Tình hình kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Thu hút vốn đầu tư vào ngành công nghiệp Tỉnh Đăk LắK (full) (Trang 46)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1.2.Tình hình kinh tế xã hội

a) Tình hình kinh tế

Bảng 2.1 Tăng trƣởng kinh tế và GDP/ngƣời của tỉnh Đắk Lắk

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 2013

GDP/ngƣời (triệu đồng/năm) 11,726 12,865 15,786 22,467 24,876 28,453

Tăng trƣởng (%) 5,58 9,16 8,63 9,62 7,30 6,03

(Nguồn: Niêm giám thống kê tỉnh Đắk Lắk)

Tăng trƣởng kinh tế tỉnh Đắk Lắk tăng liên tục qua các năm, trung bình từ 7% - 9%. Đặc biệt năm 2011, tốc độ tăng trƣởng kinh tế của tỉnh đã tăng lên 9,62% do năm 2011 KCN Hòa Phú chính thức đi vào hoạt động. Tuy nhiên, năm 2013 tốc độ tăng trƣởng chỉ đạt 6,03% do ảnh hƣởng tình hình kinh tế trong nƣớc liên tục gặp nhiều khó khăn, hoạt động của nhiều DN kém hiệu quả, sản xuất, kinh doanh bị đình trệ cùng với điều kiện thời tiết không thuận lợi…

Trong giai đoạn 2008 - 2013, cùng với sự tăng trƣởng mạnh mẽ của GDP, GDP bình quân đầu ngƣời tỉnh Đắk Lắk cũng tăng mạnh qua các năm, từ 11,726 triệu đồng năm 2008 lên 28,453 triệu đồng năm 2013. Nguyên nhân làm cho GDP bình quân đầu ngƣời tăng mạnh là do trong thời gian qua tỉnh Đắk Lắk đƣợc Trung ƣơng đầu tƣ nguồn lực để xây dựng cơ sở hạ tầng, dân số của tỉnh đƣợc kiểm soát chặt chẽ. Trên thực tế, giá trị sản xuất của nền kinh tế không cao nên thu nhập bình quân đầu ngƣời của tỉnh chƣa chắc đã phản ánh thu nhập thực tế và mức sống của ngƣời dân tăng

Bảng 2.2 Tổng sản phẩm tỉnh Đắk Lắk ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Tốc độ tăng BQ (%) Tổng sản phẩm (giá so sánh 2010) 23.346 25.484 27.684 30.347 32.562 34.524 8,14

- Nông – lâm - ngƣ nghiệp 12.633 13.342 13.906 14.629 15.201 15.636 4,36 - Công nghiệp - xây dựng 3.291 3.700 4.361 5.146 5.604 5.860 12,23 - Dịch vụ 7.422 8.442 9.417 10.572 11.757 13.028 11,91

(Nguồn: Niêm giám thống kê tỉnh Đắk Lắk)

Qua bảng 2.2 cho thấy giá trị tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk tăng liên tục qua các năm. Năm 2008 giá trị tổng sản phẩm toàn tỉnh đạt 23.346 tỷ đồng, năm 2009 đạt 25.484 tỷ đồng, đến năm 2013 đạt 34.524 tỷ đồng, tăng 11.178 tỷ đồng so với năm 2008. Tốc độ tăng trƣởng bình quân giai đoạn 2008 - 2013 đạt 8,14%, cao hơn mức tăng bình quân của cả nƣớc cùng thời kỳ. Trong đó: ngành nông - lâm - ngƣ nghiệp tăng 4,36%; công nghiệp - xây dựng tăng 12,23%; dịch vụ tăng 11,91%. Mặc dù, ngành công nghiệp - xây dựng có tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2008 - 2013 tƣơng đối cao nhƣng giá trị sản phẩm của ngành công nghiệp - xây dựng chiếm tỷ trọng nhỏ, điều này cho thấy để ngành công nghiệp - dịch vụ là ngành đóng góp chủ đạo trong nền kinh tế thì tỉnh Đắk Lắk cần có nhiều giải pháp phát triển hơn nữa.

Hình 2.1 mô tả cơ cấu kinh tế tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2008 - 2013 chuyển dịch theo hƣớng giảm tỷ trọng nông - lâm - ngƣ nghiệp, tăng dần tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, song mức độ chuyển dịch này vẫn còn chậm, chƣa có bƣớc đột phá. Cụ thể: Tỷ trọng ngành nông - lâm - ngƣ nghiệp giảm dần từ 54,11% năm 2008 xuống còn 45,29% năm 2013, tức là

giảm gần 9%; Tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng tăng từ 14,1% năm 2008 lên 16,97% năm 2013, có thể thấy mức tăng tỷ trọng này không đáng kể, chỉ tăng 2,96%; Ngành dịch vụ có tỷ trọng tăng nhanh từ 31,79% năm 2008 lên 37,74% năm 2013.

Hình 2.1 Cơ cấu kinh tế tỉnh Đắk Lắk

(Nguồn: Niêm giám thống kê tỉnh Đắk Lắk)

b) Tình hình xã hội

Bảng 2.3 Dân số tỉnh Đắk Lắk

Đvt: Người

Năm Tổng số

Phân theo gới tính Phân theo thành thị, nông thôn

Nam Nữ Thành thị Nông thôn

2008 1.715.112 866.017 849.095 378.459 1.336.653 2009 1.733.113 876.046 857.067 423.038 1.310.075 2010 1.754.390 885.569 868.821 421.335 1.333.055 2011 1.771.890 894.260 877.630 426.016 1.345.874 2012 1.797.332 906.955 890.377 432.618 1.364.714 2013 1.827.786 922.175 905.611 440.443 1.387.343

Nếu năm 2008 dân số tỉnh Đắk Lắk là 1.715.112 ngƣời thì đến năm 2013 tăng lên 1.827.786 ngƣời. Trong đó, nam có 922.175 ngƣời chiếm 50,45% dân số và nữ có 905.611 ngƣời chiếm 49,55% dân số. Nhƣ vậy, tỷ lệ dân số nam nữ tỉnh Đắk Lắk tƣơng đối cân bằng, thể hiện nỗ lực của tỉnh trong việc tuyên truyền về nhận thức, tƣ tƣởng và kế hoạch hóa gia đình.

Dân số ở tỉnh Đắk Lắk đa phần sống ở vùng nông thôn. Từ số liệu trên cho thấy 75,9% dân cƣ tập trung chủ yếu ở nông thôn; 24,1% tập trung ở thành thị. Do cuộc sống thành thị ngày càng phát triển, dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trƣờng... nên ngƣời dân muốn tìm đến những nơi không khí trong lành, yên tĩnh của vùng nông thôn.

Bảng 2.4 Lao động và cơ cấu sử dụng lao động tỉnh Đắk Lắk

Chỉ tiêu Đơn vị 2008 2009 2010 2011 2012 2013 1. Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế Ngƣời 913.493 930.446 954.090 981.270 1.006.103 1.048.201 - Nông - lâm – ngƣ nghiệp Ngƣời 686.947 691.414 658.608 674.623 689.133 713.968 - Công nghiệp – xây dựng Ngƣời 59.834 67.644 81.479 84.389 86.104 90.207 - Dịch vụ Ngƣời 166.712 171.388 214.003 222.258 230.866 244.026 2. Cơ cấu sử dụng lao động % 100 100 100 100 100 100 - Nông - lâm – ngƣ nghiệp % 75,20 74,31 69,03 68,75 68,49 68,11 - Công nghiệp – xây dựng % 6,55 7,27 8,54 8,60 8,56 8,61 - Dịch vụ % 18,25 18,42 22,43 22,65 22,95 23,28

Qua bảng 2.4 ta thấy lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế tỉnh giai đoạn 2008 - 2013 qua các năm rất dồi dào. Năm 2008 lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế có 913.043 ngƣời, đến năm 2013 đã tăng lên 1.048.201 ngƣời, tăng 134.700 ngƣời so với năm 2008. Trong đó, lao động chủ yếu tham gia sản xuất nông - lâm - ngƣ nghiệp chiếm trên 68%, ngành công nghiệp - xây dựng chỉ chiếm khoảng 9%, ngành dịch vụ chiếm khoảng 23%. Tuy nhiên, cơ cấu lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế đang có xu hƣớng giảm tỷ trọng ngành nông - lâm - ngƣ nghiệp, tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Thu hút vốn đầu tư vào ngành công nghiệp Tỉnh Đăk LắK (full) (Trang 46)