Bộ 28 đề thi thử THPT Quốc Gia năm 2019 môn Ngữ Văn từ các trường chuyên, sở giáo dục có lời giải chi tiết Bộ 28 đề thi thử THPT Quốc Gia năm 2019 môn Ngữ Văn từ các trường chuyên, sở giáo dục có lời giải chi tiết Bộ 28 đề thi thử THPT Quốc Gia năm 2019 môn Ngữ Văn từ các trường chuyên, sở giáo dục có lời giải chi tiết Bộ 28 đề thi thử THPT Quốc Gia năm 2019 môn Ngữ Văn từ các trường chuyên, sở giáo dục có lời giải chi tiết Bộ 28 đề thi thử THPT Quốc Gia năm 2019 môn Ngữ Văn từ các trường chuyên, sở giáo dục có lời giải chi tiết
Trang 1TRƯỜNG ĐH SƯ PHẠM
HỒ CHÍ MINH
ĐỀ THI THỬ THPTQG NĂM 2019 CHUẨN CẤU TRÚC CỦA BỘ GIÁO DỤC – ĐỀ 43
Môn thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề
Họ, tên thí sinh:
Số báo danh:
I ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Giấy báo con đậu đại học
Mẹ mừng quýnh vấp bờ nương Cha mừng buông rơi cán cuốc Vùng kinh tế mới tưng bừng
Vội bán non hai sào đậu Cho con hành trang lên đường
“Thị thành xa hoa rực rỡ Mình nghèo ráng học nghe con”
Con đi việc nhà dồn lại Vai mẹ thêm gầy mẹ ơi!
Bầy em vẫn còn thơ dại
Mình cha cặm cụi trên đồi
Thư cha đến giữa giảng đường Con đọc quên nghe thấy giảng
Lá thư còn đọng mùi hương
Cỏ rơm, đất bùn, mưa nắng
“Việt đồng dạo này bận quá Nhớ con không biết làm xao Con hãy dữ dìng sứt khỏe
À nhà vừa bán con heo ”
Thư viết đầy lỗi chính tả Con bật khóc giữa giảng đường Vòng tay nuôi con khôn lớn
Trang 2Lần đầu cầm bút rưng rưng
(Thư của cha, Nguyên Hương)
Câu 1: Xác định hai phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản trên.
Câu 2: Xác định hai biện pháp tu từ sử dụng trong khổ thơ thứ tư.
Câu 3: Nêu nội dung của văn bản trên.
Câu 4: Nhận xét về việc tác giả trích nguyên văn các lỗi chính tả trong bức thư của người cha gửi cho
con qua khổ thơ sau:
“Việt đồng dạo này bận quá Nhớ con không biết làm xao Con hãy dữ dìng sức khỏe
Á nhà vừa bán con heo ”
II LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm):
Từ văn bản trên, hãy viết đoạn văn khoảng 200 từ nêu suy nghĩ của anh (chị) về cách dung hòa giữa ước nguyện của cha mẹ và việc con cái lựa chọn hướng đi cho cuộc đời mình
Câu 2 (5,0 điểm):
Cảm nhận đoạn trích sau trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh:
“Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ Sông không hiểu nổi mình Sóng tìm ra tận bể
Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế Nỗi khát vọng tình yêu Bồi hồi trong ngực trẻ
Em cũng không biết nữa Khi nào ta yêu nhau Con sóng dưới lòng sâu Con sóng trên mặt nước
Trang 3Ôi con sóng nhớ bờ Ngày đêm không ngủ được Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức”
Liên hệ đoạn trích trên với khổ thơ sau trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử để so sánh về cách thể
hiện tình cảm của hai tác giả:
“Mơ khách đường xa, khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Nội dung của văn bản trên:
• Văn bản thuật lại những cảm xúc tự hào, hạnh phúc của đấng sinh thành khi nhân vật trữ tình thi đỗ đại học
• Từ đó, văn bản cũng ca ngợi tình yêu thương và đức hy sinh vô bờ của cha mẹ để con cái có thể thực hiện ước mơ của mình
Câu 4: (1,0 điểm)
Nhận xét về việc tác giả trích nguyên văn các lỗi chính tả trong bức thư của người cha gửi cho con:
• Điều này thể hiện được sự chân chất, lam lũ của người cha và tình yêu thương chân thành, bình dị và sâu đậm của người cha dành cho con
• Đồng thời, việc này cũng bộc lộ rõ được tình yêu thương, lòng trân trọng đầy thấm thía của nhân vật trữ tình dành cho cha của mình
II LÀM VĂN (7,0 điểm):
Câu 1: (2,0 điểm)
Có thể nêu một số nội dung sau:
• Các đấng sinh thành chịu vất vả, cực khổ, hy sinh để ước nguyện những điều tốt đẹp nhất đến với con cái của mình Cho nên người con cần biết trân trọng, thấu hiểu công lao cha mẹ cũng như bao kì vọng mà cha mẹ gửi gắm vào mình
• Tuy vậy, con cái cũng có những ước nguyện riêng của mình, có cuộc đời riêng để sống, cho nên cha mẹ không nên áp đặt, bắt con phải sống theo ước nguyện riêng của mình Điều đó khiến yêu thương thành gánh nặng, và dẫn tới những rạn vỡ, xa cách trong gia đình
• Giữa cha mẹ và con cái, do đó cần có sự đối thoại, thấu hiểu, chia sẻ và đồng cảm trên cơ sở tôn trọng lẫn
Trang 4nhau, để cùng nhau thực hiện những ước nguyện chân thành, tốt đẹp, mang đến hạnh phúc cho mỗi người
(Lưu ý: học sinh viết thành đoạn văn)
Câu 2: (5,0 điểm)
Cảm nhận đoạn trích trong bài thơ Sóng Liên hệ với khổ cuối trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ để so sánh
về cách thể hiện tình cảm của hai tác giả
a Vài nét về tác giả, tác phẩm
Xuân Quỳnh (1942 – 1988) là nhà thơ nữ tiêu biểu cho những nhà thơ trẻ thời chống Mỹ Ngay từ những tác phẩm đầu tay nữ sĩ đã thể hiện một hồn thơ phong phú, hồn nhiên, tươi tắn của một trái tim phụ nữ hồn hậu, chân thành, nhiều âu lo và luôn da diết trong khát vọng hạnh phúc bình dị đời thường Được sáng tác vào ngày 29/121967 tại biển Diêm Điền (Thái Bình) trong giai đoạn kháng chiến chống Mĩ, bài thơ này được in
trong tập Hoa dọc chiến hào, xuất bản năm 1968
b Cảm nhận đoạn thơ
• Hình tượng sóng gắn liền với khát vọng ra đi và tìm đến tình yêu: Con sóng nơi biển cả bao la kia có biết
bao nhiêu đặc tính đối nghịch đến bất ngờ Chính những đặc tính ấy cũng là những cung bậc của tình yêu Xuân Quỳnh miêu tả người phụ nữ đang yêu không như những bến bờ tĩnh lặng ngày xưa nữa mà mạnh mẽ,
dữ dội như những con sóng Trong bài thơ này, người phụ nữ ấy thật chủ động và quyết liệt chứ không còn lặng lẽ cam chịu Con sóng là hiện thân của những đối cực, đồng thời con sóng ấy cũng rất trung thực và thẳng thắn: khi không hiểu nổi mình thì dứt khoát ra đi tìm đến biển, đến những chân trời mới tự do, bao la
để thể hiện tình cảm của mình
• Hình tượng sóng gắn liền với những băn khoăn về khởi thủy của tình yêu: Con sóng cũng tượng trưng
cho khát vọng cắt nghĩa, hiểu rõ tình yêu Khi yêu, người ta thường nảy sinh nhu cầu muốn được hiểu biết, muốn được khám phá thế giới cảm xúc đa dạng đó Nhưng ra trước muôn trùng sóng bể vẫn không thể nào trả lời cặn kẽ được Câu hỏi dồn dập, nhưng cuối cùng vẫn để ngỏ, chỉ biết tim đang đập, đang rung những nhịp bồi hồi trong muôn nỗi khát vọng tình yêu xuyên xao trong ngực trẻ
• Hình tượng sóng gắn liền với nỗi nhớ nhung tha thiết: Khi mạch cảm xúc dâng trào mãnh liệt, dường như
chỉ hình tượng sóng diễn tả vẫn chưa đủ, chưa thỏa, nhà thơ đã bộc bạch trực tiếp thông qua nhân vật trữ tình
“em” Nỗi nhớ của con sóng chính là nỗi nhớ của con người, nỗi nhớ tầng tầng lớp lớp đan xen nhau, nối
tiếp nhau chiếm hữu cả thời gian, ngay cả trong giấc mơ Nỗi trăn trở, khao khát tự khám phá trái tim người phụ nữ đã thổi hồn người vào sóng Đến lúc tâm trạng dâng trào như những lớp sóng, trái tim ấy không còn kiềm giữ được nữa, phải tách ra khỏi sóng, trỗi lên mà cất tiếng thiết tha
c Đánh giá
• Tình yêu được bộc lộ qua cặp hình tượng song hành, chuyển hoá lẫn nhau là sóng và em Sóng vừa là hình
tượng vừa là biểu tượng cho tâm hồn và tình yêu của người phụ nữ
• Thể thơ năm chữ, cách ngắt nhịp, phối âm tạo nên nhịp điều khi khoan hoà khi dồn dập; ngôn ngữ thơ giản
dị, tự nhiên, giàu xúc cảm và được tổ chức theo lối hô ứng, song hành tạo nên liên tưởng về những con sóng trùng điệp miên man; giọng điệu vừa tha thiết vừa sâu lắng
d Liên hệ so sánh
* Giống:
• Ít nhiều thể hiện nỗi băn khoăn, trăn trở trong tình yêu
• Bộc lộ tình cảm da diết, sâu đậm hướng về đối tượng được nhắc đến
Trang 5• Hình tượng thơ đa nghĩa, câu hỏi tu từ và các hình thức điệp được phát huy triệt để tác dụng khiến giọng thơ trở nên tha thiết, đầy cảm xúc
* Khác:
SÓNG
• Cảm xúc được thể hiện đa dạng ở nhiều cung bậc, có nhung nhớ có âu lo, nhưng gây ấn tượng đậm nét với khát khao bứt phá ra đi để tìm đến tình yêu đích thực của đời mình
• Hình tượng “sóng” có sự tương ứng với “em”; thể thơ năm chữ và cấu trúc cân xứng như nhịp sóng vỗ bờ,
kết cấu song hành phù hợp với nội dung thể hiện; giọng chủ đạo của đoạn thơ là tha thiết và sâu lắng
Trang 6TRƯỜNG ĐH SƯ PHẠM
HỒ CHÍ MINH
ĐỀ THI THỬ THPTQG NĂM 2019 CHUẨN CẤU TRÚC CỦA BỘ GIÁO DỤC – ĐỀ 44
Môn thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề
Họ, tên thí sinh:
Số báo danh:
I ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Đừng làm người chỉ biết cúi đầu bước đi
Đối với cuộc sống, chúng ta mãi mãi vẫn chỉ là người qua đường, ta luôn đặt nguyện vọng tốt đẹp nhất ở vạch đích Dường như phong cảnh tuyệt vời nhất đều ở bờ bên kia, còn bờ bên này chỉ là sự quá độ, chính vì vậy mà chúng ta thường bỏ qua cảnh đẹp dọc hai bên đường đi Kì thực, tuyệt đại đa số phong cảnh của cuộc đời đều ở trên đường Sống là để trải nghiệm Người chỉ biết cúi đầu mải miết bước đi sẽ không thể cảm nhận được phong cảnh hai bên đường Cuộc sống không nằm ở kết quả mà là ở quá trình
Nếu mọi ánh mắt đều đổ dồn vào “kết quả” thì sẽ bỏ qua “hành trình” dẫn ta đi tới kết quả đó Sống, không phải là để được hay mất, càng không phải vì thành công hay thất bại, mà là để trải nghiệm quá trình, tận hưởng quá trình Quá trình và kết quả, một bên là con đường phải đi, một bên là sự lựa chọn phương hướng, chỉ khi ta lựa chọn đúng phương hướng, ta nhận định nó, ta đi qua nó thì đó mới là điều quan trọng
Cũng giống như việc ta leo núi, ta lựa chọn cung đường nào thì nó sẽ quyết định thời gian nhanh hay chậm, lộ trình dài hay ngắn nhưng sớm muộn gì rồi cũng sẽ tới đích Lên tới đỉnh núi tuy là chuyện đáng mừng, nhưng phong cảnh đẹp nhất không nhất định phải ở trên đỉnh núi, dọc đường đi cũng đầy hoa cỏ chim muông, tiếng côn trùng kêu rả rích, mưa gió gian khổ càng đáng để ta thưởng thức hơn
Người không chú trọng vào quá trình thì cho dù có tới được bờ bên kia cũng sẽ nhanh chóng quên đi mọi phong cảnh ở dọc đường, không thể nào làm phong phú thêm cuộc sống
(Chớ vội vã dù dòng đời xô ngã, Gyatso Rinpoche)
Câu 1: Xác định thao tác lập luận chính được sử dụng trong đoạn in đậm.
Câu 2: Tác giả đã chỉ ra những thiệt thòi nào của những người chỉ chú ý đến “kết quả” mà bỏ qua “hành
trình”?
Câu 3: Giải thích ý nghĩa nhan đề “Đừng làm người chỉ biết cúi đầu bước đi”.
Câu 4: Anh (chị) có đồng ý với quan điểm “Cuộc sống không nằm ở kết quả mà là ở quá trình” hay
Trang 7mùa xuân Từ đó liên hệ với diễn biến tâm trạng, hành động của nhân vật Chí Phèo lúc tỉnh dậy sau cơn say dài trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao để nhận xét về nghệ thuật khắc họa nhân vật của hai tác giả.
Giải thích ý nghĩa nhan đề:
• “Người chỉ biết cúi đầu bước đi” là những người chỉ chăm chăm đến mục tiêu, đích đến mà không quan
tâm đến cuộc hành trình
• Qua nhan đề, tác giả tỏ thái độ không đồng tình với cách sống chỉ chú trọng đến mục tiêu mà quên đi quá trình, khuyên mọi người hãy học hỏi, trân trọng quá trình trải nghiệm trong cuộc sống
Câu 4: (1,0 điểm)
Ý kiến trên hoàn toàn xác đáng, vì những nguyên nhân sau:
• Kết quả là những dấu chỉ đánh dấu sự thành công của một quá trình nỗ lực, phấn đấu, là thước đo sự thành công của mỗi người Nhưng bản chất cuộc sống lại nằm hành trình đi đến kết quả ấy
• Chính trong cuộc hành trình đó mà ta dần trưởng thành hơn cả về kĩ năng, tri thức lẫn tâm hồn
• Nếu chỉ quan tâm đến kết quả thay vì quá trình, con người không thể nhận ra vẻ đẹp và giá trị đích thực của cuộc sống, chỉ mù quáng chạy theo danh hiệu, không thể làm phong phú thêm cho tâm hồn của mình
II LÀM VĂN (7,0 điểm):
Câu 1: (2,0 điểm)
Có thể nêu một số nội dung sau:
• Chỉ bằng sự trải nghiệm thì con người mới hiểu sâu sắc về cuộc sống, hiểu được mối liên kết giữa tri thức sách vở và thực tiễn, do đó có thể nâng cao khả năng ứng dụng
• Chỉ khi trải nghiệm, cả trong những giây phút hạnh phúc hân hoan hay đau khổ tuyệt vọng, cả trong những lúc khó khăn thử thách, con người mới nhận ra được giá trị tiềm năng của bản thân để từ đó dần phát triển, hoàn thiện
• Trải nghiệm trau dồi, bồi đắp cảm xúc của mỗi người Trải nghiệm giúp chúng ta dễ dàng đồng cảm, bao dung hơn với những người xung quanh và do đó sống chan hòa hơn, hạnh phúc hơn
(Lưu ý: Học sinh viết thành đoạn văn)
Câu 2: (5,0 điểm)
Phân tích diễn biến tâm trạng, hành động của nhân vật Mị Từ đó liên hệ với nhân vật Chí Phèo lúc tỉnh dậy sau cơn say dài trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao để nhận xét về nghệ thuật khắc họa nhân vật của hai tác giả.
Trang 8a Vài nét về tác giả, tác phẩm
Tô Hoài là một nhà văn lớn của dân tộc Ông có vốn hiểu biết phong phú, sâu sắc về phong tục, tập quán của
nhiều vùng khác nhau trên đất nước Truyện ngắn này được sáng tác năm 1952, trích trong tập Truyện Tây Bắc Đó là kết quả chuyến đi dài tám tháng cùng bộ đội tham gia chiến dịch giải phóng Tây Bắc của tác giả
Từ đó ông đã phản ánh chân thực và đầy xúc động cuộc sống bị áp bức và quá trình vùng lên đấu tranh của nhân dân nơi đây thông qua số phận của những con người tiêu biểu như Mị, A Phủ
b Bàn luận về vấn đề
* Yếu tố tác động: Mùa xuân về, thiên nhiên đất trời thay đổi, không khí đón Tết náo nức (đối lập với không
gian sống và tâm trạng của Mị), đặc biệt là tiếng sáo gọi bạn vang lên khiến sức sống trong Mị trỗi dậy
* Diễn biến tâm trạng, hành động
• Khi nghe tiếng sáo vọng lại, Mị bừng tỉnh, thoát khỏi trạng thái vô cảm bấy lâu nay
• Sau đó, Mị “nhẩm thầm bài hát” của người đang thổi sáo và lấy rượu uống
• Từ lúc ấy, “lòng Mị đang sống về ngày trước”, sức sống trong Mị bắt đầu hồi sinh
• Mị đã nhận thức ra vấn đề mình vẫn còn là con người, vẫn còn quyền sống của một con người, Mị ý thức được mình rất cần hạnh phúc
• Khi lòng khao khát sống hạnh phúc trào dâng cũng là lúc Mị nhận ra được nỗi tủi nhục, bất hạnh của mình
• Lòng yêu đời, yêu cuộc sống, khao khát hạnh phúc, tự do trỗi dậy mãnh liệt trong Mị Do đó, Mị đã hành động nhanh chóng chuẩn bị đi chơi
* Kết quả: Khi A Sử về, thấy Mị chuẩn bị đi chơi, hắn đã thẳng tay vùi dập Mị tàn tệ Lúc đầu, Mị không hề
phản ứng Nhưng rồi khi “vùng bước đi” mà “chân tay đau không cựa được”, chính lúc ấy Mị trở về với
• Nhân vật được xây dựng tập trung chủ yếu vào tâm lí
• Dòng tâm lí được khắc họa bằng độc thoại nội tâm với những khoảnh khắc biến chuyển phong phú, phức tạp, bất ngờ
• Diễn biến hành động, tâm lí gắn với thời điểm thức tỉnh của nhân vật, là tình tiết bước ngoặt của tác phẩm, góp phần tạo nên sức hấp dẫn cho truyện ngắn
* Khác:
NHÂN VẬT MỊ
• Khai thác cả về hành động lẫn thế giới nội tâm
• Diễn biến tâm lí và hành động thể hiện một tâm hồn khao khát hạnh phúc, một sức sống tiềm tàng mãnh liệt
• Nhân vật mang tính chất tiêu biểu cho số phận người nông dân nghèo miền núi trong giao điểm của cách
Trang 9mạng, mang đậm màu sắc địa phương
NHÂN VẬT CHÍ PHÈO
• Dòng tâm lí tập trung vào nỗi buồn nhiều cung bậc, gắn với cuộc đời nhiều bất hạnh đã qua
• Diễn biến tâm lí và hành động của Chí Phèo đã thể hiện nỗi đau của sự cô độc cũng như khát vọng hoàn lương cháy bỏng
• Nhân vật mang tính chất điển hình cho số phận người nông dân nghèo đêm trước cách mạng
Trang 10TRƯỜNG ĐH SƯ PHẠM
HỒ CHÍ MINH
ĐỀ THI THỬ THPTQG NĂM 2019 CHUẨN CẤU TRÚC CỦA BỘ GIÁO DỤC – ĐỀ 45
Môn thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề
Họ, tên thí sinh:
Số báo danh:
I ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Tâm thái quyết định ta là kị sĩ hay là con vật cưỡi
Giữa con người với nhau vốn không có sự khác biệt quá lớn, điều khác biệt thực sự chính là tâm thái,
“một là ta điều khiển cuộc đời, hai là cuộc đời sẽ điều khiển ta, tâm thái quyết định ai mới là kị sĩ” Khi đối diện với thời kì đen tối trong cuộc đời, có nhiều người lựa chọn thỏa hiệp với hiện thực, từ bỏ lý tưởng và những thứ mà mình đang theo đuổi, nhưng cũng có nhiều người không chịu cúi đầu nhận thua, họ không ngừng nhìn nhận lại bản thân và cuộc đời, phân tích sai lầm của mình, dũng cảm đối diện, từ đó thoát khỏi khó khăn, tiếp tục theo đuổi ước mơ Tất cả đều do tâm mà thôi
Hai người lữ hành đi trong sa mạc đều đang rất khát, bỗng họ có được một cốc nước Người bị quan sẽ thở dài nói: “Có mỗi cốc nước thôi thì làm được gì bây giờ?” còn người lạc quan sẽ nghĩ: “Cuối cùng chúng ta cũng có được một cốc nước rồi!”[ ]
Đối diện với thất bại khó khăn, cuộc sống tăm tối, tính quyết định của tâm thái mới có tác dụng Người
có tâm thái lạc quan, thái độ tích cực, kiên nhẫn rèn luyện sẽ có thể đối diện với lỗi lầm mình phạm phải và dũng cảm sửa sai, từ đó có được động lực để tiếp tục tiến lên Con người bi quan hay nghĩ tiêu cực chỉ biết oán trời trách người, lấy lí do “cơ hội chưa tới”, “hoàn cảnh không được tốt” để biện minh và tự an ủi mình Dù chúng ta chưa thể hoàn toàn kiểm soát được nắng mưa trên suốt chặng đường đời, nhưng ít nhất chúng ta cũng kiểm soát được tâm thái của mình, đón nhận ánh nắng và để lại bóng tối sau lưng
(Chớ vội vã dù dòng đời xô ngã, Gyatso Rinpoche)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.
Câu 2: Theo văn bản, khi đối diện với thất bại, khó khăn, sự khác biệt giữa người lạc quan và người bi
quan là gì?
Câu 3: Giải thích ý nghĩa nhan đề “Tâm thái quyết định ta là kị sĩ hay con vật cưỡi”
Câu 4: Anh (chị) có đồng ý với quan niệm “Giữa con người với nhau vốn không có sự khác biệt quá lớn,
điều khác biệt thực sự chính là tâm thái” hay không? Vì sao?
II LÀM VĂN (7,0 điểm)
Trang 11sau đêm tân hôn Từ đó liên hệ với diễn biến tâm trạng, hành động của nhân vật Liên khi đoàn tàu đi qua
trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam để nhận xét về nghệ thuật khắc họa nhân vật của hai tác giả
Khi đối diện với thất bại, khó khăn, sự khác biệt giữa người lạc quan và người bị quan là tâm thái:
• Người lạc quan có tâm thái tích cực, kiên nhẫn rèn luyện, sửa sai, từ đó tiến bộ
• Người bi quan nghĩ tiêu cực, oán trách hoàn cảnh, tự an ủi, biện minh cho mình mà không cố gắng
Câu 3: (1,0 điểm)
Giải thích ý nghĩa nhan đề của văn bản:
• Tâm thái quyết định ta sẽ làm chủ cuộc sống (là kị sĩ) hay sẽ bị cuộc sống chi phối (là con vật cưỡi)
• Qua đó, tác giả khuyên mỗi người hãy luôn chuẩn bị tâm thái tích cực để chủ động đối mặt với những khó khăn, thử thách trong cuộc sống
Câu 4: (1,0 điểm)
Ý kiến trên hoàn toàn xác đáng, vì những nguyên nhân sau:
• Sự biến thiên dâu bể là quy luật tất yếu của cuộc sống, khó khăn nghịch cảnh là điều không thể tránh khỏi,
sự khác biệt giữa kẻ đau khô, bất hạnh và người hạnh phúc, bình yên chính là tâm thế sống, là cách con người đối mặt với quy luật đời sống, là cách con người nhìn nhận sự việc
• Tâm thế sẽ quyết định hành động, hành động sẽ quyết định cuộc đời Người thành công là người có tâm thế lạc quan và có các hành động tích cực Ngược lại, người bi quan, yếm thế, thụ động thì sẽ nhận về thất bại
II LÀM VĂN (7,0 điểm):
Câu 1: (2,0 điểm)
Có thể nêu một số nội dung sau:
• Tâm thái tích cực đến từ một nhân sinh quan tích cực, đúng đắn Con người có thể hình thành nhân sinh quan đúng đắn qua sách vở, qua việc rèn luyện lối sống yêu thương, chan hòa với mọi người xung quanh
• Tâm thái tích cực cũng có thể đến từ việc chúng ta thấu hiểu bản thân mình Cần luôn lắng nghe tâm hồn để hiểu được điểm mạnh, yếu, hiểu được khát vọng và lý tưởng sống của mình
• Tâm thái tích cực có thể rèn luyện qua những việc tốt, việc thiện mà ta làm trong đời Những hành động ấy giúp lương tâm ta thanh thản, giúp ta thêm yêu cuộc sống và nhận về cho mình những bài học quý giá
(Lưu ý: Học sinh viết thành đoạn văn)
Trang 12Kim Lân (1920 – 2007) tuy viết không nhiều nhưng ở cả hai giai đoạn sáng tác của mình ông đều có những
tác phẩm hay Ông là cây bút chuyên viết truyện ngắn Truyện ngắn này có tiền thân là tiểu thuyết Xóm ngụ
cư - tác phẩm được viết ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công lấy bối cảnh nạn đói năm 1945
nhưng bị mất bản thảo Sau khi hoà bình lập lại (1954), Kim Lân dựa vào một phần cốt truyện cũ và viết nên
tác phẩm và in trong tập Con chó xấu xí (1962)
b Diễn biến tâm trạng, hành động của nhân vật Tràng trong buổi sáng sau đêm tân hôn
• Trước những thay đổi của gia đình: nhà cửa được dọn sạch sẽ, tinh tươm hơn; mẹ thì rạng rỡ và tươi tỉnh,
vợ thì không còn vẻ gì “chao chát, chỏng lỏn”; Tràng thấy thấm thía, cảm động thương yêu, gắn bó với gia
đình, cần có bổn phận với gia đình
• Trong hoàn cảnh bữa cơm sáng nghẹn lại vì cám, tiếng trống thúc thuế lại vang lên “dồn dập, vội vã khiến đàn quạ hốt hoảng bay vù lên” Lúc ấy, câu chuyện người vợ nhặt kể đến thật đúng lúc Câu chuyện này
đã tác động mạnh đến suy nghĩ, cảm xúc của Tràng
• Phản ứng của Tràng rất phức tạp và đa dạng Đầu tiên anh thấy sợ, sau đó anh nhớ lại, dần hiểu ra anh đã có
sự nuối tiếc: “Tự dưng hắn thấy ân hận, tiếc rẻ vẩn vơ, khó hiểu”
• Cuối cùng, khi mẹ và vợ đã chạy ra ngoài, trong đầu Tràng suy nghĩ về hai hình ảnh tượng trưng cho hai
con đường nhân vật phải lựa chọn: “Trong óc Tràng vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới” Cả
hai hình ảnh đều gợi mở tương lai phía trước, một u ám bị kịch và một lạc quan tươi sáng Kết thúc như vậy gợi ra xu hướng phát triển theo chiều hướng tích cực của tác phẩm
• Chú ý khai thác thế giới nội tâm phong phú, có chiều sâu của nhân vật
• Diễn biến tâm trạng, hành động được khơi gợi từ những hình tượng/ chi tiết nghệ thuật ấn tượng; có những bước chuyển sâu sắc trong nhận thức
• Gắn với kết thúc mở theo chiều hướng tích cực
* Khác:
NHÂN VẬT TRÀNG
• Diễn biến tâm lí và hành động đã thể hiện khao khát hạnh phúc gia đình, khát vọng sống mãnh liệt
• Miêu tả có sự đan xen giữa hành động và tâm lí
• Diễn biến tâm trạng, hành động được khơi gợi từ sự thay đổi của gia đình, từ câu chuyện người vợ kể
NHÂN VẬT LIÊN
• Diễn biến tâm lí và hành động thể hiện sự nhạy cảm, tinh tế cũng như khát khao về một cuộc sống tốt đẹp hơn
• Miêu tả tập trung vào tâm lí với những cảm xúc, cảm giác mong manh, mơ hồ
• Diễn biến tâm trạng, hành động được khơi gợi từ chuyến tàu đêm
Trang 13Trang 1
TRƯỜNG ĐH KHTN
TRƯỜNG THPT CHUYÊN
ĐỀ THI LẦN 2
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2019
Môn thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề
Họ, tên thí sinh:
Số báo danh:
Mục tiêu:
Kiến thức: Kiểm tra mức độ đạt chuẩn kiến thức của học sinh cụ thể như sau:
- Kiến thức làm văn, tiếng Việt
- Kiến thức văn học: Tác giả, tác phẩm
- Kiến thức đời sống
Kĩ năng:
- Kĩ năng đọc hiểu văn bản
- Kĩ năng tạo lập văn bản (viết đoạn văn nghị luận xã hội, viết bài văn nghị luận văn học)
PHẦN I ĐỌC – HIỂU
Đọc trích dẫn và thực hiện các yêu cầu từ 1 đến 4:
“Trải qua các cuộc chiến tranh chống xâm lược, những cuộc đọ sức với thiên tai khắc nghiệt, nhân dân ta
đã có truyền thống đoàn kết, thương yêu đùm bọc lẫn nhau Tình làng nghĩa xóm, thương người như thể thương thân đã trở thành một đạo lí của dân tộc Hiện nay, trong cuộc sống vật chất ngày càng được cải thiện hơn, đầy đủ hơn, người ta dễ có xu hướng lo vun vén cho bản thân và gia đình mình, ít quan tâm đến những vấn đề xã hội Trước kia, ông cha ta đã phê phán lối sống chỉ biết vun vén cho riêng mình:
“Đèn nhà ai nhà nấy rạng”, “Cháy nhà hàng xóm bình chân như vại” Cuộc sống quanh ta hiện nay không thiếu những người như thế Họ sống thờ ơ với mọi việc đang diễn ra, nhà nào nào đóng cửa biết nhà nấy Nhà hàng xóm có hoạn nạn, có con cái bị rơi vào cạm bẫy của các tệ nạn xã hội họ cũng bàng quan như không biết Đi đường gặp người bị tai nạn, họ cũng bỏ qua như không nhìn thấy Thấy lũ trẻ cái nhau thậm chí đánh nhau họ cũng làm ngơ Trước cảnh khổ đau của những người tàn tật, bất hạnh, họ cũng không mảy may xúc động…Bệnh vô cảm đã làm cho con người như vô tri, vô giác, không thể hòa nhập với cộng đồng Trong công việc, bệnh vô cảm làm cho con người chẳng khác nào một cái máy “sáng cắp
ô đi tôi cắp ô về” một cách đơn điệu, tẻ nhạt Con người mắc bệnh vô cảm trong công việc, chắn chắc hiệu quả công việc sẽ không thể nào cao
Là cán bộ, công chức của Nhà nước, mắc bệnh vô cảm sẽ dẫn đến xa rời nhân dân, tắc trách trong công việc Một bác sĩ vô cảm không thể có tình thương người bệnh, nhất là những người bệnh nghèo Không thiếu những trường hợp vì vô cảm mà người bệnh không được chăm sóc chu đáo, dẫn đến những cái chết đáng tiếc Một kĩ sư vô cảm có thể dửng dưng trước những sinh mạng con người do công trình không đạt chất lượng của mình gây ra Một tài xế vô cảm sẵn sàng xem thường tính mạng của người khác khi phóng nhanh vượt ẩu Một thầy giáo vô cảm chỉ nghĩ bài giảng cho xong chuyện, còn nói gì đến tình nghĩa thầy trò, tận tâm dạy bảo, nhất là những học trò còn học kém, gia đình khó khăn Cán bộ vô cảm sẽ không thể
Trang 14có ý nghĩa”
(Theo Diệu Hương, báo Nhân dân Chủ nhật, 17/2/2016)
Câu 1: Thông hiểu
Đặt nhan đề cho đoạn trích trên
Câu 2: Nhận biết
Chỉ ra các từ ngữ biểu hiện của bệnh vô cảm trong đoạn trích
Câu 3: Thông hiểu
Nêu ngắn gọn ý nghĩa nội dung đoạn trích
Câu 4: Thông hiểu
Anh/chị hiểu câu: “Trong công việc, bệnh vô cảm làm cho con người giống như một cái máy: “sáng cắp ô
đi, tối cắp ô về” một cách đơn điệu và tẻ nhạt Con người mắc bệnh vô cảm trong công việc, chắc chắn hiệu quả công việc sẽ không cao” như thế nào?
PHẦN II LÀM VĂN
Câu 1: Vận dụng cao
Anh/chị hãy viết đoạn văn khoảng 200 chữ nêu suy nghĩ về vấn đề sau: “Tình thương là cái quí giá của con người; bệnh vô cảm đã làm mất phẩm chất ấy, không khác gì biến dòng máu hồng hào trở thành màu xanh Trái tim mỗi người cần thắp sáng ước mơ, khát vọng, ý chí và sự sáng tạo gắn bó với cộng đồng Điều đó sẽ chống được bệnh vô cảm và làm cho cuộc đời của con người có ý nghĩa”
Câu 2: Vận dụng cao
Trong một lần phát hiện Kim Lân đã từng nói: “Khi viết về nạn đói ta thường viết về sự khốn cùng và bi thảm Khi viết về con người năm đói, người ta hay nghĩ đến những con người chỉ nghĩ đến cái chết Tôi muốn viết một truyện ngắn với ý khác Trong hoàn cảnh khốn cùng, dù cận kề bên cái chết nhưng những con người ấy không nghĩ đến cái chết mà vẫn hướng tới sự sống, vẫn hi họng, tin tưởng ở tương lai Họ vẫn muốn sống, sống cho ra con người
Qua văn bản Vợ nhặt của Kim Lân, anh/chị có suy nghĩ gì về ý kiến trên
Trang 15Từ đó biết nhận thức đúng đắn, học tập lối sống hòa đồng, biết yêu thương, sẻ chia, đồng cảm với những người xung quanh
- Tình thương là giá trị đạo đức, là thước đo phẩm chất của mỗi con người Trong cuộc đời mỗi người phải đối mặt với khó khăn, gian khổ, phải biết chấp nhận những thất bại và cần chia sẻ khó khăn của bản thân để tìm thấy sự đồng cảm của người khác Có trải qua đắng cay mới thấy được giá trị hạnh phúc Người vô cảm sẽ không có những phẩm chất ấy, họ là những con người ích kỉ, hẹp hòi là những “dòng máu trắng” chỉ biết chăm lo cho bản thân bởi vật chúng ta phải đấu tranh,
phê phán không dung túng cho thói xấu, ích kỉ này
- Để trở thành một con người chân chính trước hết phải có trách nhiệm với chính mình: suy nghĩ, nhận thức, hành động, lời nói, ứng xử,… cần phải thận trọng, chin chắn Trái tim mỗi người luôn luôn cần được sưởi ấm, thắp sáng, ước mơ, khát vọng, ý chí sáng tạo… những điều đó lại luôn phải gắn với cộng đồng, với những người xung quanh Bởi vậy, khi nói hay làm bất cứ việc gì
Trang 16Trang 4
cũng phải có trách nhiệm với chính mình, tự nâng cao nhân cách bản thân qua hành động, ngôn ngữ Không những thế phải không ngừng học tập, rèn luyện nâng cao tri thức, đạo đức; tránh lối sống ích kỉ, hẹp hòi, vụ lợi, chà đạp lên quyền lợi của người khác Phấn đấu cho quyền lợi của cá nhân nhưng không làm tổn hại lợi ích tập thể
- Sống có trách nhiệm với bản thân, với cộng động, sự hoà đồng với mọi người xung quanh Mỗi người cần biết quan tâm, chia sẻ những vui buồn trong cuộc sống với những người xung quanh
Sự cống hiến trí tuệ, sức lực của bản thân để góp phần làm cho cộng đồng văn minh, tiến bộ Bản thân phải có ý thức, trách nhiệm đóng góp một phần công sức lao động cho cộng đồng xã hội
- Xã hội cần lên án mạnh mẽ lối sống vô cảm, vô trách nhiệm coi đó như một căn bệnh cần loại
- Trích dẫn ý kiến
2.Phần nội dung:
Ý 1 (1,0 điểm): - Giải thích sơ qua ý kiến trong phần trích dẫn: Tác phẩm nói về một hiện thức
khốc liệt của nạn đói 1945, nhưng những người đói không nghĩ đến cái chết mà nghĩ đến sự sống
“Khi viết về… sống cho ra con người” => niềm tin cao đẹp nhất, đây cũng là một biểu hiện của tinh thần nhân đạo
Bối cảnh lịch sử đất nước: Thực trạng nạn đối năm 1945 được cụ thể hóa ở một xóm ngụ cư:
“Cái đói đã tràn… mùi gây của xác người”, một thực trạng ảm đạm, tang hương người sống đang sống lẫn với người đã chết, người sống cũng không ra hồn người mà lay lắt, dặt dẹo “xanh xám như những bóng ma” Trong không khí đau thương ấy vẫn lóe lên niềm vui khi “Giữa cái cành tối sầm vì đói khát ấy, một buổi chiều người trong xóm bỗng thấy Tràng về với một người đàn bà nữa Mặt hắn có một vẻ gì phớn phở khác thường Hắn tủm tỉm cười nụ một mình và hai mắt thì sáng lên lấp lánh” => Tràng dẫn người đàn bà về làm vợ, xây tổ ấm gia đình, đã vượt lên
một hiện thực khốc liệt với những chết chóc để hướng tới sự sống tương lai
Ý 2 (1,0 điểm): Việc lây vợ của Tràng làm cho những người dân trong xóm ngụ cư “lạ lắm”, họ
bàn tán, phán đoán về sự lạ đời ấy “Những khuôn mặt hốc hác u tối của họ bỗng dưng rạng rỡ hẳn lên Có cái gì lạ lùng và tươi mát thổi vào cuộc sống đói khát, tăm tối ấy của họ” Sự xuất
hiện của Tràng và người đàn bà lạ đã xua tan sự ảm đạm tăm tối cố hữu nơi xóm ngụ cư, một thoáng mừng vui lóe lên sự sống, sự kiện ấy như một làn gió mát lành thổi vào giữa không khí oi
Trang 17Trang 5
nồng đầy mùi tử khí của những khuôn mặt “rạng rỡ” Tuy nhiên, niềm vui vừa chợt lóe lên lại phải nhường chỗ cho sự lo âu, phấp phỏng “Ôi chao! Giời đất này còn rước cái của nợ đời về Biết có nuôi nổi nhau sống qua được cái thì này không?” Một nỗi lo lắng về sự sống, sự tồn tại của con người, sự sống và cái chết luôn rình rập; người dân ngụ cư lo cho đôi vợ chồng trẻ “có nuôi nổi nhau…” họ không dám chắc vào sự sống nhưng vẫn còn hi vọng, cuộc hôn nhân của Tràng giúp cho người đời nghĩ đến sự sống chứ không phải cái chết Với Tràng một cảm giác “lạ lẫm” “mới mẻ” chưa từng thấy ở người đàn ông thô mộc ấy, cái nụ cười tủm tỉm, cai khuôn mặt
phớn phở thường trực xuất hiện => Trong cái chết vẫn diễn ra hàng ngày, hàng giờ thì sự sống vẫn tồn tại, bất chấp sự khắc nghiệt của cái đói, cái chết đang bủa vây
Ý 3 (1,5 điểm): - Niềm vui, hạnh phúc thực sự đổi thay khi họ đã nên vợ, nên chồng, hai con
người không hề quen biết, chỉ gặp nhau đôi bận trong những câu đùa vui tếu táo đã gắn bó họ để thành vợ thành chồng Hoàn cảnh thảm đạm của đói khát lại là nền tảng để nuôi khát vọng sống
và đã giúp họ sống, tồn tại
- Sự thay đổi ấy không chỉ diễn ra với Tràng “Trong người êm ái lửng lơ như người vừa ở trong giấc mơ đi ra Việc hắn có vợ đến hôm nay hắn vẫn còn ngỡ ngàng như không phải” hạnh phúc đến bất ngờ Tràng “bỗng vừa chợt nhận ra, xung quanh mình có cái gì vừa thay đổi mới mẻ, khác lạ” Niềm vui ấy còn đến với mọi thành viên trong gia đình Nếu như trước khi Tràng có
vợ, căn nhà của hai mẹ con vốn lụp xụp, rách nát thêm phần nhếch nhác bẩn thỉu thì khi Tràng
gắn bó cuộc đời với thị đã có sự thay đổi khác hẳn “Nhà cửa sân vườn hôm nay đều được quét tước, thu gọn sạch sẽ gọn gàng Mấy chiếc quần áo rách như tổ đỉa vẫn vắt khươm mươi nên ở một góc nhà đã thấy đem ra sân hong Hai cái ang nước vẫn để khô cong ở dưới gốc ổi đã kín nước đầy ăm ắp Đống rác mùn tung bành ngay lối đi đã hót sạch” Bà cụ Tứ “đang lúi húi giẫy những búi cỏ mọc nham nhở” cuộc sống mới như có phép nhiệm màu làm thay đổi tất cả Vẻ khắc khổ không còn in trên nét mặt bà cụ Tứ mà “nhẹ nhõm, tươi tỉnh khác ngày thường, cái mặt bủng beo u ám của bà rạng rỡ hẳn lên Bà xăm xắn thu dọn, quét tước nhà cửa” Cô dâu mới cũng góp phần vào công cuộc “cải cách” Từ một cô gái chao chát, chỏng lỏn trở thành “người đàn bà hiền hậu đúng mực”, thị tỏ rõ là người vợ chu đáo biết chăm lo cho tổ ấm gia đình “quét lại cái sân, tiếng chổi từng nhát kêu sàn sạt trên mặt đất” Cảnh tượng rất bình thường giản dị nhưng với Tràng “lại rất thấm thía cảm động Bỗng nhiên hắn thấy hắn thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng Hắn đã có một gia đình Hắn sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái ở đấy Cái nhà như cái tổ ấm che mưa che nắng Một nguồn vui sướng, phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người, hắn thấy hắn có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này Hắn xăm xăm chạy ra giữa dân, hắn cũng muốn làm một việc gì để dự phần tu sửa lại căn nhà” Tất cả các thành viên trong gia đình “ai nấy đều có ý nghĩa rằng thu xếp của nhà cho quang quẻ, nền nếp thì cuộc đời họ có thể khác đi, làm ăn có cơ khấm khá hơn” Bà cụ Tứ ân cần chu đáo với các con “Bà cụ vừa ăn vừa kể chuyện làm ăn, gia cảnh với con dâu, bà lão nói toàn chuyện vui, chuyện sung sướng về sau này”, bà còn hướng đến một tương lai tươi sáng
“Khi nào có tiền ta mua lấy đôi gà” “ngoảng đi ngoảnh lại chả mấy mà có ngay đàn gà cho mà
xem” bà đã đặt niềm tin vào cuộc sống, vận dụng triết lí dân gian “Chớ than phận khó ai ơi Còn
da lông mọc, còn chồi nảy cây” (bài ca dao Mười cái trứng), một niềm tin rất hồn nhiên của
người nông dân nhưng không phải không có cơ sở đó là trong hoàn cảnh nào con người cũng cần
biết nương tựa vào nhau để vươn lên Cuộc sống trong gia đình Tràng thật hạnh phúc “Chưa bao giờ trong nhà này mẹ con lại đầm ấm, hòa hợp như thế” Tuy nhiên, niềm vui xen lẫn những
Trang 18Trang 6
phấp phỏng lo ấu, xen lẫn cái đói cái cơ cực của bữa ăn bằng “miếng cám đắng chát và nghẹn bứ”, tủi cực, đau xót nhưng họ không nghĩ đến cái chết mà vẫn hướng về tương lai, về ngày mai
tươi sáng
-Ý 4 (0,5 điểm): Hình ảnh “lá cờ đỏ bay phấp phới” ở cuối truyện mang ý nghĩa nhân văn sâu
sắc; đó là hỉnh ảnh tươi sáng, là niềm tin bất diệt vào tương lai Đây là một chi tiết nghệ thuật đặc sắc, trong hoàn cảnh tận cùng của đói khát con người đã thấy ánh sáng của cách mạng Hình ảnh này là kết tinh niềm tin, tinh thần lạc quan của người nông dân trước cách mạng
Trang 19SỞ GD&ĐT HÀ NỘI
TRƯỜNG THPT ĐÀO DUY TỪ
ĐỀ THI LẦN 3
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2019
Môn thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề
Họ, tên thí sinh:
Số báo danh:
Mục tiêu:
Kiến thức: Kiểm tra mức độ đạt chuẩn kiến thức của học sinh cụ thể như sau:
- Kiến thức làm văn, tiếng Việt
- Kiến thức văn học: Tác giả, tác phẩm
- Kiến thức đời sống
Kĩ năng:
- Kĩ năng đọc hiểu văn bản
- Kĩ năng tạo lập văn bản (viết đoạn văn nghị luận xã hội, viết bài văn nghị luận văn học)
PHẦN I ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
(1) “Chúng ta vẫn thường nghe một người tằn tiện phán xét người khác là phung phí Một người hào phóng đánh giá người kia là keo kiệt Một người thích ở nhà chê bai người khác là bỏ bê gia đình Và một người ưa bay nhảy chê cười người ở nhà không biết hưởng thụ cuộc sống… Chúng ta nghe những điều đó mỗi ngày đến khi mỏi mệt, đến khi nhận ra rằng đôi khi phải phớt lờ tất cả những gì người khác nói và rút
ra một kinh nghiệm là đừng bao giờ phán xét người khác một cách dễ dàng
(2) Một người bạn của tôi đeo đuổi việc làm từ thiện Ban đầu vì lòng trắc ẩn Rồi vì niềm vui cho chính bản thân Rồi như ngọn nến cháy hết mình cho người khác Ấy vậy mà nhiều lần tôi thấy chị khóc vì những lời người khác nói về mình Như vậy đó, kể cả khi hành động hoàn toàn vô vị lợi, cũng không có nghĩa là ta sẽ ngăn ngừa được những định kiến, gièm pha ác ý Vậy sao ta không bình thản bước qua nó
mà đi?
(3) Thỉnh thoảng ta vẫn gặp những người tự cho mình quyền được phán xét người khác theo một định kiến có sẵn, những người không bao giờ chịu chấp nhận sự khác biệt Đó không phải là điều tồi tệ nhất Điều tồi tệ nhất là chúng ta chấp nhận buông mình vào tấm lưới định kiến đó Cuộc sống của chúng ta nếu
bị chi phối bởi định kiến của bản thân đã là điều rất tệ, nên nếu bị điều khiển bởi định kiến của người khác hẳn còn tệ hơn nhiều Sao ta không thể thôi sợ hãi và thử nghe theo chính mình?”
(Trích “Nếu biết trăm năm là hữu hạn” – Phạm Lữ Ân)
Câu 1 Thông hiểu
Xác định những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn văn số 1? Nêu tác dụng? (0,5 điểm)
Câu 2 Thông hiểu
Việc tác giả kể lại câu chuyện người phụ nữ làm từ thiện “hoàn toàn vô vị lợi” nhưng đã nhiều lần phải khóc “vì những lời người khác nói về mình”, theo anh/chị nhằm mục đích gì? (0,75 điểm)
Câu 3 Nhận biết
Trang 20Trang 2
Theo tác giả, “điều tồi tệ nhất” khi chúng ta gặp phải những người tự cho mình quyền được phán xét người khác theo một định kiến có sẵn là gì? (0,5 điểm)
Câu 4: Thông hiểu
Anh/chị có đồng tình với quan điểm của tác giả: “Cuộc sống của chúng ta nếu bị chi phối bởi định kiến của bản thân đã là điều rất tệ, nên nếu bị điều khiển bởi định kiến của người khác hẳn còn tệ hơn nhiều” Hãy trả lời bằng một đoạn văn ngắn từ 5 – 7 câu (1,25 điểm)
PHẦN II LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm) Vận dụng cao
Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về hậu quả của việc “phán xét người khác một cách dễ dàng”
Câu 2 (5,0 điểm) Vận dụng cao
Cảm nhận của anh/chị về những vẻ đẹp khác nhau của thiên nhiên Tây Bắc qua hai đoạn thơ sau:
“Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây súng ngửi trời Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”
“Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”
(Trích “Tây Tiến” – Quang Dũng, Ngữ văn 12, tập 1, NXB GD 2016, tr 68 – 69)
- Biện pháp nghệ thuật: liệt kê, điệp cấu trúc
+ Liệt kê: những biểu hiện khác nhau của sự phán xét (Chúng ta vẫn thường nghe một người tằn tiện phán xét người khác là phung phí Một người hào phóng đánh giá người kia là keo kiệt Một người thích ở nhà chê bai người khác là bỏ bê gia đình Và một người ưa bay nhảy chê cười người ở nhà không biết hưởng thụ cuộc sống…)
+ Điệp cấu trúc: Một người …
- Tác dụng: sử dụng biện pháp liệt kê kết hợp với điệp có tác dụng làm rõ, nhấn mạnh những biểu hiện khác nhau của sự phán xét
Trang 21Trang 3
khỏi sự phán xét của người đời
- Đứng trước sự phán xét của người khác, nếu lương tâm mình trong sạch, không cần phải đau khổ hay sợ hãi mà hãy bình thản bước qua
3
Phương pháp: căn cứ các biện pháp nghệ thuật đã học nội dung văn bản
- Điều tồi tệ nhất là chúng ta chấp nhận buông mình vào tấm lưới định kiến đó
– “Cuộc sống của ta nếu bị chi phối bởi định kiến của bản thân đã là điều rất tệ”
+ Định kiến có thể khiến con người mất đi khả năng nhìn nhận thực tế đủ chính xác
+ Khi ta có định kiến về chính bản thân mình, chúng ta sẽ tự giới hạn mình lại, không dám vượt qua “vùng an toàn” - những thói quen mòn cũ, để khám phá cuộc sống và khám phá năng lực của mình
+ Nếu ta có định kiến về người khác, ta có thể không thấy được những điều tốt đẹp của họ và điều đó có thể sẽ khiến ta không có cách cư xử tốt và đúng mực
– “nếu bị điều khiển bởi định kiến của những người khác hẳn còn tệ hơn nhiều”:
+ Nhắm mắt tin theo những định kiến của người khác rất dễ khiến ta mất đi cách nhìn nhận của riêng mình, khó có thể đưa ra ý kiến đúng đắn, có thể làm nảy sinh các mâu thuẫn không đáng có với những người xung quanh
+ Bị định kiến của người khác chi phối ta sẽ không dám sống thật với bản thân mình
- “Đừng bao giờ phán xét người khác một cách dễ dàng” vì mỗi người đều có một cách sống
riêng, quan điểm riêng…và không thể dùng cách sống này để làm cơ sở đánh giá một cách sống khác
- Hậu quả của việc phán xét người khác dễ dàng:
+ Khi phán xét người khác dễ dàng sẽ khiến bạn không đánh giá đúng đắn và đầy đủ nhất về đối tượng, đôi khi còn mắc sai lầm
+ Hơn nữa mỗi người có hoàn cảnh sống, tính cách, đặc điểm khác nhau ta không nên phán xét
- Liên hệ bản thân
Trang 22Trang 4
2 Phương pháp: phân tích, lý giải, tổng hợp
Cách giải:
• Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Quang Dũng là một nhà thơ khoác áo lính, một gương mặt tiêu biểu của thơ ca thời kì chống Pháp Ông là một nghệ sĩ đa tài với hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa
- Tây Tiến là bài thơ tiêu biểu của Quang Dũng và bài thơ xuất sắc viết về người lính thời chống
Pháp với bút pháp lãng mạn, tài hoa
- Bài thơ không chỉ gây ấn tượng với người đọc bởi hình ảnh người lính Tây Tiến anh dũng, hào hoa mà còn bởi hình ảnh thiên nhiên miền Tây đẹp đẽ, hùng vĩ nhưng cũng rất đỗi trữ tình, lãng mạn
• Phân tích hai đoạn trích
* Đoạn 1: Vẻ đẹp của những cung đường Tây Tiến
- Thiên nhiên miền Tây đầy ấn tượng được tác giả tập trung bút lực để khắc họa là núi cao vực sâu, là đèo dốc điệp trùng:
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây súng ngửi trời Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống
+ Những câu thơ chủ yếu dùng thanh trắc tạo nên những nét vẽ gân guốc, mạnh mẽ, chạm nổi trước mắt người đọc cái hùng vĩ và dữ dội của thiên nhiên
+ Nhịp ngắt 4/3 quen thuộc của thể thơ 7 chữ như bẻ gẫy câu chữ để tạo độ cao dựng đứng giữa hai triền dốc núi:
- Dốc lên khúc khuỷu/ dốc thăm thẳm;
- Ngàn thước lên cao/ ngàn thước xuống
Nhịp ngắt đã trở thành giao điểm phân định rạch ròi hai hướng lên xuống của vô vàn con dốc tạo thành các cung đường hành quân của đoàn quân Tây Tiến, gợi ra những dãy núi xếp theo hình nan quạt trải dài khắp miền Tây Bắc Người đọc hình dung ra hình ảnh dốc rồi lại dốc nối tiếp
nhau, khúc khuỷu gập ghềnh đường lên, rồi lại thăm thẳm hun hút đường xuống
+ Những từ láy giàu sức tạo hình khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút được đặt liên tiếp nhau để đặc
tả sự gian nan trùng điệp Dốc khúc khuỷu vì quanh co, hiểm trở, gập ghềnh khó đi, vừa lên cao
đã vội đổ dốc, cứ thế gấp khúc nối tiếp nhau Thăm thẳm không chỉ đo chiều cao mà còn gợi ấn tượng về độ sâu, cảm giác như hút tầm mắt người, không biết đâu là giới hạn cuối cùng Heo hút
gợi ra sự vắng vẻ, quạnh hiu của chốn rừng thiêng nước độc Từ láy cũng mang đến cho người đọc cảm tưởng rằng người lính Tây Tiến đã vượt qua vô vàn những đèo dốc để chinh phục đỉnh núi cao nhất
- Giữa cái dữ dội tột đỉnh của thiên nhiên “dốc lên… ngàn thước xuống”, những người lính vẫn
thấy được khung cảnh vô cùng lãng mạn, bay bổng:
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
→ Ở đây, Quang Dũng đã rất tài hoa trong nghệ thuật phối hợp thanh điệu Đang từ những thanh trắc liên tiếp trong 3 câu thơ trên, đột ngột một dòng thơ toàn thanh bằng đã cân bằng lại mạch thơ, tạo cảm giác nhẹ nhàng, thư thái như chưa từng có hành trình trèo đèo vượt dốc nào
Người lính Tây Tiến dường như quên hết những mệt mỏi, gian khổ, phóng tầm mắt ra xa Trong màn mưa phủ kín đất trời, một vài đốm nhà nhỏ ẩn hiện thấp thoáng, bồng bềnh như giữa biển khơi, thật thi vị, nên thơ, ấm áp…
Hai chữ “nhà ai” phiếm chỉ thật tình tứ, có lẽ trong tưởng tượng của những người lính Tây Tiến
cũng là những chàng trai Hà thành hào hoa thì chủ nhân của những nếp nhà kia là những sơn nữ xinh đẹp
* Đoạn 2: Bốn câu thơ cuối là bức tranh sông nước miền Tây trong chiều sương
Trang 23Trang 5
- Trước hết là khung cảnh thiên nhiên:
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
+ Không gian được bao trùm bởi một màn sương giăng mắc trở nên mờ ảo, như hư, như thực
Sương chiều bảng lảng đầy thi vị, chứ không còn là “sương lấp đoàn quân mỏi” khi màn đêm
– những người lao động trên sông nước mênh mông
- Trên nền thiên nhiên tĩnh lặng và thơ mộng đó nổi bật hình ảnh con người:
Có nhớ dáng người trên độc mộc Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa + “Dáng người trên độc mộc” phải chăng đó là dáng hình mềm mại, uyển chuyển của thiếu nữ
sơn cước trên chiếc thuyền độc mộc trên dòng sông Mã, tạo nên chất thơ làm tiêu tan vẻ dữ dội
của “dòng nước lũ” hung hãn
+ Như để hoà hợp với con người, những bông hoa rừng cũng đong đưa làm duyên trên dòng nước xiết “Hoa đong đưa” là một hình ảnh lạ, hoa lá vô tri như được thổi hồn vào, gợi ra ánh
mắt lúng liếng tình tứ của những cô gái vùng núi xinh đẹp trẻ trung
+ Dường như trong khổ thơ nào của bài thơ cũng thấp thoáng bóng dáng của người đẹp như vậy:
- Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
- Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
- Mai Châu mùa em thơm nếp xôi (đoạn 1)
- Kìa em xiêm áo tự bao giờ
- Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm (đoạn 3)
→ Hình ảnh người đẹp thấp thoáng trong các khổ thơ đã điểm cho kí ức Tây Tiến chút lãng mạn,
mơ mộng, khiến cho câu chữ trở nên mềm mại hơn và lòng người cũng nhẹ nhàng hơn…
- Những từ có thấy, có nhớ là những lời tự hỏi lòng mình đầy bâng khuâng, lưu luyến khi đã
cách xa với Tây Tiến cả về không gian và thời gian…
• Tổng hợp, đánh giá
- Cả hai đoạn thơ đều miêu tả bức tranh thiên nhiên về miền Tây vừa hùng vĩ, vừa thơ mộng; đồng thời qua đó ta cũng thấy được tình cảm sâu nặng tác giả dành cho miền đất mà mình đã cùng những đồng đội gắn bó qua năm tháng chiến tranh
- Hai đoạn trích cũng là tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật thơ Quang Dũng
Trang 24Trang 1
SỞ GD&ĐT
TRƯỜNG THPT NGÔ QUYỀN
ĐỀ THI LẦN 2
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2019
Môn thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề
Họ, tên thí sinh:
Số báo danh:
Mục tiêu:
Kiến thức: Kiểm tra mức độ đạt chuẩn kiến thức của học sinh cụ thể như sau:
- Kiến thức làm văn, tiếng Việt
- Kiến thức văn học: Tác giả, tác phẩm
- Kiến thức đời sống
Kĩ năng:
- Kĩ năng đọc hiểu văn bản
- Kĩ năng tạo lập văn bản (viết đoạn văn nghị luận xã hội, viết bài văn nghị luận văn học)
I.ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
“… (1) Những trường học kiểu quý tộc nổi tiếng thường dạy theo kiểu quân sự hóa nghiêm khắc và gian khổ, mục đích để bồi dưỡng tinh thần kỉ luật và ý thức hợp tác của thí sinh Quý tộc là phải tràn đầy khả năng tự kiềm chế, có tinh thần mạnh mẽ, và tinh thần này cần được bồi dưỡng rèn luyện từ thủa nhỏ (2) Trường nội trú Eton đã áp dụng phương pháp này để đào tạo được nhiều nhân tài ưu tú, ví dụ như tướng Wellington, người từng đánh bại Napoleon, là người từng theo học tại Eton
(3) Tướng Wellington là nhân vật nổi tiếng trong lịch sử quân sự thế giới, từng có một sự tích nổi tiếng về ông trước trận chiến sinh tử với Napoleon Khi đó bất chấp hỏa lực nguy hiểm, tướng Wellington vẫn xông pha lên tiền tuyến theo dõi đối thủ, thấy thế người tham mưu khuyên ông sớm trở về, vì tiền tuyến quá nguy hiểm, nhưng Wellington vẫn cứ đứng bất động, viên tham mưu đành hỏi “Ngài có nhắn nhủ điều gì nếu chẳng may tử trận?” Wellington vẫn không buồn quay người lại, cứ đứng yên đáp: “Nhắn với mọi người, trăn trối của ta là giống như ta đang đứng đây”
(4) Cuộc sống quý tộc theo tưởng tượng của đa số người hiện nay là ở trong biệt thự, mua xe Bentley, chơi golf, là chỉ tay năm ngón tùy tiện sai khiến người khác… Thực tế đây không phải là tinh thần quý tộc mà chỉ là thứ tinh thần của lớp nhà giàu mới nổi Trong quan niệm của nhiều người, trường học quý tộc cần hưởng thụ các điều kiện quý tộc, có cuộc sống quý tộc
(5) Nhưng thực tế, thí sinh học trường quý tộc Anh quốc, phải ngủ giường cứng, ăn uống đạm bạc, hàng ngày phải tiếp nhận chương trình rèn luyện gian khổ hơn nhiều so với những trường dành cho giới bình dân Đa số người ta thường đánh đồng khái niệm Phú và Quý Thực tế hai khái niệm này thuộc hai cảnh giới khác nhau: Phú chỉ là vật chất, Quý là chỉ tinh thần
(6) Trong tinh thần quý tộc, trước tiên là chỉ về ý thức tự kỉ luật, phải khắc kỷ dâng hiến bản thân phục vụ quốc gia Hoàng tử Willam và hoàng tử Harry của Anh có thể xem là dẫn chứng điển hình của tinh thần quý tộc…”
Trang 25(Suy nghĩ lệch lạc trong giới nhà giàu mới nổi về tinh thần quý tộc – Đường Hải, theo trithuc.vn.net)
Câu 1 (0,5 điểm) Nhận biết
Nêu những suy nghĩ lệch lạc về cuộc sống quý tọc được nhắc đến trong đoạn trích?
Câu 2 (0,75 điểm) Thông hiểu
Chỉ ra và phân tích hiệu quả của việc sử dụng thao tác lập luận so sánh trong đoạn văn (4) và (5)?
Câu 3 (0,75 điểm) Thông hiểu
Theo anh/chị, Welllington muốn nhắn nhủ điều gì trong lời trăn trối: “Nhắn với mọi người, trăn trối của
ta là giống như ta đang đứng đây”
Câu 4 (1,0 điểm) Thông hiểu
Anh/chị có đồng ý với quan điểm: “Dạy học theo kiểu quân sự hóa nghiêm khắc và gian khổ, mục đích để bồi dưỡng tinh thần kỉ luật và ý thức hợp tác của thí sinh” hay không? Vì sao?
PHẦN II LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm) Vận dụng cao
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về lối sống chạy theo vật chất của một bộ phận giới trẻ hiện nay
Câu 2 (5,0 điểm) Vận dụng cao
Đọc tác phẩm văn học, ta luôn bắt gặp những khoảnh khắc vô tận, ngắn ngủi về thời gian vật lí nhưng vô tận về ý nghĩa nhân sinh
Đó là khoảnh khắc Mị vụt chạy theo A Phủ để tìm đường sống (Vợ chồng A Phủ, Tô Hoài)
Đó là khoảnh khắc Tràng tặc lưỡi “Chậc, kệ!”, đưa thị về nhà để tìm hạnh phúc (Vợ nhặt, Kim Lân) Hãy trình bày những cảm nhận của anh/chị về hai “khoảnh khắc vô tận” trên
- Tác dụng: sử dụng thao tác lập luận so sánh tác giả đã cho thấy rõ nét tương phản trong suy nghĩ của mọi người và thực tế về quý tộc Qua đó giúp cho người đọc hiểu rõ hơn về quý tộc,
sự quý tộc của họ là toát lên từ phẩm chất, trí tuệ bên trong
3
Phương pháp: phân tích, lý giải
Cách giải:
Trang 26Có thể hiểu lời trăn trối ấy là:
- Dám đương đầu mọi khó khăn, thử thách, nguy hiểm
- Ý thức kỉ luật cao, sẵn sang dâng hiến bản thân phục vụ quốc gia
- Nhưng không nên quá nghiêm khắc, đôi khi sẽ phản tác dụng, khiến học sinh rơi vào trạng thái trầm cảm, không thể học tập, tiếp thu
=> Giáo dục cần phối hợp linh hoạt các phương pháp để đạt được hiệu quả tối đa
- Giới trẻ ngày càng hướng đến lối sống hưởng thụ, không lo làm việc, tích lũy cho tương lai Trong họ luôn tràn ngập suy nghĩ vui chơi, hội hè thay vì lao động, làm việc
- Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến lối sống này:
+ Sống buông thả, đua đòi
+ Hiểu sai các giá trị đạo đức cốt lõi
+ Do gia đình thiếu quan tâm con cái
• Giới thiệu tác giả, tác phẩm
-Tô Hoài là cây bút xuất sắc của nền văn học Việt Nam hiện đại Sáng tác của ông thiên về diễn tả những sự thật của đời thường Ông có vốn hiểu biết phong phú và sâu sắc về phong tục, tập quán của nhiều vùng khác nhau trên đất nước ta Sáng tác của ông hấp dẫn người đọc
Trang 27bởi lối trần thuật hóm hỉnh, sinh động của người từng trải, vốn từ vựng giàu có – nhiều khi rất bình dân và thông tục nhưng nhờ cách sử dụng đắc địa và tài ba nên có sức lôi cuốn, lay động người đọc
-Truyện ngắn Vợ chồng A Phủ (1952) in trong tập Truyện Tây Bắc, được tặng giải Nhất – Giải thưởng Hội văn nghệ Việt Nam 1954 – 1955, sau hơn nửa thế kỉ đến nay vẫn giữ gần như nguyên vẹn giá trị và sức thu hút đối với nhiều thế hệ người đọc
-Kim Lân là cây bút chuyên viết truyện ngắn Ông thường viết về nông thôn và người nông dân Dù viết về phong tục hay con người, trong tác phẩm của Kim Lân ta vẫn thấy thấp thoáng cuộc sống và con người của làng quê Việt Nam nghèo khổ, thiếu thốn mà vẫn yêu đời; thật thà, chất phác mà thông minh, hóm hỉnh, tài hoa
-Vợ nhặt là truyện ngắn xuất sắc nhất của Kim Lân in trong tập Con chó xấu xí (1962) Tiền thân của truyện ngắn này là tiểu thuyết Xóm ngụ cư – được viết ngay sau Cách mạng tháng Tám nhưng dang dở và thất lạc bản thảo Sau khi hòa bình lập lại (1954), ông dựa vào một phần cốt truyện cũ để viết truyện ngắn này
- Đây là hai nhà văn hiện thực xuất sắc, biết vận dụng những chi tiết rất đời thường mà cũng đầy ý nghĩa, đặc biệt là ở chi tiết:
+ Đó là khoảnh khắc Mị vụt chạy theo A Phủ để tìm đường sống (Vợ chồng A Phủ, Tô Hoài)
+ Đó là khoảnh khắc Tràng tặc lưỡi “Chậc, kệ!”, đưa thị về nhà để tìm hạnh phúc (Vợ nhặt, Kim Lân)
• Giới thiệu nhân vật Mị và phân tích khoảnh khắc Mị vụt chạy theo A Phủ để tìm đường sống
*Giới thiệu nhân vật Mị:
-Mị là một cô gái vùng cao có nhan sắc, tài năng, phẩm chất tốt đẹp, khao khát tự do
-Do món nợ truyền kiếp của gia đình mà Mị trở thành con dâu gạt nợ -> sống trong bi kịch
*Phân tích khoảnh khắc Mị vụt chạy theo A Phủ để tìm đường sống:
-Vị trí xuất hiện chi tiết: chi tiết xuất hiện ở cuối phần một của truyện A Phủ là người ở gạt
nợ nhà thống lí Pá Tra Trong khi đi chăn bò cho nhà thống lí Pá Tra do mải bẫy nhím nên để
hổ vồ mất một con bò nên đã bị trói đứng Sau đêm tình mùa xuân Mị rơi vào trạng thái tê liệt về tinh thần Hàng đêm ngồi cạnh bếp lửa (cạnh chỗ A Phủ bị trói) hơ tay hơ chân => hai người gặp gỡ nhau
- Nguyên nhân dẫn đến quyết định “chạy theo A Phủ”:
+ Giọt nước mắt A Phủ “giọt nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại”
- Diễn biến tâm trạng:
+ Mị từ cõi quên trở về cõi nhớ, nhớ về kí ức đau khổ -> thương mình -> thương người + Mị từ cõi vô thức dần sống lại ý thức, nhận ra dấu hiệu về cái chết -> càng thương hơn -> thương người lấn át cả thương thân -> Hành động cắt dây cởi trói
+ Mị hốt hoảng, sợ hãi -> thúc đẩy bản năng tự vệ tích cực của Mị -> Mị vùng chạy theo A Phủ
+Khoảnh khắc thể hiện sâu sắc tấm lòng nhân đạo của nhà văn dành cho nhân vật của mình
• Giới thiệu nhân vật Tràng và khoảnh khắc Tràng tặc lưỡi “Chậc, kệ!”, đưa thị về nhà để tìm hạnh phúc
*Giới thiệu nhân vật Tràng:
Trang 28-Tràng là dân ngụ cư, gia cảnh nghèo và ngoại hình xấu xí -> hội tụ đầy đủ những “tiêu chuẩn” ế vợ
-Tuy nhiên trong cuộc đời Tràng đã xuất hiện một sự kiện làm thay đổi nhiều thứ - sự kiện
“nhặt vợ”
*Phân tích khoảnh khắc Tràng tặc lưỡi “Chậc, kệ!”, đưa thị về nhà để tìm hạnh phúc
-Vị trí xuất hiện chi tiết: Chi tiết xuất hiện ngay ở phần đầu tác phẩm Khi Tràng gặp lại cô gái đã đẩy xe bò giúp mình và bông đùa vài câu, ai ngờ cô gái đồng ý theo Tràng về làm vợ Tràng ban đầu cũng lo sợ nhưng sau tặc lưỡi: “Chậc, kệ!”
-Nguyên nhân khiến Tràng tặc lưỡi:
+Khao khát tìm kiếm hạnh phúc của riêng mình mà nay cơ hội đó đến
+Lòng thương cảm dành cho người “vợ nhặt”
-Diễn biến tâm lý sau khi tặc lưỡi “Chậc, kệ!”:
+Trước khi dẫn cô vợ nhặt về nhà có bỏ tiền ra mua cho cô 1 cái thúng con, 2 hào dầu…-> chuẩn bị cho một cuộc sống lứa đôi hạnh phúc
+Trên đường về: phớn phở, tủm tỉm cười, khuôn mặt vênh vênh tự đắc với mình
+Về tới nhà ngượng ngùng giới thiệu với mẹ về cô vợ nhặt,…
+Sáng hôm sau thức dạy cảm thấy mình cần có trách nhiệm, có bổn phận với gia đình hơn… -Ý nghĩa khoảnh khắc Tràng tặc lưỡi “Chậc, kệ!”, đưa thị về nhà để tìm hạnh phúc
+Khoảnh khắc đánh dấu một mốc quan trọng trong cuộc đời của Tràng
+Thể hiện lòng thương cảm, tình người của các nhân vật dành cho nhau, rộng hơn là tình thương yêu giữa những con người nghèo khổ
+Thể hiện tấm lòng nhân đạo của nhà văn dành cho những người lao động
• Đánh giá hai khoảnh khắc trên
-Cả hai khoảnh khắc đều là những khoảnh khắc đánh dấu những bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời nhân vật, đưa nhân vật tìm đến ánh sáng, tương lai
-Cả hai khoảnh khắc đều khơi dậy sức sống tiềm tàng hay phẩm chất tốt đẹp trong mỗi nhân vật
-Đều thể hiện tấm lòng nhân đạo của nhà văn
• Tổng kết
Trang 29SỞ GD&ĐT HÀ NỘI
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2019
Môn thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề
Họ, tên thí sinh:
Số báo danh:
Mục tiêu:
Kiến thức: Kiểm tra mức độ đạt chuẩn kiến thức của học sinh cụ thể như sau:
- Kiến thức làm văn, tiếng Việt
- Kiến thức văn học: Tác giả, tác phẩm
- Kiến thức đời sống
Kĩ năng:
- Kĩ năng đọc hiểu văn bản
- Kĩ năng tạo lập văn bản (viết đoạn văn nghị luận xã hội, viết bài văn nghị luận văn học)
hi sinh còn dễ dàng hơn ăn một bữa cơm Vậy mà người ta vẫn bền gan chiến đấu Con cũng là một trong muôn nghìn người đó, con sống chiến đấu và nghĩ rằng mình sẽ ngã xuống vì ngày mai của dân tộc Ngày mai trong tiếng ca khải hoàn sẽ không có con đâu Con tự hào vì đã dâng trọn đời mình cho Tổ quốc”
(Trích Nhật ký Đặng Thùy Trâm, NXB Hội Nhà văn, 2016, tr 160)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1 Những từ ngữ, hình ảnh nào trong đoạn trích thể hiện sự ác liệt của chiến tranh? (thông hiểu)
Câu 2 Trong đoạn trích, nỗi nhớ thương của người viết hướng đến những ai? Tình cảm đó cho thấy tác
giả nhật ký là người như thế nào? (thông hiểu)
Câu 3 Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong câu văn sau: “Cuộc sống vô cùng anh
dũng, vô cùng gian nan, chết chóc hi sinh còn dễ dàng hơn ăn một bữa cơm” (thông hiểu)
Câu 4 Suy nghĩ của anh (chị) về dòng tâm sự của nữ liệt sĩ, bác sĩ Đặng Thùy Trâm: “Con cũng là một
trong muôn nghìn người đó, con sống chiến đấu và nghĩ rằng mình sẽ ngã xuống vì ngày mai của dân tộc” (vận dụng)
II LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm) (vận dụng cao)
Từ nội dung được gợi ra ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về thế hệ thanh niên trong những tháng năm “bom rơi đạn nổ”
Câu 2 (5 điểm) (vận dụng cao)
Trang 30Trang 2
Về bài thơ “Sóng” của nhà thơ Xuân Quỳnh, có ý kiến nhận xét: “Đó là những vần thơ thể hiện một tình yêu vừa rộng mở, lớn lao lại vừa thân thương, gần gũi”
Anh/chị hãy phân tích hai đoạn thơ sau để làm sáng tỏ nhận định trên:
… “Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế Nỗi khát vọng tình yêu Bồi hồi trong ngực trẻ
…
Ôi con sóng nhớ bờ Này đêm không ngủ được Lòng em nhớ đến anh
- Một tràng pháo bất ngờ giết chết năm người và làm bị thương hai người
- Mình cũng nằm trong làn đạn lửa của những trái pháo cực nặng ấy
- Chết chóc hi sinh còn dễ dàng hơn ăn một bữa cơm
- Tình cảm đó cho thấy tác giả nhật ký là người giàu tình cảm, suy tư và dũng cảm hi sinh vì độc lập của Tổ quốc
Câu 3
*Phương pháp: Phân tích, tổng hợp
*Cách giải:
- Biện pháp tu từ so sánh: “Chết chóc còn dễ dàng hơn ăn một bữa cơm”
- Tác dụng: Nhấn mạnh sự ác liệt của chiến tranh, tố cáo tội ác của giặc và cho thấy nguy hiểm luôn rình rập xung quanh con người, từng giờ từng khắc
Câu 4
*Phương pháp: Phân tích, tổng hợp
*Cách giải:
Trang 31Trang 3
Dòng tâm sự của bác sĩ Đặng Thùy Trâm cho thấy:
- Nữ liệt sĩ chấp nhận cái chết, thậm chí tự hào vì được đứng trong hàng ngũ chiến đấu bảo
vệ Tổ quốc, vì ngày mai của dân tộc
- Vượt qua nỗi sợ về cái chết, đó là sự vươn lên, noi gương những người đi trước, kiên cường dũng cảm để bền chí chiến đấu
- Qua đây ta thêm khâm phục và biết ơn những người chiến sĩ đã hi sinh vì Tổ quốc Đồng thời, lời tâm sự này cũng như một lời nhắc nhở thế hệ trẻ chúng ta trong hôm nay: được sống
ở thời bình, không còn phải nghe tiếng bom rơi đạn nổ, có nhiều điều kiện để phát triển và dựng xây Tổ quốc; vì vậy hãy sống làm sao cho xứng đánh với thế hệ cha anh, đừng “sống hoài, sống phí”
Làm văn
1 Phương pháp: Phân tích, lý giải, tổng hợp
Cách giải:
a Yêu cầu về hình thức:
- Đoạn văn trình bày đúng hình thức một đoạn văn khoảng 200 chữ
- Luận điểm rõ ràng, lí lẽ thuyết phục, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu…
b Yêu cầu về nội dung:
Giới thiệu vấn đề
Giải thích vấn đề Thế hệ thanh niên trong những năm “bom rơi đạn nổ” là thế hệ thanh niên trong thời kì chiến tranh – một thế hệ anh dũng của Tổ quốc
Phân tích, bàn luận vấn đề
* Biểu hiện: Biểu hiện của lòng dũng cảm và sự anh dũng của thế hệ thanh niên trong những năm “bom rơi đạn nổ”:
- Họ tham chiến bằng tấm lòng nhiệt huyết, trẻ trung, lạc quan
- Họ tham chiến bỏ lại sau lưng mọi mối tình cảm ràng buộc, mọi ước mơ riêng, lí tưởng hoài bão riêng
=> Khi Tổ quốc vẫy gọi, họ sẵn sàng khoác ba lô lên đường với lý tưởng “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”
* Chứng minh:
- Những tấm gương trong văn học: Người lính nông dân trong Đồng chí, người lính trẻ trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính, hay Đất nước – Nguyễn Đình Thi, những nữ thanh niên xung phong trong Những ngôi sao xa xôi – Lê Minh Khuê,…
=> Đó đều là những tấm gương của thế hệ trẻ đã đi vào văn học
- Những tấm gương đời thực: Nguyễn Văn Thạc, Đặng Thùy Trâm, Lâm Thị Mỹ Dạ,…
* Bình luận:
- Thế hệ trẻ thanh niên trong những năm “bom rơi đạn nổ” là những con người dũng cảm, họ
ra đi vì nghĩa lớn Dù cuộc sống khó khăn gian khổ, thậm chí phải đối mặt với những hiểm nguy, thậm chí là cái chết nhưng họ không hề chùn bước Những tấm gương, những tên tuổi
ấy đã làm nên bức tượng đài bất tử, tô điểm cho màu cờ của Tổ quốc
- Thế hệ trẻ thanh niên thời chống Pháp chống Mỹ được tôi luyện và có được thành tựu rực
rỡ như vậy, không lẽ gì thế hệ trẻ hôm nay không noi gương tiến bước để xây dựng đất nước vững mạnh, giàu đẹp
- Liên hệ bản thân: Bài học nhận thức và hành động
Trang 32Trang 4
2 Phương pháp: Phân tích, lý giải, tổng hợp
Cách giải:
Giới thiệu tác giả, tác phẩm, trích dẫn ý kiến
- Xuân Quỳnh là gương mặt nổi bật của nền thơ Việt Nam hiện đại, là nhà thơ của hạnh phúc, tình yêu
- Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên tươi tắn, vừa chân thành đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng về hạnh phúc bình dị đời thường
- Sóng (1967) là bài thơ đặc sắc viết về tình yêu, tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh,
in trong tập Hoa dọc chiến hào (1968) Hai đoạn thơ trên thể hiện xúc động khát vọng về
hạnh phúc bình dị đời thường của Xuân Quỳnh
- Về bài thơ Sóng của nhà thơ Xuân Quỳnh, có ý kiến nhận xét: Đó là những vần thơ vừa thể hiện một tình yêu rộng mở, lớn lao lại vừa thân thương, gần gũi - một tình yêu với khát khao
được yêu cháy bỏng và những cung bậc trong tình yêu mà dường như ai cũng trải qua Hai đoạn thơ trên thể hiện xúc động khát vọng về hạnh phúc bình dị đời thường của Xuân Quỳnh
Phân tích hai khổ thơ Tác giả mượn hình “sóng” để ẩn dụ cho hình tượng “em” nhằm diễn tả những cung bậc, những trạng thái trong tình yêu
*Khổ thơ thứ nhất:
- Nhà thơ khẳng định: tình yêu mãi mãi là khát vọng của tuổi trẻ, nó làm bồi hồi, xao xuyến rung động trái tim của lứa đôi, của con trai con gái, của em và anh
- Hai câu thơ đầu, từ “Ôi!” cảm thán là nỗi thổn thức của trái tim yêu Nghệ thuật đối lập
“ngày xưa” – “ngày sau” càng làm tôn thêm nét đáng yêu của sóng, khẳng định sự trường tổn vĩnh cửu của tình yêu Sóng là thế muôn đời vẫn thế vẫn “dữ dội ồn ào” vẫn “dịu êm lặng lẽ” như tình yêu tuổi trẻ có bao giờ đứng yên
- Hai câu thơ sau, nhà thơ khẳng định tình yêu luôn song hành với tuổi trẻ: “Nỗi khát vọng tình yêu/ Bồi hồi trong ngực trẻ” => tuổi trẻ sinh ra là để yêu và được yêu, Xuân Quỳnh đã thấu hiểu và diễn tả điều đó một cách tự nhiên và chân thành
*Khổ thơ thứ hai:
- Tác giả mượn hình tượng sóng để diễn tả nỗi nhớ da diết, cháy bỏng trong tình yêu
- Nỗi nhớ da diết, giày vò: bao trùm mọi không gian, hiện diện cả tầng sâu lẫn bề rộng “dưới lòng sâu, trên mặt nước”, choán ngợp cả vũ trụ bao la “Dẫu xuôi về phương Bắc/ Dẫu ngược
về phương Nam”
- Nỗi nhớ mãnh liệt, khắc khoải, triền miên, giày vò thao thức theo thời gian từ ngày sang đêm, mọi lúc mọi nơi như những con sóng triền miên, dào dạt, không bao giờ ngưng lặng; nỗi nhớ tồn tại trong cả ý thức và cả tiềm thức: “Ôi con sóng nhớ bờ/ Ngày đêm không ngủ được/ Lòng em nhớ đến anh/ Cả trong mơ còn thức”
- Cảm xúc vô cùng phong phú: có khi được bộc lộ trực tiếp, có khi bộc lộ gián tiếp để diễn tả nỗi nhớ vô biên tuyệt đích của một tình yêu chân thành, mãnh liệt
Qua hai khổ thơ trên, ta thấy những vần thơ của “Sóng” dạt dào tình yêu rộng mở, thân thương và gần gũi Đó là khát khao được yêu thương chân thành và nỗi nhớ da diết, cháy bỏng của một tâm hồn yêu đương mãnh liệt
Tổng hợp, đánh giá giá trị nội dung và đặc sắc nghệ thuật
- Giá trị nội dung:
Qua hai hình tượng sóng và em, tác giả đã giúp người đọc cảm nhận được những cung bậc tình cảm, tâm trạng và vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu vừa truyền thống vừa
Trang 34HỘI 08 TRƯỜNG CHUYÊN
LẦN THI CHUNG THỨ HAI
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2019
Môn thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề
Họ, tên thí sinh:
Số báo danh:
Mục tiêu:
Kiến thức: Kiểm tra mức độ đạt chuẩn kiến thức của học sinh cụ thể như sau:
- Kiến thức làm văn, tiếng Việt
- Kiến thức văn học: Tác giả, tác phẩm
- Kiến thức đời sống
Kĩ năng:
- Kĩ năng đọc hiểu văn bản
- Kĩ năng tạo lập văn bản (viết đoạn văn nghị luận xã hội, viết bài văn nghị luận văn học)
I.ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Tôi là con một thợ đóng giày
Lincoln xuất thân trong một gia đình đóng giày Trong một xã hội cực kỳ coi trọng tiền tài địa vị, con đường phấn đấu của Lincoln hết sức gian nan Thậm chí trong thời điểm ra tranh cử tổng thống Mỹ, có người đã sỉ nhục Lincoln:
- Trước khi ông diễn thuyết, phải nhớ kỹ mình là con một người thợ đóng giày
Lincoln nghe xong không hề tỏ ra tức giận mà ngược lại, bày tỏ lời cảm ơn hết sức chân thành
- Rất cảm ơn ngài đã khiến tôi nhớ lại người cha tôn kính của tôi Không sai, cha tôi là một thợ giày, hơn nữa là một thợ giày rất vĩ đại Tôi biết, bất luận thế nào, tôi làm tổng thống cũng không thể tốt bằng cha tôi làm giày Nhưng vì từ nhỏ tôi đã chịu ảnh hưởng của cha tôi, tôi cũng đã có nghiên cứu về hình dáng đôi giày Vì vậy, nếu giày của ngài đang đi là giày do cha tôi làm, nếu ngài cảm thấy đi không thoải mái thì tôi có thể sửa lại cho ngài Tôi biết kỹ thuật của tôi không bằng cha tôi, nhưng lòng tôi luôn luôn hướng thiện như cha tôi Không những đối với ngài và các bạn ở đây, sau khi trúng cử tổng thống tôi vẫn quyết tâm thực hiện điều này đối với nhân dân toàn nước Mỹ
Nói xong, Mắt Lincoln ngấn nước Buổi diễn thuyết này, phe đối lập muốn hạ bệ ông, nhưng không ngờ khi Lincoln nói xong cả hội trường đã vang tiếng vỗ tay
Lincoln xuất thân địa vị thấp, cuối cùng lại đắc cử tổng thống đó cũng là nhờ tài ba biến điều bất lợi thành
có lợi cho mình Chính ông đã chứng minh rằng: Địa vị xuất thân không thể quyết định được cuộc đời chúng ta Giả sử xuất thân ở địa vị thấp, chỉ cần mình không tự ti thì không ai dám coi thường mình Tôn trọng xuất thân của mình, tôn trọng cha mẹ mình dù họ chỉ làm công việc bình thường, bản thân điều này
là một đức tính tốt khiến người khác tôn trọng mình
(Những điều tuổi trẻ thường lãng phí – Trần Trọng Sâm sưu tầm và biên dịch, NXB Khoa học xã hội)
Câu 1: Thông hiểu
Trong câu nói với Lincoln: “Trước khi ông diễn thuyết, phải nhớ kỹ mình là con một người thợ đóng giày”, người nói nhắm vào mục đích gì? (0,5 điểm)
Trang 35Trang 2
Câu 2: Thông hiểu
Câu trả lời của Lincoln đã thể hiện thái độ gì khi nói về người cha của mình và tình cảm nào ông dành cho nhân dân toàn nước Mỹ nếu ông trúng cử tổng thống? (0, 75 điểm)
Câu 3: Thông hiểu
Anh/chị hiểu thế nào về câu nói của tác giả khi tổng kết toàn bộ cuộc đời của Lincoln: “Lincoln xuất thân địa vị thấp, cuối cùng lại đắc cử tổng thống đó cũng là nhờ tài ba biến điều bất lợi thành có lợi cho mình”? (0,75 điểm)
Câu 4: Thông hiểu
Anh/chị có đồng tình với ý kiến: “Địa vị xuất thân không thể quyết định được cuộc đời chúng ta không”?
Vì sao? (1,0 điểm)
II.LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm) Vận dụng cao
Từ nội dung phần Đọc – hiểu, hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về
ý kiến: “Tôn trọng xuất thân của mình, tôn trọng cha mẹ mình dù họ chỉ làm công việc bình thường, bản thân điều này là một đức tính tốt khiến người khác tôn trọng mình”
Câu 2 (5,0 điểm) Vận dụng cao
Trong trích đoạn tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”, nhà văn Tô Hoài đã hai lần miêu tả nhân vật Mị: khi bố
Mị đã chết “Nhưng Mị cũng không còn tưởng đến Mị có thể ăn lá ngón tự tử nữa Ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi Bây giờ thì Mị tưởng mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa” và trong đêm tình mùa xuân, sau khi uống rượu và nghe tiếng sáo gọi bạn tình “Mị trẻ lắm Mị vẫn còn trẻ Mị muốn đi chơi Bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi ngày Tết Huống chi A Sử với Mị không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau! Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa”
Anh/chị hãy phân tích nhân vật Mị trong hai lần miêu tả trên, từ đó nhận xét sự thay đổi trong tâm lí của nhân vật Mị
- Thái độ đối với cha: trân trọng, tôn thờ cha và công việc mà cha đã làm
- Tình cảm ông dành cho nhân dân Mỹ khi đắc cử: yêu thương, quý trọng họ một cách bình đằng, không có sự phân biệt thấp hèn hay cao sang
3
Phương pháp: phân tích, lý giải
Cách giải:
Trang 36Trang 3
Có thể hiểu: xuất thân địa vị của mỗi con người không quyết định đến sự thành công trong tương lai của họ Thành công của mỗi người chính là tài năng xoay chuyển tình thế, biết biến những cái bất lợi thành có lợi cho mình
4
Phương pháp: phân tích, tổng hợp
Cách giải:
- Đồng ý với quan điểm
- Lí giải: Địa vị và xuất thân của mỗi chúng ta là khác nhau Chúng ta sinh ra không được quyết định địa vị, xuất thân của mình, nhưng chúng ta có thể quyết định tương lai của bản thân Tương lai đó có thành công hay không chính là phụ thuộc ở tiềm năng, ý chí, nghị lực của chính chúng ta
2 Bàn luận
- Tôn trọng xuất thân của mình sẽ khiến người khác tôn trọng mình:
+ Tôn trọng nơi mình được sinh ra là yếu tố đầu tiên khiến người khác tôn trọng bạn
+ Nếu như ngay cả cha mẹ đã nuôi mình khôn lớn mà bạn cũng không tôn trọng, biết ơn thì làm sao người ngoài có thể tôn trọng cha mẹ bạn
+ Dù bạn xuất thân ở bất cứ đâu, cha mẹ làm bất cứ ngành nghề nào cũng đều một lòng muốn bạn khôn lớn, trưởng thành và thành công Bởi vậy, tôn trọng cha mẹ, việc làm của họ
là điều tối thiếu mà đứa con cần làm
+ …
- Xuất thân không ai có thể lựa chọn, nhưng chúng ta có thể lựa chọn tương lai cho chính mình Là thất bại hay thành công không phụ thuộc vào nơi bạn sinh ra mà phụ thuộc vào ý chí, nghị lực của chính bạn
=> Hãy tôn trọng nơi mình được sinh dưỡng, tôn trọng cha mẹ, đó chính là phẩm chất của một con người có văn hóa, có đạo đức
2 Phương pháp: phân tích, lý giải, tổng hợp
Cách giải:
• Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Tô Hoài là một trong những cây bút văn xuôi hàng đầu của nền văn học hiện đại Việt Nam,
là nhà văn có biệt tài nắm bắt rất nhanh nhạy những nét riêng trong phong tục, tập quán của những miền đất mà ông đã đi qua Ông có giọng văn kể chuyện hóm hỉnh, rất có duyên và đầy sức hấp dẫn; có vốn ngôn ngữ bình dân phong phú và sử dụng nó rất linh hoạt, đắc địa
- Truyện ngắn Vợ chồng A Phủ được sáng tác năm 1952, in trong tập Truyện Tây Bắc – tập
truyện được tặng giải Nhất – Giải thưởng Hội văn nghệ Việt Nam 1954 – 1955 Tập Truyện
Tây Bắc gồm ba truyện: Mường Giơn, viết về dân tộc Thái; Cứu đất cứu mường, viết về dân
Trang 37Trang 4
tộc Mường; Vợ chồng A Phủ, viết về dân tộc Mèo (Mông) – mỗi truyện có một dáng vẻ, sức hấp dẫn riêng, nhưng đọng lại lâu bền trong kí ức của nhiều người đọc là truyện Vợ chồng A Phủ
• Giới thiệu nhân vật
- Nhan sắc: “trai đến đứng nhẵn chân vách đầu buồng Mị” -> nhan sắc rực rỡ ở tuổi cập kê
- Tài năng: thổi sáo, thổi lá Hay đến mức có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm thổi sáo đi theo Mị
- Phẩm chất tốt đẹp: Khi bố mẹ Mị hết đời chưa trả được món nợ cho thống lí Pá Tra, thống
lí Pá Tra định bắt Mị về làm con dâu gạt nợ:
+ Hiếu thảo:“ Con sẽ làm nương ngô giả nợ thay cho bố”
+ Tự tin vào khả năng lao động: “Con nay đã biết cuốc nương làm ngô”
+ Khao khát tự do: “Bố đừng bán con cho nhà giàu”
-> Xứng đáng được hưởng hạnh phúc nhưng lại bị xã hội của tiền quyền, cường quyền và thần quyền vùi dập, đẩy vào ngã rẽ tăm tối
• Phân tích nhân vật Mị trong hai lần miêu tả trên
▪ Lần thứ nhất
* Vị trí chi tiết: Chi tiết nằm ở phần đầu truyện Khi Mị bị bắt về làm con dâu dạt nợ nhà thống Lí Pá Tra, lúc đầu Mị xuất hiện ý thức phản kháng từ yếu ớt “đêm nào cũng khóc” đến mạnh mẽ “ăn lá ngón tự tử” nhưng sau đó, khi bố mất, khi đã quen với mọi thứ, Mị chấp nhận số phận bi kịch của mình
* Phân tích hình ảnh Mị:
- Ý thức phản kháng mất đi, chấp nhận số phận của mình, sống một cách dật dờ, tàn lụi:
Nhưng Mị cũng không còn tưởng đến Mị có thể ăn lá ngón tự tử nữa Ở lâu trong cái khổ,
Mị quen khổ rồi
- Thủ pháp vật hóa: “Mị tưởng mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa” -> Mị trở
thành một cỗ máy, công cụ lao động, mất hết ý niệm về thời gian Thời gian được đo bằng khối lượng công việc, các công việc nối tiếp nhau, việc này chồng lên việc kia
▪ Lần thứ hai
* Vị trí chi tiết: Chi tiết nằm ở phần giữa của truyện Trong đêm tình mùa xuân, sau khi uống rượu và nghe tiếng sáo gọi bạn tình, sức sống tiềm tàng trong Mị trỗi dạy Những cảm xúc bị kìm nén, ý thức phản kháng khiến Mị nhận ra thực tại của mình
* Phân tích chi tiết:
- Ý thức về vẻ đẹp bản thân: “Mị trẻ lắm Mị vẫn còn trẻ.”
- Trỗi dậy khao khát tự do, khao khát được sống hạnh phúc – thứ mà bao lâu này bị vùi lấp:
“Mị muốn đi chơi Bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi ngày Tết.”
- Tự ý thức về tình cảnh hiện tại của bản thân: “Huống chi A Sử với Mị không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau!”
- Xuất hiện ý thức phản kháng mạnh mẽ, muốn vượt thoát hiện tại: “Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa.”
=> Nhận xét sự thay đổi tâm lý của Mị qua hai lần:
- Sự thay đổi tâm lí nhân vật được miêu tả hết sức hợp lý Mị từ chỗ bị cái khổ cực làm cho
Trang 38Trang 5
mất đi ý thức về sự sống đến chỗ bừng lên khao khát sống mãnh liệt Qua sự thay đổi tâm lý
đó ta có thể thấy tiềm tàng trong con người nhỏ bé ấy là sức sống tiềm tàng mạnh mẽ, nó không hề bị mất đi do tác động của hoàn cảnh mà chỉ lẩn khuất, chờ thời cơ để bùng lên mạnh mẽ Mị chính là nhân vật tiêu biểu cho số phận của người phụ nữ nói riêng và nông dân Việt Nam nói chung – họ đều mang trong mình một sức mạnh bền bỉ, tiềm tàng, mạnh
mẽ
- Qua việc miêu tả tâm lý nhân vật, một lần nữa khẳng định nghệ thuật miêu tả tâm lý bậc thầy của Tô Hoài
• Tổng kết
* Giá trị nội dung:
- Giá trị hiện thực : Phơi bày thực trạng xã hội phong kiến miền núi lúc bấy giờ
- Giá trị nhân đạo:
+ Bày tỏ sự đồng cảm, xót thương cho những số phận dưới ách thống trị của bọn phong kiến miền núi
+ Lên án, phê phán những thế lực tàn bạo đã chà đạp lên quyền sống của con người
* Giá trị nghệ thuật:
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật: Mị là kiểu nhân vật tâm trạng, A Phủ là kiểu nhân vật hành động
- Tác giả thể hiện sở trường tả cảnh, tả phong tục rất thành công:
+ Cảnh: thiên nhiên ngày xuân, cảnh sinh hoạt
+ Phong tục: cướp vợ, cũng trình ma, phạt vạ…
- Nghệ thuật kể chuyện:
+ Kết hợp nhiều điểm nhìn
+ Ngôn ngữ đậm chất dân tộc
Trang 39Trang 1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
TRƯỜNG THPT CHUYÊN
ĐỀ THI LẦN 2
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2019
Môn thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề
Họ, tên thí sinh:
Số báo danh:
Phần I ĐỌC- HIỂU (3 điểm)
Đọc đoạn trích dưới đây
Đa phần người trẻ Việt Nam hiện nay thì lại chú ý quá nhiều vào họchành, vào sự nghiệp Cuộc sống hầu như chỉ biết đến công việc, không biếtđến các trải nghiệm khác, đến những điều khác cần thiết trong cuộc sống nhưâm nhạc, khiêu vũ, các môn thể thao, dã ngoại, leo núi Ngay cả kỹ năngsống còn như bơi lội không phải người trẻ nào cũng biết, đừng nói đếnnhững trải nghiệm đặc biệt thử thách khả năng chịu đựng của bản thân, khiếncon người bước ra khỏi vùng an toàn của mình và làm cuộc sống thêm phongphú Điều mà giới trẻ Việt Nam nên làm là cân bằng giữa những trải nghiệmlàm giàu cuộc sống, và những kinh nghiệm có thể đóng góp vào sự phát triểndài hạn cho nghề nghiệp
Không ai trên đời có hai lần tuổi trẻ Trong khi nhiều người trong tuổi trẻ lạclối mất phương hướng, lãng phí thời gian, thì họ không biết rằng những gì họđang làm hay không làm hôm nay sẽ ảnh hưởng rất nhiều trong cả cuộc đờicòn lại
Có thể bây giờ bạn không nhận ra, nhưng tuổi đôi mươi là tuổi tạo tiền đề.Đây là khoảng thời gian
mà bạn xây dựng, gieo trồng, chứ không phải là thờigian nghỉ ngơi thụ hưởng Hãy tận dụng khoảng thời gian này để học hỏi,bước đi, làm thật nhiều thứ Hãy đọc nhiều hơn, lăn lộn nhiều hơn, thực hànhnhiều hơn Chuẩn bị kiến thức, kỹ năng, mạng lưới hỗ trợ cho tương lai Kỹnăng nếu không được học trong thời trẻ, thì sau này môi trường ổn định ít vachạm rất khó để học lại được
Tuổi trẻ đã qua sẽ không bao giờ trở lại, hãy sống như thể ta chỉ còn lại mộtngày để sống
(Trích Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu?- Rosie Nguyễn, NXB Nhã Nam, 2017, tr 136-137) Thực hiện những yêu cầu sau:
Câu 1 Đoạn văn đề cập đến những nhược điểm gì của tuổi trẻ hiện nay? (thông hiểu)
Câu 2 Theo tác giả, vì sao mỗi người cần trải nghiệm và tích lũy kĩ năng sống nhiều hơn khi còn trẻ?
(thông hiểu)
Câu 3 Theo anh/chị thế hệ trẻ cần làm gì để tăng cường trải nghiệm cuộc sống? (vận dụng)
Câu 4 Anh chị có đồng ý với ý kiến: “Kỹ năng nếu như không được học trong thời trẻ thì sau này môi
trường ổn định, ít va chạm và rất khó để học được?” Vì sao? (vận dụng)
Phần II.LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm) Hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến được nêu
trong phần Đọc- hiểu: Hãy sống như thể ta chỉ còn một ngày để sống (vận dụng cao)
Câu 2 (5 điểm) Cảm nhận của anh/chị về hình tượng Đất Nước qua hai đoạn thơ sau:
Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa ” mẹ thường hay kể Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Trang 40Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn Cái kèo, cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng Đất Nước có từ ngày đó
- Trong anh và em hôm nay Đều có một phần Đất Nước Khi hai đứa cầm tay
Đất Nước trong chúng mình hài hoà nồng thắm Khi chúng ta cầm tay mọi người
Đất nước vẹn tròn, to lớn Mai này con ta lớn lên Con sẽ mang đất nước đi xa Đến những tháng ngày mơ mộng
Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình Phải biết gắn bó san sẻ
Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở Làm nên Đất Nước muôn đời
(Trích Đất Nước – Nguyễn Khoa Điềm, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015; tr 118,
Đoạn văn đề cập đến những nhược điểm của tuổi trẻ hiện nay đó là:
- Chú ý quá nhiều học hành, sự nghiệp, không biết đến các trải nghiệm tinh thần khác (khiêu