1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THIẾT KẾ XÂY DỰNG BÃI CHÔN LẤP CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT VÀ CÔNG NGHIỆP KHÔNG NGUY HẠI HỢP VỆ SINH QUY MÔ 25HA TẠI XÃ VĨNH TÂN, HUYỆN VĨNH CỬU, TỈNH ĐỒNG NAI

94 222 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 94
Dung lượng 2,7 MB

Nội dung

Em xin chân thành cảm ơn Công ty TNHH MTV dịch vụ Môi Trường Đô Thị Đồng Nai và đặc biệt là ban quản lý bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt và công nghiệp không nguy hại hợp vệ sinh Trả

Trang 1

- -

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

THIẾT KẾ XÂY DỰNG BÃI CHÔN LẤP CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT VÀ CÔNG NGHIỆP KHÔNG NGUY HẠI HỢP

VỆ SINH QUY MÔ 25HA TẠI XÃ VĨNH TÂN, HUYỆN VĨNH

CỬU, TỈNH ĐỒNG NAI

Họ và tên sinh viên: LỮ HÀ NGÂN Ngành: KĨ THUẬT MÔI TRƯỜNG Niên khóa: 2009 – 2013

Tháng 06/2013

Trang 2

- -

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

THIẾT KẾ XÂY DỰNG BÃI CHÔN LẤP CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT VÀ CÔNG NGHIỆP KHÔNG NGUY HẠI HỢP

VỆ SINH QUY MÔ 25HA TẠI XÃ VĨNH TÂN, HUYỆN VĨNH

CỬU, TỈNH ĐỒNG NAI

Họ và tên sinh viên: LỮ HÀ NGÂN Ngành: KĨ THUẬT MÔI TRƯỜNG Niên khóa: 2009 – 2013

Tháng 06/2013

Trang 3

TẠI XÃ VĨNH TÂN, HUYỆN VĨNH CỬU, TỈNH ĐỒNG NAI

Tác giả

LỮ HÀ NGÂN

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu

cấp bằng Kỹ sư ngành

Kỹ thuật môi trường

Giáo viên hướng dẫn: Th S Lê Tấn Thanh Lâm

K.S Huỳnh Tấn Nhựt

Tháng 06/2013

Trang 4

Giới thiệu hiện trạng môi trường khu vực thiết kế BCL Tổng quan lý thuyết về chất thải rắn và công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh Lựa chọn, thiết kế kỹ thuật bãi chôn lấp

Thực hiện các bản vẽ kỹ thuật cần thiết để xây dựng BCL Vĩnh Tân

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, Con xin được bày tỏ lòng biết ơn vô hạn đến Cha Mẹ - Cám ơn Cha Mẹ đã sinh ra con, nuôi dưỡng và dạy dỗ con, cho con được học hành để giờ đây con nên người

Em xin cảm ơn các thầy cô trong khoa Môi trường và Tài nguyên trường Đại học Nông Lâm TPHCM đã tận tình dạy dỗ, truyền đạt cho em những kiến thức, những kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian học tập

Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy Lê Tấn Thanh Lâm và thầy Huỳnh Tấn Nhựt giảng viên khoa Môi trường và Tài nguyên trường ĐH Nông Lâm

TP Hồ Chí Minh đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, truyền đạt cho em nhiều kinh nghiệm trong thực tế để em hoàn thành tốt khóa luận

Chân thành cảm ơn tất cả bạn bè, những người xung quanh đã ủng hộ, giúp đỡ

để em có thể vượt qua những khó khăn và đạt được những kết quả như ngày hôm nay

Em xin chân thành cảm ơn Công ty TNHH MTV dịch vụ Môi Trường Đô Thị Đồng Nai và đặc biệt là ban quản lý bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt và công nghiệp không nguy hại hợp vệ sinh Trảng Dài, phường Trảng Dài, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em có thêm nhiều kiến thức thực

tế để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp

Tuy đã cố gắng hết mình nhưng do thời gian thực tập và trình độ chuyên môn còn nhiều hạn chế nên không tránh khỏi những sai sót Rất mong nhận được sự thông cảm và đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn !

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 06, năm 2013

Sinh viên thực hiện

Lữ Hà Ngân

Trang 6

TÓM TẮT KHÓA LUẬN

Trước thực trạng chất thải rắn sinh hoạt và công nghiệp ngày càng tăng nhanh

và theo quyết định số 7480 ngày 26/7/2006 của UBND tỉnh Đồng Nai thì BCL Trảng Dài sẽ đóng cửa vào cuối năm 2013, vì vậy điều tất yếu là cần phải xây dựng một bãi chôn lấp hợp vệ sinh khác để chôn lấp phần lớn lượng rác thải sinh hoạt và công nghiệp không nguy hại phát sinh từ các khu dân cư và khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai Đề tài: “Thiết kế xây dựng BCL CTR sinh hoạt và công nghiệp không nguy hại hợp vệ sinh quy mô 25ha tại xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai”

đã giải quyết được vấn đề trên

Thành phần chính của chất thải rắn thu gom về xử lý tại bãi chôn lấp là rác thải sinh hoạt và rác thải công nghiệp không nguy hại, đây là các thành phần tương đối

dễ phân hủy, vì vậy dùng biện pháp chôn lấp để xử lý là thích hợp

Sử dụng phương pháp xử lý số liệu và tham khảo tìa liệu, khóa luận đã thực hiện được các nội dung sau:

Giới thiệu các công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh tại các bãi chôn lấp chất thải rắn trong và ngoài nước Các yêu cầu kỹ thuật khi thiết kế và xây dựng bãi chôn lấp hợp

Phân tích, tính toán chi phí xây dựng các công trình

Trình bày các bản vẽ liên quan đến thiết kế và xây dựng BCL

Trang 7

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

TÓM TẮT KHÓA LUẬN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC BẢNG BIỂU vii

DANH MỤC HÌNH ẢNH viii

Chương 1 : MỞ ĐẦU 1

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.3 Nội dung nghiên cứu 2

1.4 Phương pháp nghiên cứu 2

1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

1.6 Ý nghĩa của đề tài 3

Chương 2: HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC THIẾT KẾ 4

2.1 Vị trí bãi chôn lấp 4

2.2 Điều kiện tự nhiên, địa chất, khí tượng và thủy văn 4

2.2.1 Hiện trạng địa hình, địa mạo 4

2.2.2 Hiện trạng chất lượng đất 5

2.2.3 Hiện trạng nguồn tài nguyên 6

2.3 Đánh giá hiện trạng 6

2.3.1 Những yếu tố thuận lợi cho việc xây dựng BCL chất thải rắn 6

2.3.2 Những yếu tố bất lợi cho việc xây dựng BCL chất thải rắn 7

Chương 3: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ CHẤT THẢI RẮN VÀ CÔNG NGHỆ CHÔN LẤP HỢP VỆ SINH 8

3.1 Nguồn gốc phát sinh và thành phần chất thải rắn 8

3.1.1 Nguồn gốc phát sinh 8

3.1.2 Thành phần chất thải rắn 8

3.2 Các công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh được áp dụng trong tực tế 10

3.2.1 Thế giới 10

Trang 8

3.3 Các vấn đề môi trường tại bãi chôn lấp 13

3.3.1 Mùi hôi 13

3.3.2 Thu khí đốt 14

3.3.3 Nước rỉ rác 16

Chương 4: THIẾT KẾ KĨ THUẬT BÃI CHÔN LẤP HỢP VỆ SINH 18

4.1 Cơ sở thiết kế 18

4.1.1 Hiện trạng khu vực thiết kế 18

4.1.2 Các yêu cầu thực tế 18

4.1.3 Các quy định về thiết kế BCL chất thải rắn 19

4.2 Mô hình ô chôn lấp 20

4.3 Quy định niên hạn thiết kế và dung tích lớn nhất của BCL 21

4.4 Bố trí mặt bằng BCL 22

4.5 Phương án cắt lớp 26

4.5.1 Lớp lót đáy 26

4.5.2 Lớp che phủ trên cùng 28

4.5.3 Lớp vật liệu che phủ hàng ngày, lớp lót vách hố và lớp rác 30

4.6 Kỹ thuật thu gom và xử lý khí gas 30

4.6.1 Dự tính lượng khí phát sinh 30

4.6.2 Lựa chọn phương án thu khí 33

4.6.3 Thiết kế hệ thống thu gom khí gas 34

4.7 Kỹ thuật thu gom nước rỉ rác 35

4.7.1 Tính toán lượng nước rỉ rác 35

4.7.2 Phương án thu gom 37

4.8 Các công trình phụ trợ hoạt động chôn lấp 38

4.8.1 Trạm cân 38

4.8.2 Trạm rửa xe 38

4.8.3 Sàn trung chuyển 39

4.8.4 Kho xưởng sửa chữa 39

4.8.5 Nhà hành chính và quản lý 39

4.8.6 Nhà nghỉ ca công nhân 40

4.8.7 Phòng bảo vệ 40

Trang 9

4.8.8 Đê chắn rác 40

4.9 Hệ thống hạ tầng kĩ thuật 41

4.9.1 Hệ thống đường nội bộ 41

4.9.2 Hệ cấp nước, thoát nước 42

4.9.3 Mạng lưới điện 43

4.9.4 Hệ thống giếng thăm (Giếng quan trắc nước ngầm) 43

4.10 Thiết bị phục vụ hoạt động chôn lấp 43

4.11 Kỹ thuật vận hành bãi chôn lấp 44

4.11.1 Quy trình vận hành công tác chôn lấp 44

4.11.2 Hệ thống xử lý khí gas 46

4.11.3 Hệ thống xử lý nước rỉ rác 47

4.11.4 Quan trắc môi trường BCL 48

4.11.5 Trình tự đóng bãi chôn lấp 49

4.12 Tính toán chi phí xây dựng bãi chôn lấp 50

Chương 5 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 51

5.1 Kết luận 51

5.2 Kiến nghị 52

TÀI LIỆU THAM KHẢO 53

PHỤ LỤC I: CÁC BẢNG THÔNG TIN 1

PHỤ LỤC II: THUYẾT MINH TÍNH TOÁN LƯỢNG KHÍ GAS HÀNG NĂM BẰNG MÔ HÌNH LANDGEM 13

PHỤ LỤC III: TÍNH TOÁN CHI PHÍ XÂY DỰNG BCL 21

PHỤ LỤC IV: CÁC BẢN VẼ KỸ THUẬT 21

Trang 10

BOD5 (Biochemical Oxygen Demand) : Nhu cầu oxy sinh hóa

BTNMT : Bộ tài nguyên môi trường

COD (Chemical Oxygen Demand) : Nhu cầu oxy hóa

Công ty TNHH : Công ty trách nhiệm hữu hạn

SS (Suppendid Solids) : Chất rắn lơ lửng

TOC (Total organic carbon) : Tổng cacbon hữu cơ

BKHCN&MT : Bộ khoa học công nghệ và môi trường

Trang 11

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Các nhóm đất chính ở huyện Vĩnh Cửu 5

Bảng 3.1: Phân loại CTR theo các nguồn phát sinh khác nhau 9

Bảng 3.2: Tỷ lệ thành phần các khí chủ yếu sinh ra từ bãi chôn lấp 14

Bảng 3.3: Nồng độ ảnh hưởng của khí H 2 S đến con người 15

Bảng 3.4: Tổng hợp các thông số ô nhiễm đặc trưng của nước rỉ rác 16

Bảng 4.1: Các thông số lựa chọn để xây dựng tại BCL Vĩnh Tân 21

Bảng 4.2: Quy định lựa chọn quy mô BCL chất thải rắn 21

Bảng 4.3: Danh mục dự án trong Khu xử lý chất thải rắn huyện Vĩnh Cửu 22

Bảng 4.4: Diện tích chôn lấp CTR sinh hoạt 25

Bảng 4.5: Diện tích chôn lấp CTR công nghiệp không nguy hại 26

Bảng 4.6: Cấu tạo của lớp lót đáy hố chôn lấp 27

Bảng 4.7: Tổng hợp vật liệu thi công lớp lót đáy ô chôn lấp 27

Bảng 4.8: Tổng hợp vật liệu thi công lớp che phủ trên cùng ô chôn lấp 29

Bảng 4.9: Các thông số đầu vào của mô hình LandGem 31

Bảng 4.10: Tổng hợp các chỉ tiêu dự tính được từ mô hình LandGEM 33

Bảng 4.11: Tổng hợp thiết bị thu khí BCL 35

Bảng 4.12: Dự tính lượng nước rỉ rác trung bình hàng năm phát sinh tại BCL Vĩnh Tân 36

Bảng 4.13: Tổng hợp thiết bị thu nước rỉ rác 38

Bảng 4.14: Tổng hợp kích thước và diện tích các công trình phụ trợ trong BCL Vĩnh Tân 41

Bảng 4.15: Tính toán nhu cầu dùng nước 42

Bảng 4.16: Thống kê số lượng thiết bị phục vụ hoạt động củaB CL Vĩnh Tân 43

Trang 12

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 3.1: Ảnh chụm từ vệ tinh bãi A 11

Hình 3.2: Ảnh chụm từ vệ tinh bãi B 12

Hình 4.1: Bãi chôn lấp CTR kết hợp chìm – nổi 20

Hình 4.3: Mặt cắt đứng của ô chôn lấp 23

Hình 4.4: Mặt cắt A-A của ô chôn lấp 24

Hình 4.5: Mặt cắt B-B của ô chôn lấp 24

Hình 4.7: Cắt lớp cấu tạo lớp che phủ trên cùng ô chôn lấp 29

Hình 4.8: Giao diện trang nhập số liệu đầu vào của mô hình LandGem 31

Hình 4.9: Sơ đồ xử lý khí thải BCL 46

Trang 13

Chương 1

MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề

Cuộc sống ngày càng phát triển kéo theo những nhu cầu tất yếu không thể thiếu của con người như: các dịch vụ ăn uống, vui chơi giải trí, các dịch vụ phục vụ cuộc sống và một lượng lớn rác thải được sinh ra cùng với đó là môi trường ngày càng bị ô nhiễm nặng nề

