Đểđánh giá tỷ lệ và cường độ nhiễm giun đũa theo phương thức chăn nuôi tôi đã xét nghiệm 611 mẫu phân gà được phân ra các phương thức chăn nuôi: Nuôi nhốt, bán chăn thả và chăn thả tự do. Kết quảđược thể hiện qua bảng 2.4
Bảng 2.4. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun đũa gà theo phương thức chăn nuôi
Phương thức chăn nuôi
Số mẫu kiểm tra
Số mẫu
nhiễm Cường độ nhiễm
n % + ++ +++ ++++ n % n % n % n % Nuôi nhốt 106 9 8,49 8 88,89 1 11,11 0 0 0 0 Bán chăn thả 228 104 45,61 58 55,77 37 35,58 7 6,73 2 1,92 Chăn thả tự do 277 148 53,43 80 54,05 52 35,14 13 8,78 3 2,03 Tính chung 611 261 42,72 146 55,94 90 34,48 20 7,66 5 1,92
Bảng 2.4 cho ta thấy gà nuôi ở các phương thức khác nhau thì có tỷ lệ
nhiễm và cường độ nhiễm khác nhau, cụ thể:
- Phương thức nuôi nhốt: Kiểm tra 106 mẫu có 9 mẫu nhiễm chiếm tỷ lệ
8,49% trong đó gà chỉ nhiễm ở cường độ nhẹ (88,89%) và trung bình (11,11%), không có mẫu nào nhiễm ở cường độ nặng và rất nặng.
- Phương thức nuôi bán chăn thả: Ở phương thức này ta thấy tỷ lệ
nhiễm đã tăng lên nhiều so với phương thức nuôi nhốt. Kiểm tra 228 mẫu có 104 mẫu nhiễm chiếm tỷ lệ 45,61% trong đó gà nhiễm ở cường độ nhẹ có tỷ
lệ 55,77%, cường độ trung bình chiếm 35,58%, cường độ nặng chiếm 6,73% và cường độ rất nặng chiếm 1,92%.
- Phương thức nuôi chăn thả tự do: Gà nuôi ở phương thức nuôi này có tỷ
lệ nhiễm cao nhất. Kiểm tra 277 mẫu có 148 mẫu nhiễm chiếm tỷ lệ 53,43% trong đó gà nhiễm ở cường độ nhẹ có tỷ lệ 54,05%, cường độ trung bình chiếm 35,14%, cường độ nặng chiếm 8,78% và cường độ rất nặng chiếm 2,03%.
Kết quả nghiên cứu trên cho thấy gà nuôi ở phương thức nuôi nhốt sẽ
làm giảm tỷ lệ nhiễm giun đũa xuống rất thấp. Kết quả này cũng phù hợp với nhận xét của Permin và cs (1999) [25].