Mục tiêu, định hƣớng phát triển ngành công nghiệp tỉnh Đắk Lắk

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Thu hút vốn đầu tư vào ngành công nghiệp Tỉnh Đăk LắK (full) (Trang 87)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.1.1. Mục tiêu, định hƣớng phát triển ngành công nghiệp tỉnh Đắk Lắk

3.1. CĂN CỨ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP

3.1.1. Mục tiêu, định hƣớng phát triển ngành công nghiệp tỉnh Đắk Lắk Lắk

a) Mục tiêu phát triển công nghiệp

Mục tiêu chung

Công nghiệp phát triển nhanh và bền vững trở thành động lực thúc đẩy các ngành nông - lâm - ngƣ nghiệp, xây dựng, dịch vụ phát triển theo, đƣa Đắk Lắk trở thành một tỉnh công nghiệp, cùng cả nƣớc cơ bản đến đích công nghiệp hóa, hiện đại hóa vào năm 2020.

Mục tiêu cụ thể

Một trong những mục tiêu quan trọng nhất là đến năm 2020 thu nhập bình quân đầu ngƣời vƣợt mức 2.700 USD/ngƣời (theo giá thực tế) và tỷ trọng công nghiệp – xây dựng trong GDP tỉnh phấn đấu đạt khoảng 33% [23].

b) Định hướng phát triển công nghiệp

Phát triển công nghiệp Đắk Lắk phù hợp với quy hoạch phát triển công nghiệp vùng và công nghiệp cả nƣớc.

Phát triển công nghiệp phù hợp với điều kiện địa lý tự nhiên, tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên, gắn với tiềm năng, thế mạnh, lợi thế so sánh của tỉnh, nhằm thu hút lao động, giải quyết việc làm, hỗ trợ sản xuất, tăng thêm nguồn thu cho ngân sách trên địa bàn tỉnh. Phát huy nội lực, mở rộng, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, hợp tác liên tỉnh, liên vùng.

Đa dạng hóa nguồn vốn đầu tƣ của các thành phần kinh tế. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia phát triển công nghiệp theo cơ chế thị trƣờng có sự quản lý của Nhà nƣớc.

Chuyển dịch nhanh cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp theo hƣớng tập trung phát triển các nhóm ngành công nghiệp chủ đạo có lợi thế về nguồn nguyên liệu, khả năng sản xuất hàng hóa lớn, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Phục hồi, phát triển làng nghề truyền thống, đa dạng hoá các sản phẩm công nghiệp.

Chú trọng xây dựng cơ sở hạ tầng cho việc hình thành các khu, cụm công nghiệp trong quy hoạch. Ƣu tiên phát triển công nghiệp quy mô vừa và nhỏ, phát triển mạnh công nghiệp nông thôn, từng bƣớc giảm dần khoảng cách giữa nông thôn và thành thị.

Phát triển công nghiệp gắn với bảo vệ môi trƣờng và giải quyết tốt các vấn đề xã hội.

Phấn đấu tốc độ tăng trƣởng giá trị sản xuất bình quân giai đoạn 2011- 2015 đạt 14-15%/năm, giai đoạn 2016-2020 đạt 19,5%/năm; giai đoạn 2021- 2030 khoảng 19%/năm. Quy mô giá trị sản xuất theo giá hiện hành đến năm 2020 đạt 93.466 tỷ đồng, đến năm 2030 đạt 867.908 tỷ đồng [23].

Định hướng phát triển các ngành, sản phẩm công nghiệp chủ lực

Trên cơ sở hiện trạng các chuyên ngành công nghiệp, tiềm năng và nguồn lực của Đắk Lắk, và quan điểm định hƣớng phát triển công nghiệp, lựa chọn các ngành công nghiệp chủ lực trong giai đoạn đến năm 2020 nhƣ sau:

Giai đoạn 2016-2020: Khai thác và chế biến sâu nông sản, dệt sợi, vật

liệu xây dựng, cơ khí chế tạo, điện, nƣớc, công nghiệp phụ trợ.

