Khi xác lập được thông số suất vốn đầu tư, chúng ta sẽ có căn cứ để lập kế hoạch vốn đầu tư xây dựng trong ngắn hạn và trung hạn, xác định được sơ bộ tổng mức đầu tư các công trình trong
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
- oOo -
NGUYỄN HOÀNG LONG
XÂY DỰNG SUẤT VỐN ĐẦU TƯ HỢP LÝ
CHO CÁC CÔNG TRÌNH CẦU TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SƠN HÀ, TỈNH QUẢNG NGÃI
LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông
Đà Nẵng – Năm 2018
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
- oOo -
NGUYỄN HOÀNG LONG
XÂY DỰNG SUẤT VỐN ĐẦU TƯ HỢP LÝ
CHO CÁC CÔNG TRÌNH CẦU TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SƠN HÀ, TỈNH QUẢNG NGÃI
Chuyên ngành: Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông
Mã số: 60 58 02 05
LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông
Người hướng dẫn khoa học: TS TRẦN ĐÌNH QUẢNG
Đà Nẵng – Năm 2018
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi
Các kết quả, số liệu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác
Tác giả luận văn
Nguyễn Hoàng Long
Trang 4XÂY DỰNG SUẤT VỐN ĐẦU TƯ HỢP LÝ CHO CÁC CÔNG TRÌNH CẦU TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SƠN HÀ, TỈNH QUẢNG NGÃI
Học viên: Nguyễn Hoàng Long Chuyên ngành: Kỹ thuật Xây dựng Công trình giao thông
Tóm tắt. Hiện nay, chưa có một nghiên cứu nào liên quan đến suất vốn đầu tư các công trình giao thông, đặc biệt là các công trình cầu bản trên địa bàn huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi Nghiên cứu này đề cập tới phương pháp xây dựng suất vốn đầu tư hợp lý cho các công trình giao thông dựa trên việc tối ưu hóa chi phí đầu vào dưới sự ảnh hưởng của các yếu tố như giá vật liệu tại địa điểm cung cấp, cự ly vận chuyển Mục tiêu cụ thể là tính toán suất vốn đầu tư các công trình cầu bản trên địa bàn huyện tại thời điểm hiện tại và tương lai
Từ đó đánh giá kết quả thu được và khả năng áp dụng
Từ khóa: Suất vốn đầu tư (SVĐT); Cầu bản; Giá vật liệu; Cự ly vận chuyển; Sơn Hà,
Quảng Ngãi
BUILDING THE LOGICAL INVESTMENT UNIT COST FOR BRIDGE WORKS AT SON HA DISTRICT, QUANG NGAI PROVINCE
Abstract Currently, no research is related to investment unit cost of traffic works,
especially of slab bridges in Son Ha District, Quang Ngai Province This research refers to a method of building the logical investment unit cost for traffic works which based on maxization the inpution of cost, under the influence of factors such as price of materials at the place of supply, transportation distance The specific goal of the research is to calculate investment unit cost of slab bridges in the district at present moment and future Finally, we evaluate the results obtained and the applicability of this research
Key words: investment unit cost, slab bridges; Son Ha; Quang Ngai;
Trang 6MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
XÂY DỰNG SUẤT VỐN ĐẦU TƯ HỢP LÝ CHO CÁC CÔNG TRÌNH CẦU TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SƠN HÀ, TỈNH QUẢNG NGÃI ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iii
MỤC LỤC iv
DANH MỤC BẢNG vii
DANH MỤC HÌNH ix
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu, giới hạn nghiên cứu 3
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
4 Phương pháp nghiên cứu 4
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 4
6 Cấu trúc của luận văn: 5
CHƯƠNG 1 7
SUẤT VỐN ĐẦU TƯ TRONG XÂY DỰNG 7
VÀ ỨNG DỤNG TRONG QUẢN LÝ DỰ ÁN 7
1.1 Định nghĩa suất vốn đầu tư 7
1.1.1 Vốn đầu tư 7
1.1.2 Vốn đầu tư xây dựng cơ bản 7
1.1.3 Suất vốn đầu tư xây dựng công trình 8
1.2 Vai trò suất vốn đầu tư trong công tác quản lý đầu tư 8
1.3 Mối quan hệ các thành phần trong cấu trúc suất vốn đầu tư 9
1.4 Tình hình áp dụng suất vốn đầu tư tại Việt Nam 10
1.5 Xây dựng và ứng dụng suất vốn đầu tư trên địa bàn huyện Sơn Hà 11
1.6 Các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng 12
1.7 Kết luận chương 1 12
CHƯƠNG 2 13
XÂY DỰNG SUẤT VỐN ĐẦU TƯ HỢP LÝ 13
CHO CÁC CÔNG TRÌNH CẦU BẢN 13
2.1 Các căn cứ xây dựng suất vốn đầu tư 13
2.1.1 Căn cứ pháp lý 13
2.1.2 Căn cứ thực tiễn 15
2.2 Phân tích cấu trúc suất vốn đầu tư trên địa bàn huyện 15
2.3 Nguyên tắc xây dựng suất vốn đầu tư [3] 16
2.4 Phương pháp xây dựng suất vốn đầu tư hợp lý các công trình cầu bản 17
2.4.1 Đặc điểm kết cấu công trình cầu bản tại địa phương 17
2.4.2 Trình tự tính toán, xác định chỉ tiêu suất vốn đầu tư được thực hiện theo các bước sau[3]: 21
2.4.3 Một số lưu ý khi sử dụng suất vốn đầu tư [3] 23
2.5 Phương pháp xây dựng suất đầu tư 24
Trang 72.5.1 Xác định tổng khối lượng hao phí vật liệu, nhân công, máy và thiết bị thi
công 25
2.5.2 Xác định bảng giá vật liệu, giá nhân công, giá máy và thiết bị thi công 25
2.5.3 Xác định tổng chi phí vật liệu 29
2.5.4 Xác định tổng chi phí nhân công[2] 30
2.5.5 Xác định tổng chi phí máy[2] 31
2.5.6 Xác định tổng mức đầu tư xây dựng công trình để tính suất vốn đầu tư[2] 37
2.5.7 Tính suất vốn đầu tư tại thời điểm tính toán và dự báo tương lai 41
2.6 Kết luận chương 2 44
CHƯƠNG 3 45
ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG SUẤT VỐN ĐẦU TƯ 45
HỢP LÝ CHO CÁC CÔNG TRÌNH CẦU BẢN 45
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SƠN HÀ 45
3.1 Điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế-xã hội huyện Sơn Hà 45
3.1.1 Đặc điểm tự nhiên 45
3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 46
3.2 Giới thiệu bản đồ giao thông huyện Sơn Hà 46
3.3 Phân vùng khu vực xây dựng cầu 47
3.4 Bản đồ phân bổ các mỏ vật liệu (cát, đá); các nguồn cung ứng vật tư xây dựng (xi măng, sắt thép, xăng dầu) 48
3.5 Công tác quản lý đầu tư các công trình nói chung và quản lý công trình cầu nói riêng trên địa bàn huyện (lập, phân tích định mức, đơn giá địa phương; quản lý dự án, lập kế hoạch đầu tư ) 49
3.5.1 Tình hình đầu tư xây dựng ở huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2011-2015 [5] 49
3.5.2 Tổng vốn XDCB từ NSNN ở huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2011-2015 [5] 51
3.5.3 Công tác quản lý đầu tư 52
3.6 Tình hình sử dụng suất vốn đầu tư các công trình cầu bản trên địa bàn huyện 53
3.6.1 Đặc điểm về mạng lưới giao thông huyện Sơn Hà, đặc điểm nguồn nhân công, vật liệu, năng lực xây dựng cầu của các nhà thầu 54
3.6.2 Thống kê các công trình cầu bản khảo sát kèm theo số liệu các suất vốn đầu tư thực tế 57
3.6.3 Phân tích, nhận xét suất vốn đầu tư đã áp dụng 59
3.6.4 Phân tích các yếu tố và mối quan hệ cấu thành suất vốn đầu tư các công trình cầu bản 59
3.7 Xây dựng cụ thể suất vốn đầu tư hợp lý cho các công trình cầu bản trên địa bàn huyện Sơn Hà 60
3.7.1 Công trình Cầu bản Xà Riêng 62
3.7.2 Công trình Cầu bản Gò Đá 71
3.7.3 Công trình Cầu bản Làng Gung 75
Trang 83.7.4 Tính suất đầu tư các công trình cầu bản 85
3.7.5 Dự đoán suất vốn đầu tư tương lai 87
3.8 Ứng dụng suất vốn đầu tư trên thực tế địa bàn huyện 88
3.8.1 Ưu, nhược điểm của suất vốn đầu tư đã tính toán 88
3.8.2 Khả năng áp dụng 89
3.9 Phương pháp tổ chức kiểm tra, đánh giá trong quá trình triển khai áp dụng suất vốn đầu tư trong quản lý đầu tư xây dựng 90
3.10 Kết luận chương 3 91
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 92
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1
Trang 9DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.2 Suất vốn đầu tư xây dựng công trình cầu đường bộ, cầu bộ hành 11
Bảng 2.1 Hao phí vật liệu, nhân công, máy và thiết bị thi công cho các công tác
xây dựng 26
Bảng 2.2 Tổng hợp chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy và thiết bị thi công trong chi phí trực tiếp 26
Bảng 2.3 Tổng hợp chi phí xây dựng tính theo khối lượng hao phí vật liệu, nhân công, máy và thiết bị thi công và bảng giá tương ứng 27
Bảng 2.4 Định mức tỷ lệ (%) chi phí chung[2] 27
Bảng 2.5 Định mức thu nhập chịu thuế tính trước[2] 29
Bảng 2.6 Tổng hợp dự toán chi phí hạng mục chung 40
Bảng 2.7 Tổng hợp tổng mức đầu tư xây dựng 41
Bảng 3.1 Tổng vốn đầu tư XDCB từ NSNN giai đoạn 2011-2015 52
Bảng 3.2 Tổng hợp số liệu phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn huyện năm 2017[6] 54
Bảng 3.3 Tổng hợp kết quả thực hiện tiêu chí giao thông trên địa bàn huyện Sơn Hà[6] 55
Bảng 3.4 Hệ thống cầu trên tuyến đường cấp huyện[6] 55
Bảng 3.5 Các công trình cầu bản đưa vào tính toán 57
Bảng 3.6 Bảng giá vật liệu cát tại các mỏ cát năm 2015 (đã có VAT) 63
Bảng 3.7 Bảng giá vật liệu đá dăm 0.5x1 tại các mỏ đá năm 2015 63
(đã có VAT) 63
Bảng 3.8 Bảng giá vật liệu đá dăm 1x2 tại các mỏ đá năm 2015 64
Bảng 3.9 Bảng giá vật liệu đá dăm 2x4 tại các mỏ đá năm 2015 64
Bảng 3.10 Bảng giá vật liệu đá dăm 4x6 tại các mỏ đá năm 2015 65
Bảng 3.11 Bảng giá vật liệu đá hộc tại các mỏ đá năm 2015 65
