1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao công tác thu gom,vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt cho công ty CP đô thị tân an – long an

168 326 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 168
Dung lượng 3,37 MB

Nội dung

HCM VIỆN KHOAHỌC ỨNG DỤNG HUTECH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC THU GOM, VẬN CHUYỂN CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT CHO CÔNG TY CP ĐÔ THỊ TÂN AN – LO

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP HCM VIỆN KHOA

HỌC ỨNG DỤNG HUTECH

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC THU GOM, VẬN CHUYỂN CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT CHO CÔNG TY CP

ĐÔ THỊ TÂN AN – LONG AN

Ngành: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

Giảng viên hướng dẫn : PGS TS Huỳnh Phú Sinh viên thực hiện : Lê Thị Thùy Trang MSSV: 1411090182 Lớp: 14DMT01

TP Hồ Chí Minh, 2018

Trang 2

đỡ của quý thầy cô, gia đình và bạn bè Tôi xin gửi lời cám ơn đến các thầy cô ởViện Khoa Học Ứng Dụng Hutech đã truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúngtôi trong suốt thời gian học tập tại trường.

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến thầy PGS.TS Huỳnh Phú, thầy đãtrực tiếp hướng dẫn và truyền đạt những kiến thức cần thiết và hữu ích để tôi có thểhoàn thành tốt đồ án tốt nghiệp này Trong quá trình thực hiện đồ án, mặc dù đã córất nhiều cố gắng, kiến thức còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót Vìvậy, rất mong nhận được những nhận xét quý báu của quý thầy cô và các bạn họccùng lớp để đồ án của tôi được hoàn thiện hơn Tôi xin kính chúc quý thầy cô dồidào sức khỏe để có thể tiếp tục thực hiện sứ mệnh cao đẹp của mình là truyền đạtkiến thức cho thế hệ mai sau

Xin chân thành cảm ơn các cán bộ, công nhân viên trong Công ty CP Đô thịTân An, đặc biệt là anh Thành, chị Trúc, cô Vy và các cô chú anh chị đội vậnchuyển, đã nhiệt tình giúp đỡ, hướng dẫn và cung cấp thông tin, số liệu để tôi có thểhoàn thành đồ án

Cám ơn gia đình đã luôn ở bên con, ủng hộ con về mọi mặt để con có thểhoàn thành chặng đường học tập của mình Cuối cùng là cám ơn những người bạn

đã tận tình hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đồ án

Một lần nữa tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến mọi người!

Long An, ngày 28 tháng 07 năm 2018

SINH VIÊN THỰC HIỆN

Lê Thị Thùy Trang

Trang 3

Đồ Án Tốt Nghiệ p

LỜI CAM ĐOAN

Đề tài “Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao công tác thu gom,vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt cho Công ty CP Đô thị Tân An – Long An” tôi

đã tự mình nghiên cứu, tìm hiểu các vấn đề, vận dụng những kiến thức đã học vàtrao đổi với giảng viên hướng dẫn, nhân viên công ty, bạn bè,…

Tôi xin cam đoan đây là đồ án do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập vàkết quả trong đồ án này là trung thực

Long An, ngày 28 tháng 07 năm 2018

SINH VIÊN THỰC HIỆN

Lê Thị Thùy Trang

Trang 4

Đồ Án Tốt Nghiệ p

MỤC LỤC MỤC LỤC iii

DANH MỤC BẢNG BIỂU vii

DANH MỤC HÌNH ẢNH ix

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu của đề tài 2

3 Phương pháp nghiên cứu 2

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 5

6 Ý nghĩa của đề tài 5

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU 7

1.1 Tổng quan về chất thải rắn sinh hoạt 7

1.1.1 Khái niệm: 7

1.1.1.1 Chất thải rắn 7

1.1.1.2 Rác thải sinh hoạt 7

1.1.2 Phân biệt chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn công nghiệp 7

1.1.2.1 Chất thải rắn sinh hoạt 7

1.1.2.2 Chất thải rắn công nghiệp 8

1.1.3 Sự hình thành chất thải rắn sinh hoạt 8

1.1.4 Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn sinh hoạt 9

1.1.5 Phân loại và thành phần của rác thải sinh hoạt 10

1.1.5.1 Phân loại rác thải 10

1.1.5.2 Thành phần rác thải 11

1.1.6 Ảnh hưởng của rác thải đến môi trường và sức khỏe cộng đồng 13

1.1.7 Hệ thống thu gom và vận chuyển chất thải rắn 16

1.1.7.1 Hệ thống thu gom chất thải rắn chưa phân loại tại nguồn 16

1.1.7.2 Hệ thống thu gom chất thải rắn phân loại tại nguồn 17

1.1.7.3 Hệ thống container di động 17

Trang 5

Đồ Án Tốt Nghiệ p

1.1.7.4 Hệ thống container cố định 17

1.1.8 Tình hình công tác thu gom, vận chuyển rác thải trên Thế giới 17

1.1.9 Tình hình công tác thu gom, vận chuyển rác thải ở Việt Nam 19

1.2 Giới thiệu về công ty Cổ phần Đô thị Tân An 23

1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty CP Đô thị Tân An .23

1.2.2.Chức năng và ngành nghề kinh doanh của Công ty Cổ Phần Đô thị Tân An .25

1.2.2.1 Chức năng của Công ty 25

1.2.2.2 Ngành nghề kinh doanh của Công ty 25

1.2.3 Cơ cấu tổ chức quản lý và quy mô hoạt động của Công ty 26

1.2.3.1 Cơ cấu tổ chức quản lý: 26

1.2.3.2 Quy mô hoạt động 28

1.2.4 Cán bộ công nhân viên – lao động của Công ty 28

1.2.5 Phương hướng hoạt động của Công ty CP Đô thị Tân An 31

CHƯƠNG 2 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG RÁC THẢI Ở THÀNH PHỐ TÂN AN VÀ CÔNG TÁC THU GOM, VẬN CHUYỂN RÁC THẢI SINH HOẠT CỦA CÔNG TY CP ĐÔ THỊ TÂN AN 32

2.1 Điều kiện tự nhiên 32

2.1.1 Vị trí địa lý 32

2.1.2 Địa hình 33

2.1.3 Khí hậu – Thủy văn 34

2.1.4 Dân số 34

2.1.5 Giáo dục .35

2.1.6 Văn hóa – Xã hội .35

2.1.7 Giao thông 36

2.1.8 Đánh giá điều kiện kinh tế và xã hội ở TP Tân An .36

2.2 Hiện trạng rác thải ở thành phố Tân An và công tác thu gom – vận chuyển chất thải rắn của sinh hoạt công ty 37

2.2.1 Nguồn gốc phát sinh rác thải sinh hoạt 37

Trang 6

Đồ Án Tốt Nghiệ p

2.2.2 Phân loại, thành phần rác thải sinh hoạt trên địa bàn TP.Tân An 38

2.2.4 Ảnh hưởng của rác thải sinh hoạt đến môi trường .44

2.2.5 Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn TP.Tân An .48

2.2.5.1 Khối lượng rác thải sinh hoạt theo từng tháng 48

2.2.5.2 Khối lượng rác thải sinh hoạt phát sinh ở các phường 51

2.2.5.3 So sánh khối lượng rác thải sih hoạt qua từng năm 53

2.2.6 Hiện trạng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt của Công ty CP Đô thị Tân An .54

2.2.6.1 Quy trình thu gom và vận chuyển rác thải 54

2.2.6.2 Trạm trung chuyển 57

2.2.7 Lịch thu gom – vận chuyển rác thải sinh hoạt trên các tuyến đường ở TP Tân An 60

2.2.8 Phương tiện thu gom - vận chuyển rác thải sinh hoạt .82

2.2.9 Tỷ lệ thu gom và mức thu phí vệ sinh của Công ty 84

2.2.10 Đánh giá công tác thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt của Công ty CP Đô thị Tân An 88

2.2.10.1 Nhận thức của người dân 88

2.2.10.2 Quy trình thu gom – vận chuyển rác thải 89

2.2.10.3 Hệ thống tài chính 90

2.2.10.4 Những thuận lợi, khó khăn trong công tác thu gom và vận chuyển rác thải của Công ty 93

CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC THU GOM VÀ VẬN CHUYỂN RÁC THẢI SINH HOẠT CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÔ THỊ TÂN AN 95

3.1 Cơ chế quản lý 95

3.2 Giải pháp kỹ thuật 96

3.2.1 Giải pháp phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn 96

3.2.2 Giải pháp thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt theo phương pháp phân loại rác tại nguồn 98

Trang 7

Đồ Án Tốt Nghiệ p

3.3 Biện pháp cộng đồng 115

3.4 Một số giải pháp khác trong công tác quản lý rác thải sinh hoạt ở thành phố Tân An 115

3.4.1 Xã hội hóa công tác quản lý 116

3.4.2 Tuyên truyền, giáo dục ý thức người dân 116

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 118

1 Kết luận 118

2 Kiến nghị 119

TÀI LIỆU THAM KHẢO 120

Trang 8

Đồ Án Tốt Nghiệ p

DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Thành phần chủ yếu của CTRSH 12

Bảng 1.2: Tổng hợp hoạt động của các mô hình quản lý chất thải nông thôn 22

Bảng 1.3: Số lượng nhân viên của các phòng ban trong Công ty 29

Bảng 1.4: Phân loại, tính chất lao động của Công ty 30

Bảng 1.5: Thu nhập bình quân của người lao động 30

Bảng 2.1: Dân số qua các năm ở TP.Tân An 35

Bảng 2.2: Rác thải sinh hoạt chủ yếu từ các hộ gia đình trên địa bàn TP.Tân An .38

Bảng 2.3: Mức độ phân loại rác tại nguồn của các hộ gia đình tại TP.Tân An 39

Bảng 2.4: Dụng cụ chứa rác thải sinh hoạt tại các hộ gia đình tại TP.Tân An 39

Bảng 2.5: Thành phần rác thải sinh hoạt tại TP.Tân An 41

Bảng 2.6: Khối lượng CTRSH mỗi tháng của TP.Tân An từ năm 2014 – 2017 .49

Bảng 2.7: Khối lượng rác thải phát sinh ở các phường trên TP.Tân An .52

Bảng 2.8: Tổng khối lượng CTRSH qua từng năm tại TP.Tân An 53

Bảng 2.9: Tổng hợp các điểm tập kết rác thải trên địa bàn TP Tân An 58

Bảng 2.10: Lịch phân công nhân viên quét dọn vệ sinh trên địa bàn TP.Tân An 61

Bảng 2.11: Tổng số hộ dân sống trong khu vực hẻm trên địa bàn TP.Tân An 69

Bảng 2.12: Lịch thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt trên địa bàn TP.Tân An 71

Bảng 2.13: Phương tiện thu gom – vận chuyển rác tại TP.Tân An 83

Bảng 2.14: Phương tiện phục vụ công tác thu gom - vận chuyển rác tại TP.Tân An 84

Bảng 2.15: Mức thu phí dịch vụ vệ sinh môi trường ở TP.Tân An 85

Bảng 2.16: Đánh giá của hộ gia đình về mức thu phí VSMT 86

Bảng 2.17: Kiến nghị của các hộ gia đình để nâng cao hiệu quả quản lý và công tác thu gom - vận chuyển rác thải sinh hoạt trên địa bàn TP.Tân An 87

Bảng 2.18: Công tác thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt tại TP.Tân An 88

Bảng 2.19: Mức độ tham gia các hoạt động VSMT 89

Bảng 2.20: Hệ thống tài chính của Công ty CP Đô thị Tân An 90

Bảng 3.1: Kết quả dự báo dân số TP.Tân An 99

Trang 9

Đồ Án Tốt Nghiệ p

Bảng 3.2: Bảng ước tính lượng rác sinh hoạt phát sinh trên địa bàn TP.Tân An đến năm 2030 99

Bảng 3.3: Tổng thể tích rác hữu cơ cần thu gom của hộ gia đình qua các năm 102

Bảng 3.4: Tính số thùng và công nhân từ năm 2018 đến 2030 105

Bảng 3.5: Tính chi phí thùng đầu tư 106

Bảng 3.6: Tổng thể tích rác vô cơ cần thu gom của hộ gia đình qua các năm 107

Bảng 3.7: Tính số thùng rác vô cơ và công nhân từ năm 2018 đến 2030 110

Bảng 3.8: Tính chi phí đầu tư thùng 111

Bảng 3.9: Số thùng rác hữu cơ công ty đầu tư 112

Trang 10

Đồ Án Tốt Nghiệ p

DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1.1: Sự hình thành chất thải rắn sinh hoạt 8

Hình 1.2: Sơ đồ các nguồn phát sinh chất thải sinh hoạt 9

Hình 1.3: Sơ đồ tác hại của chất thải rắn sinh hoạt đối với sức khỏe con người 15

Hình 1.4: Các giải thưởng tiêu biểu đã đạt được của Công ty 24

Hình 1.5: Sơ đồ tổ chức và cơ cấu bộ máy quản lý Công ty CP Đô thị Tân An 26

Hình 2.1: Bản đồ hành chính TP.Tân An - tỉnh Long An 33

Hình 2.2: Tỷ lệ phần trăm thành phần rác thải sinh hoạt ở thành phố Tân An .42

Hình 2.3: Rác thải sinh hoạt vứt bừa bãi ven đường (Xã Bình Tâm) 44

Hình 2.4: Rác thải sinh hoạt vứt trên lề đường (Phường 7) 44

Hình 2.5: Rác thải sinh hoạt ở chợ Tân An (Phường 2) 45

Hình 2.6: Chất thải rắn ven đường (Xã Bình Tâm) 46

Hình 2.7: Chất thải xây dựng ven khu dân cư (Phường 2) 46

Hình 2.8: Chất thải rắn vứt bừa bãi ở phường 3 - TP.Tân An .47

Hình 2.9: Rác thải vứt trên đường Nguyễn Thông (Bình Tâm) 48

Hình 2.10: Chất thải vứt bừa bãi ở nơi công cộng (Phường 2) 48

Hình 2.11: Khối lượng rác sinh hoạt mỗi tháng ở TP.Tân An từ năm 2014 - 2017 .50

Hình 2.12: Sơ đồ quy trình thu gom - vận chuyển rác trên địa bàn TP.Tân An .56

Hình 2.13: Điểm tập kết rác thải trên đường Nguyễn Huệ (Phường 1) 59

Hình 2.14: Điểm tập kết rác thải trên đường Huỳnh Việt Thanh (Phường 2) 59

Hình 2.15: Công tác thu gom - vận chuyển rác thải sinh hoạt của Công ty CP Đô thị Tân An 81

Hình 2.16: Bãi xe của Công ty CP Đô thị Tân An .83

Hình 2.17: Biểu đồ thể hiện hệ thống tài chính của công tác thu gom CTRSH của Công ty qua 4 năm (2014 - 2018) 91

Hình 3.1: Thùng rác 2 ngăn vô cơ và hữu cơ 96

Hình 3.2: Thùng rác 3 ngăn hữu cơ, vô cơ và tái chế 96

Hình 3.3: Poster hướng dẫn phân loại rác thải 97

Hình 3.4: Thùng rác công công 2 ngăn tại vỉa hè 97

Hình 3.5: Xe thu gom rác 2 ngăn 98

Trang 12

Đồ Án Tốt Nghiệ p

1

Trang 13

đa phần lượng rác sinh ra rất đa dạng và khó phân hủy Nó là nguyên nhân dẫn đến tìnhtrạng ô nhiễm môi trường tại TP.Tân An gây mất vệ sinh và mỹ quan đô thị làm choTP.Tân An bị xuống cấp, có nơi đã bị ô nhiễm nghiêm trọng và đe dọa đến nguy cơ suythoái nguồn tài nguyên nước mặt và nước ngầm Chính vì thế mà việc thu gom và vậnchuyển chất thải rắn sinh hoạt trong thời gian qua đã trở thành vấn đề nóng bỏng và vôcùng cần thiết được các cấp chính quyền quan tâm nhiều nhất Tình trạng rác thải sinhhoạt ở TP.Tân An chưa được đánh giá một cách đầy đủ, dẫn đến việc thu gom - vậnchuyển chất thải rắn sinh hoạt còn gặp nhiều khó khăn, chưa có biện pháp phù hợp đểgiúp công tác bảo vệ môi trường đạt hiệu quả.

Công tác thu gom và vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) ở TP.Tân Anđược thực hiện bởi Công ty CP Đô thị Tân An Công ty này là một đơn vị chuyên hoạtđộng trong lĩnh vực môi trường, các hoạt động của Công ty nhằm góp phần giảm thiểulượng rác thải phát sinh, đem lại một môi trường xanh – sạch – đẹp Đồng thời tạocông ăn việc làm cho người dân Trong quá trình thực hiện công tác thu gom - vậnchuyển Công ty đã gặp không ít khó khăn và còn nhiều bất cập Do việc thu phí dịch

vụ vệ sinh thu về hằng năm không đủ để bù lại những chi phí mà Công ty đã đầu tư cáctrang thiết bị để hỗ trợ tốt cho công tác vệ sinh môi trường

Trong thời gian qua, tình trạng vứt rác bừa bãi trên đường phố đã làm ảnhhưởng không chỉ đến môi trường mà cả sức khỏe của cộng đồng và ảnh hưởng đến sựphát triển kinh tế của TP.Tân An Do đó, việc tồn tại những yếu điểm trên là lý do tôi

Trang 14

chọn đề tài: “Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao công tác thu gom,

vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt cho Công ty CP Đô thị Tân An – Long An” với

mong muốn giải quyết các vấn đề liên quan đến công tác thu gom - vận chuyểnCTRSH ở địa phương mình đang sinh sống

2 Mục tiêu của đề tài

là các bộ phận làm việc trực tiếp với CTRSH Từ đó rút ra kết luận và đề xuất các giải

Trang 15

pháp phù hợp với công tác thu gom - vận chuyển CTRSH của Công ty CP đô thị Tân

An đạt hiệu quả

Phương pháp nghiên cứu:

a) Phươ ng pháp thu thậ p thông tin :

 Thu thập và tham khảo tài liệu của Công ty về quá trình hình thành, cơ cấu tổchức, quy mô hoạt động, chức năng, ngành nghề kinh doanh, phương hướng hoạt động,quy trình thu gom – vận chuyển rác thải,

 Tìm hiểu thông tin trên internet, các tài liệu tham khảo của những anh chị khóa trước hoặc các tài liệu đáng tin cậy để bổ sung những nội dung không điều trađược, đồng thời tiết kiệm thời gian và kinh phí thực hiện đồ án

 Tham khảo các giáo trình về chất thải rắn sinh hoạt để có những thông tin về định nghĩa, nguồn gốc, phân loại, thành phần, ảnh hưởng,

 Sau khi thu thập, tiến hành phân tích, chọn lọc để đưa những thông tin cầnthiết vào đồ án

b) Phươ ng pháp khảo sá t, điều tra:

Là phương pháp điều tra từ thực tế bằng cách lập phiếu điều tra, phỏng vấn trực tiếp những người liên quan đến vấn đề nghiên cứu

 Điều tra: Chọn ngẫu nhiên khoảng 10 hộ gia đình trong mỗi phường, xã và tiếnhành phát phiếu điều tra để lấy ý kiến của người dân về công tác thu gom rác sinh hoạt của Công ty ( Tổng số phiếu: 145 phiếu)

+ Phạm vi: Các hộ gia đình trên địa bàn TP.Tân An ( có 9 phường và 5 xã).+ Đối tượng: Người dân sống trong TP.Tân An

+ Các thông tin điều tra bao gồm: Số người trong hộ, khối lượng, thànhphần rác thải sinh hoạt chủ yếu của gia đình, tần xuất thu gom, lệ phí thu gom, điểmtập kết,

Trang 16

 Phỏng vấn: Thông qua những chuyến đi từ thực tế để có thể trực tiếp tìmhiểu quy trình thực hiện công tác thu gom - vận chuyển rác thải sinh hoạt của Công ty

CP Đô thị Tân An Đồng thời thông qua đó có thể chụp hình và phỏng vấn các cô chúđang thực hiện công thu gom ( Tổng số phiếu: 30 phiếu)

+ Phạm vi: Nhân viên Công ty CP Đô thị Tân An trực tiếp thực hiện công tác thu gom và vận chuyển rác thải ở TP.Tân An

+ Đối tượng: Cá nhân

+ Các thông tin phỏng vấn bao gồm: Số lượng người, thời gian bắt đầu côngviệc, hình thức thu gom hiện nay,

Sử dụng phương pháp thống kê để tóm tắt những thông tin, số liệu liên quan đến

đề tài và dùng phương pháp so sánh để tiến hành đánh giá công tác thu gom - vậnchuyển

4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu:

Đề tài chủ yếu tập trung vào tìm hiểu công tác thu gom - vận chuyển chất thảirắn sinh hoạt của Công ty Cổ Phần Đô thị Tân An nên đối tượng nghiên cứu sẽ tập hợpvào kết quả của công tác thu gom - vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt của Công ty CP

Đô thị Tân An

Trang 17

Phạm vi nghiên cứu:

Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại Công ty CP Đô thị Tân An – Long An về công tác thu gom – vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt

Thời gian nghiên cứu:

Thời gian thực hiện đề tài: Từ ngày 07 tháng 05 năm 2018 đến ngày 28 tháng 07năm 2018

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

 Tìm hiểu thông tin về tình hình hoạt động của Công ty CP Đô thị Tân An

 Thu thập các tài liệu, số liệu có liên quan đến công tác thu gom – vận chuyểnrác thải sinh hoạt

 Thu thập các tài liệu về tác hại của rác thải đối với môi trường

 Khảo sát hiện trạng công tác thu gom – vận chuyển rác thải sinh hoạt trên địabàn TP.Tân An

 Thống kê, đánh giá hiệu quả thực hiện công tác thu gom - vận chuyểnCTRSH nhằm tìm ra những khó khăn bất cập còn tồn tại

 Đề xuất các giải pháp phù hợp cho công tác thu gom - vận chuyển CTRSHcủa Công ty CP Đô thị Tân An

6 Ý nghĩa của đề tài

Ý nghĩa trong học tập:

 Vận dụng những kiến thức đã học để làm quen với thực tế

 Tích lũy được kinh nghiệm cho công việc khi ra trường

 Nâng cao vốn kiến thức thực tế

Ý nghĩa khoa học:

 Đề tài nhằm phục vụ công tác thu gom - vận chuyển CTRSH của Công ty CP

đô thị Tân An

Trang 18

 Đề xuất các giải pháp phù hợp với công tác thu gom - vận chuyển CTRSHcủa Công ty CP đô thị Tân An.

Ý nghĩa thực tiễn:

 Đưa ra các giải pháp thu gom - vận chuyển CTRSH của Công ty CP đô thị Tân

An sao cho đạt hiệu quả triệt để hết lượng rác thải phát sinh hằng ngày, đồng thời phân loại chất thải tại nguồn

 Thấy được những khó khăn, bất cập và những thiếu sót trong công tác thu gom,vận chuyển CTRSH của Công ty CP đô thị Tân An

 Nâng cao hiệu quả thu gom - vận chuyển CTRSH của Công ty CP đô thị Tân Antại địa phương góp phần cải thiện ô nhiễm môi trường, trả lại vẻ đẹp vốn có cho đô thị

và không ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng,…

Trang 19

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU

1.1 Tổng quan về chất thải rắn sinh hoạt

1.1.1 Khái niệm:

1.1.1.1 Chất thải rắn

Chất thải rắn là toàn bộ các loại vật chất được con người loại bỏ trong các hoạtđộng kinh tế xã hội của mình (bao gồm các hoạt động sản xuất, các hoạt động sống vàduy trì sự tồn tại của cộng đồng,…) trong đó quan trọng nhất là các loại chất thải sinh

ra từ các hoạt động sản xuất và hoạt động sống

Rác là thuật ngữ dùng để chỉ chất thải rắn có hình dạng tương đối cố định và bịvứt bỏ từ hoạt động của con người Rác sinh hoạt hay chất thải rắn sinh hoạt là một bộphận của chất thải rắn và nó được hiểu là chất thải rắn phát sinh từ các hoạt độngthường ngày của con người

1.1.1.2 Rác thải sinh hoạt

Rác thải sinh hoạt là những chất thải có liên quan đến các hoạt động của conngười, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan, trường học, các trungtâm dịch vụ, thương mại Rác thải sinh hoạt có thành phần bao gồm kim loại, sành sứ,thủy tinh, gạch ngói vỡ, đất, đá, cao su, chất dẻo, thực phẩm dư thừa hoặc quá hạn sửdụng, xương động vật, tre, gỗ, lông gà lông vịt, vải, giấy, rơm, rạ, xác động vật, vỏ rauquả…

1.1.2 Phân biệt chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn công nghiệp

1.1.2.1 Chất thải rắn sinh hoạt

Chất thải rắn bao gồm các thành phần:

 Chất thải thực phẩm: gồm thức ăn thừa, rau quả,… loại chất thải này mangbản chất dễ bị phân hủy sinh học

 Chất thải trực tiếp của động vật chủ yếu là phân

 Chất thải lỏng: Chủ yếu là bùn ga cống rãnh, là các chất thải ra từ các khuvực sinh hoạt của dân cư

Trang 20

 Các chất thải rắn từ đường phố có thành phần chủ yếu là lá cây, củi, nilon,bao gói…

 Ngoài ra các chất thải còn có thành phần khác như: Kim loại, sành sứ, thủytinh, gạch ngói vỡ, đất đá, cao su, chất dẻo, tro xỉ và các chất dễ cháy khác

1.1.2.2 Chất thải rắn công nghiệp

Thành phần chất thải rất đa dạng, phần lớn là các phế thải từ vật liệu trong quátrình sản xuất, phế thải từ nhiên liệu phục vụ cho sản xuất, các phế thải trong quá trìnhcông nghệ, bao bì đóng gói sản phẩm

1.1.3 Sự hình thành chất thải rắn sinh hoạt

Trang 21

Nguyên vật liệu

Chế biến

Chất thải Chất thải

Thu hồi và tái chế Chế biến lần 2

Hình 1.1: Sự hình thành chất thải rắn sinh hoạt

(Nguồn: TS Nguyễn Trung Việt, TS Trần Thị Mỹ Diệu, Công ty MT Tầm Nhìn Xanh)

Trang 22

1.1.4 Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn sinh hoạt

Kinh tế ngày càng phát triển nên đời sống của người dân vì thế cũng được nângcao, đi cùng với đó là sự gia tăng khối lượng rác thải ngày càng nhiều do sự phát triểnkinh tế - xã hội và sự gia tăng dân số Trong đó các nguồn chủ yếu phát sinh từ chấtthải rắn bao gồm:

 Rác sinh hoạt từ khu dân cư đô thị và nông thôn (chất thải sinh hoạt);

 Rác sinh hoạt từ các trung tâm thương mại;

 Rác từ các viện nghiên cứu, cơ quan, trường học, các công trình công cộng;

Các hoạt động kinh tế - xã hội của con người

Trang 23

Các hoạt

động

quản lý

Hoạt động sống và tái sản sinh con người

Các hoạt động giao tiếp và đối ngoại

Các quá trình phi sản xuất

CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT

Hình 1.2: Sơ đồ các nguồn phát sinh chất thải sinh

hoạt

(Nguồn: GS.TS Trần Hiếu Nhuệ, Quản lý chất thải rắn, NXB xây dựng, 2011)

Trang 24

1.1.5 Phân loại và thành phần của rác thải sinh hoạt

1.1.5.1 Phân loại rác thải

a)Phân loại theo mức độ nguy hại

 Rác thải nguy hại: Là rác thải chứa các chất hoặc hợp chất có một trongnhững đặc tính sau: phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độchoặc các đặc tính nguy hại khác Các chất thải này tiềm ẩn nhiều khả năng gây sự cốrủi ro, nhiễm độc, đe dọa sức khỏe của con người và sự phát triển của thực vật, đồngthời là nguồn lan truyền gây ô nhiễm cho môi trường đất, nước và không khí

 Rác thải không nguy hại: Là những loại rác thải không có chứa các chất vàhợp chất có một trong các đặc tính nguy hại tới môi trường và sức khỏe của con người.Thường là các chất phát sinh trong sinh hoạt gia đình, đô thị,

b)Phân loại theo nguồn thải

 Rác thải sinh hoạt: Là rác thải phát sinh trong sinh hoạt cá nhân, hộ gia đình,nơi công cộng được gọi chung là rác thải sinh hoạt

 Rác thải công nghiệp: Là rác thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất côngnghiệp, làng nghề, kinh doanh, dịch vụ hoặc các hoạt động khác được gọi chung là rácthải công nghiệp

 Rác thải nông nghiệp: Là lượng rác thải phát sinh từ các hoạt động như: trồngtrọt, thu hoạch các loại cây trồng, chăn nuôi, các sản phẩm thải ra từ chế biến sữa, các

lò giết mổ, được gọi chung là rác thải nông nghiệp

 Rác thải xây dựng: Là các phế thải như: đất, cát, gạch, ngói, bê tông vỡ docác hoạt động tháo dỡ, xây dựng công trình, Được gọi chung là rác thải xây dựng

 Rác thải y tế: Rác thải phát sinh từ các hoạt động y tế như: khám bệnh, bàochế, sản xuất, đào tạo, nghiên cứu, thú y, Sinh ra từ các bệnh viện, các trung tâm điềudưỡng, cơ sở y tế dự phòng Bao gồm:

o Rác y tế thông thường (sinh hoạt): bìa, bao hộp đóng gói, khăn giấy lautay, thức ăn bỏ đi,

Trang 25

o Rác thải y tế có nguy cơ lây nhiễm như: bông, băng thấm dịch hoặc máu,các hộp thuốc quá hạn, kim tiêm,

 Rác thải từ các nguồn khác như: thương mại, dịch vụ,…

c) Phân loại theo thành phần

 Rác thải sinh hoạt hữu cơ: Là chất thải trong sinh hoạt hằng ngày có nguồn gốc từ động vật hoặc thực vật, thường là các gốc rau, quả, thức ăn, rơm rạ, xương, ruộtgà,

 Rác thải sinh hoạt vô cơ: Là các chất có nguồn gốc vô cơ như: nilon, nhựa,

da, cao su, vải, sợi, được thải ra trong sinh hoạt hằng ngày, đây là chất thải có thành phần tái chế được

 Các chất trơ: thủy tinh, đá, kim loại, sành sứ, đất sét

d) Phân loại theo trạng thái chất thải

 Rác thải ở trạng thái rắn: bao gồm chất thải sinh hoạt, chất thải từ các cơ sở chế tạo máy, xây dựng (kim loại, hóa chất sơn, nhựa thủy tinh, vật liệu xây dựng )

 Rác thải ở trạng thái lỏng: phân bón từ cống rãnh, bể phốt, nước thải từ nhà máy lọc dầu, rượu bia, nước từ nhà máy sản xuất giấy, dệt nhuộm và vệ sinh côngnghiệp,

 Rác thải ở trạng thái khí: bao gồm các khí thải, các động cơ đốt trong cácmáy động lực, giao thông, ô tô, máy kéo, tàu hỏa, nhà máy nhiệt điện, sản xuất vậtliệu, (Trần Quang Ninh, 2010)

1.1.5.2 Thành phần rác thải

Thành phần lý, hóa của chất thải rất khác nhau tùy thuộc vào từng địa phương,vào các mùa khí hậu, vào điều kiện kinh tế và nhiều yếu tố khác

Trang 27

1.1.6 Ảnh hưởng của rác thải đến môi trường và sức khỏe cộng đồng

Rác khi thải vào môi trường gây ô nhiễm, đất, nước, không khí Ngoài ra, rácthải còn làm mất vệ sinh công cộng, làm mất mỹ quan môi trường Rác thải là nơi trúngụ và phát triển lý tưởng của các loài gây hại cho con người và gia súc

Rác thải ảnh hưởng tới môi trường nhiều hay ít còn phụ thuộc vào nền kinh tếcủa từng quốc gia, khả năng thu gom và xử lý rác thải, mức độ hiểu biết và trình độgiác ngộ của mỗi người dân Khi xã hội phát triển cao, rác thải không những được hiểu

là có ảnh hưởng xấu tới môi trường mà còn được hiểu là một nguồn nguyên liệu mới

có ích nếu chúng ta biết cách phân loại chúng, sử dụng theo từng loại

a) Đối với môi trường không khí

Nguồn rác thải từ các hộ gia đình thường là các loại thực phẩm chiếm tỷ lệ caotrong toàn bộ khối lượng rác thải ra Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm và mưa nhiều ở nước

ta là điều kiện thuận lợi cho các thành phần hữu cơ phân hủy, thúc đẩy quá trình lênmen, thối rữa vào tạo nên mùi khó chịu cho con người Vì rác thải có hàm lượng hữu

cơ và đạm cao sau khi phân hủy sẽ tạo nên các chất trung gian và cuối cùng tạo nên

CH4, H2S, CO2 CH3OH, CH3CH2COOH, Phenol, các chất này hầu hết đều độc và gây

ô nhiễm cho không khí Hiện tượng ô nhiễm không khí ở các đô thị và khu công nghiệpđang trở thành vấn đề cấp bách, tác động xấu đến hoạt động sản xuất và sinh hoạt, làmgiảm chất lượng cuộc sống

b) Đối với môi trường nước

Người dân thường có thói quen đổ rác ra bờ sông, hồ, ao, cống rãnh Rác bịphân hủy đồng thời bị nước mưa cuốn trôi theo dòng nước làm nguồn nước bị ô nhiễmgây ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến chất lượng nước mặt, nước ngầm trong khuvực

Mặc khác, lâu dần những đống rác này sẽ làm giảm diện tích ao hồ, giảm khảnăng tự làm sạch của nước gây cản trở dòng chảy, tắc nghẽn cống rãnh thoát nước Hậuquả của hiện tượng này làm cho hệ sinh thái nước trong các ao hồ bị hủy diệt Việc ô

Trang 28

nhiễm các nguồn nước mặt này cũng là một trong những nguyên nhân gây ra các bệnhtiêu chảy, tả, lỵ, trực khuẩn thương hàn, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe cộng đồng.

c) Đối với môi trường đất

Trong thành phần rác thải gồm các chất hữu cơ khi bị phân hủy trong môitrường đất sẽ giải phóng CH4, CO2, H2O, kết hợp với các thành phần hóa chất, chấtđộc, phóng xạ, sẵn có trong rác, gây nhiễm độc cho môi trường đất Do đó khi rác thảiđược đưa vào môi trường thì các chất độc này sẽ thẩm thấu trong đất làm ô nhiễmnguồn nước ngầm và tiêu diệt nhiều loài sinh vật có ích ở trong đất như: giun, vi sinhvật, nhiều loài động vật không xương sống, ếch nhái, Hậu quả là đất mất dần độ tơixốp trở nên chai cứng và thoái hóa dần kèm theo sự gia tăng sâu bệnh phá hoại câytrồng Đặc biệt hiện nay việc sử dụng tràn lan các loại túi nilon trong sinh hoạt và đờisống, khi túi nilon được chôn xuống đất sẽ làm cho đất giảm độ phì nhiêu, đất bị chua

và năng suất cây trồng giảm sút do đất bị cằn cỗi không còn khả năng canh tác, hàmlượng Coban, Crom, Chì, Nitơ, Photpho và các kim loại nặng như Cd, Cu, Pb và Znxấp xỉ và vượt ngưỡng cho phép

d) Đối với sức khỏe cộng đồng

Ô nhiễm môi trường do rác thải gây ra ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cộngđồng Vì trong thành phần rác thải sinh hoạt, thông thường hàm lượng hữu cơ chiếm tỷ

lệ lớn Loại rác này rất dễ bị phân hủy, lên men, bốc mùi hôi thối Khí thải từ bãi ráctheo con đường hô hấp vào cơ thể, một phần khác như chất hữu cơ, kim loại nặng thâmnhập vào nguồn nước vào cơ thể thông qua đồ ăn, nước uống làm ảnh hưởng nghiêmtrọng đến sức khỏe con người là nguyên nhân gây ra bệnh ung thư và các loại bệnhkhác như: tai, mũi họng, sốt rét, viêm phổi, đường ruột,

Theo nghiên cứu của (WHO), tỷ lệ người mắc bệnh ung thư ở khu vực gần bãichôn lấp rác thải chiếm tới 15,25% dân số Ngoài ra, tỷ lệ mắc bệnh ngoại khoa, bệnhviêm nhiễm ở phụ nữ do nguồn nước ô nhiễm chiếm tới 25% Theo tổ chức Y tế ThếGiới, có 5 triệu người chết và có gần 40 triệu trẻ em mắc các bệnh có liên quan tới rác

Trang 29

thải Nhiều tài liệu trong nước và quốc tế cho thấy, những xác động vật bị thối rữa cócác chất amin và các chất dẫn xuất sunfua hydro hình thành từ sự phân hủy rác thảikích thích sự hô hấp của con người, kích thích nhịp tim đập nhanh gây ảnh hưởng xấuđối với những người mắc bệnh tim mạch.

Các bãi rác công cộng là những nguồn mang dịch bệnh Các kết quả nghiên cứucho thấy rằng: trong các bãi rác, vi khuẩn thương hàn có thể tồn tại trong 15 ngày, vikhuẩn lỵ là 40 ngày, trứng giun đũa là 300 ngày Các loại vi trùng gây bệnh thực sựphát huy tác dụng khi có các vật chủ không gian gây bệnh tồn tại trong các bãi rác nhưnhững ổ chứa chuột, ruồi, muỗi, và nhiều loại ký sinh trùng gây bệnh cho người vàgia súc, một số bệnh điển hình như: chuột truyền bệnh dịch hạch, bệnh sốt vàng da doxoắn trùng ruồi, gián truyền bệnh đường tiêu hóa; muỗi truyền bệnh sốt rét, sốt xuất

Trang 30

huyết, MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ

Qua đường hô hấp Kim loại nặng,

chất độc

Ăn uống tiếp xúc qua da Người, động vật, thực vật

Hình 1.3 : Sơ đồ tác hại của chất thải rắn sinh hoạt đối với sức khỏe con người

( Nguồn: GS.TS Trần Hiếu Nhuệ, Quản lý CTR, NXB xây dựng, 2007)

Trang 31

e) Đối với cảnh quan đô thị

Tình trạng ứ đọng rác ở những nơi sinh hoạt, làm việc nơi công cộng là biểuhiện hết sức thấp kém về lối sống văn minh Các loại chất thải phát sinh làm biến đổinguồn nước ngầm, nước mặt và địa tầng trong khu vực và vùng lân cận, phá vỡ cânbằng sinh thái, làm chất lượng cuộc sống bị giảm sút Môi trường đô thị bị mất vệ sinh,gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến mỹ quan đô thị

1.1.7 Hệ thống thu gom và vận chuyển chất thải rắn

1.1.7.1 Hệ thống thu gom chất thải rắn chưa phân loại tại nguồn

 Thu gom ở lề đường: Chủ nhà chịu trách nhiệm đặt các thùng đã đầy rác ở lềđường vào ngày thu gom và chịu trách nhiệm mang các thùng đã được đổ bỏ trở về vịtrí đặt chung để tiếp tục chứa chất thải

 Thu gom lối đi ngõ hẻm: Tại các khu vực này thùng rác được đặt ở đầu cáclối đi, ngõ hẻm, sau đó công nhân sẽ đến thu gom

 Thu gom kiểu mang đi - trả về: Các thùng chứa rác sẽ được mang đi và trả vềcho các chủ sở hữu sau khi rác được đổ bỏ

 Thu gom kiểu mang đi: Cơ bản giống với kiểu mang đi - trả về những khác ởchỗ chủ nhà chịu trách nhiệm mang thùng rác trở về vị trí cũ

Để tránh tình trạng kẹt xe vào thời điểm ban ngày, CTR được thu gom vào banđêm hoặc vào lúc sáng sớm Khi áp dụng phương pháp thu gom thủ công thì chất thảirắn được đặt vào các thùng bằng plastic hoặc các loại thùng giấy đặt dọc theo các tuyếnđường để thu gom Việc thu gom chất thải thông thường được thực hiện bởi 1 nhóm có

3 người, trong một vài trường hợp có thể đến 4 người: gồm 1 tài xế từ 2 đến 3 người mang rác từ các thùng chứa trên lề đường nơi thu gom đổ vào xe thu gom rác

Trang 32

1.1.7.2 Hệ thống thu gom chất thải rắn phân loại tại nguồn

Các loại vật liệu đã được phân chia tại nguồn cần phải được thu gom để sử dụngcho mục đích tái chế Phương pháp cơ bản hiện tại đang được sử dụng để thu gom các loại vật liệu này là thu gom dọc theo lề đường

1.1.7.3 Hệ thống container di động

Việc sử dụng container, có kích thước lớn nhằm giảm bớt thời gian thu gom vận chuyển, hệ thống này chỉ cần 1 tài xế và thường sắp xếp 2 công nhân cho mỗi xethu gom: 1 tài xế có nhiệm vụ lấy xe và 1 người phụ có trách nhiệm tháo lắp các dâybuộc container Khi vận chuyển chất thải độc hại bắt buộc phải có 2 công nhân cho hệthống này

-1.1.7.4 Hệ thống container cố định

Hầu hết các xe thu gom sử dụng trong hệ thống này thường được trang bị cácthiết bị ép chất thải để làm giảm thể tích, tăng khối lượng chất thải khi vận chuyển Đốivới hệ thống container cố định, số lượng nhân công 1- 2 người Ở những nơi có vị tríđặt container chứa chất thải ở xa vị trí thu gom như: các khu thương mại, khu dân cưtrong nhiều hẻm nhỏ Đối với hệ thống container cố định thì số lượng nhân công sẽ từ

1 - 3 người Thông thường sẽ gồm 2 người khi sử dụng hệ thống thu gom kiểu lềđường và kiểu lối đi - ngõ hẻm

1.1.8 Tình hình công tác thu gom, vận chuyển rác thải trên Thế giới

 Tại Nhật Bản

Theo số liệu của Cục Y tế và Môi sinh Nhật Bản, hàng năm nước này cókhoảng 450 triệu tấn rác thải, trong đó phần lớn là rác công nghiệp (397 triệu tấn).Trong tổng số rác thải trên, chỉ có khoảng 5% rác thải phải đưa tới bãi chôn lấp, trên36% được đưa đến các nhà máy để tái chế Số còn lại được xử lý bằng cách đốt hoặcchôn tại các nhà máy xử lý rác Chi phí cho việc xử lý rác hàng năm được tính theo đầungười khoảng 300 nghìn Yên (khoảng 2.500 USD) Như vậy, lượng rác thải ở Nhật

Trang 33

Bản rất lớn, nếu không tái xử lý kịp thời thì môi trường sống sẽ bị ảnh hưởng nghiêmtrọng.

Chuyển từ hệ thống quản lý chất thải truyền thống với dòng nguyên liệu xử lýsang hướng xã hội có chu trình xử lý nguyên liệu theo mô hình 3R (reduce, reuse,recycle) Về thu gom rác thải sinh hoạt ở Nhật, các hộ gia đình được yêu cầu phân chiarác theo 3 loại: rác hữu cơ dễ phân hủy, rác khó tái chế nhưng có thể cháy và rác có thểtái chế Nhận thức được vấn đề này, người Nhật rất coi trọng bảo vệ môi trường Ở đâyrác hữu cơ dễ phân hủy, được thu gom hàng ngày để đưa đến nhà máy sản xuất phâncompost, góp phần cải tạo đất, giảm bớt nhu cầu sản xuất và nhập khẩu phân bón; loạirác không cháy được như các loại vỏ chai, hộp,…, được đưa đến nhà máy phân loại đểtái chế; loại rác khó tái chế, hoặc hiệu quả không cao, nhưng cháy được sẽ đưa đến nhàmáy đốt rác thu hồi năng lượng Các loại rác này được yêu cầu đựng riêngtrong những túi có màu sắc khác nhau và các hộ gia đình phải tự mang ra điểm tập kếtrác của cụm dân cư vào giờ quy định, dưới sự giám sát của đại diện cụm dân cư Đốivới những loại rác có kích lớn như tủ lạnh, máy điều hòa, tivi, giường, bàn ghế… thìphải đăng ký trước và đúng ngày quy định sẽ có xe của Công ty vệ sinh môi trường đếnchuyên chở (Sở Tài Nguyên và Môi Trường Lào Cai, 2012)

 Tại Singapore

Tại Singapore, nhiều năm qua đã hình thành một cơ chế thu gom rác rất hiệuquả Việc thu gom rác được tổ chức đấu thầu công khai cho các nhà thầu Công tytrúng thầu sẽ thực hiện công việc thu gom rác trên một địa bàn cụ thể trong thời hạn 7năm Singapore có 9 khu vực thu gom rác, gồm rác thải hộ gia đình và rác thải thươngmại Rác thải sinh hoạt được đưa về một khu vực bãi chứa lớn Công ty thu gom rác sẽcung cấp dịch vụ “từ cửa đến cửa”, rác thải tái chế được thu gom và xử lý theo chươngtrình Tái chế Quốc gia Trong số các nhà thầu thu gom rác hiện nay tại Singapore, cóbốn nhà thầu thuộc khu vực công, còn lại thuộc khu vực tư nhân Các nhà thầu tư nhân

đã có những đóng góp quan trọng trong việc thu gom rác thải, khoảng 50% lượng rác

Trang 34

thải phát sinh do tư nhân thu gom Nhà nước quản lý các hoạt động này theo luật pháp.

Cụ thể, từ năm 1989, chính phủ ban hành các qui định y tế công cộng và môi trường đểkiểm soát các nhà thầu tư nhân thông qua việc xét cấp giấy phép Theo quy định, cácnhà thầu tư nhân phải sử dụng xe máy và trang thiết bị không gây ảnh hưởng đến sứckhỏe của nhân dân, phải tuân thủ các quy định về phân loại rác để đốt hoặc đem chôn

để hạn chế lượng rác tại bãi chôn lấp Quy định các xí nghiệp công nghiệp và thươngmại chỉ được thuê mướn các dịch vụ từ các nhà thầu được cấp phép Phí cho dịch vụthu gom rác được cập nhật trên mạng Internet công khai để người dân có thể theo dõi

Bộ môi trường qui định các khoản phí về thu gom rác và đổ rác với mức 6 - 15 đô laSingapore mỗi tháng tùy theo phương thức phục vụ (Viện Nghiên cứu Phát triển thànhphố Hồ Chí Minh, 2010)

 Tại Thái Lan

Nằm trong khu vực Đông Nam Á, có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên khá giốngvới Việt Nam, người dân có ý thức cao trong công tác thu gom rác thải Năm 2002,khoảng 98 - 99% lượng rác thải được thu gom, vận chuyển (Lê Cường, 2015)

1.1.9 Tình hình công tác thu gom, vận chuyển rác thải ở Việt Nam

Tỷ lệ thu gom rác thải sinh hoạt hiện nay tại khu vực nội thành của các đô thịtrung bình đạt khoảng 85% so với lượng rác thải sinh hoạt phát sinh và tại khu vựcngoại thành của các đô thị trung bình đạt khoảng 60% so với lượng rác thải sinh hoạtphát sinh Tỷ lệ thu gom rác thải sinh hoạt tại khu vực nông thôn còn thấp, trung bìnhđạt khoảng 40 - 55% so với lượng rác thải sinh hoạt phát sinh, tỷ lệ thu gom rác thảisinh hoạt tại các vùng nông thôn ven đô thị hoặc các thị trấn, thị tứ cao hơn tỷ lệ thugom rác thải sinh hoạt tại các vùng sâu, vùng xa (Nguyễn Văn Lâm, 2015)

Tại các đô thị, việc thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt do Công ty môitrường đô thị hoặc Công ty công trình đô thị thực hiện Bên cạnh đó, trong thời gianqua với chủ trương xã hội hóa trong lĩnh vực môi trường của Nhà nước, đã có các đơn

Trang 35

vị tư nhân tham gia vào công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt tại đô thị(Nguyễn Văn Lâm, 2015)

Ở khu vực nông thôn, việc thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt do nhiều đơn

vị thực hiện: Mô hình công ty môi trường đô thị, mô hình hợp tác xã (HTX) dịch vụ vệsinh môi trường, mô hình thu gom theo các tổ chức tư nhân, mô hình thu gom do xã,thôn tổ chức, mô hình thu gom tự quản do dân tự tổ chức (Vũ Quốc Chính và cộng sự,2011)

 Mô hình công ty môi trường đô thị.

Mô hình công ty Môi trường đô thị: Một số vùng ven đô, các công ty Môitrường đô thị đã mở rộng dịch vụ thu gom rác thải cho các các xã lân cận Công ty cóthể làm dịch vụ trọn gói từ thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải hoặc chỉ vận chuyển

và xử lý Kinh phí hoạt động của công ty từ nguồn thu phí của dân và ngân sách củathành phố Thu nhập của người làm dịch vụ từ 1.200.000 - 2.000.000 đồng/người/tháng

và được hưởng đầy đủ các chế độ của lao động nặng và độc hại Ở nước ta hiện nayphần lớn các đô thị áp dụng dịch vụ này và chỉ có một số ít các xã ven các thành phốlớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh được hưởng các dịch vụ này (Vũ Quốc Chính và cộng

sự, 2011)

 Mô hình hợp tác xã (HTX) dịch vụ VSMT

Được coi là mô hình hoạt động hiệu quả nhất ở nông thôn Hoạt động theo luậtHTX, có điều lệ hoạt động, phương án sản xuất dịch vụ, kết hợp nhiều loại dịch vụ môitrường như thu gom rác thải, thoát nước, cây xanh, quản lý nghĩa trang Hình thức nàychủ yếu ở các thị trấn, thị tứ, rất ít các xã có hình thức dịch vụ này Hầu hết các HTXdịch vụ môi trường đã được đầu tư xe thu gom rác, một số nơi đã được đầu tư xe vậnchuyển rác thải Thu nhập của người làm dịch vụ môi trường trung bình từ 500.000 –1.000.000 đồng/người/tháng, người lao động được trang bị bảo hộ lao động, bảo hiểm

y tế và bảo hiểm xã hội Số lần thu gom/tuần 3 - 7 lần/tuần (Vũ Quốc Chính, và cộng

sự, 2011)

Trang 36

 Mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần

Mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần: Rất ít có ở các vùngnông thôn do các dịch vụ về môi trường không mang lại lợi nhuận về kinh tế (Vũ QuốcChính và cộng sự, 2011)

 Mô hình thu gom do xã, thôn tổ chức

Mô hình thu gom do xã, thôn tổ chức: Đã có sự quan tâm của chính quyền địaphương như hỗ trợ về phương tiện thu gom, nhiều địa phương đã quy hoạch được điểmtập kết, bãi chôn lấp rác Tuy nhiên, các mô hình này cũng chỉ dừng lại ở nhiệm vụ thugom rác thải từ khu dân cư đến các điểm tập kết, chưa có các biện pháp kỹ thuật trongphân loại, xử lý rác thải Chưa xây dựng được cơ chế và nguồn tài chính để duy trìcông tác thu gom, xử lý rác thải Thu nhập của người thu gom trung bình 200.000 -300.000 đồng/tháng, người thu gom chưa được hưởng các chế độ bảo hiểm y tế, xã hội

Số lần thu gom rác 2 - 3 lần/tuần Hoạt động thiếu chuyên nghiệp dẫn đến hiệu quảthấp Trách nhiệm của các cấp địa phương chủ yếu là hỗ trợ (nên có đến đâu hỗ trợ đếnđấy) mà chưa xây dựng được quy trình thu gom, xử lý rác thải đảm bảo các yêu cầu vệsinh môi trường (VSMT) (Vũ Quốc Chính và cộng sự, 2011)

 Mô hình thu gom tự quản do dân tự tổ chức.

