Kĩ năng: - Bổ sung kiến thức đọc- hiểu văn bản truyện thơ trung đại, phát hiện, phân tích được các chi tiết miêu tả cảnh thiên nhiên trong đoạn trích.. - Bổ sung kiến thức đọc- hiểu văn
Trang 1Văn bản: CẢNH NGÀY XUÂN (Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du)
I Mục tiêu
- Hiểu thêm về nghệ thuật tả cảnh của Nguyễn Du qua một đoạn trích
- Biết trân trọng vẻ đẹp thiên nhiên và sống hoà hợp với vẻ đẹp thiên nhiên
* Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:
1 Kiến thức:
- Nhận biết đựơc nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của thi hào Nguyễn Du Nêu được sự đồng
cảm của Nguyễn Du với những tâm hồn trẻ tuổi
- Trình bày đựơc nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của thi hào Nguyễn Du Nêu được sự đồng
cảm của Nguyễn Du với những tâm hồn trẻ tuổi
- Đánh giá đựơc nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của thi hào Nguyễn Du Phân tích được sự
đồng cảm của Nguyễn Du với những tâm hồn trẻ tuổi
2 Kĩ năng:
- Bổ sung kiến thức đọc- hiểu văn bản truyện thơ trung đại, phát hiện, phân tích được các chi tiết miêu tả cảnh thiên nhiên trong đoạn trích Thấy được được tâm hồn trẻ của nhân vật qua cái nhìn cảnh vật trong ngày xuân Vận dụng bài học để viết văn miêu tả, biểu cảm
- Bổ sung kiến thức đọc- hiểu văn bản truyện thơ trung đại, phát hiện, phân tích được các chi tiết miêu tả cảnh thiên nhiên trong đoạn trích Hiểu được tâm hồn trẻ của nhân vật qua cái nhìn cảnh vật trong ngày xuân Vận dụng bài học để viết văn miêu tả, biểu cảm
- Bổ sung kiến thức đọc- hiểu văn bản truyện thơ trung đại, phát hiện, phân tích được các chi tiết miêu tả cảnh thiên nhiên trong đoạn trích Cảm nhận được tâm hồn trẻ của nhân vật qua cái nhìn cảnh vật trong ngày xuân Vận dụng bài học để viết văn miêu tả, biểu cảm
II kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
- Kĩ năng phân tích , đánh giá
III Đồ dùng dạy học
1 GV Bảng phụ để hoạt động nhóm
2 HS Chuẩn bị tốt các câu hỏi phần Đọc – hiểu văn bản
IV Phương pháp
- Thuyết trình, phân tích, vấn đáp
- KTDH – KT KTB
Trang 2V Các bước lên lớp
1 Ổn định tổ chức (1’)
2 Kiểm tra bài cũ (4’)
H Đọc thuộc lòng đoạn trích “Hai chị em Thuý Kiều”, cảm nhận về bức chân dung hai chị em Thuý Kiều?
TL: - Đến tuổi cập kê, c/s êm đềm , hoà hợp
- Trong nề nếp , gia giáo
3 Tiến trình hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy và trò T.g Nội dung chính
HĐ1 Khởi động
H Theo em đoạn trích Cảnh ngày xuân
nằm ở phần nào của truyện?
- Nằm ở phần 1 của truyện (gặp gỡ và
đính ước)
- GV: Nguyễn Du không chỉ là bậc thầy
trong nghệ thuật tả chân dung mà còn
trong tả cảnh thiên nhiên Sau bức chân
dung hai nàng tố nga diễm lệ là bức tranh
tả cảnh ngày xuân tháng ba tuyệt vời
Cảnh đó sẽ được cụ thể trong tiết học
hôm nay
HĐ2 HDHS đọc và TLCT
- Mục tiêu: HS đọc diễn cảm văn bản và
hiểu được các chú thích khó trong bài
- GV HDHS đọc giọng đọc chậm rãi,
khoan thai, tình cảm trong sáng
- GV đọc mẫu
- Gọi hs đọc và nhận xét
- GV yêu cầu HS nhắc lại vài nét về tác
1’
7’ I Đọc và thảo luận chú thích
1 Đọc văn bản
Trang 3giả Nguyễn Du
H Nêu hiểu biết của em về đoạn trích?
