7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.2.6. Phát triển nguồn nhân lực
Trong điều kiện khó khăn và thực trạng nguồn nhân lực của tỉnh nhƣ hiện nay, việc đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao để đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tƣ là nhiệm vụ cấp thiết nhằm nâng cao tính hấp dẫn của Đắk Lắk trong mắt các nhà đầu tƣ. Đặc biệt, trong quá trình phát triển công nghiệp, nhất là phát triển công nghiệp nặng thì cần đòi hỏi nguồn nhân lực có trình độ và tay nghề cao. Vì vậy, để tạo nguồn nhân lực cho quá trình phát triển trong thời gian tới, tỉnh cần tập trung thực hiện:
(1). Nâng cao chất lƣợng cán bộ, công chức liên quan đến công tác đầu tƣ, đảm bảo đủ về số lƣợng, mạnh về chất lƣợng
- Rà soát lại đội ngũ cán bộ, công chức liên quan đến công tác đầu tƣ hiện có để xác định cụ thể số lƣợng, chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức. Từ đó có quy hoạch, kế hoạch tuyển dụng, bố trí sử dụng cán bộ, công chức phù hợp, tránh để tình trạng thừa về số lƣợng, thiếu về chất lƣợng.
- Tập trung nâng cao chất lƣợng và hiệu quả hoạt động của các tổ chức và đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, đặc biệt là chất lƣợng chính trị, năng lực chuyên môn và tinh thần trách nhiệm phục vụ nhân dân; Đổi mới nội dung và chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức, viên chức.
- Ban hành chế độ ƣu đãi xứng đáng đối với các cán bộ giỏi, nhất là những ngƣời có kinh nghiệm từ nơi khác đến, sinh viên của các trƣờng có uy tín trong nƣớc và nƣớc ngoài.
(2). Nâng cao chất lƣợng nguồn lao động, chú trọng nguồn lao động có trình độ cao, có tác phong chuyên nghiệp
- Thƣờng xuyên mở các lớp tập huấn, bồi dƣỡng nhằm nâng cao tay nghề. Thông qua đó, giáo dục kỹ năng, tác phong chuyên nghiệp trong lao động nhằm nâng cao ý thức kỷ luật của ngƣời lao động.
- Có định hƣớng các ngành nghề và lĩnh vực đầu tƣ vào tỉnh; từ đó có quy hoạch cụ thể, đào tạo những ngành nghề phù hợp đáp ứng nhu cầu về lao động cả số lƣợng và chất lƣợng.
- Mở rộng mạng lƣới đào tạo nghề và thay đổi cơ cấu đào tạo nghề theo nhu cầu thị trƣờng lao động. Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề theo hƣớng xã hội hóa, đa dạng hóa hình thức đào tạo, linh hoạt và thiết thực. Tăng cƣờng sự liên kết đào tạo nghề với các cơ sở đào tạo của thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Bình Dƣơng...
- Hằng năm, tỉnh phối hợp cùng các nhà đầu tƣ tổ chức các hội thi, hội thao kỹ thuật nghề; qua đó phát hiện kịp thời, có chính sách bồi dƣỡng và đào tạo nâng cao đối với ngƣời lao động có trình độ năng lực và kiến thức giỏi để họ có điều kiện phát huy khả năng của mình trong lao động và cống hiến, đặc biệt trong ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ vào lao động sản xuất.
- Ngoài ra, có cơ chế quản lý đối với việc xây dựng chế độ trả lƣơng, thƣởng và các chế độ đãi ngộ của các DN cho ngƣời lao động một cách công bằng, hợp lý và có tính động viên khuyến khích cao.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Trên cơ sở mục tiêu và định hƣớng của ngành công nghiệp tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020; mục tiêu và định hƣớng thu hút vốn đầu tƣ phát triển công nghiệp tỉnh Đắk Lắk trong thời gian tới, chƣơng này tác giả đã mạnh dạn đƣa ra hệ thống các giải pháp huy động các nguồn vốn NSNN, tổ chức tín dụng, DN, tiết kiệm dân cƣ và các nguồn vốn nƣớc ngoài nhƣ FDI, ODA, NGO... để đầu tƣ phát triển ngành công nghiệp tỉnh Đắk Lắk nhƣ: tăng cƣờng công tác xúc tiến đầu tƣ, quảng bá hình ảnh công nghiệp, hỗ trợ đầu tƣ, cải thiện môi trƣờng kinh doanh, đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng và đào tạo phát triển nguồn nhân lực...
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN
Trong những năm qua, ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã có những bƣớc phát triển, đạt đƣợc kế hoạch đề ra, tuy nhiên ngành công nghiệp chƣa phát huy hết lợi thế và tiềm năng của tỉnh. Để ngành công nghiệp phát triển với tốc độ cao, ổn định và bền vững hơn nữa, tỉnh Đắk Lắk cần phát huy triệt để nội lực của mình, đồng thời tranh thủ tối đa các nguồn đầu tƣ trong và ngoài nƣớc bằng hình thức liên doanh, liên kết với nƣớc ngoài, với các thành phần kinh tế trong nƣớc, kể cả kinh tế quốc doanh Trung ƣơng cũng nhƣ kinh tế tƣ nhân, sớm hình thành các chính sách, cơ chế kinh tế linh hoạt nhằm động viên, khuyến khích, thu hút mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tƣ vào công nghiệp tỉnh Đắk Lắk.
Trên đây luận văn đã trình bày một cách khái quát về thực trạng phát triển công nghiệp, về các KCN, CCN của tỉnh Đắk Lắk, quá trình thực hiện các hoạt động thu hút vốn đầu tƣ để phát triển công nghiệp, các kết quả thu hút vốn đầu tƣ, những thành tựu, tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại. Trên cơ sở lý luận và kinh nghiệm thu hút vốn đầu tƣ phát triển ngành công nghiệp của một số địa phƣơng, luận văn đã đề ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thu hút vốn đầu tƣ vào ngành công nghiệp tỉnh Đắk Lắk trong những năm tới.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng tuy nhiên do trình độ của bản thân và thời gian nghiên cứu có giới hạn, nên luận văn không thể tránh khỏi một số thiếu sót. Do vậy tác giả rất mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến của các Thầy Cô và bạn đọc để luận văn đƣợc hoàn thiện hơn.
Cuối tuần tôi xin chân thành cám ơn sự hƣớng dẫn tận tình và chu đáo của Cô TS. Ninh Thị Thu Thủy, các Thầy Cô Trƣờng Đại học Kinh tế Đà Nẵng - Đại học Đà Nẵng, Sở Kế hoạch và Đầu tƣ, Sở Công Thƣơng, Cục Thống kê tỉnh Đắk Lắk đã giúp tôi hoàn thành luận văn này.
2. KIẾN NGHỊ
Để ngành công nghiệp tỉnh Đắk Lắk ngày càng phát triển theo hƣớng hiệu quả, bền vững và đảm bảo công bằng xã hội, tác giả xin kiến nghị Quốc hội, Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan các vấn đề sau:
2.1. Đối với Quốc hội
Giảm tình trạng luật, chính sách luôn thay đổi gây ra sự không an tâm cho các nhà đầu tƣ về môi trƣờng pháp lý của Việt Nam. Tiếp tục xem xét sửa đổi, bổ sung Luật Đầu tƣ, Luật Tài nguyên, Luật DN, Luật Môi trƣờng và các văn bản liên quan đến đầu tƣ cho phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế mới, nhất là khi nƣớc ta đã tham gia sâu vào tổ chức WTO.
2.2. Đối với Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan
- Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan quan tâm giúp tỉnh, hàng năm có kế hoạch bổ sung thêm vốn hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng ngành công nghiệp đối với những tỉnh có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn theo quy định của Chính phủ.
- Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Chính sách hỗ trợ phát triển KCN, CCN nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phƣơng trong việc đầu tƣ hạ tầng phát triển các KCN, CCN.
- Có chính sách ƣu tiên cho tỉnh Đắk Lắk nói riêng và vùng Tây Nguyên nói chung nhằm khai thác các thế mạnh và tiềm năng vốn có của vùng này.
- Cần quy định rõ ràng, chi tiết về công nghệ sử dụng và các căn cứ pháp lý tạo thuận lợi cho việc chuyển giao công nghệ, đƣa ra các biện pháp khuyến khích cụ thể cho các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài chuyển giao công nghệ vào Việt Nam.