Bảng 3.12 Bảng giá vật liệu thép tròn D<=10 tại nơi cung cấp năm 2015 66
Bảng 3.13 Bảng giá vật liệu thép tròn D>10 tại nơi cung cấp năm 2015 66
Bảng 3.14 Bảng giá vật liệu thép tròn D>18 tại nơi cung cấp năm 2015 67
Bảng 3.15 Bảng giá vật liệu thép hình, thép tấm tại nơi cung cấp năm 2015 67
Bảng 3.16 Bảng giá vật liệu xi măng PC40 tại nơi cung cấp năm 2015 68
Bảng 3.17 Bảng tính chi phí vật liệu cát đến chân công trình 68
Bảng 3.18 Bảng tính chi phí vật liệu đá đến chân công trình 69
Bảng 3.19 Bảng tính chi phí vật liệu thép đến chân công trình 69
Bảng 3.20 Bảng tính chi phí vật liệu xi măng PC40 đến chân công trình 69
Bảng 3.21 Bảng chi phí vật liệu, nhân công, máy 70
Bảng 3.22 Bảng tổng hợp chi phí xây dựng 70
Bảng 3.23 Bảng tổng hợp Tổng mức đầu tư 71
Bảng 3.24 Bảng tính chi phí vật liệu cát đến chân công trình 72
Bảng 3.25 Bảng tính chi phí vật liệu đá đến chân công trình 73
Bảng 3.26 Bảng tính chi phí vật liệu thép đến chân công trình 73
Trang 10Bảng 3.27 Bảng tính chi phí vật liệu xi măng PC40 đến chân công trình 73
Bảng 3.28 Bảng chi phí vật liệu, nhân công, máy 74
Bảng 3.29 Bảng tổng hợp chi phí xây dựng 74
Bảng 3.30 Bảng tổng hợp tổng mức đầu tư 75
Bảng 3.31 Bảng giá vật liệu cát tại các mỏ cát năm 2016 (đã có VAT) 76
Bảng 3.32 Bảng giá vật liệu đá dăm 0.5x1 tại các mỏ đá năm 2016 77
Bảng 3.33 Bảng giá vật liệu đá dăm 1x2 tại các mỏ đá năm 2016 77
Bảng 3.34 Bảng giá vật liệu đá dăm 2x4 tại các mỏ đá năm 2016 78
Bảng 3.35 Bảng giá vật liệu đá dăm 4x6 tại các mỏ đá năm 2016 78
Bảng 3.36 Bảng giá vật liệu đá hộc tại các mỏ đá năm 2016 79
Bảng 3.37 Bảng giá vật liệu thép tròn D<=10 tại nơi cung cấp năm 2016 79
Bảng 3.38 Bảng giá vật liệu thép tròn D>10 tại nơi cung cấp năm 2016 80
Bảng 3.39 Bảng giá vật liệu thép tròn D>18 tại nơi cung cấp năm 2016 80
Bảng 3.40 Bảng giá vật liệu thép hình, thép tấm tại nơi cung cấp năm 2016 81
Bảng 3.41 Bảng giá vật liệu xi măng PC40 tại nơi cung cấp năm 2016 81
Bảng 3.42 Bảng tính chi phí vật liệu cát đến chân công trình 82
Bảng 3.43 Bảng tính chi phí vật liệu đá đến chân công trình 82
Bảng 3.44 Bảng tính chi phí vật liệu thép đến chân công trình 83
Bảng 3.45 Bảng tính chi phí vật liệu xi măng PC40 đến chân công trình 83
Bảng 3.46 Bảng chi phí vật liệu, nhân công, máy 83
Bảng 3.47 Bảng tổng hợp chi phí xây dựng 84
Bảng 3.48 Bảng tổng hợp tổng mức đầu tư 84
Bảng 3.49 So sánh chi phí xây dựng tính toán và quyết toán 86
Bảng 3.50 So sánh chi phí xây dựng trong trường hợp giá vật liệu khác nhau 86 Bảng 3.51 Suất đầu tư các công trình cầu (tại năm tính toán) 87
Bảng 3.52 Suất đầu tư các công trình cầu tại thời điểm quý II/2018 87
Bảng 3.53 Chỉ số biến động giá trung bình 88
Trang 11DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1 Quy hoạch các thủy điện ảnh hưởng đến điều kiện tự nhiên huyện 46
Hình 3.2 Bản đồ hành chính huyện Sơn Hà 47
Hình 3.3 Bản đồ phân vùng xây dựng cầu (nguồn: Google) 48
Hình 3.4 Bản đồ phân bố mỏ cát huyện Sơn Hà (nguồn: Google) 49
Hình 3.5 Dạng cầu bản điển hình trên địa bàn huyện 57
Hình 3.6 Cầu bản Gò Đá 58
Hinh 3.7 Cầu bản Xà Riêng 58
Hình 3.8 Cầu bản Làng Gung 59
Trang 12MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với sự phát triển về kinh tế - xã hội, tình hình đầu tư xây dựng ở nước ta ngày càng đi lên Các công trình quy mô lớn, hiện đại như cao ốc, đường cao tốc xuất hiện ngày càng nhiều, kéo theo việc đòi hỏi các cơ quan hữu trách phải nâng cao trình
độ, bắt kịp về năng lực thực hiện, lập quy hoạch chiến lược, kế hoạch đầu tư, quản lý
dự án, phân bổ vốn Có sự thống nhất, đồng bộ trong quản lý đầu tư mới tránh được tình trạng các dự án đầu tư dàn trải, lộn xộn, thiếu đồng bộ, thiếu nhất quán, gây lãng phí tài nguyên quốc gia
Một trong những yếu tố quan trọng để phục vụ việc lập quy hoạch, kế hoạch đầu tư, phân bổ vốn, quản lý dự án là việc xác định suất vốn đầu tư xây dựng các công trình Đây là chỉ tiêu giúp các nhà hoạch định chính sách có cái nhìn tổng quan nhất về các dự án đầu tư xây dựng công trình, từ đó có thể định hướng công tác đầu tư công, lập quy hoạch, kế hoạch dài hạn hay trung hạn, phân bổ vốn hợp lý, tập trung, góp phần khắc phục tình trạng đầu tư yếu kém nêu trên
Tuy nhiên, công tác xác định, xây dựng suất vốn đầu tư các công trình ở nước
ta hiện nay còn nhiều bất cập Hàng năm, Bộ Xây dựng vẫn có Quyết định công bố suất vốn đầu tư cho các công trình xây dựng, tuy nhiên hạn chế của các tập suất vốn đầu tư này là chỉ tính suất vốn đầu tư nói chung cho toàn quốc
Theo Bộ Xây dựng, có 07 nguyên nhân ảnh hưởng đến xây dựng các công trình nói chung và đường giao thông nói riêng tại Việt Nam, đó là điều kiện địa hình, địa chất, thủy văn; mật độ dân cư và tập quán sinh hoạt; chi phí đền bù GPMB; thời gian thi công và biến động giá; nguồn cung cấp vật liệu; chủ trương đầu tư, tiêu chuẩn áp dụng; ảnh hưởng thiết bị, vật tư nhập khẩu và nguồn vốn đầu tư [10] Các nguyên nhân này cộng thêm đặc thù của sản phẩm xây dựng là tính đơn chiếc, nên việc tìm ra mẫu
số chung cho chi phí xây dựng các loại hình công trình qua việc xác định suất vốn đầu
tư là một công việc rất khó khăn
Ở Việt Nam, do nhiều nguyên nhân, chi phí xây dựng công trình khi dự toán được duyệt so với khi quyết toán thường tăng lên nhiều lần, đặt ra câu hỏi về khả năng khái toán các công trình và sự thất thoát, lãng phí khi đầu tư xây dựng, thậm chí xuất hiện dự án đội vốn hơn 30 lần, từ 72 tỷ đồng lên gần 2.600 tỷ đồng [12,13], hoặc dự án giao thông “đắt nhất hành tinh” lên đến 1.000 tỷ đồng/km [14] Tình trạng trên cho thấy sự cần thiết phải xây dựng suất vốn đầu tư cho từng loại công trình để khống chế việc công trình đội vốn, đặc biệt tại các công trình trọng điểm Tình hình cấp thiết đến
Trang 13mức Thủ tướng Chính phủ phải yêu cầu Bộ GTVT công bố suất đầu tư làm 1km đường cao tốc để làm cơ sở tính toán chi phí xây dựng các công trình tương tự [15]
Tại tỉnh Quảng Ngãi, hiện nay trên địa bàn tỉnh chưa có nghiên cứu nào về suất vốn đầu tư các công trình của địa phương UBND tỉnh mới chỉ ban hành tập chỉ số giá của các công trình xây dựng theo quy định Do vậy việc lập kế hoạch, phân bổ vốn, xác định tổng mức đầu tư còn gặp nhiều lúng túng, mang nặng cảm tính, ước đoán
Tương tự như vậy, ở cấp huyện của tỉnh Quảng Ngãi, đặc biệt là các huyện miền núi, không có một nghiên cứu cụ thể nào để xác định suất vốn đầu tư các công trình cơ bản, phổ biến trên địa bàn Do đó, việc lập kế hoạch phân bổ vốn, xác định sơ
bộ tổng mức đầu tư của các công trình được làm theo cảm tính, tùy thuộc vào quyết định của mỗi cá nhân hoặc trên cơ sở tham khảo của các đơn vị tư vấn Do đó tính chuẩn xác, khách quan của việc xác định chi phí đầu tư xây dựng không cao, dễ dẫn đến sai lầm, chậm trễ trong quyết định đầu tư, các công trình, dự án thường phải điều chỉnh nhiều lần
Tình hình đầu tư xây dựng, xác định suất vốn đầu tư trên địa bàn huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi là một điển hình như vậy Là một trong 62 huyện nghèo nhất cả nước theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ [1], thời gian gần đây, được sự đầu
tư từ các nguồn vốn giảm nghèo, cơ sở hạ tầng của huyện đã có nhiều cải thiện Tuy nhiên, do còn nhiều khó khăn, trên địa bàn huyện chưa có nghiên cứu nào về suất vốn đầu tư các công trình giao thông, đặc biệt là các công trình cầu nhằm tiết kiệm chi phí, tiện dụng cho việc quản lý, phân bổ vốn đầu tư Các công trình, dự án trên địa bàn huyện thực hiện theo cơ sở tư vấn của các đơn vị Đối với những dự án cần xác định nhanh tổng mức đầu tư để kịp thời bố trí vốn, do không có suất vốn đầu tư nào được lập để tham khảo, chủ đầu tư thường tự dự đoán tổng mức, dẫn đến việc khi dự án được phê duyệt, tổng mức đầu tư lại cao hoặc thấp hơn số vốn được giao rất nhiều, phải nhiều lần thực hiện điều chỉnh, dẫn đến khó khăn trong công tác quản lý, chậm trễ tiến độ
Trên địa bàn huyện Sơn Hà, phần vốn đầu tư quan trọng nhất luôn giành cho các công trình giao thông Địa phương luôn xác định giao thông thông suốt chính là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương Với địa hình miền núi, đi lại khó khăn, nhiều sông suối nhỏ, các công trình giao thông trên địa bàn huyện hầu hết là các công trình giao thông nông thôn như đường bê tông nông thôn, cầu, cống nhỏ Trong đó các công trình cầu bản là các công trình phổ biến, cơ bản tại địa phương Việc xác định suất vốn đầu tư các công trình cầu bản sẽ tạo thuận lợi trong công tác lập kế hoạch, phân bổ vốn đầu tư cho các công trình này tại địa phương
Vì các lý do trên, việc nghiên cứu xây dựng suất vốn đầu tư hợp lý cho các
