7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.3.6. Hoạt động phát triển nguồn nhân lực
Phát triển nguồn nhân lực là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của tỉnh Đắk Lắk, vừa có tính cấp bách vừa có tính chiến lƣợc nhằm xây dựng lực lƣợng lao động có phẩm chất và năng lực ngày càng cao, có cơ cấu ngành nghề hợp lý. Thời gian qua, nhất là trong những năm thực hiện công cuộc đổi mới và tiến hành CNH - HĐH, tỉnh đã có nhiều chủ trƣơng, giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực. Cụ thể ngày 10/12/2010 HĐND tỉnh đã ban hành Nghị Quyết số 18/NQ-HĐND về Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng 5 năm 2011-2015, trong đó đã nhấn mạnh đến công tác phát triển nguồn nhân lực. Thực hiện đúng tinh thần đó, đến nay tỉnh đã đạt đƣợc những kết quả tích cực, đáp ứng đƣợc yêu cầu trƣớc mắt và có ý nghĩa lâu dài:
- Hệ thống giáo dục chuyên nghiệp: Tiếp tục đƣợc củng cố, mở rộng cả về quy mô và ngành nghề đào tạo với 12 cơ sở đào tạo chuyên nghiệp, trong đó có 2 Trƣờng Đại học, 7 Trƣờng Trung cấp chuyên nghiệp, 1 trƣờng Cao đẳng có đào tạo Trung cấp chuyên nghiệp, 2 phân hiệu Trƣờng Trung cấp chuyên nghiệp đã góp phần đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực của tỉnh.
- Hệ thống giáo dục thƣờng xuyên: Có sự đổi mới hơn, góp phần thực hiện tốt việc phân luồng học sinh. Các Trung tâm giáo dục thƣờng xuyên từng bƣớc đƣợc nâng cao chất lƣợng và đáp ứng về điều kiện cơ sở vật chất, thu hút thêm nhiều học viên theo học, góp phần nâng cao tỷ lệ lao động qua đào
tạo của địa phƣơng. Hiện nay, toàn tỉnh có 15 Trung tâm giáo dục thƣờng xuyên, 28 cơ sở Ngoại ngữ - Tin học, 5 cơ sở tiếp nhận chƣơng trình giáo dục từ xa, 175/184 Trung tâm học tập cộng đồng cấp xã phƣờng (95,11%).
- Công tác dạy nghề: Ngày càng đƣợc quan tâm đặc biệt là dạy nghề cho ngƣời nghèo và lao động nông thôn đƣợc chú trọng thực hiện. Từ đầu năm 2013 đến nay đã cấp phép bổ sung hoạt động dạy nghề cho 7 Trung tâm dạy nghề cấp huyện, số cơ sở dạy nghề ổn định với 44 cơ sở.
Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, hoạt động đào tạo nguồn nhân lực vẫn còn những hạn chế, số lƣợng lao động phân bố chƣa đồng đều, chất lƣợng đào tạo chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu, tỷ lệ lao động chƣa qua đào tạo còn cao.
Số lƣợng lao động
Bảng 2.10 Số lƣợng lao động ngành công nghiệp giai đoạn 2008 - 2013
Đvt: Người
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 2013
Tổng số 32.144 37.392 46.833 47.706 48.526 50.103
- CN khai khoáng 1.158 1.180 1.208 1.241 1.279 1.324
- CN chế biến 27.681 33.058 42.121 42.892 43.622 44.978 - Sản xuất, phân phối điện,
khí đốt và nƣớc 3.305 3.154 3.504 3.573 3.625 3.801
(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Đắk Lắk)
Số lƣợng lao động làm việc trong ngành công nghiệp tăng qua các năm từ 32.144 ngƣời năm 2008 đã tăng lên 50.103 ngƣời năm 2013, nhƣ vậy đã tăng gấp 1,5 lần trong 6 năm. Trong đó, lao động làm việc trong ngành công nghiệp chế biến chiếm tỷ lệ lớn nhất, trên 85% tổng số lao động ngành công nghiệp; lao động làm việc trong ngành công nghiệp khai khoáng và Sản xuất, phân phối điện, khí đốt và nƣớc chiếm tỷ lệ rất nhỏ, tốc độ tăng trƣởng tƣơng đối chậm. Sở dĩ có sự chênh lệch lao động giữa các ngành này là do ngành
công nghiệp chế biến là một trong những ngành chủ lực, có quy mô và tốc độ tăng trƣởng nhanh trong khi hai ngành còn lại vẫn đang từng bƣớc phát triển.
Chất lƣợng lao động
Bảng 2.11 Cơ cấu chất lƣợng lao động ngành công nghiệp
Trình độ chuyên môn
2009 2012
Lao động
(1000 Ngƣời) Cơ cấu (%)
Lao động
(1000 Ngƣời) Cơ cấu (%)
Tổng số 37.392 100 48.526 100
- Đại học và trên đại học 923 2,47 1.441 2,97
- Cao đẳng 1.709 4,57 3.052 6,29
- Trung cấp 2.109 5,64 3.819 7,87
- Sơ cấp 2.588 6,92 4.256 8,77
- Chƣa qua đào tạo 30.063 80,4 35.958 74,1
(Nguồn: Sở Công thương tỉnh Đắk Lắk)
Phân tích chất lƣợng lao động ngành công nghiệp qua hai năm 2009 và 2012 cho thấy mặc dù tỷ lệ lao động đã qua đào tạo tăng dần qua các năm (trình độ đào tạo đại học và trên đại học tăng từ 2,47% năm 2009 lên 2,97% năm 2012; cao đẳng tăng từ 4,57% lên 6,29%, trung cấp từ 5,64% lên 7,87 và sơ cấp từ 6,92% lên 8,77%) nhƣng chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ so với lao động toàn ngành, trong khi đó tỷ lệ lao động chƣa qua đào tạo chiếm hơn 75%.
Nhƣ vậy, chất lƣợng lao động ngành công nghiệp chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu, lao động có trình độ chuyên môn còn thấp, lao động chƣa qua đào tạo lại chiếm tỷ lệ cao. Chính điều này đã làm hạn chế hiệu quả hoạt động của các dự án công nghiệp đã và đang đi vào hoạt động, khiến các nhà đầu tƣ không thật sự yên tâm khi đầu tƣ vào đây. Vì vậy, trong thời gian tới để ngành công nghiệp ngày càng phát triển theo đúng định hƣớng đã đề ra thì tỉnh Đắk Lắk cần tích cực thực hiện các giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế, đảm bảo chất lƣợng nguồn nhân lực, tạo niềm tin cho các nhà đầu tƣ.
2.4. ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ VÀO NGÀNH CÔNG NGHIỆP TỈNH ĐẮK LẮK