Tỷ lệ và triệu chứng lâm sàng của gà bị bệnh giun đũa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình mắc bệnh giun đũa gà tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên và một số biện pháp phòng trị. (Trang 48)

Sau khi xét nghiệm mẫu phân xác định được những đàn gà nhiễm giun

đũa, chúng tôi tiến hành theo dõi biểu hiện lâm sàng của gà bị bệnh giun đũa. Kết quảđược trình bày ở bảng 2.5

Bảng 2.5. Triệu chứng lâm sàng của gà bị nhiễm giun đũa Số gà

theo dõi

Số gà có triệu chứng

Tỷ lệ có

biểu hiện Biểu hiện lâm sàng

95 74 77,89 - Không rõ rệt 16 16,84 - Gà kém ăn, phân lỏng, lông dựng, chậm lớn. 5 5,26 - Gà gầy yếu, bỏăn, chậm chạp, phân lỏng, cánh rũ. - Mào tích nhợt nhạt

- Đôi khi trong phân có giun đũa Qua kết quả ở bảng 2.5 ta nhận thấy:

Trong 95 gà theo dõi có 74 gà có biểu hiện triệu chứng không rõ rệt; chiếm 77,89%.

Theo dõi 95 gà nhiễm giun đũa thấy có 16 gà có biểu hiện kém ăn, lông dựng, chậm chạp, phân lỏng; chiếm 16,84%.

Theo dõi 95 gà nhiễm giun đũa thấy có 5 gà có biểu hiện bỏăn, chậm chạp, phân lỏng, cánh rũ sát nền, mào tích nhợt nhạt, trong phân đôi khi có giun đũa; chiếm 5,26%.

Nhìn chung đa số gà ít có biểu hiện lâm sàng và chỉ có biểu hiện lâm sàng khi số giun đũa ký sinh lớn. Khi theo dõi gà bị bệnh chúng tôi thấy gà gầy yếu, còi cọc, chậm lớn, ủ rũ, mào tích nhợt nhạt, phân loãng.

Theo Nguyễn Thị Kim Lan và cs (1999) [5], khi gà bị nhiễm giun đũa nặng có một số triệu chứng như: ủ rũ, kém ăn hoặc bỏăn, sức tăng trọng giảm hoặc ngừng tăng trọng, phân lỏng, sau có hiện tượng thiếu máu, xù lông, cánh rũ, yếu, họng khô, niêm mạc nhợt nhạt.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình mắc bệnh giun đũa gà tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên và một số biện pháp phòng trị. (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)