Nội dung thu hút vốn đầu tƣ vào ngành công nghiệp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Thu hút vốn đầu tư vào ngành công nghiệp Tỉnh Đăk LắK (full) (Trang 26)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.1. Nội dung thu hút vốn đầu tƣ vào ngành công nghiệp

Vốn sản xuất trong nền kinh tế có vai trò to lớn trong việc tạo ra hàng hóa dịch vụ và quyết định sự phát triển kinh tế. Đã từ lâu chính quyền các địa phƣơng đều rất nỗ lực để thu hút đầu tƣ vào địa phƣơng mình.

Thu hút vốn đầu tƣ là các hoạt động của chủ thể ở các địa phƣơng hay lãnh thổ (nhƣ các cơ quan chính phủ hay chính quyền, cộng đồng DN và dân cƣ địa phƣơng hay vùng lãnh thổ) nhằm xúc tiến, kêu gọi, tạo điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tƣ bỏ vốn thực hiện các dự án đầu tƣ (thực hiện hoạt động đầu tƣ vốn) hình thành vốn sản xuất trong các lĩnh vực kinh tế xã hội trên địa bàn của mình.

Nhƣ vậy, thu hút vốn đầu tƣ để phát triển công nghiệp chính là các hoạt động của các cơ quan Chính phủ hay chính quyền, cộng đồng DN và dân cƣ địa phƣơng hay vùng lãnh thổ nhằm xúc tiến, kêu gọi tạo điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tƣ bỏ vốn thực hiện các dự án đầu tƣ (thực hiện hoạt động đầu tƣ vốn) hình thành vốn sản xuất trong các lĩnh vực công nghiệp trên địa bàn của mình.

Thu hút vốn đầu tƣ ở đây đƣợc hiểu là thu hút vốn trực tiếp hay kết quả cuối cùng phải hình thành cơ sở sản xuất hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế. Từ những quan niệm trên, có thể rút ra những nội dung cơ bản của thu hút

vốn đầu tƣ vào ngành công nghiệp nhƣ sau:

a) Quảng bá hình ảnh công nghiệp

Hình ảnh địa phƣơng đặc biệt là những hình ảnh về công nghiệp ở địa phƣơng là sự tổng hợp những niềm tin, ý tƣởng và ấn tƣợng mà ngƣời ta có về công nghiệp ở địa phƣơng. Hình ảnh công nghiệp tiêu biểu cho sự đơn giản hóa phần lớn những liên hệ và các mẫu thông tin gắn liền với công nghiệp ở địa phƣơng. Đây là bƣớc đầu tiên trong việc tuyên truyền cho các đối tƣợng mục tiêu là các nhà đầu tƣ về hình ảnh của thành phố nhƣ là một nơi lý tƣởng để phát triển công nghiệp. Để tạo đƣợc ấn tƣợng cho các nhà đầu tƣ về địa phƣơng, cần xây dựng hình ảnh địa phƣơng thật hấp dẫn và độc đáo.

Hoạt động quảng bá công nghiệp khi đƣợc chú ý lồng ghép sẽ làm cho hình ảnh địa phƣơng trở nên quen thuộc với mọi ngƣời. Hoạt động quảng bá hình ảnh có thể thực hiện bằng cách hoàn thiện khâu cung cấp thông tin du lịch qua website, email, liên kết với các website nổi tiếng nhƣ Google, MSN, Infoseek để du khách nƣớc ngoài dễ tìm kiếm.

Ngoài ra, một công cụ khác có tác dụng quảng bá rất lớn là làm một đoạn phim truyền hình với bối cảnh chính là địa phƣơng sẽ làm cho các du khách biết đến địa phƣơng nhiều hơn, làm cho họ muốn đến đây để đƣợc chiêm ngƣỡng những cảnh đẹp đã đƣợc nhìn thấy trong phim.

b) Xúc tiến đầu tư

Hoạt động quảng bá hình ảnh công nghiệp địa phƣơng mới chỉ tác động đến suy nghĩ và tạo dấu ấn cho các nhà đầu tƣ. Hoạt động xúc tiến đầu tƣ là bƣớc tiếp theo cần thiết để thúc đẩy nhà đầu tƣ ra quyết định đầu tƣ qua đó có thể thu hút vốn đầu tƣ. Cho dù đã có dấu ấn hay ấn tƣợng về hình ảnh địa phƣơng, công nghiệp địa phƣơng… thì không phải các nhà đầu tƣ có thể quyết định đầu tƣ ngay.

Đầu tƣ vào công nghiệp đòi hỏi phải nhiều vốn, đồng thời rủi ro cũng không nhỏ khi đó là những nhà máy, công xƣởng, cơ sở sản xuất… các nhà đầu tƣ không thể thu hồi hay bán chuyển nhƣợng nhanh chóng khi có những biến cố bất lợi. Do vậy, một quyết định bỏ vốn đầu tƣ vào nhà đầu tƣ phải cân nhắc và cần nhiều thông tin để hỗ trợ cho các nhà đầu tƣ có thể quyết định.

Xúc tiến đầu tƣ là các biện pháp để giới thiệu, quảng cáo cơ hội đầu tƣ với bên ngoài, các cơ quan xúc tiến đầu tƣ địa phƣơng thƣờng tổ chức các đoàn tham quan, khảo sát ở các địa phƣơng khác và nƣớc ngoài; tham gia, tổ chức các hội thảo khoa học, diễn đàn đầu tƣ, kinh tế ở khu vực và quốc tế. Đồng thời, họ tích cực sử dụng các phƣơng tiện truyền thông, xây dựng mạng lƣới các văn phòng đại diện ở các địa phƣơng khác và nƣớc ngoài.

Hoạt động xúc tiến đầu tƣ đem đến cho chủ đầu tƣ những thông tin liên quan đến ý định đầu tƣ của họ, giúp họ có đƣợc một tầm nhìn bao quát về quốc gia, địa phƣơng đó để cân nhắc, lựa chọn. Nhƣ vậy, hoạt động xúc tiến đầu tƣ giúp các chủ đầu tƣ rút ngắn thời gian tìm hiểu, tạo điều kiện để họ nhanh chóng đi đến quyết định. Có thể nói hoạt động xúc tiến đầu tƣ đã chuyển những yếu tố thuận lợi của môi trƣờng đầu tƣ thông qua các cơ chế hữu hiệu của hệ thống khuyến khích tác động đến các nhà đầu tƣ.

Ngoài ra, những tâm tƣ và trăn trở của các nhà đầu tƣ cũng cần phải nắm bắt để giải quyết. Nếu các cơ quan xúc tiến có đƣợc những thông tin này sẽ có những biện pháp chẳng hạn cung cấp thêm thông tin cho họ để họ quyết định.

Công tác xúc tiến đầu tƣ phải đƣợc tiến hành đồng bộ với công tác quảng bá hình ảnh địa phƣơng và du lịch địa phƣơng mới có hiệu quả. Và dƣờng nhƣ nhiều khi hai mảng công việc này đan xen và trùng với nhau.

tại những thị trƣờng mục tiêu (thƣờng kết hợp với hoạt động xúc tiến chung) hay thông tin tới cộng đồng DN thông qua kênh Phòng Thƣơng mại Công nghiệp Việt Nam, báo chí, phƣơng tiện truyền thông cũng là những phƣơng tiện có thể khai thác.

c) Hỗ trợ đầu tư

Hỗ trợ đầu tƣ là hoạt động giúp cho nhà đầu tƣ triển khai dự án sau khi đã quyết định đầu tƣ. Vì sau khi các nhà đầu tƣ quyết định đầu tƣ thì họ phải triển khai dự án. Nhƣng để tiến hành thì họ phải bắt đầu những thủ tục xin cấp giấy phép đầu tƣ, tìm kiếm địa chỉ cho dự án, tìm kiếm đối tác thực hiện…

Các mức ƣu đãi tài chính - tiền tệ dành cho vốn đầu tƣ trƣớc hết phải đảm bảo cho các chủ đầu tƣ tìm kiếm đƣợc lợi nhuận cao nhất trong điều kiện kinh doanh chung của khu vực, của mỗi nƣớc; đồng thời nó còn khuyến khích họ đầu tƣ vào những nơi mà Chính phủ muốn khuyến khích đầu tƣ. Trong đó, những ƣu đãi về thuế chiếm vị trí quan trọng hàng đầu trong số các ƣu đãi tài chính dành cho đầu tƣ. Mức ƣu đãi thuế cao hơn luôn đƣợc giành cho các dự án đầu tƣ có tỷ lệ vốn đầu tƣ cao, quy mô lớn, dài hạn, sử dụng nhiều nguyên vật liệu và lao động, tái đầu tƣ lợi nhuận và có mức độ “nội địa hóa” sản phẩm và công nghệ cao hơn.

Hoạt động hỗ trợ đầu tƣ bao gồm các hoạt động nhƣ tƣ vấn các thủ tục hành chính cho các nhà đầu tƣ, hỗ trợ các nhà đầu tƣ tìm kiếm đối tác kinh doanh, tìm hiểu thị trƣờng, tìm kiếm các đối tác và chuẩn bị tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực cho họ.

Ngoài ra, việc tìm kiếm các nhà cung cấp dịch vụ cho dự án cũng đòi hỏi khá nhiều thời gian và công sức khiến các nhà đầu tƣ rất quan tâm. Việc thông tin hỗ trợ kết nối các nhà cung cấp dịch vụ này với các nhà đầu tƣ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho họ.

Hoạt động hỗ trợ đầu tƣ này có thể tiến hành ngay và đồng thời với quá trình xúc tiến quảng bá đầu tƣ nhƣ một phần trong các chính sách này. Do vậy, khó có thể nói các chính sách có sự tách biệt nhau. Đồng thời chính sách hỗ trợ cũng thƣờng xuyên đƣợc duy trì.

Trung tâm Xúc tiến đầu tƣ của Sở Kế hoạch và Đầu tƣ là cơ quan của Nhà nƣớc trực tiếp thực hiện công tác này. Ngoài ra sự phối hợp với cộng đồng DN thông qua phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam cũng sẽ rất hữu ích.

d)Cải thiện môi trường đầu tư

Môi trƣờng đầu tƣ đƣợc cải thiện rõ nhất thông qua kết quả điều tra về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI). Đây là chỉ số đánh giá và xếp hạng chính quyền các tỉnh, thành của Việt Nam về chất lƣợng điều hành kinh tế và xây dựng môi trƣờng kinh doanh thuận lợi cho việc phát triển doanh nghiệp dân doanh. Chỉ số PCI đƣợc xem là "tiếng nói" quan trọng của các DN dân doanh về môi trƣờng kinh doanh địa phƣơng, là kênh thông tin tham khảo tin cậy về địa điểm đầu tƣ, là một động lực cải cách quan trọng đối với môi trƣờng kinh doanh cấp tỉnh.

Chỉ số PCI cung cấp những thông tin hữu ích cho lãnh đạo các tỉnh, thành phố, giúp họ xác định đƣợc lĩnh vực và cách thức cải cách điều hành kinh tế hiệu quả nhất, góp phần thúc đẩy các địa phƣơng nỗ lực thực hiện cải cách, cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách thông tin về môi trƣờng kinh doanh của các tỉnh, thành phố. Theo đó, một tỉnh đƣợc đánh giá là thực hiện tốt tất cả 9 chỉ số thành phần này cần có: Chi phí gia nhập thị trƣờng thấp; DN dễ dàng tiếp cận đất đai và có mặt bằng kinh doanh ổn định; Môi trƣờng kinh doanh công khai, minh bạch, DN có cơ hội tiếp cận các thông tin cần cho kinh doanh và các văn bản pháp luật cần thiết; Chi phí không chính

thức ở mức tối thiểu; Thời gian DN phải bỏ ra để thực hiện các thủ tục hành chính và thanh tra, kiểm tra hạn chế nhất; Lãnh đạo tỉnh năng động và tiên phong; Dịch vụ hỗ trợ DN do khu vực Nhà nƣớc và tƣ nhân cung cấp; Có chính sách đào tạo lao động tốt và Hệ thống pháp luật và tƣ pháp để giải quyết tranh chấp công bằng và hiệu quả.

e) Phát triển cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng đƣợc hiểu là hệ thống giao thông vận tải - đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng hàng không, đƣờng biển, đƣờng sông, đƣờng ống; hệ thống liên lạc viễn thông, hệ thống cung cấp năng lƣợng, nƣớc… Hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại có một tầm quan trọng đặc biệt đối với sự phát triển của mọi nền kinh tế, vì nó đảm bảo vận tải nhanh chóng với chi phí thấp, đảm bảo các quan hệ liên lạc thông suốt kịp thời, cung cấp đủ điện nƣớc cho toàn bộ hoạt động của nền kinh tế đất nƣớc… Đặc biệt, sự phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế luôn là điều kiện vật chất hàng đầu để các chủ đầu tƣ có thể nhanh chóng đƣa ra các quyết định và triển khai thực hiện các dự án đầu tƣ đã cam kết.

Ngoài cơ sở hạ tầng kỹ thuật, môi trƣờng thu hút đầu tƣ còn chịu ảnh hƣởng khá lớn của cơ sở hạ tầng xã hội. Cơ sở hạ tầng xã hội bao gồm hệ thống y tế và chăm sóc sức khỏe cho ngƣời dân, hệ thống giáo dục và đào tạo, vui chơi giải trí và các dịch vụ khác. Ngoài ra, các giá trị đạo đức xã hội, phong tục tập quán, tôn giáo, văn hóa... cũng cấu thành trong bức tranh chung về cơ sở hạ tầng xã hội của một nƣớc hoặc một địa phƣơng.

f) Phát triển nguồn nhân lực

Phát triển nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao là điều kiện rất quan trọng để các địa phƣơng vƣợt qua đƣợc những hạn chế về tài nguyên thiên nhiên và trở nên hấp dẫn các nhà đầu tƣ. Thực tế cho thấy, các nhà đầu tƣ thƣờng có xu hƣớng đầu tƣ vào những địa phƣơng có giá nhân công rẻ, dồi

dào và trình độ chuyên môn cao.

Vì vậy, các địa phƣơng muốn thúc đẩy thu hút vốn đầu tƣ thì cần phải xác định nhu cầu và phân loại đối tƣợng lao động để có thể cung cấp nguồn lao động kịp thời, đầy đủ, đảm bảo hiệu quả và đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tƣ. Đặc biệt, các địa phƣơng cần phối hợp với các trƣờng học, trung tâm đào tạo nghề, trung tâm dịch vụ để có kế hoạch cụ thể về công tác đào tạo, tuyển dụng lao động đáp ứng đƣợc yêu cầu của các nhà đầu tƣ.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Thu hút vốn đầu tư vào ngành công nghiệp Tỉnh Đăk LắK (full) (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)