- GV yêu cầu HS theo dõi từ khó kết hợp
trong phần tìm hiểu văn bản
HĐ3 HDHS tìm hiểu bố cục
- Mục tiêu: HS chia được bố cục văn bản
và nêu nội dung chính của văn bản
H Em có thể tìm bố cục đoạn trích này
như thế nào?
+ 4 câu đầu (khung cảnh ngày xuân)
+ 8 câu tiếp (cảnh lễ hội tháng ba)
+ 6 câu cuối (Cảnh cuối lễ hội)
H* Em có nhận xét gì về trình tự bố cục
trên?
- Cảnh ở đây được đề cập đến theo trình
tự không gian và thời gian
H Vậy phương thức biểu đạt chính trong
đoạn trích là gì?
- Miêu tả là chủ yếu (Có kết hợp với
phương thức tự sự) và biểu cảm
HĐ4 HDHS tìm hiẻu văn bản
- Mục tiêu: Hiểu thêm về nghệ thuật tả
cảnh của Nguyễn Du qua một đoạn trích
- GV yêu cầu HS đọc 4 câu thơ đầu
H Từ chú thích 1 và 2 SGK em hãy giải
thích nghĩa của hai dòng thơ đầu của
đoạn trích?
2’
22’
2 Thảo luận chú thích
a Tác giả
b Tác phẩm
+ Vị trí đoạn trích: Phần đầu truyện
c Các chú thích khác
II.Bố cục
- 3 phần
III Tìm hiểu văn bản
1 Khung cảnh ngày xuân
Trang 4- Ngày xuân có chim ém bay đi bay lại
như thoi đưa (ngày xuân qua nhanh như
con thoi, đã qua tháng giêng, tháng hai)
H Từ đó cảnh mùa xuân được giới thiệu
vào thời điểm nào?
- Tháng 3
- Thiều quang: ánh sáng đẹp (ánh sáng
ngày xuân)
- Cả hai câu: Chín chục ngày xuân, mà
nay đã ngoài 60 ngày (Qua tháng giêng,
hai và sang tháng ba)
H ở hai câu thơ đầu tác giả sử dụng cách
viết nào? Tác dụng của cách viết đó là
gì?
- HĐN – KTKTB
- HS báo cáo đáp án
- GV nhận xét
- Hình ảnh chim én bay đi bay lại trên
bầu trời xuân, rất nhanh như chiếc thoi
chạy đi chạy lại trên khung dệt vải
H Câu thơ ngoài việc mô tả thời gian,
ngày xuân, ngày vui trôi nhanh thì người
đọc còn có cảm giác gì?
- Nuối tiếc thời gian thoáng hiện ra khi
tác giả tả làn ánh sáng đẹp của mùa xuân
(những số từ và từ “đã” nói lên điều ấy)
H Vẻ đẹp của mùa xuân tháng ba được
đặc tả qua chi tiết nào?
H* Em có nhận xét gì về nghệ thuật viết
của tác giả qua hai dòng thơ này?
H Đây thuộc trong số những câu thơ hay
nhất trong truyện Kiều, vậy em hiểu thế
“ Ngày xuân con én đưa thoi Thiều quang chín chục sáu mươi ”
- Yếu tố tự sự, ẩn dụ, nhân hoá, số từ
- Tả thời gian, không gian, ngày xuân trôi mau, tiết trời sang tháng ba trong tháng cuối cùng của mùa xuân những cánh em vẫn rộn ràng bay liệng như thoi đưa giữa bầu trời trong sáng
Trang 5nào về ý thơ này?
- GV: Đây là bức hoạ tuyệt đẹp về mùa
xuân, thảm cỏ non trải rộng tới chân trời
làm nền cho bức tranh xuân Trên nền
màu xanh non ấy điểm xuyết một vài
bông hoa lê trắng Màu sắc có sự hài hoà
tới tuyệt diệu - Tất cả đều gợi lên vẻ đẹp
riêng của mùa xuân mới mẻ, tinh khôi,
giàu sức sống (cỏ non) khoáng đạt, trong
trẻo (xanh tận chân trời) nhẹ nhàng thanh
khiết (trắng điểm một vài bông hoa) chữ
“điểm”làm cho cảnh vật trở lên sinh
động chứ không tĩnh lại
H Theo em, nhà thơ phải có năng lực nổi
bật nào để có thể viết một câu lục bát mà
vẽ ra cả một bức tranh phong cảnh mùa
xuân tháng 3 ai đọc cũng hiểu?
- HĐ nhóm bàn (2’) (chú ý kĩ năng đã
học ở lớp 6)
- Trả lời, nhận xét, bổ sung
- GV chốt:
+ Tài quan sát, chọn lọc chi tiết
+ Tài dùng tiếng Việt, thơ lục bát
+ Tâm hồn nhạy cảm tha thiết với vẻ đẹp
thiên nhiên
- GV Gọi 1 hs đọc 8 câu thơ tiếp theo
H Mở đầu cảnh lễ hội tác giả viết như
thế nào?
H Căn cứ vào chú thích 3, 4 thì lễ và hội
trong tiết thanh minh được giới thiệu như
thế nào?
- Lễ ở đây là tảo mộ, người ta đi viếng và
sửa sang phần mộ của người thân
“Cỏ non xanh tận chân trời Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”
- Miêu tả, ngôn từ thuần Việt, giàu hình ảnh, dễ thuộc, dễ nhớ
- Gợi cảnh tượng mùa xuân với bầu trời trong sáng, mặt đất tươi xanh, không gian yên ả thanh bình
Trang 6- Hội ở đây là họi đạp thanh, người ta đi
du xuân trên đồng quê
H Nhận xét chung của em về hai câu
thơ này ra sao?
H Không khí lễ hội được giới thiệu như
thế nào?
H Cách miêu tả có gì đặc biệt?
H* Em nghĩ gì về hiệu quả của cách
miêu tả này?
- Không khí lễ hội thật đông vui, rộn
ràng, náo nức (gần xa, nô nức, dập dìu,
sắm sửa, ngổn ngang)
- Người đi lễ hội là những tài tử, giai
nhân (trai tài, gái sắc) dáng điệu khoan
thai, ung dung, thanh thản Người ta vừa
đi vừa rắc những thoi vàng vó (vàng giấy
hàng mã) Đốt tiền giấy để cúng những
linh hồn đã khuất
H Theo em, khi làm sống lại một không
khí lễ hội tưng bừng như thế, nhà thơ đã
thể hiện tình cảm dân tộc như thế nào?
- Yêu quý Trân trọng vể đẹp và giá trị
2 Cảnh lễ hội tháng 3
“Thanh minh trong tiết tháng ba,
Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh”
- Tác giả sử dụng yếu tố tự sự, thuyết minh
- Hai hoạt động trong ngày thanh minh 3/3: Lễ: Tảo mộ, viếng mộ, quét dọn, khói hương Hội du xuân, chơi xuân nơi đồng quê
“Gần xa nô nức yến anh
Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay”
- Dùng nhiều từ ghép, từ láy liên tiếp (gần xa, nô nức, yến anh, dập dìu, tài
Trang 7của truyền thống văn hoá dân tộc biểu
hiện trong lễ hội (chứ không phải mang
tính chất mê tín, lạc hậu)
- GV yêu cầu HS đọc 6 câu còn lại
H* Em hãy đưa ra lời phân tích của
mình cho những câu thơ cuối ?
