de cuong mac le nin

8 482 2
de cuong mac le nin

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

trong tác phẩm “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán” (1906-1909), Lê-nin đã phát biểu định nghĩa vật chất như sau: “vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác chụp lại, chép lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”

1) Hãy nêu và phân tích nội dung định nghĩa vật chất của Lê-nin, từ đó rút ra ý nghĩa của phương pháp luận? Trả lời: -Hoàn cảnh ra đời của định nghĩa: CNDT tấn công CNDV xung quanh phạm trù vật chất. Các nhà vật lí vi mô bị rơi vào khủng hoảng trước những phất minh vật lí của mình. -nội dung: trong tác phẩm “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán” (1906-1909), Lê-nin đã phát biểu định nghĩa vật chất như sau: “vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác chụp lại, chép lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”. *Phân tích định nghĩa vật chất của Lê-nin: + Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác. + vật chất là một phạm trù triết học có nghĩa là vật chất được định nghĩa theo nghĩa triết học, nghĩa triết học là nghĩa khái quát nhất, rộng nhất, nghĩa của toàn bộ hiện thực, không phải được hiểu theo nghĩa thông thường. + vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác có nghĩa là vật chất bao gồm tất cả các sự vật, hiện tượng, quan hệ… tồn tại xung quanh chúng ta, tồn tại độc lập với ý thức của chúng ta. Thực tại khách quan (vật chất) là cái có trước, cảm giác (ý thức) là cái có sau do thực tại khách quan quyết định. Vì vậy định nghĩa vật chất của Lê-nin đã giải quyết được mặt thứ nhất của vận động cơ bản của triết học. Đó là trả lời câu hỏi: vật chất hay ý thức, tinh thần hay giới tự nhiên, cái nào có trước cài nào có sau, cái nào quyết định cái nào? *Cảm giác chép lại, chụp lại, phản ánh thực tãi khách quan ấy: +Cảm giác của con người chỉ là phản ánh về thực tại khách quan. +Con người có khả năng nhận thức được thế giới khách quan nên định nghĩa vật chất của Lê-nin đã giải quyết được mặt thứ hai của vận động cơ bản của triết học, đó là trả lời câu hỏi: Con người có khả năng nhận thức được thế giời khách quan hay không? +Lê-nin khẳng định tính khách quan của vật chất để phân biệt nó với ý thức. Vậy có thể khẳng định nội dung định nghĩa vật chất của Lê-nin gồm 3 nội dung cơ bản: +Vật chất-cái tồn tại khách quan bên ngoài ý thức. +Vật chất-cái gây nên cảm giác ở con người khi bằng cách nào đó tác dụng lên cảm giác của con người. +Vật chất-cái mà cảm giác, tư duy, ý thức chỉ là phản ánh của nó. *ý nghĩa của phương pháp luận: -Định nghĩa vật chất của Lê-nin đã giải đáp một cách khoa học về vấn đề cơ bản của triết học và phê phán những quan niệm sai lầm của triết học duy tâm, tôn giáo về vật chất cũng như bác bỏ lí thuyết không hề biết. -Định nghĩa vật chất của Lê-nin đã tiếp thu những quan niệm đúng của chủ nghĩa duy vật trước đây và động thời khắc phục những thiếu sót, hạn chế của nó và nó có ý nghĩa về mặt thế giới quan, pp luận đối với khoa học cụ thể khi nghiên cứu vật chất. -Định nghĩa vật chất của Lê-nin cho phép xác định cái gì là vật chất trong lĩnh vực xã hội để có thể giải thích nguồn gốc, bản chất và các quy luật khách quan của xã hội. -Định nghĩa vật chất của Lê-nin đã mở đường cho các nhà khoa học nghiên cứu thế giới vô cùng vô tận. 2) Phân tích nguồn gốc và bản chất của ý thức từ đó xác định vai trò của ý thức khoa học đối với đời sống xã hội? a) NGUỒN GỐC CỦA Ý THỨC *Nguồn gốc tự nhiên: -Ý thức là sự phản ánh thực tại khách quan vào trong đầu óc con người. -Phản ánh thực tại khách quan là thuộc tính chung của mọi vật chất. +Phản ánh là sự tác động qua lại giữa các hệ thống vật chất. +Phản ánh dưới hình thức đơn giản nhất được thể hiện trong giới vô sinh như hản ánh vật lí qua những biến đổi cơ, lí, hóa dẫn đến sự thay đổi về kết cấu, vị trí, sự biến dạng và phá hủy… +Phản ánh tronh giới hữu sinh cao hơn, đó là sự tiến hóa từ thập đến cao, từ đơn giản đến phức tạp -Ý thức là phản ánh hiện thực khách quan: Điều đó thể hiện năng lực dựng lại, tái hiện lại, nhớ lại của khách thể phản ánh trong chủ thể, phản ánh được ghi lại trong bô não con người. -Khách thể phản ánh chỉ là một phần của hiện thực khách quan mà nhận thực con người có thể với tới được. -Chủ thể phản ánh là những con người có hay còn khả năng nhận thức. -Ý thức là sự tác động qua lại giữa khách thể với chủ thể được ghi nhận ở bộ não con người. Như vậy: về mặt nguyên tắc, ý thức thức con người chỉ xuất hiện khi có sự tác động của hiện thực khách quan vào bộ não người. Cho nên năng lực phản ánh của ý thức là năng lực hoạt động của bộ não. Không thể tách ý thức ra khỏi sự hoạt động của bộ não người. Nhưng ý thức chỉ là 1 thuộc tính của bộ não người, nó không đồng nhất với chính bộ não người. *Nguồn gốc xã hội: lao động và ngôn ngữ: -Lao động của con người làm cho giới tự nhiên bộc lộ những thuộc tính, những quy luật hoạt động và khi tác động vào giác quan của con người thì sinh ra ý thức. -Sự xuất hiện ngôn ngữ trong qua trình lao động sáng tạo đã trở thành phương tiện vật chất đáp ứng nhu cầu khách quan về quan hệ giao tiếp, trao đổi những kinh nghiệm và tình cảm…Ngôn ngữ là vỏ chất chất của tư duy là hiện thực trực tiếp của tư tưởng, là yếu tố quan trọng để phát triển tâm lí, tư duy của con người. Ăngghen cho rằng: “trước hết là lao động, sau lao động và đồng thời với lao động là ngôn ngữ, đó là 2 sức kích thích chủ yếu đã ảnh hưởng đền bộ óc của con vượn, làm cho bộ óc đó dần dần biến chuyển thành bộ óc của con người”. Vậy cần phải có đủ nguồn gốc xã hội và nguồn gốc tự nhiên thì ý thức mới được hình thành. -Ý thức là phản ánh hiện thực khách quan vào trong một tổ chức vật chất cao nhất là não người. Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. b) BẢN CHẤT CỦA Ý THỨC: -Ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong một tổ chức vật chất cao nhất là não người. -Ý thức là phản ánh của vật chất, nhưng ý thức không phải là sản phẩm của mọi dạng vật chất mà ý thức chỉ là sản phẩm của một dạng vật chất duy nhất về tự nhiên của con người là bộ não. -Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Điều đó có nghĩa ý thức mang tính chủ quan, không mang tính khách quan. -Ý thức là cái vật chất được di chuyển vào trong bộ não người và được cải biến ở trong ấy. -Ý thức mang bản chất tích cực, năng động sáng tạo, có chọn lọc. -Ý thức mang bản chất xã hội và ý thức được hình thức xã ý thức khoa học - với tính cách là một hình thái ý thức xã hội - là hệ thống tri thức phản ánh chân thực dưới dạng lôgic trừu tượng về thế giới đã được kiểm nghiệm qua thực tiễn. Đối tượng phản ánh của ý thức khoa học bao quát mọi lĩnh vực của tự nhiên, xã hội và tư duy. Đó là một trong những sự khác biệt giữa ý thức khoa học với các hình thái ý thức xã hội khác. Nguồn gốc sâu xa của sự hình thành khoa học là do nhu cầu phát triển sản xuất. Cùng với sự phát triển của sản xuất và thực tiễn xã hội, khoa học cũng không ngừng phát triển. Trong quá trình đó, vai trò của khoa học trong đời sống xã hội ngày càng tăng lên. Ngày nay, trong sự tự động hóa sản xuất, tri thức khoa học được kết tinh trong mọi nhân tố của lực lượng sản xuất - trong đối tượng lao động, kỹ thuật, quá trình công nghệ và cả trong những hình thức tổ chức tương ứng của sản xuất; người lao động không còn là nhân tố thao tác trực tiếp trong hệ thống kỹ thuật mà chủ yếu là vận dụng tri thức khoa học để điều khiển quá trình sản xuất; khoa học cho phép hoàn thiện các phương pháp sản xuất, hoàn thiện việc quản lý kinh tế. Hơn nữa khoa học còn trở thành một ngành hoạt động sản xuất với quy mô ngày càng lớn, bao hàm hàng loạt các viện, phòng thí nghiệm, trạm, trại, xí nghiệp với số cán bộ khoa học ngày càng tăng, vốn đầu tư ngày càng lớn, hiệu quả đầu tư ngày càng cao. Do những biến đổi căn bản về vai trò của khoa học đối với sản xuất mà khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. 3) Trình bày nội dung cơ bản của mối liên hệ phổ biến và nguyên lí về sự phát triển, từ đó rút ra ý nghĩa của phương pháp luận và mối liên hệ bản thân? a)Mối liên hệ phổ biến: -Khái niệm: mối liên hệ phổ biến dùng để chỉ tính phổ biến của các mối liên hệ của các sự vật, hiện tượng của thế giới, đồng thời cũng dùng để chỉ các mối liên hệ tồn tại ở nhiều sự vật , hiện tượng của thế giới, trong đó những mối liên hệ phổ biến nhất là những mối liên hệ tồn tại ở mọi sự vật, hiện tượng củ thế giới, nó thuộc đối tượng nghiên cứu của phép biện chứng. Đó là các mối liên hệ giữa các mặt đối lập, lượng và chất, khẳng định và phủ định, cái chung và cái riêng, bản chất và hiện tượng… -Tính chất của mối liên hệ +Tính khách quan của các mối liên hệ: theo quan điểm này, sự quy định, tác động và làm chuyển hóa lẫn nhau của các sự vật, hiện tượng (hoặc trong bản thân chúng) là cái vốn có của nó, tồn tại độc lập, không phụ thuộc vào vị trí của con người. +Tính phổ biến của các mối liên hệ: không có bất cứ sự vật, hiện tượng hay quá trình nào tồn tại tuyệt đối độc lập với các sự vật, hiện tượng hay quá trình khác. +Tính đa dạng, phong phú của mối liên hệ: các sự vật, hiện tượng hay quá trình khác nhau đều có những mối liên hệ cụ thể khác nhau, giữ vị trí, vai trò khác nhau đối với sự tồn tại và phát triển của nó; mặt khác cùng một mối liên hệ nhất định của sự vật, hiện tượng nhưng trong những điều kiện cụ thể khác nhau, ở những giai đoạn khác nhau của quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng thì cũng có những tính chất và vai trò khác nhau. -Ý nghĩa của phương pháp luận: +Từ tính khách quan và phổ biến của các mối liên hệ đã cho thấy trong hoạt động nhận thức và thực tiễn cần phải có quan điểm toàn diện. +Từ tính chất đa dạng, phong phú của các mối liên hệ đã cho thấy trong hoạt động nhận thức và thực tiễn, khi thực hiện quan điểm toàn diện thì đồng thời cũng phải kết hợp với quan điểm lịch sử-cụ thể. b)Nguyên lí về sự phát triển -Khái niệm: Khái niệm phát triển dung để chỉ quá trình vận động của sự vật, hiện tượng theo khuynh hướng đi lên: từ trình độ thấp đến trình độ cao, từ kém hoàn thiện đền hoàn thiện hơn. +Phát triển cũng là quá trình phát sinh và giải quyết mâu thuẫn khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng; là quá trình thống nhất giữa phủ định các nhân tố tiêu cực và kế thừa, nâng cao nhân tố tích cực từ sự vật, hiện tượng cũ trong hình thái của sự vật, hiện tượng mới. -Tính chất của sự phát triển +Tính khách quan của sự phát triển: biểu hiện trong nguồn gốc của sự vận động và phát triển. Đó là quá trình bắt nguồn từ bản thân sự vật, hiện tượng; là quá trình giải quyết mâu thuẫn của sự vật, hiện tượng đó =>Tất yếu, khách quan. +Tính phổ biến của sự phát triển được biểu hiện ở các quá trình phát triển diễn ra tronh lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy; trong tất cả mọi sự vật, hiện tượng và trong mọi quá trình, mọi giai đoạn của sự vật, hiện tượng đó. +Tính đa dạng, phong phú của sự phát triển: Phát triển là khuynh hướng chung của mọi sự vật, hiện tượng, song mỗi sự vật, hiện tượng, mỗi lĩnh vực hiện thực lại có quá trình phát triển không hoàn toàn giống nhau, tồn tại ở những không gian và thời gian khác nhau; đồng thời trong quá trình phát triển chịu ảnh hưởng của nhiều yều tố khác nhau làm thay đổi quá trình phát triển. Đó đều là những biểu hiện của tính đa dạng, phong phú của quá trình phát triển. -Ý nghĩa của phương pháp luận +Trong mọi nhận thức và thực tiến cần phải có quan điểm phát triển. Theo V.I.Lê-nin, “…Lôgic biện chứng đòi hỏi phải xét sự vật trong sự phát triển, trong “sự tự vận động”…, “trong sự biến đổi của nó”. +Quan điểm phát triển đòi hỏi phải khắc phục tư tưởng bảo thủ, trì trệ, định kiến, đối lập với sự phát triển. 4) Trình bày nội dung cơ bản về quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, vận dụng quy luật này vào thực tiến CM nước ta hiện nay? a)Khái niệm lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất -Lực lượng sản xuất là nhân tố cơ bản, tất yếu tạo thành nội dung vật chất của quá trình sản xuất; không một quá trình sản xuất hiện thực nào có thể diễn ra nếu thiếu một tronh hai nhân tố là người lao động và tư liệu sản xuất. -Quan hệ sản xuất là mối quan hệ giữa người với người trong quan hệ sản xuất. Quan hệ sản xuất bao gồm: quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất, quan hệ trong tổ chức-quản lí quá trình sản xuất và quan hệ tronh phân phối kết quả của quá trình sản xuất đó. Những quan hệ sản xuất này tồn tại trong mối liên hệ thống nhất và chi phối, tác động lẫn nhau. b)mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất -mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là mối quan hệ thống nhất biện chứng,trong đó lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất và quan hệ sản xuất tác động trở lại lực lượng sản xuất. -mối quan hệ thống nhất giữa lực lượng sản xuất va quan hệ sản xuất tuân theo tính tất yếu khách quan: quan hệ sản xuất phải phụ thuộc vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong mỗi giai đoạn lịch sử nhất định, bởi vì: quan hệ sản xuất chỉ là hình thức kinh tế-xã hội của quá trình sản xuất,còn lực lượng sản xuất là nội dung vật chất, kỹ thuật của quá trình đó. -mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất la mối quan hệ thống nhất có bao hàm khả năng chuyển hóa thành các mặt đối lâp và phát sinh mâu thuẫn . Như vậy: mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là mối quan hệ mâu thuẫn biện chứng giữa nội dung vật chất , kỹ thuật với hình thức kinh tế -xã hội của quá trình sản xuất. Mâu thuẫn và sự vận động của mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là nội dung cơ bản của “quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất”. Sự tác động của quy luật này tạo ra nguồn gốc và động lực cơ bản nhất đối với sự vận động, phát triển của phương thức sản xuất, nền sản xuất vật chất và do đó là sự vận động, phát triển của toàn bộ đời sống xã hội. 5) Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội? Từ đó rút ra ý nghĩa phương pháp luận của nó và phê phán những luận điểm sai lầm về phương pháp này? a)Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội (ý thức xã hội phụ thuộc vào tồn tại xã hội) -Ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội mỗi khi tồn tại xã hội nhất là phương thức sản xuất biến đổi làm cho ý thức xã hội đổi theo b)ý thức xã hội độc lập tương đối so với tồn tại xã hội (Ý thức xã hội không phụ thuộc vào tồn tại xã hội) được thể hiện: -Ý thức xã hội thường lạc hậu hơn so với tồn tại xã hội. Lịch sử cho thấy nhiều khi xã hội cũ mất đi, thậm chí đã mất rất lâu nhưng ý thức xã hội do xã hội đó sinh ra vẫn còn tồn tại dai dảng, tính độc lập tương đối này thể hiện đặc biệt rõ trong lĩnh vực tâm lý xã hội như truyền thống, phong tục tập quán. -Ý thức xã hội có thể vượt trước sự phát triển của tồn tại xã hội. Trong những điều kiện nhất định, tư tưởng của con người, đặc biệt là những tư tưởng khoa học tiên tiến có thể vượt trước sự phát triển của tồn tại xã hội dự báo được tương lai và có tác dụng tổ chức, chỉ đạo hoạt đông thực tiễn của con người. -Ý thức xã hội có tính kế thừa trong quá trình phát triển của mình, lịch sử phát triển đời sống tinh thần của xã hội cho thấy rằng những quan điểm lý luận của mỗi thời đại được tạo ra trên cơ sở kế thừa những tài liệu lý luận của thời đại trước. -Các hình thái ý thức xã hội có sự tác động qua lại lẫn nhau, ý thức xã hội tác động trở lại tồn tại xã hội. *Ý nghĩa của phương pháp luận: -việc nhận thức các hiện tượng của đời sống tinh thần xã hội cần phải căn cứ vào tồn tại xã hội đã làm nảy sinh ra nó, mặt khác cũng cần phải giải thích các hiện tượng đó từ những phương diện khác nhau thuộc nội dung tính độc lập tương đối của chúng. -Trong thực tiễn cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới cần phải được tiến hành đồng thời trên cả hai mặt tồn tại xã hội và ý thức xã hội. -Không chỉ những biến đổi trong tồn tại xã hội mới tất yếu dẫn đến những biến đổi trong đời sống tinh thần của xã hội mà ngược lại, những tác động của đời sống tinh thần xã hội, những điều kiện nhất định cũng có thể tạo ra những biến đổi trong tồn tại xã hội. *Mỗi quan hệ này bác bỏ mọi quan điểm siêu hình, máy móc, tầm thường về mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội. 6) Trình bày quan điểm triết học của Mác-Lênin về con người và bản chất của con người, chúng ta cần làm gì để phát triển toàn diện? a)Những quan điểm triết học của Mác-Lênin về con người: -Con người là một thực thể thống nhất giữa mặt sinh học và mặt xã hội, trong đó mặt xã hội là mặt đặc trưng của con người -Bản chất của con người: theo Mác “trong tính hiện thực của nó bản chất của con người là tổng hòa những mối quan hệ xã hội” luận điểm trên gồm có các nội dung chủ yếu sau: +Bản chất con người hình thành và thể hiện ở con người hiện thực sống trong một xã hội nhất định, mà ở đó những mặt khác nhau tạo lên bản chất con người được bộc lô ra ở những mức đô cụ thể. +Mỗi người có nhiều mỗi quan hệ xã hội, mỗi quan hệ xã hội có vị trí, vai trò riêng và giữa chúng có sự tác động qua lại lẫn nhau. +Có nhiểu cách tiếp cận về những quan hệ xã hội như +Nếu xét theo thời gian ta có những mỗi quan hệ: quá khứ, hiện tại, tương lai trong đó những mỗi quan hệ hiện tại giữ vai trò quyết định +Nếu xét theo tính chất của mỗi quan hệ ta có những quan hệ trực tiếp, gián tiếp, tất nhiên, ngẫu nhiên, ổn định, không ổn định, tronh đó những mỗi quan hệ trực tiếp, tất nhiên, ổn định giữ vai trò quyết định. +Nếu cụ thể hóa các mối quan hệ ta có: Quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ kinh tế, trong đó vai trò kinh tế giữ vai trò quyết định =>Con người có bao nhiêu quan hệ xã hội thì có bấy nhiêu quan hệ xã hội góp phần hình thành lên bản chất con người. Nếu quan hệ xã hội thay đổi làm cho bản chất con người thay đổi theo. con người vừa là sản phẩm của lịch sử, vừa là chủ thể của lịch sử. b) Để phát triển bản chất con người theo hướng tích cực, cần phải làm cho hoàn cảnh ngày càng mang tính người nhiều hơn. Hoàn cảnh đó chính là toàn bộ môi trường tự nhiên và xã hội tác động đến con người theo khuynh hướng phát triển nhằm đạt tới các giá trị có tính mục đích, tự giác, có ý nghĩa định hướng giáo dục. Thông qua đó, con người tiếp nhận hoàn cảnh một cách tích cực và tác động trở lại hoàn cảnh trên nhiều phương diện khác nhau: hoạt động thực tiễn, quan hệ ứng xử, hành vi con người, sự phát triển của phẩm chất trí tuệ và năng lực tư duy, các quy luật nhận thức hướng con người tới hoạt động vật chất. Đó là biện chứng của mối quan hệ giữa con người và hoàn cảnh trong bất kỳ giai đoạn nào của lịch sử xã hội loài người. 7) Hãy phân tích các thuộc tính của một hàng hóa và mối liên hệ của nó với tính chất 2 mặt của lao động sản xuất hàng hóa? a)Các thuộc tính của một hàng hóa 1)Giá trị sử dụng -Giá trị sử dụng là công dụng, công hiệu, tính có ích của hàng hóa có thể thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con người -Thuộc tính tự nhiên của hàng hóa, tính chất lý hóa quyết định công dụng của hàng hóa -Giá trịsử dụng của hàng hóa được phát hiện dần trong quá trình phát triển của kkhoa học kĩ thuật và lực lượng sản xuất -Giá trị sử dụng có hai đặc điểm: +Giá trị sử dụng cho người khác, cho xã hội chứ không phải cho người sản xuất ra nó +Giá trị sử dụng truyền từ tay người sang người khác thông qua trao đổi buôn bán 2)giá trị -giá trị trao đổi là một quan hệ tỉ lệ về lượng mà giá trị sử dụng này đem trao đổi với giá trị sử dụng khác VD: 10m2 vải = 200kg lúa =>1m2 vải=20kg lúa -Các mặt hàng khác nhau có thể trao đổi được cho nhau vì giũa chúng có một điểm chung giống nhau là hao phí sức lao động của người sản xuất ra hàng hóa kết tinh trong hàng hóa và chính nó tạo ra giá trị hàng hóa. -Giá trị là nội dung còn giá trị trao đổi giữa các mặt hàng khác nhau cho nhau là hình thức thể hiện bên ngoài của giá trị. b) Mối liên hệ của nó với tính chất 2 mặt của lao động sản xuất hàng hóa. -Hàng hóa có 2 thuộc tính: giá trị sử dụng và giá trị là do lao động của ngưởi sản xuất ra hàng hóa có tính hai mặt đó là lao động cụ thể và lao động trừu tượng 1)Lao động cụ thể là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của nhhững nghề nghiệp chuyên môn nhất định, mỗi lao đông cụ thể có mục đích lao động riêng, các đối tượng lao động riêng, công cụ lao động riêng, phương pháp lao động riêng nên sản phẩm làm ra cũng có công dụng riêng. -Vậy lao động cụ thể tạo ra thuộc tính giá trị sử dụng của hàng hóa. 2)Lao động trừu tượng là lao động của người sản xuất ra hàng hóa khi đã gạt bỏ những hình thức cụ thể của nó thì lao động sản xuất ra bất cứ loại hàng hóa nào cũng là sự hao phí sức lao động của người sàn xuất ra hàng hóa nói chung. -Vậy lao động trừu tượng tạo ra thuộc tính giá trị của hàng hóa. 8) Hãy phân tích yêu cầu và các tác động của quy luật giá trị? 1)yêu cầu của quy luật giá trị: -Quy luật giá trị yêu cầu sản xuất và trao đổi hàng hóa phải dựa trên cơ sở thời gian lao động xã hội cần thiết +Trong sản xuất: Thời gian lao động cá biệt <or= thời gian lao động cần thiết +Trong trao đổi: Phải tuân theo nguyên tắc ngang giá: nghĩa là giá bán bằng giá trị xã hội nhưng trong thực tế thì: Khi cung < cầu: =>Hàng hóa thiếu => giá cả lớn hơn > giá trị sử dụng. Khi cung = Cầu: =>Hàng hóa đủ => Giá cả = giá trị sử dụng. Khi cung > cầu: =>Hàng hóa dư => Giá cả < giá trị sử dụng. -Nếu xem xét trên phạm vi toàn xã hội trong một khoảng thời gian dài thì tổng giá cả = tổng giá trị xã hội. 2)các tác động của quy luật giá trị -Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa +Điều tiết sản xuất: là thông qua vận động của giá cả hàng hóa trên thị trường thì các yếu tố sản xuất sẽ được di chuyển từ ngành có lợn nhuận thấp sang ngành có lợi nhuận cao hơn làm cho quy mô sản xuất có ngành được mở rộng, có ngành bị thu hẹp. +Điều tiết lưu thông hàng hóa: hàng hóa được người ta vận chuyển có mức giá thấp đến nơi có mức giá cao hơn. -Lợi nhuận = Giá trị sở hữu – Giá trị cá biệt. Cải tiết kĩ thuật sản xuất, hợp lý hóa sản xuất => tăng năng suất lao động cá biệt => giảm lượng giá trị hàng hóa cá biệt, nếu lượng giá trị xã hội không đổi thì người sản xuất này sẽ thu được lợi nhuận nhiều hơn. -Phân hóa những người sản xuất thành kẻ giàu, người nghèo 9) hãy phân tích sự chuyển hóa của tiền thành tư bản? 1)Công thức chung của tư bản: T-H-T’ 2)Mâu thuẫn của công thức chung của tư bản: -Nhìn vào công thức chung của tư bản dường như “m” (giá trị thặng dư) được sinh ra trong lưu thông (mua bán) nhưng thực ra mua bán dù ngang giá hay không ngang giá thì cũng không sinh ra “m” +Mua bán ngang giá (giá mua = giá bán = giá trị ): Giá trị chỉ thay đổi hình thái tồn tại từ tiền thành hàng và từ hàng thành tiền nhưng lượng giá trị trong tay mỗi người tham gia mua bán trước sau vẫn không đổi. +Mua bán không ngang giá: (giá bán > giá trị, giá mua > giá trị) Là số giá trị mà người này được lợi khi bán sẽ được bù cho số giá trị mà họ bị thiệt khi mua. (giá bán < giá trị, giá mua < giá trị) số giá trị mà người này bị thiệt khi bán sẽ được bù bởi giá trị mà họ đã được lợi khi mua. Còn trường hợp những kẻ chuyên mua rẻ bán đắt thì số giá trị mà người này được lợi lại chẳng qu là sự ăn chặn, đánh cắp số giá trị của người khác mà thôi còn tổng giá trị trong toán xã hội thì không thay đổi =>Vậy “m” được sinh ra trong lưu thông vừa không được sinh ra trong lưu thông, đây chính là mâu thuẫn của công thức chung của tư bản 3)Hàng hóa sức lao động a)hai điều kiện để sức lao động chở thành hàng hóa -Người lao động phải được tự do về thân thể có khả năng chi phối được sức lao động của mình và chỉ bán sức lao động của mình cho một khoảng thời gian nhất định. -Người lao động không có tư liệu sản xuất b)Hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động: -Giá trị hàng hóa sức lao động: +Do thời gian lao đông xã hội cần thiết để sản xuất và tái sản xuất ra sức lao động quyết định giá trị hàng hóa sức lao động bao gồm các bộ phận sau: Giá trị các mặt hàng tư liệu tiêu dùng về mặt vật chất, tinh thần để nuôi sống bản thân và con cái của công nhân Phí tổn đào tạo +Giá trị hàng hóa sức lao động thể hiện ra ngoài thành một lượng tiền nhất định gọi là tiền công. -Giá trị sử dụng: +Thể hiện ở quá trình lao động để sản xuất ra hàng hóa, trong quá trình lao động bằng lao động trừu tượng của mình (hao phí sức lao động) người công nhân tạo ra một lượng giá trị mới lớn hơn lượng giá trị của bản thân nó, phần lớn hơn đó là “m” đây là đặc điểm riêng của hàng hóa sức lao động. 10) Hãy phân tích tuần hoàn và chu chuyển tư bản, tư bản cố định, tư bản lưu động là gì? Căn cứ vào ý nghĩa của việc phân chia tư bản sản xuất thành tư bản cố định và tư bản lưu động? 1) Tuần hoàn tư bản -Tư bản công nghiệp trong quá trình tuần hoàn đều vận động theo công thức sau: T-H1…SX…H2-T’ -sự vận động này trải qua 3 giai đoạn sau: a)giai đoạn 1:(gai đoạn mua) T-H1(c+v) -đầu giai đoạn 1 tư bản ra đi dưới hình thái là tư bản tiền tệ có chức năng là phương tiện để nhà tư bản mua sức lao động và tư liệu sản xuất sau khi mua xong tư bản tiền tệ chuyển hóa thành tư bản sản xuất b)giai đoạn 2 (giai đoạn sản xuất) H1(c+v)….sx….H2(c+v+m) -đầu giai đoạn 2 tư bản xuất hiện dưới hình thái là tư bản sản xuất có chức năng thực hiện sự kết hợp giữa sức lao động với tư liệu sản xuất để sản xuất ra hàng hóa mới mà trong giá trị của nó có giá trị thặng dư.kết thúc giai đoạn 2 tư bản sản xuất đã biến thành tư bản hàng hóa c)giai đoạn 3 (giai đoạn bán) H2(c+v+m)-T’ Đầu giai đoạn 3 tư bản xuất hiện dưới hình thái là tư bản hành hóa có chứa năng thực hiện thuộc tính giá trị hàng hóa sau khi bán xong tư bản hàng hóa biến thành tư bản tiền tệ =>vậy tuần hoàn tư bản là sự vận động của tư bản trải qua 3 giai đoạn lần lượt mang 3 hình thái thực hiện 3 chức năng rồi quay trở về hình thái ban đầu với lượng giá trị không chỉ không được bảo tồn mà còn tăng lên 2)Chu chuyển tư bản -Đó là một quá trình định kì, đổi mới, diễn ra liên tục và lặp đi lặp lại không ngừng -Thời gian chu chuyển tư bản (TGα) là khoảng thời gian từ khi tư bản ra đi dưới một hình thái nhất định đến khi nó trở về