Bộ đề thi chính thức vào 10 môn Ngữ Văn của các Sở giáo dục và đào tạo và các trường chuyên trên cả nước cho cả hệ cơ bản và hệ chuyên có lời giải chi tiết năm học 2018 2019 Bộ đề thi chính thức vào 10 môn Ngữ Văn của các Sở giáo dục và đào tạo và các trường chuyên trên cả nước cho cả hệ cơ bản và hệ chuyên có lời giải chi tiết năm học 2018 2019 Bộ đề thi chính thức vào 10 môn Ngữ Văn của các Sở giáo dục và đào tạo và các trường chuyên trên cả nước cho cả hệ cơ bản và hệ chuyên có lời giải chi tiết năm học 2018 2019 Bộ đề thi chính thức vào 10 môn Ngữ Văn của các Sở giáo dục và đào tạo và các trường chuyên trên cả nước cho cả hệ cơ bản và hệ chuyên có lời giải chi tiết năm học 2018 2019 Bộ đề thi chính thức vào 10 môn Ngữ Văn của các Sở giáo dục và đào tạo và các trường chuyên trên cả nước cho cả hệ cơ bản và hệ chuyên có lời giải chi tiết năm học 2018 2019
Trang 1Đề thi chính thức vào 10 môn Văn Chuyên Bắc Giang (Năm học 2018 - 2019) Câu 1: (4.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Dọc khắp các vùng quê, đâu cũng có những ngôi đình, ngôi chùa để nhân dân cầu bình an Muốn bình yên cần học cách đối xử hiền hòa với thiên nhiên Vào thời điểm này, những con sông bậc nhất Bắc Kỳ, dòng sông của thi ca, dòng sông của tiếng hát quan họ vẫn còn lóng lánh đón mặt trời vào mỗi sớm mai, còn đong đưa những thứ ánh sáng huyền diệu của trăng lên, những canh hát hội, tiếng gõ mạn thuyền gọi cá tôm vào lưới Người Bắc Giang đang có những dòng sông đẹp như cô gái đang thời xuân sắc Giá trị trong lành của những dòng sông không nơi nào có được, cần phải giữ gìn và nâng cao chất lượng của dòng nước Thiên nhiên ban cho người Bắc Giang những dòng sông, ngọn núi đẹp, là những báu vật để dành cho tương lai Ở những nước giàu có, nhờ những dòng sông đẹp, nhiều nơi đã phát triển được hệ thống đường thủy trong giao thương và du lịch
Mọi dòng sông đều đổ hết về biển lớn Trên hành trình về biển, sông đi qua bao gian khó và thử thách […]
Có lẽ mơ ước của những dòng sông đổ về biển lớn mang theo mơ ước của người Bắc Giang
về sự hội nhập và phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội cũng từ đây
(Theo Nguyễn Thị Thu Hà, Những dòng nước huyền thoại, Ngàn năm dưới bóng quê nhà,
trang 81-82, NXB Quân đội Nhân dân 2018)
1 Nhận biết
Theo đoạn trích trên:
a Con người cần phải làm gì nếu muốn bình yên?
b Thiên nhiên đã ban tặng cho người Bắc Giang những gì?
2 Thông hiểu
Hãy chỉ rõ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu sau:
Người Bắc Giang đang có những dòng sông đẹp như cô gái đang thời xuân sắc
3 Thông hiểu
Nhận xét ngắn gọn về tâm tư, tình cảm của tác giả với những dòng sông quê hương
Câu 2: (6.0 điểm) Vận dụng cao
Từ hình ảnh mọi dòng sông đều đổ về biển lớn với bao gian khó và thử thách trong đoạn trích
trên, em có liên tưởng gì đến hành trình hội nhập của thế hệ trẻ trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay?
(Trình bày bằng một bài luận khoảng 400 – 500 chữ)
Câu 3: (10 điểm) Vận dụng cao
Trang 2Suy nghĩ của em về hình tượng con người đối diện với vầng trăng trong hai đoạn thơ sau:
Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo
(Trích Đồng chí, Chính Hữu, Ngữ văn 9, tập 1, NXB GD 2009) Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng như là đồng là bể như là sông là rưng Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình
(Trích Ánh trăng, Nguyễn Duy, Ngữ văn 9, NXB GD 2009)
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI Câu 1:
1
Phương pháp: căn cứ nội dung đoạn trích
Cách giải:
a Con người muốn bình yên cần phải: học cách ứng xử hiền hòa với thiên nhiên
b Thiên nhiên đã ban tặng cho người Bắc Giang: những dòng sông, ngọn núi đẹp, là những báu vật có thể dành cho tương lai
2
Phương pháp: căn cứ các biện pháp tu từ đã học
Cách giải:
- Biện pháp: So sánh (so sánh những dòng sông với cô gái đang thời xuân sắc)
- Tác dụng: nhấn mạnh khẳng định vẻ đẹp tràn đầy sức sống của những dòng sông ở Bắc Giang
3
Phương pháp: phân tích, tổng hợp
Cách giải:
- Tình yêu dành cho những dòng sông quê
- Niềm tự hào về những dòng sông gắn với văn hóa lâu đời của người dân: dòng sông của thi
ca, dòng sông của tiếng hát quan họ vẫn còn lóng lánh đón mặt trời vào mỗi sớm mai
Trang 3Câu 2:
Phương pháp: phân tích, tổng hợp
Cách giải:
* Yêu cầu về hình thức
- Đoạn văn 400 - 500 chữ, sử dụng phép lập luận tổng – phân – hợp
- Diễn đạt rõ ràng, không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, đặt câu
* Yêu cầu về nội dung:
*Nêu vấn đề
*Giải thích vấn đề:
- Hội nhập là tham gia vào một cộng đồng để cùng hoạt động và phát triển với cộng đồng ấy (thường nói về quan hệ giữa các dân tộc, các quốc gia)
- Hình ảnh mọi dòng sông đều đổ về biển lớn với bao gian khó và thử thách gợi liên tưởng về
những khó khăn lớn lao mà thế hệ trẻ phải vượt qua để hội nhập với thế giới bởi cũng như những dòng sông muốn đổ về biển lớn phải vượt qua bao nhiêu gềnh thác
*Phân tích, bàn luận vấn đề:
- Tại sao khi hội nhập, giới trẻ phải vượt qua nhiều thử thách?
+ Do sự cách biệt về văn hóa và ngôn ngữ
+ Do điều kiện về kinh tế và xã hội giữa nước ta với các nước khác có sự chênh lệch khá nhiều
- Giới trẻ cần làm gì để xóa bỏ những khó khăn, thử thách trên:
+ Cần trau dồi cho mình tri thức và kinh nghiệm sống
+ Không ngừng học hỏi, tiếp thu tri thức nhân loại
+ Phát huy những điểm mạnh, xóa bỏ những điểm yếu
+ Cần gạt bỏ những mặt tiêu cực của cái “tôi” cá nhân để có thể hòa nhập hơn với cộng đồng
- Tuy nhiên cần lưu ý, hội nhập chứ không phải hòa tan vẫn cần giữ những nét văn hóa đẹp
* Yêu cầu về kĩ năng:
- Viết đúng kiểu bài nghị luận văn học
- Lý lẽ rõ ràng, dẫn chứng xác thực
- Văn viết giàu cảm xúc, diễn đạt trôi chảy
Trang 4- Bố cục ba phần rõ ràng, cân đối
- Trình bày sạch đẹp; ít sai lỗi câu, từ, chính tả
* Yêu cầu về kiến thức: đảm bảo được các ý sau:
1.Giới thiệu chung
- Giới thiệu hai tác giả: Nguyễn Duy, Chính Hữu
- Giới thiệu về vầng trăng trong văn học và trong hai đoạn trích: Ánh trăng, Đồng chí
2 Phân tích
a Đoạn trích Ánh trăng
* Được bắt đầu từ khi gặp lại vầng trăng:
- Điệp từ “mặt”, lối chuyển nghĩa độc đáo:
+ Diễn tả giây phút soi chiếu, giao hòa giữa con người và vầng trăng
+ Soi vào trăng để con người nhận ra mình và nhận ra cả sự đổi thay của mình
- “Rưng rưng”: là những cảm xúc đang ùa về trong giây phút con người nhận ra vầng trăng
tri kỉ của đời mình -> để rồi thức tỉnh
- “Đồng, bể, sông, rừng”:
+ Xóa đi thời gian, không gian, đưa con người về quá khứ
+ Kéo trăng và người xích lại gần nhau
+ Để trăng vẫn vẹn nguyên là tri kỉ
+ Để con người nhận ra sự nông cạn, thờ ơ, bạc bẽo của chính mình
* Càng thức tỉnh sâu sắc hơn khi:
- “Trăng”:
+ “tròn vành vạnh”: ẩn dụ cho nghĩa tình không bao giờ thay đổi, không bao giờ vơi cạn của
nhân dân, đất nước
+ “im phăng phắc”: bao dung, độ lượng và nghiêm khắc -> cái im lặng chứa đựng lời nhắc
nhở, cảnh báo, thức tỉnh con người
+ Biết trở về nâng niu, trân trọng quá khứ; biết sống ân nghĩa, thủy chung
->Với khoảnh khắc giật mình, nhà thơ đã gieo vào lòng người đọc niềm tin và sức sống mãnh liệt của lương tri con người
=> Nhận xét
Trang 5- Nội dung:
+ Lời nhắn gửi con người không được lãng quên quá khứ gian khổ mà sâu đậm nghĩa tình + Lời nhắc nhở về nghĩa tình thiêng liêng của nhân dân, đạo lí uống nước nhớ nguồn
- Nghệ thuật:
+ Thể thơ ngũ ngôn với nhiều sáng tạo độc đáo
+ Sự kết hợp hài hòa giữa chất tự sự và trữ tình
+ Ngôn ngữ, hình ảnh giản dị, gần gũi mà giàu sức gợi
+ Giọng điệu tâm tình thấm thía, khi thì thiết tha cảm xúc, lúc lại trầm lắng, suy tư
b Đoạn trích Đồng chí
Sức mạnh và vẻ đẹp của tình đồng chí:
* Được xây dựng trên nền một hoàn cảnh khắc nghiệt:
- Thời gian, không gian: rừng đêm hoang vu, lạnh lẽo
- Không khí căng thẳng trước một trận chiến đấu
-> Tâm hồn họ vẫn bay lên với hình ảnh vầng trăng nơi đầu súng
-> Họ vẫn xuất hiện trong tư thế điềm tĩnh, chủ động “chờ giặc tới”
=> Nhờ tựa vào sức mạnh của tinh thần đồng đội Họ “đứng cạnh bên nhau” và trở thành
một khối thống nhất không gì lay chuyển nổi
* Được biểu hiện qua một hình ảnh thơ độc đáo, đầy sáng tạo: “Đầu súng trăng treo”:
- Vốn là một hình ảnh thơ được cảm nhận từ thực tiễn chiến đấu
- Song hình ảnh này mang nhiều ý nghĩa biểu tượng phong phú:
+ Gợi liên tưởng: chiến tranh - hòa bình, hiện thực - ảo mộng, kiên cường – lãng mạn, chất chiến sĩ – chất thi sĩ
+ Gợi vẻ đẹp của tình đồng chí sáng trong, sâu sắc Sự xuất hiện của vầng trăng là một bằng chứng về sức mạnh kì diệu của tình đồng đội Tình cảm ấy giúp tâm hồn người lính bay lên giữa lúc gay go, khốc liệt của chiến tranh
+ Gợi vẻ đẹp của tâm hồn người lính – một tâm hồn luôn trong trẻo, tươi mát dẫu phải băng qua lửa đạn chiến tranh
+ Gợi vẻ đẹp tâm hồn dân tộc Việt Nam – một bàn tay giữ chắc cây súng mà trái tim luôn hướng đến những khát vọng thanh bình
=> Nhận xét
- Nội dung: Bài thơ thể hiện chân thực, cảm động một tình cảm lớn mang tính thời đại, đó là tình đồng chí bền chặt, thiêng liêng của những người lính cách mạng Qua đó tác giả đã khắc họa thành công hình ảnh người lính thời kì đầu chống Pháp
Trang 6- Nghệ thuật: Lối miêu tả chân thực, tự nhiên; từ ngữ, hình ảnh giản dị và giàu sức gợi, cảm xúc dồn nén
c Suy ngẫm về giây phút con người đối diện với vầng trăng
- Giống nhau:
+ Vầng trăng là người bạn thủy chung, tình nghĩa
+ Vầng trăng luôn bên cạnh con người, nâng đỡ con người trong những phút khó khăn, đưa đường dẫn lối con người trở về với những giá trị nhân văn tốt đẹp
Trang 7Đề thi chính thức vào 10 môn Văn Chuyên Đồng Nai (chuyên Văn) (Năm học 2018 -
2019) Câu 1: (2.0 điểm)
Đọc kĩ đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới
“Nếu có thể đo xương máu tiền nhân Trường Sơn ngút ngàn dễ gì đo được Bao người mẹ, người vợ, người em – nước mắt Hồng Hà, Cửu Long đâu thể sánh cùng”
(Trích Tổ quốc, Nguyến Thế Ký, nguồn: thanhnien.vn)
Câu 2: (3.0 điểm) Vận dụng cao
Đọc câu chuyện sau:
CÂU CHUYỆN VỀ CHIẾC ĐIỆN THOẠI
Sáng hôm đó, một ông lão đến cửu hàng sửa điện thoại Tôi cẩn thận kiểm tra chiếc điện thoại nhưng vẫn không tìm ra lỗi nào Tôi nói với ông mọi thứ vẫn ổn, điện thoại vẫn chạy tốt
Ông lão nhìn tôi rơm rớm nước mắt rồi hỏi: “Thế tại sao từ lâu rồi lão không nhận được cuộc điện thoại nào của con lão”
Tôi chết lặng trước câu hỏi của ông …
(Theo Quà tặng cuộc sống)
Hãy viết bài văn ngắn (khoảng một trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em sau khi đọc câu chuyện trên
Câu 3: (5.0 điểm) Vận dụng cao
Từ quan niệm của Chế Lan Viên về chất muối trong mỗi vần thơ:
“Cái kết tinh của một vần thơ và muối bể Muối lắng ở ô nề và thơ đọng ở bề sâu”
(Đối thoại mới – Chế Lan Viên)
Em hãy tìm thứ “muối thơ” qua một số bài thơ em biết
Trang 8HƯỚNG DẪN LÀM BÀI Câu 1:
a
Phương pháp: căn cứ các biện pháp tu từ đã học
Cách giải:
- Liệt kê: + người mẹ, người vợ, người em;
Tác dụng: Nhấn mạnh đối tượng của sự hy sinh
+Trường Sơn, Hồng Hà, Cửu Long
Tác dụng: Khẳng định công lao to lớn và sự mất mát đau thương của những tiền nhân cho Tổ quốc
- So sánh: Trường Sơn ngút ngàn dễ gì đo được; Hồng Hà, Cửu Long đâu thể sánh cùng
=> Nhấn mạnh nỗi đau, sự mất mát không gì có thể sánh nổi đồng thời ca ngợi công lao của tiền nhân đối với đất nước
b
Phương pháp: căn cứ Lựa chọn trật tự từ trong câu
Cách giải:
- Bao người mẹ, người vợ, người em được đảo lên trước từ “nước mắt”: trật tự này biểu hiện
sự nhấn mạnh về đối tượng chịu nhiều đau thương, mất mát
- Hồng Hà, Cửu Long: trật tự này biểu hiện thứ tự của sự vật – trình tự không gian từ Bắc vào Nam
=> Tác dụng: Nhấn mạnh sự hy sinh lớn lao, cao cả của các bậc tiền nhân cho Tổ quốc đồng thời ca ngợi công lao của họ và thể hiện niềm tự hào dân tộc, lòng yêu nước thiết tha
- Giữa cha mẹ và con cái cần có sự quan tâm, chăm sóc, sẻ chia và yêu thương lẫn nhau Cha
mẹ có trách nhiệm nuôi dạy con cái trưởng thành và con cái cần phải báo hiếu với cha mẹ
- Câu chuyện trên phản ánh một thực trạng trong quan hệ giữa cha mẹ và con cái là sự lỏng lẻo, con cái vô tâm, không quan tâm, chia sẻ với cha mẹ
*Phân tích, bàn luận vấn đề:
Trang 9- Vai trò của sự quan tâm, sẻ chia giữa cha mẹ và con cái:
+ Sự quan tâm, sẻ chia giữa con cái và cha mẹ làm cho mối quan hệ trở nên bền chặt, khăng khít hơn
+ Quan tâm, sẻ chia của con cái với cha mẹ còn là biểu hiện của lòng hiếu thảo và sự tôn kính
- Hiện nay, trong xã hội hiện đại, sự quan tâm, sẻ chia giữa con cái và cha mẹ trở nên mờ nhạt, không còn diễn ra thường xuyên
- Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên:
+ Do những biến chuyển của xã hội về nhiều mặt, trong đó có mặt văn hóa – tư tưởng Chữ hiếu, chữ tình, chữ nghĩa dường như không được coi trong như xưa Chính vì vậy con người thiếu trách nhiệm đối với gia đình và những mối quan hệ ruột thịt
+ Sự phát triển của xã hội với nền kinh tế thị trường làm gia tăng nhu cầu muốn tự khẳng định mình của mỗi cá nhân làm cho sự cách biệt giữa các thế hệ càng lớn, mỗi người trở nên ích kỉ hơn và ít quan tâm nhau hơn trong gia đình
+ Con cái và cha mẹ đều bận rộn, ít có thời gian bên nhau, tâm sự, chia sẻ để hiểu nhau hơn nên sự cách biệt về tâm lý càng lớn
+ Các bậc cha mẹ nhiều khi còn nặng về tư tưởng công lao, sự áp đặt trong suy nghĩ khiến các con bị ức chế và muốn thoát ra ngoài ảnh hưởng của cha mẹ => mối quan hệ rạn nứt
- Giải pháp khắc phục:
+ Rút ngắn khoảng cách thế hệ Biện pháp này chỉ thực sự được thực hiện khi có sự cố gắng của cả cha mẹ và con cái Cha mẹ và con cái nên dành nhiều thời gian cho nhau để chia sẻ, để tâm sự cùng nhau Sự khác biệt về thế hệ là điều có tồn tại, tuy nhiên cha mẹ cần tìm cách khắc phục nó bằng cách thấu hiểu con trẻ và con cái cần cảm thông cho cha mẹ về những suy nghĩ đã lâu đời
+ Mỗi người cần nâng cao trách nhiệm của mình với gia đình, với người thân, cần nhận biết
rõ rằng gia đình mới là nhân tố chính tạo nên sự hạnh phúc và bình yên của mỗi cá nhân Khi nhận thức được điều đó, mỗi người sẽ tự biết mình cần làm gì để các mối quan hệ trong gia đình trở nên tốt đẹp hơn
*Liên hệ bản thân:
Em đã làm gì để cải thiện mối quan hệ của mình với cha mẹ? Hãy chia sẻ đôi điều với bạn bè của mình về quan hệ giữa mình và cha mẹ để giúp các thế hệ cùng trang lứa với mình hiểu nhiều về gia đình mình hơn
Câu 3:
Phương pháp: phân tích, tổng hợp
Trang 10có được những bài thơ kết tinh về nội dung và nghệ thuật Chất thơ cũng chính là kết tinh tài năng, tư tưởng của người nghệ sĩ
=> Nhận định đã khẳng định giá trị của một tác phẩm chân chính phải hội tụ đầy đủ ở cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật
+ Người nông dân còn biết hi sinh đến tận cùng cho cuộc kháng chiến, dù tài sản bị đốt nhưng ông vẫn vô cùng hạnh phúc bởi danh dự của làng của bản thân đã được khôi phục
Trang 11+ Lựa chọn chi tiết tự nhiên, chân thực nhưng rất tinh tường khiến cho nhân vật hiện lên có những nét ấn tượng riêng (kể cả ngoại hình và nội tâm)
+ Ngôn ngữ dân dã, bình dị, tự nhiên rất phù hợp với nhân vật: có sự hài hòa giữa ngôn ngữ độc thoại và đối thoại làm nổi bật tâm trạng nhân vật
=> Truyện ngắn Làng đã phát hiện ra những nét mới mẻ trong lòng yêu nước của nhân vật ông Hai Để có những phát hiện mới mẻ này tác giả đã phải tìm tòi, nghiên cứu một cách cẩn trọng Đồng thời có sự gắn bó, am hiểu tâm lí người nông dân sâu sắc
4 Bàn luận
- Đây là quan điểm hết sức chính xác về hành trình sáng tạo của người nghệ sĩ
- Để có những tác phẩm giàu cảm xúc, có giá trị đòi hỏi người nghệ sĩ phải lao động nghệ thuật nghiêm túc, say mê và không ngừng sáng tạo
- Mọi sáng tạo phải bắt rễ, đào sâu từ hiện thực cuộc sống và đem những gì tinh túy nhất của cuộc sống vào trong tác phẩm
Trang 12Đề thi chính thức vào 10 môn Văn chuyên Hà Nam (Năm học 2018 - 2019)
Phần I: Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
“Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo”
(Trích bài thơ Đồng chí, Chính Hữu, SGK Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục, 2017)
Phần II Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1: (2,0 điểm) Vận dụng cao
Hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ về vai trò của tình bạn trong cuộc sống con người
Câu 2: (5,0 điểm) Vận dụng cao
Cảm nhận của em về hình tượng nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ Từ đó, hãy liên hệ với người phụ nữ Việt Nam trong xã hội hiện nay
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI Câu 1:
Trang 133
Phương pháp: phân tích, tổng hợp
Cách giải:
Hình ảnh thơ độc đáo, đầy sáng tạo: “Đầu súng trăng treo”:
- Vốn là một hình ảnh thơ được cảm nhận từ thực tiễn chiến đấu
- Song hình ảnh này mang nhiều ý nghĩa biểu tượng phong phú:
+ Gợi liên tưởng: chiến tranh - hòa bình, hiện thực - ảo mộng, kiên cường – lãng mạn, chất chiến sĩ – chất thi sĩ
+ Gợi vẻ đẹp của tình đồng chí sáng trong, sâu sắc Sự xuất hiện của vầng trăng là một bằng chứng về sức mạnh kì diệu của tình đồng đội Tình cảm ấy giúp tâm hồn người lính bay lên giữa lúc gay go, khốc liệt của chiến tranh
+ Gợi vẻ đẹp của tâm hồn người lính – một tâm hồn luôn trong trẻo, tươi mát dẫu phải băng qua lửa đạn chiến tranh
+ Gợi vẻ đẹp tâm hồn dân tộc Việt Nam – một bàn tay giữ chắc cây súng mà trái tim luôn hướng đến những khát vọng thanh bình
4
Phương pháp: phân tích, tổng hợp
Cách giải:
- Người lính trong tư thế điềm tĩnh, chủ động, sẵn sàng chờ giặc đến
- Tinh thần yêu nước nồng nàn, sẵn sàng hi sinh cho đất nước
- Tinh thần đồng đội gắn bó chặt chẽ, vượt qua mọi khó khăn
- Dù đứng trước cảnh mất mát hi sinh, tâm hồn họ vẫn bay lên với những hình ảnh vầng trăng nơi đầu súng
Câu 2:
Phương pháp: phân tích, tổng hợp
Cách giải:
*Yêu cầu về kĩ năng:
- Học sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để viết một đoạn văn nghị luận xã hội
- Đoạn văn phải có bố cục, kết cấu rõ ràng; lập luận thuyết phục; diễn đạt mạch lạc; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp
- Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau; có thể bày tỏ quan điểm, suy nghĩ riêng nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng; có thái độ chân thành, nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật
*Yêu cầu về nội dung:
Trang 141 Giải thích vấn đề
Tình bạn là gì? Tình bạn là tình cảm gắn bó thân thiết giữa những người có nét chung về sở thích, tính tình, ước mơ, lý tưởng,… họ có thể chia sẻ với nhau mọi niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống với nhau
2 Bàn luận vấn đề
- Vai trò, ý nghĩa của tình bạn trong cuộc sống:
+ Có bạn bè sẽ giúp chúng ta san sẻ nỗi buồn, nhân đôi niềm vui, làm cho cuộc sống trở nên hạnh phúc hơn
+ Người bạn tốt còn là người bạn có thể giúp ta học được những điều hay lẽ phải, để bản thân chúng ta trở nên hoàn thiện hơn
- Chứng minh: Có thể kể đến những tình bạn đẹp của Lưu Bình và Dương Lễ, Bá Nha và Tử
Kì, Nguyễn Khuyến và Dương Khuê,…
- Liên hệ bản thân
Câu 3:
Phương pháp: phân tích, tổng hợp
Cách giải:
* Yêu cầu về kĩ năng:
- Viết đúng kiểu bài nghị luận văn học
- Lý lẽ rõ ràng, dẫn chứng xác thực
- Văn viết giàu cảm xúc, diễn đạt trôi chảy
- Bố cục ba phần rõ ràng, cân đối
- Trình bày sạch đẹp; ít sai lỗi câu, từ, chính tả
* Yêu cầu về kiến thức: đảm bảo được các ý sau:
1 Giới thiệu chung
- Nguyễn Dữ (khoảng thế kỉ XVI) quê Thanh Miện, tỉnh Hải Dương
Trang 15- Thời đại: nhà Lê bắt đầu khủng hoảng, các tập đoàn phong kiến tranh giành quyền lực, nội chiến liên miên, đời sống nhân dân vô cùng cực khổ
- Con người:
+ Nổi tiếng học rộng, tài cao
+ Chỉ làm quan một năm rồi lui về sống ẩn dật ở miền núi Thanh Hóa
+ Sưu tầm truyện dân gian để sáng tác “Truyền kì Mạn Lục”
a Vũ Nương có vẻ đẹp toàn diện:
* Nàng là người có“tư dung tốt đẹp”:
- Nhan sắc xinh đẹp
- Phẩm chất đẹp đẽ, cao quý
=> Mang vẻ đẹp toàn vẹn nhất của người phụ nữ xã hội phong kiến
* Nàng có nhiều phẩm chất cao quý:
❖ Là người vợ, người mẹ đảm đang, người con dâu hiếu thảo:
- Đảm đang (khi chồng đi lính):
+ Một mình gánh vác gia đình
+ Chăm sóc mẹ chồng già yếu
+ Nuôi dạy con thơ
- Hiếu thảo (khi mẹ chồng ốm):
+ Nàng hết lòng chăm sóc như với cha mẹ đẻ của mình (cơm cháo, thuốc thang, an ủi…) + Lễ bái thần phật cầu cho bà tai qua, nạn khỏi
+ Lời trăng trối của bà trước khi mất đã khẳng định lòng hiếu thảo, tình cảm chân thành của
Vũ Nương
+ Bà mất: nàng lo tang ma chu đáo
❖ Là người vợ nết na, thủy chung, giàu lòng vị tha:
- Nết na, thủy chung:
+ Khi mới cưới: nàng hết sức giữ gìn khuôn phép
+ Ngày tiễn chồng ra trận, trong lời từ biệt ta thấy nàng chỉ mong chồng trở về bình yên
Trang 16+ Ba năm xa chồng, Vũ Nương buồn nhớ khôn nguôi, toàn tâm toàn ý chăm sóc gia đình + Thậm chí, ngày Trương Sinh trở về, bị nghi ngờ, Vũ Nương chỉ biết khóc rồi thanh minh bằng những lời lẽ tha thiết, dịu dàng
=> Tấm lòng son sắt, thủy chung
- Giàu lòng vị tha:
+ Khi bị chồng đổ oan, mắng nhiếc, đánh đuổi đi, Vũ Nương chỉ đau khổ, thanh minh mà chẳng hề oán hận, căm ghét chồng
+ Sống dưới thủy cung nàng vẫn một lòng nhớ thương gia đình, quê hương
+ Gặp lại Trương Sinh, Vũ Nương không trách móc mà còn hết lời cảm tạ Trương Sinh
=> Vũ Nương trở thành hiện thân cho vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam thảo hiền, đức hạnh
+ Nỗi nhớ thương khắc khoải
+ Nỗi lo lắng cho chồng đang chinh chiến nơi xa
❖ Phải gánh chịu nỗi oan lạ lùng và phải tìm đến cái chết:
- Nguyên nhân (của nỗi oan):
+ Do lời nói ngây thơ của bé Đản
+ Do Trương Sinh vốn đa nghi, hay ghen lại đang buồn vì mẹ mất
+ Do chiến tranh gây ra 3 năm xa cách, niềm tin vào Vũ Nương bị thử thách, bị lung lay + Do cuộc hôn nhân bất bình đẳng giữa Vũ Nương và Trương Sinh, do xã hội phong kiến trọng nam, khinh nữ cho phép Trương Sinh được đối xử rẻ rúng, tàn tệ với vợ mình
- Hậu quả (của nỗi oan):
+ Trương Sinh nghi ngờ, gạt đi lời thanh minh của Vũ Nương, mắng nhiếc, đánh đuổi Vũ Nương đi
+ Cùng đường Vũ Nương nhảy xuống sông Hoàng Giang tự tận
Trang 17- Sống không hạnh phúc dưới thủy cung: Dù được cứu sống, sống cuộc đời bất tử, song Vũ Nương không hạnh phúc vẫn luôn nhớ về gia đình
=> Tiêu biểu cho phận bạc của biết bao người phụ nữ trong xã hội phong kiến bất công, tàn bạo, nặng nề lễ giáo, hà khắc
Trang 18Đề thi chính thức vào 10 môn Văn Chuyên Hà Nội (chuyên Văn) (Năm học 2018 – 2019) Câu 1: (4.0 điểm) (ID: 266850) Vận dụng cao
Ngạn ngữ Pháp có câu: “Đừng sống theo điều anh ước muốn mà hãy sống theo điều anh có thể” còn Nelson Mandela lại khẳng định: “Người chiến thắng là người biết ước mơ và không bao giờ bỏ cuộc”
Trình bày suy nghĩ của em về hai ý kiến trên
Câu 2: (6 điểm) (ID: 266851) Vận dụng cao
Người xưa thường nói chất thơ của thơ nằm ở ngoài lời, ở những chỗ im lặng Nhà thơ Tố
Hữu cũng nói: “Nếu người ta lắng nghe cái im lặng đó, thì có những tiếng dội vang rất đa dạng và tinh tế”
(Theo giáo trình Lí luận văn học, tập hai, NXB Đại học Sư Phạm, 2016)
Viết bài văn nghị luận về những chỗ im lặng có sức dội vang trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích (Truyện Kiều) của Nguyễn Du và bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Du.
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI Câu 1:
Phương pháp: phân tích, lí giải, tổng hợp
Cách giải:
*Nêu vấn đề
*Giải thích vấn đề:
- Đừng sống theo điều anh ước muốn mà hãy sống theo điều anh có thể
+ “Ước muốn”: thứ quá cao xa, không thực hiện được điều mơ ước sẽ dẫn đến bất hạnh.+ “Điều ta có thể” là sống theo những cái ta làm được, có thể tìm kiếm hạnh phúc từ những cái mình đang có, hoặc sẽ có trong tầm tay
Cả câu nói khuyên con người ta cần phải sống hiện thực, tìm kiếm hạnh phúc và thành công từ những thứ nằm trong khả năng của mình, không nên viển vông, hão huyền
- Người chiến thắng là người biết ước mơ và không bao giờ bỏ cuộc
+ “Người chiến thắng”: người gặt hái được những thành tựu nhất định
+ “Ước mơ”: điều mong muốn tốt đẹp trong tương lai
+ “Không bao giờ bỏ cuộc”: luôn luôn giữ vững niềm tin, hành động cho dù mình có từng vấp ngã
Câu nói khuyên con người ta phải biết sống có ước mơ và luôn cố gắng, nỗ lực không ngừng
Trang 19➔ Hai câu nói trên bổ sung ý nghĩa cho nhau Từ hai câu nói ta có thể rút ra bài học: Trong cuộc sống, con người cần có ước mơ và phải cố gắng hết mình nhưng cần phải thực tế và tìm kiếm thành công trong giới hạn năng lực của mình
*Phân tích, bàn luận vấn đề:
-Tại sao còn người cần tìm kiếm thành công trong khả năng của mình?
+ Trong khả năng của mình, con người sẽ làm được một cách dễ dàng
+ Nếu viển vông và thiếu thực tế, có thể cả đời bạn chỉ đi tìm những thứ xa vời, không thiết thực cho đời sống của mình
+ Cuộc sống luôn có những thách thức, mình cần phải sống thực tế và biết nhìn nhận hoàn cảnh, năng lực của mình một cách thích đáng
- Tại sao con người cần có ước mơ và cần nỗ lực không ngừng?
+ Ước mơ giúp ta có động lực để thực hiện những dự định cũng như niềm đam mê của chính mình
+ Ước mơ giống như một phần lãng mạn của cuộc sống Nó giúp ta thăng hoa hơn, yêu đời hơn và nhiệt tình với những gì mình theo đuổi Ước mơ giống như dầu bôi trơn trong một cỗ máy
+ Những người biết ước mơ là những người có lý tưởng riêng
+ Phải cố gắng không ngừng vì chỉ có sự cố gắng ta mới đạt được thành công Thành công đôi khi không phải là đích đến mà là hành trình trải nghiệm và nó cần được bắt đầu từ ngay hôm nay
- Phê phán những con người sống thiếu thực tế và không biết ước mơ
Trang 20- Chỗ im lặng chính là những thanh âm trong trẻo, đẹp đẽ nằm ngoài lời thơ (ý tại ngôn ngoại)
=> Nhận xét đã khẳng định một tác phẩm nghệ thuật chân chính cần phải hay về nội dung, nghệ thuật mà còn phải có sự đồng điệu với tâm hồn tác giả
3 Chứng minh vấn đề
a Đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích
- Giới thiệu nội dung đoạn trích
- Giá trị nội dung:
+ Cảnh ngộ cô đơn, bất hạnh, lẻ loi của Kiều khi ở lầu Ngưng Bích
+ Nỗi nhớ Kim Trọng và cha mẹ tha thiết cháy bỏng
+ Nỗi buồn đau, cô đơn và dự cảm tương lai bất hạnh, đầy sóng gió của Thúy Kiều
- Giá trị nghệ thuật:
+ Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc
+ Sử dụng điệp từ “buồn trông” theo chiều tăng tiến diễn tả cảm xúc của nhân vật
+ Hệ thống từ láy giàu giá trị biểu đạt
=> Qua đoạn trích ta không chỉ thấy được số phận bất hạnh của nàng Kiều mà còn thấy được trái tim nhân đạo bao la, ấm áp mà Nguyễn Du dành cho những người con gái hồng nhan, bạc mệnh Đoạn trích tiêu biểu cho giá trị nhân đạo của tác phẩm bởi nhà thơ đã bày tỏ sự thấu hiểu, niềm cảm thương sâu sắc cho cảnh ngộ, thân phận của Thúy Kiều
b Bài thơ Ánh trăng
- Giới thiệu nội dung tác phẩm
- Giá trị nội dung:
+ Sự gắn bó của con người và vầng trăng trong quá khứ
+ Mối quan hệ giữa con người và vầng trăng trong hiện tại:
• Cuộc sống hòa bình làm con người quên đi người bạn khi xưa, vầng trăng chỉ như
“người dưng” qua đường
• Biến cố dẫn đến sự thức tỉnh của con người
+ Sự thức tỉnh của con người
- Nghệ thuật:
+ Thể thơ ngũ ngôn với nhiều sáng tạo độc đáo
+ Sự kết hợp hài hòa giữa chất tự sự và trữ tình
+ Ngôn ngữ, hình ảnh giản dị, gần gũi mà giàu sức gợi
+ Giọng điệu tâm tình thấm thía, khi thì thiết tha cảm xúc, lúc lại trầm lắng, suy tư
Trang 21=> Với khoảnh khắc giật mình, nhà thơ đã gieo vào lòng người đọc niềm tin và sức sống mãnh liệt của lương tri con người Đây cũng là lời nhắn gửi con người không được lãng quên quá khứ gian khổ mà sâu đậm nghĩa tình Lời nhắc nhở về nghĩa tình thiêng liêng của nhân dân, đất nước và đạo lí uống nước nhớ nguồn
Trang 22Đề thi chính thức vào 10 môn Văn Chuyên Hoàng Văn Thụ Hòa Bình (Năm học 2018 -
2019) Câu 1:
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Lãng phí thời gian là mất tuyệt đối Thời gian là một dòng chảy thẳng, không bao giờ dừng lại và cũng không bao giờ quay lại Mọi cơ hội, nếu bỏ qua là mất Tuổi trẻ mà không làm được gì cho đời, cho bản thân thì nó vẫn xồng xộc đến tuổi già Thời gian là một dòng chảy đều đặn, lạnh lùng, chẳng bao giờ chờ đợi sự chậm trễ Hãy quý trọng thời gian, nhất là trong thời đại trí tuệ này; nền kinh tế tri thức đã và đang làm cho thời gian trở nên vô giá Chưa đầy một giờ, công nghệ Nhật Bản đã có thể sản xuất một tấm thép, con tàu tốc hành của các nước phát triển, trong vài giờ đã có thể vượt qua được vài ngàn kilômét Mọi biểu hiện đủng đỉnh, rềnh ràng đều trở nên lạc lõng trong xu thế toàn cầu hiện nay Giá trị là cần thiết những chơi bời quá mức, để thời gian trôi qua vô vị là có tội với đời, với tương lai đất nước
(Phong cách sống của người đời, nhà báo Trường Giang, theo nguồn Internet)
Cảm nhận của em về bé Thu trong đoạn trích Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng (Sách
giáo khoa Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI Câu 1:
a
Phương pháp: Căn cứ các phương thức biểu đạt đã học
Trang 23“Thời gian là một dòng chảy đều đặn, lạnh lùng, chẳng bao giờ chờ đợi sự chậm trễ”
Thời gian sẽ liên tục trôi qua mà không biện pháp nào có thể ngăn cản; nó không phụ thuộc vào bất cứ điều gì Dù bạn có nhanh hay chậm, thời gian vẫn sẽ cứ tuần hoàn trôi đi
Phương pháp: HS vận dụng các phương pháp giải thích, phân tích, chứng minh vào để làm
bài văn về nghị luận xã hội
Cách giải:
*Yêu cầu về kĩ năng:
- Học sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để viết một bài văn nghị luận xã hội
- Bài văn phải có bố cục, kết cấu rõ ràng; lập luận thuyết phục; diễn đạt mạch lạc; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp
- Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau; có thể bày tỏ quan điểm, suy nghĩ riêng nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng; có thái độ chân thành, nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật
*Yêu cầu về nội dung:
1 Nêu vấn đề
2 Giải thích vấn đề
- Lãng phí thời gian là sử dụng quỹ thời gian của mình không hợp lí, để thời gian trôi qua một cách vô ích
Trang 24 Lãng phí thời gian là điều đáng chê trách, lãng phí thời gian cũng đồng nghĩa với việc lãng phí cuộc đời của chính mình
3 Bàn luận vấn đề:
- Tại sao lãng phí thời gian lại đáng chê trách: Thời gian vũ trụ là vô tận nhưng thời gian cho một đời người là hữu hạn Nếu lãng phí thời gian bạn sẽ không làm gì được cho cuộc đời của chính mình và cho xã hội
- Nguyên nhân con người thường lãng phí thời gian: Con người mải miết rong chơi Con người chưa biết quản lí quỹ thời gian hợp lí
- Biện pháp khắc phục và sử dụng quỹ thời gian hợp lí:
+ Mỗi người cần tự nhận thức được giá trị của thời gian với cuộc đời để từ đó biết quý trọng thời gian mình có
+ Lập thời gian biểu để sử dụng thời gian hợp lí
+ Tận dụng tối đa thời gian để học tập và làm việc
+ Tạo bản thân thói quen làm việc đúng giờ
* Yêu cầu về kĩ năng:
- Viết đúng kiểu bài nghị luận văn học
- Lý lẽ rõ ràng, dẫn chứng xác thực
- Văn viết giàu cảm xúc, diễn đạt trôi chảy
- Bố cục ba phần rõ ràng, cân đối
- Trình bày sạch đẹp; ít sai lỗi câu, từ, chính tả
* Yêu cầu về kiến thức: đảm bảo được các ý sau:
1 Giới thiệu chung
- Nguyễn Quang Sáng là nhà văn miền Nam, những tác phẩm của ông chủ yếu viết về cuộc sống và con người Nam Bộ trong hai cuộc kháng chiến cũng như sau hòa bình
- Chiếc lược ngà được sáng tác năm 1966 khi tác giả tham gia chiến đấu ở chiến trường Nam
Bộ
- Tác phẩm:
Trang 25+ Ca ngợi tình cha con thắm thiết, sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh Từ đó khẳng định tình cảm cha con thiêng liêng như một giá trị nhân bản sâu sắc
+ Gợi cho người đọc nghĩ tới và thấm thía những đau thương, mất mát và éo le mà chiến tranh đã gây ra với con người
2 Tình yêu thương cha sâu nặng của bé Thu
a Trước khi nhận ông Sáu là cha:
- Bé Thu gặp lại cha sau 8 năm xa cách, một người mà Thu mới chỉ nhìn thấy trong ảnh Nhưng ngay từ lần đầu gặp mặt, cô bé đã vô cùng hoảng sợ và phải gọi “Má!Má!”, nó nhìn ông Sáu bằng đôi mắt xa lạ
- Rồi những ngày sau đó Thu tỏ ra ngang ngạnh, bướng bỉnh, gan lì kiên quyết không gọi ông Sáu là ba Bị mẹ ép gọi ba vào ăn cơm nó chỉ nói trống không, khi bị đẩy tới bước đường cùng chắt nước cơm nó cũng linh hoạt tự làm một mình
- Nhất là khi ông Sáu gắp cho nó cái trứng cá, nó hất ra khỏi bát cơm, khiến cơm văng tung tóe Lúc bị đánh những tưởng nó sẽ khóc, nhìn bằng ánh mắt căm giận, nhưng nó chỉ lặng lẽ gắp cái trứng cá ra rồi bỏ về nhà ngoại Nó không chấp nhận bất cứ sự quan tâm nào của ông Sáu với nó
=> Đây là sự biểu hiện của một cái tính mạnh mẽ, đồng thời cũng rất phù hợp với tâm lý thường thấy của con người Bởi trong hoàn cảnh xa cách và trắc trở của chiến tranh, Thu còn quá nhỏ để biết được những tình thế khắc nghiệt và éo le của cuộc sống
=> Nhưng đằng sau tất cả sự từ chối đến cứng đầu đấy của bé Thu là tình yêu thương cha mãnh liệt
b Khi được bà ngoại giải thích:
Tuy nhiên khi được nghe bà ngoại giải thích, anh Sáu không giống trong bức ảnh thì bé Thu hiểu ra mình đã sai Thu đã rất ân hận về hành động của mình
c Nhận ra cha
- Phản ứng không nhận anh Sáu quyết liệt bao nhiêu thì khi nhận ra cha tình cảm ấy lại càng sâu nặng bấy nhiêu Trong giờ phút cuối cùng trước khi cha đi, tình cảm dồn nén bấy lâu nay bùng lên thật mãnh liệt, mạnh mẽ
- Nó thét tiếng “Ba” xé ruột, xé gan Đó là tiếng “ba” nó mong chờ bấy lâu nay, tiếng gọi ấy khiến ông Sáu rơi lệ
- Rồi nó nhảy tót lên ôm chặt lấy ông Sáu, hôn vào tóc, vai, mặt, mũi và cả vết thẹo dài trên mặt ông Chân nó quắp chặt lấy ba, như thể không muốn cho ông rời đi
Trang 26=> Tất cả những hành động ấy cho thấy Thu yêu thương ba vô cùng, một tình yêu mãnh liệt, chân thành, thắm thiết Tình yêu đó được bộ lộ một cách cảm động qua hoàn cảnh éo le của chiến tranh
d Đặc sắc nghệ thuật
- Miêu tả tâm lí và xây dựng tính cách nhân vật đặc sắc
- Ngôn ngữ giản dị, đậm chất Nam Bộ
- Tình huống bất ngờ hợp lí, đã bộc lộ tình yêu thương tha thiết bé Thu dành cho ba của mình
3 Đánh giá chung
- Tác phẩm đã thể hiện một cách chân thực và cảm động tình cảm yêu thương sâu nặng của
bé Thu dành cho cha của mình trong hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt
- Miêu tả tâm lí nhận vật đặc sắc, giàu sức biểu cảm
Trang 27Đề thi chính thức vào 10 môn Văn Chuyên KHTN Hà Nội (Năm học 2018 - 2019)
A PHẦN BẮT BUỘC ĐỐI VỚI MỌI THÍ SINH
Câu I: (3.0 điểm)
1 Trắc nghiệm (1 điểm) (Nhận biết)
Chọn một trong 4 phương án A, B, C, D để trả lời các câu hỏi sau:
a/ Văn bản nào sau đây có cùng thể thơ với bài thơ “Ông đồ”?
A Nói với con B Sang thu C Viếng lăng Bác D Đồng chí
b/ Tác phẩm nào sau đây không thuộc văn học trung đại?
A Làng B Vũ trung tùy bút C Lục Vân Tiên D Truyện Kiều
c/ Bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu được sáng tác năm nào?
d/ Câu “Nói ngọt lọt đến xương” thuộc kiểu loại nào sau đây?
2 Tiếng Việt (2 điểm)
a (Nhận biết) Chỉ ra và gọi tên thành phần biệt lập trong các câu sau:
- Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài
(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)
- Lúc đi, đứa con gái đầu lòng của anh – và cũng là đứa con duy nhất của anh, chưa đầy một tuổi
(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)
b (Thông hiểu) Chỉ ra và phân tích hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau:
Việt Nam, ôi Tổ quốc thương yêu!
Trong khổ đau, Người đẹp hơn nhiều Như bà mẹ sớm chiều gánh nặng Nhẫn nại nuôi con suốt đời im lặng…
(Tố Hữu, Chào xuân 67!)
Câu II: (2 điểm) Vận dụng cao
Lời nói trong giao tiếp ứng xử được xem là một tiêu chuẩn đánh giá trình độ tri thức, văn hóa của mỗi con người
Coi câu trên là câu chủ đề, em hãy viết tiếp một đoạn văn khoảng 12 đến 15 câu trình bày suy nghĩ của mình về việc lựa chọn sử dụng ngôn từ trong cuộc sống hàng ngày Trong
đó có một phép nối để liên kết câu (gạch chân dưới từ ngữ liên kết đó)
Trang 28B PHẦN TỰ CHỌN (Thí sinh chọn một trong hai câu IIIa hoặc IIIb để làm bài)
Câu IIIa: (5 điểm) Vận dụng cao
Bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy có gợi nhắc thấm thía về thái độ sống “Uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ Em hãy phân tích đoạn thơ sau để làm sáng
tỏ nhận xét trên
Từ hồi về thành phố quen ánh điện cửa gương vầng trăng đi qua ngõ như người dưng qua đường
thình lình đèn điện tắt phòng buyn-đinh tối om vội bật tung cửa sổ đột ngột vầng trăng tròn
Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng như là đồng là bể như là sông là rừng
Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình
(Nguyễn Duy, Ánh trăng, Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016, trang 156)
Câu IIIb: (5 điểm)
Phân tích hình tượng nhân vật Phương Định trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi
của Lê Minh Khuê (phần trích SGK Ngữ văn 9, Tập hai) để làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn, tư tưởng và những phẩm chất cao cả của con người Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI Phần A:
Câu I:
1 Trắc nghiệm
Trang 29a – B, b – A, c – B, d – A
2 Tiếng Việt
a)
- Thành phần biệt lập: Chao ôi – thành phần biệt lập cảm thán
- Thành phần biệt lập: và cũng là đứa con duy nhất của anh – thành phần biệt lập phụ chú
b)
- Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ là so sánh (như bà mẹ) và nhân hóa
- Tác dụng:
+ Giúp câu thơ trở nên sinh động giàu hình ảnh
+ Hai biện pháp nghệ thuật khẳng định sự gắn bó giữa Tổ quốc và mỗi người dân như tình mẫu tử thiêng liêng
+ Đồng thời ngợi ca bà mẹ Tổ quốc, làm nổi bật sự nhẫn nại, lam lũ, hy sinh, bao bọc cho các con mình, suốt đời vất vả mà vẫn bình thản
Câu II:
* Yêu cầu về hình thức
- Đoạn văn 12 đến 15 câu
- Đoạn văn có câu chủ đề là Lời nói trong giao tiếp ứng xử được xem là một tiêu chuẩn đánh giá trình độ tri thức, văn hóa của mỗi con người
- Trong đoạn văn sử dụng một phép nối để liên kết câu (gạch chân dưới từ ngữ liên kết đó)
- Trình bày rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu
* Yêu cầu về nội dung
- Lời nói là phương tiện để giao tiếp → lời nói trong giao tiếp hàng ngày được xem là tiêu chuẩn đánh giá trình độ văn hóa, trình độ tri thức của mỗi người đúng như ông bà xưa đã dạy
“Lời nói chẳng mất tiền mua – Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” hay “Nhất ngôn cửu đỉnh – Tứ mã nan truy” (một lời nói ra, bốn con ngựa chạy theo không kịp) Vì vậy, phải lựa chọn
sử dụng ngôn từ trong cuộc sống cẩn trọng để đạt được hiệu quả giao tiếp và ứng xử có văn minh
- Thực trạng: Hiện nay việc sử dụng ngôn ngữ giao tiếp còn thiếu chuẩn, đặc biệt là đối với các bạn học sinh
- Vì sao phải lựa chọn ngôn ngữ trong giao tiếp?
+ Cách sử dụng ngôn ngữ sẽ phản ánh con người, nhân cách, trình độ văn hóa của mỗi người + Lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp không đúng sẽ không đạt được hiệu quả giao tiếp
+ Đôi khi sử dụng những lời lẽ nặng nề, xúc phạm có thể làm cho người cùng giao tiếp tổn thương
Trang 30+ …
- Cách lựa chọn ngôn từ để sử dụng chính xác:
+ Lựa chọn từ xưng hô chuẩn xác
+ Dùng từ ngữ phù hợp với ngữ cảnh và đối tượng giao tiếp
- Khi không sử dụng từ ngữ đúng, kết quả giao tiếp sẽ kém, gây khó chịu với người khác Không sử dụng đúng từ ngữ còn thể hiện sự không lịch sự, kém văn minh của bản thân
- Liên hệ bản thân: em đã và đang sử dụng ngôn ngữ giao tiếp như thế nào?
Phần B:
Câu IIIa:
A Giới thiệu chung:
- Giới thiệu nhà thơ Nguyễn Duy, nhà thơ quân đội, một gương mặt tiêu biểu cho lớp nhà thơ trẻ thời chống Mĩ cứu nước
- Tập thơ “Ánh trăng” của ông được tặng giải A của Hội Nhà Văn Việt Nam năm 1984
Trong đó, có bài thơ mà tựa đề dùng làm nhan đề cho cả tập thơ : Ánh Trăng Bài thơ là một câu chuyện riêng nhưng có ý nghĩa triết lý như một lời tự nhắc nhở thấm thía của nhà thơ về lối sống nghĩa tình, thủy chung với quá khứ gian lao, với thiên nhiên, đất nước và đồng đội
- Bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy có gợi nhắc thấm thía về thái độ sống “Uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ Bốn khổ thơ cuối bài thơ đã thể hiện nội dung tư
+ Hoàn cảnh sống thay đổi: xa rời cuộc sống giản dị của quá khứ, con người được sống sung
túc trong “ánh điện cửa gương” - cuộc sống đầy đủ, tiện nghi, khép kín trong những căn
phòng hiện đại, xa rời thiên nhiên
- “Vầng trăng đi qua ngõ – như người dưng qua đường”:
+ Vầng trăng bây giờ đối với người lính năm xưa giờ chỉ là dĩ vãng, dĩ vãng nhạt nhòa của quãng thời gian xa xôi nào đó
+ Biện pháp nhân hóa, so sánh→ “Vầng trăng tình nghĩa” trở thành “người dưng qua đường” Vầng trăng vẫn “đi qua ngõ”, vẫn tròn đầy, vẫn thủy chung tình nghĩa, nhưng con
Trang 31người đã quên trăng, hờ hững, lạnh nhạt, dửng dưng đến vô tình Vầng trăng giờ đây bỗng trở thành người xa lạ, chẳng còn ai nhớ, chẳng còn ai hay biết
→ Rõ ràng, khi thay đổi hoàn cảnh, con người có thể dễ dàng quên đi quá khứ, có thể thay đổi về tình cảm
- Con người gặp lại vầng trăng trong một tình huống bất ngờ:
+ Tình huống: “Đèn điện tắt” Đây là biến cố chân thực, thường thấy trong cuộc sống đô thị Cái lấp lánh của ánh điện, cửa gương biến mất, con người bị vây bọc trong căn phòng tối om, ngột ngạt
+ Hành động “Vội bật tung”: vội vàng, khẩn trương → bắt gặp vầng trăng
→ Đây là khổ thơ quan trọng trong cấu tứ toàn bài Chính cái khoảnh khắc bất ngờ ấy đã tạo nên bước ngoặt trong mạch cảm xúc của nhà thơ → Sự xuất hiện bất ngờ của vầng trăng khiến nhà thơ ngỡ ngàng, bối rối, gợi cho nhà thơ bao kỉ niệm nghĩa tình
+ “Đột ngột vầng trăng tròn”: Đảo ngữ: Cảm giác ngỡ ngàng khi con người gặp lại vầng
trăng
+ Ấn tượng về vẻ đẹp của trăng: trăng đang độ tròn đẹp nhất; trăng vẫn vẹn nguyên, vẫn ở rất gần, luôn chờ đợi dõi theo dù con người thờ ơ, dửng dưng
2 Cảm xúc và suy ngẫm của tác giả trước vầng trăng
- Với tư thế “ngửa mặt lên nhìn mặt” người đọc cảm nhận sự lặng im, thành kính và trong phút chốc cảm xúc dâng trào khi gặp lại vầng trăng: “có cái gì rưng rưng” Rưng rưng của
những niềm thương nỗi nhớ, của những lãng quên lạnh nhạt với người bạn cố tri; của một lương tri đang thức tỉnh sau những ngày đắm chìm trong cõi u mê mộng mị; rưng rưng của nỗi ân hận ăn năn về thái độ của chính mình trong suốt thời gian qua Một chút áy náy, một
chút tiếc nuối, một chút xót xa đau lòng, tất cả đã làm nên cái “rưng rưng”,cái thổn thức
trong sâu thẳm trái tim người lính
- Và trong phút giây nhân vật trữ tình nhìn thẳng vào trăng- biểu tượng đẹp đẽ của một thời
xa vắng, nhìn thẳng vào tâm hồn của mình, bao kỉ niệm chợt ùa về chiếm trọn tâm tư “như là đồng là bể, như là sông là rừng” Đồng, bể, sông, rừng, những hình ảnh gắn bó nơi khoảng
- Hình ảnh “trăng cứ tròn vành vạnh” là tượng trưng cho quá khứ nghĩa tình, thủy chung,
đầy đặn, bao dung, nhân hậu
Trang 32- Hình ảnh “ánh trăng im phăng phắc” mang ý nghĩa nghiêm khắc nhắc nhở, là sự trách móc
trong lặng im Chính cái im phăng phắc của vầng trăng đã đánh thức con người, làm xáo
động tâm hồn người lính năm xưa Con người “giật mình” trước ánh trăng là sự bừng tỉnh
của nhân cách, là sự trở về với lương tâm trong sạch, tốt đẹp Đó là lời ân hận, ăn năn day dứt, làm đẹp con người
C Kết luận:
- Nội dung: Đoạn thơ đã cho thấy và lí giải sự đổi thay của người lính trước và sau chiến tranh; từ đó tạo tình huống thức tỉnh tâm hồn họ Hai khổ cuối bài thơ cho ta thấy sự thức tỉnh của con người
+ Lời nhắn gửi con người không được lãng quên quá khứ gian khổ mà sâu đậm nghĩa tình + Lời nhắc nhở về nghĩa tình thiêng liêng của nhân dân, đất nước và đạo lí uống nước nhớ nguồn
- Nghệ thuật:
+ Thể thơ ngũ ngôn với nhiều sáng tạo độc đáo
+ Sự kết hợp hài hòa giữa chất tự sự và trữ tình
+ Ngôn ngữ, hình ảnh giản dị, gần gũi mà giàu sức gợi
+ Giọng điệu tâm tình thấm thía, khi thì thiết tha cảm xúc, lúc lại trầm lắng, suy tư
Câu IIIb:
Phân tích nhân vật Phương Định trong tác phẩm "Những ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê
(Ngữ văn 9, tập hai) để thấy được vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam trong cuôn cuộc bảo vệ Tổ quốc
Yêu cầu về kĩ năng:
- Viết đúng kiểu bài nghị luận văn học
- Lý lẽ rõ ràng, dẫn chứng xác thực
- Văn viết giàu cảm xúc, diễn đạt trôi chảy
- Bố cục ba phần rõ ràng, cân đối
- Trình bày sạch đẹp; ít sai lỗi câu, từ, chính tả
Yêu cầu về kiến thức: đảm bảo được các ý sau:
I Mở bài: Giới thiệu vấn đề
II Thân bài
- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác
- Tóm tắt ngắn gọn nội dung tác phẩm
1 Hoàn cảnh sống và chiến đấu đầy gian khổ:
Trang 33- Phương Định cùng những người đồng đội của mình ở trong một cái hang dưới chân cao điểm, giữa một vùng trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn, nơi tập trung nhiều nhất bom đạn, sự nguy hiểm và ác liệt, từng ngày từng giờ phải đối mặt với bom rơi, đạn nổ
- Công việc của các cô đặc biệt nguy hiểm Họ phải chạy trên cao điểm giữa ban ngày, phơi mình ra giữa vùng trọng điểm đánh phá của máy bay địch để đo và ước tính khối lượng đất
đá lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom Nhiệm vụ của họ quan trọng nhưng cũng đầy gian khổ, hi sinh, phải mạo hiểm với cái chết, luôn căng thẳng thần kinh, đòi hỏi sự dũng cảm và bình tĩnh hết sức
2 Vẻ đẹp của Phương Định:
a Vẻ đẹp ngoại hình: Phương Định là một cô gái đẹp, cô ý thức được vẻ đẹp của mình (dẫn
chứng) Đó là một vẻ đẹp nữ tính, ẩn chứa chiều sâu nội tâm
b Vẻ đẹp tâm hồn:
* Vẻ đẹp của tình yêu nước, tinh thần dũng cảm:
- Tình yêu nước: Rời ghế nhà trường phổ thông, Phương Định xung phong ra mặt trận, cùng thể hệ của mình “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước/Mà lòng phơi phới dậy tương lai” để giành độc lập, tự do của Tổ quốc Cô ra đi mà không tiếc tuổi thanh xuân, nguyện dâng hiến hết mình cho đất nước
- Tinh thần dũng cảm:
+ Đối mặt với nguy hiểm, cô và những người đồng đội của mình thật sự là những anh hùng Phương Định nghĩ về hoàn cảnh sống nơi đây một cách giản dị và cho là có cái thú riêng + Đặc biệt, hi sinh mất mát của bản thân cũng được Phương Định coi hết sức nhẹ nhàng:
“Tôi bây giờ vẫn còn một vết thương chưa lành miệng ở đùi Tất nhiên Tôi không vào viện quân y” Nếu không có cái nhìn lạc quan và một tinh thần dũng cảm thì Phương Định không
thể có cách nói bình thản như thế
+ Cuộc sống nơi chiến trường luôn đối mặt với thử thách, nguy hiểm và cái chết đã tôi luyện
ở Phương Định lòng quả cảm, không sợ hi sinh (Phương Định trong một lần phá bom)
b Tính hồn nhiên, mơ mộng, và tinh nghịch của Phương Định:
- Nét nổi bật và cũng là điểm hấp dẫn nhất ở Phương Định chính là vẻ đẹp của một tâm hồn trong sáng, hồn nhiên và mơ mộng:
+ Phương Định mê hát và thích nhiều bài hát Thích hát, Phương Định còn bịa ra lời mà hát, ngồi dựa vào thành đá và khe khẽ hát
+ Vẻ đẹp tâm hồn Phương Định ngời sáng nhất khi cơn mưa đá bất ngờ ập đến Chỉ một trận mưa đá vụt đi qua cũng đánh thức ở Phương Định rất nhiều kỉ niệm và nỗi nhớ về thành phố, quê hương, về gia đình, về tuổi thơ thanh bình của mình
Trang 34c Tình đồng chí, đồng đội nồng ấm:
- Ở Phương Định nét đẹp còn được ngời sáng trong tình đồng đội thắm thiết Cô luôn yêu thương trìu mến và quan tâm đến đồng đội Cô lo lắng cho chị Thao và Nho lên cao điểm chưa về đến nỗi “nói như gắt vào máy” khi đại đội trưởng hỏi tình hình
- Chăm sóc chu đáo, cẩn thận cho Nho khi Nho bị thương
- Đặc biệt, cô dành tình yêu và niềm cảm phục cho tất cả những chiến sĩ mà cô gặp ngày đêm trên con đường ra mặt trận Với cô “những người đẹp nhất, thông minh, cam đảm và cao thượng nhất là những người mặc quân phục có ngôi sao trên mũ”
→ Tình đồng chí đồng đội của Phương Định thật thiêng liêng, cao cả và đáng quý! Chính điều đó đã tiếp thêm sức mạnh cho cô để cô hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình
3 Nghệ thuật xây dựng nhân vật:
- Có thể nói, xây dựng nhân vật Phương Định, Lê Minh Khuê đã chọn được những phương thức trần thuật hợp lí khi nhà văn đặt điểm nhìn vào nhân vật chính của mình để nhân vật tự
kể chuyện Nhờ vậy, nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật – tâm lí Phương Định đạt đến độ tinh
4 Đánh giá, bình luận:
- Qua dòng suy nghĩ và tâm trạng của nhân vật Phương Định, cuộc sống chiến đấu của các cô thanh niên xung phong được tái hiện đầy đủ, chân thực và sinh động với vẻ đẹp tỏa sáng Hình tượng về những nữ thanh niên xung phong Trường Sơn không hiếm trong văn học chống Mĩ, song với những sáng tạo riêng của mình, Lê Minh Khuê trong truyện ngắn "Những ngôi sao xa xôi" đã làm nổi bật tâm hồn trong sáng giàu mơ mộng, cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, sự hi sinh và rất lạc quan của họ Đó là hình ảnh đẹp, tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam đã sống và chiến đấu, hi sinh tuổi thanh xuân của mình cho Tổ quốc
Trang 35Đề thi chính thức vào 10 môn Văn Chuyên Kiên Giang (chuyên Văn) (Năm học 2018 -
2019)
I PHẦN ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) (ID: 266698)
Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Bơi vào đi Vàng ơi, tao về đây Đừng ra xa, thân thể mày bé lắm Sóng thì to, nước biển kia rất mặn Mày cứ bơi ra, tao sao thể cầm lòng
Bơi vào đi, Vàng ơi, có nghe không Mày quyến luyến làm lòng tao chợn sóng Đại dương mênh mông, thân thể mày bé bỏng
Cứ ngước về tàu, sao tao thể cách xa
Bơi vào đi, Vàng ơi, quay lại nhà Tao phải về thôi bởi đã xong nghĩa vụ
Và tao biết đêm qua mày mất ngủ
Cứ liếm tay tao, sợ trốn mày về
Đừng vậy nữa mà, Vàng ơi, tao thương quá Thương những đêm tao và mày đứng gácGió bão từng cơn mày vẫn không sai khác Phủ phục canh me bọn cướp biển chực chờ
Về đi mày, đừng bơi nữa, tao nhờ Tao xin lỗi, bởi đã xong nghĩa vụ
Và tao biết chừng ấy vẫn chưa đủ Nhưng phải vào bờ, anh em khác ra thay
Về đi mày, đừng bơi nữa, mắt cay
(Hoàng Hải Lý – Học viên Trường Sĩ quan không quân Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa – Báo
Tuổi trẻ, ngày 11/8/2016)
Trang 36Câu 1: (1.0 điểm) Nhận biết
Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ sau:
Bơi vào đi, Vàng ơi, có nghe không Mày quyến luyến làm lòng tao chợn sóng Đại dương mênh mông, thân thể mày bé bỏng
Cứ ngước về tàu, sao tao thể cách xa
Câu 2: (1.0 điểm) Nhận biết
Nhân vật “tao” về đâu và nhân vật “Vàng” về đâu?
Câu 3: (1.0 điểm) Thông hiểu
Ở khổ thơ cuối, nhân vật “tao” khuyên: “Về đi mày” nhưng lại bảo “đừng bơi nữa”; theo anh (chị), điều đấy có mâu thuẫn không, vì sao? Nếu xét câu theo mục đích phát ngôn, dòng thơ sau thuộc loại câu gì:
Bơi vào đi, Vàng ơi, có nghe không
II PHẦN LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1: (2.0 điểm) Vận dụng cao
Anh (chị) hãy viết 1 đoạn văn (không quá 200 chữ) trình bày suy nghĩ về câu nói: “Cuộc sống cũng cần những giọt nước mắt”
Câu 2: (5.0 điểm) Vận dụng cao
Vẻ đẹp trong lối sống, tâm hồn của nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long và nhân vật Phương Định trong Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê.
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI Phần 1:
Trang 37Ở khổ thơ cuối, nhân vật “tao” khuyên: “Về đi mày” nhưng lại bảo “đừng bơi nữa” không mâu thuẫn nhau vì: nhân vật tao khuyên “Về đi mày” chính là ý bảo Vàng đừng bơi theo nhân vật
Phần 2:
Câu 1:
Phương pháp: HS vận dụng các phương pháp giải thích, phân tích, chứng minh để làm bài
văn nghị luận xã hội
Cách giải:
*Yêu cầu về kĩ năng:
- Học sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để viết một đoạn văn nghị luận xã hội
- Đoạn văn phải có bố cục, kết cấu rõ ràng; lập luận thuyết phục; diễn đạt mạch lạc; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp
- Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau; có thể bày tỏ quan điểm, suy nghĩ riêng nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng; có thái độ chân thành, nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật
- Tại sao “Cuộc sống cũng cần cả những giọt nước mắt”?
+ Mỗi người sẽ có những cuộc sống riêng mà không ai là có toàn vẹn và đủ đầy, vì vậy con người cần biết chia sẻ, đồng cảm với nhau
+ Mỗi người cũng không thể sống thẳng tắp như một đường thẳng mà không mắc những sai lầm, những lỡ dở Vì vậy chúng ta cần biết suy nghĩ và nhận ra những sai lầm, hối hận về những gì ta sai trái hay lầm lỡ Giọt nước mắt còn là sự ân hận, hối lỗi
+ “Giọt nước mắt” sẽ khiến cho chúng ta biết xích lại gần nhau hơn, làm cho cuộc sống có ý nghĩa và giá trị hơn
- Phê phán những con người vô cảm, chỉ biết sống cho chính mình
Trang 38- Cũng không nên chìm đắm trong sự đau khổ, phải dũng cảm vượt qua để hướng đến cuộc sống tốt đẹp
- Liên hệ bản thân
Câu 2:
Phương pháp: phân tích, tổng hợp
Cách giải:
* Yêu cầu về kĩ năng:
- Viết đúng kiểu bài nghị luận văn học
- Lý lẽ rõ ràng, dẫn chứng xác thực
- Văn viết giàu cảm xúc, diễn đạt trôi chảy
- Bố cục ba phần rõ ràng, cân đối
- Trình bày sạch đẹp; không sai lỗi câu, từ, chính tả
* Yêu cầu về kiến thức: đảm bảo được các ý sau:
1 Giới thiệu chung
- Giới thiệu về tác giả: Lê Minh Khuê, Nguyễn Thành Long
- Giới thiệu tác phẩm
- Nội dung nghị luận: Vẻ đẹp trong lối sống, tâm hồn
2 Phân tích
2.1 Anh thanh niên trong tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa
a Là con người thiết tha yêu cuộc sống:
- Được thể hiện qua tình cảm gắn bó, quan tâm, gần gũi của anh với những người xung
+ Biết tạo ra niềm vui cho cuộc sống của mình: trồng hoa trước nhà
+ Biết tổ chức một cuộc sống gọn gàng, ngăn nắp, tìm cho mình những thú vui lành mạnh: căn nhà anh ở sạch sẽ, đọc sách
b Là con người sống có lí tưởng, có niềm say mê và trách nhiệm với công việc
- Rất say mê công việc đo gió, đo mưa trên đỉnh Yên Sơn:
Trang 39+ Chấp nhận sống và làm việc một mình trên đỉnh núi cao mấy nghìn mét so với mặt biển, anh dám đối mặt và vượt lên nỗi cô đơn vì tình yêu công việc
+ Coi công việc như một người bạn “ta với công việc là đôi”
+ Thấy hạnh phúc khi được làm việc: tin vào ý nghĩa công việc mình làm, dự báo chính xác thời tiết giúp người nông dân sản xuất, giúp không quân bắn rơi máy bay
- Làm việc với một tinh thần trách nhiệm rất cao:
+ Có những đêm trời lạnh giá anh vẫn trở dậy đo gió, đo mưa
+ Anh đã vượt lên hoàn cảnh và vượt lên chính mình để hoàn thành công việc
-> Tinh thần trung thực và ý thức trách nhiệm với nghề
- Tất cả đều bắt nguồn từ lí tưởng sống đẹp của anh thanh niên:
+ Anh muốn góp sức mình vào công cuộc dựng xây và bảo vệ cuộc sống mới (công việc của anh giúp ích cho lao động sản xuất và chiến đấu)
+ Anh không lẻ loi, đơn độc mà tìm thấy những người bạn đồng hành trên con đường mình
đã chọn: ông kĩ sư vườn rau Sa Pa, anh cán bộ địa chất lập bản đồ sét => tất cả đều lặng lẽ và bền bỉ với đời sống, với công việc
+ Anh tác động lớn tới ông họa sĩ và cô kĩ sư Ông họa sĩ tìm thấy ở anh lí tưởng sáng tạo của mình Còn cô kĩ sư cũng tìm thấy ở anh một tấm gương về tình yêu cuộc sống, tình yêu công việc
=> Anh là hiện thân cho vẻ đẹp của một lớp người đang tích cực góp phần tạo dựng lên cuộc sống mới cho quê hương, đất nước
2.2 Nhân vật Phương Định trong Những ngôi sao xa xôi
➔ Là công việc mà có làm bao nhiêu lần vẫn không thể quen, vẫn luôn căng thẳng đến
mức “thần kinh căng như chão… tim đập bất chấp cả nhịp điệu”
Trang 40➔ Vậy mà, cô vẫn bám trụ 3 năm liền trên tuyến đường Trường Sơn, chứng tỏ vẻ đẹp quả cảm, ý chí kiên cường, lòng yêu nước của Phương Định
- Diễn biến tâm trạng Phương Định trong một lần phá bom nổ chậm:
+ Nền của tâm trạng là không khí căng thẳng: bầu trời, mặt đất vắng lặng phát sợ
+ Phương Định đã chiến thắng nỗi sợ hãi của mình: Đi thẳng người đến bên quả bom; tất cả mọi giác quan của cô trở nên nhạy bén, có ngày cô phá bom đến 5 lần Tinh thần trách nhiệm,
sự quên mình trong công việc khiến cái chết trở nên mờ nhạt Cô chỉ nghĩ đến “liệu mìn có
nổ, bom có nổ không?”
➔ Cô là biểu tượng cho vẻ đẹp của lòng quả cảm, kiên cường của thế hệ nữ thanh niên xung phong thời chống Mĩ
b Vẻ đẹp tâm hồn nhạy cảm, mơ mộng, giàu yêu thương:
- Nét đẹp trẻ trung, hồn nhiên, mơ mộng:
+ Cô luôn chăm chút cho ngoại hình và rất tự hào về đôi mắt “có cái nhìn sao mà xa xăm” và
cái cổ kiêu hãnh như đài hoa loa kèn => tự thấy mình là một cô gái khá
+ Cô thích soi gương, thích làm điệu trước các anh bộ đội
+ Đặc biệt, Phương Định rất thích hát, thích nhiều loại nhạc khác nhau và còn thường bịa lời
ra để hát
+ Cô vui thích cuống cuồng trước một cơn mưa đá
+ Cô cũng hay hồi tưởng về quá khứ, về tuổi học sinh, về căn nhà nhỏ bên quảng trường thành phố Cô nhớ khuôn cửa sổ, nhớ những ngôi sao trên bầu trời Hà Nội, nhớ bà bán kem với lũ trẻ con háo hức vây quanh Đó là những kí ức làm tươi mát tâm hồn cô trong hoàn cảnh chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh
➔ Vào chiến trường, phải trải qua nhiều gian khổ, thiếu thốn song Phương Định vẫn giữ vẹn nguyên thế giới tâm hồn mình Đây là một minh chứng cho sức sống mãnh liệt của cô gái trẻ này
- Tình cảm gắn bó, yêu thương cô dành cho những đồng đội:
+ Cô yêu thương, chiều chuộng Nho như một đứa em út trong nhà Khi Nho bị thương, cô lo lắng, chăm sóc, cảm thấy đau như chính mình bị thương
+ Với chị Thao: Phương Định hiểu tính cách và tình cảm của chị, cô coi chị Thao như người chị cả trong gia đình
+ Khi đồng đội trên cao điểm, Phương Định ở nơi an toàn trực điện đài, mà chẳng thể yên lòng: cô gắt lên với đội trưởng, cô sốt ruột chạy ra ngoài rồi lo lắng