Bộ giáo dục và đào tạo trường ĐH Kinh tế quốc dân
Bài tập lớn môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac – Lênin (Học phần 2)
QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNINVỀ VẤN ĐỀ TÔN GIÁO TRONG TIẾN TRÌNH
XÂY DỰNG XHCN
VẬN DỤNG PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG MÂUTHUẪN TÔN GIÁO Ở TRUNG ĐÔNG
SV: Nguyễn Thu Hà Mã SV: 11171322
Trang 2Hà Nội, tháng 5, năm 2018
MỤC LỤC
A Lý thuyết……… 3
1) Khái niệm tôn giáo……… 3
2) Vấn đề tôn giáo trong tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội……….4
3) Các quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo……… 6
II Vận dụng: ……… 8
1) Xung đột Isael và khối Arab ( Đạo Do Thái và Đạo Hồi)……… … 8
a) Mâu thuẫn nảy sinh từ cái nôi của tôn giáo……….… 8
b) Xung đột và đổ máu……… … …9
2) Xung đột Iran và Arab Saudi ( Dòng Shitte và Sunni thuộc Hồi giáo)… …… 10
a) Diễn biến các cuộc xung đột……… 11
b) Nguyên nhân……….……12
3) Can thiệp của các nước phương Tây và hướng giải quyết xung đột tôn giáo… 15
a) Tầm ảnh hưởng của các nước đế quốc ở Trung Đông……… 15
b) Giải pháp……… 16
Nguồn……… 17
Trang 3I Lý thuyết:
1) Khái niệm tôn giáo
- Tôn giáo là một hiện tượng xã hội ra đời rất sớm trong lịch sử nhân loại và tồn tạiphổ biến ở hầu hết các cộng đồng người trong lịch sử hàng ngàn năm qua Nói chung, bất cứ tôn giáo nào, với hình thái phát triển đầy đủ của nó, cũng đều bao gồm: ý thức tôn giáo (thể hiện ở quan niệm về các đấng thiêng liêng cùng những tín ngưỡng tương ứng) và hệ thống tổ chức tôn giáo cùng với những hoạt động mang tính chất nghi thức tín ngưỡng của nó.
- Với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, "tất cả mọi tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo - vào trong đầu óc của con người – của những lực lượng ở bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ; chỉ là sự phản ánh trong đó những lực lượng ở trần thế đã mang hình thức những lực lượng siêu trần thế".
- Tôn giáo là sản phẩm của con người, gắn với những điều kiện tự nhiên và lịch sử cụ thể, xác định, về bản chất, tôn giáo là một hiện tượng xã hội phản ánh sự bế tắc, bất lực của con người trước tự nhiên và xã hội Tuy nhiên, trong ý thức tôn giáo cũng chứa đựng nhiều giá trị phù hợp với đạo đức, đạo lý con người.
- Trong lịch sử xã hội loài người, tôn giáo xuất hiện từ rất sớm Nó hoàn thiện và biến đổi cùng với sự biến đổi của những điều kiện kinh tế - xã hội, văn hóa, chính trị Tôn giáo ra đời bởi nhiều nguồn gốc khác nhau nhưng cơ bản là từ các nguồn gốc kinh tế - xã hội, nhận thức và tâm lý Khi trình độ con người thấp kém, bất lực trước sức mạnh của tự nhiên, của xã hội con người đặt hy vọng vào những lực lượng siêu nhiên Khi những hiện tượng tự nhiên, xã hội không thể giải thích được,thay vào đó người ta giải thích bằng tôn giáo Tôn giáo góp phần bù đắp những hụt
Trang 4hẫng trong cuộc sống, nỗi trống vắng trong tâm hồn, xoa dịu nỗi đau của con người.
2) Vấn đề tôn giáo trong tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội
Trong tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội và trong xã hội xã hội chủ nghĩa, tôn giáo vẫn còn tồn tại Điều đó có nhiều nguyên nhân, trong đó có các nguyên nhân chủ yếu sau:
-Nguyên nhân nhận thức:
Trong tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội và trong xã hội xã hội chủ nghĩa vẫn còn nhiều hiện tượng tự nhiên, xã hội và của con người mà khoa học chưa lý giải được, trong khi đó trình độ dân trí lại vẫn chưa thực sự được nâng cao Do đó, trước những sức mạnh tự phát của giới tự nhiên và xã hội mà con người vẫn chưa thể nhận thức và chế ngự được đã khiến cho một bộ phận nhân dân đi tìm sự an ủi, che chở và lý giải chúng từ sức mạnh của thần linh.
-Nguyên nhân kinh tế:
Trong tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, nền kinh tế vẫn còn tồn tại nhiều thànhphần kinh tế với những lợi ích khác nhau của các giai cấp, tầng lớp xã hội Trong đời sống hiện thực, sự bất bình đẳng về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội vẫn còn diễn ra, sự cách biệt khá lớn về đời sống vật chất, tinh thần giữa các nhóm dân cư còn tồn tại phổ biến Do đó, những yếu tố may rủi, ngẫu nhiên vẫn tác động mạnh mẽ đến con người, làm cho con người dễ trở nên thụ động với tư tưởng nhờ cậy, cầu mong vào những lực lượng siêu nhiên.
-Nguyên nhân tâm lý:
Trang 5Tín ngưỡng, tôn giáo đã tồn tại lâu đời trong lịch sử nhân loại, đã trở thành niềm tin, lối sống, phong tục tập quán, tình cảm của một số bộ phận đông đảo quần chúng nhân dân qua nhiều thế hệ Bởi vậy, cho dù trong tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội và trong xã hội xã hội chủ nghĩa đã có những biến đổi mạnh mẽ về kinh tế, chính trị - xã hội, song tôn giáo vẫn không thể biến đổi ngay cùng với tiến độ của những biến đổi kinh tế - xã hội mà nó phản ánh Điều đó cho thấy, trong mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, ý thức xã hội thường có tính bảo thủ hơn so với sự biến đổi của tồn tại xã hội, trong đó ý thức tôn giáo thường lại là yếu tố mang tính chất bền vững nhất trong đời sống tinh thần của mỗi con người, của xã hội.
- Nguyên nhân chính trị - xã hội:
Xét về mặt giá trị, có những nguyên tắc của tôn giáo phù hợp với chủ nghĩa xã hội,với chủ trương, đường lối, chính sách của Nhà nước xã hội chủ nghĩa Đó là nhữnggiá trị đạo đức, văn hóa với tinh thần nhân đạo, hướng thiện đáp ứng được nhu cầu của một bộ phận quần chúng nhân dân Chính vì thế, trong một chừng mực nhất định, tôn giáo có sức thu hút mạnh mẽ đối với một bộ phận quần chúng nhân dân Mặt khác, những thế lực phản động lợi dụng tôn giáo như một phương tiện để chống phá sự nghiệp xây đựng chủ nghĩa xã hội.
- Nguyên nhân văn hóa
Trong thực tế sinh hoạt văn hóa xã hội, sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo đã đáp ứng được phần nào nhu cầu văn hóa tinh thần của cộng đồng xã hội và trong một mức độ nhất định, có ý nghĩa giáo dục ý thức cộng đồng, phong cách, lối sống của mỗi cá nhân trong cộng đồng, về phương diện sinh hoạt văn hóa, tôn giáo thường được thực hiện dưới hình thức là những nghi lễ tín ngưỡng cùng với những lời răn theo chuẩn mực đạo đức phù hợp với quan niệm của mỗi loại tôn giáo Những sinh hoạt
Trang 6văn hóa có tính chất tín ngưỡng, tôn giáo ấy đã thu hút một bộ phận quần chúng nhân dân xuất phát từ nhu cầu văn hóa tinh thần, tình cảm của họ.
3) Các quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo:
Tín ngưỡng, tôn giáo là những vấn đề nhạy cảm và phức tạp Do đó, những vấn đề nảy sinh từ tôn giáo cần phải được xem xét, giải quyết hết sức thận trọng, cụ thể vàchuẩn xác, có tính nguyên tắc với những phương thức sinh hoạt theo quan điểm của chủ ngnĩa Mác – Lênin.
- Một là, giải quyết những vấn đề phát sinh từ tôn giáo trong đời sống xã hội
phải gắn liền với quá trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới.
Chủ nghĩa Mác - Lênin và hệ tư tưởng tôn giáo có sự khác nhau về thế giới quan, nhân sinh quan và con đường mưu cầu hạnh phúc cho nhân dân Vì vậy, khắc phụcdần những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo phải gắn liền với quá trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới.
- Hai là, tôn trọng tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của nhân dân.
Khi tín ngưỡng tôn giáo còn là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân thì nhànước xã hội chủ nghĩa phải tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và khôngtín ngưỡng của mọi công nhân Công dân có tôn giáo hay không có tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật, đều có quyền lợi và nghĩa vụ như nhau, cần phát huy
Trang 7những giá trị tích cực của tôn giáo, nghiêm cấm mọi hành vi vi phạm quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của công dân.
- Ba là, thực hiện đoàn kết những người có tôn giáo với những người không
có tôn giáo, đoàn kết các tôn giáo, đoàn kết nhữne người theo tón giáo với những người không theo tôn giáo, đoàn kết toàn dân tộc xây dựng và bảo vệ đất nước Nghiêm cấm mọi hành vi chia rẽ cộng đồng vì lý do tín ngưỡng tôn giáo.
- Bốn là, phân biệt rõ hai mặt chính trị và tử tưởng trong vấn đề tôn giáo Mặt
tư tưởng thể hiện sự tín ngưỡng trong tôn giáo.
Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, khắc phục mặt này là việc làm thường xuyên, lâu dài Mặt chính trị là sự lợi dạng tôn giáo của những phần tử phản động nhằm chống lại sự nghiệp cách mạng, sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội Đấu tranh loại bỏ mặt chính trị phản động trong lĩnh vực tôn giáo là nhiệm vụ thường xuyên, vừa phải khẩn trương, kiên quyết, vừa phải thậr trọng và phải có sách lược phù hợp với thực tế.
- Năm là, phải có quan điểm lịch sử cụ thể khi giải quyết vấn đề tôn giáo.
Trong mỗi thời kỳ lịch sử khác nhau, vai trò và sự tác động của từng tôn giáo đối với đời sống xã hội cũng khác nhau Quan điểm, thái độ của các giáo hội, giáo sĩ, giáo dân về các lĩnh vực, các vấn đề của xã hội có sự khác biệt Do đó, cần phải có quan điểm lịch sử - cụ thể khi xem xét, đánh giá và giải quyết những vẩn đề liên quan đến tôn giáo Người mácxít phải biết chú ý đến toàn bộ tình hình cụ thể - đó là điều mà V.I.Lênin đã từng nhắc nhở khi giải quyết vấn đề tôn giáo Nhà nước xãhội chủ nghĩa cần phải có quan điểm và phương thức ứng xử phù hợp với từng trường hợp cụ thể khi giải quyết các vấn đề tôn giáo.
Trang 8II Vận dụng:
“Vấn đề mâu thuẫn tôn giáo ở Trung Đông”
1) Xung đột Isael và khối Arab ( Đạo Do Thái và Đạo Hồi)
Nhắc đến xung đột ở Trung Đông không thể bỏ qua thành phố Jerusalem - mảnh đất linh thiêng của ba tôn giáo lớn trên thế giới cũng từng là điểm nóng ở “chảo lửa” Trung Đông với biết bao cuộc xung đột đẫm máu trong hàng nghìn năm lịch sử
a) Mâu thuẫn nảy sinh từ cái nôi của tôn giáo:
Được thành lập từ thiên niên kỷ thứ tư trước Công nguyên, Jerusalem không chỉ được biết đến là một trong những thành phố cổ nhất thế giới, mà còn là nơi chung sống của người Hồi giáo, Cơ đốc giáo và Do Thái giáo - những tín ngưỡng cùng chia sẻ nguồn gốc về Thánh Abraham.
Hơn 3.000 năm trước, vua David chọn Jerusalem làm kinh đô của Vương quốc Israel Sau đó, con trai của ông là vua Solomon, trị vì từ năm 970 - 931 trước Côngnguyên, bắt đầu xây dựng đền thờ đầu tiên tại đây Vì thế, người Do Thái xem đây
Trang 9là vùng đất thánh của họ Bức tường phía Tây hay còn gọi là Bức tường Than khóctrong Thành Cổ Jerusalem là một trong những địa điểm thiêng liêng nhất của người Do Thái Hàng năm, người Do Thái từ khắp năm châu bốn bể lại đổ về đây để cầu nguyện Họ tin rằng nếu viết lời cầu nguyện trên mảnh giấy và đặt mảnh giấy trong khe nào đó của bức tường thì lời cầu nguyện sẽ trở thành hiện thực.Đối với người Cơ đốc giáo, Jerusalem cũng có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong đức tin của họ Đây là nơi Chúa Jesus thuyết giảng, cũng là nơi Chúa Jesus bị bắt, bị đóng đinh, qua đời và phục sinh… Chính vì vậy, Jerusalem là nơi đau khổ, nhưng cũng là mảnh đất hy vọng và cứu rỗi của các tín đồ Cơ đốc Với họ, điều quan trọng nhất trong cuộc đời chính là tới được Jerusalem và trở thành người hành hương đi bộ qua Via Dolorosa (Con đường Đau khổ), theo những bước chân mà Chúa Jesus từng đi qua khi vác thập tự giá.
Người Hồi giáo lại cho rằng, Jerusalem là một trong những nơi mà nhà tiên tri Muhammad ghé qua trong hành trình gặp Thánh Allah Bởi vậy, họ coi đây là thánh địa quan trọng thứ ba của mình, sau Mecca và Medina ở Saudi Arabia Một trong những đền thờ đầu tiên của người Hồi giáo - nhà thờ al-Aqsa (người Do Tháigọi là nhà thờ Núi Đền), cũng nằm ở Jerusalem.
b) Xung đột và đổ máu:
Xung đột tại vùng đất thánh Jerusalem tồn tại đã qua hàng ngàn năm, bao gồm cả những thời kỳ Kinh thánh, Đế chế La Mã và Thập tự chinh (cuộc viễn chinh của đoàn quân Công giáo châu Âu tràn vào Trung Đông trong suốt hai thế kỷ, từ thế kỷ11 đến 13) Tuy nhiên, nổi bật nhất vẫn là câu chuyện xảy ra trong thế kỷ 20, với căn nguyên từ chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa dân tộc và quan điểm bài Do thái còn gây tranh cãi đến tận bây giờ Trong đó phải kể đến cuộc chiến giữa Isael và khối Arab đã làm thay đổi cục diện Trung Đông.
Trang 10 Cuộc chiến giữa Isael và khối Arab :
Bất bình trước kế hoạch phân chia 2 nhà nước của Liên Hợp Quốc, các quốc gia Ả rập đã phát động Chiến tranh Ả rập-Israel năm 1948, với mục tiêu công khai là thiết lập một "quốc gia Palestine thống nhất", thay vì 2 quốc gia Do thái và Ả rập Liên quân Hồi giáo ngay lập tức tấn công các lực lượng của Israel và vài khu định cư của người Do Thái.
Trong cuộc chiến không cân sức, một Israel non trẻ mới chào đời được một ngày phải đối đầu với một liên minh rất mạnh của các quốc gia Ả rập Sau cuộc chiến kéo dài trong 10 tháng, ngắt quãng bởi vài giai đoạn ngừng bắn, Israel không chỉ chiến thắng liên quân Hồi giáo, ký kết thỏa thuận ngừng bắn với các nước Ả Rập láng giềng và còn mở rộng đáng kể biên giới lãnh thổ Trong khi đó, không nhà nước nào được thành lập cho người Ả rập Palestine.
Sau cuộc chiến, Israel đã thông qua một luật lấy Tây Jerusalem làm thủ đô vào năm 1950 Trong khi đó, Đông Jerusalem, bao gồm khu Thành cổ, nằm dưới sự kiểm soát của Jordan.
Một sự kiện đẫm máu khác đã tác động rất lớn tới cục diện Trung Đông sau cuộc chiến năm 1948 là “Cuộc chiến 6 ngày” năm 1967 giữa Israel và các nước Ả rập Sự hận thù giữa người Do Thái và người Ả rập lại bùng phát thành chiến tranh, khiIsrael một lần nữa đối đầu với liên quân Ả rập gồm Syria, Ai Cập, Jordan và Iraq Quân đội Ả rập triển khai lực lượng hùng hậu cùng hàng loạt máy bay chiến đấu, pháo và xe tăng với quyết tâm hủy diệt Israel Nhưng kết cục, Israel đã giành chiếnthắng trong cuộc chiến chỉ sau 6 ngày và liên quân Ả rập hứng chịu thất bại cay đắng.
Trang 11Hệ quả từ cuộc chiến 6 ngày, Israel giành quyền kiểm soát một vùng rộng lớn gồm Dải Gaza và Bán đảo Sinai từ Ai Cập, Bờ Tây (gồm cả Đông Jerusalem) từ Jordan và Cao nguyên Golan từ Syria.
Sau cuộc chiến, Israel sát nhập Đông Jerusalem và vùng lãnh thổ lân cận vào Tây Jerusalem Từ năm 1980, Israel thông qua Luật Jerusalem tuyên bố Jerusalem là thủ đô không thể chia tách của Israel Động thái này gây nhiều tranh cãi trong cộngđồng quốc tế và càng khiến người Palestine căm phẫn, bởi Palestine luôn tuyên bố Đông Jerusalem là thủ đô của đất nước tương lai của họ.
2) Xung đột Iran và Arab Saudi ( Dòng Shitte và Sunni thuộc Hồi giáo)
Hai thế lực tại Trung Đông đã trải qua nhiều thập kỷ căng thẳng bắt nguồn từ khác biệt trong giáo phái và cạnh tranh ảnh hưởng trong khu vực
a) Diễn biến các cuộc xung đột Cách mạng Hồi giáo Iran 1979
Ayatollah Ruhollah Khomeini, một giáo sĩ dòng Shitte được nhiều người ủng hộ năm 1979 lên nắm quyền ở Iran, khiến Arab Saudi và Iran liên kết để đối đầu Israel Arab Saudi từng chiến đấu với Israel năm 1948 để ngăn Israel thành lập nhà nước Còn ông Khomeini là người phản đối chính sách xích lại gần Israel của Iran Tuy nhiên, cuộc cách mạng cuối cùng lại làm quan hệ hai nước thêm tồi tệ.
Các nhà lãnh đạo Arab lo sợ ảnh hưởng của ông Khomeini có thể khuấy động bất ổn tại nước họ Trong 8 năm qua, cảnh sát Saudi thường xuyên bắt giữ những người ủng hộ ông Khomeini vì phân phát các bài giảng của ông ở xung quanh Mecca Bài giảng của ông Khomeini là có phần lớn nội dung mâu thuẫn với tư tưởng Wahhabi của Arab Saudi.
Trang 12 Cuộc đụng độ ở Mecca
Năm 1987, quan hệ giữa Arab Saudi và Iran căng thẳng đến mức bùng nổ khi 402 người hành hương, 275 trong số đó là Iran, chết trong vụ đụng độ ở thành phố linh thiêng của người Hồi giáo, Mecca.
Những người biểu tình đổ xuống đường phố Tehran, chiếm tòa Đại sứ quán Arab Saudi và châm lửa đốt Đại sứ quán của Kuwait Nhà ngoại giao Arab, Mousa'ad al-Ghamdi, đã chết ở Tehran do bị thương sau khi rơi khỏi một cửa sổ của Đại sứ quán Riyadh cáo buộc Tehran trì hoãn việc đưa ông al-Ghamdi đến điều trị tại bệnh viện ở Saudi Sau vụ việc này, Vua Fahd cắt đứt quan hệ với Iran vào tháng 4/1988.
Cuộc xâm lược Iraq năm 2003
Một cột mốc quan trọng khác là cuộc xâm lược Iraq năm 2003 của Mỹ lật đổSaddam Hussein, đưa chính quyền của người Shiite lên nắm quyền ở nước hàng xóm với Saudi.
Trong cuộc cách mạng Mùa xuân Arab, Iran ủng hộ đồng minh của mình là Tổng thống Syria Bashar al-Assad, còn Saudi ủng hộ phe đối lập khi các cuộc biểu tình đường phố biến thành nội chiến.
Ở Bahrain, quân đội Saudi giúp đàn áp các cuộc biểu tình chống chính phủ của đa số người dân Shia tại đây Còn Saudi Arabia cảm thấy bị đe dọa bởi thỏa thuận hạt nhân lịch sử của Iran năm 2015, lo ngại rằng việc nới lỏng cấm vận sẽ tạo điều kiện cho Iran tiếp tục hỗ trợ các nhóm Shiite ở Trung Đông.
b) Nguyên nhân:
Trực tiếp: mâu thuẫn tôn giáo và chính trị tại Trung Đông
- Tôn giáo: