1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BÁO cáo TIẾP cận NGHỀ

45 856 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 45
Dung lượng 9,3 MB

Nội dung

Về thuận lợi - Cán bộ công nhân đều là đảng viên, tốt nghiệp đại học trung cấp, đều cónhận thức sâu săc trong công việc, có ý thức trách nhiệm tốt nên dễ điềuhành - Nguồn hàng về thóc đư

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ

KHOA CƠ KHÍ CÔNG NGHỆ

  

BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP TIẾP CẬN

NGHỀ THEO NHÓM

Giảng viên hướng dẫn: - PGS.TS Đỗ Thị Bích Thủy

- Th.S Nguyễn Cao Cường

- Th.S Trần Ngọc Khiêm

Họ và tên các sinh viên thực hiện : 1- Phan Thị Thu Thuận

2- Hoàng Thị Thường

3- Hồ Thị Thủy Tiên

4- Ngô Thị Thùy Trang

5- Phạm Thị Trang

6- Lê Hoàng Minh Trí

7-Nguyễn Thị Lan Trinh

Thời gian : 16/10/2018 đến 23/10/2018

Trang 2

 Huế, 11/2018 

PHẦN 1: MỞ ĐẦU1.1 MỤC ĐÍCH

1.1.1 MỤC ĐÍCH CHUNG

– Giúp cho sinh viên tiếp cận môi trường làm việc thực tế tại các đơn vị, qua đó có điều kiện so sánh, đánh giá giữa lý thuyết và thực tiễn với trọng tâm là kiến thức chuyên sâu đã học.

– Bước đầu tiếp cận thực tế các nội dung đã học ở chuyên

ngành, sinh viên thực tập, học hỏi và làm quen với chuyên môn được đào tạo để khi tốt nghiệp có thể làm việc được ngay tại các doanh nghiệp.

– Vận dụng các kiến thức đã học để áp dụng vào một (hay một số) nội dung liên quan đến công việc cụ thể tại đơn vị thực tập Sinh viên thực tập nghiên cứu và trình bày kết quả bằng một báo cáo thực tập tốt nghiệp.

1.1.2 MỤC TIÊU CỤ THỂ

- Định hướng nghề nghiệp cho sinh viên trong tương lai

- Giúp cho sinh viên củng cố lại những kiến thức lý thuyết đã học để có thểvận dụng vào thực tiễn sản xuất Cụ thể là cách bảo quản thóc và gạo ởchi cục dự trữ, quy trình sản xuất nước tăng lực super horse, quy trình chếbiến cà phê, tinh bột sắn

- Giúp cho sinh viên làm quen với môi trường làm việc của kỹ sư, côngnhân trong từng nhà máy, biết được các khó khăn, thuận lợi của công việc

mà mình có thể làm trong tương lai Trong quá trình sản xuất còn nhữngkhó khăn bên cạnh sự phát triển của nó Vận dụng các kiến thức đã họcvào khảo sát, nghiên cứu thực tiễn, đề xuất các giải pháp để có thể gópphần giải quyết những vấn đề đặt ra trong hoạt động của cơ sở thực tập

- Giúp sinh viên tìm hiểu được các phương pháp sản xuất đã từng áp dụngtại các nhà máy, biết được phương pháp nào là hiệu quả nhất

- Biết được các sự cố cũng như tai nạn có thể xảy ra để có biện pháp đềphòng hoặc giải quyết

1.2 YÊU CẦU

Để đạt những mục tiêu đã đề ra, tạo tiền đề cho những chuyến thực tập saunày, sinh viên cần phải:

Trang 3

 Đảm bảo an toàn là trên hết

 Tuân theo sự hướng dẫn chỉ đạo của cán bộ tại nhà máy và giáo viênhướng dẫn đoàn

 Nghiêm chỉnh chấp hành những quy định đặc biệt là các quy định về antoàn lao động tại các nhà máy

 Tích cực tìm hiểu, thu thập thông tin từ các nhà máy nhằm đạt đượcnhững mục tiêu đề ra khi đi thực tế

 Có tác phong nhanh nhẹn, trang phục luôn chỉnh tề, lịch sự đồng thời cần

có thái độ học tập tích cực tạo thiện cảm đối với các nhà máy

1.3 ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN THỰC TẬP

 Điểm kho Hương Thủy thuộc Chi cục Dự trữ Nhà Nước ThừaThiên Huế tại thị xã Hương Thủy, Thừa Thiên Huế (ngày 16/10/2018)

 Nhà máy tôm đông lạnh Huế - Công ty cổ phần chăn nuôi CP ViệtNam tại Khu công nghiệp Phong Điền, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa ThiênHuế (ngày 20/10/2018)

 Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hóa tại xã Thuận, huyện Hướng Hóa,Quảng Trị (ngày 22/10/2018)

 Nhà máy chế biến cà phê Thương Phú tại xã Hướng Phùng, huyệnHướng Hóa, Quảng Trị (ngày 22/10/2018)

 Nhà máy nước tăng lực SUPER HORSE tại huyện Hướng Hóa, tỉnhQuảng Trị ( ngày 23/10/2018)

1.4 DANH SÁCH THÀNH VIÊN TRONG NHÓM

1 Phan Thị Thu Thuận

2 Hoàng Thị Thường

3 Hồ Thị Thủy Tiên

4 Ngô Thị Thùy Trang

5 Phạm Thị Trang

6 Lê Hoàng Minh Trí

7 Nguyễn Thị Lan Trinh

Trang 4

PHẦN 2: BÁO CÁO VỀ CÁC CƠ SỞ THỰC TẬP2.1 CHI CỤC DỰ TRỮ NHÀ NƯỚC THỪA THIÊN HUẾ ( ngày

16/10/2018)

2.1.1 GIỚI THIỆU CHUNG

Chi cục dự trữ là đơn vị quản lí hoạt động dự trữ quốc gia trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, có văn phòng tại thành phố Huế, có nhiệm vụ chính là: làm công tác bảo quản hàng hóa lương thực( thóc, gạo, muối), bảo quản các mặt hàng thiết yếu đặc chủng(xuồng, nhà bạt, phao cứu trợ, máy bơm nước ) nhằm phục vụ cho công tác cứu trợ, viện trợ, phòng chống thiên tai, khi biến động giá

cả thị trường Trực tiếp nhập, xuất và bảo quản hàng hóa nông sản cho bà con nông dân Ngoài ra, còn tham mưu công tác dự trữ, bảo vệ nông sản, thực hiện công tác an ninh, phòng chống lụt bão

2.1.2 MÔ TẢ TÓM TẮT CƠ CẤU TỔ CHỨC, LỊCH SỬ HÌNH THÀNH

VÀ PHÁT TRIỂN TẠI CƠ SỞ THỰC TẬP

- Tháng 3/1998 Tổng kho được đổi tên thành Tổng kho dự trữ Thừa ThiênHuế trực thuộc Chi cục dự trữ Bình Trị Thiên

Chi cục trưởng và phóchi cục trưởng

Kho dự trữ

Bộ phận kỹ thuậtbảo quản

Bộ phận tài vụ

-Quản Trị

Trưởng khoThủ Kho

Trang 5

Năm 2000, để phù hợp với cơ chế quản lí trong thời kì Công nghiệp hóa Hiện đại hóa, Cục dự trữ quốc gia được sáp nhập vào Bộ tài chính.

Năm 2004 pháp lệnh dự trữ quốc gia được ban hành, vai trò của dự trữ có

vị trí quan trọng trong nền kinh tế - là ngành kinh tế đặc biệt

- Cùng với toàn ngành, tháng 10/2009 Tổng kho dự trữ Thừa Thiên Huếđược đổi tên thành Chi cục dự trữ nhà nước Thừa Thiên Huế Chức danhlãnh đạo đổi thành chi cục trưởng, phó chi cục trưởng

- Chi cục dự trữ thuộc Bộ Tài Chính nằm trong sự quản lí của nhà nước, đóng trên 4 địa điểm khác nhau:

+ 56 Nguyễn Chí Diễu, TP Huế ( văn phòng điều hành)

+ 100 Sóng Hồng, Hương Thủy

+ ở Tứ Hạ, Hương Trà

+ ở cuối đường Dạ Lê ( chỉ chứa 10.000 tấn muối)

2.1.3 CÁC LĨNH VỰC HOẠT DỘNG CỦA CHI CỤC, NGUYEN VẬT LIỆU, KẾ HOẠCH VA QUY MO SẢN XUẤT :

2.1.3.1 Các lĩnh vực hoạt động của chi cục bao gồm: công tác nhập kho, xuất kho, công tác bảo quản, kiểm nghiệm

2.1.3.2 Nguyên vật liệu: Hiện nay chi cục dự trữ chủ yếu 3 loạihàng là thóc, gạo và phương tiện cứu hộ cứu nạn

- Thóc: (ngày nhập 07/07/2018 thuộc kho A6/2, khốilượng 270 tấn ) nguồn nguyên liệu được thu mua từ bàcon nông dân trên địa bàn trong tỉnh và các vùng lâncận, có thể bảo quản 2 năm Giống thóc là thóc KhangNhân, có chỉ tiêu như sau:

- Gạo: (ngày nhập 04/05/2017 thuộc kho A6/1, khối lượng

150 tấn) Được nhập một loại duy nhất là gạo miền Namthông qua đấu thầu, 1 kho có 2 lô với chỉ tiêu chấtlượng như sau:

Trang 6

 Được cất giữ trong kho kín, sản lượng đạt 200 tấn

 Thời gian lưu kho là 12 tháng

- Phương tiện Cứu hộ, cứu nạn: gồm thuyền cứu hộ vàgần 4000 phao cứu trợ Trong mỗi thuyền có các thùngtheo kèm, mỗi thùng có 11 áo phao và một số vật dụngkhác

2.1.3.3 Kế hoạch phát triển

 Tiếp tục điều chỉnh, bổ sung danh mục hàng dữ trữ quốc gia và mức

dự trữ quốc gia những mặt hàng thiết yếu, quan trọng phù hợp với tình hình mới

 Triển khai quy hoạch mạng lưới kho và đầu tư xây dựng theo hướng tập trung, hiện đại với công nghệ bảo quản tiên tiến phù hợp với trình

độ thế giới.( đang trong tiến trình xây điểm kho 1 theo quy hoạch nhà nước )

 Xây dựng hệ thống cơ chế, chính sách quản lý, điều hành hoạt động dựtrữ quốc gia theo hướng tăng cường huy động các nguồn tài chính hợp pháp cho dự trữ quốc gia

2.1.3.4 Quy mô: Gồm 10 dãy kho bảo quản, 6 dãy kho lương thực, 4 dãy

kho hàng diện tích tổng gần 2 ha (19000m²)

2.1.4 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG, SẢN XUẤT CỦA CƠ SỞ THỰC TẬP TRONG KHOẢNG 3-5 NĂM GẦN ĐÂY, TÌM HIỂU CÁC HẠN CHẾ, KHÓ KHĂN, THUẬN LỢI VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CƠ SỞ SẢN XUẤT…

2.1.4.1 Kết quả hoạt động: Hoàn thành mọi nhiệm vụ, mục tiêu

đã được đề ra từ Tổng cục, thu mua bảo quản đảm bảo chất lượng các mặt hàng

2.1.4.2 Về thuận lợi

- Cán bộ công nhân đều là đảng viên, tốt nghiệp đại học trung cấp, đều cónhận thức sâu săc trong công việc, có ý thức trách nhiệm tốt nên dễ điềuhành

- Nguồn hàng về thóc được thu mua ngay trên địa bàn nên dễ dàng trongviệc vận chuyển và thời gian được rút ngắn

- Công nghệ bảo quản: phù hợp, đáp ứng chất liệu hàng hóa

- Kế hoạch: tiếp nhận là chính, đều theo phân bố và văn bản quy định củanhà nước( nhận – cấp – xuất)

Trang 7

2.1.4.3 Khó khăn:

- Chưa xây dựng được kho 1 theo quy hoạch do chưa xin được đất

- Các điểm kho chưa tập trung, chưa xây được kho theo đúng quy hoạch, 3điểm kho còn ở xa cơ sở điều hành khó khăn trong viêc kiểm tra

- Chi cục cách xa Tổng cục ( đóng tại Đồng Hới – Quảng Bình)

- Quy trình nhập của Bình Trị Thiên luôn chậm hơn Đà Nẵng do ảnh hưởngcủa thời tiết khí hậu điều kiện đất đai

- Nguồn hàng thóc ngày càng khó

- Công tác cứu trợ cho bà con thường xảy ra vào thời điểm bão lụt, màchính thời điểm đó thường là thời gian xuất kho nên gặp mưa gió, thời tiếtxấu, không kịp thời

- Nguồn hàng gạo nhập từ ĐNB nên chi phí vận chuyển cao đi lại khó khănhơn

Trang 8

 Thuyết minh quy trình:

