1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

mô hình logistics thành công của alibaba và ứng dụng với lazada

28 1,9K 38

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 0,93 MB

Nội dung

Một trong những thách thức lớn đối với doanh nghiệp TMĐT là hoạt động logistics hỗ trợ xử lý khối lượng đơn hàng khổng lồ từ các giao dịch trực tuyến còn chưa hiệu quả và chưa theo kịp s

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Trịnh Thị Thu Hương

ThS Nguyễn Thị Yến

Trang 2

Hà Nội –2019

LỜI MỞ ĐẦU 3

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 6

I Tổng quan về Doanh nghiệp Thương Mại Điện Tử 6

1 Khái niệm Thương mại điện tử 6

2 Các mô hình doanh nghiệp Thương Mại Điện Tử 6

II Hoạt động logistics của doanh nghiệp Thương mại điện tử 7

1 Khái niệm logistics 7

2 Logistics trong Thương mại điện tử 8

3 Vai trò của Logistic trong Thương Mại Điện Tử 8

III Đặc trưng của logistics trong TMĐT 9

CHƯƠNG II: MÔ HÌNH CHINA SMART LOGISTICS CỦA 11

TẬP ĐOÀN ALIBABA 11

I Tổng quan về Alibaba Group và hoạt động Thương mại Điện tử của Alibaba 11

1 Tổng quan về Alibaba Group 11

1.1 Quá trình hình thành và phát triển 11

1.2 Sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi 11

2 Hoạt động Thương mại điện tử của Alibaba 12

II Hoạt động Logistics của Alibaba với mô hình China Smart Logistics Network 13

1 CHINA SMART LOGISTICS NETWORK (Cainiao Smart Logistics Network) 13

2 Quy trình Logistics của Cainiao 15

3 Thành công Cainiao Logistics 16

3.1 Quy mô của Cainiao: 16

3.2 Chất lượng dịch vụ 16

3.3 Giá trị nâng cao khác 16

4 Nguyên nhân cho sự thành công của Cainiao Smart Logistics 17

CHƯƠNG 3: Lazada và Lazada E-Logistics express 20

I Lazada 20

II Lazada ELogistics express 21

1 Hình thành 21

2 Hoạt động Logistics của LEX 22

3 Hướng phát triển của LEX 23

Kết luận 25

PHỤ LỤC 27

TÀI LIỆU THAM KHẢO 28

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Thế kỷ 21- sự bùng nổ của Công nghệ thông tin, Thương mại điện tử (TMĐT) ngày càng phát triển một cách mạnh mẽ và có thể coi là một lĩnh vựcđầy tiềm năng trên phạm vi toàn cầu Tại Việt Nam, TMĐT tuy mới thực sự hình thành và phát triển trong khoảng hơn 10 năm trở lại đây nhưng đã và đang có những bước phát triển vượt bậc với khoảng 1/3 dân số Việt Nam truy cập Internet và theo thống kê, có tới 58% số người dùng Internet tham gia TMĐT, do đó có thể coi TMĐT là một lĩnh vực triển có triển vọng và cơ hội phát triển rất lớn trong tương lai

Tuy nhiên, cùng với những cơ hội đó là những thách thức rất lớn cho TMĐT Việt Nam Một trong những thách thức lớn đối với doanh nghiệp TMĐT là hoạt động logistics hỗ trợ xử lý khối lượng đơn hàng khổng lồ từ các giao dịch trực tuyến còn chưa hiệu quả và chưa theo kịp sự phát triển của TMĐT hiện đại Theo Đoàn Thị Hồng Vân (2006), logistics là quá trình tối ưuhóa về vị trí và thời điểm vận chuyển và dự trữ nguồn tài nguyên từ điểm đầu tiên của dây chuyền cung ứng cho đến tay người tiêu dùng cuối cùng, thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế

Chính vì thế, hoạt động logistics – với mục tiêu cơ bản là giao đúng sản phẩm với đúng số lượng tại đúng địa điểm và thời gian tới đúng khách hàng, chính là một nhân tố thiết yếu hỗ trợ các hoạt động back-office, giúp doanh nghiệp TMĐT chiếm được lòng tin của khách hàng, từ đó làm tăng lợi thế cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