hình thái đó nhưng có thêm “m”. -Công thức tính: TGα=thời gian mua + thời gian sản xuất +thời gian bán Thời gian sản xuất = thời gian dự trữ sản xuất + thời gian lao động +thời gian gián đoạn lao động Lưu ý: Thời gian lao động tạo ra giá trị mới trong đó có “m”. *Tốc độ chu chuyển tư bản(n) là số vòng chu chuyển của một tư bản nhất định trong một năm. Công thức tính: n= Thời gian năm TG α 3)Tư bản cố định, tư bản lưu động: -Nếu căn cứ theo phương thức dịch chuyển giá trị của chúng vào trong sản phẩm mới ta có thể chia tư bản sản xuất thành: +Tư bản cố định là một bộ phận chủ yều của tư bản sản xuất như máy móc, thiết bị, nhà xưởng…Giá trị của chúng được dịch chuyển dần dần vào trong sản phẩm mới tùy theo mức độ hao mòn của nó: có 2 loại hao mòn Hao mòn hữu hình: là hao mòn về mặt giá trị sử dụng và giá trị. Hao mòn hữu hình do công nhân sử dụng hoặc tự nhiên tác động. Hao mòn vô hình là hao mòn thuần túy về mặt giá trị, hao mòn vô hình xảy ra ngay cả khi máy móc thiết bị còn tốt nhưng bị mất giá vì xuất hiện máy móc thiết bị mới hiện đại hơn nhưng có mức giá tương đương, thậm chí thấp hơn. +Tư bản lưu động là một bộ phận của tư bản san xuất như: nguyên, nhiên vật liệu, hàng hóa, sức lao động, giá trị của nó được dịch chuyển hoàn toàn vào trong sản phẩm mới trong một chu kì sản xuất. 11) Hãy phân tích cạnh tranh trong nội bộ ngành và cạnh tranh giữa các ngành trong chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh? Ý nghĩa lý luận vào thực tiến của việc nghiên cứu vấn đề này? 1)Cạnh tranh trong nội bộ ngành là cạnh tranh giữa các nhà tư bản cùng tổ chức sản xuất ra một loại hàng hóa nào đó nhằm mục đích thu lợi nhuận siêu ngạch (lợi nhuận siêu ngạch = giá trị xã hội – giá trị cá biệt). -Biện pháp cạnh tranh: Cải tiến kĩ thuật sản xuất, hợp lý hóa sản xuất tăng năng suất lao động cá biệtGiảm giá trị cá biệt, nếu giá trị xã hội không đổi thì lợi nhuận siêu ngạch tăng lên. -Kết quả của cạnh tranh làm hình thành giá trị xã hội của từng loại hàng hóa. Điều kiện sản xuất trung bình trong một ngành thay đổi do kỹ thuật sản xuất phát triển, năng suất lao động tăng lên, giá trị xã hội (giá trị thị trường) của hàng hóa giảm xuống. -Ý nghĩa: theo C.Mác, trong sản xuất “Một mặt phải coi giá trị thị trường là giá trị trung bình của những hàng hóa được sản xuất ra trong một khu vực sản xuất nào đó; mặt khác phải coi giá trị thị trường là giá trị cá biệt của những hàng hóa được sản xuất ra trong những điều kiện trung bình của khu vực đó và chiếm một khối lượng lớn trong số những sản phẩm của khu vực này”. 2)Cạnh tranh giữa các ngành: Là cạnh tranh giữa các xí nghiệp tư bản kinh doanh ở các ngành, các lĩnh vực khác nhau nhằm mục đích tìm nơi đầu tư có lợi nhất (ngành có tỉ suất lợi nhuận cao nhất). -Biện pháp của cạnh tranh: có sự tự do di chuyển tư bản từ ngành có tỉ suất lợi nhuận thấp sang ngành có tỉ suất lợi nhuận cao hơn -Kết quả của cạnh tranh: Là sự hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân, và giá trị hàng hóa trở trành giá cả sản xuất. -Ý Nghĩa: sự hình thành tỉ suất lợi nhuận bình quân và lợi nhuận bình quân đã che giấu hơn nữa thực chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản góp phần vào điều tiết nền kinh tế chứ không làm chấm dứt quá trình cạnh tranh trong xã hội tư bản, trái lại cạnh tranh vẫn tiếp diễn. 12) Hãy phân tích nguyên nhân ra đời và các đặc điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản độc nguyền? 1)Chủ nghĩa tư bản độc nguyền: a)Nguyên nhân: chuyển biến từ chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh sang chủ nghĩa tư bản độc nguyền -Dưới tác động của các quy luật kinh tế cơ bản chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh như quy luật sản xuất “m”, quy luật tích lũy dẫn tới tích tụ tập trung tư bản và sản xuất, sự tập trung sản xuất này khi phát triển đến một mức độ nhất định sẽ dẫn tới độc quyền. -Cạnh tranh theo nguyên tắc cá lớn nuốt cá bé đã làm cho các nhà tư bản vừa và nhỏ phá sản còn các nhà tư bản lớn thì phát tài làm giàu quy mô tư bản và sản xuất của họ ngày càng lớn. -lực lượng sản xuất phát triển và việc ứng dụng những thành tựu khoa học kĩ thuật mới vào sản xuất trong 30 năm cuối của thế kí XIX cũng đòi hỏi phải có những xí nghiệp quy mô lớn. -Cuộc khủng hoảng kinh tế thừa từ năm 1873 cũng thúc đẩy quá trình tích tụ tập trung tư bản và sản xuất dẫn tời sự hình thành các xí nghiệp quy mô lớn. -Sự phát triển của thị trường tài chính nhất là sự hình thành các công ty cổ phần có tác dụng thúc đẩy quá trình tập trung tư bản vào sản xuất dẫn tới sự hình thành các xí nghiệp quy mô lớn. =>Vì vậy Lê-nin đã viết: “Tự do cạnh tranh đẻ ra tập trung sản xuất và sự tập trung sản xuất này khi phát triển đến một mức đô nhất định sẽ dẫn đến độc quyền”. b)các điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản độc quyền Tập trung sản xuất và các tổ chức độc quyền -Tích tụ tập trung sản xuất dẫn tới sự ra đời các tổ chức độc quyền vì: +do quy mô lớn của các xí nghiệp mà cạnh tranh trở nên gay gắt hơn. +Do có một số ít xí nghiệp lớn nên dễ dàng thỏa thuận với nhau. -Tổ chức độc quyền là tổ chức liên minh giữa các nhà tư bản nắm phần lớn trong tay quyền sản xuất hoặc tiêu thụ một hay một số loại hàng hóa