Mô hình thu gom tự quản do dân tự tổ chức: Đây là hình thức phổ biến ở cácvùng nông thôn, do người dân tự thỏa thuận và cử người thu gom cho một xóm hoặcmột cụm dân cư Rác thải sau khi thu gom thường là đổ lộ thiên ra bãi rác tập trung,ven đường làng, bờ mương, chưa được sự quan tâm, hỗ trợ của các cấp địa phương cả

về tài chính và chính sách, người thu gom rác phải tự trang bị phương tiện thu gom, thunhập trung bình chỉ đạt 100.000 - 150.000 đồng/người/tháng, không được hưởng cácchế độ bảo hiểm y tế, xã hội và bảo hộ lao động Hoạt động không chuyên nghiệp, sốlần thu gom trung bình 1 lần/tuần, có nơi 2 tuần/1 lần chủ yếu thu gom rác cho khu vựcven đường chính và khu tập trung dân cư (Vũ Quốc Chính và cộng sự, 2011)

Trang 37

Bảng 1 2: Tổng hợp hoạt động của các mô hình quản lý chất thải nông thôn

y

C ô n

Chủy

90

10

0

6 BảoKh HT Côn

Nhà

Nhà

Nhà

Ổn

(Nguồn: Báo cáo kết quả điều tra đánh giá thực trạng năng lực hoạt động của các tổ chức dịch vụ thu gom, nông thôn các tỉnh thuộc Đồng bằng Sông Hồng)

Trang 38

1.2 Giới thiệu về công ty Cổ phần Đô thị Tân An.

 Tên tiếng v iệt : Công ty Cổ phần Độ thị Tân An.

 Tên tiếng a nh: TAN AN PUBLIC SERVICES JOINT STOCK

COMPANY

 Tên viết tắt : TAPUCO.

 Mã số thuế : 1100209487 do Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Long An cấp.

 Ngành ng hề: Dịch vụ môi trường.

 Logo doa nh nghiệ p:

1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty CP Đô thị Tân An.

Công ty đi vào hoạt động năm 2006, cho đến nay Công ty đã nhiều lần đổi tên:

Tiền thân : Công ty Cổ phần Đô thị Tân An là tiền thân của Công ty

Công trình Đô thị Tân An

Năm 2006 : (23/02/2006) Công ty Công trình Đô thị Tân An được đổi

thành

Công ty TNHH Một Thành Viên Công trình Đô thị Tân An theo Quyết định số2875/QĐ-UBND của Ủy Ban Nhân dân tỉnh Long An

Năm 2009 : (03/11/2009) Công ty TNHH Một Thành Viên Công trình Đô

thị Tân An được đổi thành Công ty Cổ phần Đô Thị Tân An theo Quyết định số 513/QĐ- UBND của Ủy Ban Nhân dân tỉnh Long An

Năm 2 015 : (10/12/2015) Công ty chính thức trở thành Công ty đại

chúng thông qua văn bản số 7660/UBCK-QLPH của Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước

 Công ty đã đầu tư mua sắm 03 xe ép rác, 01 xe tải ben, mở cửa hàngkinh doanh hoa kiểng, xây dựng vườn ươm cây, nhà hội trường, sửa chữa nhà để xe

Trang 39

 Ngoài các hạng mục trên Công ty còn đầu tư mua sắm các thiết bị vănphòng, xe rác đẩy tay,… và trang trí đường phố phục vụ các sự kiện quan trọng vào cácngày lễ tết.

Năm 20 1 6 : (07/09/2016) Công ty chính thức giao dịch trên thị trường

UPCoM (26/10/2016) Công ty thành lập Cửa hàng kinh doanh xăng dầu

Trang 40

 Bằng khen của HộiCấp thoát nước ViệtNam.

 Bằng khen củaHiệp Hội Môi Trường

đô thị và Khu Côngnghiệp VN

 Cờ thi đua doanhnghiệp tiêu biểu xuấtsắc của UBND tỉnhLong An

Công ty đượctrao tặng bằngkhen củaBCHTW HộiChiếu sáng VN

Ngày26/10/2016Công ty chínhthức thành lậpCửa hàng kinhdoanh xăng dầu

Hình 1 4 : Các giải thưởng tiêu biểu đã đạt được của Công ty

Ngày đăng: 11/01/2019, 23:07

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
4. Gs.Ts Trần Hiếu Nhuệ (2007). Giáo trình “Quản lý chất thải rắn”, NXB xây dựng 5. Báo cáo hiện trạng chất thải rắn (Sở Tài nguyên và Môi trường Lào Cai, 2012) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý chất thải rắn
Tác giả: Gs.Ts Trần Hiếu Nhuệ
Nhà XB: NXB xây dựng5. Báo cáo hiện trạng chất thải rắn (Sở Tài nguyên và Môi trường Lào Cai
Năm: 2007
8. Ngô Thị Minh Thúy, Lê thị Hồng Trân, “Nghiên cứu đánh giá hiện trạng, dự báo khối lượng CTRSH phát sinh và đề xuất các giải pháp quản lý tại xã Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh” Sở Tài nguyên Môi trường, Đại học Bách Khoa, TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu đánh giá hiện trạng, dự báokhối lượng CTRSH phát sinh và đề xuất các giải pháp quản lý tại xã Tây Ninh, tỉnh TâyNinh
9. Trần Việt Dũng, “Một số đánh giá về công tác quản lý CTRSH ở huyện Sóc Sơn.” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trần Việt Dũng, “"Một số đánh giá về công tác quản lý CTRSH ở huyện Sóc Sơn
10. ThS. Hoàng Thị Kim Chi, “ Một số giải pháo cải thiện hoạt động thu gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn TP.HCM” Tài liệu Internet Sách, tạp chí
Tiêu đề: ThS. Hoàng Thị Kim Chi, “ "Một số giải pháo cải thiện hoạt động thu gom rác thảisinh hoạt trên địa bàn TP.HCM”
1. Báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Đô thị Tân An qua các năm 2014, 2015, 2016 và 2017 Khác
2. Báo cáo kết quả hoạt động của Công ty Cổ phần Đô thị Tân An qua các năm 2014, 2015, 2016 và 2017 Khác
3. Quyết định số 5612/QĐ- UBND, ngày 30/12/2016 của UBND tỉnh về mức thu phí dịch vụ Khác
6. Báo cáo của Viện nghiên cứu Phát triển thành phố Hồ Chí Minh, 2010 Khác
3. Website: h t tp://gre e -v n .c o m / 4. Website: w ww . m o nre . g o v.vn/ Khác
5. Bộ tài nguyên và môi trường (2011). Báo cáo môi trường quốc gia, http://qua n tra c m oi t ru o ng.gov.vn / Portal s /0/B a o%20cao/ S OE%2 0 20 1 1 / Baoca o moitruo n gq uocgia201 1 .pdf Khác
6. Bộ tài nguyên và môi trường (2014). Báo cáo môi trường quốc gia, http://qua n tra c m oi t ru o ng.gov.vn / VN/ B %C 3 %A1oc% C 3%A1 o /tab i d/368/cat/ 8 9/n f riend/3 747047/la n guage/ v i- V N/De f ault.aspx Khác
8. Lê Cường (2015). Mô hình và giải pháp quản lý CTRSH khu ven đô đô thị http://w w w.hau.e d u.v n /Client/up l oad/p u blic/ v anban1/lvt s lc.pdf Khác
11. Nguyễn Trung Việt và Trần Thị Mỹ Diệu (2007). Giáo trình quản lý chất thải rắn sinh hoạt, http:// w ww. g re e -vn.c o m / t ailieu.h t m Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w