Tại đây, thóc được bảo quản theo phương pháp yếm khí và thóc được đổ rời Thóc sau khi được kiểm tra sẽ được vận chuyển vào nhà kho đã bọc bởi 2 lớp bạc sọc và 1 màng PVC Màng PVC được bao quanh toàn bộ thóc, sau đó hút khí bằng hệ thống hút chân không Phải đảm bảo bảo quản ở nhiệt độ từ 35- 36°C Trong 3 tháng tới 6 tháng đầu tiên thì 3 ngày hút 1 lần, từ

6 tháng tới 9 tháng thì 1 tuần hút 1 lần Thóc được bảo quản từ

12 tới 24 tháng, nếu hết thời hạn bảo quản thì phải xuất kho và nhập thóc mới

2.1.5.2 BẢO QUẢN GẠO

 Quá trình bảo quản gạo được tóm tắt ở sơ đồ dưới đây

Trang 9

 Thuyết minh quy trình:

Tại điểm kho này, gạo được bảo quản bằng phương thức nạp khí N 2 Gạo sau khi được kiểm tra, đạt tiêu chuẩn sẽ được đóng bao

Theo quy định về kê xếp gạo trong kho thì các bao gạo dự trữ được cân định mức là 50 kg/bao, được xếp tối đa không quá

23 lớp gạo/lô; trong kho này chứa 150 tấn gạo ; khi xếp lô phải xếp theo kiểu gối đầu Trước khi cho gạo vào kho thì xếp phía dưới 1 lớp bạc sọc và 1 lớp màng PVC, sau đó là chất gạo vào

và dán màng Tiếp theo sẽ dùng hệ thống chân không để hút hết khí ra ngoài, sau 15 ngày thì bơm khí Nitơ vào và lượng Nitơ đạt tiêu chuẩn là 97% và sau 5 tháng là 95%.

Trong quá trình bảo quản phải kiểm tra thường xuyên.

2.1.6 YÊU CẦU VỀ NHÀ KHO

- Nhà kho phải đảm bảo kín, có tường bao, mái che chống các bất lợi về môi trường

- Đảm bảo ngăn ngừa được các loại sinh vật phá hoại như côn trùng, chuột Quy định mỗi kho chỉ đựng một loại hàng hóa và năm nhập

- Kho trước khi nhập phải vệ sinh sạch sẽ, kê đóng kho, dán các màng phủ nilon vào mặt sàn

Xuất kho

Trang 10

Cấu trúc bên ngoài nhà kho điểm kho Hương Thủy

2.1.7.VỊ TRÍ VAI TRÒ CỦA NGƯỜI KĨ SƯ

- Với trình độ và khả năng của mình, người kĩ sư có thểđảm nhiệm các vị trí tại phòng Kĩ thuật bảo quản và Kho

Dự trữ với vai trò: Đưa ra các quy phạm cho quá trìnhbảo quản; kiểm tra nguyên liệu theo quy định của Tổngcục dự trữ, chất lượng hàng hóa bảo quản

- Kỹ sư CNTP cũng như bất cứ ai khi làm việc phải có trình độ chuyênmôn và nắm vững kiến thức Đồng thời, có thái độ làm việc tốt, kĩnăng trong giao tiếp và có trách nhiệm với công việc

Trang 11

2.2 CÔNG TY CỔ PHẦN CHĂN NUÔI CP VIỆT NAM – NHÀ MÁY CHẾ BIẾN THỦY SẢN ĐÔNG LẠNH – CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ ( NGÀY 20/10/2018)

2.2.1 GIỚI THIỆU CHUNG

- Tập đoàn C.P (Charoen Pokphand Group) được thành lập

năm 1921 tại Bangkok, Thái Lan Nay là một tập đoàn sản xuất kinh doanh đa ngành nghề và là một trong những tập đoàn mạnh nhất của Thái Lan trong lĩnh vực công - nông nghiệp và chế biến thực phẩm.

- Tập đoàn C.P bắt đầu vào Việt Nam năm 1988 với văn

phòng đại diện tại TP Hồ Chí Minh.

- Đây là công ty cổ phần có vốn đầu tư nước ngoài.

- Hệ thống sản xuất đa ngành khép kín theo mô hình

“FEED-FARM-FOOD” là một thế mạnh của Công ty CP trong sản xuất thực phẩm chất lượng cao và an toàn cho người tiêu dùng.

Sinh viên thực tập tiếp cận nghề tại nhà máy CP

Trang 12

2.2.2 MÔ TẢ TÓM TẮT CƠ CẤU TỔ CHỨC, LỊCH SỬ HÌNH THÀNH

VÀ PHÁT TRIỂN TẠI CƠ SỞ THỰC TẬP

2013 với công suất 9.000 tấn sản phẩm/năm

- Đây là nhà máy duy nhất ở tỉnh Thừa Thiên-Huế hoạt động theo mô hình khép kín, chế biến tôm đông lạnh xuất khẩu

2.2.3 CÁC LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ MÁY, NGUYÊN VẬT LIỆU, KẾ HOẠCH VA QUY MÔ SẢN XUẤT :

2.2.3.1 Các lĩnh vực hoạt động :

Chỉ ưu tiên sản xuất 1 loại đó là tôm thẻ vin trắng, Có 3 dòng sản phẩm:

- Raw: tôm sống, chưa qua gia nhiệt

- Cooked: hàng đã gia nhiệt

- Sushi: hàng đã gia nhiêt và qua xẻ bướm

Tổng giám đốc

Phòng KĩThuật

PhòngMaketing

Phòng Kiểm TraChất Lượng

PhòngThu Mua

Phòng SảnXuất

Phòng Kĩ Thuật

QC R&DQA

Tổ Trưởng

Kĩ Sư

Trang 13

Các loại sản phẩm từ tôm như:

- Cook Head On Body-Peeled: - Cooked Peeled Tail – On:

Trang 14

- Cooked Head-On Shell- On: ( lấy tôm đo kích thước rồi luộc)

2.2.3.2 Nguồn nguyên liệu:

Tôm chỉ ưu tiên sản xuất 1 loại đó là tôm thẻ chân trắng, nguyên liệu tôm có 3 nguồn cung cấp:

 Nhà máy được thu mua từ 3 Farm nuôi ở Quảng Bình, Quảng Trị và Huế Còn các Farm nuôi ở khu vực khác cung cấp cho các nhà máy ở Bến Tre

và các nhà máy khác Đây chính là nguồn nguyên liệu đảm bảo nhất của nhà máy Tại đây công ty kiểm soát toàn bộ quá trình từ con giống đến sảnphẩm cuối cùng, quy trình chăm sóc được quản lí một cách nghiêm ngặt nhằm đảm bảo các chỉ tiêu tôm phục vụ nhà máy chế biến

 Sản phẩm của bà con nuôi trồng không đạt tiêu chuẩn không đáp ứngđược chỉ tiêu nguyên liệu của công ty

 Thương lái là nguồn nguyên liệu dồi dào tuy nhiên để đảmbảo được chỉ tiêu công nghệ nhà máy đặt ra thì số lượngđạt tiêu chuẩn khá thấp nên nguồn cung này cũng khôngđược ổn định

2.2.3.3 Kế hoạch và quy mô sản xuất

- Với sự hợp tác của tập đoàn C.P cùng với tỉnh Thừa thiên Huế, công ty

Cổ Phần Chăn nuôi C.P Việt Nam Chi nhánh đông lạnh Thừa Thiên Huế được thành lập chính thức đi vào hoạt động vào năm 2013 trong lĩnhvực chế biến thủy sản đông lạnh với công suất 9.000 tấn sản phẩm/năm

Đáp ứng được nguồn nguyên liệu và sự tin tưởng của khách hàng, công tyđịnh hướng cạnh tranh phát triển thị trường xuất khẩu sang các nước khótính như Nhật Bản, và phát huy thế mạnh trên các thị trường quốc tế

2.2.4 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG, SẢN XUẤT CỦA CƠ SỞ THỰC TẬP TRONG KHOẢNG 3-5 NĂM GẦN ĐÂY, CÁC HẠN CHẾ, KHÓ KHĂN, THUẬN LỢI VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ MÁY…

2.2.4.1 Thị trường tiêu thụ sản phẩm:

- Thị trường tiêu thị rộng lớn: năm 2018 sản xuát 9000 tấn xuất khẩu sang:

Trang 15

 Theo yêu cầu của nước sở tại

 Theo yêu cầu của khách hàng

 Theo yêu cầu của nước mình xuất khẩu

- Với thiết kế của nhà máy thì công suất nhà máy có thể lênđến 9000tấn/năm Tuy nhiên tùy thuộc vào nguồn cungcấp nguyên liệu cũng như các đơn đặt hàng

2.2.4.2 Các chỉ tiêu công nghệ để đánh giá ATVSTP:

Công ty phát triển theo các tiêu chí sau:

 Lợi ích quốc gia ( giúp quốc gia phát triển về kinh tế )

