Trường tiểu học Hoàng Văn Thụ Lớp 5A PHIẾU BÀI TẬP THỨ BẢY MÔN TIẾNG VIỆT (Tuần 25) I. Đọc thầm Cây rơm (1) Cây rơm đã cao và tròn nóc. Trên cọc trụ, người ta úp một chiếc nồi đất hoặc ống bơ để nước không theo cọc làm ướt từ ruột cây ướt ra. (2) Cây rơm giống như một túp lều không cửa, nhưng với tuổi thơ có thể mở cửa bất cứ ở nơi nào. Lúc chơi trò chạy đuổi, những chú bé tinh ranh có thể chui vào đống rơm, lấy rơm che cho mình như đóng cánh cửa lại. (3) Cây rơm như một cây nấm khổng lồ không chân. Cây rơm đứng từ mùa gặt này đến mùa gặt tiếp sau. Cây rơm nào dâng dần thịt mình cho lửa đỏ hồng căn bếp, cho bữa ăn rét mướt của trâu bò. Vậy mà nó vẫn nồng nàn hương vị và đầy đủ sự ấm áp của quê nhà. (4) Mệt mỏi trong công việc ngày mùa, hay vì đùa chơi, bạn sẽ sung sướng biết bao khi tựa mình vào cây rơm. Và chắc chắn bạn sẽ ngủ thiếp ngay vì sự êm đềm của cây rơm, vì hương đồng cỏ nội đã sẵn đợi vỗ về giấc ngủ của bạn. Phạm Đức II. Dựa vào nội dung bài đọc, thực hiện những yêu cầu dưới đây: 1. Em hiểu thế nào về Cây rơm? a. Là một loại cây trông giống như cây nấm khổng lồ không có chân. b. Là một loại cây có hình dáng như túp lều. c. Là đống rơm to, tròn, được tạo nên bằng cách xếp rơm khô cao dần xung quanh một chiếc cọc trụ. 2. Ý chính của đoạn 2 là gì? a. Cây rơm là túp lều không cửa. b. Cây rơm là túp lều có thể mở cửa. c. Cây rơm gần gũi với tuổi thơ, với trò chơi chạy đuổi. 3. Người ta làm thế nào để cây rơm không bị ướt từ trong ruột ra? a. Che trên nóc (ngọn) của cây rơm. b. Úp một chiếc nồi đất hoặc ống bơ trên cọc trụ để nước chảy xuống theo cọc trụ. c. Bỏ cọc trụ để nước mưa không có đường chảy xuống. 4. Những chi tiết như: Bọn trẻ chơi trò chạy đuổi nấp vào đống rơm/ cây rơm cho lửa đỏ hồng căn bếp, cho bữa ăn rét mướt của trâu, bò cho thấy điều gì? a. Cây rơm to, đẹp, dùng làm thức ăn cho trâu, bò. b. Cây rơm gần gũi, thân thiết với bọn trẻ, có ích cho cuộc sống của người, vật ở thôn quê. c. Cây rơm rất đẹp, dùng làm chất đốt. 5. Trong bài văn, cây rơm được nhân hóa bằng cách nào? a. Dùng tính từ chỉ đặc điểm của người để miêu tả cây rơm. b. Dùng đại từ chỉ người để chỉ cây rơm. c. Dùng động từ chỉ hành động của người để miêu tả, kể về cây rơm. 6. Ý chính của bài đọc là gì? a. Miêu tả cây rơm và trò chơi chạy đuổi của trẻ con. b. Nói về cây rơm và tác dụng của nó đối với trâu, bò. c. Miêu tả cây rơm và sự cần thiết, tình cảm gắn bó giữa cây rơm với con người. 7. Chọn cách giải nghĩa đúng cho từ túp lều. a. Ngôi nhà nhỏ xây bằng gạch. b. Ngôi nhà nhỏ có mái làm bằng tranh, tre, nứa, lá để ở hoặc trú mưa tránh nắng. c. Ngôi nhà nhỏ lợp lá. 8. Từ dâng trong câu: “Cây rơm nào dâng dần thịt mình cho lửa đỏ hồng căn bếp, cho bữa ăn rét mướt của trâu bò” thuộc từ loại nào? a. Danh từ b. Động từ c. Tính từ 9. Trong câu: “Cây rơm giống như một túp lều không cửa, nhưng với tuổi thơ có thể mở cửa bất cứ ở nơi nào” có mấy quan hệ từ? a. Có hai quan hệ từ. Đó là:…….………………………………………………………… b. Có ba quan hệ từ. Đó là:…… ………………………………………………………… c. Có bốn quan hệ từ. Đó là:……………………………………………………………… 10. Trong câu trên (câu 9) từ nhưng có tác dụng gì? a. Nối các từ ngữ sau nhưng với những từ ngữ đứng trước. b. Nối và cho biết những từ ngữ đứng sau nhưng có ý nghĩa ngược với những từ ngữ đứng trước. c. Biểu thị ý của các cụm từ rất gần gũi. 11. Viết tiếp vào chỗ trống để có câu văn nói về mùi hương của rơm khô. Dù rơm đã khô nhưng……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… 12. Trong bài có mấy cặp từ trái nghĩa? Đó là những từ nào? a. Có một cặp. Đó là……………………………………………………………………… b. Có hai cặp. Đó là.……………………………………………………………………… a. Có ba cặp. Đó là… …………………………………………………………………… . cho bữa ăn re t mươ t của trâu bò” thuộc t ̀ loại nào? a. Danh t ̀ b. Động t ̀ c. Tính t ̀ 9. Trong câu: “Cây rơm giống như mô t túp lều không. re t mươ t của trâu, bò cho thấy điều gì? a. Cây rơm to, đẹp, dùng làm thức ăn cho trâu, bò. b. Cây rơm gần gũi, thân thiê t với bọn trẻ,