Giai đoạn 2021-2030: Khai thác nông sản cao cấp, vật liệu xây dựng cao cấp, chế tạo máy móc thiết bị, công nghiệp phụ trợ công nghệ cao, xuất

khẩu sản xuất sang vùng Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia. - Công nghiệp chế biến nông - lâm sản, thực phẩm, đồ uống

Nâng cao năng lực chế biến các nông sản phẩm đã hình thành vùng nguyên liệu tập trung và có thế mạnh bao gồm cao su, cà phê, điều, hồ tiêu, ca cao, mía, sắn, ngô, cây ăn quả; các sản phẩm từ chăn nuôi (thịt, da, sữa ...). Đầu tƣ thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến, quy mô cơ sở chế biến phù hợp với tiềm năng nguồn nguyên liệu.

Phát triển các cơ sở chế biến nhỏ sơ chế nông sản tại chỗ ngay sau khi thu hoạch, đảm bảo chất lƣợng nguyên liệu tốt nhất cho các nhà máy chế biến. Xây dựng các nhà máy vệ tinh, sản xuất các sản phẩm từ phế liệu phụ phẩm của các nhà máy chính, hình thành những cụm liên kết công nghiệp nhằm đạt đƣợc hiệu quả kinh tế cao nhất trong sản xuất.

Đa dạng hoá và nâng cao chất lƣợng sản phẩm. Phát triển sản xuất các sản phẩm có giá trị cao. Xây dựng quan hệ tƣơng hỗ giữa các cơ sở chế biến với nông dân để có nguồn nguyên liệu dồi dào, ổn định, chất lƣợng cao... tạo điều kiện cho các cơ sở chế biến phát huy hết công suất thiết kế và có cơ hội mở rộng sản xuất.

Giai đoạn từ nay đến năm 2015:

+ Chế biến cà phê: Tiếp tục xây dựng các Nhà máy chế biến cà phê nhân chất lƣợng cao công suất 20.000 tấn/năm. Nâng công suất xây dựng Nhà máy chế biến cà phê nhân từ 25.000 tấn/năm lên 50.000 tấn/năm, các Nhà máy chế biến cà phê rang xay, cà phê hòa tan từ 3.000 - 5.000 tấn/năm lên 10.000 tấn/năm so với quy hoạch 2009 dự kiến. Đang triển khai xây dựng mới nhà máy chế biến cà phê hòa tan công suất 10.000 tấn/năm.

+ Chế biến điều: Tiếp tục đầu tƣ nâng công suất nhà máy chế biến dầu vỏ điều từ 1.500 tấn/năm lên 10.000 tấn/năm, giữ nguyên nhà máy chế biến

điều nhân công suất 2.000 tấn/năm so với quy hoạch năm 2009 dự kiến. Xây dựng nhà máy chế biến thực phẩm từ quả điều với công suất 5.000 tấn/năm.

+ Chế biến ca cao: Tiếp tục xây dựng nhà máy chế biến bột ca cao và sôcôla theo quy hoạch 2009 nhƣng giảm công suất từ 3.000-5.000 tấn/năm xuống còn 2.000 tấn/năm.

+ Chế biến lúa gạo và tinh bột ngô: Xây dựng nhà máy chế biến lúa gạo cao cấp công suất 3.000 tấn/năm. Giảm tổng công suất các nhà máy tinh bột ngô tại các huyện trên địa bàn tỉnh so với QUY HOạCH 2009 dự kiến từ 75.000 tấn/năm xuống còn 50.000 tấn/năm; tiếp tục xây dựng nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi công suất 30.000 tấn/năm.

+ Các ngành chế biến khác: Xây dựng nhà máy chế biến tiêu đen công suất 10.000 tấn/năm; nhà máy chế biến dầu thực vật và nông sản công suất 10.000 ngàn tấn... Mở rộng nhà máy chế biến bánh kẹo và nhà máy chế biến nƣớc hoa quả công suất mỗi nhà máy khoảng 2.000 tấn/năm. Xây dựng nhà máy chế biến tinh bột sắn tại huyện Ea Súp và M’Đrăk, nhà máy chế biến đƣờng tại huyện Ea Súp.