Trang 14công trình, đặc biệt là công trình cầu trên địa bàn huyện trong giai đoạn hiện nay là rất cần thiết Việc xây dựng thành công suất vốn đầu tư xây dựng các công trình cầu trên địa bàn huyện sẽ góp phần tăng cường hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý vốn các công trình nói chung và công trình cầu trên địa bàn huyện nói riêng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương
2 Mục tiêu, giới hạn nghiên cứu
Nội dung của luận văn đề cập tới phương pháp xây dựng suất vốn đầu tư hợp lý cho các công trình giao thông dựa trên việc tối ưu hóa chi phí đầu vào dưới sự ảnh hưởng của các yếu tố như giá vật liệu tại địa điểm cung cấp, cự ly vận chuyển
Phương pháp xây dựng suất vốn đầu tư này có thể áp dụng cho tất cả các công trình giao thông, tuy nhiên trong điều kiện khuôn khổ luận văn, chỉ lấy ví dụ cho trường hợp các công trình cầu bản trên địa bàn huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi để tính toán
Mục tiêu của đề tài là tính toán suất vốn đầu tư các công trình cầu bản trên địa bàn huyện tại thời điểm hiện tại và tương lai (tổng mức đầu tư công trình cầu bản trên 1m2 bản mặt cầu)
Trên cơ sở số liệu khảo sát thực tế và hồ sơ bản vẽ thiết kế đã có, tiến hành phân tích, đánh giá, tính toán chi phí xây dựng trực tiếp dựa trên tổng chi phí vật liệu, nhân công, máy cấu thành giá trị xây dựng công trình với các biến liên quan:
+ Với chi phí vật liệu: tính toán dựa trên các yếu tố ảnh hưởng như giá vật liệu tại địa điểm cung cấp, cự ly vận chuyển, chi phí bốc xếp, chi phí vận chuyển nội bộ công trình, chi phí hao hụt bảo quản tại hiện trường
+ Với chi phí nhân công: tính toán dựa trên các yếu tố ảnh hưởng như đơn giá nhân công tại địa phương, công nghệ thi công, biện pháp thi công, khả năng tổ chức thi công
+ Với chi phí máy: tính toán dựa trên các yếu tố ảnh hưởng như chi phí khấu hao; chi phí sửa chữa; chi phí nhiên liệu, năng lượng; chi phí nhân công điều khiển; chi phí khác
Từ chi phí xây dựng trực tiếp tìm được, tính toán chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước để xác định chi phí xây dựng Sau đó xác định các chi phí thiết bị; quản lý dự án; tư vấn đầu tư xây dựng; chi phí khác để xác định tổng mức đầu tư Tổng mức đầu tư tìm được không bao gồm các chi phí như bồi thường, GPMB, chi phí
dự phòng, chi phí lãi vay và các chi phí khác không mang tính phổ biến cho tất cả các công trình cần tính toán Trên cơ sở tổng mức đầu tư tính toán, xây dựng suất đầu tư hợp lý của các công trình cầu trên địa bàn huyện, dự báo suất đầu tư cho tương lai dựa trên độ trượt giá bình quân
Trang 15Vì thời gian, điều kiện nghiên cứu trên địa bàn huyện miền núi còn gặp nhiều khó khăn, các công trình cầu trên địa bàn huyện phần lớn là những cầu bản nhỏ, đã được xây dựng từ lâu, xuống cấp trầm trọng, công tác quản lý dự án, lưu trữ dữ liệu còn yếu kém nên việc thu thập số liệu còn hạn chế Do vậy mặc dù về mặt phương pháp luận có thể tính suất vốn đầu tư cho tất cả các công trình trên địa bàn huyện, trong khuôn khổ luận văn này chỉ giới hạn nghiên cứu ảnh hưởng của giá vật liệu và
cự ly vận chuyển từ các địa điểm cung cấp khác nhau đến suất vốn đầu tư xây dựng các công trình cầu bản trên địa bàn huyện Sơn Hà Các yếu tố khác vẫn được tính toán
để tính tổng mức đầu tư, tuy nhiên được giản hóa bằng cách lấy từ định mức xây dựng được Nhà nước ban hành và hồ sơ thiết kế, dự toán các công trình đã được thẩm định, phê duyệt
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Do huyện Sơn Hà là một huyện nghèo miền núi, các công trình xây dựng trên địa bàn hầu hết là các công trình có tổng mức đầu tư nhỏ, kỹ thuật đơn giản, quy trình công nghệ thi công phổ biến, sử dụng các loại nguyên, vật liệu xây dựng thông dụng, sẵn có trên thị trường Đối với công trình cầu, hầu hết các công trình cầu trên địa bàn huyện là các cầu qua sông, suối nhỏ, bề rộng bản mặt cầu thông thường khoảng 5,0m, bằng bề rộng đường giao thông nông thôn miền núi Vì vậy trong khuôn khổ luận văn này chỉ nghiên cứu các các cầu bản nhịp nhỏ thuộc phạm vi các tuyến đường giao thông nông thôn trên địa bàn huyện
4 Phương pháp nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu của luận văn được giải quyết thông qua các phương pháp
nghiên cứu chính sau:
- Phương pháp phân tích thống kê: Thực hiện khảo sát, thu thập, tổng hợp thống
kê số liệu trên cơ sở các văn bản pháp quy của Nhà nước, văn bản của địa phương
- Phương pháp phân tích lý thuyết kết hợp với thực tiễn: Dựa trên kết quả tổng hợp khảo sát, thống kê số liệu và trên cơ sở các lý thuyết về thống kê, về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, tiến hành phân tích, đánh giá, tính toán khối lượng công trình; kết hợp kết quả tính toán với thực tế tại xây dựng tại địa phương, nêu rõ ưu, nhược điểm, khả năng ứng dụng của suất vốn đầu tư trên thực tế Từ đó xây dựng suất vốn đầu tư hợp lý cho các công trình cầu bản trên địa bàn huyện Sơn Hà hiện tại và dự báo suất vốn đầu tư trong tương lai
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Suất vốn đầu tư là một trong những cơ sở phục vụ cho việc xác định sơ bộ tổng mức đầu tư, tổng mức đầu tư dự án, xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư
Trang 16Việc xác định suất vốn đầu tư tại Việt Nam hiện nay mới dừng lại ở việc công
bố cho một số công trình có tính chất phổ biến, chưa xét đến đặc thù của các công trình ở vùng sâu, vùng xa, có điều kiện vận chuyển đặc biệt khó khăn Tại tỉnh Quảng Ngãi, tình hình cũng tương tự, việc áp dụng suất vốn đầu tư do Bộ Xây dựng công bố mới chỉ được thực hiện cho một số công trình lớn, tương tự các công trình ở các địa phương các, các thành phố lớn Còn lại đối với một số công trình có trong tập suất vốn đầu tư nhưng không được áp dụng vì lý do các công trình thực hiện trên địa bàn tỉnh mang tính đặc thù địa phương, nên chi phí xây dựng cũng có khác biệt đáng kể Riêng tại huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi đến nay chưa có nghiên cứu nào về suất vốn đầu tư các công trình, đặc biệt là các công trình cầu bản Vì vậy việc nghiên cứu, tính toán suất đầu tư các công trình cầu bản trên địa bàn huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi có ý nghĩa lớn về khoa học và thực tiễn
Về mặt khoa học, việc thống kê, tính toán các công trình cầu để tính suất đầu tư giúp hệ thống hóa chi phí đầu tư xây dựng cầu bản trên địa bàn huyện miền núi mà trước đó chưa có nghiên cứu cụ thể nào về vấn đề này, mà chỉ có tập suất vốn đầu tư
05 loại công trình nói chung (trong đó có loại công trình giao thông) do Bộ Xây dựng ban hành
Về mặt thực tiễn, việc xác định suất vốn đầu tư giúp các cơ quan có thẩm quyền, các chủ đầu tư trên địa bàn huyện Sơn Hà chủ động trong việc khái toán các công trình, lập kế hoạch đầu tư công, cân đối, phân bổ vốn cho các công trình, đặc biệt
là công trình cầu trên địa bàn huyện Sơn Hà Từ đó có thể đề ra các chủ trương, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội địa phương trong ngắn hạn, trung hạn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư
6 Cấu trúc của luận văn:
- Mở đầu: đề cập tới sự cần thiết phải tiến hành nghiên cứu, xây dựng suất vốn đầu tư hợp lý cho các công trình cầu bản trên địa bàn huyện; mục tiêu, giới hạn, đối tượng phạm vi nghiên cứu; phương pháp xây dựng suất vốn đầu tư hợp lý; ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Các chương:
+ Chương 1: Suất vốn đầu tư trong xây dựng và ứng dụng trong quản lý dự án: Giới thiệu khái niệm, vai trò và ứng dụng của suất vốn đầu tư trong các dự án xây dựng các công trình nói riêng và công trình cầu nói chung
+ Chương 2: Xây dựng suất vốn đầu tư hợp lý cho các công trình cầu bản: Giới thiệu phương pháp xây dựng suất vốn đầu tư nói chung, những ưu, nhược điểm của phương pháp và cách áp dụng phương pháp tính cụ thể trong khuôn khổ luận văn
+ Chương 3: Áp dụng phương pháp xây dựng suất vốn đầu tư hợp lý cho các
Trang 17công trình cầu bản trên địa bàn huyện Sơn Hà: Tính toán tổng mức đầu tư, suất vốn đầu tư cho các công trình cầu bản trên địa bàn huyện – là loại công trình cầu phổ biến trên địa bàn huyện hiện nay
- Kết luận và Kiến nghị: Trên cơ sở kết quả tính toán, nêu ý nghĩa thực tiễn, khả năng áp dụng và kiến nghị hướng phát triển của luận văn
Trang 18CHƯƠNG 1 SUẤT VỐN ĐẦU TƯ TRONG XÂY DỰNG
sở vật chất kỹ thuật hiện có, để đổi mới và bổ sung các cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế, cho các ngành hoặc các cơ sở kinh doanh dịch vụ, cũng như thực hiện các chi phí cần thiết tạo điều kiện cho sự bắt đầu hoạt động của các cơ sở vật chất kỹ thuật mới được bổ sung hoặc mới được đổi mới [11] Tại Khoản 18, Điều 3, Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26/11/2014: “Vốn đầu tư là tiền và tài sản khác để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh”