+ Thời gian: Chiều tối (tà tà bóng ngả về
tây)
+ Không gian: Khe nước (nao nao dòng
nước uốn quanh)
+ Cây cầu (dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh
bắc ngang)
+ Con người (Chị em thơ thẩn dan tay ra
về)
- Thời gian và không gian thay đổi (sáng
khác chiều tà, lúc vào hội khác lúc tan
hội)
H Em hình dung cảnh tượng như thế nào
từ những chi tiết miêu tả ấy?
- Cảnh và người ít, thưa vắng tương
phản với những cảnh được miêu tả trước
đó Đến đây không còn bát ngát, trong
sáng, không còn đông vui náo nhiệt
H Bên cạnh việc miêu tả không gian,
thời gian ấy, ở đoạn thơ cuối này tác giả
còn sử dụng cách viết nào?
- Từ láy: Thơ thẩn, nao nao
H Sự xuất hiện tư láy đó có sức gợi tả
điều gì?
- Yếu tố biểu cảm: Chị em thơ thẩn, nao
nao dòng nước uốn quanh
H Vậy tâm trạng ấy hé mở vẻ đẹp nào
trong tâm hồn những thiếu nữ như chi
em Thuý Kiều?
tử, giai nhân, ngựa xe, áo quần), nghệ thuật so sánh (ngựa xe như nước), nhịp thơ ổn định
- Gợi tả vẻ sinh động của số đông người dự lễ hội làm cho bức tranh lễ hội đông vui náo nhiệt
3 Cảnh cuối lễ hội
“Tà tà bóng ngả về tây,
Dịp cầu nho nhỏ ghềnh bắc ngang”
- Miêu tả thời gian, không gian
Trang 8H.Từ đó, ta đọc được thiện cảm nào của
nhà thơ dành cho chị em Thuý Kiều?
- Thấu hiểu và đồng cảm với buồn vui
của con người
H Đoạn cuối văn bản được viết bằng bút
pháp cổ điển, Tác dụng của bút pháp này
ntn?
- Tả cảnh gắn với tả tình
- Tả cảnh ngụ tình
- Tình và cảnh tương hợp
HĐ5 HD tổng kết và rút ra ghi nhớ
- mục tiêu: HS rút ra được ND, NT của
văn bản
H Từ bức tranh “Cảnh ngày xuân” trong
thơ nguyễn Du, em cảm nhận được
những vẻ đẹp nào của suộc sống?
- Thiên nhiên tươi đẹp
- Con người thân thiện, hạnh phúc
- Những con người tốt đẹp, khao khát
hạnh phúc
H Cũng từ bức tranh ấy, em cảm thấy
phẩm chất nổi bật nào của nhà thơ được
bộc lộ ở những lời thơ tả cảnh này?
- Yêu thiên nhiên
- Yêu con người, hiểu lòng người
- Có tài miêu tả
- HS đọc ghi nhớ
- GV: Cảm giác bâng khuâng xao xuyến
về một ngày vui xuân đang còn mà sự
linh cảm điều sắp xảy ra đã xuất hiên,
“nao nao ” ngay sau lúc này thôi Kiều
sẽ gặp nấm mộ Đạm Tiên, sẽ gặp chàng
thư sinh: phong tư tài mạo tót vời” (Kim
- Cảnh và người ít, thưa, vắng
- Cách sử dụng từ láy, yếu tố biểu cảm
- Gợi tả tâm trạng con người (chị em Thuý Kiều) luyến tiếc, buồn lặng
- Tha thiết với niềm vui cuộc sống, nhạy cảm và sâu lắng
Trang 9HĐ6 HD HS luyện tập
- Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức làm
bài tập
- Gọi hs xung phong đọc thuộc lòng đoạn
trích tại lớp
2’
IV Ghi nhớ
- SGK/87
- ND
- NT
V Luyện tập
- Đọc thuộc lòng bài thơ
4 Củng cố (2’)
H Cảm nhận của em như thế nào sau khi học xong văn bản?
5 HD học bài (1’)
- Học bài, đọc thuộc lòng diễn cảm đoạn trích, nắm vững ghi nhớ
- Chuẩn bị trước bài: Kiều ở lầu Ngưng Bích