Giai đoạn 2016-2020: Nâng công suất nhà máy chế biến súc sản từ 10.000 tấn/năm lên 20.000 tấn/năm; công suất nhà máy ép và tinh chế dầu hạt bông từ 5.000 - 8.000 tấn/năm lên 10.000 tấn/năm so với quy hoạch 2009 dự kiến. Thu hút đầu tƣ các nhà máy chế biến các sản phẩm từ sữa bò trong chuỗi sản xuất các sản phẩm từ sữa với tổng công suất đến năm 2020 đạt trên 500 triệu lít/năm. Đây là ngành sẽ tạo ra đột biến trong phát triển công nghiệp và nông nghiệp, góp phần chuyển dịch cơ cấu của tỉnh.

- Công nghiệp khai thác khoáng sản

Đẩy mạnh đầu tƣ cho công tác thăm dò địa chất làm cơ sở cho công nghiệp khai khoáng. Tăng cƣờng đầu tƣ đổi mới công nghệ khai thác, chế

biến khoáng phi kim loại với quy mô phù hợp. Đẩy mạnh công tác phục hồi cảnh quan môi trƣờng sau khai thác.

+ Giai đoạn từ nay đến năm 2015: Tiếp tục nâng công suất khai thác các mỏ đá xây dựng tại huyện Krông Búk, Krông Pắk với tổng công suất là 250.000 m3/năm; nâng công suất các mỏ khai thác cát xây dựng tại Buôn Đôn, các mỏ cát ở Giang Sơn, Quỳnh Ngọc và phát triển một số mỏ nhỏ khác với tổng công suất khoảng 400.000 m3/năm; nâng công suất xí nghiệp khai thác felspat tại Ea So lên 50.000 tấn/năm; thăm dò bổ sung trữ lƣợng các mỏ felspat, cao lanh khác nhƣ quy hoạch 2009 dự kiến.

Đầu tƣ xây dựng 2 trạm nghiền cát nhân tạo từ đá công suất 300.000m3 cung cấp cho các trạm bê tông thƣơng phẩm, dùng để sản xuất gạch không nung tại một số huyện ít cát tự nhiên nhƣ Ea Súp, Cƣ M’Gar, Krông Búk, Krông Năng, M’Đrăk. Nghiên cứu, khai thác cát trong lòng hồ thủy điện, hồ chứa nƣớc thủy lợi để nạo vét lòng hồ để sử dụng vào việc san lấp mặt bằng, làm đƣờng, xây dựng dân dụng và công nghiệp. Xây dựng mạng lƣới bến bãi chứa cát tại các huyện Krông Ana, Krông Bông, Cƣ Kuin…

+ Giai đoạn 2016-2020: Xây dựng mới Nhà máy chế biến felspat công suất 100.000 tấn/năm tại cụm Công nghiệp Ea Dar và xí nghiệp chế biến cao lanh Ea Kar công suất 60.000 tấn/năm. Xây thêm 4 trạm nghiền cát nhân tạo từ đá công suất 600.000 m3

.

- Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng

Phát triển sản xuất vật liệu xây dựng trên cơ sở kết hợp giữa hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội, quan tâm đến yêu cầu và tập quán xây dựng bằng vật liệu rẻ của một bộ phận dân cƣ trong tỉnh cũng nhƣ vùng Tam giác phát triển, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan môi trƣờng và đảm bảo an ninh quốc phòng.

Đầu tƣ nâng công suất các cơ sở hiện có bằng cách đổi mới thiết bị và ứng dụng công nghệ tiên tiến, sản xuất sản phẩm có chất lƣợng cao, giá thành hợp lý đủ sức cạnh tranh trên thị trƣờng trong nƣớc và khu vực.

+ Giai đoạn từ nay đến năm 2015: Tiếp tục đầu tƣ xây dựng nhà máy sản xuất vật liệu ốp lát công suất 1 triệu m2/năm, nhà máy sản xuất gạch ngói công suất 40 triệu viên/năm, nhà máy sản xuất đá ốp lát granit công suất 30.000 m2/năm, xí nghiệp sản xuất bê tông tƣơi và bê tông đúc sẵn công suất 45.000 m3/năm tại thị xã Buôn Hồ, huyện Ea H’Leo, huyện M’Đrăk...

+ Giai đoạn 2016 - 2020: Nghiên cứu nâng công suất các nhà máy sản xuất vật liệu đã có. Xây dựng mới nhà máy sản xuất gạch ceramic tại huyện Ea Kar công suất 150.000 m2/năm. Xây dựng thêm nhà máy sản xuất gạch không nung công suất 20 triệu viên/năm.

- Công nghiệp luyện kim, cơ khí, điện tử

Đầu tƣ mới nhà máy chế tạo thiết bị phục vụ trong trồng trọt và chế biến sản phẩm nông nghiệp, máy công tác và chế tạo phụ tùng thay thế... Xây dựng thêm các cơ sở mới sản xuất nông cụ thủ công, đồ kim khí và sửa chữa nhỏ các loại thiết bị. Nâng cao năng lực sản xuất khung nhà ở tiền chế phục vụ nhu cầu về xây dựng nhà xƣởng công nghiệp.

+ Giai đoạn từ nay đến năm 2015: Tiếp tục đầu tƣ xây dựng các nhà máy lắp ráp xe nông dụng đa chức năng và loại nông nghiệp công suất 25.000 tấn sản phẩm/năm; đầu tƣ bổ sung và nâng cao năng lực các cơ sở chế tạo cơ khí theo quy hoạch 2009 dự kiến đƣa ra trên địa bàn tỉnh. Hình thành nhóm ngành công nghiệp phụ trợ nhƣ gia công cơ khí chính xác…

+ Giai đoạn 2016 - 2020: Đầu tƣ xây dựng nhà máy sản xuất phụ tùng ô tô công suất 5.000 tấn sản phẩm/năm; nhà máy sản xuất, lắp ráp thiết bị chế biến nông lâm sản công suất 5.000 sản phẩm/năm. Phát triển ngành công nghiệp phụ

trợ công nghệ cao nhƣ các sản phẩm khuôn mẫu, linh kiện điện tử… nhằm phục vụ dự án công nghiệp chế biến.

- Công nghiệp sản xuất và phân phối điện

Đến tháng 11/2010 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã có tổng cộng 26 dự án thuỷ điện vừa và nhỏ với tổng công suất 271,95 MW đã đƣợc cấp thẩm quyền cho chủ trƣơng đầu tƣ và đang thực hiện. Sau khi các nhà máy thuỷ điện ở giai đoạn đến năm 2010 hoàn thành thì tiềm năng thuỷ điện Đắk Lắk không còn nhiều, sản lƣợng điện hàng năm đạt khoảng 500 triệu kWh.

Bƣớc đầu thực hiện khảo sát và lập dự án đầu tƣ điện gió tại các xã tại các xã Ea H’Leo, Ea Ral, Ea Sol (huyện Ea H’Leo). Giai đoạn từ nay đến năm 2020 nghiên cứu xây dựng 5-10 tua bin điện gió công suất 7,5-15 MW/năm.

Đối với hệ thống điện, phối hợp với ngành điện phát triển hệ thống truyền tải điện rộng khắp và từng bƣớc hiện đại hóa mạng lƣới điện theo hƣớng ngầm hóa, bảo đảm tốt nhu cầu sản xuất và sinh hoạt.

- Công nghiệp sản xuất và phân phối nƣớc, xử lý chất thải

+ Về cấp nƣớc sinh hoạt và công nghiệp: Hiện nhà máy nƣớc thành phố Buôn Ma Thuột sử dụng nguồn nƣớc ngầm đã đƣợc xây dựng với công suất 49.000 m3/ngày đêm, sẽ đầu tƣ thêm một số nhà máy nƣớc nhỏ để hoàn chỉnh hệ thống.

+ Các thị trấn các huyện và thị xã Buôn Hồ sẽ đầu tƣ xây dựng các nhà máy nƣớc bảo đảm nhu cầu sử dụng nƣớc sạch, nƣớc hợp vệ sinh cho 100% dân số thành thị và nông thôn với định mức bình quân từ 90-120 lít/ngày đêm. + Đầu tƣ nâng cấp và đầu tƣ mới hệ thống cấp nƣớc tại các trung tâm xã có mật độ dân cũng nhƣ nhu cầu sử dụng nƣớc cho sinh hoạt và sản xuất kinh doanh cao.

+ Các công trình thủy lợi sẽ đƣợc đầu tƣ phát triển theo hƣớng đa mục tiêu, vừa bảo đảm nƣớc sản xuất, điều hòa môi trƣờng và phát triển du lịch. Bảo đảm hệ thống xử lý nƣớc thải cũng đƣợc mở rộng, hoàn thiện.

+ Đến năm 2015, xây dựng các nhà máy chế biến phân hữu cơ từ than bùn và các loại rác thải hữu cơ khác công suất 40.000 tấn/năm tại TP Buôn Ma Thuột, huyện Ea Kar, huyện Cƣ M’gar và thị xã Buôn Hồ. Phấn đấu đến 2020, 100% chất thải rắn, rác KCN và khu vực đô thị đƣợc thu gom xử lý tập trung.

- Công nghiệp chế biến lâm sản, gỗ, giấy

Đổi mới trang thiết bị và công nghệ sản xuất ở các xí nghiệp hiện có. Đầu tƣ xây dựng thêm một số cơ sở sản xuất mới với thiết bị, công nghệ tiên tiến gắn với phát triển vùng nguyên liệu. Đào tạo nguồn nhân lực cho công nghiệp chế biến gỗ bao gồm công nhân sản xuất, kỹ sƣ, cán bộ quản lý...

+ Giai đoạn từ nay đến năm 2015: Xây dựng nhà máy sản xuất đồ gỗ xuất khẩu ở Ea Kar với tổng sản lƣợng 10.000 m3/năm, nhà máy sản xuất đồ gỗ từ ván nhân tạo 10.000 m3; xƣởng bột giấy lồ ô, tre nứa sản lƣợng 3.000 tấn/năm tại M’Đrắk, Lắk.

+ Giai đoạn 2016-2020: Nâng công suất các nhà máy đồ gỗ đã có trên địa bàn tỉnh. Xây dựng nhà máy bột giấy và giấy sản lƣợng 5.000 tấn/năm và nhà máy gỗ ván ép công suất 30.000 m3

tại huyện Krông Bông. - Công nghiệp hoá chất, cao su, nhựa, phân bón

Đầu tƣ các cơ sở sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu dân sinh và phục vụ cho sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Tận dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên (than bùn, các chất thải của công nghiệp chế biến nông sản) để sản xuất phân vi sinh.

+ Giai đoạn từ nay đến năm 2015: Đầu tƣ xây dựng các nhà máy chế biến mủ cao su và chế tạo các sản phẩm từ cao su với công suất 15.000 tấn/năm; nhà

máy sản xuất đồ chơi trẻ em công suất 5 triệu sản phẩm/năm; nhà máy đồ nhựa tiêu dùng công suất 1 triệu sản phẩm/năm; nhà máy sản xuất bao bì PP công suất 20 triệu sản phẩm/năm; nhà máy chế biến phân hữu cơ từ than bùn và các loại rác thải hữu cơ công suất 40.000 tấn/năm; nhà máy sản xuất thuốc bảo vệ thực vật không độc hại công suất 1.000 tấn/năm; nhà máy sản xuất cồn Etanol.

+ Giai đoạn 2016 - 2020: Đầu tƣ xây dựng mới nhà máy phân bón NPK công suất 50.000 tấn/năm; nhà máy sản xuất săm lốp các loại sản lƣợng 0,5 triệu sản phẩm/năm.

- Công nghiệp dệt - may - da giầy

Duy trì, mở rộng năng lực các cơ sở may hiện có để giải quyết việc làm. Đầu tƣ cơ sở may công nghiệp có thiết bị tiên tiến để may các sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu đồng thời hƣớng mạnh vào thị trƣờng nội địa, giảm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Thu hút vốn đầu tư vào ngành công nghiệp Tỉnh Đăk LắK (full) (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)