1.1.2 Vốn đầu tư xây dựng cơ bản
- Đầu tư xây dựng: Theo Điều 3, Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014, thuật ngữ “đầu tư xây dựng” được hiểu là “sử dụng vốn để tiến hành hoạt động xây dựng để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng nhằm phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong thời hạn và chi phí xác định”
- XDCB và đầu tư XDCB:
XDCB là những hoạt động với chức năng tạo ra tài sản cố định cho nền kinh tế thông qua các hình thức xây dựng mới, mở rộng, hiện đại hoá hoặc khôi phục các tài sản cố định
Đầu tư XDCB trong nền kinh tế quốc dân là một bộ phận của đầu tư phát triển Đây chính là quá trình bỏ vốn để tiến hành các hoạt động XDCB nhằm tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng ra các tài sản cố định trong nền kinh tế Do vậy đầu
tư XDCB là tiền đề quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của nền kinh
tế nói chung và của các cơ sở sản xuất kinh doanh nói riêng Đầu tư XDCB là hoạt động chủ yếu tạo ra tài sản cố định đưa vào hoạt động trong lĩnh vực kinh tế - xã hội , nhằm thu đựơc lợi ích với nhiều hình thức khác nhau Đầu tư XDCB trong nền kinh tế quốc dân được thông qua nhiều hình thức xây dựng mới, cải tạo, mở rộng, hiện đại hoá hay khôi phục tài sản cố định cho nền kinh tế [11]
- Vốn đầu tư XDCB:
Trang 19Vốn đầu tư XDCB là vốn bỏ ra cho hoạt động đầu tư XDCB
1.1.3 Suất vốn đầu tư xây dựng công trình
Theo Quyết định số 706/QĐ-BXD ngày 30/6/2017 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng
về Công bố suất vốn đầu tư xây dựng công trình và giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình năm 2016, Suất vốn đầu tư xây dựng công trình (gọi tắt là suất vốn đầu tư) là mức chi phí cần thiết để đầu tư xây dựng công trình mới tính theo một đơn vị diện tích, công suất hoặc năng lực phục vụ theo thiết kế của công trình Công suất hoặc năng lực phục vụ theo thiết kế của công trình là khả năng sản xuất hoặc khai thác sử dụng công trình theo thiết kế được xác định bằng đơn vị đo thích hợp
Suất vốn đầu tư bao gồm các chi phí: xây dựng, thiết bị, quản lý dự án đầu tư xây dựng, tư vấn đầu tư xây dựng và các khoản chi phí khác Suất vốn đầu tư tính toán
đã bao gồm thuế giá trị gia tăng cho các chi phí nêu trên [3]
1.2 Vai trò suất vốn đầu tư trong công tác quản lý đầu tư
Suất vốn đầu tư là một trong những cơ sở phục vụ cho việc xác định sơ bộ tổng mức đầu tư, tổng mức đầu tư dự án, xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng ở giai đoạn chuẩn bị dự án và có thể được sử dụng trong việc xác định giá trị quyền sử dụng đất, giá trị thực tế của tài sản là sản phẩm xây dựng cơ bản khi xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa theo hướng dẫn của cơ quan quản lý có thẩm quyền [3]
Chỉ tiêu suất vốn đầu tư xây dựng công trình được xác định cho các công trình xây dựng mới, có tính phổ biến cao, với mức độ kỹ thuật công nghệ trung bình, loại cấp công trình theo tiêu chuẩn Việt Nam và các quy định hiện hành về quản lý công trình xây dựng[3]
Trong trường hợp sử dụng chỉ tiêu suất vốn đầu tư xác định tổng mức đầu tư cho các công trình tái tạo, mở rộng, nâng cấp hoặc công trình có yêu cầu đặc biệt về công nghệ thì trong tính toán phải có sự điều chỉnh, bổ sung phù hợp [3]
Suất vốn đầu tư có các ý nghĩa quan trọng như:
- Là một chỉ tiêu giúp xác định TMĐT công trình ở bước lập dự án
- Là chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật tổng hợp quan trọng trong công tác quản lý đầu
tư xây dựng, là công cụ trợ giúp cho các cơ quan quản lý tính toán nhanh vốn đầu tư nhằm mục đích nhanh chóng ra quyết định đầu tư, phân bổ vốn đầu tư nhằm đảm bảo hiệu quả kinh tế - xã hội
- Giúp các chủ đầu tư có thể ước lượng được vốn đầu tư để đầu tư trong điều kiện thời gian ngắn hạn Ngoài ra, suất vốn đầu tư cũng là căn cứ để đánh giá hiệu quả đầu tư của các dự án
- Bên cạnh đó, suất vốn đầu tư xây dựng công trình có một vai trò rất lớn trong việc lập kế hoạch, quản lý, phân bổ vốn đầu tư
Trang 20Suất vốn đầu tư xây dựng công trình là chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật tổng hợp quan trọng trong công tác quản lý, là công cụ trợ giúp cho các cơ quan quản lý, chủ đầu tư khi xác định tổng mức đầu tư của dự án, làm cơ sở để lập kế hoạch, quản lý vốn đầu
tư, xác định hiệu quả kinh tế của dự án đầu tư xây dựng
Suất vốn đầu tư là loại chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật có vai trò quan trọng trong công tác kế hoạch hóa và quản lý vốn đầu tư của Nhà nước và là thông tin ban đầu về giá cả hết sức cần thiết cho nhà đầu tư Vì vậy, dù suất vốn đầu tư ở nước ta chưa được nghiên cứu, biên soạn một cách đầy đủ, chi tiết, khoa học, trong thực tế cũng đã được các cơ quan nhà nước, các Bộ ngành, Viện Xây dựng sử dụng vào các mục đích sau:
- Tính toán, cân đối và phân bổ vốn đầu tư các dự án trong các kỳ kế hoạch trung hạn và dài hạn theo Luật Đầu tư công hiện hành
- Tính toán, cân đối và phân bổ vốn đầu tư phục vụ lập quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn mới, quy hoạch vùng của các địa phương
- Lựa chọn phương án đầu tư trong quá trình lập luận chứng kinh tế - kỹ thuật của các dự án xây dựng
Ngoài ra, một số nhà đầu tư cũng đã sử dụng chỉ tiêu suất vốn đầu tư để tham khảo, chuẩn bị vốn và lựa chọn các giải pháp đầu tư thích hợp, để làm cơ sở xin chủ trương đầu tư hoặc vay vốn Ngân hàng
Một số cơ quan nghiên cứu kinh tế cũng đã sử dụng chỉ tiêu suất vốn đầu tư để tham chiếu cho việc lập dự toán xây dựng công trình
Tuy nhiên, do vấn đề suất vốn đầu tư ở nước ta chưa được nghiên cứu thiết lập một cách đầy đủ trên cơ sở khoa học, phù hợp với tình hình biến động của giá cả và cơ chế thị trường trong lĩnh vực đầu tư xây dựng, chưa gắn với cơ chế quản lý kinh tế thị trường, cho nên nhìn chung việc áp dụng chỉ tiêu suất đầu tư nhìn chung còn hạn chế
1.3 Mối quan hệ các thành phần trong cấu trúc suất vốn đầu tư
Suất vốn đầu tư bao gồm các chi phí: xây dựng, thiết bị, quản lý dự án đầu tư xây dựng, tư vấn đầu tư xây dựng và các khoản chi phí khác Suất vốn đầu tư tính toán
đã bao gồm thuế giá trị gia tăng cho các chi phí nêu trên [3]
Nội dung chi phí trong suất vốn đầu tư chưa bao gồm chi phí thực hiện một số loại công việc theo yêu cầu riêng của dự án/công trình xây dựng cụ thể như [3]:
- Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư gồm: chi phí bồi thường về đất, nhà, công trình trên đất, các tài sản gắn liền với đất, trên mặt nước và chi phí bồi thường khác theo quy định; các khoản hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất; chi phí tái định cư; chi phí tổ chức bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; chi phí sử dụng đất trong thời gian xây dựng (nếu có); chi phí chi trả cho phần hạ tầng kỹ thuật đã được đầu tư xây dựng (nếu có) và các chi phí có liên quan khác;
Trang 21- Lãi vay trong thời gian thực hiện đầu tư xây dựng (đối với các dự án có sử dụng vốn vay);
- Vốn lưu động ban đầu (đối với các dự án đầu tư xây dựng nhằm mục đích sản xuất, kinh doanh);
- Chi phí dự phòng trong tổng mức đầu tư (dự phòng cho khối lượng công việc phát sinh và dự phòng cho yếu tố trượt giá trong thời gian thực hiện dự án);
- Một số chi phí khác gồm: đánh giá tác động môi trường và xử lý các tác động của dự án đến môi trường; đăng kiểm chất lượng quốc tế, quan trắc biến dạng công trình; chi phí kiểm định chất lượng công trình; gia cố đặc biệt về nền móng công trình; chi phí thuê tư vấn nước ngoài[3]
1.4 Tình hình áp dụng suất vốn đầu tư tại Việt Nam
Tại Việt Nam, vấn đề suất đầu tư chính thức được triển khai thực hiện vào năm
1984 Để phục vụ kế hoạch 5 năm 1981-1985 và 5 năm 1986-1990, Vụ Định mức thuộc Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước và Viện kinh tế xây dựng thuộc Bộ Xây dựng đã phối hợp biên soạn trình chủ nhiệm Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước xét duyệt ban hành tạm thời “Tập định mức suất vốn đầu tư” cho các công trình xây dựng mới theo Quyết định số 226-UB/ĐM ngày 31/12/1984 Đó là tập định mức đầu tiên được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chính thức cho ban hành ở nước ta để phục vụ công tác kế hoạch hoá và quản lý vốn đầu tư thuộc ngân sách nhà nước năm 1985 và giai đoạn 1986-
1990
Năm 1987, tập định mức tạm thời nói trên được nghiên cứu bổ sung, điều chỉnh lại để phù hợp với tình hình biến động về giá cả và đối tượng đầu tư, được Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước ban hành áp dụng chính thức tại Quyết định số 01-UB/ĐM ngày 05/12/1987