Trong nỗ lực phát triển hoạt động logistics, rất nhiều doanh nghiệp

TMĐT của Việt Nam đã tham khảo bài học kinh nghiệm từ những tên tuổi TMĐT hàng đầu thế giới, trong đó có Alibaba Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự thành công của Alibaba là hệ thống mạng lưới logistics hiệu quả nhờ sự liên kết giữa Alibaba và các đối tác vận chuyển khắp cả nước, được gọi là “China Smart Logistics” hay “Cainiao Network”

Trang 4

Để có một cái nhìn toàn diện về những thành công trong hoạt động

logistics của Alibaba, đồng thời xuất phát từ thực tiễn cần cải thiện hoạt động logistics của các doanh nghiệp TMĐT Việt Nam hiện nay, nhóm chúng em đã lựa chọn chủ đề“Mô hình China Smart Logistics của Alibaba và bài học kinh nghiệm cho doanh nghiệp thương mại của Việt Nam” làm đề tài cho bài tiểu luận của nhóm

Với mục đích nghiên cứu:

Trên cơ sở nghiên cứu và đánh giá những thành công của Alibaba với mô hình China Smart Logistics, và dựa trên những phân tích về thực trạng hoạt động logistics trong TMĐT Việt Nam, tiểu luận sẽ đề xuất những giải pháp và kiến nghị để thực hiện phát triển logistics của các doanh nghiệp TMĐT Việt Nam, đặc biệt với Lazada

Đối tượng và phạm vi, phương pháp nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động logistics trong các doanh nghiệp TMĐT B2B2C nói chung, và hoạt động logistics trong TMĐT của Alibaba và Việt Nam nói riêng

Phạm vi nghiên cứu:

 Về nội dung: Hoạt động logistics để hỗ trợ cho 02 website bán lẻ

taobao.com và tmall.com của Alibaba, cũng như hoạt động logistics tại

1 số doanh nghiệp B2B2C tiêu biểu tại Việt Nam

 Về không gian: China Smart Logistics của Alibaba tại Trung Quốc, cũng nghiên cứu về thực trạng vận hành và hiệu quả logistics tại một sốdoanh nghiệp TMĐT B2B2C Việt Nam

 Về thời gian: Từ năm 2013 đến nay Phương pháp nghiên cứu: Thu thập, tổng hợp và xử lý thông tin, thống kê và phỏng vấn

Phương pháp nghiên cứu: Thu thập, tổng hợp và xử lý thông tin, thống kê và phỏng vấn

Nội dung bài tiểu luận bao gồm:

Trang 5

Chương 1: Cơ sở lý thuyết

Chương 2: Mô hình China Smart Logistics của tập đoàn Alibaba

Chương 3: Lazada và Lazada E-logistics

Trong quá trình thực hiện bài tiểu luận, nhóm chúng em vẫn còn nhiều sai sót Vì vậy, em rất mong nhận được sự bổ sung và góp ý cô để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn Chúng em xin chân thành cảm ơn cô!

Trang 6

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

I Tổng quan về Doanh nghiệp Thương Mại Điện Tử

1 Khái niệm Thương mại điện tử

Thương mại điện tử được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau, như

“thương mại điện tử” (Electronic commerce), “thương mại trực tuyến” (online trade), “thương mại không giấy tờ” (paperless commerce) hoặc kinhdoanh điện tử (ebusiness) Tuy nhiên, “thương mại điện tử” là tên gọi phổ biến nhất và được dùng thống nhất trong các văn bản hay công trình nghiêncứu

Hiện nay có rất nhiều cách hiểu và định nghĩa thương mại điện tử được chấp nhận trên thế giới Nếu tiếp cận theo nghĩa hẹp, “Thương mại điện tử bắt đầu bằng việc các doanh nghiệp sử dụng các phương tiện điện tử

và mạng Internet để mua bán hàng hóa và dịch vụ, các giao dịch có thể giữadoanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B), hoặc giữa các doanh nghiệp với khách hàng cá nhân (B2C), hoặc giữa các cá nhân với nhau (C2C”)

Nếu tiếp cận theo nghĩa rộng, Thương mại điện tử được các tổ chức quốc tế định nghĩa như sau: Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) định nghĩa TMĐT gồm các giao dịch thương mại liên quan đến các tổ chức

và cá nhân dựa trên việc xử lý và truyền đi các dữ liệu đã được số hóa thông qua các mạng mở (như Internet) hoặc các mạng đóng có cổng thông với mạng mở (như AOL) (Nguyễn Văn Hồng, 2013)

Dù khác nhau ở phạm vi tiếp cận, tuy nhiên tựu chung lại, các quan điểm đều cho rằng Thương mại điện tử là hình thức thương mại được hình thành trên nền tảng của các phương tiện điện tử và hệ thống mạng

Có rất nhiều tiêu chí khác nhau để phân loại các mô hình TMĐT/ doanh nghiệp TMĐT, nhưng điển hình nhất là cách phân loại theo đối

Trang 7

tượng tham gia Theo Amir Manzoor (2010), các mô hình TMĐT phổ biến hiện nay gồm có:

 B2B (Business-to-business): là loại hình thương mại được tiến hành giữa các doanh nghiệp với nhau thông qua các phương tiện điện tử

 B2C (Business-to-consumer): là loại hình doanh nghiệp sử dụng các phương tiện điện tử để bán hàng hóa và dịch vụ tới người tiêu dùng Quá trình người tiêu dùng lựa chọn, đặt hàng, thanh toán và nhận hàng đều đượctiến hành thông qua các phương tiện điện tử

 B2B2C (Business-to-business-to-consumer): là loại hình doanh nghiệp sử dụng dịch vụ B2B để hỗ trợ các doanh nghiệp B2C Nói cách khác, doanh nghiệp B2B2C cung cấp các dịch vụ (ví dụ gian hàng ảo) để giúp người bán (ở đây là các doanh nghiệp B2C) tiến hành các hoạt động bán hàng tới người mua

 C2C (Consumer-to-consumer): là loại hình thương mại được tiến hàng giữa các cá nhân và người tiêu dùng với nhau Hình thái dễ nhận biết nhất của mô hình này là các website bán đấu giá trực tuyến, rao vặt trên mạng

Ngoài ra còn có mô hình Thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với

cơ quan nhà nước (B2G), giữa người tiêu dùng với doanh nghiệp (C2B), giữa doanh nghiệp với nhân viên (B2E), …

Theo cách phân loại của Amir Manzoor, tiểu luận của chúng em sẽ tập trung nghiên cứu hoạt động logistics của loại hình doanh nghiệp B2B2C

II Hoạt động logistics của doanh nghiệp Thương mại điện tử

Theo một định nghĩa được coi là đầy đủ và được sử dụng phổ biến nhất của Hội đồng quản lý Logistics Hoa Kỳ (Council of logistics

Management) thì Logistics là quá trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm soát quá trình lưu chuyển, dự trữ hàng hóa, dịch vụ và những thông

Trang 8

tin liên quan từ điểm xuất phát đến nơi tiêu thụ cuối cùng sao cho hiệu quả

và phù hợp với yêu cầu của khách hàng (Hoàng Văn Châu, 2009)

2 Logistics trong Thương mại điện tử

Logistics trong Thương mại điện tử không chỉ đơn thuần là dịch vụ vận chuyển mà thực tế bao gồm nhiều hơn thế Đó là quá trình hoạch định chiến lược và phát triển tất cả các yếu tố cần thiết của hệ thống, quy trình,

cơ cấu tổ chức và tác nghiệp hậu cần để hiện thực hóa và vật chất hóa cho hoạt động thương mại điện tử

Hay nói cách khác, Joe Khoo (2013) cho rằng logistics trong Thương mại điện tử là toàn bộ quá trình từ lúc khách hàng đặt mua hàng hóa (Point

of sales) đến lúc sản phẩm được giao tận tay tới người tiêu dùng Nếu tiếp cận theo góc độ lịch sử phát triển của logistics thì logistics thương mại điện

tử (e-logistics) chính là giai đoạn phát triển tiếp theo của logistics truyền thống, với việc ứng dụng Internet và sử dụng các phương tiện điện tử vào các hoạt động của logistics (Đoàn Thị Hồng Vân, 2006)

Theo An Thị Thanh Nhàn & cộng sự (2011), vai trò cụ thể của

logistics đối với một doanh nghiệp được thể hiện ở:

 Logistics cho phép doanh nghiệp di chuyển hàng hóa và dịch vụ hiệu quả đến khách hàng Logistics không chỉ góp phần tối ưu hóa hệ thốngphân phối hàng hóa nhờ việc phân bố mạng lưới các cơ sở phù hợp với yêu cầu vận động của hàng hóa, mà còn tối ưu hóa phương án dự trữ, vận

chuyển hàng hóa nhờ vào hệ thống thông tin hiện đại, tạo điều kiện đưa hàng hóa đến nơi khách hàng yêu cầu trong thời gian ngắn nhất với chi phí thấp nhất