 Lợi ích cho con người sở tại (tạo cơ hội phát triển nghề nuôitôm tại địa phương và đem lại việc làm cho hàng nghìncông nhân lao động)

Trang 16

 Cuối cùng là lợi ích của công ty (lợi nhuận)

Mô hình chung : đất nước phát triển Cộng đồng pháttriển CP phát triển Với mô hình như vây thì lợi ích củacác bên liên quan được đảm bảo nhằm đưa công ty ngày mộtphát triển

2.2.4.4 Thuận lợi

- Nguồn nguyên liệu chất lượng cao, miền trung là 1 trong những khu vực

có nguồn nguyên liệu đẹp, có sản lượng lớn 40000 tấn/1 năm

- Khoảng cách vận chuyển từ các farm nuôi tới các nhà máy ngắn( từ 150km), thời gian vận chuyển ngắn đảm bảo được chất lượng sản phẩm

30 Gần cảng Đà nẵng, dễ dàng hơn trong việc xuât khẩu

2.2.4.5 Khó khăn

- Tiêu chí của khách hàng ngày càng cao nên công ty cần phải cố gắng để sản phẩm của mình đạt được tiêu chuẩn phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng

- Vào mùa dịch bệnh của tôm thì cần sử dụng một số loại thuốc chống bệnhlàm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm

- Thiếu nguồn nguyên liệu lúc trái mùa tôm

- Theo công ty việc thiếu nguyên liệu là nguồn khó khăn lớn nhất Nó kéo theo hàng loạt hiệu ứng dây chuyền khiến công ty phải chậm hàng cho khách hàng, bị đền hợp đồng

- Nguồn nguyên liệu không đáp ứng đủ, nguồn sản phẩm từ các thương lái

và người dân không đáp ứng được chỉ tiêu củ công ty( khoảng 50-60% tôm đưa vào bị nhiễm KS), nguyên liệu tôm ở miền tây thì màu sắc khôngđẹp bị sa, không đảm bảo thẩm mỹ và chất lượng

- Về nhân lực: những năm đầu nguồn lao động thiếu hụt, không đủ kinhnghiệ và trình độ chuyên môn, tuy nhiên các năm gần đây đã đi vào nềnếp quy củ và cs kinh nghiệm hơn

2.2.4.6 Xu hướng phát triển

Hiện nay, không chỉ trong nước mà cả thị trường thế giới có rất nhiều tập đoàn, công ty cùng sản xuất các dòng sản xuất giống và đặc biệt có nhiều dòng sản phẩm ngon và hấp dẫn hơn công ty mình Vì vậy, công ty cũng có những chính sách cạnh tranh để đạt được chỉ tiêu của người tiêu dùng:

 Luôn tạo ra sản phẩm có chất lượng ATTP tốt về cả trong lẫn ngoài, cảchất lượng và thẩm mỹ

Trang 17

 Tuân thủ hoạt định trong nước và của cả các thị trường xuất khẩu

Tiếp nhận nguyên liệu

Bỏ đầuRửa, lựa tạp chất

Phân size Phân cỡ

Ngâm

Hút gạch

Bóc vỏ thân Xếp khay PD

Hấp ( 71-75oC)

HOSO CHO

Hấp (98oC)

Trang 18

2.2.5.2 THUYẾT MINH QUY TRÌNH

Tôm nguyên liệu được đưa vào xưởng sản xuất Nhân viên

sẽ lấy mẫu để kiểm tra chất lượng của tôm nguyên liệu Tại đây

tôm được kiểm định chỉ tiêu kháng sinh (CCP1) nếu đạt thì tôm

được đưa đi rửa rồi đến các công đoạn khác, nếu không đạt tiêu

chuẩn tôm sẽ bị trả lại nơi cung cấp.

Sau khi kiểm định xong, tôm đạt chuẩn được phân cỡ dựa

theo chiều dài và khối lượng của nó Tôm được rửa tùy theo yêu

cầu của khách hàng và thị trường ( ví dụ: thị trường Châu Á: sử

dụng clorin 100 – 150 ppm Thị trường Châu Âu: sử dụng nước

sạch có clorin dư 0,3 – 0,5 ppm) Sau khi sơ chế, tôm được đưa

vào máy phân cỡ tôm theo khối lượng: số con/1pound hoặc số

con/1kg

 Sản xuất tôm oxi: Sau khi sơ chế, tôm được cân sau đó đưa

vào máy phân size theo khối lượng: số con/1pound và số

Hấp

CCP2 Bóc vỏ Làm lạnh

Dò kim loại

Đóng thùngXếp khay

vacum Kho lạnh, bảo Xuất hàng

quản

Trang 19

con/1kg Theo yêu cầu của khách hàng có 3 loại: sushi,CHO và HOSO

+ Sản xuất sushi: sau khi phân size tôm vẫn cònnguyên con, sau đó hút gạch (bằng cách xẻ đầu sau

đó hút), tiếp theo xếp vào khay để định hình và làmsạch rồi hấp (quá trình hấp có CCP2 kiểm tra) tạoSushi Hanging Meat (ở 75 – 80oC) Tôm sau khi hấpđược làm lạnh nhằm sốc nhiệt để tiêu diệt visinh vật (nhiệt độ nước làm lạnh < 4oC) Tômsau khi làm lạnh (< 5oC) Tôm được định hình rồichuyển lên thau và công nhân bóc vỏ cắt đầu xẻbướm sẽ tạo ra dạng sushi Sau đó đo size bằngchiều dài → rửa → ngâm muối (tùy yêu cầu kháchhàng) rồi xếp khay → vacum → sản phẩm sẽ chuyềnqua máy cấp đông…

+ Sản xuất CHO và HOSO: sau khi phân size tôm đượcđưa vào hấp rồi chia ra 2 loại đó là CHO và HOSO.CHO được bóc vỏ, trừa đầu và đuôi Sản phẩmCooked Head-On Shell-On (HOSO) là tôm nguyêncon đã qua gia nhiệt

+ Ngoài ra, sản phẩm từ tôm sống còn có: Raw

Head-On Shell-Head-On là tôm nguyên con chưa qua gia nhiệt

 Sản xuất tôm đá: Sau khi rửa, phân size tôm được bỏ đầu rồi phân size sẽ tạo ra 2 dòng sản phẩm: CPD cooked

peeled deveined và CPTO cooked peeled tail – on:

+ Sản xuất CPD: tôm sau khi phân cỡ sẽ được bóc vỏ lấy tim, sẽ tạo ra sản phẩm tôm Peeled Deveined (PD), rồi đem ngâm sau đó hấp ở nhiệt độ 68 – 75oC sẽ tạo ra CPD, sản phẩm sẽ được đi vào máy cấp đông…

+ Sản xuất CPTO: Tôm sau khi phân cỡ được ngâm sau đó hấp ở nhiệt độ 71 - 75oC rồi được đưa đi bóc

vỏ, sau đó được chuyển vào máy cấp đông…

+ Sau đó, tất cả các dạng sản phẩm đều được đượccấp đông bằng cách chạy qua băng chuyền đếnmáy cấp đông IQF (nhiệt độ < 35oC, sản phẩm tôm

< - 12oC) Sau khi cấp đông tôm được mạ băng(phủ lớp nước băng ngoài sản phẩm nhằm tăngcảm quan cho bóng lên và không bị cháy lạnhtrong môi trường bảo quản) Sau đó tôm sẽ đượcchuyền qua máy tái đông ở nhiệt độ < - 35oC, sảnphẩm sau khi tái đông < - 18oC Định kì 30 phútnhân viên QC sẽ kiểm tra và chuyển qua đóng gói(quy trình đóng gói theo yêu cấu của khác hàng)

Trang 20

Sau đó sản phẩm được đưa vào băng chuyền để dòkim loại (CCP3 kiểm soát) Sau đó sản phẩm đượcxếp vào các thùng caton lớn đưa vào máy dò kimloại lần 2 rồi đưa đến kho bảo quản và chờ xuấthàng Các nhân viên QA sẽ thường xuyên kiểm tra

để đảm bảo chất lượng của sản phẩm

Ngoài việc lắp đặt các cổng CCP1, CCP2, CCP3 đối với một

số khách hàng có yêu cầu khắt khe hay phụ thuộc vào vùng miền của khách hàng mà chúng ta phải lắp đặt các cổng kiểm tra các chất gây dị ứng, thịt heo, cồn (HALAL) theo tổ chức đánh giá đạo hồi.

2.2.6 VỊ TRÍ VAI TRÒ CỦA KỸ SƯ CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

- Kỹ sư công nghệ thực phẩm là thành phần không thể thiếutrong nhà máy chế biến thủy sản đông lạnh vì tham gia hầu hết vào các giai đoạn sản xuất, bảo quản, kiểm định chất lượng nguyên liệu và sản phẩm

 Kỹ sư thiết bị, máy móc

 QA: là bộ phận bao quát, chịu trách nhiệm tổng thể về tiêu chuẩn, quy trình kiểm tra để đảm bảo chất lượng

 QC: là bộ phận thực hiện những quy định, hướng dẫn của QA, kiểm tra chất lượng cụ thể của sản phẩm hoàn thiện hay các công đoạn trong sản xuất

 RD: phát triển làm mới các sản phẩm về mẫu mã và chủng loại

 Hoặc các công việc admin, kế toán, hành chính nhân sự, phòng lab…

- Để có thể tuyển dụng vào công ty thì cần phải nắm rõ kiến thức chuyên môn, có kĩ năng làm việc tốt, chăm chỉ học hỏi, có đạo đức nghề nghiệp tốt, thật thà, trung thực…

Trang 21

2.3 NHÀ MÁY TINH BỘT SẮN HƯỚNG HÓA - QUẢNG TRỊ (ngày 22/10/2018)

2.3.1 GIỚI THIỆU CHUNG

- Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hóa là doanh nghiệp trực

thuộc công ty cổ phần tổng công ty thương mại Quảng TRị

- Nhà máy được thành lập ngày 9/3/2004, có nhiệm vụ

chính là sản xuất, kinh doanh tinh bột sắn và các sản phẩm khác của nông dân (chủ yếu là bà con Paco, Vân Kiều) trên hai huyện Hướng Hóa và Dakrong

- Doanh nghiệp với các nhiệm vụ chính là: thu mua , sản xuất, chế biến,

kinh doanh tinh bột sắn và các sản phẩm phụ khác như bã sắn, khí thải, phân bón hữu cơ nhằm đáp ứng nhu cầu cho thị trường trong nước và quốc tế.

2.3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC, LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

Phòng kếtoán

KCS &môitrường

Trang 22

Mỗi phòng có 1 chức năng cụ thể ,chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc, giữa các phòng có sự tương tác qua lại lẫn nhau

để đảm bảo cho quá trình sản xuất thuận lợi và nhanh chóng Trong đó:

- Ban giám đốc: có nhiệm vụ quản lý tổng thể nhà máy,là người cóquyền cao nhất và chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý cấp trên

về mọi hoạt động,kết quả sản xuất kinh doanh của nhà máy

- Phòng tổ chức hành chính: có nhiệm vụ tham mưu cho ban giámđốc về công tác đào tạo, bồi dưỡng,quy hoạch và sử dụng đội ngũcán bộ công nhân viên Ban hành quy chế hoạt động của nhà máynhằm quản lý về mọi mặt nhân sự, chế độ tiền lương,giải quyếtnhững vấn đề liên quan giữa nhà máy và người lao động

- Phòng tài chính kế toán:

 Lập kế hoạch tài chính theo tháng,quý,năm đồng thời định

kỳ báo cáo hoặc báo cáo theo yêu cầu của ban lãnh đạo về tình hình tài chính của nhà máy

 Đánh giá hoạt động tài chính của nhà máy, đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính

 Ghi chép và hoạch toán đúng,đầy đủ các nghiệp vụ kinh tếtài chính phát sinh,phù hợp với quy định của nhà nước và quy chế quản lý

 Kiểm tra tính hợp lý,hợp lệ của tất cả loại chứng từ,hoàn chỉnh thủ tục kế toán khi trình ban lãnh đạo duyệt

 Theo dõi lập kế hoạch và thu hồi công nợ của khách hàng đầy đủ, nhanh chóng bảo đảm hiệu quả sử dụng nguồn vốncủa nhà máy

- Phòng kinh doanh: tổ chức hoạch toán toàn bộ quá trình sản xuấtkinh doanh của nhà máy, đồng thời tham mưu cho ban giám đốctrong việc phân tích hoạt động kinh tế, xác định kết quả kinh doanh

- KCS & Môi trường:

 Kiểm tra chặt chẽ khâu chuẩn bị, nhập nguyên liệu, giámđịnh chất lượng đầu vào cho đến quản lý chất lượng trongquá trình sản xuất để sản phẩm cuối cùng đạt chất lượng tốtnhất

 Thường xuyên kiểm tra các tác nhân gây ô nhiễm môi trường

từ dây chuyền sản xuất, từ đó nghiên cứu đề xuất các biện

Ngày đăng: 14/05/2019, 20:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w