Từ đó đến nay, các tập định mức suất vốn đầu tư liên tục được cập nhật, cải thiện qua từng năm, và xuất hiện thêm các tập suất vốn đầu tư do các cơ quan quản lý ngành thực hiện Ngày 30/6/2017, Bộ Xây dựng ban hành Quyết định số 706/QĐ-BXD công bố suất vốn đầu tư xây dựng công trình và giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình năm 2016
Theo Bảng 55, Quyết định 706/QĐ-BXD, suất vốn đầu tư các công trình cầu bản được xác định như sau:
Trang 22Bảng 1.2 Suất vốn đầu tư xây dựng công trình cầu đường bộ, cầu bộ hành
Đơn vị tính: 1.000 đ/m 2
Suất vốn đầu tư
Trong đó bao gồm Chi phí
xây dựng
Chi phí thiết bị
tư khái toán vẫn chưa đủ độ chính xác, dẫn đến phải thay đổi, điều chỉnh tổng mức đầu
tư nhiều lần Nguyên nhân chủ yếu vì đối tượng tính toán chưa đảm bảo tính xác định,
do mỗi công trình xây dựng là một sản phẩm riêng biệt, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện địa hình, địa chất, thủy văn; chi phí đền bù GPMB; thời gian thi công; biến động giá; nguồn cung cấp vật liệu; nguồn vốn đầu tư Bên cạnh đó, việc xác định chỉ tiêu suất vốn đầu tư hiện hành chưa chú ý đến hiệu quả vốn đầu tư Điều đó dẫn tới
sự tuỳ tiện trong việc lựa chọn công nghệ, kỹ thuật hoặc các giải pháp xây dựng nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư
Vì lẽ đó, tình hình áp dụng suất vốn đầu tư tại Việt Nam mới chủ yếu được thực hiện cho các công trình, dự án lớn, ở bước lập báo cáo tiền khả thi, và chỉ mang tính định hướng để quyết định chủ trương đầu tư, phân khai kế hoạch vốn
1.5 Xây dựng và ứng dụng suất vốn đầu tư trên địa bàn huyện Sơn Hà
Hiện nay, trên địa bàn huyện Sơn Hà, chưa có một nghiên cứu cụ thể về suất vốn đầu tư các công trình xây dựng cơ bản Điều đó gây khó khăn trong công tác hoạch định chính sách, lập kế hoạch đầu tư, phân bổ vốn cho các dự án đầu tư xây dựng Việc khái toán tổng mức đầu tư ban đầu thường mang nặng cảm tính, ước đoán chủ quan, dẫn đến sự chênh lệch lớn về tổng mức đầu tư theo chủ trương ban đầu và tổng mức đầu tư được duyệt
Do vậy, việc xác định suất vốn đầu tư các công trình trên địa bàn huyện Sơn Hà
là một việc cần thiết và đem lại hiệu quả cao, giúp các ngành, các cấp của huyện định hướng việc phát triển cơ sở hạ tầng cho phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội
Trang 23Khi xác lập được thông số suất vốn đầu tư, chúng ta sẽ có căn cứ để lập kế hoạch vốn đầu tư xây dựng trong ngắn hạn và trung hạn, xác định được sơ bộ tổng mức đầu tư các công trình trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư, từ đó nâng cao năng lực quản lý đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông nói chung và xây dựng công trình cầu nói riêng trên địa bàn huyện Sơn Hà
1.6 Các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng
- Quy chuẩn xây dựng và tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam, tiêu chuẩn ngành trong thiết kế hiện hành;
- Định mức xây dựng theo Công văn 1776/BXD-VP ngày 16/8/2007 của Bộ Xây dựng
- Vận dụng định mức dự toán xây dựng công trình số 1091/QĐ –BXD ngày 26/12/2011 –Bổ sung phần xây dựng;
- Định mức dự toán xây dựng công trình số 1172/QĐ –BXD ngày 26/12/2012 – Sửa đổi và bổ sung phần xây dựng;
- Định mức dự toán xây dựng công trình số 1173/QĐ –BXD ngày 26/12/2012 – Sửa đổi và bổ sung phần lắp đặt và sửa chữa;
- Vận dụng định mức số 588/QĐ –BXD ngày 29/05/2014 – Sửa đổi và bổ sung phần xây dựng
- Vận dụng định mức số 587/QĐ–BXD ngày 29/05/2014 – Sửa đổi và bổ sung phần lắp đặt và sửa chữa
1.7 Kết luận chương 1
Nội dung chương I giới thiệu cơ sở lý luận liên quan đến khái niệm suất vốn đầu tư, vai trò và ứng dụng của suất vốn đầu tư trong việc quản lý dự án, lập kế hoạch, phân bổ vốn đầu tư, định hướng đầu tư Đây là cơ sở đầu tiên, cho thấy sự cần thiết phải xây dựng suất vốn đầu tư hợp lý cho các công trình cầu bản tại huyện Sơn Hà và cũng là cơ sở để triển khai các chương tiếp theo
Trang 24CHƯƠNG 2 XÂY DỰNG SUẤT VỐN ĐẦU TƯ HỢP LÝ CHO CÁC CÔNG TRÌNH CẦU BẢN
2.1 Các căn cứ xây dựng suất vốn đầu tư
2.1.1 Căn cứ pháp lý
- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014
- Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng
- Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/05/2015 về Quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng
- Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/06/2015 của Chính phủ về quản lý dự
án đầu tư xây dựng
- Nghị định số 42/2017/NĐ-CP ngày 05/04/2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/06/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng
- Thông tư số 09/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 của Bộ Tài chính Quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước
- Thông tư số 06/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng
- Quyết định số 706/QĐ-BXD ngày 30/6/2017 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về Công bố suất vốn đầu tư xây dựng công trình và giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình năm 2016
- Quyết định số 964/QĐ-BXD ngày 20/9/2017 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về Công bố Hướng dẫn quy đổi chi phí đầu tư xây dựng công trình
- Quyết định số 58/2014/QĐ-UBND ngày 09/12/2014 của UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc Quy định giá cước và phương pháp tính cước vận chuyển hàng hóa bằng
xe ô tô trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- Quyết định số 1419/QĐ-UBND ngày 21/8/2018 của UBND tỉnh Quảng Ngãi
về việc Ban hành bảng xếp loại đường tỉnh để xác định cước vận tải đường bộ trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- Quyết định số 01/2017/QĐ-UBND ngày 10/01/2017 của UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc sửa đổi Khoản 1, Điều 7 Quy định giá cước và phương pháp tính cước vận chuyển hàng hóa bằng xe ô tô trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi ban hành kèm theo Quyết định số Quyết định số 58/2014/QĐ-UBND ngày 09/12/2014
- Quyết định số 03/2017/QĐ-UBND ngày 11/01/2017 của UBND tỉnh Quảng
Trang 25Ngãi về việc ban hành một số nhiệm vụ quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi;
- Quyết định số 4149/QĐ-SXD ngày 29/12/2017 của Giám đốc sở Xây dựng tỉnh Quảng Ngãi về việc Công bố chỉ số giá xây dựng tháng 7 đến tháng 12 năm 2017
- Quyết định số 2340/QĐ-SXD ngày 02/8/2018 của Giám đốc sở Xây dựng tỉnh Quảng Ngãi về việc Công bố chỉ số giá xây dựng tháng 01 đến tháng 6 năm 2018
và quý I, quý II năm 2018
- Công văn số 5848/UBND-CNXD về việc điều chỉnh giá ca máy theo quyết định số 1134/ QĐ- BXD ngày 08/10/2015 của Bộ Xây Dựng
- Bảng giá xây dựng công trình, ban hành kèm theo Quyết định số UBND ngày 9/6/2014 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi
188/QĐ Bảng giá lắp đặt công trình, ban hành kèm theo Quyết định số 189/QĐ188/QĐ UBND ngày 9/6/2014 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi
- Bảng giá khảo sát xây dựng công trình, ban hành kèm theo Quyết định số 459/QĐ-UBND ngày 18/12/2014 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi
- Căn cứ Thông tư số 19/2011/TT-BTC ngày 14/2/2011 của Bộ Tài chính V/v hướng dẫn thu, nộp và sử dụng lệ phí thẩm tra quyết toán
- Căn cứ Thông tư số 75/2014/TT-BTC ngày 12/06/2014 của Bộ Tài chính V/v qui định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý sử dụng phí thẩm tra thiết kế công trình xây dựng
- Chi phí quản lý dự án, tư vấn đầu tư xây dựng công trình theo quyết định 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng;
- Thông tư số 04/2010/TT-BXD ngày 25/6/2010 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn lập và quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình;
- Công văn 663/HD-SXD ngày 28 tháng 5 năm 2015 về việc điều chỉnh dự toán công trình, dự toán chi phí dịch vụ công ích đô thị trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- Căn cứ Thông tư số 01/2015/TT-BXD ngày 20 tháng 3 năm 2015 về việc hướng dẫn xác định đơn giá nhân công trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng
- Căn cứ Thông tư 17/2013/TT-BXD ngày 30 tháng 10 năm 2013 về việc hướng dẫn xác định và quản lý chi phí khảo sát xây dựng
- Căn cứ Quyết định 640/QĐ-BGTVT ngày 04 tháng 04 năm 2011 về việc hướng xếp loại đường để xác định cước vận tải đường bộ năm 2011
- Căn cứ các Quyết định của Bộ Công Thương quy định về giá bán điện
- Căn cứ Quyết định số 1051/ QĐ-UBND ngày 26/05/2010 của UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc ban hành bảng xếp loại đường tỉnh;
- Căn cứ Hướng dẫn 265/HD- SXD ngày 25/02/2016 của Sở Xây Dựng Quảng
Trang 26Ngãi về việc điều chỉnh dự toán xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- Căn cứ Công văn số 717/UBND-CNXD ngày 18/02/2016 của UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc xác định mức lương đầu vào làm cơ sở công bố đơn giá nhân công xây dựng để lập và quản lý chi phí đầu tư trên địa bàn tỉnh
- Giá vật liệu theo các Thông báo giá hàng tháng của Sở Xây dựng tỉnh Quảng Ngãi
- Giá nhân công theo bảng lương A.1.8 của Chính phủ và các khoản phụ cấp theo chế độ hiện hành và Thông tư hướng dẫn của Bộ Xây dựng, Công văn hướng dẫn của Sở Xây dựng tỉnh Quảng Ngãi
2.1.2 Căn cứ thực tiễn
Để xây dựng được suất vốn đầu tư các công trình cầu bản trên địa bàn huyện Sơn Hà, ta cần lập danh mục loại cầu cần tính suất vốn đầu tư; thu thập, xử lý số liệu
từ các công trình đại diện; tính toán suất vốn đầu tư
Dữ liệu từ các công trình đại diện được thu thập từ các cơ quan, ban ngành hữu quan Có thể bao gồm thiết kế, dự toán được duyệt hoặc quyết toán dự án công trình được duyệt
Trên cơ sở các số liệu đã có, tính toán giá xây dựng tổng hợp các bộ phận kết cấu công trình theo các cự ly vận chuyển khác nhau, có tính toán trượt giá trên cơ sở chỉ số giá được công bố tại địa phương
2.2 Phân tích cấu trúc suất vốn đầu tư trên địa bàn huyện
Suất vốn đầu tư bao gồm các chi phí: xây dựng, thiết bị, quản lý dự án đầu tư xây dựng, tư vấn đầu tư xây dựng và các khoản chi phí khác Suất vốn đầu tư tính toán
đã bao gồm thuế giá trị gia tăng cho các chi phí nêu trên
Hiện trên địa bàn huyện Sơn Hà, tổng mức đầu tư được tính gồm các khoản sau:
- Chi phí xây dựng: gồm chi phí phá dỡ các công trình xây dựng, chi phí san lấp mặt bằng xây dựng, chi phí xây dựng các công trình, hạng mục công trình, xây dựng công trình tạm, công trình phụ trợ phục vụ thi công
Chi phí xây dựng được phân tích thành các chi phí như: Chi phí trực tiếp (vật liệu, nhân công, máy); chi phí trực tiếp khác; chi phí chung; thu nhập chịu thuế tính trước; thuế giá trị gia tăng
- Chi phí thiết bị: gồm chi phí mua sắm thiết bị công trình và thiết bị công nghệ; chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ (nếu có); chi phí lắp đặt, thí nghiệm, hiệu chỉnh; chi phí vận chuyển, bảo hiểm; thuế và các loại phí, chi phí liên quan khác Chi phí này ít có đối với các công trình trên địa bàn huyện, sẽ không đưa vào tính suất vốn đầu tư
Trang 27- Chi phí quản lý dự án: gồm các chi phí để tổ chức thực hiện các công việc quản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án và kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng Chi phí này thường được tính theo tỷ lệ phần trăm, giúp chủ đầu tư thực hiện việc quản lý dự án
- Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng: gồm chi phí tư vấn khảo sát, lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (nếu có), lập Báo cáo nghiên cứu khả thi, lập Báo cáo kinh tế -
kỹ thuật, chi phí thiết kế, chi phí tư vấn giám sát xây dựng công trình và các chi phí tư vấn khác liên quan Thực tế trên địa bàn huyện chi phí tư vấn gồm chi phí Khảo sát, lập báo cáo kinh tế-kỹ thuật; Chi phí giám sát thi công xây dựng công trình
- Chi phí khác: gồm nhiều công việc không nằm trong các chi phí trên Trên địa bàn huyện hiện nay chi phí khác chỉ bao gồm:
+ Chi phí hạng mục chung (gồm chi phí xây dựng nhà tạm để ở và điều hành thi công tại hiện trường, chi phí di chuyển thiết bị thi công và lực lượng lao động đến và
ra khỏi công trường, chi phí an toàn lao động, chi phí bảo đảm an toàn giao thông phục
vụ thi công (nếu có), chi phí bảo vệ môi trường cho người lao động trên công trường
và môi trường xung quanh, chi phí hoàn trả mặt bằng và hạ tầng kỹ thuật do bị ảnh hưởng khi thi công công trình (nếu có), chi phí thí nghiệm vật liệu của nhà thầu và một
số chi phí có liên quan khác liên quan đến công trình) Chi phí này thường được tính theo tỷ lệ % (khoảng 4% theo Thông tư 06/2016/TT-BXD) [2]
+ Chi phí Bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng
+ Chi phí lập, thẩm định hồ sơ mời thầu; đánh giá hồ sơ dự thầu; thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu
+ Chi phí thẩm định Báo cáo kinh tế - kỹ thuật
+ Chi phí kiểm toán, quyết toán công trình
Các chi phí này sẽ được xét đến trong quá trình lập tổng mức đầu tư Các chi phí khác như chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng; chi phí dự phòng và các chi phí đặc thù sẽ không xét đến vì tính bất thường của nó
2.3 Nguyên tắc xây dựng suất vốn đầu tư [3]
Việc tính toán, xác định suất vốn đầu tư cần đảm bảo một số nguyên tắc cơ bản sau:
- Công trình xây dựng được lựa chọn tính suất vốn đầu tư phải phù hợp với tiêu chuẩn xây dựng, quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn ngành, quy định về phân loại, cấp công trình xây dựng;
- Tính toán đầy đủ, hợp lý các nội dung chi phí cấu thành trong suất vốn đầu tư;
- Số liệu, dữ liệu được sử dụng để tính suất vốn đầu tư phải có cơ sở, phù hợp
và đảm bảo độ tin cậy;
Trang 28- Tùy theo tính chất, công năng sử dụng công trình để lựa chọn đơn vị tính cho phù hợp
2.4 Phương pháp xây dựng suất vốn đầu tư hợp lý các công trình cầu bản
Suất vốn đầu tư xây dựng công trình được xác định theo phương pháp thống kê, trên cơ sở tính toán khối lượng xây dựng các công trình cầu bản tại địa phương
2.4.1 Đặc điểm kết cấu công trình cầu bản tại địa phương
Chiều cao tối thiểu dầm bản BTCT nhịp đơn giản theo bảng 2.5.6.3-1 [7]
- Cầu tràn không thiết kế hệ thống lan can tay vịn như cầu bình thường mà chỉ nên làm gờ chắn bánh dạng con cóc Cầu ngập lũ nên tiết diện các bộ phận kết cấu được chọn càng chiếm ít diện tích dòng chảy càng tốt Khẩu độ cầu loại này không nên thắt hẹp dòng chảy, đường dẫn và ta luy đường dẫn hai đầu cầu phải được kiên cố bằng bê tông xi măng hoặc đá xây Để đảm bảo giao thông trong mùa mưa cho những ngày không có lũ thì cao độ cầu thường được chọn phải cao hơn mức nước thường xuyên trong mùa mưa ít nhất là 1m Mực nước thường xuyên trong mùa mưa chính là mực nước khi lũ rút đi và đến cao độ nào đó thì giữ mức trong suốt mùa mưa Việc chọn cao
độ như vậy sẽ giảm được chiều cao trụ, giảm chiều dài cầu và tránh được cây trôi vào mùa lũ, vì khi có lũ cầu đã bị ngập trong nước và cây chỉ trôi trên mặt nước nên sẽ không tác động tới cầu
Trang 29vị trí, liên kết với nhau bằng chốt chịu cắt
- Dầm bản bán lắp ghép gồm các phiến dầm đúc trước tại nhà máy hoặc công trường sau đó vận chuyển và cẩu lắp vào vị trí, dùng phần này làm ván khuôn và đà giáo để đổ bê tông liên hợp với phần bên trên
Phần kết cấu hạ bộ
- Có thể có các giải pháp thi công khác nhau Tuy nhiên, loại cầu bản hay cầu tràn áp dụng cho GTNT thường thi công như sau: Vào mùa khô, nước sông cạn, đắp vòng vây một nửa lòng sông và tiến hành đào móng để thi công các mố trụ và dầm bản của một nửa cầu, sau đó đắp vòng vây và thi công tương tự cho nửa cầu còn lại
- Riêng đối với cầu bản mố nhẹ cần lưu ý: Cầu làm việc theo nguyên tắc áp lực đất sau lưng hai mố phải cân bằng, do đó, Mô men và lực cắt đắp đất sau lưng mố được thực hiện khi dầm bản đã đông cứng, khi đắp đất phải đắp cùng lúc và luôn giữ cân bằng áp lực đất hai mố Khi mố cầu là bê tông thì trong quá trình thi công sẽ xuất hiện các khớp nối thi công tại các vị trí dừng đổ bê tông mỗi ngày Vì vậy, phải xử lý các khớp nối bằng cách chôn sẵn các thanh thép để liên kết giữa bê tông cũ và mới
Hình 2.2 Cấu tạo cầu bản (a, Cầu bản một nhịp;
b, Cầu bản nhiều nhịp đơn giản)
MNL LN
Trang 30Tiết diện ngang của dầm bản gồm: Tiết diện bản đặc đổ toàn khối, đặc hoặc rỗng lắp ghép, tiết diện bản bán lắp ghép
Cầu bản có các loại như cầu bản một nhịp mố nhẹ, cầu bản rỗng và cầu tràn
Cầu bản một nhịp mố nhẹ
- Cấu tạo như một khung bốn khớp, dầm bản kê trên hai mố dạng tường mỏng
bê tông, trên đỉnh mố có bố trí chốt thép cách nhau khoảng 1m để truyền áp lực ngang vào đầu dầm, dưới móng bố trí các thanh chống BTCT cách nhau từ 2m đến 5m để cân bằng áp lực đất giữa hai móng và đảm bảo chống trượt Lòng suối phải được gia cố bằng các loại vật liệu như đá hộc xếp khan, đá hộc xây vữa hoặc bê tông để chống xói
lở
- Chiều dày thân mố b=(1/6 – 1/7.5)hmố, hmố là chiều cao thân mố [8] Móng
mố là móng nông trên nền thiên nhiên, chiều sâu chôn móng tối thiểu là 1.5m [9] Khi đất nền thuộc loại yếu thì phải có giải pháp xử lý, có thể gia cường bằng cọc tre hoặc cọc gỗ nhưng lưu ý là cọc phải luôn ở dưới mực nước ngầm để đảm bảo khỏi bị mục, hoặc có thể chọn giải pháp gia cường bằng các loại cọc khác như cọc thép hoặc cọc BTCT nhưng cần phải so sánh với các giải pháp kết cấu khác trước khi lựa chọn
*Ưu, nhược điểm đối với cầu bản
Ưu điểm:
- Thiết kế và thi công đơn giản, tận dụng được vật liệu địa phương như cát, đá, sỏi, gỗ ván khuôn để chế tạo bê tông, sử dụng các loại vật liệu dễ kiếm như xi măng và thép nên kinh phí xây dựng thấp;
- Khai thác sử dụng hiệu quả, kinh phí duy tu bảo dưỡng hằng năm nhỏ;
- Kết cấu nhịp đa dạng nên có nhiều phương án để lựa chọn
Nhược điểm:
- Cầu bản mố nhẹ có phạm vi sử dụng hạn chế, vượt nhịp không lớn, kết cấu dễ
bị biến hình khi bị xói lở một bên mố Chiều cao đất đắp sau lưng mố lớn hoặc các lớp đất dưới đáy móng không tốt cần phải xử lý nền thì sử dụng loại cầu này có thể kém hiệu quả
- Cầu bản BTCT có chiều dài nhịp ngắn nên tốn rất nhiều trụ và chiếm diện tích
Trang 31dòng chảy Dầm bản toàn khối có thời gian thi công kéo dài vì toàn bộ kết cấu đổ tại chỗ Dầm bản lắp ghép thời gian thi công nhanh hơn nhưng đòi hỏi phải có thiết bị thi công cơ giới
- Cầu tràn trong quá trình khai thác giao thông không được thông suốt trong những ngày lũ lớn, không đảm bảo an toàn cho phương tiện giao thông qua lại trong mùa lũ, không phù hợp với các tuyến đường khu vực đồng bằng vì mật độ giao thông lớn
Kết cấu trụ cầu
Mố trụ trong luận văn chưa xét kết cấu phần móng, việc lựa chọn phương án móng nông hay móng cọc hoặc các loại móng khác là tùy thuộc vào tải trọng kết cấu phần trên, tình hình địa chất, thủy văn, ảnh hưởng môi trường, ảnh hưởng các công trình lân cận, khả năng cơ giới hóa tại hiện trường
Kích thước cơ bản của mố trụ tùy thuộc vào khổ cầu và chiều cao của cầu
Hình 2.3 Các loại trụ cầu dầm
Trụ cầu thân hẹp tiết diện đặc (Hình 2-3a) áp dụng trong mọi điều kiện địa hình, địa chất, thủy văn, đặc biệt là các sông có cây trôi Khi chiều cao lớn có thể làm trụ thân hẹp dạng nhiều tầng
Trụ cột (Hình 2-3b) có kết cấu thanh mảnh nên có thể áp dụng khi chiều cao trụ thấp và sông không có cây trôi Trụ có phần trên cột, phần dưới đặc (Hình 2-3c) áp dụng thích hợp khi cầu có chiều cao lớn
Trụ nặng (Hình 2-3d) thích hợp trong mọi điều kiện địa hình, địa chất, thủy văn
và đặc biệt là những cầu có khổ nhỏ như cầu GTNT loại A và B
Kết cấu mố cầu
Mố nhẹ (Hình 2-4e) bằng bê tông hoặc BTCT áp dụng cho cầu bản mố nhẹ hoặc với hình dạng giống mố nhẹ nhưng thân tường dày hơn thì có thể áp dụng cho cầu bản và cầu tràn
Mố kê (Hình 2-4c) được sử dụng cho các cầu bắc qua kênh mương, nếu địa chất tại nơi đặt mố kê không tốt thì có thể gia cường móng hoặc sử dụng mố chân dê (Hình
Trang 322-4d) Ngoài ra mố kê còn sử dụng khi có tầng đá lộ thiên [9, tr.41]
- Bước 3: Xử lý số liệu, dữ liệu và tính suất vốn đầu tư xây dựng công trình
- Bước 4: Tổng hợp kết quả tính toán, biên soạn suất vốn đầu tư để sử dụng hoặc công bố
Cụ thể:
Bước 1: Lập danh mục công trình xây dựng cần tính toán suất vốn đầu tư, lựa
chọn công trình xây dựng đại diện
a) Lập danh mục công trình xây dựng cần tính toán suất vốn đầu tư dựa trên cơ sở:
- Phân loại, cấp công trình;
- Quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng;
- Địa điểm xây dựng công trình;
- Tính năng sử dụng, quy mô, hình thức đầu tư;
- Đặc điểm kết cấu, công nghệ của công trình;
- Số lượng hạng mục công trình xây dựng;
- Mức độ, loại vật tư, vật liệu xây dựng và thiết bị sử dụng cho công trình; b) Xác định đơn vị tính suất vốn đầu tư
Trang 33c) Lựa chọn công trình xây dựng đại diện:
Trên cơ sở danh mục công trình xây dựng cần tính suất vốn đầu tư, tiến hành lựa chọn công trình xây dựng đại diện có đặc điểm, nội dung cơ bản phù hợp với yêu cầu tính toán
Bước 2: Thu thập số liệu, dữ liệu từ công trình xây dựng đại diện đã lựa chọn
a) Phân loại số liệu, dữ liệu thu thập: chi phí xây dựng công trình (tổng mức đầu
tư hoặc dự toán xây dựng công trình hoặc số liệu quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình )
b) Nội dung số liệu, dữ liệu cần thu thập gồm:
- Thông tin chung về công trình xây dựng đại diện (tên công trình, địa điểm xây dựng, công suất, năng lực, quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn xây dựng áp dụng, thời gian xây dựng (khởi công, kết thúc), diện tích xây dựng ); các thông tin về kinh tế - tài chính (nguồn vốn, hình thức đầu tư, các chỉ tiêu kinh tế-tài chính, tỷ giá ngoại tệ ); các khoản mục chi phí đầu tư xây dựng công trình (tổng mức đầu tư; dự toán xây dựng công trình; vốn đầu tư quyết toán)
- Các cơ chế chính sách, tài liệu liên quan đến tính toán chi phí đầu tư xây dựng công trình
c) Yêu cầu về số lượng và thời gian thu thập
Việc tính suất vốn đầu tư cho một nhóm, loại công trình xây dựng, thì số lượng công trình xây dựng đại diện thu thập tối thiểu phải từ 3 công trình xây dựng trở lên và được thực hiện xây dựng trong khoảng thời gian gần với thời điểm tính toán
Bước 3: Xử lý số liệu, dữ liệu và tính suất vốn đầu tư xây dựng công trình
a Xử lý số liệu, dữ liệu:
- Số liệu, dữ liệu thu thập được từ công trình xây dựng đại diện trước khi tính toán cần được xử lý, bổ sung, hiệu chỉnh để loại trừ những yếu tố chưa phù hợp, không cần thiết trong tính toán (nếu có)
- Đánh giá và phân tích các khoản mục chi phí đầu tư xây dựng công trình (nội dung hạng mục xây dựng/công tác xây dựng/công việc, thời điểm tính chi phí/mặt bằng giá, chế độ chính sách đã áp dụng trong tính toán chi phí đầu tư xây dựng công trình và trong các số liệu thu thập)
b Quy đổi giá trị các khoản mục chi phí về cùng mặt bằng giá tại thời điểm tính toán:
Căn cứ vào các nguồn số liệu, dữ liệu thu thập được (tổng mức đầu tư/dự toán/vốn đầu tư quyết toán) để lựa chọn phương pháp quy đổi vốn cho phù hợp Một
số phương pháp quy đổi vốn được vận dụng như hướng dẫn quy đổi chi phí đầu tư xây dựng công trình về mặt bằng giá tại thời điểm bàn giao đưa vào khai thác sử dụng của
Trang 34Bộ Xây dựng; phương pháp tính toán quy đổi trực tiếp; và phương pháp kết hợp các phương pháp trên
- Nguồn số liệu, dữ liệu thu thập là tổng mức đầu tư: giá trị tổng mức đầu tư công trình xây dựng được quy đổi về mặt bằng giá tại thời điểm tính toán theo yếu tố thời gian và khu vực/vùng được tính theo các công thức sau:
K i = K kv x K tg (2.2) Trong đó:
V i: Tổng mức đầu tư công trình i tại thời điểm tính toán suất vốn đầu tư;
V t: Tổng mức đầu tư công trình i tại thời điểm phê duyệt (t);
K i: Hệ số điều chỉnh suất vốn đầu tư từ thời điểm (t) về thời điểm tính toán;
K kv: Hệ số khu vực/vùng (kể tới sự khác biệt về điều kiện khu vực/vùng) của công trình i so với điều kiện nơi cần tính toán suất vốn đầu tư được xác định bằng phương pháp chuyên gia trên cơ sở so sánh mặt bằng giá hai khu vực trên;
K tg: Hệ số điều chỉnh giá xây dựng công trình (Hệ số này có thể xác định theo chỉ số giá xây dựng được công bố theo quy định);
- Trường hợp nguồn số liệu, dữ liệu thu thập là giá trị dự toán xây dựng công trình: Tổng mức đầu tư được xác định từ số liệu dự toán xây dựng công trình thu thập được bằng cách tính bổ sung thêm các khoản chi phí mà chưa tính trong dự toán xây dựng công trình nhưng thuộc tổng mức đầu tư hoặc loại bỏ những khoản mục chi phí không phù hợp với công trình xây dựng cần tính suất vốn đầu tư Việc quy đổi tổng mức đầu tư công trình xây dựng về mặt bằng giá tại thời điểm tính toán được áp dụng theo công thức (2.1) và (2.2)
- Trường hợp nguồn số liệu, dữ liệu thu thập là giá trị vốn đầu tư quyết toán công trình: trước khi quy đổi về mặt bằng giá tại thời điểm tính toán thì giá trị vốn đầu
tư quyết toán cần phải quy đổi về mặt bằng giá tại thời điểm bàn giao đưa vào khai thác sử dụng theo Phương pháp của Bộ Xây dựng, sau đó quy đổi giá trị vốn đầu tư quyết toán này từ thời điểm bàn giao đưa vào khai thác sử dụng về thời điểm tính toán suất vốn đầu tư theo công thức (2.1) và (2.2)
c Tính toán suất vốn đầu tư xây dựng công trình
Bước 4: Tổng hợp kết quả tính toán, biên soạn suất vốn đầu tư để sử dụng hoặc
công bố
a Tập hợp các kết quả tính toán suất vốn đầu tư theo nhóm/loại công trình
b Biên soạn suất vốn đầu tư xây dựng công trình để sử dụng hoặc công bố
2.4.3 Một số lưu ý khi sử dụng suất vốn đầu tư [3]
Khi sử dụng suất vốn đầu tư, cần căn cứ vào loại cấp công trình, thời điểm lập
Trang 35tổng mức đầu tư, khu vực đầu tư xây dựng công trình, các hướng dẫn cụ thể và các chi phí khác phù hợp yêu cầu cụ thể của dự án để bổ sung, điều chỉnh, quy đổi lại sử dụng cho phù hợp, cụ thể:
- Bổ sung các chi phí cần thiết theo yêu cầu riêng của dự án/công trình Việc xác định các chi phí bổ sung này được thực hiện theo các quy định, hướng dẫn hiện hành phù hợp với thời điểm xác định tổng mức đầu tư xây dựng công trình
- Điều chỉnh, quy đổi suất vốn đầu tư trong một số trường hợp, ví dụ như: + Quy mô năng lực sản xuất hoặc phục vụ của công trình khác với quy mô năng lực sản xuất hoặc phục vụ của công trình đại diện nêu trong danh mục được công bố
+ Có sự khác nhau về đơn vị đo năng lực sản xuất hoặc phục vụ của công trình với đơn vị đo sử dụng trong danh mục được công bố
