1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận cuối khóa Chuyên viên chính: Xử lý tình huống sử dụng văn bằng không hợp pháp

23 306 16

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 130 KB

Nội dung

Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương 2 khoá VIII đã xác định: Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục. Chỉ thị 40CTTW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục cũng chỉ rõ: “Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là lực lượng nòng cốt, có vai trò quan trọng”. Trong lý luận và thực tiễn, đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục luôn được xem là lực lượng cốt cán của sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo, là nhân tố quan trọng nhất trong việc quyết định việc nâng cao chất lượng giáo dục. Do vậy, muốn đổi mới, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, điều quan trọng trước tiên là phải chăm lo xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng và đồng bộ về cơ cấu. Việc lập, bảo quản và lưu giữ hồ sơ cùng với công tác kiểm tra, rà soát, xác minh tính hợp pháp của các loại văn bằng chứng chỉ của cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước ở một số nơi, một số chỗ chưa thực sự được coi trọng và đặt lên hàng đầu; vấn đề tuyển sinh, tuyển dụng cũng còn có những vấn đề bất cập. Do vậy, hiện nay có một số cán bộ, công chức, viên chức nhà nước lợi dụng nhưng kẽ hở đó để được tham gia đào tạo nhằm nâng cao bằng cấp chuyên môn, nghiệp vụ cho bản thân, đáp ứng với xu hướng của xã hội. Tuy nhiên, do nhận thức chưa thực sự đúng đắn của một số người về các chế độ, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước nên đã có hành vi không đúng, vi phạm quy định của pháp luật như: sử dụng các loại văn bằng, chứng chỉ không phải của mình để được hợp đồng, tuyển dụng, bố trí vào làm việc trong các cơ quan nhà nước; để được nâng ngạch, nâng lương cũng như xem xét đề bạt bổ nhiệm, ... và như vậy qua nhiều lần làm hồ sơ tham gia thi, xét tuyển vào các trường đào tạo, trong suốt cả quá trình nhiều năm công tác mà không bị cơ quan chức năng phát hiện và xử lý. Những năm gần đây, việc kiểm tra sử dụng các loại văn bằng chứng chỉ của cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước đã bắt đầu được quan tâm. Lãnh đạo các cấp đã nhận thức rõ tầm quan trọng, đồng thời cho đó là việc làm thường xuyên, cần thiết để đánh giá cũng như sắp xếp, phân công công việc, nhất là việc xem xét cất nhắc đề bạt, bổ nhiệm cho đúng, cho phù hợp và hợp lý hơn đối với cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan Đảng, Nhà nước và các tổ chức Chính trị xã hội khác. Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh; các văn bản hướng dẫn của Sở Nội vụ tỉnh Phú Thọ về việc thanh tra, kiểm tra công tác cấp phát, quản lý và sử dụng văn bằng chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân trên địa bàn tỉnh Phú Thọ; Kế hoạch của Sở Giáo dục và Đào tạo Phú Thọ về việc kiểm tra công tác cấp phát quản lý, sử dụng văn bằng chứng chỉ tại các đơn vị giáo dục trực tuộc Sở Giáo dục và Đào tạo năm học 2013 2014, quá trình kiểm tra tại trường Trung học phổ thông A đã phát hiện ra có giáo viên trong suốt cả quá trình công tác từ trước tới nay, cũng như quá trình tham gia đào tạo nâng cao trình độ; đi bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ có sử dụng một số văn bằng chứng chỉ không phải là của mình mà là của cá nhân người khác. Bản thân tôi là một công chức của Sở Giáo dục và Đào tạo cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, trong bối cảnh Ngành đã và đang tiếp tục triển khai thực hiện tốt các cuộc vận động như: Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong Giáo dục”, “Nói không với việc vi phạm đạo đức nhà giáo và việc ngồi nhầm lớp, cùng với phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”, đặc biệt là cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Được tham gia học tập, nghiên cứu kiến thức về Quản lý nhà nước, chương trình chuyên viên chính cùng với những bức xúc của dư luận xã hội và trong nhân dân, nhất là đối với phụ huynh học sinh, tôi lựa chọn, viết và mạnh dạn đề xuất giải pháp giải quyết tình huống: Xử lý tình huống sử dụng văn bằng không hợp pháp tại trường Trung học cơ sở A, huyện B, tỉnh Phú Thọ làm tiểu luận về tình huống quản lý nhà nước cuối khoá học. Đây là một cơ hội tốt để bản thân tôi vận dụng những kiến thức đã được nghiên cứu, học tập vào thực tiễn, trên cơ sở đó tiếp tục tìm tòi, suy nghĩ đưa ra những giải pháp thiết thực và phù hợp giúp cho quá trình công tác của bản thân ngày càng tốt hơn; chất lượng, hiệu quả công việc ngày càng nâng cao.

Trang 1

BỘ NỘI VỤ

TRƯỜNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ CÔNG CHỨC

TÌNH HUỐNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

"Xử lý tình huống sử dụng văn bằng không hợp pháp tại Trường Trung học cơ sở A, huyện B, tỉnh Phú Thọ"

Họ và tên: Nguyễn Văn Biết

Đơn vị công tác: Sở Giáo dục và Đào tạo

Lớp: Bồi dưỡng QLNN ngạch Chuyên viên chính

Hà Nội, năm 2015

Trang 2

MỤC LỤC

IV Xây dựng các phương án giải quyết và lựa chọn phương án 9

Trang 3

MỞ ĐẦU

Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương 2 khoá VIII đã xác định:

"Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục" Chỉ thị 40-CT/TW của Ban

Bí thư Trung ương Đảng về xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán

bộ quản lý giáo dục cũng chỉ rõ: “Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là lực

lượng nòng cốt, có vai trò quan trọng” Trong lý luận và thực tiễn, đội ngũ nhà

giáo và cán bộ quản lý giáo dục luôn được xem là lực lượng cốt cán của sự nghiệpphát triển giáo dục và đào tạo, là nhân tố quan trọng nhất trong việc quyết định việcnâng cao chất lượng giáo dục Do vậy, muốn đổi mới, phát triển và nâng cao chấtlượng giáo dục và đào tạo, điều quan trọng trước tiên là phải chăm lo xây dựng vàphát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý đủ về số lượng, đảm bảo về chấtlượng và đồng bộ về cơ cấu

Việc lập, bảo quản và lưu giữ hồ sơ cùng với công tác kiểm tra, rà soát, xácminh tính hợp pháp của các loại văn bằng chứng chỉ của cán bộ, công chức, viênchức trong các cơ quan nhà nước ở một số nơi, một số chỗ chưa thực sự được coitrọng và đặt lên hàng đầu; vấn đề tuyển sinh, tuyển dụng cũng còn có những vấn đềbất cập Do vậy, hiện nay có một số cán bộ, công chức, viên chức nhà nước lợidụng nhưng kẽ hở đó để được tham gia đào tạo nhằm nâng cao bằng cấp chuyênmôn, nghiệp vụ cho bản thân, đáp ứng với xu hướng của xã hội

Tuy nhiên, do nhận thức chưa thực sự đúng đắn của một số người về các chế

độ, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước nên đã có hành vi không đúng, viphạm quy định của pháp luật như: sử dụng các loại văn bằng, chứng chỉ không phảicủa mình để được hợp đồng, tuyển dụng, bố trí vào làm việc trong các cơ quan nhànước; để được nâng ngạch, nâng lương cũng như xem xét đề bạt bổ nhiệm, vànhư vậy qua nhiều lần làm hồ sơ tham gia thi, xét tuyển vào các trường đào tạo,trong suốt cả quá trình nhiều năm công tác mà không bị cơ quan chức năng pháthiện và xử lý

Trang 4

Những năm gần đây, việc kiểm tra sử dụng các loại văn bằng chứng chỉ củacán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước đã bắt đầu được quantâm Lãnh đạo các cấp đã nhận thức rõ tầm quan trọng, đồng thời cho đó là việclàm thường xuyên, cần thiết để đánh giá cũng như sắp xếp, phân công công việc,nhất là việc xem xét cất nhắc đề bạt, bổ nhiệm cho đúng, cho phù hợp và hợp lýhơn đối với cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan Đảng, Nhà nước và các

tổ chức Chính trị xã hội khác

Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh; các văn bản hướng dẫn của Sở Nội vụtỉnh Phú Thọ về việc thanh tra, kiểm tra công tác cấp phát, quản lý và sử dụng vănbằng chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân trên địa bàn tỉnh Phú Thọ; Kếhoạch của Sở Giáo dục và Đào tạo Phú Thọ về việc kiểm tra công tác cấp phát quản

lý, sử dụng văn bằng chứng chỉ tại các đơn vị giáo dục trực tuộc Sở Giáo dục vàĐào tạo năm học 2013 - 2014, quá trình kiểm tra tại trường Trung học phổ thông A

đã phát hiện ra có giáo viên trong suốt cả quá trình công tác từ trước tới nay, cũngnhư quá trình tham gia đào tạo nâng cao trình độ; đi bồi dưỡng về chuyên môn,nghiệp vụ có sử dụng một số văn bằng chứng chỉ không phải là của mình mà là của

cá nhân người khác

Bản thân tôi là một công chức của Sở Giáo dục và Đào tạo - cơ quan quản lýnhà nước về giáo dục trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, trong bối cảnh Ngành đã và đang

tiếp tục triển khai thực hiện tốt các cuộc vận động như: "Nói không với tiêu cực

trong thi cử và bệnh thành tích trong Giáo dục”, “Nói không với việc vi phạm đạo đức nhà giáo và việc ngồi nhầm lớp", cùng với phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo

là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”, đặc biệt là cuộc vận động "Học tập

và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh".

Được tham gia học tập, nghiên cứu kiến thức về Quản lý nhà nước, chươngtrình chuyên viên chính cùng với những bức xúc của dư luận xã hội và trong nhândân, nhất là đối với phụ huynh học sinh, tôi lựa chọn, viết và mạnh dạn đề xuất giải

Trang 5

pháp giải quyết tình huống: "Xử lý tình huống sử dụng văn bằng không hợp

pháp tại trường Trung học cơ sở A, huyện B, tỉnh Phú Thọ" làm tiểu luận về

tình huống quản lý nhà nước cuối khoá học Đây là một cơ hội tốt để bản thân tôivận dụng những kiến thức đã được nghiên cứu, học tập vào thực tiễn, trên cơ sở đótiếp tục tìm tòi, suy nghĩ đưa ra những giải pháp thiết thực và phù hợp giúp cho quátrình công tác của bản thân ngày càng tốt hơn; chất lượng, hiệu quả công việc ngàycàng nâng cao

Trang 6

I NỘI DUNG TÌNH HUỐNG

1 Hoàn cảnh xuất hiện tình huống

Trường Trung học cơ sở A, huyện B, tỉnh Phú Thọ thuộc địa bàn xã đặc biệtkhó khăn của huyện B, tỉnh Phú Thọ, có tổng số cán bộ, giáo viên là 49 người;trong đó: Lãnh đạo trường: 04 (gồm Hiệu trưởng và 03 Phó Hiệu trưởng); Giáoviên: 41 Nhân viên: 04; so với nhu cầu thực tế cũng như đối chiếu với chỉ tiêu biênchế tỉnh giao, trường còn thiếu 07 người (05 giáo viên và 02 nhân viên)

Đội ngũ giáo viên, nhân viên trong nhà trường nhiều năm nay chưa được ổnđịnh cả về số lượng, chất lượng; chưa đồng bộ về cơ cấu (môn thừa, môn thiếu);trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn nhiều hạn chế (trường được xây dựng trên cơ

sở trường cấp I - II, nhiều giáo viên có trình độ THSP chưa đạt chuẩn) Do nhu cầuphát triển của nhà trường, trong những năm vừa qua một số giáo viên ở các đơn vịkhác được điều động bổ sung về trường; ngoài ra trong năm học do nhu cầu giáoviên đi học để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nhà trường còn tiếp nhận

và hợp đồng thêm một số giáo viên ở những bộ môn còn thiếu

Theo quy định của huyện B, hồ sơ viên chức sau khi lập được quản lý tạitrường, do Hiệu trưởng chịu trách nhiệm phân công người bảo quản, bổ sung hàngnăm và khai thác sử dụng khi cần thiết Thực tế ở các nhà trường đang thiếu giáoviên, công tác quản lý hồ sơ được giao cho nhân viên nhà trường thực hiện, nghiệp

vụ còn hạn chế, kèm theo đó còn kiêm nhiệm nhiều công việc khác Vì vậy, côngtác quản lý hồ sơ của cán bộ, công chức, viên chức còn buông lỏng, chưa được chặtchẽ, việc quản lý văn bằng chứng chỉ chưa đảm bảo theo đúng yêu cầu và nguyêntắc của cấp học, đã có giáo viên mượn văn bằng chứng chỉ của bạn để làm hồ sơtheo học các lớp chuẩn hoá nhằm nâng cao trình độ văn bằng cho cá nhân mà nhàtrường không phát hiện kịp thời

2 Mô tả tình huống

Thực hiện kế hoạch của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc kiểm tra, thanh traviệc cấp phát quản lý, sử dụng văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân

Trang 7

ngành Giáo dục và Đào tạo trên địa bàn tỉnh nói chung và huyện B nói riêng nămhọc 2013 - 2014 và một số thông tin của quần chúng, Trường Trung học cơ sở A,huyện B tiến hành tổ chức rà soát, kiểm tra lại toàn bộ hồ sơ của cán bộ, công chức,viên chức trong trường và đã phát hiện: cô giáo Lê Thị Ch - giáo viên chưa tốtnghiệp THPT (không có bằng tốt nghiệp, không có tên trong danh sách công nhậntốt nghiệp cũng như sổ cấp phát văn bằng chứng chỉ) nhưng lại có Bằng tốt nghiệpTrung cấp và các giấy tờ có liên quan đến chuyên môn sư phạm (Họ tên, ngàytháng năm sinh của các giấy tờ này không trùng khớp với hồ sơ lý lịch hiện tạiđang công tác) Qua đây khẳng định, côc giáo Ch đã sử dụng bằng tốt nghiệpTHPT của một người khác để được tham gia đào tạo bồi dưỡng, có bằng tốt nghiệpTrung cấp và các chứng chỉ liên quan.

II PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG

2.1

1 Nguyên nhân:

1.1 Nguyên nhân chủ quan:

Bản thân cô Lê Thị Ch ban đầu không ý thức được hậu quả việc mình đanglàm về việc sử dụng văn bằng giả (mượn của người khác), sau đó cứ để sự gian trákéo dài tưởng như đã đi vào dĩ vãng nên đã để kéo dàì suốt 21 năm mà không cóhướng giải quyết

Do cá nhân cô Lê Thị Ch thiếu hiểu biết về pháp luật, chưa có ý thức tự giáchọc tập để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ chưa nghiên cứu kỹ các vănbản quy định của quy chế tuyển sinh hàng năm nên không biết được vi phạm trầmtrọng của mình khi sử dụng văn bằng, chứng chỉ mượn của người khác

Chưa nắm chắc về chế độ chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước vềcông chức, viên chức;

Chưa trung thực trong việc thực hiện quy chế của ngành, của các cấp, củaChính phủ đã quy định

Trang 8

Mặc dù cô Lê Thị Ch mượn văn bằng, chứng chỉ của bạn để tạo điều kiệncho mình tiến thân bằng mọi hình thức nhưng ý thức chủ quan là sẽ không ai pháthiện ra nên bản thân cá nhân không tự phấn đấu đi học thêm văn hoá mà chỉ phấnđấu các bằng cấp về chuyên môn nghiệp vụ

Khi cơ chế thị trường mở cửa, chế độ về lương của giáo viên có phần đượccải thiện hơn, cuộc sống của người giáo viên được ổn định, trong khi đó cá nhânngười tốt nghiệp THPT có bằng cấp lại không được đi đào tạo để hưởng lương nhànước, người không có trình độ văn hoá đạt chuẩn lại làm công tác dạy kiến thức,dạy người

Trong ngành Giáo dục và Đào tạo lại đang phát động thực hiện tốt cuộc vậnđộng " Hai không 4 nội dung" là một người dân bình thường cá nhân cô Lê Thị Ch(thật) có quyền đòi hỏi quyền lợi chính đáng về cho bản thân Đây cũng là một bàihọc kinh nghiệm đối với người dân vì chủ quan đã tiếp tay cho kẻ vi phạm và cũng

là một vấn đề để người dân nói về đạo đức của nhà giáo trong ngành Giáo dục vàĐào tạo trong thời kỳ hiện nay

1.2 Nguyên nhân khách quan:

Công tác tuyển sinh vào các trường chuyên nghiệp trước đây chưa thực sự

chặt chẽ, còn có kẽ hở để cho một số người lợi dụng được vào học trong các trườngchuyên nghiệp; tìm cách để được đứng vào trong hàng ngũ cán bộ, công chức, viênchức nhà nước

Việc kiểm tra, thanh tra của các ngành, các cấp chưa thường xuyên, liên tục,đôi khi còn mang nặng hình thức, qua loa, đại khái, nể nang

Việc quản lý hồ sơ trong các cơ quan nhà nước chưa thực sự chặt chẽ, thiếutính hệ thống, nghiệp vụ công tác kiểm tra còn yếu

2 Hậu quả:

a Hậu quả về kinh tế:

Bản thân cá nhân cô Lê Thị Ch bị thiệt thòi về thu nhập tiền lương hàngtháng, ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình của mình

Trang 9

Đã đầu tư tốn kém về kinh phí đi học các lớp đào tạo nâng cao trình độchuyên môn nghiệp vụ nhưng không được công nhận.

Cô Lê Thị Ch sẽ bị tổn thương vô cùng lớn khi vi phạm đạo đức nhà giáo, cốtình gian lận và che dấu về hồ sơ của mình trong suốt một thời gian dài; qua việcnày, cô Ch sẽ bị đồng nghiệp, học sinh coi thường, mất hết uy tín nghề nghiệp Gặpkhó khăn trong công tác phối hợp với phụ huynh và nhân dân địa phương trongviệc thực hiện nhiệm vụ giáo dục

b Hậu quả về xã hội:

Làm ảnh hưởng lớn đến uy tín của đội ngũ cán bộ, giáo viên ngành giáo dụcnói chung, gây tâm lí hoang mang, nghi hoặc trong nhân dân về đội ngũ nhữngngười “trồng người”

Ảnh hướng đến tâm tư, tình cảm của học sinh “mất đi thần tượng” là thầygiáo, cô giáo; tác động không nhỏ đến việc hình thành và phát triển nhân cách họcsinh

Làm cho tình hình xã hội có bất ổn, là cơ hội cho kẻ sấu tấn công, bôi nhọdanh dự của người thầy, lên án, nói sấu ngành giáo dục

Trong suốt quá trình đào tạo, tuyển dụng của nhà nước đã vô tình nuôidưỡng nhầm một công dân gian dối, tốn không ít công sức, tiền bạc của nhân dân

và xã hội,

II XÁC ĐỊNH MỤC ĐÍCH XỬ LÍ TÌNH HUỐNG

Sau khi nắm được thông tin, nhà trường tiến hành kiểm tra lại toàn bộ hồ sơ

cá nhân của cô giáo Lê Thị Ch thì phát hiện:

Bằng tốt nghiệp Trung học cơ sở tên là Lê Thị C, sinh ngày 30 tháng 10 năm

1968 (Tên thật của cô Lê Thị Ch bây giờ)

Bằng tốt nghiệp Trung học phổ thông tên là Lê Thị Ch, sinh ngày 30 tháng

10 năm 1965

Trang 10

Sổ bảo hiểm, Hồ sơ thanh tra, Hồ sơ công chức và các hồ sơ cá nhân có liênquan tại Trường Trung học phổ thông A lưu giữ mang tên là Lê Thị Ch, sinh ngày

30 tháng 10 năm 1968

Ngay sau khi nhận được thông tin từ cơ sở, Phòng Giáo dục và Đào tạohuyện B đã chỉ đạo nhà trường làm rõ vấn đề: Việc sử dụng các loại văn bằngchứng chỉ của cô giáo Lê Thị Ch, nguyên nhân sai lệch từ đâu, để tìm ra được biệnpháp tháo gỡ hoặc có hình thức xử lý kịp thời Tránh việc nắm bắt thông tin mộtchiều, không chính xác, xử lý không đúng hoặc mắc bệnh thành tích trong việc xử

lý sử dụng văn bằng chứng chỉ giả mạo

Trong quá trình điều tra thấy không khớp với việc kiểm tra hồ sơ của trườngĐại học Hùng Vương: Cô giáo Lê Thị Ch vào ngành từ ngày 15 tháng 10 năm

1998, đến thời điểm kiểm tra văn bằng chứng chỉ đã công tác trong một thời giandài nhưng không có cơ quan chức năng nào phát hiện việc sử dụng văn bằng,chứng chỉ không hợp lý của cá nhân cô Lê Thị Ch Sau khi có kết quả kiểm tra sơ

bộ ban đầu, nhà trường yêu cầu cá nhân cô Ch viết bản tường trình, bản tự kiểmđiểm và tự nhận hình thức kỷ luật (Căn cứ theo Mục 3 điều 15 Nghị định 35/2005/NĐ-CP)

Theo bản tự kiểm điểm của cô Lê Thị Ch: Năm 1996 cô Lê Thị C có giấy gọi

đi công nhân lâm nghiệp nhưng cá nhân không thích đi, cùng lúc đó bạn của cô C

là cô Lê Thị Ch có giấy gọi đi học trường Trung cấp Sư phạm tại tỉnh Phú Thọ Dođiều kiện hoàn cảnh gia đình của cô Ch gặp nhiều khó khăn không đi học được, 2người đã thoả thuận: Cô Lê Thị Ch cho cô Lê Thị C mượn Giấy gọi nhập học,Bằng tốt nghiệp THPT để cho cô Lê Thị C đi học trường Trung cấp sư phạm tỉnhPhú Thọ (Khớp với lời khai của chị Lê Thị Ch (thật))

Như vậy, Lê Thị C tự đổi tên thành Lê Thị Ch từ thời điểm đấy, cho nên

không trùng với tên khai sinh, tên trong Bằng tốt nghiệp THCS

Tại UBND xã K, huyện B, tỉnh Phú Thọ không có danh sách trích ngang vàđơn xin đổi tên của cô Lê Thị C

Trang 11

Trong suốt quá trình công tác và mượn Bằng tốt nghiệp THPT của bạn, cô

Lê Thị Ch không theo lớp học văn hoá nào khác nữa

Đến năm 2008 cô Lê Thị Ch lại sử dụng văn bằng, chứng chỉ đó để làm hồ

sơ theo học lớp Cao đẳng tiểu học tại trường Đại học Hùng Vương để đạt chuẩnđào tạo theo quy định

Năm 2009, cô Lê Thị Ch (thật) mới phát hiện cô Lê Thị C (tên của cô Lê Thị

Ch bây giờ) vẫn sử dụng bằng tốt nghiệp THPT của mình nên cô đã viết đơn trìnhbáo với trường Đại học Hùng Vương về việc cô Lê Thị Ch mượn Bằng tốt nghiệpTHPT của mình và viết đơn gửi Sở Giáo dục và Đào tạo Phú Thọ trình bày lý do bịmất bằng tốt nghiệp THPT (khi biết cô Lê Thị C vẫn cầm Bằng tốt nghiệp THPTcủa mình)

Cùng lúc đó, trường Đại học Hùng Vương tổ chức kiểm tra các loại vănbằng, chứng chỉ gốc để làm hồ sơ chuẩn bị cho học sinh thi tốt nghiệp, khi kiểm trađến hồ sơ của học viên Lê Thị Ch thấy giấy tờ không khớp, đã thông báo lại chođồng chí Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện B và Trường Trung học phổthông A Khi kiểm tra, xác minh lại toàn bộ hồ sơ cá nhân và các loại văn bằng,chứng chỉ của cô Lê Thị Ch (giả) thì mới phát hiện ra việc sử dụng văn bằng chứngchỉ không hợp lệ, của cô Lê Thị Ch (thật)

Hậu quả: Cô Lê Thị Ch không thể tiếp tục hoàn thành khoá học tại trườngĐại học Hùng Vương được nữa, vì theo yêu cầu của nhà trường phải giải trình vànộp đầy đủ các văn bằng, chứng chỉ gốc khớp với hồ sơ của cá nhân thì không giảitrình được

Đây cũng là một bài học sâu sắc đối với huyện B khi tuyển dụng giáo viên,

là một thiếu sót của Ban giám hiệu nhà trường trong quả trình quản lí, sử dụng giáoviên Đối với cô Lê Thị Ch, thì đây là một mất mát lớn, một sự trả giá đắt cho hành

vi gian lận không đáng có của mình, nhất là một giáo viên đứng lớp

Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện B đã chỉ đạo thanh tra về Trường Trung

Ngày đăng: 14/05/2019, 17:06

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
10. Kết luật số 51-KL/TW ngày 29 tháng 10 năm 2012 của Hội nghị lần VI BCH Trung Ương Đảng Khóa XI về “Đề án đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đề án đổi mới căn bản toàn diện giáo dục vàđào tạo
3. Đảng Cộng Sản Việt Nam – Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII.NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996 Khác
4. Đảng Cộng Sản Việt Nam - Nghị quyết 2, Ban Chấp hành Trung Ương Đảng Khoá VIII.NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996 Khác
6. Thủ tướng Chính phủ - Chỉ thị số 18/2001/CT – TTg ngày 27/8/2001 về một số biện pháp cấp bách xây dựng đội ngũ nhà giáo của hệ thống giáo dục quốc dân. Công báo tháng 12/2001 Khác
7. Chỉ thị số 40 Ban Chấp hành Trung ương, ngày 15 tháng 6 năm 2004 về việc nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục Khác
9. Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 3 năm 2011 ban hành kèm theo Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học Khác
11. Tài liệu bồi dưỡng về Quản lý hành chính Nhà nước chương trình chuyên viên. Học viện hành chính. NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 2012 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w