Những yếu tố tăng nguy cơ thoái hóa điểm vàng Viết bởi: BS. Nguyễn Ánh Ngọc NGÀY 17 THÁNG 12, 2017 | 07:33 Phòng bệnh T+T Suckhoedoisong.vn Thoái hóa điểm vàng là nguyên nhân hàng đầu gây ra chứng giảm thị lực và mù lòa ở người từ 65 tuổi trở lên. Tuy nhiên, thoái hóa điểm vàng cũng không loại trừ người trẻ tuổi, hơn nữa căn bệnh này còn có xu hướng trẻ hóa. Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ thoái hóa điểm vàng. Điểm vàng là phần nhạy cảm nhất của võng mạc. Điểm vàng được tạo thành từ hàng triệu tế bào cảm quang giúp mắt nhìn được hình ảnh sắc nét và rất quan trọng đối với thị lực trung tâm. Khi điểm vàng bị thoái hóa, thị lực trung tâm sẽ bị mờ hoặc tối, mắt sẽ nhìn thấy các hình ảnh méo mó, thậm chí là không nhìn thấy. Bệnh này có hai dạng: thoái hóa điểm vàng khô (chiếm 90%) và thoái hóa điểm vàng ướt (chiếm 10%). Thoái hóa điểm vàng ướt tuy chiếm tỷ lệ thấp nhưng lại là nguyên nhân gây nên 90% tình trạng mất thị lực nặng. Nguyên nhân thoái hóa điểm vàng vẫn chưa xác định, nhưng có thể kể ra đây các yếu tố nguy cơ cao dẫn tới thoái hóa điểm vàng. Hút thuốc Một nghiên cứu của các nhà khoa học Anh xuất bản trong tạp chí Nhãn khoa Anh quốc đã kết luận rằng hút thuốc tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh thoái hóa điểm vàng. Tổng quan của 17 nghiên cứu khác cho thấy có đủ bằng chứng khoa học để kết luận khói thuốc lá có thể gây thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi tác. Cần lưu ý rằng trong tất cả các yếu tố nguy cơ đối với sự phát triển thoái hóa điểm vàng, hút thuốc lá là một trong những yếu tố hoàn toàn có thể tránh được.nhungyeutotangnguycothoaihoadiemvang1 Thoái hóa điểm vàng là nguyên nhân hàng đầu gây giảm thị lực và mù lòa. Tuổi tác Tuổi cao là yếu tố nguy cơ lớn nhất đối với thoái hóa điểm vàng. 25% người trong độ tuổi từ 6574 mắc thoái hóa điểm vàng. Trên 75 tuổi, số người mắc bệnh là 33%. Lịch sử gia đình Thoái hóa điểm vàng dường như là di truyền trong một số gia đình. Có một số gene truyền lại từ người thân có thể làm cho bạn dễ bị bệnh hơn. Có tiền sử gia đình bị thoái hóa điểm mắt liên quan đến tuổi tác cũng cho thấy làm tăng nguy cơ mắc bệnh lên đến 50%. Nếu trong gia đình có người bị thoái hóa điểm vàng, nên đặc biệt chú ý đến các yếu tố nguy cơ khác. Tăng huyết áp Tăng huyết áp làm tăng khả năng phát triển thoái hóa điểm vàng. Mắt là một cơ quan tập trung nhiều mạch máu. Kết quả là, sự thay đổi huyết áp ảnh hưởng lớn đến mắt. Tăng huyết áp, cũng như các bệnh tim mạch khác, làm tăng khả năng phát triển thoái hóa điểm vàng. Béo phì Thừa cân béo phì không chỉ làm tăng nguy cơ mắc thoái hóa điểm vàng, nó cũng làm tăng nguy cơ phát triển thoái hóa điểm vàng nặng hơn. Các nghiên cứu cho thấy, những người có chế độ ăn nhiều chất béo có trong thực phẩm ăn nhanh như khoai tây chiên, đồ nướng, bánh ngọt và bánh quy có nguy cơ mắc bệnh thoái hóa điểm vàng dạng ướt. Chế độ dinh dưỡng thấp Các chất chống ôxy hóa có thể bảo vệ tế bào khỏi bị ôxy hóa, một phần có thể chịu trách nhiệm cho những ảnh hưởng của lão hóa và thoái hóa điểm vàng. Bệnh nhân có lượng hấp thu khoáng chất thấp, chẳng hạn như kẽm và các vitamin chống ôxy hóa, như A, C và E, có nguy cơ bị mất thị lực cao hơn do thoái hóa điểm vàng. Giới tính nữ Phụ nữ có nguy cơ cao phát triển thoái hóa điểm vàng hơn so với nam giới. Dường như có mối liên hệ giữa thời kỳ mãn kinh và thoái hóa điểm vàng. Phụ nữ khởi phát mãn kinh sớm cũng gây nguy cơ thoái hóa điểm vàng. Ngoài ra, vì phụ nữ có xu hướng sống lâu hơn, họ có nguy cơ cao bị mù lòa nếu họ mắc bệnh này. Chủng tộc Người da trắng có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn người da đen, da màu. Mặc dù chúng ta vẫn không biết chính xác nguyên nhân gây ra bệnh là gì, nhưng số lượng sắc tố có trong mô thực sự có đóng một vai trò. Bệnh nhân có màu mắt sáng cũng có nguy cơ cao hơn những người có mắt sẫm màu hơn. Tiếp xúc nhiều với ánh sáng mặt trời Tiếp xúc quá nhiều thời gian với ánh nắng mặt trời mà không có kính bảo vệ mắt khỏi tia cực tím sẽ làm tăng tốc độ phát triển thoái hóa điểm vàng. Do đó, những người thường xuyên làm việc ngoài trời cần đeo kính hạn chế, lọc bớt tia UV, tránh không tiếp xúc trực tiếp với tia tử ngoại. Lời khuyên của bác sĩ Trong các yếu tố nguy cơ nói trên, chỉ có 4 yếu tố chủng tộc, giới tính, tuổi tác, lịch sử gia đình là không thể thay đổi được. Các yếu tố còn lại có thể kiểm soát và phòng ngừa. Càng tích hợp nhiều yếu tố nguy cơ, bạn càng có khả năng phát triển bệnh. Vì thế hãy đến bác sĩ khi thấy các triệu chứng cùng các yếu tố nguy cơ. Các triệu chứng thoái hóa điểm vàng bao gồm: mờ mắt; gặp khó khăn trong việc xem xét các chi tiết; nhìn mờ ngay cả trong ánh sáng bình thường; thấy một dấu chấm nhỏ màu đen ở khu vực trung tâm hình ảnh, kích thước tăng dần theo thời gian; hình ảnh với những đường thẳng (như cạnh cửa sổ) bị uốn cong hoặc méo. Để phát hiện bản thân có bị thoái hóa điểm vàng hay không, có thể thực hiện kiểm tra tại nhà như sau: Ngồi trong phòng và nhìn ra khung cửa sổ bằng mắt phải trong khoảng 30 giây (dùng tay che mắt bên trái). 10 giây sau, che mắt phải nhìn bằng mắt trái. Khi bỏ tay ra khỏi mắt, nếu bạn nhìn thấy các cạnh của khung cửa sổ vẫn song song hoặc vuông góc với nhau thì điều đó có nghĩa là mắt bạn không bị thoái hóa điểm vàng. Tuy nhiên, nếu như bạn lại nhận thấy rằng các khung cửa bị méo, không còn song song với nhau nữa, đó là một dấu hiệu đặc trưng của bệnh thoái hóa điểm vàng. Bạn nên đi gặp bác sĩ nhãn khoa để được điều trị sớm. BS. Nguyễn Ánh Ngọc
Bé gái bị rận sinh dục công lên mắt Thứ Tư, ngày 08/05/2019 11:00 AM (GMT+7) Viện Sốt rét - Ký sinh trùng Côn trùng TP HCM vừa chữa trị cho bệnh nhi bị rận ký sinh phận sinh dục công lên mắt gây sưng tấy kéo dài Sự kiện: Sống khỏe Chiều 7-5, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng Côn trùng TP HCM cho biết bệnh nhi đến khám tình trạng mắt đỏ, sưng kèm theo ngứa vùng quanh mắt Qua thăm khám, bác sĩ phát bệnh nhi bị rận mu ký sinh quanh mi mắt, can thiệp biện pháp y tế trị mắt cho em Hình ảnh ảnh rận mu ký sinh mi mắt bệnh nhi Theo bác sĩ Nguyễn Bá Nam, Phòng khám Chuyên khoa Ký sinh trùng, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng Côn trùng TP HCM, rận mu ký sinh vị trí thể người lớn thường thấy lông phận sinh dục, lơng mu khu vực ven hậu mơn, tóc, bụng, hố nách, râu, ria mép Ở trẻ em thường thấy ký sinh lông mi Rận mu gây ngứa triệu chứng phổ biến "Điều trị rận mu khơng khó khơng điều trị dứt điểm, việc gãi ngứa gây trầy xước da dẫn đến bội nhiễm vi khuẩn Vì vậy, nghi ngờ mắc bệnh cần đến phòng khám chuyên khoa để khám điều trị triệt để" - bác sĩ Nam khuyến cáo