 Logistics tạo ra giá trị gia tăng về thời gian và địa điểm Mỗi hàng hóa sản phẩm được sản xuất ra luôn có một hình thái hữu dụng và giá trị (form utility and value) nhất định với con người Tuy nhiên để được khách

Trang 9

hàng tiêu thụ, hầu hết các sản phẩm này cần được đưa đến đúng vị trí, đúng thời gian và có khả năng trao đổi với khách hàng Trong xu hướng toàn cầu hóa, khi mà thị trường tiêu thụ và nguồn cung ứng ngày càng trở nên xa cách về mặt địa lý thì các lợi ích về thời gian và địa điểm do logistics mang lại càng trở nên đặc biệt cần thiết cho việc tiêu dùng sản phẩm

 Đặc biệt, logistics hỗ trợ đắc lực cho hoạt động marketing hỗn hợp

và chăm sóc khách hàng Đặc biệt, trong TMĐT, khi mà việc chọn mua sản phẩm và thanh toán chỉ được thực hiện qua mạng ảo bằng việc đơn giản chuyển từ màn hình này sang màn hình khác, khối lượng hàng hóa càng ngày càng khổng lồ, thì việc xử lý hàng chục nghìn các sản phẩm hàng ngày tại khâu hậu cần là vô cùng quan trọng

III Đặc trưng của logistics trong TMĐT

Logistics TMĐT là một xu hướng phát triển mới của logistics, vì thế

nó cũng mang các đặc trưng của hoạt động logistics truyền thống:

 Logistics TMĐT không phải là một hoạt động đơn lẻ mà là một quátrình có tính hệ thống bao gồm một chuỗi các hoạt động liên tục,liên quan mật thiết và có tác động qua lại lẫn nhau

 Logistics TMĐT là sợi chỉ kết nối xuyên suốt các khâu trong hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp, từ khâu mua sắm, lưu kho, đếnkhâu xử lý đơn hàng và phân phối vận chuyển hàng hóa cho ngườitiêu dùng

 Logistics TMĐT không chỉ liên quan đến nguồn nguyên vật liệu đầuvào mà còn liên quan đến các yêu tố nguồn tài nguyên của bản thândoanh nghiệp, bao gồm tiềm lực vốn, nhân lực, cơ sở hạ tầng côngnghệ thông tin, bí quyết kinh doanh

 Logistics TMĐT chỉ có thể phát triển khi doanh nghiệp có cường độứng dụng cao các thành tựu của khoa học công nghệ vào quy trìnhhậu cần Với sức mạnh của công nghệ thông tin, các quy trình vậnchuyển hàng hóa được tối ưu hiệu quả, việc xử lý đơn hàng và phản

Trang 10

hồi khách hàng diễn ra nhanh chóng hơn, tiết kiệm thời gian vànguồn lực cho doanh nghiệp.

Mặc dù logistics TMĐT có những đặc trưng cơ bản giống logistics truyền thống, tuy nhiên TMĐT đã đặt ra những yêu cầu cao hơn cho hoạt động logistics TMĐT so với logistics truyền thống, bởi hoạt động logistics trong TMĐT phải đối mặt với sự phức tạp trong việc xử lý khối lượng khổng lồ những đơn hàng lẻ đến những địa điểm lẻ mỗi ngày, số lượng điểm đến lớn với phạm vi rộng và phân tán Vì thế đòi hỏi tốc độ thực hiện phải nhanh hơn, nguồn nhân lực cũng cần có chuyên môn về công nghệ, điện tử

Trang 11

CHƯƠNG II: MÔ HÌNH CHINA SMART LOGISTICS CỦA

Hiện nay Alibaba và các công ty liên quan của nó đang dẫn đầu khôngchỉ trên thị trường bán buôn và bán lẻ trực tuyến mà còn trong cả thị thườngcung cấp các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh trực tuyến như dịch vụ quảng cáo &marketing, thanh toán điện tử, dịch vụ điện toán đám mây và các giải pháp

di động khác

1.2 Sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi

 Sứ mệnh: “Làm cho việc kinh doanh trở nên dễ dàng ở bất cứ đâu” (Tomake it easy to do business anywhere) Alibaba mong muốn trở thành sàn giao dịch điện tử lớn nhất thế giới, hỗ trợ đắc lực cho các doanh nghiệp nhỏ trong việc kết nối với khách hàng

 Tầm nhìn:

 Trở thành nền tảng đầu tiên cho sự chia sẻ dữ liệu

 Trở thành một doanh nghiệp có nhân viên hạnh phúc nhất o Tồn tại ít nhất 120 năm

 Giá trị cốt lõi :

Trang 12

 Lấy khách hàng làm trung tâm : Lợi ích của cộng đồng người dùng và thành viên là ưu tiên hàng đầu của công ty

 Tinh thần làm việc nhóm : mong muốn toàn thể nhân viên sẽ cùng cộng tác như một nhóm để hoàn thành sứ mệnh chung Tin rằng tinh thần làm việc nhóm có thể giúp những người bình thường làm được những điều phi thường

 Nắm bắt thay đổi : Ở trong 1 nền kinh tế phát triển như vũ bão đòi hỏi các nhân viên phải duy trì sự linh hoạt, không ngừng cải tiến để thích nghi với những điều kiện kinh doanh mới

 Trung thực : Sự trung thực là cốt lõi trong hoạt động kinh doanh của công ty

 Đam mê : Nhân viên được khuyến khích duy trì một thái độ tích cực với công việc và không bao giờ từ bỏ những việc họ tin là đúng

 Cam kết : Hy vọng nhân viên của chúng tôi chứng minh sự chuyên nghiệp và không ngừng nỗ lực phấn đấu để trở nên xuất sắc hơn (Nguồn Alibaba Group : 2015)

2 Hoạt động Thương mại điện tử của Alibaba

Alibaba được coi là gã khổng lồ trong lĩnh vực Thương mại điện tử không chỉ trên thị trường Trung Quốc mà còn trên thị trường toàn cầu với tốc độ phát triển như vũ bão Khác với Amazon là nhà bán lẻ hàng đầu thế giới, Alibaba không trực tiếp kinh doanh bất cứ loại hàng hóa nào mà chỉ đóng vai trò trung gian giữa người bán và người mua

Khách hàng của Alibaba là các doanh nghiệp hoặc cá nhân có nhu cầu

mở một gian hàng trên các sàn giao dịch TMĐT của Alibaba, và Alibaba sẽ cung cấp môi trường và các dịch vụ hỗ trợ người bán trong việc marketing, thanh toán, vận chuyển để hàng hóa tiếp cận được với người mua cuối

Trang 13

cùng, đồng thời giúp người mua đơn giản hóa và tiện lợi hóa quá trình tìm kiếm và mua sắm trực tuyến.

Bắt nguồn từ website B2B đầu tiên, đến nay Alibaba đã phát triển một

hệ sinh thái vô cùng hiệu quả để hỗ trợ các hoạt động TMĐT Tổng quan hệsinh thái TMĐT của Alibaba Group gồm có:

 Sàn giao dịch TMĐT Taobao (www.taobao.com)

 Sàn giao dịch TMĐT Tmall (www.tmall.com)

 Juhuasuan.com

 Sàn giao dịch TMĐT Alibaba.com (www.alibaba.com)

 Sàn giao dịch TMĐT AliExpress (www.aliexpress.com)

 Sàn giao dịch TMĐT 1688.com (www.1688.com)

 Alimama (www.alimama.com)

 Alibaba Cloud computing (www.aliyun.com)

 Alipay (www.alipay.com)

 Ant Financial Services Group

 China Smart Logistics (Cainiao Network)

Bài tiểu luận của chúng em sẽ tập trung nghiên cứu về hoạt động logistics của Alibaba đối với thị trường bán lẻ trong nước, tức là hoạt động logistics cho các giao dịch thực hiện trên 03 sàn giao dịch TMĐT Taobao, Tmall và Juhuasuan

II Hoạt động Logistics của Alibaba với mô hình China Smart

Trang 14

hiện Trước năm 2013, Alibaba hoàn toàn phải phụ thuộc vào các đối tác Logistics bên ngoài đã khiến cho sự phát triển của Taobao hay Tmall gặp rất nhiều hạn chế Do đó vào năm 2013, Alibaba cùng các đối tác Logistics

đã lập ra Cainiao Logistics với sứ mệnh cung cấp một nền tảng thông minh logistics, kết nối giữa các nhà cung cấp dịch vụ Logistics, kho bãi và trung tâm phân phối nhằm tối ưu hoá hiệu quả hoạt động của ngành Logistics Trung Quốc

Cơ cấu vốn của Cainiao vào năm 2013:

Alibaba Thương mại điện tử 43% Hệ thống

Ngày đăng: 18/05/2019, 22:22

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w