nào đó nhằm mục đích thu lợi nhuận độc quyền cao. -Các hình thức tổ chức độc quyền lần lượt trong lịch sử là: +CARTEL: các nhà tư bản tham gia CARTEL vẫn giữ độc lập về sản xuất và lưu thông. H5 chỉ kí hiệp nghị thỏa thuận với nhau về giá cả, sản lượng, thị trường tiêu thụ, họ chỉ cam kết làm đúng theo hiệp nghị, nếu làm sai sẽ bị phạt tiền theo hiệp nghị quy định, vì vậy CARTEL là một liên minh độc quyền không vững chắc. +SYNDICATE: Các nhà tư bản tham gia SYNDICATE vẫn giữ độc lập về sản xuất chỉ mất độc lập về lưu thông mọi việc mua bán do một ban quản trị chung của CYNDICATE đảm nhận, mục đích của việc thống nhất đầu mối mua và bán là mua nguyên liệu với giá rẻ, bán hàng hóa với giá cao. +TRUSTS: tài sản của các nhà tư bản tham gia TRUSTS được tập trung lại và mọi việc sản xuất tiêu thụ tài vụ đều do một ban quản trị thống nhất quản lí, còn các nhà tư bản tham gia TRUSTS thì trở thành những cổ đông thu lợi nhuận theo số lượng cỏ phần. +CONSORTIUM: tham gia CONSORTIUM không chỉ có các nhà tư bản lớn mà còn có các SYNDICATE và TRUSTS trong một CONSORTIUM có thể có hàng trăm xí nghiệp ở các lĩnh vực khác nhau, liên kết lại trên cơ sở hoàn toàn phụ thuộc về tài chính vào một nhóm nhà tư bàn lớn.  Tư bản tài chính và bọn đầu sỏ tài chính (trùm tài phiệt): -Tư bản tài chính: là kết quả của sự hợp nhất tư bản công nghiệp độc quyền với tư bản của một số ngân hàng độc quyền lớn nhất. -Sự ra đời của tư bản tài chính dẫn tới sự hình thành một nhóm nhỏ các nhà tư bản độc quyền công nghiệp và ngân hàng chi phối toàn bô sinh hoạt kinh tế, chính trị, đối ngoại của một quốc gia, gọi đó là bọn đầu sỏ tài chính.  Xuất khẩu tư bản -Xuất khẩu tư bản là xuất khẩu giá trị nhằm mục đích chiếm đoạt “m” và các nguồn lợi khác từ nước nhập kkhẩu tư bản. -Cuối thế kì XIX đầu thế kỉ XX xuất khẩu tư bản là tất yếu vì: +Một số ít các nước tư bản phát triển đã có một lượng tư bản thừa tương đối. +Các nước lạc hậu về kinh tế bị lôi cuối vào quan hệ kinh tế quốc tế nhưng lại thiếu tư bản giá cả ruộng đất tương đối hạ, tiền công thì thấp, nguyên liệu rẻ, ngoài ra các nước có nền kinh tế tương đối phát triển cũng đòi hỏi phải có những lượng tư bản lớn, những công nghệ mới để phát triển lĩnh vực này hay lĩnh vực khác. -Các loại hình xuất khẩu tư bản: + Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI: là loại hình đầu tư mà quyền sở hữu vốn và quyền sử dụng vốn thống nhât với nhau. +Đầu tư gián tiếp nước ngoài FII; là loại hình đầu tư mà quyền sở hữ vốn và quyền sử dụng vốn tách rời ra. -Các chủ thể xuất khẩu tư bản: +Chủ thể 1; Tư nhân xuất khẩu tư bản nhằm mục đích thu lợi nhuận độc quyền cao. +Chủ thể 2: Nhà nước xuất khẩu nhằm mục đích kinh tế, chính trị, quân sự.  Sự phân chia thế giới về mặt kinh tế giữa các tổ chức độc quyền của nhà nước dẫn tới sự hình thành tổ chức độc quyền quốc tế, tổ chức độc quyền quốc tế là tổ chức liên minh giữa các tổ chức độc quyền của các nước vừa phân chia thị trường nguyên liệu, về quy mô sản xuất và chính sách giá cả độc quyền.  Sự phân chia thế giới về mặt lãnh thổ giữa các cường quốc đế quốc. -Từ năm 1880 những cuộc xâm chiếm thuộc địa bắt đầu phát triển mạnh cho đến cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX các nước đế quốc hoàn thành việc phân chia lãnh thổ thế giới. Tính đến năm 1914 chỉ riêng 6 nước đế quốc lớn Anh, Pháp, Nga, Đức, Mỹ, Nhật đã chiếm 65 triệu km2 thuộc địa với số dân là 523,4 triệu người. Số dân thuộc địa của Anh bằng 7 lần số dân thuộc địa của Pháp và hơn 12 lần số dân thuộc địa của Nga. Riêng thuộc địa của Pháp nhiều hơn số dân thuộc địa của Đức, Mỹ Nhật cộng lại. -Tình hình phân chia thuộc địa như vậy và sự phat triển không đồng đều của chủ nghĩa tư bản đã dẫn tới cuộc chiến tranh chia lại thế giới đã chia xong thông qua 2 cuộc chiến tranh thế giới. 13) Cách mạng xã hội chủ nghĩa là gì? Nguyên nhân dẫn tới cách mạng xã hội chủ nghĩa, những nội dung cơ bản của cách mạng xã hội chủ nghĩa? -Định nghĩa: theo nghĩa hẹp: CM XHCN là thời điểm mà giai cấp công nhân và nhân dân lao động giành được chính quyền, thiết lập nhà nước của giai cấp công nhân. +Theo nghĩa rộng: CM XHCN là cả giai đoạn sau khi giành được chính quyền, giai cấp công nhân và nhân dân lao động tiến hành cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới trên âtt1 cả các lĩnh vực của đời sống xã hội đến khi chủ nghĩa xã hội đã được xây dựng xong. -Nguyên nhân dẫn tới CM XHCN: +Do lực lượng sản xuất ngày càng phát triển, ngày càng có tính xã hội hóa cao, mâu thuẫn gay gắt với quan hệ sản xuất mang tính chất tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất. +Do quy luật cạnh tranh, tính chất vô chính phủ trong sản xuất dưới chế độ tư bản chủ nghĩa dẫn tới khủng hoảng thừa sản xuất bị đình trệ, công nhân không có việc làm. +Là kết quả giác ngộ của giai cấp công nhân và quần chúng nhân dân lao động trên cơ sở tiếp nhận lý luận chủ nghĩa khoa học xã hội, tự mình tổ chức ra chính đảng CM, tiến hành tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân đứng lên lật đổ chế độ xã hội cũ, xây dựng xã hội mới. *Đấu tranh giai cấp dẫn tới CM xã hội với những điều kiện sau: -CMXH là giai đoạn đấu tranh đỉnh cao của đấu tranh giai cấp. -Quần chúng nhân dân bị áp bức không còn chịu nổi xã hội cũ. -Bản thân giai cấp thống trị cũng không có thể duy trì thống trị như trước nữa. -Phong trào cách mạng được sự đồng tình của giai cấp công nhân và những lực lượng tiến bộ trên thế giới. =>CM XHCN diễn ra do mâu thuẫn gay gắt giữa nhu cầu phát triển của lực lượng sản xuất với sự kìm hãm của quan hệ sản xuất đã trở nên lỗi thời. *Những nội dung cơ bản: -Chính trị: đưa quần chúng nhân dân lao động từ địa vị nô lệ, làm thuê trở thành chủ thể của xã hội và làm chủ bản thân mình. +Đảng lãnh đạo giai cấp công nhân và nhân dân lao động bằng đường lối chiến lượng và sách lượng đối với từng giai đoạn phát triển của cách mạng. -Kinh tế: Phát triển lực lượng sản xuất, nâng cao năng xuất lao động và cải thiện đời sống của nhân dân, phát huy tính tích cực và khả năng sáng tạo của người lao động. -Văn hóa-tư tưởng: quần chúng nhân dân lao động là người sáng tạo ra và làm phong phú thêm giá trị tinh thần của xã hội, là người hưởng thụ giá trị văn hóa-tinh thần đó -liên minh giai cấp công nhân và nông dân, tri thức và những người lao động tạo động lực cơ bản của CM XHCN. =>CM XHCN là một quá trình cải biến toàn diện xã hội cũ thành xã hội mới trong đó kết hợp chặt chẽ giữa cải tạo và xây dựng mà xây dựng là chủ yếu. 14) Dân chủ là gì? Quan niệm của chủ nghĩa Mác-Lênin về dân chủ? Các đặc trưng cơ bản của nền dân chủ XHCN? Dân chủ: -Theo tiếng Hy Lạp cổ đại: dân chủ là quyền lực thuộc về nhân dân, nhân dân lao động làm chủ những vấn đề có liên quan đến cuộc sống của mình. -Dân chủ là một hình thái nhà nước, một chế độ xã hội trong đó thừa nhận về mặt pháp luật quyền tự do, bình đẳng của nhân dân… được cụ thể hóa thành cơ chế để thực thi trong cuộc sống. -dân chủ là một phạm trù chính trị vì nó gắn liền với bản chất của giai cấp thống trị xã hội, bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị. -dân chủ còn được hiểu là một nguyên tắc sinh hoạt của các tổ chức chính trị, xã hội cộng đồng dân cư theo nguyên tắc thiểu số phục tùng đa số =>Tóm lại dân chủ còn là một phạm trù lịch sử kkhi gắn với chế độ nhà nước là thành quả đấu tranh của nhân dân lao động chống áp bức, bóc lột đòi quyền tự do, quyền làm chủ của mình.  Các đặc trưng cơ bản của nền dân chủ XHCN: -Phạm trù quyền lực: Tất cả mọi quyền lực thuộc về nhân dân -Phạm trù chính trị: Mang bản chất của giai cấp thống trị -Phạm trù nhà nước: Dân chủ xã hội chủ nghĩa thực hiện thông qua nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa -Phương thức thực hiện: nền dân chủ XHCN do Đảng Cộng Sản lãnh đạo-yếu tố quan trọng bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân. -Cơ sở thực hiện: dân chủ XHCN thực hiện trên cơ sở kinh tế là công hữu hóa. 15) Thế nào là nền văn hóa XHCN? Nội dung của nền văn hóa XHCN? Phương thức xây dựng nền văn hóa XHCN? -Nền văn hóa XHCN là nền văn hóa kết hợp truyền thống và hiện đại, vừa giữ gìn và phát huy được bản sắc tinh hoa của dân tộc, vừa kế thừa được những thành quả tốt đẹp, ưu tú nhất của nền văn hóa nhân loại qua các thời kì lịch sử. -Nội dung của nền văn hóa xã hội chủ nghĩa: +Nâng cao trình độ dân trí, hình thành đội ngũ tri thức của xã hội chủ nghĩa vừa là nhu cầu cấp bách vừa là nhu cầu lâu dài của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. +Xây dựng con người phát triển toàn diện. có tinh thần và năng lực xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, là con người lao động mới, là con người có tinh thần yêu nước chân chính và tinh thần quốc tế trong sáng; là con người có lối sống tình nghĩa, tính cộng đồng cao. +Xây dựng lối sống XHCN trong đó chế độ công hữu về tư liệu sản xuất là sở hữu toàn dân, giữ vai tro chủ đạo; nguyên tắc phân phối theo lao động; quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, hệ tư tưởng khoa học và cách mạng của giai cấp công nhân giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của xã hội, xóa bỏ bất bình đẳng dân tộc, thực hiện công bằng, mở rộng dân chủ. +Xây dựng gia đình văn hóa nhằm góp phần xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa, gia đình là tế bào của xã hội, mỗi gia đình hòa thuận, hạnh phúc, ổn định sẽ góp phần cho sự phát triển ổn định, lành mạnh của xã hội. -Phương thức xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa: +Giữ vững và tăng cường vai trò chủ đạo của hệ tư tưởng giai cấp công nhân trong đời sống tinh thần của xã hội. +Không ngừng tăng cường sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản và vai trò quản lý của nhà nước XHCN đối với hoạt động văn hóa. +Xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa phải theo phương thức kết hợp việc kế thừa những giá trị trong di sản văn hóa dân tộc với tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa của văn hóa nhân loại. +Tổ chức và luôi cuốn quần chúng nhân dân vào các hoạt động và sáng tạo văn hóa. . không? +Lê -nin khẳng định tính khách quan của vật chất để phân biệt nó với ý thức. Vậy có thể khẳng định nội dung định nghĩa vật chất của Lê -nin gồm 3 nội. học của Mác-L nin về con người và bản chất của con người, chúng ta cần làm gì để phát triển toàn diện? a)Những quan điểm triết học của Mác-L nin về con người:

Ngày đăng: 31/08/2013, 22:38

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan