Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun đũa gà ở các xã thuộc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình mắc bệnh giun đũa gà tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên và một số biện pháp phòng trị. (Trang 42)

Để đánh giá tình hình nhiễm giun đũa ở gà trên địa bàn huyện Phú Lương, chúng tôi đã thu thập và xét nghiệm 611 mẫu phân gà tại 3 xã thuộc huyện Phú Lương và đã thu được kết quả như sau:

Bảng 2.1. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun đũa gà ở các địa điểm kiểm tra

Số mẫu kiểm tra Số mẫu nhiễm Cường độ nhiễm + ++ +++ ++++ n % n % n % n % n % Cổ Lũng 222 88 39,64 49 55,68 33 37,50 5 5,68 1 1,14 Phấn Mễ 225 96 42,67 55 57,29 33 34,36 7 7,29 1 1,04 Vô Tranh 164 77 46,95 42 54,55 24 31,17 8 10,39 3 3,90 Tính chung 611 261 42,72 146 55,94 90 34,48 20 7,66 5 1,92

Kết quảở bảng 2.1 cho thấy:

* Về tỷ lệ nhiễm

Trong tổng số 611 mẫu phân kiểm tra có 261 mẫu nhiễm giun đũa, tỷ lệ

nhiễm chung là 42,72%, biến động từ 39,64% - 46,95% tùy thuộc vào điều kiện chăn nuôi, tình trạng vệ sinh thú y, mức độ áp dụng các tiến bộ kỹ thuật.

Xã Vô Tranh là xã có tỷ lệ nhiễm giun đũa ở gà cao nhất (46,95%) sau

đó là xã Phấn Mễ (42,67%), thấp nhất là xã Cổ Lũng (39,64%).

* Về cường độ nhiễm

Gà ở 3 xã điều tra có cường độ nhiễm giun đũa như sau:

Tính chung trong tổng số 261 mẫu nhiễm có 146 mẫu nhiễm với cường

độ nhẹ chiếm tỷ lệ 55,94%, 90 mẫu với cường độ trung bình chiếm 34,48%, 20 mẫu ở cường độ nặng chiếm 7,66% và có 5 mẫu nhiễm ở cường độ rất nặng chiếm tỷ lệ 1,92%.

- Ở cường độ nhẹ: Xã Vô Tranh có tỷ lệ nhiễm thấp nhất với tỷ lệ nhiễm là 54,55%, còn tỷ lệ nhiễm cao nhất là gà ở xã Phấn Mễ chiếm tỷ lệ 57,29%.

- Ở cường độ trung bình: Xã Cổ Lũng có tỷ lệ nhiễm cao nhất là 37,5% còn xã Vô Tranh có tỷ lệ nhiễm thấp nhất là 31,17%.

- Ở cường độ nhiễm nặng: Gà nuôi ở xã Vô Tranh có tỷ lệ nhiễm cao nhất (10,39%) còn thấp nhất là xã Cổ Lũng (5,68%).

- Ở cường độ nhiễm rất nặng: Xã Vô Tranh là nơi có tỷ lệ nhiễm cao nhất với 3,9% còn xã Phấn Mễ và xã Cổ Lũng có tỷ lệ nhiễm xấp xỉ nhau (1,04% - 1,14%).

Như vậy trong điều kiện vệ sinh thú y không đảm bảo, điều kiện chăn nuôi kém, phương thức chăn nuôi lạc hậu có tỷ lệ và cường độ nhiễm giun

đũa tăng lên. Vì vậy việc áp dụng khoa học kỹ thuật, tăng cường công tác vệ

sinh thú y và chăm sóc nuôi dưỡng sẽ góp phần hạn chế bệnh giun đũa ở gà (Dương Công Thuận, 1995) [14].

2.4.2. T l và cường độ nhim giun đũa gà theo la tui

Để đánh giá tỷ lệ và cường độ nhiễm giun đũa theo tuổi gà tôi đã xét nghiệm 611 mẫu phân gà được chia ra các lứa tuổi: 1 - 2 tháng tuổi, 3 - 4 tháng tuổi, 5 - 6 tháng tuối, ≥6 tháng tuổi. Kết quảđược thể hiện qua bảng 2.2

Bảng 2.2. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun đũa ở gà theo lứa tuổi Tuổi gà (tháng) Số mẫu kiểm tra Số mẫu

nhiễm Cường độ nhiễm

n % + ++ +++ ++++ n % n % n % n % 1-2 189 98 51,85 51 52,04 33 33,67 11 11,22 3 3,06 3-4 231 97 41,99 53 54,64 35 36,08 7 7,22 2 2,06 5-6 108 39 36,11 25 64,10 12 30,77 3 7,69 0 0 >6 83 27 32,53 17 62,96 10 37,04 0 0 0 0 Tính chung 611 261 42,72 146 55,94 90 34,48 20 7,66 5 1,92 * Về tỷ lệ nhiễm

- Gà 1 - 2 tháng tuổi: Qua kiểm tra 189 mẫu có 98 mẫu nhiễm giun đũa chiếm tỷ lệ 51,85%. Đây là lứa tuổi có tỷ lệ nhiễm cao nhất do gà con có sức

đề kháng yếu nên cơ quan tiêu hóa ở gà gia đoạn này là môi trường thuận lợi nhất để giun đũa sinh trưởng và phát triển.

- Gà 3 - 4 tháng tuổi: Qua kiểm tra 231 mẫu có 97 mẫu nhiễm giun đũa chiếm tỷ lệ 41,99%. Gà ở lứa tuổi này bắt đầu có sức đề kháng với bệnh nên tỷ lệ nhiễm giảm hơn so với gà ở lứa tuổi 1 - 2 tháng tuổi.

- Gà 5 - 6 tháng tuổi: Sức đề kháng của gà với bệnh giun đũa càng ngày càng tốt lên do đó gà ở lứa tuổi này có tỷ lệ nhiễm thấp hơn so với gà ở 3 - 4 tháng tuổi (36,11%)

- Gà >6 tháng tuổi: Gà ở lứa tuổi này có tỷ lệ nhiễm giun đũa nhẹ nhất có tỷ lệ nhiễm giun đũa nhẹ nhất với tỷ lệ 32,53%. Do gà trong lứa tuổi này có sức đề kháng tốt với bệnh.

* Về cường độ nhiễm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Giai đoạn 1 - 2 tháng tuổi: Giai đoạn này tỷ lệ gà nhiễm giun đũa cao nhất (51,85). Tỷ lệ gà nhiễm ở cường độ nhẹ thấp hơn so với các giai đoạn sau. Tỷ lệ gà nhiễm ở cường độ trung bình, nặng, rất nặng là khá cao (tương

ứng là 33,67%, 11,22%, 3,06%)

- Giai đoạn 3 - 4 tháng tuổi: Ở giai đoạn này tỷ lệ gà nhiễm giun đũa là 41,99% giảm so với giai đoạn trước. Gà nhiễm ở cường độ nhẹ (54,64%) và trung bình (36,08%) là chủ yếu, ở cường độ nặng có 7,22%, chỉ có 2,06% là nhiễm ở cường độ rất nặng.

- Giai đoạn 5 - 6 tháng tuổi: Ở giai đoạn này tỷ lệ gà nhiễm giun đũa là 36,11% giảm so với giai đoạn trước. Gà nhiễm ở cường độ nhẹ (64,1%) và trung bình (30,77%) là chủ yếu, nhiễm ở cường độ nặng chỉ có 7,69%.

- Giai đoạn >6 tháng tuổi: Tỷ lệ gà nhiễm ở giai đoạn này là thấp nhất 32,53%. Trong đó gà chỉ nhiễm ở cường độ nhẹ (62,96%) và trung bình (37,04%), không có gà nhiễm ở cường độ nặng và rất nặng.

Kết quả cho thấy: Gà ở các lứa tuổi đều bị nhiễm giun đũa nhưng chúng có sự khác nhau về tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm. Qua điều tra và phân tích kết quả tôi nhận thấy, tỷ lệ và cường độ nhiễm giun đũa ở gà giảm dần theo lứa tuổi của gà, kết quả này phù hợp với nhận xét của Dương Công Thuận (1995) [14], tác giả cho rằng: Bệnh giun đũa gây tác hại cho mọi lứa tuổi gà nhưng nặng nhất

ở gà con và gà dò. Gà trưởng thành có sức đề kháng tốt hơn, đồng thời giun đũa sống trong cơ thể gà lớn cũng chậm phát triển hơn gà con.

2.4.3. T l và cường độ nhim giun đũa gà theo mùa v

Để kiểm tra xem tính chất của thời tiết, mùa vụ có ảnh hưởng như thế

nào đến tỷ lệ và cường độ nhiễm giun đũa ở gà, chúng tôi thu thập 611 mẫu phân gà ở hai mùa đông và xuân để xét nghiệm và thu được kết quả như sau:

Bảng 2.3. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun đũa ở gà theo mùa vụ

Mùa vụ Số mẫu kiểm tra

Số mẫu

nhiễm Cường độ nhiễm

n % + ++ +++ ++++ n % n % n % n % Mùa đông 337 133 39,47 75 56,39 50 37,59 7 5,26 2 1,50 Mùa xuân 274 128 46,72 71 55,47 40 31,25 13 10,16 3 2,34 Tính chung 611 261 42,72 146 55,94 90 34,48 20 7,66 5 1,92 Qua bảng trên ta thấy: kiểm tra 611 mẫu phân gà ở hai mùa vụ khác nhau thì có 261 mẫu nhiễm chiếm tỷ lệ 42,72%, ta thấy mùa vụ khác nhau có

ảnh hưởng đến tỷ lệ và cường độ nhiễm giun đũa của gà, cụ thể là:

- Ở mùa đông: Khi xét nghiệm 337 mẫu phân gà có 133 mẫu nhiễm, chiếm 39,47%. Trong đó gà nhiễm ở cường độ nhẹ chiếm 56,39%, cường

độ trung bình chiếm 37,59%, cường độ nặng là 5,26% và 1,5% ở cường độ

rất nặng.

- Ở mùa xuân: nhìn bảng 2.3 ta thấy tỷ lệ nhiễm ở mùa xuân cao hơn mùa đông, chiếm 46,72%. Trong đó gà nhiễm ở cường độ nhẹ chiếm 55,47%,

ở cường độ trung bình chiếm 31,25%, nhiễm ở cường độ nặng là 10,16% và có 2,34% nhiễm ở cường độ rất nặng.

Từ kết quả trên cho thấy: ở các mùa vụ khác nhau thì tỷ lệ và cường độ

nhiễm giun đũa của gà là khác nhau. Trong đó, mùa đông (39,47%) gà ít mắc giun đũa hơn mùa xuân (46,72%) do mùa xuân có nhiệt độ và độ ẩm phù hợp

với sự phát triển của trứng giun đũa hơn còn mùa đông do khí hậu hanh khô, nhiệt độ thấp nên không thuận lợi cho sự phát triển của trứng giun đũa.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình mắc bệnh giun đũa gà tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên và một số biện pháp phòng trị. (Trang 42)