Theo Báo cáo môi trường quốc gia 2011 do Bộ tài nguyên và môi trường thực

hiện vào năm 2011 thì tổng lượng CTR phát sinh của nước ta trong năm 2008 là khoảng 27 triệu tấn, tuy nhiên theo như dự báo của BXD và BTNMT đến năm 2015 thì lượng CTR phát sinh lên đến 44 triệu tấn và tập trung nhiều nhất là ở các khu vực

đô thị và khu công nghiệp Tổng lượng CTR sinh hoạt ở các đô thị phát sinh trên toàn quốc tăng trung bình 10 ÷ 16 % mỗi năm Tại hầu hết các đô thị, khối lượng CTR sinh hoạt chiếm khoảng 60 - 70% tổng lượng CTR đô thị (một số đô thị tỷ lệ này lên đến 90%) Như vậy lượng CTR phát sinh ngày càng nhiều và càng tăng mạnh hơn nữa khi dân số đô thị ngày càng tăng, trong khi đó vẫn chưa có một biện phát nào có thể giải quyết triệt để tồn tại này

Với tình trạng phát sinh CTR ngày càng tăng nhanh như trên thì việc xây dựng thêm các khu xử lý CTR là việc cần thiết Hơn thế nữa, hiện nay tại địa bàn tỉnh Đồng Nai việc thu gom và xử lý CTR tại các bãi rác đã và đang trở nên quá tải

Bãi chôn lấp Trảng Dài – Thành phố Biên Hoà là nơi tiếp nhận chất thải rắn của Thành phố Biên Hoà và các khu công nghiệp Cho đến nay, lượng chất thải được chôn lấp trong bãi đã đạt được dung tích lớn nhất như thiết kế kỹ thuật theo Thông tư liên

Trang 14

tịch số 01/2001/TTLT – BKHCN&MT – BXD ngày 18/01/2001 về việc hướng dẫn các quy định về bảo vệ môi trường đối với việc lựa chọn địa điểm, xây dựng và vận hành bãi chôn lấp chất thải rắn Yêu cầu thực tế là cần thiết kế và xây dựng một BCL khác để thay thế BCL Trảng Dài Vì vậy, tác giả chọn đề tài: “Tính toán, thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt và công nghiệp không nguy hại hợp vệ sinh mô 25ha tại xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai” Đề tài có thể đáp ứng được nhu cầu hiện tại và phù hợp với điều kiện thực tế , nên đề tài có tính thực tiễn cao

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Tính toán thời gian hoạt động của bãi chôn lấp và công suất của các ô chôn lấp tại bãi rác và các hệ thống thu gom khí đốt cũng như nước rỉ rác

Thiết kế, bố trí mặt bằng và các hệ thống thu khí, nước rỉ rác tại bãi chôn lấp sao cho hợp lý nhất, thuận tiện cho việc vận chuyển và tiết kiệm đường ống nhất

Tính toán chi phí xây dựng tổng thể của bãi chôn lấp, bao gồm: chi phí xây dựng các công trình, chi phí thiết bị, chi phí nhân công, chi phí vận hành bảo dưỡng…

1.3 Nội dung nghiên cứu

Tổng quan về thực trạng quản lý và xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

Giới thiệu các công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh tại các bãi chôn lấp chất thải rắn trong và ngoài nước

Các yêu cầu kỹ thuật khi thiết kế và xây dựng bãi chôn lấp hợp vệ sinh

Thiết kế, quy hoạch bãi chôn lấp chất thải rắn quy mô 25ha

Phân tích, tính toán chi phí xây dựng các công trình

Trình bày bản các bản vẽ liên quan đến thiết kế và xây dựng bãi chôn lấp

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu lý thuyết

- Thu thập, sưu tập số liệu

- Tổng hợp số liệu, tài liệu

- Sử dụng phần mền excel để tính toán và phần mền autocad để thực hiện các bản vẽ kĩ thuật BCL

Trang 15

- Sử dụng phần mềm LandGEM phiên bản 3.02 và ứng dụng phần mềm LandGem chạy trên nền phần mềm Excel của tác giả Lê Tấn Thanh Lâm đã nghiên cứu vào năm 2007 để tính toán lượng khí phát sinh của BCL

Nghiên cứu thực địa

- Khảo sát thực địa địa điểm xây dựng bãi chôn lấp;

- Khảo sát thực địa các công trình tương tự

1.5 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

Đối tƣợng nghiên cứu:

Bãi chôn lấp Trảng Dài, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai

Bãi chôn lấp Vĩnh Tân, thuộc xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai

Phạm vi nghiên cứu:

Bãi chôn lấp Trảng Dài – Thành phố Biên Hoà quy mô 15 ha gồm 9 hố rác sinh hoạt và 5 hố rác công nghiệp không nguy hại được tiến hành xây dựng vào 2 giai đoạn năm 2003 và năm 2007 Hiện nay đang tiến hành chôn lấp 2 hố SH8 và SH9, dự tính

sẽ đóng cửa ngừng tiếp nhận rác vào cuối năm 2013

Bãi chôn lấp Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Cửu quy mô 25 ha bao gồm khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt và công nghiệp không nguy hại

Thời gian: từ 01/01/2013 – 15/05/2013

1.6 Ý nghĩa của đề tài

Ý nghĩa thực tiễn:

- Giải quyết vấn đề quá tải của bãi rác Trảng Dài

- Đảm bảo thiết kế là tối ưu nhất, các chi phí xây dựng là hợp lý nhất

- Tận dụng khí của bãi chôn lấp sau khi đóng cửa tạo Biogas

- Chôn lấp rác thải hợp vệ sinh, đảm bảo đúng quy trình nhưng vẫn đảm bảo

về các chi phí về hóa chất và nguyên vật liệu cần cho quá trình bãi chôn lấp hoạt động

Trang 16

Chương 2

HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC THIẾT KẾ 2.1 Vị trí bãi chôn lấp

Bãi chôn lấp Vĩnh Tân, thuộc xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai

2.2 Điều kiện tự nhiên, địa chất, khí tượng và thủy văn

2.2.1 Hiện trạng địa hình, địa mạo

Huyện Vĩnh Cửu nằm trong khu vực chuyển tiếp từ vùng đồng bằng của hạ lưu sông Đồng Nai lên vùng cao thuộc huyện Xuân Lộc Toàn huyện được chia thành 2 dạng địa hình chính với những đặc trưng chủ yếu sau:

a Dạng địa hình đồi thấp

Phân bố tập trung ở khu vực phía Bắc của huyện, diện tích 83.351 ha, độ cao trung bình so với mực nước biển từ 100-200m Độ dốc phổ biến từ 3-5%, thấp dần về phía Tây-Tây Nam Dạng địa hình này tiêu thoát nước thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, tạo nền móng tốt cho việc xây dựng hạ tầng cơ sở phục vụ phát triển các khu cụm công nghiệp Vùng này chiếm 77,7% diện tích tự nhiên toàn huyện

b Dạng địa hình đồng bằng ven sông

Phân bố về phía Nam của huyện, vùng này chiếm 5,5% diện tích toàn huyện, cao độ trung bình biến đổi từ 5-20m, nơi thấp nhất từ 1-2m, độ dốc dao động từ 3-150 Đất khá bằng phẳng, thích hợp với sản xuất nông nghiệp, do nền đất yếu nên không thuận lợi cho xây dựng kết cấu cơ sở hạ tầng công nghiệp tập trung Tuy nhiên, do địa hình cao, nguồn nước mặt hiếm nên đa phần diện tích của vùng này thích hợp với các cây trồng cạn như: hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày

Trang 17

[Nguồn: Theo báo cáo tóm tắt quy hoạch tổng thể kinh tế- xã hội huyện Vĩnh Cửu]

Từ bảng trên ta thấy, nhóm đất chiếm diện tích lớn nhất ở huyện Vĩnh Cửu là đất xám, đây là loại đất có thành phần cơ giới nhẹ,thịt pha cát mịn đến thịt pha sét - cát Ở tầng đất mặt, cấp hạt sét chiếm khoảng 10 - 22% thậm chí có khu vực chỉ có 6 - 8% sét và có sự gia tăng rõ theo độ sâu Mức độ gia tăng đạt khoảng 1,2 - 1,7 lần Cấp hạt cát chiếm đến 50 - 70%, trong đó hầu hết là cát mịn Nghèo các chất dinh dưỡng thích hợp trồng các loại cây dài ngày như: cau su, điều, cây ăn trái

Theo số liệu thống kê năm 2003 của Phòng tài nguyên – Môi trường huyện Vĩnh Cửu thì lượng đất chưa được sử dụng tại huyện Vĩnh Cửu là 2938 ha, lượng đất chưa sử dụng là rất lớn, vì vậy cần phải tăng hiệu quả sử dụng của đất bằng cách chuyển đổi mục đích sử dụng của đất đối với những loại đất bị bạc màu, hoang hóa, hiệu quả sử dụng trong nông, lâm nghiệp không cao

Độ dốc, tầng dày: So với các huyện khác trong tỉnh thì tài nguyên đất của huyện Vĩnh Cửu có nhiều hạn chế về độ dốc và tầng dày

Về độ phì nhiêu: Đất phù sa có độ phì nhiêu cao nhất, thích hợp với nhiều loại cây trồng, tuy vậy diện tích lại rất có giới hạn Nhóm đất xám với độ phì nhiêu thấp lại chiếm diện tích khá lớn

Trang 18

2.2.3 Hiện trạng nguồn tài nguyên

m3, tổng trữ lượng 1.090.000 m3/ngày, chất lượng nước tốt với tổng khoáng hóa 0,6g/l thuộc loại nước nhạt có chứa bicarbonat natri và hàm lượng sắt cao Hiện đã được khai thác để sử dụng cho sinh hoạt và tưới cho khoảng 191 ha

0,07-b Tài nguyên rừng

Vĩnh Cửu là một trong những huyện có tài nguyên rừng phong phú nhất tỉnh Đồng Nai nói riêng và vùng Đông Nam Bộ nói chung Diện tích rừng là 72.974 ha lớn nhất trong các huyện, trữ lượng khoảng trên 6 triệu m3 gỗ

Rừng ở Vĩnh Cửu đã trải qua một quá trình tàn phá khốc liệt, nhất là trong giai đoạn 1975-1985, nên đến nay không còn rừng giàu, số lượng rừng trung bình khoảng 1.500 ha, còn lại là rừng nghèo kiệt, tre nứa và các loại rừng chồi, rừng trồng làm nguyên liệu giấy như tràm bông vàng, bạch đàn Một số xã trong huyện được trồng chủ yếu các loại cây có gia trị cao như: cây sao, cây dầu, cây muồng và hiện nay đã thuộc phạm vi khu dự trữ thiên nhiên

2.3 Đánh giá hiện trạng

2.3.1 Những yếu tố thuận lợi cho việc xây dựng BCL chất thải rắn

Với địa hình có độ cao trung bình so với mặt nước biển là 100m – 200m thì đảm bảo không làm ô nhiễm nguồn nước mặt cũng như nước ngầm và không lún sụt khi xây dựng BCL tại đây

Nguồn đất là có sẵn và mục đích sử dụng không cao nên chi phí đền bù giải tỏa thấp

Khu đất được chọn để xây dựng BCL có độ dốc từ 3 – 5% thích hợp cho việc xây dựng BCL và thuận tiện cho việc thu nước rỉ rác và thoát nước sinh hoạt, đảm bảo

Trang 19

các công trình có khả năng tự chảy về khu tập trung xử lý mà không cần thiết phải lắp đặt bơm, tuy nhiên trong một vài trường hợp vẫn cần phải xem xét sự cần thiết phải lắp đặt bơm để bơm chất thải về khu xử lý

Nguồn nước mặt tại khu vực này là khá phong phú và có chất lượng tốt nên việc khai thác nguồn tài nguyên này để phục vụ cho các hoạt động chôn lấp cũng như sinh hoạt của cán bộ công nhân viên trong khu chôn lấp là khá dễ dàng và đảm bảo sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên

Ngoài ra, với chất lượng đất không được cao với thành phần chủ yếu là đất xám, loại đất không có giá trị kinh tế cao, như vậy chọn khu vực này để xây dựng BCL chất thải rắn là phù hợp với chủ trương của chính quyền địa phương và tuân theo điều

4, TCXDVN 261:2001 quy định về việc lựa chọn khu đất để xây dựng BCL chất thải rắn, đảm bảo khai thác triệt để nguồn tài nguyên của đất nước không để lãng phí

Là khu đất xa khu đô thị như vậy việc xây dựng BCL sẽ không gây những tác động quá lớn đối với hệ sinh thái khu vực cũng như đối với các hoạt động sinh hoạt và cuộc sống của dân cư xung quanh khi vận hành BCL

Giao thông thuận tiện khi nâng cấp xây dựng, đường vận chuyển có mật độ lưu thông thấp  dễ dàng vận chuyển rác về BCL

2.3.2 Những yếu tố bất lợi cho việc xây dựng BCL chất thải rắn

Tuy khu đất xa khu dân cư là một điều thuận lợi nhưng bên cạnh đó cũng có những điều bất lợi như sau: hầu như rác thải thu về BCL Vĩnh Tân để xử lý là rác thải sinh hoạt và công nghiệp không nguy hại từ thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai và của huyện Vĩnh Cửu nên việc vận chuyển rác thải đến nơi xử lý là khá xa dẫn tới tốn công sức cũng như chi phí vận chuyển

Hệ thống cơ sở hạ tầng chưa có nên phải xây dựng hoàn toàn mới  tốn kém chi phí đầu tư xây dựng

Trong quá trình vận hành và sau khi BCL đóng cửa sẽ có những tác động tiêu cực tới môi trường và con người, vì vậy việc giải phóng mặt bằng để xây dựng BCL cũng sẽ gặp những khó khăn từ phía người dân, tuy nhiên có thể khắc phục được bằng các công tác vận động cũng như quản lý từ lãnh đạo và cơ quan chủ đầu tư

Trang 20

Chương 3

TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ CHẤT THẢI RẮN VÀ CÔNG

NGHỆ CHÔN LẤP HỢP VỆ SINH 3.1 Nguồn gốc phát sinh và thành phần chất thải rắn

3.1.1 Nguồn gốc phát sinh

Bất kì một hoạt động sống nào của con người tại bất kì nơi đâu từ ở nhà, tại công sở, trên đường đi, nơi công cộng… đều sinh ra một lượng lớn rác thải

Nguồn gốc phát sinh CTR được chia thành các nguồn chủ yếu sau:

- Khu dân cư;

- Khu thương mại (nhà hàng, khách sạn, chợ, siêu thị…);

- Cơ quan, công sở (trường học, trung tâm và viện nghiên cứu, bệnh viện…);

- Khu xây dựng và phá hủy các công trình xây dựng;

- Khu công cộng (nhà ga, bến tàu, sân bay, công viên, khu vui chơi, đường phố…);

- Nhà máy xử lý chất thải;

- Các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh;

- Các vùng sản xuất nông nghiệp;

3.1.2 Thành phần chất thải rắn

Quá trình phát sinh CTR gắn liền với quá trình sản xuất, mỗi giai đoạn của quá trình sản xuất đều tạo ra CTR, từ khâu khai thác, tuyển chọn nguyên liệu đến khi tạo ra sản phẩm phục vụ người tiêu dùng, vì vậy thành phần CTR cũng khác nhau ở các nguồn phát sinh khác nhau

Trang 21

Bảng 3.1: Phân loại CTR theo các nguồn phát sinh khác nhau

CTR đô

thị

Thông thường

Rác thực phẩm, giấy, vải, da, rác vườn, gỗ, thủy tinh, lon, kim loại, lá cây,

VLXD thải từ xây sửa nhà, đường giao thông, vật liệu thải

từ công trường…

Nguy hại

Đồ điện, điện tử hư hỏng, nhựa, túi nilon, pin, săm lốp xe, sơn thừa, đèn neon hỏng, bao bì thuốc diệt chuột/ruồi/muỗi…

CTR công

nghiệp

Thông thường

Rác thải sinh hoạt của công nhân trong quá trình sản xuất

Rác thực phẩm, giấy, vải, da, rác vườn, gỗ, thủy tinh, lon, kim loại, lá cây, rơm rạ, cành lá cây, rác thải chăn nuôi…

Nguy hại

Đồ điện, điện tử hư hỏng, nhựa, túi nilon, pin, săm lốp xe, sơn thừa, đèn neon hỏng, bao bì thuốc diệt chuột/ruồi/muỗi, bao bì thuốc bảo vệ thực vật…

CTR y tế

Thông thường

Chất thải nhà bếp, chất thải từ hoạt động hành chính, bao gói thông thường…

Nguy hại Phế thải phẫu thuật, bông gòn, gạc, chất thải bệnh nhân,

chất thải phóng xạ, chất thải độc hại, thuốc quá hạn

[Nguồn: Báo cáo môi trường quốc gia 2011]

Qua tổng hợp, báo cáo về tình hình phát sinh chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai năm 2010, ta có:

Khối lượng chất thải rắn thông thường (gồm CTR sinh hoạt và CTR công nghiệp không nguy hại) phát sinh trên địa bàn tỉnh là 2,219 tấn/ngày; trong đó chất thải công nghiệp không nguy hại là 880 tấn/ngày, chất thải sinh hoạt là 1,339 tấn/ngày

Trang 22

Biểu đồ 1: Thành phần khối lượng chất thải rắn phát sinh

trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

Theo như biểu đồ trên ta thấy khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn tỉnh Đồng Nai cao hơn nhiều so với khối lượng chất thải rắn công nghiệp không nguy hại

3.2 Các công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh đƣợc áp dụng trong tực tế

Công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh là: Luôn đảm bảo các chỉ tiêu về chất lượng nước, không khí, đất …nằm trong tiêu chuẩn cho phép và không ảnh hưởng tới sinh hoạt và sản xuất của con người và hệ sinh thái Đảm bảo chống thấm, chống rò rỉ nước rác làm ảnh hưởng tới chất lượng nước xung quanh Có hệ thống thu gom nước rỉ rác tại tầng đáy ô chôn lấp, sau đó dẫn về nhà máy xử lý nước thải tập trung Có hệ thống thu gom khí gas phát sinh

Chất thải CNKNH Chất thải sinh hoạt

Trang 23

Kết cấu lớp phủ phía trên từ trên xuống dưới bao gồm:

- 80cm lớp đất phủ

- Lớp vải địa chất kỹ thuật

- Lớp sỏi/cuội thoát nước dày 30 cm

- Lớp bảo vệ

- Lớp màng chống thấm HDPE

- Lớp sỏi/cuội bên trong có các ống thu khí gas

- Lớp phủ ngay sát trên chất thải rắn

Hình 3.1: Ảnh chụm từ vệ tinh bãi A

Trang 24

Bãi B: diện tích ~ 49 ha, công suất chôn lấp tính toán 14 triệu mét khối, hoạt

động đến năm 2012 Nằm cách bãi A khoảng 10 km (Bãi A nằm ở phía Đông, bãi B nằm ở phía Tây thành phố), bắt đầu được dùng để chôn CTR đô thị từ đầu những năm

1970 Năm 1986 chính thức là nơi đổ rác của thành phố

Đến năm 1994 được cải tạo thành bãi đạt tiêu chuẩn với lớp đáy được nâng cấp

b Singapore

Tại Singapore có BCL nhân tạo Semakau nằm hoàn toàn giữa biển khơi Được xây dựng bẳng cách đắp đê ngăn nước biển ở một đảo nhỏ ngoài khơi Singapo Rác từ các nguồn khác nhau sau khi thu gom được đưa đến trung tâm phân loại rác Ở đây rác được phân loại thành những thành phần cháy được và không cháy được Những chất cháy được được chuyển tới các nhà máy đốt rác, còn những chất không cháy được được chở đến cảng trung chuyển, đổ lên xà lan để chở ra khu chôn lấp rác

BCL nhân tạo Semakau bắt đầu hoạt động năm 1999, có tổng diện tích 350ha,

và có thể chứa 63 tỷ m3 rác

Hình 3.2: Ảnh chụm từ vệ tinh bãi B

Trang 25

3.2.2 Việt Nam

a Bãi chôn lấp Tam Tân (Củ Chi)

Bắt đầu hoạt động từ đầu năm 2003, là 1 trong những bãi chôn lấp lớn nhất tại TP.HCM với diện tích 60ha, hàng ngày bãi tiếp nhận 2500-3000 tấn rác của TP.HCM

do các xe chuyên chở về

b Bãi chôn lấp Gò Cát

Là bãi chôn lấp hợp vệ sinh đầu tiên tại Việt Nam Tại đây rác được xử lý bằng cách trải rộng trên mặt đất có chống thấm bằng vật liệu HDPE và thu gom nước rác Sau đó được nén và bao phủ một lớp đất dày 15cm ở cuối mỗi ngày Khi bãi rác đã sử dụng hết công suất của nó ta sẽ bao phủ lên đó 1 lớp đất khoảng 60cm Nước rò rỉ sau khi thu gom được xử lí bằng công nghệ xử lí sinh học kị khí kết hợp với công nghệ lọc màng UF (Ultra Filter) hệ thống thu gom khí và tái sinh năng lượng ( sản xuất điện) từ khí bãi chôn lấp qua hệ thống 3 máy phát điện chạy khí

Mặc dù là bãi chôn lấp hiện đại nhưng cũng gặp phải một số trở ngại về việc xử

lý nước rò rỉ ngay từ những ngày đầu hoạt động Hiện nay, hệ thống xử lý nước rò rỉ

đã được xây dựng lại hoàn toàn bằng công nghệ sinh học công suất 400m3/ng.đ Vấn

đề nước rò rỉ được giải quyết tạo điều kiện cho việc vận hành ổn định BCL cũng như đảm bảo vệ sinh môi trường

c Bãi chôn lấp Đông Thạnh

Là bãi chôn lấp hở, rác được đổ và san phẳng bằng máy ủi thành từng lớp dày 0,6m và được đầm nén cũng bằng máy ủi trước khi đổ lớp khác lên Trên mỗi lớp chôn lấp dày 3m được phủ một lớp đất sét dày 0,3m Trong quá trình chôn lấp chế phẩm vi sinh EM được phun vào để giảm mùi hôi phát tán vào không khí Nước rò rỉ được thu gom bằng các rãnh đào xung quanh ô chôn rác và dẫn tập trung về hồ chứa nước rác ở cuối bãi

3.3 Các vấn đề môi trường tại bãi chôn lấp

3.3.1 Mùi hôi

Rác thải sinh hoạt có thành phần hữu cơ chiếm chủ yếu Dưới tác động của nhiệt độ, độ ẩm và các vi sinh vật, rác thải hữu cơ bị phân hủy và sản sinh ra các chất khí (CH4 - 63.8%, CO2 - 33.6%, và một số khí khác) Trong đó, CH4 và CO2 chủ yếu phát sinh từ các bãi rác tập trung (chiếm 3 - 19%)

Trang 26

Khối lượng khí phát sinh từ các bãi rác chịu ảnh hưởng đáng kể của nhiệt độ không khí và thay đổi theo mùa Lượng khí phát thải tăng khi nhiệt độ tăng, lượng khí phát thải trong mùa hè cao hơn mùa đông Đối với các bãi chôn lấp, ước tính 30% các chất khí phát sinh trong quá trình phân hủy rác có thể thoát lên trên mặt đất mà không cần một sự tác động nào

Các khí phát sinh từ quá trình phân hủy chất hữu cơ trong CTR: Amoni có mùi khai, phân có mùi hôi, Hydrosunfur mùi trứng thối, Sunfur hữu cơ mùi bắp cải thối rữa, Mecaptan hôi nồng, Amin mùi cá ươn, Diamin mùi thịt thối, Cl2 hôi nồng, Phenol mùi ốc đặc trưng

Chính vì vậy cần phải kiểm soát triệt để vấn đề mùi khi thiết kế BCL

3.3.2 Thu khí đốt

Môi trường tại BCL sinh ra một số loại khí thải như: CO2, N2, Cl2, H2S, CH4,

NH3… Tuy nhiên khí được sinh ra nhiều nhất và có tác động tiêu cực tới môi trường

và con người tại BCL đó là: CH4 và CO2 và H2S

Bảng 3.2: Tỷ lệ thành phần các khí chủ yếu sinh ra từ bãi chôn lấp

STT Thành phần % (Thể tích khô)

Trang 27

lớn nếu nồng độ của nó chưa đạt tới nồng độ có thể cháy (5% - 15%) trong không khí Methan (CH4) cùng với CO2 có tác động gây nên hiệu ứng nhà kính, làm cho nhiệt độ trái đất ấm dần lên

b Tác động của khí H 2 S

Khí hydro sunphua (H2S) là một loại khí không màu nhưng có tính độc cao, nó

có mùi hôi khó chịu đặc trưng là mùi trứng thối Tuy sinh ra trong BCL với nồng độ thấp nhưng không kiểm soát tốt sẽ gây độc cho con người Nếu ở nồng độ thấp thì nó gần như vô hại, tuy nhiên khi có mặt khí H2S sẽ gây ra cảm giác khó chịu cho người tiếp xúc bởi mùi thối đặc trưng của nó

Khi ở nồng độ cao thì khí H2S có tính nguy hiểm khá lớn, ở nồng độ đủ lớn nó

có thể làm tổn thương thảm thực vật, làm rụng lá cây và là yếu tố kìm hãm khả năng sinh trưởng của cây cối

Bảng 3.3: Nồng độ ảnh hưởng của khí H 2 S đến con người

Nồng độ H2S (ppm) Ảnh hưởng tới sinh lý con người

1 – 2 Thoang thoảng mùi hôi thối

2 – 4 Thấy mùi hôi khá rõ

5 – 8 Gây mệt mỏi, khó chịu cho người tiếp xúc

8 – 12 Khoảng tiếp xúc tối đa là 6h sẽ không có tổn thương

200 – 300

Đau đớn trong cơ mắt, mũi và cổ sau khi tiếp xúc từ 3 – 5’ Giới hạn thời gian tối đa có thể chịu được là 30’ – 60’ tùy thể chất từng cơ thể

500 – 700 Gây tử vong do nhiễm độ cấp nếu tiếp xúc > 30’

[ Nguồn: Technical Guideline on Sanitary Lanfill, Design and Operation (Draft)]

Từ bảng trên ta thấy: khí thải sinh ra từ BCL không những gây nên mùi khó chịu làm ảnh hưởng tới chất lượng đời sống hàng ngày của người dân mà còn có thể gây ngộ độc và nghiêm trọng nhất là tử vong nếu tiếp xúc với liều lượng cao và trong thời gian lâu dài

Trang 28

3.3.3 Nước rỉ rác

Nước rỉ rác sinh ra từ các BCL là loại nước thải có khả năng gây ô nhiễm nặng

nề, nó có chứa hàm lượng các chất ô nhiếm rất cao Các thông số ô nhiễm đặc trưng của nước rỉ rác được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 3.4: Tổng hợp các thông số ô nhiễm đặc trưng của nước rỉ rác

Chỉ tiêu ô nhiễm

Giá trị đo đạc (mg/l) Bãi mới (<2 năm) Bãi chôn >10 năm Khoảng dao động Đặc trưng Giá trị max BOD2 2.000-3.000 10.000 100-200 TOC (Total organic carbon) 1.500-20.000 6.000 80-160

Trang 29

Chính vì chứa các chất ô nhiễm đa dạng và với nồng độ cao vậy như vậy nên việc quản lý, đánh giá tác động cũng như xử lý nước rỉ rác là một công việc rất khó khăn, đòi hỏi công nghệ phức tạp và chi phí cao

Một số tác động của nước rỉ rác tới môi trường và con người

Trong nước thải có chứa càng nhiều lượng chất hữu cơ thì các vi khuẩn phân hủy chất hữu cơ càng sử dụng nhiều lượng oxy hòa tan trong nước Lâu dần lượng oxy trong nước sẽ bị cạn kiệt, các loài thủy sinh sẽ không còn oxy phục vụ cho quá trình

hô hấp, ảnh hưởng nghiêm trọng tới các loài thủy sinh trong nước

Ngoài ra, trong nước rỉ rác nếu chứa nhiều tổng nito và tổng photpho cũng có tính nguy hại tới môi trường Hai chỉ tiêu này gây nên hiện tượng phú dưỡng hóa nguồn nước, cũng là một yếu tố làm tăng hàm lượng chất hữu cơ trong nước

Bên cạnh đó, chất rắn lơ lửng là tác nhân gây ảnh hưởng tiêu cực đến tài nguyên thủy sinh, đồng thời cũng gây ra các tác hại về mặt cảnh quan đối với nguồn nước khi làm tăng độ đục có trong nước, bồi lắng làm cạn kiệt dòng chảy

Quá trình lưu giữ trong đất và ngấm qua những lớp đất bề mặt của nước rỉ rác

từ các BCL chất thải rắn làm cho mức độ tăng trưởng và khả năng hoạt động của các loại vi khuẩn trong đất kém đi, tức là làm giảm bớt khả năng phân hủy các chất hữu cơ

có trong đất thành những chất dinh dưỡng cho cây trồng, gián tiếp làm giảm sự phát triển của cây trồng cũng như năng suất của nó, làm cho đất trở nên thoái hóa, bạc màu

Nếu nước rỉ rác không được kiểm soát chặt chẽ cũng như xử lý triệt để thì sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng nước mặt và nước ngầm  ảnh hưởng đến chất lượng nước sinh hoạt, chất lượng cuộc sống của người dân các vùng lân cận

Trang 30

Chương 4

THIẾT KẾ KĨ THUẬT BÃI CHÔN LẤP HỢP VỆ SINH 4.1 Cơ sở thiết kế

4.1.1 Hiện trạng khu vực thiết kế

Hiện trạng địa hình và nền móng khu vực thiết kế

Khu đất xây dựng có địa hình đồi dốc, có cao độ chênh cao lớn

Thoát nước mặt chủ yếu theo hệ thống thoát nước tự nhiên sau đó đổ ra suối ở giữa sông theo hướng Đông – Tây

- Cao độ thiết kế san nền thấp nhất là: 50,8 m

- Cao độ thiết kế san nền cao nhất là: 71,1 m

4.1.2 Các yêu cầu thực tế

Theo quyết định số 7480 ngày 26/7/2006 của UBND tỉnh, bãi rác Trảng Dài dự kiến sẽ đóng cửa vào năm 2013 Để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường cũng như đảm bảo việc thu gom và xử lý triệt để lượng rác thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn thành phố thì dự án BCL rác thải mới Vĩnh Tân (huyện Vĩnh Cửu) được tiến hành xây dựng

Ngày 18/06/2008 UBND tỉnh đã có văn bản số 4731 chấp thuận chủ trương cho Urenco Dong Nai lập dự án đầu tư Khu xử lý rác sinh hoạt và công nghiệp tại xã Vĩnh Tân (huyện Vĩnh Cửu) với diện tích khoảng 50 ha, công suất xử lý khoảng 1.000 tấn/ngày

Trang 31

4.1.3 Các quy định về thiết kế BCL chất thải rắn

a Các tài liệu cần thiết để phục vụ thiết kế

Văn bản đánh giá tác động môi trường BCL

Điều tra về địa hình khu vực xây dựng BCL

Tài liệu khí hậu: lượng mưa trung bình các tháng trong năm, ngày có lượng mưa lớn nhất, ngày có lượng mưa mưa nhỏ nhất, độ bốc hơi trung bình theo tháng, hướng gió và tốc độ gió trong năm, nhiệt độ trung bình lớn nhất và nhỏ nhất theo tháng…

Điều tra thủy văn: mạng lưới sông suối, chế độ thủy triều, lưu lượng nước cao nhất, chất lượng nước, hiện trạng sử dụng nước…

Điều tra về địa chất, địa chất thủy văn, địa chất công trình, hệ số thấm nước của các lớp, tính chất cơ lý của đất, thành phần hạt…

b Các văn bản pháp luật phải tuân thủ

Việc thiết kế và xây dựng BCL, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống thu khí cần phải tuân thủ một số quy định như sau:

Tiêu chuẩn xây dựng TCXDVN 261 : 2001: bãi chôn lấp chất thải rắn tiêu chuẩn thiết kế

Thông tư liên tịch số 01/2011/TTLT – BKHCNMT – BXD: quy định quy trình lựa chọn vị trí và địa điểm BCL

Nghị định số 52/1999/ NĐ-CP: quy định về quy chế quản lý đầu tư và xây dựng BCL

Nghị định số 59/2007/NĐ-CP: quy định về việc quản lý CTR

Quy chuẩn QCVN 25: 2009/BTNMT: quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về nước thải của bãi chôn lấp chất thải rắn

Thông tư 08/2006/TT – BTNMT: quy định hoạt động lập và thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường cho BCL

Tiêu chuẩn TCXD VN 33:2006 Cấp nước – mạng lưới đường ống và công trình Tiêu chuẩn thiết kế

QCVN 08:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt

Trang 32

QCVN 09:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm

QCVN 14:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt QCVN 19:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với bụi và khí thải công nghiệp

QCVN 05:2009/BTNMT – Quy chuẩn chất lượng không khí xung quanh

QCVN 06:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh

QCVN 26:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn

QCVN 27:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung

Khi thiết kế chi tiết các ô chôn lấp và hệ thống cấp thoát nước cũng như các công trình phụ trợ trong BCL cần phải tham chiếu các quy định khác và đảm bảo kết hợp hợp lý giữa các văn bản pháp lý

Trang 33

Thiết kế hố chôn lấp điển hình:

Bảng 4.1: Các thông số lựa chọn để xây dựng tại BCL Vĩnh Tân

Có hệ thống thu gom khí gas phát sinh

4.3 Quy định niên hạn thiết kế và dung tích lớn nhất của BCL

Việc lựa chọn quy mô của BCL phải dựa trên cơ sở dân số đô thị, khu công nghiệp, khối lượng chất thải, tỷ lệ gia tăng dân số, lượng chất thải phát sinh của khu vực, khả năng tăng trưởng kinh tế và định hướng phát triển

Căn cứ theo TCVN 6696:2000 để lựa chọn quy mô BCL cho phù hợp

Bảng 4.2: Quy định lựa chọn quy mô BCL chất thải rắn

Loại đô thị, khu

công nghiệp

Dân số (1000 người)

Khối lượng chất thải (1000 tấn/năm)

Thời gian sử dụng (năm)

Quy mô BCL

Trang 34

Căn cứ vào mục đích thiết kế của BCL Vĩnh Tân: thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt và công nghiệp của thành phố Biên Hòa và huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai

Tổng dân số của 2 khu vực trên là: 940.489 người

Khối lượng chất thải rắn phát sinh trung bình năm là: 234 nghìn tấn/năm

 Theo bảng trên thì quy mô BCL là lớn và chọn niên hạn thiết kế là từ 15 –

30 năm

4.4 Bố trí mặt bằng BCL

a Yêu cầu thiết kế

Bảng 4.3: Danh mục dự án trong Khu xử lý chất thải rắn huyện Vĩnh Cửu

Dự án đầu tư xây dựng

KXL xã Vĩnh Tân,

huyện Vĩnh Cửu

Công suất giai đoạn thiết kế Thời

gian triển khai

Thời gian

dự kiến đi vào hoạt động 2010-2015 2016-2020 2021-2025

- Nhà máy đốt CTR phát

điện (tấn/ngày) 770 1,93 2,3 2011 2013-2014

- Nhà máy tái chế, tái

sinh CTR (tái chế nhựa,

giấy, thủy tinh; chất vô

cơ thành vật liệu xây

[Nguồn : Quyết định số 2862/UBND tỉnh Đồng Nai Phê duyệt quy hoạch quản lý

chất thải rắn tỉnh Đồng Nai đến năm 2020]

b Tính toán lƣợng rác thải phát sinh hàng năm

Phần tính toán khối lượng CTR sinh hoạt phát sinh trên địa bàn thành phố Biên Hòa và huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai cũng như lượng CTR công nghiệp không

nguy hại tại các khu công nghiệp được trình bày trong bảng I.7 phụ lục 2 trang5

Trang 35

c Tính toán diện tích mặt bằng ô chôn lấp

Theo TCXDVN 261:2001 niên hạn thiết kế tối đa cho phép của một ô chôn lấp

là 3 năm, vì vậy ta chọn thiết kế ô chôn lấp cho GĐ1 là 3 năm

Ô chôn lấp được chôn lấp theo đơn vị là ngày với quy trình như sau: rác được đầm nén và chôn lấp với độ cao 2m trong 1 ngày, sau khi kết thúc một ngày thì được che phủ tạm thời bằng lớp đất dày 20cm, cứ như vậy các ngày tiếp theo được chôn lấp thoe quy trình đó

Ban đầu (theo lý thuyết) chọn ô chôn lấp thi công chôn lấp 9 lớp rác nên ô chôn lấp có độ cao khoảng 20m, tuy nhiên với tốc độn phân hủy của rác thải được tính như trong bảng (Phụ lục 1), thì sau 3 năm khi ô chôn lấp được đã đóng cửa thì chiều cao trong ô chôn lấp chỉ còn khoảng 10m (do rác thải phân hủy  làm giảm chiều cao của rác thải trong ô chôn lấp), với độ sâu từ đáy lên đến mặt đất là 6m thì chiều cao còn lại

từ mặt đất lên đến đỉnh ô chôn lấp là khoảng 4m, chưa tính đến sau 3 năm thì rác thải vẫn tiếp tục phân hủy và làm giảm chiều cao trong ô chôn lấp Như vậy, để đảm bảo yêu cầu thiết kế, khả năng tiếp nhận rác và tận dụng được tối đa diện tích đất dành cho việc chôn lấp cũng như xét đến việc đảm bảo mỹ quan khu vực ta cso thể giảm diện tích chôn lấp và tăng chiều cao chôn lấp rác trong ô chôn lấp để tăng niên hạn chôn lấp của BCL Vĩnh Tân

L5 L1

L3

h2

h1 a'

a ß2

Trang 36

L4 L2

L3 L1

MAT CAT A-A

Hình 4.3: Mặt cắt A-A của ô chôn lấp

L5 L1

𝑎 = ℎ1𝑡𝑎𝑛𝛽2

𝑎′ = ℎ2𝑡𝑎𝑛𝛽1

L2 = 1,5L1

h1 = 6 (m)

h2 = 12 (m)

Trang 37

β1, β2 là độ đóc mái được quy định theo tiêu chuẩn xây dựng đối với thiết wkees

ô chôn lấp Theo đó, với hệ số m = 2:1, tức là β = 60o

𝑉1 = 9𝐿21 − 51,96𝐿1 + 72

𝑉2 = 18𝐿12 − 207,9𝐿1 + 576,3 Do: V = V1 + V2

Trang 38

Bảng 4.5: Diện tích chôn lấp CTR công nghiệp không nguy hại

4.5 Phương án cắt lớp

Mục đích thiết kế lớp lót đáy ô chôn lấp là nhằm mục đích chống lún cho ô chôn lấp và giảm thiểu sự thấm nước rỉ rác vào lớp đất dưới ô chôn rác nhờ đó loại trừ khả năng làm nhiễm bẩn nước ngầm Lớp che phủ cuối cùng để ngăn không cho nước mưa và nguồn nước mặt đi vào ô chôn lấp

4.5.1 Lớp lót đáy

Lớp lót đáy phải có kết cấu vững chắc, đủ khả năng chịu tải ( > 1kg/cm2), đảm bảo an toàn và không xảy ra lún sụt, không làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng nước ngầm cũng như địa hình, địa mạo khu vực chôn lấp cần phải lựa chọn các lớp lót đáy ô chôn lấp thật cẩn thận và tuân theo đúng quy chuẩn thiết kế cho phép

Trang 39

Cấu tạo của lớp lót đáy hố chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt và công nghiệp không nguy hại ( Theo điều 5.2.1.3, TCXDVN 261:2001)nhƣ sau:

Bảng 4.6: Cấu tạo của lớp lót đáy hố chôn lấp

Cấu tạo các lớp Độ dày (mm) TCXDVN 261:2001 (mm) Lớp sét chống thấm 600

Hình 4.5: Cắt lớp cấu tạo lớp lót đáy ô chôn lấp Bảng 4.7: Tổng hợp vật liệu thi công lớp lót đáy ô chôn lấp

Lớp vải địa chất dày 0,5mm (m 2 )

Lớp HDPE dày 2mm (m 2 )

Lớp đá dăm dày 0,2m (m 3 )

Lớp cát thô dày 0,15m (m 3 )

Ô chôn lấp CTR sinh hoạt

S1 6.822 11.230 11.370 2.274 1.706 S2 7.736 12.733 12.893 2.579 1.934 S3 9.149 15.118 15.248 3.050 2.287 S4 11.012 18.214 18.354 3.671 2.753 S5 9.188 15.244 15.314 3.063 2.297

Trang 40

Lớp vải địa chất dày 0,5mm (m 2 )

Lớp HDPE dày 2mm (m 2 )

Lớp đá dăm dày 0,2m (m 3 )

Lớp cát thô dày 0,15m (m 3 )

S6 11.074 18.317 18.457 3.691 2.769 S7 13.119 21.705 21.865 4.373 3.280 S8 16.473 27.325 27.455 5.491 4.118

Ô chôn lấp CTR công nghiệp không nguy hại

C3 4.677 7.672 7.795 1.559 1.169 C4+5 11.547 19.145 19.245 3.849 2.887 C6 6.207 10.249 10.345 2.069 1.552 C7 6.980 11.534 11.634 2.327 1.745 C8 8.126 13.448 13.544 2.709 2.032

4.5.2 Lớp che phủ trên cùng

Việc thiết kế lớp che phủ trên cùng cho mỗi ô chôn lấp nhằm đảm bảo vệ sinh

và mỹ quan khi hoàn tất một ô chôn lấp Ngoài ra, lớp che phủ trên cùng còn phải ngăn chặn được sự xâm nhập của nước mưa Căn cứ theo điều kiện khí hậu, nền móng vùng xây dựng và mô hình BCL ta chọn lớp che phủ trên cùng như sau:

Cấu tạo của lớp che phủ trên cùng nhƣ sau:

- Lớp đất sét 300mm

- Lớp HDPE 2mm

- Lớp đất trồng 500mm

Ngày đăng: 27/02/2019, 10:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w