại, chi phí bốc xếp

thường được tính chung vào chi phí vận chuyển; chi phí vận chuyển

nội bộ công trường thường tính chung vào chi phí nhân công; chi phí

hao hụt có thể coi bằng không

Như vậy, để tổng chi phí vật liệu nhỏ nhất (VL → min) thì ta

phải tìm được giá trị nhỏ nhất của các giá trị Gi

ng (giá vật liệu tại nguồn);Gi

vc (chi phí vận chuyển), tức (Gij

ng + Gij

vc) → min

2.5.4 Xác định tổng chi phí nhân công

Chi phí nhân công được xác định theo công thức:

= N x Lnc x Hcb x (1/t) (2.7)

Trang 13

M MTC

2.5.6 Xác định tổng mức đầu tư xây dựng công trình để

tính suất vốn đầu tư

Để xác định tổng mức đầu tư xây dựng công trình làm căn

cứ tính suất vốn đầu tư, ta tính toán từ khối lượng tính theo thiết kế

cơ sở và các yêu cầu cần thiết khác của dự án

Tổng mức đầu tư của một dự án đầu tư xây dựng bình

thường được tính theo công thức sau:

VTM = GBT,TĐC + GXD + GTB + GQLDA + GTV + GK + GDP (2.15)

2.5.7 Tính suất vốn đầu tư tại thời điểm tính toán và dự

báo tương lai

Trên cơ sở so sánh cự ly vận chuyển, giá vật liệu tại các

nguồn khác nhau, tìm được tổng giá vật liệu nhỏ nhất tới chân công

trình, qua đó xác định được tổng mức đầu tư nhỏ nhất

Trong khuôn khổ luận văn, kiến nghị áp dụng phương pháp

sử dụng chỉ số giá, với công bố chỉ số giá xây dựng của UBND tỉnh

Quảng Ngãi theo tháng, quý

* Tính toán suất vốn đầu tư xây dựng công trình

Trang 14

Suất vốn đầu tư xây dựng công trình được tính theo công thức sau:

n

S S

n

i i

 1(2.20)

i

i i

N

V

S  (2.21)

Trong đó:

S: Suất vốn đầu tư đại diện cho nhóm/loại công trình;

S i : Suất vốn đầu tư công trình xây dựng đại diện thứ i của

nhóm/loại công trình đã quy đổi về thời điểm tính toán;

n: số lượng công trình xây dựng đại diện thứ i (1 ≤ i ≤ n), n ít

Trang 15

K tgi = I i / I k

(2.22) Trong đó:

100%)

100%)

Áp dụng công thức (2.20), (2.21), ta tính được suất vốn đầu

tư tại thời điểm quý II/2018

Để tính suất đầu tư công trình cầu bản trên địa bàn huyện trong các quý tiếp theo của năm 2018 và tương lai (chưa có chỉ số giá quý III, IV và năm 2019 ), ta áp dụng tính chỉ số biến động giá

trung bình I tb từ chỉ số giá liên hoàn của 03 quý gần nhất có chỉ số giá

Tính toán suất vốn đầu tư tương lai theo công thức:

S i = S hiện tại x (I tb + 1)

(2.23)

2.6 Kết luận chương II

Trang 16

CHƯƠNG III

ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG SUẤT VỐN ĐẦU TƯ

HỢP LÝ CHO CÁC CÔNG TRÌNH CẦU BẢN

TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SƠN HÀ 3.1 Điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế-xã hội huyện Sơn Hà

3.1.1 Đặc điểm tự nhiên

3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội

3.2 Giới thiệu bản đồ giao thông huyện Sơn Hà

3.3 Phân vùng khu vực xây dựng cầu

Khu vực xây dựng cầu chủ yếu tập trung vào hai khu vực: Khu vực I gồm các xã phía Đông Bắc là Sơn Nham, Sơn Hạ, Sơn Thành, Sơn Giang, Sơn Linh Khu vực II gồm các xã Sơn Hải, Sơn Thủy, Sơn Kỳ, Sơn Cao

3.4 Bản đồ phân bổ các mỏ vật liệu (cát, đá); các nguồn cung ứng vật tư xây dựng (xi măng, sắt thép, xăng dầu)

Hiện nay trên địa bàn huyện có một mỏ đá tại xã Sơn Hải, tuy nhiên mỏ này đã khai thác xong năm 2014, hiện đã ngừng hoạt động Hiện nguồn cung vật liệu đá 1x2, 2x4… chủ yếu lấy ở mỏ đá

Ba Gia, Tịnh Bắc, cách huyện Sơn Hà ít nhất 20km về phía Bắc và các mỏ ở các huyện, thành phố lân cận như Bình Sơn, Đức Phổ

Về vật liệu cát, trên địa bàn huyện có ba mỏ cát đang khai thác là mỏ cát tại xã Sơn Thành, Sơn Linh và Sơn Trung, ngoài ra còn có các mỏ vật liệu ở các thành phố, huyện lân cận

Trang 17

Ngoài ra, tùy vào quy mô, yêu cầu kỹ thuật của công trình có thể linh động lấy vật liệu cát sạn ở những mỏ nhỏ, mang tính cục bộ, chưa được chính quyền giao cho doanh nghiệp khai thác

Về xi măng, sắt thép và các vật tư khác, huyện không có đơn

vị cung ứng mà phải vận chuyển từ thành phố Quảng Ngãi, cách huyện 50km hoặc các huyện xung quanh như Tư Nghĩa, Nghĩa Hành

Về nhiên liệu xăng, dầu: trên địa bàn có đủ các trạm xăng dầu ở gần khu vực xây dựng

3.5 Công tác quản lý đầu tư các công trình nói chung và quản lý công trình cầu nói riêng trên địa bàn huyện (lập, phân tích định mức, đơn giá địa phương; quản lý dự án, lập kế hoạch đầu tư )

3.5.1 Tình hình đầu tư xây dựng ở huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2011-2015

3.5.2 Tổng vốn XDCB từ NSNN ở huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2011-2015

3.5.3 Công tác quản lý đầu tư

3.6 Tình hình sử dụng suất vốn đầu tư các công trình cầu bản trên địa bàn huyện

Hiện nay, nhu cầu xác định sơ bộ tổng mức đầu tư, phục vụ công tác lập kế hoạch, phân bổ vốn các công trình cầu bản trên địa bàn huyện Sơn Hà là rất lớn, tuy nhiên huyện chưa xây dựng được một suất vốn đầu tư phù hợp để áp dụng

Trang 18

3.6.1 Đặc điểm về mạng lưới giao thông huyện Sơn Hà, đặc điểm nguồn nhân công, vật liệu, năng lực xây dựng cầu của các nhà thầu

Về đặc điểm nguồn nhân công, vật liệu, năng lực nhà thầu:

Do các công trình cầu bản trên địa bàn đều là những cầu nhỏ, phục

vụ đi lại của nhân dân địa phương là chính, nên để tạo thêm công ăn việc làm cho nhân dân địa phương, các nhà thầu thường sử dụng nhân công tại chỗ, vật liệu đất, cát, sỏi, sạn cũng hầu như lấy tại các

mỏ vật liệu địa phương, thông thường là những mỏ nhỏ, chưa được đưa vào quy hoạch của tỉnh Về năng lực nhà thầu, đa phần các nhà thầu còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng Giám đốc đơn vị thi công xây dựng ít người có bằng cấp, hay được đào tạo bài bản, phần lớn làm theo kinh nghiệm, chấp nhận giao khoán việc thi công cho thầu công, chưa đủ năng lực tạo lập các đội thợ chuyên nghiệp về các mảng như sắt, nề

3.6.2 Thống kê các công trình cầu bản khảo sát kèm theo

số liệu các suất vốn đầu tư thực tế

Do đặc thù miền núi, cách quản lý, lưu trữ hồ sơ chưa tốt, cộng với khó khăn trong việc đi lại đã ảnh hưởng rất lớn đến việc tiếp cận tài liệu về các cây cầu Do khó khăn trong công tác tổng hợp

số liệu, trong khuôn khổ luận văn này, ta chỉ xét đến một số cây cầu sau :

Ngày đăng: 19/05/2019, 15:31

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w