+ Sử dụng chỉ tiêu suất vốn đầu tư để xác định tổng mức đầu tư cho các công trình mở rộng, nâng cấp cải tạo hoặc công trình có yêu cầu đặc biệt về công nghệ
+ Có những yếu tố đặc biệt về địa điểm xây dựng, địa chất nền móng công trình
+ Dự án đầu tư công trình xây dựng sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) có những nội dung chi phí được quy định khác với những nội dung chi phí nêu trong công bố
+ Mặt bằng giá xây dựng ở thời điểm xác định chi phí đầu tư xây dựng có sự khác biệt đáng kể so với thời điểm công bố suất vốn đầu tư
- Điều chỉnh, quy đổi suất vốn đầu tư đã công bố về thời điểm tính toán
+ Điều chỉnh, quy đổi suất vốn đầu tư đã được công bố về thời điểm tính toán
có thể sử dụng chỉ số giá xây dựng được công bố theo quy định
+ Điều chỉnh, quy đổi suất vốn đầu tư về địa điểm tính toán được xác định bằng kinh nghiệm/phương pháp chuyên gia trên cơ sở phân tích, đánh giá so sánh các yếu tố
về địa chất, địa hình, thủy văn, mặt bằng giá khu vực
+ Đối với việc xác định suất vốn đầu tư xây dựng công trình cho thời điểm tính toán năm nào thì có thể sử dụng suất vốn đầu tư xây dựng công trình theo công bố của
Bộ Xây dựng năm đó để điều chỉnh cho phù hợp
2.5 Phương pháp xây dựng suất đầu tư
Để tính toán tổng mức đầu tư công trình, ngoài trình tự chung nói trên, ta có thể dựa vào số liệu thu thập được về địa điểm cung cấp vật liệu, cự ly vận chuyển vật liệu đến chân công trình, đơn giá thực tế và chi phí thực tế vật liệu, nhân công, máy để xác định tổng mức đầu tư Từ đó xây dựng suất đầu tư hợp lý trên thực tế sau khi quy đổi
về cùng một mặt bằng giá
Theo phương pháp này, chi phí vật liệu, nhân công, máy và thiết bị thi công
Trang 36trong chi phí xây dựng có thể được xác định trên cơ sở tổng khối lượng hao phí vật liệu, nhân công, máy và thiết bị thi công cần thiết và bảng giá vật liệu, giá nhân công, giá máy và thiết bị thi công tương ứng (theo Phụ lục 3, Thông tư số 06/2016/TT-BXD)
2.5.1 Xác định tổng khối lượng hao phí vật liệu, nhân công, máy và thiết bị thi công
Tổng khối lượng hao phí các loại vật liệu, nhân công, máy và thiết bị thi công được xác định trên cơ sở hao phí vật liệu, nhân công, máy và thiết bị thi công cho từng khối lượng công tác xây dựng của công trình, hạng Mục công trình như sau:
- Xác định từng khối lượng công tác xây dựng của công trình, hạng Mục công trình
- Xác định khối lượng các loại vật liệu, nhân công, máy và thiết bị thi công tương ứng với từng khối lượng công tác xây dựng theo thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công của công trình, hạng Mục công trình thông qua mức hao phí về vật liệu, nhân công và máy và thiết bị thi công để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác xây dựng trên cơ sở các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng, quy phạm kỹ thuật
- Tính tổng khối lượng hao phí từng loại vật liệu, nhân công, máy và thiết bị thi công cho công trình, hạng Mục công trình bằng cách tổng hợp hao phí tất cả các loại vật liệu, nhân công, máy và thiết bị thi công giống nhau của các công tác xây dựng khác nhau
Khi tính toán cần xác định rõ số lượng, đơn vị, chủng loại, quy cách đối với vật liệu; số lượng ngày công cho từng cấp bậc công nhân; số lượng ca máy cho từng loại máy và thiết bị thi công theo thông số kỹ thuật chủ yếu và mã hiệu trong bảng giá ca máy và thiết bị thi công của công trình
2.5.2 Xác định bảng giá vật liệu, giá nhân công, giá máy và thiết bị thi công
Giá vật liệu, giá nhân công, giá máy và thiết bị thi công được xác định trên cơ
sở giá thị trường nơi xây dựng công trình hoặc theo hướng dẫn tại Phụ lục số 4, Thông
tư số 06/2016/TT-BXD
- Xác định chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy và thiết bị thi công trong chi phí trực tiếp trên cơ sở tổng khối lượng hao phí từng loại vật liệu, nhân công, máy và thiết bị thi công và giá vật liệu, giá nhân công, giá máy và thiết bị thi công tương ứng theo Bảng 2.1 và Bảng 2.2
Chi phí xây dựng tính theo tổng khối lượng hao phí vật liệu, nhân công, máy và thiết bị thi công được xác định và tổng hợp Bảng 2.3
Trang 37Bảng 2.1 Hao phí vật liệu, nhân công, máy và thiết bị thi công cho các công tác
xây dựng
Stt Mã hiệu Tên công tác Đơn
vị
Khối lƣợng
Mức hao phí Khối lƣợng hao phí
Vật liệu
Nhân công Máy
Vật liệu
Nhân công Máy
Bảng 2.2 Tổng hợp chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy và thiết bị thi công
trong chi phí trực tiếp
II.1 N.001 Nhân công 3/7 công
II.2 N.002 Nhân công 3,5/7 công
III Máy thi công
III.1 M.001 Máy trộn vữa 80 lít ca
III.2 M.002 Vận thăng 0,8T ca
* Ghi chú:
Trang 38Nhu cầu về các loại vật liệu, nhân công, máy và thiết bị thi công (cột 5) được tổng hợp từ hao phí vật liệu, nhân công, máy và thiết bị thi công giống nhau của toàn
bộ các công tác xây dựng của công trình, hạng Mục công trình (cột 9, cột 10, cột 11 trong Bảng 2.1)
Bảng 2.3 Tổng hợp chi phí xây dựng tính theo khối lượng hao phí vật liệu, nhân công,
máy và thiết bị thi công và bảng giá tương ứng
STT NỘI DUNG CHI PHÍ CÁCH TÍNH GIÁ TRỊ KÝ HIỆU
I CHI PHÍ TRỰC TIẾP
3 Chi phí máy và thiết bị thi công Lấy từ Bảng 2.2 M
III THU NHẬP CHỊU THUẾ TÍNH
IV THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG G x TGTGT-XD GTGT
Trong đó:
- Định mức tỷ lệ chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước theo hướng dẫn tại Thông tư 06/2016/TT-BTC;
- G: chi phí xây dựng công trình, hạng Mục công trình trước thuế;
- TGTGT-XD: mức thuế suất thuế giá trị gia tăng quy định cho công tác xây dựng;
- GXD: chi phí xây dựng công trình, hạng Mục công trình sau thuế
* Xác định chi phí chung
- Chi phí chung được xác định bằng định mức tỷ lệ (%) chi phí chung nhân với chi phí trực tiếp trong dự toán xây dựng Định mức tỷ lệ (%) chi phí chung được xác định theo chi phí xây dựng trước thuế trong tổng mức đầu tư xây dựng của dự án được duyệt theo hướng dẫn tại Bảng 2.4 (theo Thông tư 06/2016/TT-BTC)
Bảng 2.4 Định mức tỷ lệ (%) chi phí chung[2]
Đơn vị tính: %
TT Loại công trình thuộc dự án
Chi phí xây dựng trước thuế trong tổng mức đầu
tư xây dựng của dự án được duyệt (tỷ đồng)
≤15 ≤100 ≤500 ≤1000 >1000
1 Công trình dân dụng 6,5 6,0 5,6 5,4 5,2 Riêng công trình tu bổ, phục hồi 10,0 9,0 8,6 8,4 8,2
Trang 394 Công trình nông nghiệp và phát
5 Công trình hạ tầng kỹ thuật 5,0 5,0 4,1 3,9 3,7 Ghi chú:
- Trường hợp quy mô chi phí xây dựng trước thuế nằm trong Khoảng quy mô chi phí tại Bảng 2.4 thì định mức tỷ lệ chi phí chung (Kc) được xác định bằng phương pháp nội suy theo công thức sau:
Gt Gb
Gb Ga
Ka Kb Kb
+ Gt: chi phí xây dựng trước thuế trong tổng mức đầu tư được duyệt;
+ Ga: giá trị chi phí xây dựng cận trên giá trị cần tính định mức;
+ Gb: giá trị chi phí xây dựng cận dưới giá trị cần tính định mức;
+ Ka: Định mức tỷ lệ chi phí chung tương ứng với Ga;
+ Kb: Định mức tỷ lệ chi phí chung tương ứng với Gb
- Trường hợp dự án đầu tư xây dựng có nhiều loại công trình thì định mức tỷ lệ (%) chi phí chung trong dự toán công trình được xác định theo loại công trình tương ứng với mức chi phí xây dựng trước thuế trong tổng mức đầu tư xây dựng của dự án được duyệt
- Trường hợp nhà thầu thi công xây dựng công trình phải tự tổ chức khai thác
và sản xuất các loại vật liệu đất, đá, cát sỏi để phục vụ thi công xây dựng công trình thì chi phí chung tính trong dự toán xác định giá vật liệu bằng tỷ lệ 2,5% trên chi phí nhân công và chi phí máy thi công
- Đối với các công trình xây dựng tại vùng núi, biên giới, trên biển và hải đảo thì định mức tỷ lệ chi phí chung được Điều chỉnh với hệ số từ 1,05 đến 1,1 tùy điều kiện cụ thể của công trình
* Xác định thu nhập chịu thuế tính trước
Trang 40Bảng 2.5 Định mức thu nhập chịu thuế tính trước[2]
Đơn vị tính: %
THU NHẬP CHỊU THUẾ TÍNH TRƯỚC
4 Công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn 5,5
6
Công tác lắp đặt thiết bị công nghệ trong các công trình xây
dựng, công tác xây lắp đường dây, thí nghiệm hiệu chỉnh
điện đường dây và trạm biến áp, thí nghiệm vật liệu, cấu
kiện và kết cấu xây dựng
- Trường hợp nhà thầu thi công xây dựng công trình phải tự tổ chức khai thác
và sản xuất các loại vật liệu đất, đá, cát sỏi để phục vụ thi công xây dựng công trình thì thu nhập chịu thuế tính trước tính trong dự toán xác định giá vật liệu bằng tỷ lệ 3% trên chi phí trực tiếp và chi phí chung
Trường hợp dự án yêu cầu lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng thì định mức tỷ lệ chi phí chung và thu nhập chịu thuế tính trước được xác định theo tỷ lệ quy định tại cột [3] theo hướng dẫn tại Bảng 2.4, 2.5
i nb i bx i vc i ng i i n
i
vl vl
1
Trong đó:
- VL: Tổng chi phí vật liệu của công trình;
- Mi : Tổng khối lượng hao phí vật liệu thứ i;
- Ging : Giá 1 đơn vị vật liệu thứ i tại nguồn cung cấp;