1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Tìm hiểu tình hình lạm phát của Việt Nam trong năm 20132017. Các nguyên nhân gây nên lạm phát và các biện pháp khắc phục lạm phát ở Việt Nam

34 171 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 361,5 KB
File đính kèm kinh te hoc.rar (162 KB)

Nội dung

Việc tìm hiểu nguyên nhân cốt lõi của lạm phát, tình hình lạm phát của từng thời kỳ và đưa ra những giải pháp sử lý đúng đắn, hiệu quả sẽ có ý nghĩa quan trọng trong việc điều hành các chính sách kinh tế vĩ mô. Đó là lý do em lựa chọn nghiên cứu “ Tìm hiểu tình hình lạm phát của Việt Nam trong năm 20132017. Các nguyên nhân gây nên lạm phát và các biện pháp khắc phục lạm phát ở Việt Nam”

Trang 1

1.5.2 Chỉ số giảm phát tổng sản phẩm quốc nội 8

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG LẠM PHÁT CỦA VIỆT NAM TRONG

NHỮNG NĂM 2013-2017 NGUYÊN NHÂN GÂY NÊN LẠM PHÁT

THỜI KỲ NÀY

12

2.2 Tình hình lạm phát ở Việt Nam trong nhưng năm 2013-2017: 12

2.3 Những nguyên nhân ảnh hưởng đễn lạm phát ở Việt Nam 25

CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM 293.1 Định hướng phát triển kinh tế Việt Nam 5 năm 2016-2020: 29

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Nền kinh tế Việt Nam hiện nay đang là nền kinh tế thị trường định hướng

xã hội chủ nghĩa, trong những năm qua nền kinh tế Việt Nam đã đạt được nhữngthành tựu khá nổi bật như tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức cao, giảm tỷ lệ đóinghèo trong dân cư xuống mức thấp, đời sống của người dân đạt được nhiều cảithiện Nhưng cơ chế thị trường đã rung lên hồi chuông cảnh báo bao sự đổi thaycủa nền kinh tế Việt Nam trong những thập niên gần đây Trong nền kinh tế thịtrường hoạt động đầy sôi động và cạnh tranh gay gắt để thu được lợi nhuận cao vàđứng vững trên thương trường, các nhà kinh tế cũng như các doanh nghiệp phảinhanh chóng để tiếp cận, nắm bắt những vẫn đề của nền kinh tế mới Đã từ lâutiền giấy xuất hiện và chẳng bao lâu sau đó diễn ra tình trạng giảm giá tiền và dẫnđến lạm phát Nét đặc trưng nổi bật của thực trạng nền kinh tế khi có lạm phát, giá

cả của hầu hết các hàng hóa đều tăng cao và sức mua của đồng tiền ngày cànggiảm nhanh

Lạm phát là một trong những chỉ tiêu đánh giá trình độ phát triển kinh tếcủa một quốc gia nhưng cũng là một trong những trở ngại lớn nhất trong côngcuộc phát triển đất nước Lạm phát được coi như là một căn bệnh thế kỷ của nềnkinh tế thị trường Đối với Việt nam, trong sự nghiệp phát triển nền kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự điều tiết của nhà nước, cơ chế mới sẽ làmôi trường thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế theo xu hướng hiện đại, chắt lọcthừa kế những thành tựu và khắc phục những tồn tại đã có từ thời bao cấp tuynhiên, cũng như các nước khác trên thế giới, Việt nam hiện đang cố gắng tìm kiếmgiải pháp để kiềm chế lạm phát cho thích hợp để phát triển Đất nước một cáchtoàn diện

Việc tìm hiểu nguyên nhân cốt lõi của lạm phát, tình hình lạm phát của từngthời kỳ và đưa ra những giải pháp sử lý đúng đắn, hiệu quả sẽ có ý nghĩa quantrọng trong việc điều hành các chính sách kinh tế vĩ mô Đó là lý do em lựa chọnnghiên cứu “ Tìm hiểu tình hình lạm phát của Việt Nam trong năm 2013-2017

Trang 3

Các nguyên nhân gây nên lạm phát và các biện pháp khắc phục lạm phát ở ViệtNam”

Đề tài là nghiên cứu của cá nhân em trên cơ sơ tham khảo các nguồn tài liệukhác nhau cho lên không trách khỏi những thiếu sót, rất mong được sự đóng góp ýkiến của thầy cô và cá bạn

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

CHƯƠNG 1: CÁC LÝ THUYẾT VỀ LẠM PHÁT 1.1 Khái niệm về lạm phát:

Quan điểm phổ thông cho rằng: Lạm phát là hiện tượng tăng lên của mứcgiá chung tại một thời điểm Chúng ta có thể hiểu theo quan điểm này thì giá tăng

là lạm phát Tất nhiên là không hẳn như vậy Tại một thời điểm như vào dịp lễ tếttất cả các mặt hàng hầu hết đều tăng, phải chăng như thế là lạm phát Đúng ra đóchỉ là biến động cung cầu tạm thời, hay nói cách khác nếu giá tăng trong thời gianngắn thì không phải coi là lạm phát, chúng ta không nên cường điệu hóa

Nhà kinh tế học Milton Friedman đã định nghĩa: “ lạm phát là hiện tượngcung tiền tệ tăng lên kéo dài làm cho mức giá chung tăng nhanh tồn tại trong mộtthời gian dài” Đây là quan điểm khái quát nhất về lạm phát và được nhiều nhàkinh tế đồng ý

Trước Milton Friedman còn nhiều quan điểm khác về lạm phát:

- Có quan điểm cho rằng lạm phát là sự tăng lên liên tục của giá cả, nói cáchkhác đó là tình trạng mức giá cả tăng và tăng lên tục Theo quan điểm này thìkhông kể giá cả tăng lên do nguyên nhân nào đều là lạm phát Đây là quan điểmchưa hoàn toàn đúng

- Quan điểm khác cho rằng lạm phát là việc phát hành thừa tiền giấy vượtquá mức bảo đảm bằng vàng, ngoại tệ,….của quốc gia, vì vậy gây ra sự mất giácủa tiền giấy làm cho giá cả hàng hóa bị đẩy lên cao, quan điểm này quá quantrọng cơ sở đảm bảo bằng vàng, ngoại tệ cho tiền trong nước và người ta cho rằng

để chống lạm phát cần phục hồi lại chế độ tiền giấy chuyển đổi ra vàng theo mộtmức giá quy định

- Lại có quan điểm cho rằng lạm phát là sự mất cân đối nghiêm trọng giữatiền và hàng trong nền kinh tế, sự mất cân đối với tiền lớn hơn, càng khiến cho giá

cả tăng lên ở mọi lúc mọi nơi Để khắc phục tình trạng này cần dùng một biệnpháp để thiết lập lại sự cân đối giữa tiền và hàng trong nền kinh tế

Trang 5

Việc nhìn nhận lạm phát bằng định nghĩa này hay định nghĩa khác khó cóthể đi đến thống nhất theo từng quan điểm riêng biệt Nhưng lạm phát có thể nhậndiện thông qua những đặc trưng cơ bản Các đặc trưng cơ bản của lạm phát đó là:

+ Sự thừa tiền do cung tiền tệ tăng quá mức

+ Sự tăng giá cả đồng bộ và liên tục theo sự mất giá của tiền giấy

+ Sự phân phối lại qua giá cả

1.3.1 Lạm phát vừa phải:

Là lạm phát ở mức độ thấp còn gọi là lạm phát một con số Biểu hiện ở giá

cả hàng hóa tăng chậm trong khoảng 10% trở lại ( <10%) Trong đó tổng số tiềnmất giá không lớn, chưa ảnh hưởng nhiều đến sản xuất kinh doang Loại lạm phátnày thường được các nước có nền kinh tế phát triển duy trì như một chất xúc táccho nền kinh tế phát triển

1.3.2 Lạm phát cao ( lạm phát phi mã)

Loại lạm phát này sảy ra khi giá cả hàng hóa tăng ở mức độ 2 con số hằngnăm (từ 10%-99% một năm) Lạm phát phi mã gây ra nhiều tác hại đến sự pháttriển kinh tế- xã hội

1.3.3 Siêu lạm phát:

Loại lạm phát này xảy ra khi giá cả hàng hóa tăng ở mức độ 3 con số hàngnăm tở lên Siêu lạm phát còn được gọi là lạm phát siêu tốc Người ta thường vísiêu lạm phát như bệnh ung thư gay chết người, có những tác hại rất lớn đến kinh

tế -xã hội Lịch sử lạm phát của thế giớ đã ghi nhận tác hại của siêu lạm phát sảy

Trang 6

ra ở Đức năm 1920-1923, ở Nga sau cách mạng tháng mười, ở Trung Quốc sau thếchiến thứ 2…

Ngoài ra, người ta còn phân loại lạm phát dự vào việc so sánh hai chỉ tiêu là

tỷ lệ tăng giá và tỷ lệ tăng trưởng của tiền tệ Theo cách này lạm phát sẽ có ở trong

2 giai đoạn sau:

* Giai đoạn 1: Tỉ lệ tăng giá nhỏ hơn tỷ lệ tăng trưởng tiền tệ Một bộ phậncủa khối tiền gia tăng về cơ bản đáp ứng nhu cầu lưu thông tiền tệ của nền kinh tế.Theo các nhà kinh tế, lạm phát ở giai đoạn này có thể chấp nhận được và thậm chícòn cho rằng lạm phát sau đó còn là liều thuốc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

* Giai đoạn 2: Tỷ lệ tăng giá lớn hơn tỷ lệ tăng trưởng tiền tệ Sở dĩ như vậy

là do lạm phát với tỷ lệ cao kéo dài đã làm cho kinh tế suy thoái Hệ quả là khốilượng tiền phát hành vượt mức khối lượng tiền cần thiết cho lưu thông Trongtrường hợp này lạm phát gây nguy hiểm trầm trọng cho nền kinh tế

1.4 Nguyên nhân lạm phát:

Theo phương thức thứ nhất: Xét trên ba quan điểm

+ Quan điểm thứ nhất: Quan điểm đồng nhất giữa lạm phát và tăng giá, gọi

là lý thuyết về lạm phát và tăng giá Theo quan điểm này thì lạm phát là sự tănggiá nói chung của hàng hóa Người ta thường dựa vào chỉ số giá cả hàng tiêu dùng(CPI) để xác định mức độ của lạm phát

+ Quan điểm thứ hai: Lạm phát lưu thông tiền tệ Cho rằng lạm phát là kếtquả của việc tăng thêm tiền với tỉ lệ cao Quan điểm này cho rằng lạm phát cao làkết quả của tăng trưởng tiền tệ cao, song các nhà kinh tế cũng phải thừa nhận lạmphát cao kéo theo sự tăng trưởng tiền tệ cao Nhưng đây cũng chưa thể được coi làmột nguyên nhân đầy đủ

+ Quan điểm thứ 3: Lạm phát nhu cầu và chi phí đẩy

Lạm phát nhu cầu ( lạm phát cầu-kéo): Xảy ra khi những nhà hoạch địnhchính sách theo đuổi chính sách phát triển “nóng” nền kinh tế làm tổng cầu tiền tệtăng cao Quan điểm này coi lạm phát như là cầu quá mức đối với nhiều mặt hàngtrên thị trường

Trang 7

Lạm phát chi phí ( lạm phát chi phí đẩy): Xảy ra do giá các yếu tố đầu vàocủa sản xuất như: Giá những nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu tăng cao hoặc giánhân công tăng cao đẩy giá hàng hóa dịch vụ tăng theo Trong hoàn cảnh sản xuấtkhông tăng hoặc tăng ít mà chi phí tăng lên ( trước hết là chi phí nguyên, nhiên,vật liệu và chi phí nhân công) thì sẽ sinh ra lạm phát chi phí đẩy.

Nhìn chung, cả ba quan điểm này đều cho rằng nguyên nhân làm tăng giá cả

là nguyên nhân gây ra lạm phát

Theo phương thức thứ hai: Nguyên nhân của lạm phát có thể xét theo hai

cách

+ Cách thứ nhất: Xét theo nguồn gốc gây ra lạm phát

Nguyên nhân cơ bản sâu xa: Nền kinh tế quốc dân bị mất cân đối, sản xuấtsút kém, ngân sách quốc gia bị thâm hụt dẫn đến lạm phát

Nguyên nhân trực tiếp: cung cấp tiền tệ tăng trưởng qua mức cần thiết

Nguyên nhân quan trọng: Là hệ thống chính trị bị khủng hoảng do nhữngtác động bên trong hoặc bên ngoài, làm cho lòng tin của dân chúng vào chế độ củaNhà nước bị xóa mờ, từ đó làm cho uy tín và sức mua của đồng tiền bị giảm sút,

họ không tiêu xài hoặc đánh thấp giá trị của giấy bạc mà Nhà nước phát hành

+ Cách thứ hai: Nguyên nhân chủ yếu xét theo chủ quan và khách quan:Nguyên nhân chủ quan: Bắt nguồn từ những chính sách quản lý kinh tếkhông phù hợp của nhà nước như: chính sách cơ cấu kinh tế, chính sách lãi suất,chính sách thuế…làm cho nền kinh tế bị mất cân đối, hiệu quả sản xuất bị sút kémảnh hưởng đến nền tài chính quốc gia Một khi ngân sách bị thâm thủng thì nhànước phải tăng thì nhà nước phải tăng phát hành Đặc biệt với một số quốc giatrong những điều kiện nhất định, nhà nước chủ trương dùng lạm phát như công cụ

để thực thi chính sách phát triển kinh tế

Nguyên nhân khách quan: Như thiên tai, động đất, sóng thần là nguyênnhân bất khả kháng, hoặc nguyên nhân nền kinh tế bị tàn phá sau chiến tranh, tínhhình biến động của thị trường nhiên liệu, vàng, ngoại tệ trên thế giới

1.5 Các phương pháp đo lường lạm phát

Trang 8

1.5.1 Chỉ số giá tiêu dùng CPI:

CPI được sử dụng một cách phổ biến trong việc đánh giá mức lạm phát CPI đolường mức giá trung bình của một nhóm hàng hóa và dịch vụ cần cho tiêu dùng củacác hộ gia đình trong một gia giai đoạn nhất định Chỉ số CPI được tính bằng cách sosánh giá trị hiện tại và giá trị tại kỳ gốc của rổ hàng hóa được chọn theo quy định:

CPI năm hiện tại – CPI năm trước

Tỉ lệ lạm phát =

CPI năm trước

Ưu điểm : Cho phép so sánh sự biến động mức giá tiêu dùng theo thời gian.Nhược điểm: Không phản ánh được sự thay đổi trong cơ cấu tiêu dùng, đồngthời cũng không phản ánh được sự thay đổi về chất lượng của hàng hóa dịch vụ

Ở Việt Nam, CPI được tính toàn quốc và cho từng địa phương, chỉ số giábình quân được thông báo hàng tháng, tổng hợp của nhiều tháng và cho cả nămđược công bố cùng chỉ số vàng và chỉ số đô la Mỹ

1.5.2 Chỉ số giảm phát tổng sản phẩm quốc nội:

Chỉ số giảm phát GDP là chỉ số tính theo phần trăm phản ánh mức giá chungcủa tất cả các loại hàng hóa, dịch vụ sản xuất trong nước Chỉ số điều chỉnh GDPcho biết một đơn vị GDP điển hình của kỳ nghiên cứu có mức giá bằng bao nhiêuphần trăm so với mức giá của năm cơ sở

GDP thực tếChỉ số giảm phát GDP =

Trang 9

1.5.3 Chỉ số lạm phát cơ bản:

Chỉ số lạm phát cơ bản cơ bản có cách tính tương tự như chỉ số CPI nhưngloại trừ một số mặt hàng dễ thay đổi giá như lương thực và năng lượng Hiện naytrên thế giới có nhiều phương pháp đo lường lạm phát cơ bản nhưng có thể chochúng vào ba nhóm chính:

Nhóm phương pháp cơ học: Việc tính toán theo phương pháp này được thực

hiện bằng cách loại bỏ một số mặt hàng khỏi rổ CPI với nguyên tắc loại bỏ nhữnghàng hóa đặc trưng bởi những cú sốc mạnh ( có tính mùa vụ hay liên quan tớicung và giá cả không được hình thành bởi thị trường)

Nhóm phương pháp thống kê: Loại bỏ tác động của những thay đổi thái quá

của giá cả ảnh hưởng tới tỷ lệ lạm phát chung Nhóm mặt hàng bị loại trừ thay đổitheo từng tháng và phụ thuộc vào độ biến động giá cả của hàng hóa đó Cácphương pháp thống kê phổ biến nhất bao gồm phương pháp bình quân thu gọn vàphương pháp bình quân gia quyền cộng dồn

Phương pháp hồi quy: Sử dụng mô hình hồi quy trong kinh tế lượng để đưa

ra các số liệu thực tế của các biến số vào đánh giá lạm phát cơ bản

1.6 Nguyên nhân của lạm phát:

1.6.1 Lạm phát do cầu kéo:

Nguyên nhân do tổng cầu AD- tổng chi tiêu của xã hội tăng lên, vượt quámức cung ứng hàng hóa của xã hội dẫn đến áp lực làm tăng giá cả Nói cách khác,bất kỳ lý do nào làm cho tổng cầu tăng lên đều dẫn đến lạm phát về ngắn hạn

Trang 10

Tổng phản ánh nhu cầu có khả năng thanh toán về hàng hóa và dịch vụ của

xã hội Vậy các lý do làm tổng cầu tăng lên là:

Chi tiêu Chính phủ tăng: Tổng cầu tăng trực tiếp thông qua các khoản đầu

tư thuộc lĩnh vực Chính phủ quản lý hoặc có thể gián tiếp thông qua các khoản chiphúc lợi xã hội tăng và kết quả là giá cả hàng hóa tăng lên Khi nhu cầu Chính phủtăng lên dẫn đến bội chi thì việc phát hành tiền và đi vay từ các ngân hàng thươngmại để bù đắp thiếu hụt rất dễ gây ra lạm phát cao

Chi tiêu hộ gia đình tăng: Do mức thu nhập thực tế tăng lên, lãi suất giảm,

do điều kiện vay tiêu dùng thuận lợi…thúc đẩy AD dịch phải => tạo áp lực lênlạm phát

Nhu cầu đầu tư của các Doanh nghiệp tăng lên: Xuất phát từ việc dự đoán

về triển vọng phát triển kinh tế, khả năng mở rộng thị trường, do lãi suất đầu tưgiảm, điều kiện vay vốn đầu tư dễ dàng hơn…

Nhu cầu của nước ngoài: Các yếu tố như tỷ giá, giá cả hàng hóa nước

ngoài so với trong nước và thu nhập bình quân của thị trường nước ngoài, cónhững ảnh hưởng quan trọng đến nhu cầu hàng hóa nhập khẩu và do đó ảnh hưởngđến tổng cầu cũng như mức giá chung nội địa

Thuế giảm: Dẫn đến thu nhập của dân chúng tăng, kích thích tiêu dùng Cung tiền tăng: làm cho lãi suất thực giảm, kích thích đầu tư và xuất khẩu

ròng, tăng cầu

1.6.2 Lạm phát do chi phí đẩy:

Đặc điểm quan trọng của lạm phát chi phí đẩy là áp lực tăng giá cả xuấtphát từ sự tăng lên cầu chi phí sản xuất vượt quá mức tăng của năng xuất lao động

và làm giảm mức cung ứng hàng hóa của xã hội Do một số nguyên nhân sau:

+ Mức tăng tiền lương vượt quá mức tăng của năng suất lao động ( thịtrường lao động khan hiếm, yêu cầu tăng lương của công đoàn, lạm phát dự tínhtăng)

+ Do sự tăng lên của mức lợi nhuận ròng của người sản xuất đẩy giá cảhàng hóa tăng lên

Trang 11

+ Do giá cả nội địa của hàng hóa nhập khẩu tăng lên.

+ Tăng thuế và các nghĩa vụ đối với Ngân sách Nhà nước

1.6.3 Các nguyên nhân khác: :

Ngoài các nguyên nhân đã đề cập ở trên, một số nguyên nhân khác cũnggây ra lạm phát như: Tâm lý dân cư, khi người dân không tin tưởng vào đồng tiềncủa Nhà nước, họ sẽ không giữ tiền mà đẩy vào lưu thông bằng cách mua hànghóa dự trữ, hoặc đầu tư vào lĩnh vực nào đó… Như thế cầu sẽ tăng lên mà cungkhông đáp ứng được, cân bằng cung cầu hàng hóa trên thị trường không còn nữa,đẩy giá lên cao, từ đó gây lạm phát Thâm hụt ngân sách cũng có thể là mộtnguyên nhân dẫn đến tăng cung ứng tiền tệ và gây lạm phát cao Bên cạnh nhữngnguyên nhân liên quan đến chính sách của Nhà nước, chính sách thuế, chính sách

cơ cấu không hợp lý, mất cân đối cung xảy ra lạm phát

Trang 12

CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG LẠM PHÁT CỦA VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM 2013-2017 NGUYÊN NHÂN GÂY NÊN LẠM PHÁT THỜI KỲ NÀY 2.1 Thực trạng lạm phát ở Việt Nam

Trong những năm gần, Kinh tê Việt Nam dần phát triển ổn định duy trì mứctăng trưởng kinh tế trên 6% trên cơ sở đó thì lạm phát cũng được giữ ổn địnhkhông tăng quá cao và nằm trong mức được Nhà nước điều hành

Diễn biến lạm phát của việt nam qua các năm từ 2013-2017 :

Chỉ số Lạm

2.2 Tình hình lạm phát ở Việt Nam trong nhưng năm 2013-2017:

2.2.1 Diễn biến lạm phát trong năm 2013:

Năm 2013: chỉ số giá tiêu dùng CPI cả năm 2013 tăng 6,04% Chỉ số giátiêu dùng tháng 12/2013 tăng 0,51 % so với tháng trước và tăng 6,04% so vớitháng 12/2012 Mức tăng 6,04% của giá cả năm 2013 cũng được ghi nhận là thấpnhất trong vòng 10 năm trở lại đây Từ mức tăng 1,31% vào tháng 2/2013 do tácđộng mang tính thời vụ của tết Nguyên Đán Quý tỵ, CPI giảm gần như thẳng đứng

về mức (-0,19% ) trong tháng 3/2013, tăng rất khẽ 0,02% vào tháng 4/2013 phầnlớn nhờ quyết định hành chính, rồi lại âm trở lại (-0,06%) ở tháng 5/2013 Khi đó,mối lo giảm phát và sức khỏe nền kinh tế nền kinh tế tiếp tục đi xuống và đượcnhiều chuyên gia kinh tế đặt ra trong bối cảnh cả sản xuất và tiêu dùng đều tăng ởmức thấp Ngoại trừ chỉ số tồn kho tiếp tục tăng cao ở mức 13,1%, các chỉ tiêukhác như chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 5% thấp hơn con số 5,9% của năm

2012, chỉ số lao động tăng 0,1%, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ

xã hội tăng 4,6% tiếp tục ở mức thấp trong nhiều năm trở lại đây Hai tháng kếtiếp, CPI đã tăng nhẹ trở lại nhờ các đợt điều chỉnh giá xăng dầu, trong đó đã cóthời điểm giá xăng tăng lên mức cao kỷ lục ở mức 24.570 đồng/lít Nhờ các tácđộng này CPI đã thoát khỏi chuỗi các tháng liên tục âm hoặc tăng thấp để rồi tăng

Trang 13

vọt vào các tháng sau đó, mà đỉnh điểm là mức tăng 1,06% vào tháng 9/2013 do tácđộng đến từ việc tăng học phí các cấp và phí khám chữa bệnh tại các bệnh việncông

Việc CPI liên tiếp tăng khá cao không gây bất ngờ cho giới quan sát bởiviệc điều chỉnh các dịch vụ công kia được thực hiện theo lộ trình với sự điều chỉnhkhá lớn, đồng thời những tác động này chỉ mang tính nhất thời tại thời điểm cácquyết định có hiệu hiệu lực Nếu loại trừ các yếu tố tăng giá trên, CPI giai đoạn đótăng bình quân 0,6%/tháng phản ánh phần nào kinh tế có khởi sắc hơn

Sau 11 tháng năm 2013, chỉ số tồn kho còn 9,7%, chỉ số sản xuất côngnghiệp tăng 5,4%, chỉ số sử dụng lao động tăng 4,4%, tổng mức bán lẻ hàng hóa

và doanh thu dịch vụ xã hội tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước

BIỂU ĐỒ DIỄN BIẾN CPI Ở VIỆT NAM NĂM 2013

(Số liệu của Tổng cục thống kê: https://www.gso.gov.vn/ ) Khái quát lại:

Điểm sáng của bức tranh kinh tế -xã hội năm 2013 là: Kinh tế vĩ mô cơ bảngiữ ổn định Lạm phát được kiểm soát ở mức thấp nhất Sản xuất công nghiệp códấu hiệu phục hồi dần, nhất là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo Xuất khẩutăng nhanh, cân đối thương mại theo hướng tích cực Tăng trưởng tín dụng vàonhững tháng cuối năm có những cải thiện rõ rệt Thu hút đầu tư nước ngoài có

Trang 14

nhiều chuyển biến tích cực Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, năm quakinh tế-xã hội nước ta vẫn còn những bất cập và đây là khó khăn, thách thứcchúng ta phải đối mặt trong năm 2014: Lạm phát ở mức an toàn nhưng còn tiềm ẩnnhiều nguy cơ Cân đối Ngân sách tiếp tục gặp nhiều khó khăn trong điều kiện tốc

độ phục hổi của sản xuất kinh doanh trong nước còn chậm sức cầu của nền kinh tếyếu Khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp thấp hàng tồn kho tuy giảm nhưngvẫn còn ở mức cao Xuất khẩu mặc dù có nhiều cải thiện nhưng ưu thế thuộc về khuvực có vốn đầu tư nước ngoài với những mặt hàng gia công là chủ yếu, giá trị giatăng thấp Tốc độ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước diễn ra chậm Năng lựcquản lý điều hành sản xuất của nhiều doanh nghiệp còn yếu dẫn đến hiệu quả sảnxuất thấp hoặc thua lỗ khi phải đương đầu với khó khăn thử thách

2.2.2 Diễn biến lạm phát trong năm 2014:

Kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, tăng trưởng kinh tế phục hồi là nhận địnhcủa Bộ kế hoạch và Đầu tư Tổng cục thống kê, cơ quan thuộc bộ này nhìn nhận,mức tăng trưởng năm 2014 cao hơn mức tăng 5,25% của năm 2012 và mức tăng5,42% của năm 2013 cho thấy dấu hiệu tích cực của nền kinh tế

Tuy nhiên, mổ xẻ sâu hơn, một số chuyên gia kinh tế cho rằng trong nhiềutrường hợp thì GDP càng tăng trưởng thì nguồn lực càng mất đi Và ở Việt Nam,tăng lên vài % GDP không phải là điều quá khó

Đầu tháng 12/2014, công bố báo cáo về tình hình kinh tế Việt Nam, Ngânhàng Thế giới tại Việt Nam (World Bank) cho rằng hoạt động sản xuất kinh doanhcủa các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp trong nước vẫntiếp tục trong tình trạng khá tương phản trong quá trình phục hồi kinh tế Vẫn theonhìn nhận của World Bank thì khu vực có vốn đầu tư nước ngoài hiện vẫn là nguồntăng trưởng quan trọng của nèn kinh tế Việt Nam khi đóng góp gần 20% GDP, 22%tổng vốn đầu tư, 2/3 kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và tạo ¼ việc làm cho khu vựcdoanh nghiệp chính thức Và trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài xuất siêu caohơn năm trước thì khu vực kinh tế trong nước lại nhập siêu cao hơn 2013

Trang 15

Đáng chú ý, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Namvới kim ngạch ước tính đạt 43,7 tỷ USD, tăng 18,2% so với năm 2013 Nhập siêu

cả năm từ Trung Quốc ước tính đạt 28,9 tỷ USD, tăng 21,8% so với năm trước

Đây hẳn là các con số không vui, khi giảm lệ thuộc vào kinh tế Trung Quốc

là vẫn đề được đặt ra rất mạnh mẽ trong nhiều phiên thảo luận tại nghị trườngtrong hai kỳ họp Quốc hội năm 2014

Luôn song hành cùng với tăng trưởng trong các cuộc tranh luận về kinh tế vĩ

mô chính là lạm phát Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12/2014 tăng 1,84% so vớicùng kỳ năm 2013 được Tổng cục thống kê công bố chiều 27/12 đã không còn bấtngờ khi từ giữ tháng 12 một số dự báo đã đưa ra xấp xỉ 2% Báo cáo của Ủy bankinh tế Quốc hội đã phản ánh một số ý kiến cho rằng, kết quả CPI thấp từ 2012-

2014 là biểu hiện các chính sách kinh tế có phần thắt chặt đã tác động trực tiếp đếndoanh nghiệp, việc làm, thu ngân sách, nợ xấu, tăng trưởng, làm giảm tổng cầu

Sau khi công bố con số 1,84%, Tổng cục thống kê cho rằng: Mục tiêu kiểmsoát lạm phát của Chính phủ tiếp tục được thực hiện thành công, góp phần quantrọng giúp các doanh nghiệp giảm chi phí đầu vào, hạ giá thành sản phẩm, kíchthích tiêu dùng, thúc đẩy tăng trưởng

Tóm lại, kinh tế năm 2014 đã cho tín hiệu phục hồi rõ nét Tỷ lệ tăng trưởngtheo quý ngày càng tăng, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng cao nhất và chỉ số hàngtồn kho tăng thấp

BIỂU ĐỒ DIỄN BIẾN CPI Ở VIỆT NAM NĂM 2014

Trang 16

((Số liệu của Tổng cục thống kê )

Theo báo cáo do Tổng cục Thống kê công bố ngày 24/12, chỉ số CPI củaViệt Nam Giảm 0,24% trong tháng 12, CPI cả năm 2014 chỉ tăng 4,09% so vớinăm 2013

Về lạm phát, tỷ lệ lạm phát của các tháng năm 2014 so với cùng kỳ đạt caonhất vào tháng 1 cũng chỉ là 5,45% Kể từ tháng 6, tỷ lệ tăng của CPI ngày cànggiảm CPI tháng 12 chỉ tăng 1,84% so với cùng kỳ năm 2013, kéo tỷ lệ lạm phátbình quân tháng chỉ còn 4,09%/năm, thấp hơn mức trung bình của năm 2013 là 2,5điểm phần trăm

Tính đến ngày 15/12/2014, tổng chi ngân sách nhà nước ước đạt 968,5nghìn tỷ, bằng 96,2% dự toán năm Tính đến ngày 27/12/2014, tổng phương tiệnthanh toán tăng 15,65% và tín dụng tăng 12,62% so với cuối năm 2013 Như vậy,với thực tế về số liệu chi ngân sách nhà nước, cung tiền và tín dụng năm 2014 đềugần bằng và vượt mức của năm 2013, nhưng lạm phát lại thấp hơn cho thấy, lạmphát có những nguyên nhân ngoài chính sách tiền tệ và tài khóa, như: sức cầu cònyếu, giá xăng dầu sụt giảm liên tục

Theo Tổng cục Thống kê, trong 12 tháng vừa qua, nhóm hàng có đóng gópnhiều nhất vào sự gia tăng CPI vẫn là hàng ăn và dịch vụ ăn uống (chiếm 38,8%),thứ đến là giáo dục (14,2%), nhà ở và vật liệu xây dựng (9,3%), nhóm hàng giaothông chỉ đóng góp 4% Với sự điều chỉnh giảm liên tục của giá xăng dầu trongnước, chi phí sinh hoạt cho nhóm hàng giao thông sẽ giảm đi, từ đó tác động làmgiảm CPI

Con số lạm phát năm 2014 đã thấp ngoài dự đoán của Tổng cục Thống kêkhi 12 tháng năm 2014 chỉ tăng 1,86% Đây là mức lạm phát thấp hơn cả nhữngnăm 1996-1999

2.2.3 Diễn biến lạm phát trong năm 2015

Trang 17

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, đến tháng 12/2015, CPI đã tăng 0,6%

so với tháng 12/2014 Nếu so với mục tiêu “khoảng 5%” tại Nghị quyết số

01/NQ-CP ngày 03/01/2015 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạođiều hành thực Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước(NSNN) năm 2015 thì diễn biễn của CPI đến cuối năm đã có một khoảng cách rất

xa so với dự báo và chỉ bằng khoảng 12% Số liệu thống kê cũng cho thấy, ngoạitrừ năm 2000 (CPI giảm 0,6%) thì mức tăng 0,6% năm 2015 là năm CPI tăng thấpnhất trong khoảng thời gian 15 năm qua, đồng thời cũng nằm trong số rất ít cácnăm có CPI thấp trong khoảng thời gian 25 năm kể từ 1990

Thứ hai, xu hướng CPI giảm dần vào các tháng cuối năm đã bắt đầu xuấthiện trong những năm gần đây thay thế cho xu hướng giá tiêu dùng tăng từ tháng 9tới cuối năm của những năm trước đây

Từ số liệu CPI tại các tháng trong năm 2015 so với tháng 12 năm trướctrong các năm gần đây thì thấy, mức độ tăng giá tiêu dùng liên tục năm sau thấphơn năm trước và xu hướng vào các tháng cuối năm, CPI tăng chậm lại đã xuấthiện khá rõ

Thứ ba, CPI giảm mạnh liên tục, năm sau chỉ bằng khoảng 1/3 so năm trước

là mức nằm ngoài hầu hết các dự báo

Ngày đăng: 18/05/2019, 08:23

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w