- Tiếp tục hoàn thiện và phân cấp quản lý các KCN, CCN theo hƣớng gia tăng trách nhiệm của UBND tỉnh và Ban Quản lý KCN nhằm giảm bớt các thủ tục hành chính không cần thiết phải qua các Bộ, ngành Trung ƣơng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] PGS.TS Bùi Quang Bình (2010), “Một số bài học kinh nghiệm và những vấn đề đặt ra với Mô hình phát triển kinh tế Đà Nẵng”, Tạp chí Phát triển Kinh tế - Xã hội Thành phố Đà Nẵng, số tháng 7-8 năm 2010.
[2] PGS.TS Trần Thị Minh Châu cùng tập thể tác giả (2007), Về khuyến khích đầu tư ở Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[3] Nguyễn Thị Kim Dung và Phạm Ngọc Linh (2008), Kinh tế phát triển,
NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
[4] Trƣơng Quang Dũng (2011), Thu hút vốn đầu tư để phát triển công nghiệp tại tỉnh Quảng Ngãi, Luận văn thạc sĩ, Đại học Đà Nẵng.
[5] Đỗ Hồng Dƣơng, Giáo trình Tiếng Việt kinh tế.
[6] John M. Keynes (1994), Lý thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ, NXB giáo dục, Hà Nội.
[7] Nguyễn Thị Giang (2010), Huy động và sử dụng vốn đầu tư để phát triển
kinh tế khu vực đồng bằng sông Cửu Long, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại
học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.
[8] Lƣu Đức Hải và Trần Thu Thủy (2010), “Một số giải pháp thu hút vốn FDI vào Việt Nam trong chiến lƣợc phát triển đất nƣớc đến năm 2020”,
Tạp chí Kinh tế và dự báo, số 2-2010.
[9] Nguyễn Thị Minh Hằng (2011), Chính sách tài chính với thu hút vốn đầu
tư nước ngoài trong điều kiện hội nhập kinh tế của Việt Nam, Luận án
tiến sĩ kinh tế, Trƣờng Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
[10] PGS.TS Đinh Phi Hổ cũng nhƣ nhiều tác giả (2006), Kinh tế phát triển
lý thuyết và thực tiễn, NXB Thống kê, Hà Nội.
[11] Nguyễn Thị Loan (2010), Thực trạng và giải pháp thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp tại tỉnh Bình Phước, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trƣờng Đại học Kinh tế Hồ Chí Minh.
trong thời kỳ đổi mới, NXB Chính trị - Hành chính, Hà Nội.
[13] Nguyễn Ngọc Mai (1995), Phân tích và quản lý các dự án đầu tư, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
[14] Mankiw, NG (2000), Kinh tế vĩ mô, NXB Thống kê.
[15] Nguyễn Thị Kim Nhã (2005), Giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài (FDI) ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trƣờng
Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
[16] PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt và TS Từ Thanh Phƣơng (2007), Giáo trình Kinh tế đầu tư, Trƣờng Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
[17] Paul A. Samuelson, William D. Nordhaus (1997), Kinh tế học, tập 2,
NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[18] TS Nguyễn Ngọc Sơn và TS Trần Thị Thanh Tú cùng nhóm tác giả (2007), “Nguồn tài chính trong nƣớc và nƣớc ngoài cho tăng trƣởng ở Việt Nam, Diễn dàn phát triển Việt Nam.
[19] Phan Nhật Thanh (2006), Giải pháp huy động vốn đầu tư phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trƣờng Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
[20] Nguyễn Văn Thƣờng, Trần Khánh Hƣng (2010), Giáo trình Kinh tế Việt
Nam, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.
[21] Nguyễn Kim Tinh (2005), Luật đầu tư, NXB Tƣ pháp.
[22] Vũ Thị Bạch Tuyết, Nguyễn Tiến Thuận (2009), Giáo trình Kinh tế quốc tế, NXB Tài Chính.
[23] UBND tỉnh Đắk Lắk (2011), Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2011 - 2020, định hướng đến năm 2025, Đắk Lắk.
[24] UBND tỉnh Đắk Lắk (2009), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã