1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích chính sách sản phẩm

74 411 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 74
Dung lượng 1,17 MB

Nội dung

phân tích chính sách sản phẩm của chi nhánh tổng công ty cà phê việt nam công ty cà phê đak đoa MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 4. Phương pháp nghiên cứu 2 5. Kết cấu của chuyên đề thực tập tốt nghiêp 2 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH SẢN PHẨM 3 1.1. Tổng quan về sản phẩm và vai trò của chính sách sản phẩm 3 1.1.1. Khái niệm 3 1.1.2. Phân loại sản phẩm 4 1.1.3. Vai trò của chính sách sản phẩm 5 1.2. Nội dung của chính sách sản phẩm 7 1.2.1. Chính sách về danh mục, chủng loại sản phẩm 7 1.2.2. Chính sách về chất lượng sản phẩm 8 1.2.3. Chính sách về thương hiệu sản phẩm 9 1.2.4. Chính sách về bao gói 10 1.2.5. Chính sách về dịch vụ khách hàng 12 1.2.6. Quản trị chu kỳ sống của sản phẩm 13 1.2.7. Chính sách đối với ản phẩm mới 16 1.3. Các phương pháp phân tích 17 1.4. Các định hướng hoàn thiện vấn đề nghiên cứu 18 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY 19 2.1. Giới thiệu chung về công ty 19 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 19 2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty 20 2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty 21 2.1.4. Công nghệ sản xuất một số mặt hàng chủ yếu 24 2.1.5. Kết quả kinh doanh của công ty trong những năm gần đây 28 2.2. Thực trạng chính sách sản phẩm tại công ty 35 2.2.1. Chính sách về danh mục, chủng loại sản phẩm 35 2.2.2. Chính sách về chất lượng sản phẩm 36 2.2.3. Chính sách về thương hiệu sản phẩm 38 2.2.4. Chính sách về bao gói 39 2.2.5. Chính sách về dịch vụ khách hàng 39 2.2.6. Quản trị chu kỳ sống của sản phẩm 40 2. 2.7. Chính sách marketing đối voi sản phẩm mới 42 2.3. Đánh giá chung về chính sách sản phẩm tại công ty 43 2.3.1. Những thành tựu đạt được 43 2.3.2. Những tồn tại, hạn chế 47 2.3.3. Phân tích những nguyên nhân của những hạn chế 48 2.4. Những định hướng giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách sản phẩm tại công ty 49 KẾT LUẬN 54 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC   DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Tình hình tài sản, nguồn vốn của công ty cà phê Đak Đoa 28 Bảng 2.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty cà phê Đak Đoa giai đoạn 20162018 30 Bảng 2.3. Biến động các tỷ số sinh lời của công ty cà phê Đak Đoa trong giai đoạn 2017 – 2018 33 Bảng 2.4: Tình hình sản xuất cà phê của công ty cà phê Đak Đoa giai đoạn 20162018 44 Bảng 2.5: Tình hình sản xuất cao su của công ty cà phê Đak Đoa giai đoạn 20162018 46 Bảng 2.6: Doanh thu của công ty cà phê Đak Đoa năm 20162018 47

Trang 1

KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG & QU N TR KINH DOANH Ả Ị

-BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH SẢN PHẨM TẠI CHI NHÁNH TỔNG

CÔNG TY CÀ PHÊ VIỆT NAM CÔNG TY CÀ PHÊ ĐAKĐOA

Sinh viên thực hiện : Lê Thị Ái Vi

Trang 2

T

1 CNH-HĐH Công nghiệp hóa hiện đại hóa

3 DTBH và CCDV Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

6 LNGBH và CCDV Lợi nhuận gộp bán hàng và cung cấp dịch vụ

8 ROA Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản

9 ROE Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu

Trang 3

Để hoàn thành bài báo cáo thực tập tốt nghiệp này, trước hết tôi xin chân thànhcảm ơn giáo viên hướng dẫn Th.s Nguyễn Chí Tranh đã hướng dẫn tận tình để tôihoàn thành đề án này Đồng thời tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo và các anhchị trong các phòng ban của Công ty cà phê Đak Đoa đã tạo điều kiện cung cấpthông tin, số liệu giúp đỡ tôi trong quá trình làm bài.

Trong quá trình làm bài báo cáo thực tập tốt nghiệp với đề tài phân tích chínhsách sản phẩm của Công ty cà phê Đak Đoa, được sự chỉ bảo tận tình của giáo viênhướng dẫn, tôi đã tiếp cận được những kiến thức bổ ích, nhận thức sâu sắc hơn vềchính sách sản phẩm của công ty, nhưng vì kiến thức còn có hạn, kinh nghiệm thực

tế còn ít nên chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót lỗi sai trong bài báo cáonày Vậy nên kính mong sự góp ý của thầy, quý công ty để có thể hoàn thiện bàibáo cáo của mình tốt hơn

Gia Lai, ngày tháng năm 2019

Sinh viên thực hiện

Lê Thị Ái Vi

Trang 4

Để hoàn thành bài báo này, tôi có tham khảo một số tài liệu liên quan đếnchuyên ngành quản trị kinh doanh.Tôi xin cam đoan đề tài này là do chính tôi thựchiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tàikhông trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào Những thông tin tham khảotrong đề án đều được trích dẫn cụ thể nguồn sử dụng.

Ngày tháng năm 2019 Sinh viên thực hiện

Lê Thị Ái Vi

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu 2

5 Kết cấu của chuyên đề thực tập tốt nghiêp 2

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH SẢN PHẨM 3

1.1 Tổng quan về sản phẩm và vai trò của chính sách sản phẩm 3

1.1.1 Khái niệm 3

1.1.2 Phân loại sản phẩm 4

1.1.3 Vai trò của chính sách sản phẩm 5

1.2 Nội dung của chính sách sản phẩm 7

1.2.1 Chính sách về danh mục, chủng loại sản phẩm 7

1.2.2 Chính sách về chất lượng sản phẩm 8

1.2.3 Chính sách về thương hiệu sản phẩm 9

1.2.4 Chính sách về bao gói 10

1.2.5 Chính sách về dịch vụ khách hàng 12

1.2.6 Quản trị chu kỳ sống của sản phẩm 13

1.2.7 Chính sách đối với ản phẩm mới 16

1.3 Các phương pháp phân tích 17

1.4 Các định hướng hoàn thiện vấn đề nghiên cứu 18

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY 19 2.1 Giới thiệu chung về công ty 19

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 19

2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Công ty 20

2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty 21

2.1.4 Công nghệ sản xuất một số mặt hàng chủ yếu 24

2.1.5 Kết quả kinh doanh của công ty trong những năm gần đây 28

2.2 Thực trạng chính sách sản phẩm tại công ty 35

2.2.1 Chính sách về danh mục, chủng loại sản phẩm 35

2.2.2 Chính sách về chất lượng sản phẩm 36

2.2.3 Chính sách về thương hiệu sản phẩm 38

Trang 6

2.2.5 Chính sách về dịch vụ khách hàng 39

2.2.6 Quản trị chu kỳ sống của sản phẩm 40

2 2.7 Chính sách marketing đối voi sản phẩm mới 42

2.3 Đánh giá chung về chính sách sản phẩm tại công ty 43

2.3.1 Những thành tựu đạt được 43

2.3.2 Những tồn tại, hạn chế 47

2.3.3 Phân tích những nguyên nhân của những hạn chế 48

2.4 Những định hướng giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách sản phẩm tại công ty

49 KẾT LUẬN 54 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 7

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Tình hình tài sản, nguồn vốn của công ty cà phê Đak Đoa 28Bảng 2.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty cà phê Đak Đoa giaiđoạn 2016-2018 30Bảng 2.3 Biến động các tỷ số sinh lời của công ty cà phê Đak Đoa trong giai đoạn

2017 – 2018 33Bảng 2.4: Tình hình sản xuất cà phê của công ty cà phê Đak Đoa giai đoạn 2016-2018 44Bảng 2.5: Tình hình sản xuất cao su của công ty cà phê Đak Đoa giai đoạn 2016-2018 46Bảng 2.6: Doanh thu của công ty cà phê Đak Đoa năm 2016-2018 47

Trang 8

Sơ đồ 1.1: Các yếu tố của chất lượng toàn diện 8

Sơ đồ 1.2 Sơ đồ chu kỳ sống của sản phẩm 14

Sơ đồ 2.1 Bộ máy tổ chức của Công ty Cà phê Đak Đoa 22

Sơ đồ 2.2 Quy trình sơ chế cà phê thành phẩm 25

Sơ đồ 2.3 Quy trình sơ chế mủ cao su thành phẩm 26

Sơ đồ 2.4 Quy trình kiểm soát chất lượng trong lưu kho, bảo quản 38

Biểu đồ 1.1 Biến động các tỉ số sinh lời của Công ty cà phê Đak Đoa giai đoạn 2016 – 2018 34

Trang 9

Trong những năm gần đây các tỉnh Tây Nguyên tăng nhanh về diện tíchtrồng cà phê, cao su, hồ tiêu Công ty Cà phê Đak Đoa hiện nay đóng chân tại xãĐak krong - Đak Đoa - Gia Lai, là một trong những vùng dân cư sản xuất cà phê,cao su có số lượng lớn, mang đến nguồn hàng thuận lợi cho các đơn vị thu mua càphê, cao su trong vùng

Theo nghiên cứu thực tế trên địa bàn có ít Công ty đầy đủ về tư cách phápnhân kinh doanh thu mua cà phê cao su với quy mô lớn và đầy đủ giấy phép hànhnghê kinh doanh, chủ yếu các cá nhân đi mua cà phê chỉ mang tính chất nhỏ lẻ,không có cơ sở hạy trạm thu mua, ký gửi hàng đảm bảo uy tín cho khách hàng Quakhảo sát, đánh giá và nhận thấy sự cần thiết phải có một cơ sở kinh doanh hàngnông sản trong vùng, với nguồn hàng tại chỗ phong phú, mua trực tiếp của ngườinông dân sản xuất ra Và công ty cà phê ĐakĐoa đã và đang thực hiện áp dụng cácchiến lược kinh doanh, mở rộng thu mua và phân phối các loại nông sản tại khuvực

Là sinh viên chuyên nghành quản trị kinh doanh, để trang bị cho mình đủkiến thức và kinh nghiệm để vững bước vào tương lai và sự nghiệp, thực tập tốt

Trang 10

nghiệp là cơ hội để sinh viên được trải nghiệm, áp dụng các kiến thức đã được học

ở nhà trường vào thực tiễn Giúp sinh viên rèn luyện được kỹ năng thực hành, khảnăng giao tiếp, ứng xử , học hỏi tích lũy kinh nghiệm tác phong làm việc tạo ra mộthành trang vững chắc hơn trên con đường sự nghiệp của mình

2 Mục tiêu nghiên cứu

Trải nghiệm, tìm hiểu hoạt động thực tế tại Công ty cà phê ĐakĐoa

- Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty cà phêĐakĐoa

- Đưa ra nhận xét điểm mạnh, điểm yếu ở những mặt hoạt động cơ bản

- Đưa ra phương hướng hoàn thiện của Công ty cà phê ĐakĐoa

3 Đối tượng và phạm vị nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: cơ sở lý luận về chính sách sản phẩm và chính sáchsản phẩm của Công ty cà phê ĐakĐoa

4 Phương pháp nghiên cứu

Bài báo cáo thực tập tốt nghiệp phân tích chính sách sản phẩm của Công ty

cà phê Đak Đoa áp dụng phương pháp phân tích tổng hợp, đánh giá, thống kê…

5 Kết cấu của chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Chương1: Cơ sở lý luận về chính sách sản phẩm

Chương 2: Thực trạng chính sách sản phẩm tại Công ty cà phê ĐakĐoa

Thời gian thực tập ở Công ty cà phê ĐakĐoa tôi đã có cơ hội được tiếp cận vớimôi trường làm việc thực tế và hiểu sâu hơn kiến thức của mình ở trên lớp Trongbài viết này tôi xin được trình bày gắn gọn những vấn đề mình đã thu được trongthời gian qua Do kiến thức còn nhiều hạn chế, trong bài viết không tránh khỏinhững thiếu sót, mong được sự thông cảm và hướng dẫn của thầy giáo và ban lãnhđạo công ty để bài viết được hoàn thiện hơn

Gia Lai, Ngày….tháng….năm…

Sinh viên thực hiện

Lê Thị Ái Vi

Trang 11

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH SẢN PHẨM

1.1 TỔNG QUAN VỀ SẢN PHẨM VÀ VAI TRÒ CỦA CHÍNH SÁCH SẢN PHẨM TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH

1.1.1 Khái niệm

Khi nói về sản phẩm hàng hóa người ta thường quy về một hình thức tồntại vật chất cụ thể và do đó nó chỉ bao hàm những thành phần hoặc yếu tố có thểquan sát được Đối với các chuyên gia Marketing, họ hiểu sản phẩm hàng hóa ởphạm vi rộng lớn hơn nhiều Cụ thể là có định nghĩa về sản phẩm theo cơ sởMảketing:

Sản phẩm là mọi thứ có thể chào bán trên thị trường để chú ý, mua, sử dụnghay tiêu dùng, có thể thỏa mãn được một mong muốn hay nhu cầu

Theo quan điểm này sản phẩm bao hàm cả những yếu tố hữu hình và vô hình,vật chất và phi vật chất Trong thực tế hàng hóa được xác định bằng các đơn vị hànghóa “ Đơn vị hàng hóa là một chính thể riêng biệt được đặc trưng bởi các thước đokhác nhau, có giá cả, hình thức bên ngoài.”

Cấp độ và các yếu tố cấu thành đơn vị sản phẩm hàng hóa Đơn vị sản phẩmhàng hóa vốn là một chỉnh thể hoàn chỉnh chứa đựng yếu tố, đặc tính và thông tinkhác nhau về một sản phẩm hàng hóa Những yếu tố, đặc tính và thông tin đó có thể

có những chức năng Marketinh khác nhau Khi tạo ra một mặt hàng người ta thườngxếp các yếu tố tính và thông tin đó theo ba cấp độ có những chức năng Marketingkhác nhau

Cấp độ cơ bản nhất là sản phẩm hàng hóa theo ý tưởng có chức năng cơ bảnnhất là trả lời câu hỏi về thực chất, sản phẩm hàng hóa này thỏa mãn những điểmlợi ích cốt yếu nhất mà khách hàng sẽ theo đua là gì? Và chính đó là những giá trị

mà nhà kinh doanh sẽ bán cho khách hàng Những lợi ích cơ bản tiềm ẩn đó có thểthay đổi tùy những yếu tố hoàn cảnh của môi trường và mục tiêu cà nhân của cáckhách hàng trong bối cảnh nhất định Điều quan trọng đối với doanh nghiệp là phảinghiên cứu tìm hiểu khách hàng để phát hiện ra những đòi hỏi và các khía cạnh lợiích khác nhau tiềm ẩn trong nhu cầu của họ Chỉ có như vậy họ mới tạo ra nhữnghàng hóa có khả năng thõa mãn nhu cầu mà khách hàng mong đợi

Cấp độ thứ hai là hàng hóa hiện thực Đó là những yếu tố phản ánh sự có mặttrên thực tế của sản phẩm hàng hóa gồm: các chỉ tiêu phản ánh chất lượng các đặctính, bố cục bề ngoài, đặc thù, tên nhãn hiệu cụ thể về đặc trưng bao gói Trong thực

tế khi tìm mua những lợi ích cơ bản, khách hàng dựa vào những yếu tố này và cũng

Trang 12

nhờ đó các nhà sản xuất khẳng định sự có mặt của mình trên thị trường để ngườimua tìm đến doanh nghiệp họ phân biệt hàng hóa của hãng này với hãng khác.Cuối cùng là hàng hóa bổ sung Đó là những yếu tố như tính tiện ích cho việclắp đặt, những dịch vụ bổ sung sau bán hàng, những điều kiện bảo hành và điềukiện hình thức tín dụng… chính nhờ những yếu tố này tạo ra sự đánh giá mức độhoàn chỉnh khác nhau, trong sự nhận thức của người tiêu dùng Vì vậy, từ góc độnhà kinh doanh các yếu tố bổ sung trở thành một trong những vũ khí cạnh tranh.Với những cấp độ các yếu tố cấu thành sản phẩm , những nhà kinh doanh sẽ cónhững chính sách phù hợp với tình hình của doanh nghiệp mình.

1.1.2 Phân loại sản phẩm

Hoạt động và chiến lược marketing khác nhau vì nhiều lý do tùy thuộc vàoloại hàng hóa Điều đó cũng có nghĩa là muốn có chiến lược Marketing thích hợp vàhiệu quả các nhà quản trị Marketing cần phải biết doanh nghiệp kinh doanh thuộcloại nào Trong hoạt động marketing các cách phân loại hàng hóa đáng chú ý là:

 Phân loại theo mục đích sử dụng

• Sản phẩm tiêu dùng là sản phẩm phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của cá nhân,

gia đình trong cuộc sống hàng ngày

• Sản phẩm tư liệu sản xuất là các sản phẩm do các tổ chức mua và sử dụng

phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của họ

 Phân loại sản phẩm theo hình thức tồn tại

• Dịch vụ là loại sản phẩm vô hình mang lại cho người dùng một ích lợi vật chất,

lợi ích tinh thần nào đó Con người không thể cảm nhận dịch vụ thông qua các giácquan như nghe, nhìn, nếm, ngửi, tiếp xúc

• Hàng hóa là loại sản phẩm hữu hình mà con người có thể tiếp xúc thông qua

các giác quan để cảm nhận những yếu tố vật chất của nó

 Phân loại theo thời gian sử dụng

• Sản phẩm lâu bền: là những loại sản phẩm được dùng nhiều lần như Ti vi, Tủ

lạnh, xe máy, điện thoại

• Sản phẩm sử dụng ngắn hạn: là những thứ được dùng chỉ một hoặc vài lần như

xà phòng, bia, báo chí, tem thư

 Phân loại hàng hoá tiêu dùng theo thói quen mua

• Hàng hoá sử dụng thường ngày là loại mà người tiêu dùng hay mua không đắn

đo tính toán hoặc mất rất ít công sức để so sánh lựa chọn Trong hàng hoá dùng

thường ngày lại chia ra thành hàng hoá sử dụng thường xuyên, hàng mua ngẫu

hứng và hàng mua khẩn cấp.

Trang 13

• Hàng hoá mua có lựa chọn là các thứ hàng hoá mà người tiêu dùng trong quá

trình lựa chọn và mua thường so sánh, cân nhắc các chỉ tiêu công dụng, chất lượng,giá cả, hình thức

• Hàng hoá theo nhu cầu đặc biệt là các hàng hoá có những tính chất lượng đặc

biệt mà người mua sẵn sàng bỏ công sức để tìm kiếm

• Hàng hoá theo nhu cầu thụ động là các loại mà người dùng không hay nghĩ

đến, hoặc không biết

Các loại hàng hoá khác nhau thì quá trình mua của khách hàng khác nhau Ngườibán cần nắm được quá trình mua của khách hàng để biết cách thuyết phục kháchhàng

 Phân loại hàng hóa là tư liệu sản xuất

Tư liệu sản suất là những hàng hóa được mua bởi các doanh nghiệp hay các

tổ chức Chúng cũng bao gồm nhiều thứ, loại có vai trò và mức độ tham gia khácnhau vào quá trình hoạt động của doanh nghiệp và tổ chức đó Người ta chia chúngthành các loại sau:

Nguyên liệu thô

Nguyên liệu thô là các hàng hoá cho sản xuất chưa được chế biến (hoặc chỉmới được sơ chế) Nguyên liệu thô bao gồm :hoáng chất, đất, gỗ, cát sỏi, nước lấy

từ sông hồ, biển, lòng đất (để lọc thành nước sạch, nước ngọt)

Các sản phẩm nông nghiệp như lúa mỳ, thóc, ngô hạt, bông thô, mủ cao su,rau quả nguyên liêu, chè nguyên liệu, vật nuôi, trứng, sữa nguyên liệu

Vật liệu đã được chế biến và các chi tiết:

Đó là những hàng hóa được sử dụng thường xuyên và toàn bộ vào cấu thànhsản phẩm được sản xuất ra bởi nhà sản xuất

Thiết bị lắp đặt, thiết bị phụ trợ

Vật tư phụ, các dịch vụ

1.1.3 Vai trò của chính sách sản phẩm

Chính sách sản phẩm được hiểu là tổng thể những quy tắc chỉ huy việc tạo

ra và tung sản phẩm vào thị trường để thỏa mãn nhu cầu của thị trường và thị hiếucủa khách hàng trong từng thời kỳ kinh doanh của doanh nghiệp đảm bảo việc kinhdoanh có hiệu quả

Chính sách sản phẩm là trung tâm của Marketing cả ở mức độ chiến lược vàmức độ thực hành Nó có liên quan mật thiết với công tác kế hoạch hoá chiến lược,chiến lược cạnh tranh và định vị thị trường Đối với Marketing xây dựng thì chínhsách sản phẩm luôn giữ vai trò quan trọng nhất, được coi là xương sốngcủa chiếnlược kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng vì:

Trang 14

- Chính sách sản phẩm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nó được coi là nềntảng của các doanh nghiệp, là xương sống của chiến lược 4P, giúp doanh nghiệp xácđịnh phương hướng đầu tư, thiết kế sản phẩm phù hợp thị hiếu, hạn chế rủi ro, thấtbại; chỉ đạo thực hiện hiệu quả các P còn lại trong marketing hỗn hợp.

- Chính sách sản phẩm đúng đắn là điểm khởi đầu thành công cho doanhnghiệp và chỉ khi nào hình thành được chính sách sản phẩm thì doanh nghiệp mới

có phương hướng để đầu tư, nghiên cứu thiết kế sản phẩm.Một chính sách sản phẩmđúng sẽ tạo điều kiện cho các chính sách khác của chiến lược Marketing triển khai

có hiệu quả

- Một chính sách sản phẩm tốt sẽ là điều kiện cần cho việc thực hiện ccs mụctiêu chiến lược của doanh nghiệp Và nó sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp duy trìthị phần hiện có mà có thể mở rộng thị trường

Sản phẩm là thành tố đầu tiên và quan trọng nhất của chiến lượcmarketing – mix Sản phẩm là bộ phận trung tâm của kế hoạch marketing vì chínhcác thuộc tính của sản phẩm sẽ làm hài lòng khách hàng

Các quyết định về sản phẩm chi phối tất cả các chính sách khác (giá cả, phânphối và xúc tiến hỗn hợp) của chiến lược marketing – mix Giá cả sản phẩm cóthể rất rẻ, hoạt động khuếch trương sản phẩm có thể rầm rộ và rộng khắp để kíchcầu nhanh chóng Nhưng sau một thời gian kiểm nghiệm, nếu sản phẩm không đạtyêu cầu về chất lượng và dịch vụ mà doanh nghiệp đã cam kết với khách hàng,doanh nghiệp đã đang trên bờ vực phá sản Do đó, đảm bảo chất lượng, công dụngsản phẩm, kiểu dáng, bao bì, dịch vụ đi kèm… là những yếu tố rất quan trọng đốivới khách hàng cũng như doanh nghiệp

Ngày nay, tiến bộ khoa học kỹ thuật đã đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh,

do đó một số sản phẩm mới ra đời, công nghệ sản xuất mới trong xây dựng được rađời Từ cạn tranh về giá dần dần xu hướng cạnh tranh về chất lượng Từ đó cơ cấu

về nhu cầu tiêu dùng cũng có sự thay đổi theo Điều này sẽ dẫn đến việc chất lượng

và kiểu dáng sản phẩm có nhu cầu thay đổi theo để phù hợp Vì thế doanh nghiệpcàng thấy rõ vai trò của chính sách sản phẩm, nó trở thành một vũ khí sắc bén trongcuộc cạnh tranh trên thương trường

1.2 NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CHÍNH SÁCH SẢN PHẨM

1.2.1 Chính sách về danh mục, chủng loại sản phẩm

Trang 15

 Danh mục sản phẩm là danh sách đầy đủ của tất cả các sản phẩm đem báncủa một công ty Danh mục này được xắp xếp (chia) thành các chủng loại sản phẩmkhác nhau.

Bề rộng của danh mục sản phẩm được đo bằng số các chủng loại sản phẩm

trong danh mục sản phẩm

Bề sâu của danh mục sản phẩm được đo bằng loại các kích thước, màu sắc

và model có trong mỗi dòng sản phẩm

Độ dài của danh mục sản phẩm là tổng số mặt hàng trong danh mục sản

phẩm của công ty

Mức độ hài hòa của danh mục phản ánh độ gần gũi của sản phẩm thuộc các

- Phát triển hướng xuống dưới: Đây là chiến lược đi theo hướng ngược lại sovới chiến lược trên với mục tiêu là cản trở các đối phương hoặc xâm nhập vào thịtrường đang tăng trưởng nhanh

- Phát triển theo hai hướng: Mục tiêu của chiến lược này là chiếm lĩnh toàn

bộ thị trường

Bổ sung chủng loại sản phẩm:

- Mong muốn thêm lợi nhuận

- Tận dụng năng lực dư thừa

- Trở thành công ty chủ chốt với chủng loại hàng hóa đầy đủ

- Xóa bỏ những chỗ trống không có đối thủ cạnh tranh

Khi bổ sung những sản phẩm mới trong cùng một chủng loại công ty phải tínhđến khả năng giảm mức tiêu thụ sản phẩm khác Để làm giảm bớt ảnh hưởng nàycông ty phải đảm bảo chắc chắn rằng sản phẩm mới khác hẳn so với sản phẩm đãcó

1.2.2 Chính sách về chất lượng sản phẩm

Trang 16

Do tính phức tạp đó nên hiện nay có rất nhiều quan niệm khác nhau về chấtlượng sản phẩm Mỗi khái niệm đều có những cơ sở khoa học nhằm giải quyếtnhững mục tiêu, nhiệm vụ nhất định trong thực tế Đứng trên những góc độ khácnhau và tùy theo mục tiêu, nhiệm vụ sản xuất - kinh doanh mà các doanh nghiệp cóthể đưa ra những quan niệm về chất lượng xuất phát từ người sản xuất, người tiêudùng, từ sản phẩm hay từ đòi hỏi của thị trường.

Theo quan niệm của nhà sản xuất thì chất lượng là sự hoàn hảo và phù hợpcủa một sản phẩm với một tập hợp các yêu cầu hoặc tiêu chuẩn, quy cách đã đượcxác định trước

Xuất phát từ người tiêu dùng: Chất lượng sản phẩm là sự phù hợp của sảnphẩm với mục đích sử dụng của người tiêu dùng Ngày nay người ta thường nói đếnchất lượng tổng hơp bao gồm: chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ sau khi bán

và chi phí bỏ ra để đạt được mức chất lượng đó Quan niệm này đặt chất lượng sảnphẩm trong mối quan niệm chặt chẽ với chất lượng của dịch vụ, chất lượng các điềukiện giao hàng và hiệu quả của việc sử dụng các nguồn lực

Còn nhiều định nghĩa khác nhau về Chất lượng sản phẩm xét theo các quanđiểm tiếp cận khác nhau

Để giúp cho hoạt động quản lý chất lượng trong các doanh nghiệp đượcthống nhất, dễ dàng, Tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hóa (ISO) trong bộ tiêu chuẩn

ISO 9000, phần thuật ngữ 9000 đã đưa ra định nghĩa: "Chất lượng sản phẩm là mức

độ thỏa mãn của một tập hợp các thuộc tính đối với các yêu cầu".

Yêu cầu có nghĩa là những nhu cầu hay mong đợi được nêu ra hay tiềm ẩn

Do tác dụng thực tế của nó, nên định nghĩa này được chấp nhận một cách rộng rãitrong hoạt động kinh doanh quốc tế ngày nay Định nghĩa chất lượng trong ISO

9000 là thể hiện sự thống nhất giữa các thuộc tính nội tại khách quan của sản phẩmvới đáp ứng nhu cầu chủ quan của khách hàng

Sơ đồ 1.1: Các yếu tố của chất lượng toàn diện

Trang 17

Quan tâm đến chất lượng, quản lý chất lượng chính là một trong những phươngthức tiếp cận và tìm cách đạt được những thắng lợi trong sự cạnh tranh gay gắt trênthương trường nhằm duy trì sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.

Chất lượng sản phẩm làm tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp vì:

- Tạo ra sức hấp dẫn thu hút người mua: khách hàng quyết định lựa chọnmua hàng vào những sản phẩm có thuộc tính phù hợp với sở thích, nhu cầu và khảnăng, điều kiện sử dụng của mình Bởi vậy, sản phẩm có các thuộc tính chất lượngcao là một trong những căn cứ quan trọng cho quyết định mua hàng và nâng caokhả năng cạnh tranh của doanh nghiệp

- Nâng cao vị thế, sự phát triển lâu dài cho doanh nghiệp trên thị trường: khisản phẩm có chất lượng cao, ổn định đáp ứng được nhu cầu của khách hàng vàonhãn hiệu của sản phẩm Nhờ đó uy tín, danh tiếng của doanh nghiệp được nân cao,

có tác động to lớn đến quyết định lựa chọn mua hàng của khách hàng

1.2.3 Chính sách về thương hiệu sản phẩm

Thương hiệu là tên gọi, thuật ngữ, thiết kế, hình tượng hoặc các dấu hiệukhác giúp phân biệt một tổ chức hoặc một sản phẩm với đối thủ trong mắt củangười tiêu dùng

Khi thực hiện chiến lược sản phẩm của mình, các doanh nghiệp phải quyếtđịnh hàng loạt vấn đề liên quan đến thương hiệu sản phẩm Các vấn đề cơ bản nhất

họ thường giải quyết là:

Có gắn thương hiệu cho hàng hóa của mình hay không? Cùng với sự pháttriển của nền kinh tế thị trường trong những năm gần đây vấn đề tạo thương hiệuhàng hóa ở nước ta đã được phần lớn các doanh nghiệp lưu ý hơn Tuy nhiên đôi khimột số loại hàng hóa được bán trên thị trường cũng không có nhãn hiệu rõ ràng.Việc tạo thương hiệu cho hàng hóa có ưu điểm là thể hiện được lòng tin hơn củangười mua đối với nhà sản xuất khi họ dám khẳng định sự hiện diện của mình trênthị trường qua thương hiệu, làm căn cứ cho việc lựa chọn của người mua

Ai là người chủ của thương hiệu? Thường thì nhà sản xuất nào cũng muốnchính mình là chủ đích thực về thương hiệu sản phẩm do mình sản xuất ra Nhưngđôi khi vì những lí do khác nhau thương hiệu hàng hóa lại không phải của nhà sảnxuất mà có những trường hợp như: Nhà sản xuất tung hàng hóa ra thị trường dướinhững thương hiệu của nhà trung gian Hoặc vừa là của nhà sản xuất vừa là trunggian

Các dấu hiệu có thể là những ký hiệu, biểu trưng (logo), thiết kế, từ ngữ mang tính khẩu hiệu (slogan), được gắn vào bao bì sản phẩm, mác sản phẩm, hay

bản thân sản phẩm Vì để giúp phân biệt các doanh nghiệp, thương hiệu hay được in

Trang 18

trên các tờ giới thiệu doanh nghiệp, trụ sở doanh nghiệp, website của doanhnghiệp

Chức năng của thương hiệu

- Nhận biết và phân biệt thương hiệu

Thông qua thương hiệu người tiêu dùng và nhà sản xuất có thể dễ dàng phânbiệt hàng hóa của doanh nghiệp này so với doanh nghiệp khác Thương hiệu cũngđóng vai trò quan trọng trong việc phân đoạn thị trường của doanh nghiệp

- Thông tin và chỉ dẫn:

Chức năng thông tin và chỉ dẫn của thương hiệu thể hiện ở chỗ: thông quanhững hình ảnh, ngôn ngữ hoặc các dấu hiệu khác, người tiêu dùng có thể nhận biếtđược phần nào về giá trị sử dụng và công dụng của hàng hóa Những thông tin vềnơi sản xuất, đẳng cấp của hàng hóa cũng như điều kiện tiêu dùng …cũng phần nàođược thể hiện qua thương hiệu

- Tạo sự cảm nhận và tin cậy:

Chức năng này là sự cảm nhận của người tiêu dùng về sự khác biệt, về sự ưuviệt hay an tâm, thoải mái, tin tưởng khi tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ khi lựa chọn

mà thương hiệu đó mang lại

- Chức năng kinh tế

Thương hiệu mang trong nó một giá trị hiện tại và tiềm năng Giá trị đó đượcthể hiện rõ nhất khi sang nhượng thương hiệu Thương hiệu được coi là tài sản vôhình và rất có giá trị của doanh nghiệp

Các lợi ích kinh tế do thương hiệu mang lại:

- Tăng doanh số bán hàng

- Thắt chặt sự trung thành của khách hàng

- Tăng lợi nhuận và tăng thu nhập cho doanh nghiệp

- Mở rộng và duy trì thị trường

- Tăng cường thu hút lao động và việc làm

- Tăng sản lượng và doanh số hàng hóa

Thương hiệu là tài sản vô hình và có giá trị của doanh nghiệp: thương hiệu làtài sản của doanh nghiệp, nó là tổng hợp của rất nhiều yếu tố, những thành quả màdoanh nghiệp tạo dựng được trong suốt quá trình hoạt động của mình

1.2.4 Chính sách về bao gói

Bao gói được sử dụng nhằm mục đích giữ vệ sinh và đề phòng sản phẩm bị

hư hỏng về mặt cơ học Đây là yếu tố cần thiết quyết định chất lượng sản phẩm.Tuy nhiên, cách đóng gói ở một số nước đang phát triển có thể gây hỏng cho sảnphẩm do nó dễ làm sản phẩm bị biến dạng và thiếu các điều kiện nhiệt độ tối ưu

Trang 19

Bao gói phải thỏa mãn các điều kiện trong quá trình xử lý và chuyên chở Khốilượng chuyên chở phải ở mức hiệu quả do đòi hỏi tính đồng bộ cao của bao gói.

Một số hàng hóa đưa ra thị trường không cần phải bao gói Đa số hàng hóa,bao gói là yếu tố quan trọng về các phương diện khác nhau

Các yếu tố cần xem xét khi thiết kế bao gói gồm:

- Lưu trữ và chuyên chở đúng cách

- Kích cỡ bao gói tiêu chuẩn

- Vật liệu bao gói tái chế hoặc vật liệu hai lớp

Bao gói thường có bốn yếu tố cấu thành điển hình:

- Lớp tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm

- Lớp bảo vệ lớp tiếp xúc

- Bao bì vận chuyển

- Nhãn hiệu và các thông tin mô tả sản phẩm trên bao gói

Báo gói là một phần đắc lực của hoạt động marketing, vì:

- Sự phát triển của hệ thống cửa hàng tự phục vụ, tự chọn ngày càng tăng

- Nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng ngày càng cao

- Bao gói góp phần tạo ra hình ảnh về công ty và nhãn hiệu

- Tạo ra khả năng và ý niệm về sự cải tiến sản phẩm

Để tạo ra bao gói có hiệu quả cho một hàng hóa nhà quản trị marketing phảithông qua hàng loạt quyết định kế tiếp nhau như sau:

Xây dựng quan niệm về bao gói: bao bì phải tuân thủ nguyên tắc nào? Nóđóng vai trò như thế nào đối với một mặt hàng cụ thể? Nó phải cung cấp nhữngthông tin gì về hàng hóa?

Quyết định về các khía cạnh: kích thước, hình dáng, vật liệu, màu sắc nộidung trình bày và có gắn nhãn hiệu hay không? Khi thông qua các quyết định nàyphải gắn các công cụ khác của Marketing

Quyết định về thử nghiệm bao gói: thử nghiệm về kỹ thuật, thử nghiệm vềhình thức, thử nghiệm về kinh doanh, thử nghiệm về khả năng chấp nhận của kháchhàng

Cân nhắc các khía cạnh lợi ích xã hội, lợi ích của khách hàng và lợi ích củacông ty

Quyết định về các thông tin trên bao gói Tùy vào những điều kiện cụ thể màcác nhà sản xuất bao gói quyết định đưa thông tin gì lên bao gói và đưa chúng lênnhư thế nào? Những thông tin chủ yếu được thể hiện trên bao gói là:

- Thông tin về hàng hóa, chỉ rõ đó là hàng gì?

- Thông tin về phẩm chất hàng hóa

-Thông tin về ngày tháng, người, nơi sản xuất và các đặc tính của hàng hóa

-Thông tin về kỹ thuật an toàn khi sử dụng

Trang 20

-Thông tin về nhãn hiệu thương mại và các hình thức hấp dẫn để kích thíchtiêu thụ.

-Các thông tin do luật quy định

Các thông tin được đưa ra có thể bằng cách in tực tiếp lên bao bì hoặc in rờiphôi dán lên bao bì

Không chỉ đơn thuần là hình dáng bên ngoài, bao bì chính là sự kết hợp phứctạp của các biểu tượng, thông tin được công ty sử dụng như dấu hiệu để nhận biếtsản phẩm của mình

Ngoài ra bao bì còn mang ý nghĩa thứ yếu nữa là có thể giúp người tiêu dùngxác định được nguồn gốc hàng hóa, thiết kế bao bì còn phải miêu tả bản chất, nộidung, thành phần và hương vị sản phẩm, tên và địa chỉ liên hệ của hãng sản xuất.Châu Âu cũng như nhiều nước khác trên thế giới luôn coi bao bì là một sản phẩm trítuệ được pháp luật công nhận và bảo vệ

Bao bì còn đóng vai trò quan trọng trong việc xúc tiến sản phẩm, hình ảnhthiết kế trên bao bì được pháp luật bảo vệ, tránh trường hợp bị các đối thủ cạnhtranh sao chép hay làm giả sản phẩm Bao bì thu hút khách hàng và tạo ra nét đặctrưng hay phong cách riêng cho sản phẩm

Nhận ra tầm quan trọng của bao bì sản phẩm, ngày nay các công ty luôn chú ýđến quá trình thiết kế và kiểm tra bao bì, mà phương pháp phổ biến hơn cả thườngđược các công ty áp dụng cho sản phẩm của mình là VIEW, thể hiện 4 đặc trưngtrên bao bì sản phẩm V: Visibility- sự rõ ràng, I: Informative- cung cấp nhiều thôngtin, E: Emotional impact- tác động về mặt cảm xúc, W: Workability- giá trị sử dụng

1.2.5 Chính sách về dịch vụ khách hàng

Dịch vụ khách hàng là một hệ thống được tổ chức để tạo ra một mối liên kếtmang tính liên tục từ khi tiếp xúc với khách hàng lần đầu tiên cho đến khi sản phẩmđược giao, nhận và được sử dụng, nhằm làm thoả mãn nhu cầu của khách hàng mộtcách liên tục

Một yếu tố khác cấu thành sản phẩm- hàng hóa hoàn chỉnh là dịch vụ kháchhàng Tùy vào từng loại hàng mà tầm quan trọng của dịch vụ khách hàng sẽ khácnhau Các nhà quản trị marketing phải quyết định ba vấn đề liên quan đến việc cungcấp dịch vụ cho khách hàng

- Nội dung hay các yếu tố dịch vụ mà khách hàng đòi hỏi và khả năng công

ty có thể cung cấp là gì? Tầm quan trọng tương đối của từng yếu tố dịch vụ đó

- Chất lượng dịch vụ và công ty phải đảm bảo cho khách hàng đến mức nào

so với các đối thủ cạnh tranh

- Chi phí dịch vụ, tức là khách hàng được cung cấp dịch vụ miễn phí haytheo mức giá nào

Trang 21

Dịch vụ khách hàng là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu mà bất cứdoanh nghiệp nào cũng quan tâm Khi hỗ trợ khách hàng trên website của mình, về

cơ bản có 2 cách: chờ đợi câu hỏi của khách hàng, sau đó mới hỗ trợ trả lời qua điệnthoại, email hay chat trực tuyến Đây là hình thức hỗ trợ khách hàng bị động - mộthình thức chăm sóc khách hàng online khá phổ biến hiện nay Cách 2 là: đề nghịgiúp đỡ từ trước khi khách hàng đặt câu hỏi Đây là phương thức hỗ trợ khách hàngmột cách chủ động

Vai trò và tầm quan trọng của dịch vụ khách hàng

- Dịch vụ khách hàng như một hoạt động: ở mức độ này công ty coi dịch vụkhách hàng như một nhiệm vụ đặc biệt mà doanh nghiệp phải hoàn thành để thỏamãn nhu cầu của khách hàng Giải quyết đơn hàng, lập hóa đơn, gửi trả hàng, yêucầu bốc dỡ là những ví dụ điển hình của mức dịch vụ này Khi đó hoạt độnglogistics dừng lại ở mức độ hoàn thiện gao dịch Phòng dịch vụ khách hàng là cơcấu chức năng chính đại diện cho mức dịch vụ này

-Dịch vụ khách hàng như thước đo kết quả thực hiện: nhấn mạnh việc đolường kết quả thực hiện cho phép lượng hóa được sự thành công của doanh nghiệptrong việc thỏa mãn nhu cầu khách hàng

-Dịch vụ khách hàng như một triết lý: coi phần giá trị tăng thêm như mục tiêutriết lý của dịch vụ khách hàng Dịch vụ khách hàng được nâng lên thành thỏa thuậncam kết của công ty nhằm cung cấp sự thỏa mãn cho khách hàng thông qua các dịch

vụ khách hàng cao hơn

1.2.6 Quản trị chu kỳ sống của sản phẩm

Chu kỳ sống (hay vòng đời) của sản phẩm là thuật ngữ mô tả sự biến đổi củadoanh số bán sản phẩm từ khi sản phẩm được tung ra thị trường cho đến khi nó phảirút ra khỏi thị trường

Như vậy, mỗi sản phẩm cũng có một vòng đời như một sinh vật Chu kỳsống được lập cho từng loại sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm Người ta thường dùng

đồ thị để mô tả chu kỳ sống của sản phẩm

Trang 22

Sơ đồ 1.2 Sơ đồ chu kỳ sống của sản phẩm

Mỗi sản phẩm trên thị trường đều có chu kỳ sống của nó tạo nên chu kỳ kinhdoanh trên thị trường Đây là căn cứ quan trọng để các doanh nghiệp xây dựngchiến lược marketing cho phù hợp với đặc điểm thị trường trong từng giai đoạn củachu kỳ sống Nhà quản trị marketing phải phân tích để xác định chính xác sản phẩmcủa họ đang ở giai đoạn nào của chu kỳ sống sản phẩm để hoạch định chiến lượcphù hợp

Giai đoạn 1: Tăng trưởng

Sản phẩm mới được doanh nghiệp tung ra thị trường và bắt đầu 1 chu kỳsống Đây là giai đoạn tăng trưởng của sản phẩm đó Ở giai đoạn này, rất ít ngườitiêu dùng biết đến sự có mặt của sản phẩm, do vậy công việc chính của doanhnghiệp là giới thiệu sản phẩm mới này đến khách hàng mục tiêu Doanh số của sảnphẩm trong giai đoạn này thường rất thấp, lợi nhuận âm do chi phí quảng bá và chiphí khách hàng cao Cạnh tranh cũng rất thấp

Chiến lược marketing đối với sản phẩm trong giai đoạn triển khai:

- Chiến lược chung: Quảng bá sản phẩm đến khách hàng mục tiêu

- Khách hàng chủ yếu: nhóm khách hàng chuyên săn săn đón sản phẩm mới

- Chiến lược marketing mix:

 Sản phẩm: Sử dụng sản phẩm cơ bản

Giá cả: Sử dụng chiến lược giá hớt ván sữa (định giá thành rất cao khi tung sản phẩm, sau đó giảm dần theo thời gian) hoặc chiến lượt giá xâm nhập thị

trường (định giá thành rất thấp khi tung sản phẩm, sau đó tăng dần theo thời gian).

 Phân phối: sử dụng kênh phân phối chọn lọc

 Promotion: Quảng cáo đại trà trên các phương tiện truyền thông (TV,radio, báo chí, Internet ) hoặc quảng cáo qua hoạt động bán hàng cá nhân, sử dụng

Trang 23

các công cụ sales promotion như phát mẫu dùng thử, coupons, mời báo chí đến viếtbài PR

Giai đoạn 2: Phát triển

Khi doanh số và lợi nhuận bắt đầu tăng với tốc độ nhanh, điều đó có nghĩa

sản phẩm ấy đã bắt đầu bước sang giai đoạn phát triển Ở giai đoạn này, càng ngàycàng có nhiều khách hàng mục tiêu biết đến sản phẩm, chi phí khách hàng bắt đầugiảm lại dẫn đến tăng trưởng về lợi nhuận Ngoài ra, doanh nghiệp cũng bắt đầu

mở rộng hệ thống phân phối, mức độ cạnh tranh bắt đầu tăng

Chiến lược marketing đối với sản phẩm trong giai đoạn phát triển:

- Chiến lược chung: thâm nhập thị trường

- Khách hàng chủ yếu: nhóm khách hàng thích nghi nhanh

- Chiến lược marketing mix:

 Sản phẩm: Cải thiện chất lượng sản phẩm, tung thêm các dòng sản phẩmcải biến Tăng cường sản lượng sản xuất

 Giá cả: Định giá theo giá trị sản phẩm đối với sản phẩm "hot" hoặc chiphí sản xuất đối với sản phẩm dân dụng

 Phân phối: Mở rộng hệ thống phân phối, kênh phân phối

 Promotion: Giảm bớt chi phí quảng cáo nếu cần thiết, sử dụng các kênhgiao tiếp như điện thoại, SMS, email, Facebook nhằm tạo dựng mối quan hệ thânthiết với khách hàng

Giai đoạn 3: Bão hòa

Một sản phẩm bước sang giai đoạn bão hòa của chu kỳ sống khi doanh sốcủa sản phẩm này bắt đầu tăng chậm lại và chuẩn bị chạm trần Lợi nhuận ở mứccao nhưng tăng trưởng thấp Điều đáng chú ý là mức độ cạnh tranh trong giai đoạnnày rất cao kéo theo chi phí khách hàng tăng

Chiến lược marketing đối với sản phẩm trong giai đoạn bão hòa:

- Chiến lược chung: Cũng cố thương hiệu

- Khách hàng chủ yếu: nhóm khách hàng trung thành

- Chiến lược marketing mix

 Sản phẩm: Cải tiến đặc tính và cải thiện chất lượng sản phẩm

 Giá cả: Tùy theo mức độ cạnh tranh Đối với doanh nghiệp mới, nhỏ, chưa

có tên tuổi thì nên định mức giá sản phẩm ngang hoặc thấp hơn đối thủ cạnh tranh.Đối với doanh nghiệp lớn đã có tiếng tăm thì có thể định mức giá cao hơn đối thủcạnh tranh nhằm khẳng định chất lượng và giá trị sản phẩm

 Phân phối: Tiếp tục sử dụng hệ thống phân phối đã tạo dựng ở các giaiđoạn trước

Trang 24

 Promotion: Nội dung quảng cáo tập trung vào sự khác biệt của sản phẩmdoanh nghiệp so với sản phẩm đối thủ cạnh tranh Tăng cường chăm sóc kháchhàng Sử dụng các công cụ sales promotion nếu cần thiết như price packs, coupons,sản phẩm tặng kèm

Giai đoạn 4: Suy thoái

Suy thoái là giai đoạn cuối cùng trong chu kỳ sống của một sản phẩm, khidoanh thu và lợi nhuận của sản phẩm bắt đầu giảm Ở giai đoạn này, doanh nghiệpbắt đầu rút sản phẩm ra khỏi thị trường

Chiến lược marketing đối với sản phẩm trong giai đoạn suy thoái:

- Chiến lược chung: rút sản phẩm khỏi thị trường

- Khách hàng chủ yếu: nhóm khách hàng chấp nhận sử dụng sản phẩm lỗithời

- Chiến lược marketing mix:

 Sản phẩm: giữ nguyên hoặc cải tiến sản phẩm nếu cần thiết Điều quantrọng là doanh nghiệp nên tính toán sản lượng sản xuất sao cho lượng hàng tồnkhông bị ứ đọng khi doanh nghiệp đã hoàn toàn rút sản phẩm khỏi thị trường

 Giá cả: giảm đến mức có thể, sử dụng các chiến lược discount, allowancenhằm tăng cường khả năng thanh lý

 Phân phối: Xóa dần sản phẩm khỏi các điểm phân phối nhằm giảm chiphí

 Promotions: Tăng cường sử dụng các công cụ sales promotions nhằm hỗtrợ việc thanh lý

Nghiên cứu chu kỳ sống của sản phẩm giúp cho các nhà kinh doanh hoạcđịnh chính sách Marketing đúng đắn, hiểu được vấn đề cốt lõi của phát triển sảnphẩm mới, đảm bảo cho sự ra đời của sản phẩm mới một cách thích hợp Nghiêncứu chu kỳ sống của sản phẩm còn giúp cho việc tiến hành các hoạt động Marketing

ở các pha của chu kỳ sống một cách phù hợp, giúp cho việc dự báo được thuận lợi

và có cơ sở

1.2.7 Chính sách đối với sản phẩm mới

Một thực tế khách quan hiện nay các doanh nghiệp đang phải đương đầu vớiđiều kiện kinh doanh ngày càng trở nên khắt khe hơn:

- Sự phát triển nhanh chóng của tiến bộ khoa học và công nghệ làm nảy sinhthêm những nhu cầu mới;

- Sự đòi hỏi và lựa chọn ngày càng khắt khe của khách hàng với các loại sảnphẩm khác nhau;

- Khả năng thay thế nhau của các sản phẩm;

- Tình trạng cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt hơn

Trang 25

Trong những điều kiện đó, các doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới và

tự hoàn thiện mình trên tất cả phương diện: các nguồn lực sản xuất, quản lý sản xuấtkinh doanh, sự ứng xử nhanh nhạy với những biến động của môi trường kinhdoanh

Việc phát triển sản phẩm mới có thể được triển khai theo các hướng sau:

- Tạo ra sản phẩm mới trên cơ sở nghiên cứu, phát triển sản phẩm mới hay làmua phát minh, bản quyền sản phẩm mới

- Làm thay đổi hình dáng, màu sắc sản phẩm trên cơ sở những sản phẩm hiệntại nhằm làm tăng tính hấp dẫn của sản phẩm

- Bổ khuyết và nâng cao chất lượng sản phẩm

Để có những chính sách phát triển sản phẩm mới thì các doanh nghiệp phảithường xuyên bám sát, nghiên cứu thị trường và phải có một ngân sách đủ lớn đểnghiên cứu phát triển sản phẩm mới Từ đó doanh nghiệp phải có quyết định kịpthời, đúng đắn để tung sản phẩm mới ra thị trường

Đối với doanh nghiệp xây dựng thì việc đưa sản phẩm mới ra thị trường cóthể tiếp cận theo 3 hướng:

- Phát triển theo phương ngang: tìm ra những sản phẩm lân cận với sản phẩm cũ

có cùng điều kiện sản xuất như nhau(như trong ngành cầu thì có thể xây dựng cầuthép, cầu bê tông từ đó phát triển việc làm cầu vượt, cầu dây văng, cầu treo)

- Phát triển theo phương dọc: phát triển về phía trước và phía sau sản phẩm cũ(như công nghệ sản xuất, xử lý kỹ thuật )

- Phát triển sản phẩm hoàn toàn mới: là những sản phẩm từ trước đến nay doanhnghiệp chưa từng sản xuất

1.3 CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH

Trong quá trình thực hiện đề tài này, tôi sử dụng một số phương pháp nghiêncứu như: Phân tích nhu cầu của khách hàng, thu thập, tìm kiếm thông tin và phântích tổng hợp, vận dụng cơ sở lý thuyết các môn đã học Cụ thể như:

-Phân tích tình trạng, nhu cầu cung ứng cà phê của các hộ nông dân, cao sutiểu điền, thị trường, giá cả, các nhà đầu tư

-Thu thập, tìm kiếm thông tin và số liệu từ các trang web và các tài liệu liênquan và phân tích tổng hợp các dữ liệu để phân tích và đánh giá những ảnh hưởng:môi trường vi mô, vĩ mô, phân đoạn thị trường, đối thủ cạnh để lựa chọn chiến lược

và lập kế hoạch phù hợp

Trang 26

-Vận dụng cơ sở lý thuyết dựa trên các kiến thức của môn Quản trịMarketing, Quản trị tài chính doanh nghiệp, Quản trị nhân sự và các tài liệu khác cóliên quan.

1.4 CÁC ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Thông qua việc nghiên cứu, phân tích hoạt động kinh doanh và chính sách sảnphẩm hiện tại của công ty đưa ra nhận xét và các định hướng hoàn thiện như:

+ Xây dựng kế hoạch kinh doanh hàng nông sản cụ thể là mặt hàng: cà phêtươi, cà phê nhân, cao su tự nhiên

+ Đưa ra kế hoạch cụ thể và khả thi khi thực hiện kế hoạch

+ Đánh giá thành tựu, hạn chế và đưa ra các giải pháp

+ Cung cấp sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao, chính sách bán hàng và hậumãi tốt đến khách hàng

Trang 27

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH SẢN PHẨM CỦA

CÔNG TY CÀ PHÊ ĐAKĐOA

2.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty

2.1.1.1 Tên, địa chỉ công ty

Tên Công ty: CN TCTCà Phê Việt Nam – Công ty Cà phê Đak Đoa

Địa chỉ: Thôn 3 - Xã Đak Krong - Huyện Đak Đoa - Tỉnh Gia Lai

Điện thoại: 02693.898.066

Fax: 02693.898.067

Email: dakdoaco@ymail.com

* Vị trí địa lý: Công ty nằm trong phạm vi hành chính của 02 xã Đak Krong

và Kon Gang, Huyện Đak Đoa, Tỉnh Gia Lai

* Tọa độ địa lý:

- Kinh độ đông từ: 1080 0/ 18// - 108010/

- Vĩ độ bắc từ:100 15/11//

* Ranh giới:

- Phía Đông giáp với Xã Kon Gang

- Phía Nam giáp với Xã Kon Gang

- Phía Tây giáp với tỉnh lộ 671 Xã Đak Krong

- Phía Bắc giáp với Xã Đak Sơmei

2.1.1.2.Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cà phê Đak Đoa

Công ty cà phê Đak Đoa được thành lập theo Quyết định số 320 TCT TCCB/QĐ ngày 8/7/1999 của Hội đồng quản trị Tổng công ty cà phê Việt Nam trên

-cơ sở nhận bàn giao nguyên trạng xí nghiệp Nông Công nghiệp chè Đak Đoa thuộc

sự quản lý của UBND Tỉnh Gia Lai về Tổng công ty Cà phê Việt Nam

Căn cứ Quyết định số 654TCT - TCCB - QĐ ngày 12 tháng 7 năm 2005 củachủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Cà phê Việt Nam về việc đổi tên Công

ty cà phê, chè Đak Đoa thành Nông trường Đak Đoa trực thuộc Công ty Cà phêIaSao

Căn cứ Quyết định số 121A/QĐ - TCT - TCCB ngày 25 tháng 3 năm 2011của Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty cà phê Việt Nam về việc thành lậpChi nhánh Tổng công ty cà phê Việt Nam - Công ty cà phê Đak Đoa trên cơ sở tách

từ Nông trường Đak Đoa khỏi Công ty Cà phê Iasao

Trang 28

Công ty cà phê Đak Đoa là đơn vị SXKD hạch toán phụ thuộc Tổng công ty

Cà phê Việt Nam, giấy phép kinh doanh số 0100101509-025 cấp ngày 21 tháng 4năm 2011 do Sở Kế hoạch Đầu tư Tỉnh Gia Lai cấp

Ngoài ra, để phát huy kết quả đã đạt được trong những năm qua cùng với lòngtin tưởng vào sự lãnh đạo của ban Giám đốc Công ty, CBCNV Công ty quyết tâmđoàn kết nhất trí ra sức thi đua sản xuất và xây dựng hoàn thành nhiệm vụ Công tygiao về chăm sóc và thu hoạch cà phê, cao su, chăm lo đời sống người lao động,đảm bảo an ninh quốc phòng và trật tự trong khu vực v.v…, góp phần tích cực vào

sự nghiệp phát triển của ngành nông sản

Tuy nhiên, Công ty cà phê Đak Đoa cũng đã gặp không ít khó khăn trongviệc chăm sóc và thu hoạch cà phê, cao su:

- Khí hậu nước ta ngày càng có sự thay đổi khắc nghiệt, ảnh hưởng tác độngtrực tiếp tới năng suất sản lượng thu hoạch

- Lực lượng lao động chiếm 95% là nông dân tại khu vực Số lao động này100% không có kiến thức kỹ thuật về trồng cây cà phê,cao su

- Đội ngũ cán bộ lao động, công nhân kỹ thuật đại đa số trưởng thành từcông nhân chưa qua đào tạo Đây là khó khăn lớn của Công ty trong công tác quản

lý và kinh doanh

Ngành nghề kinh doanh:

+ Buôn bán nông, lâm sản nguyên liệu, động vật sống,

+ Buôn bán vật liệu thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng,

+ Hoạt động dịch vụ sau thu hoạch (chế biến hàng nông sản),

+ Buôn bán phân bón thuốc trừ sâu và hóa chất khác trong nông nghiệp,

+ Nhân và chăm sóc cây giống trong nông nghiệp, ương cây giống lâm nghiệp,+ Sản xuất phân bón,

+ Trồng cây hồ tiêu, cao su, cà phê,

+ Bán buôn máy móc, thiết bị phục vụ trồng sản xuất, chế biến cà phê, bình phunthuốc, máy cắt cỏ

2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Công ty

Trang 29

- Trình độ văn hoá của người lao động chiếm tỷ lệ rất thấp nên nhu cầu đàotạo và nâng cao tay nghề của công nhân ngày càng quan trọng và cấp thiết, đặc biệtcần thay thế những công nhân lớn tuổi bằng những đội ngũ công nhân trẻ tuổi cónăng lực và sức khỏe.

- Nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho cán bộ công nhân viên, trong đócần xoá bỏ các hộ nghèo, nâng cao thu nhập cho mỗi hộ so với năm trước đẩy mạnhcác phong trào thi đua, văn hoá, thực hiện nếp sống văn minh

* Nhiệm vụ:

- Ổn định và phát triển vị thế công ty cà phê ĐakĐoa, đa dạng các sản phẩm

cà phê, sản phẩm nông nghiệp, xây dựng thành trung tâm kinh tế - xã hội trên địabàn huyện ĐakĐoa

- Thực hiện tốt chương trình phát triển nông nghiệp - nông dân - nông thôncủa khu vực Tây nguyên và cả nước, bao gồm: phát triển sản xuất kết hợp với cơ sở

hạ tầng kĩ thuật, sử dụng người lao động là đồng bào dân tộc, tăng năng suất và thunhập của người lao động

- Phát triển kinh kinh tế kết hợp với nhiệm vụ chính trị và an ninh quốc phòng

- Nâng cao giá trị gia tăng trong chuỗi giá trị của sản phẩm; từng bước tăng tỉtrọng giá trị sản phẩm công nghiệp, dịch vụ chế biến sâu trong tổng giá trị sảnphẩm

- Thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh theo quy hoạch và kế hoạch pháttriển, đầu tư, tạo nguồn vốn, cung ứng vật tư, thiết bị chế biến, tiêu thụ sản phẩm

- Xuất nhập khẩu hàng hóa, tham gia liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh

ế trong và ngoài nước phù hợp với chính sách pháp luật của nhà nước

- Tổ chức quản lý công tác nghiên cứu và ứng dụng công nghệ phục vụ chosản xuất và kinh doanh

- Tổ chức cung cấp kịp thời, chính xác về thông tin thị trường, giá trong nước

và cả thế giới cho các đơn vị

- Góp phần tạo công ăn việc làm cho người lao động đồng thời thực hiên đúngnghĩa vụ đối với người lao động theo quy định

- Đẩy mạnh quan hệ hợp tác với các đơn vị kinh doanh có liên quan trong vàngoài nước, đồng thời chú trọng nghiên cứu thị trường nâng cao chất lượng sảnphẩm phù hợp với cung cầu thị trường

2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, cơ cấu tổ chức và xây dựng cơ cấu tổ chức

bộ máy đều được chú ý, xem trọng Qua đó, chúng ta thấy được cách thức tổ chức,quản lý của từng doanh nghiệp

Công ty Cà phê ĐakĐoa có bộ máy quản lý được tổ chức theo mô hình trựctuyến - chức năng đảm bảo phát huy được chức năng của từng bộ phận, vừa đảmbảo tính chủ động, thống nhất, vừa hỗ trợ bổ sung cho nhau để hoàn thành một cách

Trang 30

tốt nhất các kế hoạch đã đặt ra, góp phần cho sự nghiệp phát triển của toàn doanhnghiệp.

Đây là mô hình chỉ có một cấp quản lý, nhận mệnh lệnh trực tiếp từ ban giám đốcnhưng vẫn có sự phối hợp giữa các bộ phận chức năng với nhau, đảm bảo tính thốngnhất Tuy nhiên, mô hình này có nhược điểm là người quản lý cao nhất yêu cầu phải cónăng lực và trình độ cao, vì mô hình này giám đốc là người chịu trách nhiệm cao nhất vàhiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

(Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính)

Ghi chú: : Quan hệ trực tuyến

: Quan hệ chức năng

Sơ đồ 2.1 Bộ máy tổ chức của Công ty Cà phê Đak Đoa

Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của các cấp quản lý.

Phòng kếtoán,kinhdoanh

Phòng kĩthuậtnôngnghiệp

Bảo vệ

Đội sản xuất

Đội sản xuất

Đội sản xuất

Đội sản xuất

Đội sản xuất

Đội

sản

xuất

Trang 31

- Chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý điều hành hệ thống sản xuất kinhdoanh, xây dựng cơ cấu tổ chức, tuyển dụng, quản lý nhân sự thông qua phó giámđốc và trưởng của các bộ phận.

- Quản lý, giám sát và chịu trách nhiệm về tài sản được bàn giao

- Chịu trách nhiệm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty về mặt phápluật, chịu sự lãnh đạo trực tiếp của tổng công ty

Phó giám đốc

- Hỗ trợ cho giám đốc điều hành, bàn luận công việc với giám đốc

- Nắm vững tình hình sản xuất, kinh doanh chung của đơn vị

- Vạch ra các kế hoạch kinh doanh, theo dõi và giám sát việc thực hiện mệnhlệnh tại tất cả các bộ phận theo chức năng và nhiệm vụ

- Là người trực tiếp quản lý nhân viên dưới quyền Đồng thời, là người trựctiếp giúp Giám đốc tổ chức và chỉ đạo các đội sản xuất và có thể làm thay công việccủa Giám đốc khi Giám đốc uỷ quyền và chịu trách nhiệm với chữ kí hay chứng từ

mà chính mình đã kí đã lập ra.

 Phòng kỹ thuật nông nghiệp

- Kiểm tra chất lượng vườn cây, theo dõi quá trình thực hiện kế hoạch định

mức Kiểm tra trình độ tay nghề của công nhân, kiểm tra chất lượng cà phê, mủ cao

su, giám sát quy trình thu hoạch

- Áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật vào quá trình chăm sóc và thu hoạch,

đề xuất cho lãnh đạo Công ty về các biện pháp thâm canh vườn cây, kỹ thuật vườnươm

- Tổ chức các buổi training, chia sẻ kinh nghiệm và kĩ thuật chăm sóc cho

công nhân

- Kết hợp các phòng ban chức năng xây dựng các kế hoạch sản lượng hàng

tháng, hàng năm để hoàn thành tiến độ theo yêu cầu của Giám đốc

Phòng kế toán, kinh doanh

- Tham gia các hoạt động thu chi tại đơn vị, các vấn đề liên quan đến tài chínhcủa công ty

- Tổng hợp các số liệu có liên quan đến hoạt động kinh doanh, ghi chép lại cácgiao dịch tài chính

- Lập chứng từ trong việc hình thành và sử dụng vốn; lập chứng từ xác địnhkết quả kinh doanh của công ty

- Trình lên giám đốc các kết quả trong tháng, quý và năm Báo cáo kết quả thuchi, bảng lương, kiểm soát chi phí của tất cả các phòng

- Nghiên cứu, tìm hiểu thị trường, đối thủ cạnh tranh, đưa ra các phươnghướng, chiến lược kinh doanh

Bảo vệ

- Đảm bảo an toàn cho tài sản của công ty, chịu trách nhiệm về an ninh trongcông ty

Trang 32

- Thường xuyên tuần tra kiểm soát kho bảo quản

- Giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn công ty quản lý

Phòng tổ chức, hành chính

các hoạt động, các phong trào có ý nghĩa lập kế hoạch công tác của công ty theotừng giai đoạn

con dấu

chính, văn thư, lưu trữ Chỉ đạo nghiệp vụ hành chính, văn thư lưu trữ đối với cán

bộ làm công tác văn thư, văn phòng các đơn vị trực thuộc

viên chức và hợp đồng lao động

chuyển xếp ngạch, nâng ngạch, nghỉ hưu, Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, độc hại,nghỉ ốm, thai sản và phụ cấp khác theo qui định của Nhà nước

Các đội sản xuất: Là người trực tiếp nhận và thực hiện công việc từ công ty

giao xuống

2.1.4 Công nghệ sản xuất một số mặt hàng chủ yếu

* Quy trình thu hoạch và sơ chế cà phê:

Tại địa bàn huyện Đak Đoa cà phê thường được thu hoạch vào thời điểmtháng 10 – 12 dương lịch hàng năm

Việc đầu tiên trước khi thu hoạch cà phê cần xác định độ chín của cà phê cầnphải chín đúng tầm, để phẩm chất hạt cà phê đạt chuẩn thì cần thiết phải để cho quảchín đỏ hoặc là chín vừa Không nên thu hoạch quả xanh cũng không để trái chínlẫn với trái chín nẫu hoặc là trái khô

Cà phê cần được thu hoạch bằng tay, có tỷ lệ chín đạt 95%, thu hoạch cuốimùa tỷ lệ này có thể thấp hơn Trong quá trình thu hoạch cần chuẩn bị bạt sạch trảibên dưới tán cây để trái không bị dính đất hoặc bị lẫn lộn với những trái rụng bêndưới đất vì như vậy sẽ vô tình tạo nguy cơ lây lan nấm, tạo OTA cao

Lúc hái nên dùng tay bứt quả rồi xoay nhẹ để quả rơi xuống bạt không nêntuốt cành, đối với cà phê chè không được bứt cả chùm vì như vậy sẽ làm ảnh hưởngđến mầm hoa bên dưới.Trong quá trình thu hoạch cà phê chú ý không nên làm gãycành hay tuốt quá nhiều lá, nhất là đối với những chùm lá và mầm hoa ở ngay đầucành vì như vậy sẽ làm ảnh hưởng đến năng suất của vụ sau

Trang 33

Thu hoạch theo từng cây và từng hàng, những vườn cà phê chín sớm cần thuhoạch sớm Hái trái cà phê từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài không được bỏ sótquả trên cành, thu hoạch xong chuyển trái về xưởng để chế biến Không được chấtđống cà phê tại vườn cũng không nên giữ cà phê trái trong thời gian quá 24 tiếngtrong bao vì làm như vậy cà phê sẽ bị lên men và bị đen nhân

Ngay sau khi cà phê thu hoạch xong để nguyên đem phơi khô nguyên cả vỏcho đến khi nào độ ẩm của hạt giảm xuống còn 12-13% thì đưa cà phê cho vào máyxát để loại bỏ trấu cho ra cà phê nhân thành phẩm

Cà phê khô sấy ra nhân sẽ được đóng bao cho vào kho để bảo quan trước khixuất khẩu rang xay

Qua khâu phơi, sấy

Qua khâu xay xát, tách vỏ

Qua khâu sàng phân loại, đóng gói

(Nguồn: Phòng KT-KD)

Sơ đồ 2.2 Quy trình sơ chế cà phê thành phẩm

* Quy trình khai thác mủ cao su:

Công ty vẫn tuân thủ quy trình kỹ thuật cơ bản do Tổng Công ty Cao su ViệtNam (nay là Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam) ban hành năm 2004:

- Tùy vào điều kiện thời tiết trong năm, bắt đầu cạo khi nhìn thấy rõ đườngcạo, cạo càng sớm càng tốt Mùa mưa, chờ khi vỏ cây khô ráo thì mới bắt đầu cạo,nếu đến 11h- 12h trưa mà vỏ cây còn ướt thì cho nghỉ cạo

- Trước khi cạo phải bóc mủ dây, mủ chén, sửa lại kiềng máng, lau sạch chén,

úp lên kiềng Cạo xong ngửa chén ra hứng mủ, dẫn mủ vào chén rồi qua cạo cây

Cà phê quả tươi

Cà phê quả khô

Cà phê nhân xô

Cà phê nhân xôthành phẩm

Trang 34

khác Khi có hiệu lệnh thì mới được trút mủ Nếu trời chuyển mưa có thể trút sớm,

mủ trút xong được đưa ngay về trạm giao nhận mủ

- Đối với những loại cây mau đông thì sau khi cạo xong phải nhỏ vào chén 3-5 giọt amoniac 3% – 5% Dung dịch amoniac được cung cấp bởi nhà máy chế biến.Cây nào cạo trước thì trút trước, đặt chén mủ lại vị trí cũ để hứng mủ chảy trễ, tránhtrút sót mủ Khi đổ mủ từ thùng sang thùng chứa phải dùng rây lọc mủ với kíchthước lỗ 5mm

- Sau khi trút mủ xong công nhân chở mủ về trạm, đội trưởng sử dụng cân đo

để xác định lượng mủ của từng công nhân, cả mủ nước và mủ chén - mủ dây Độitrưởng có nhiệm vụ ghi đầy đủ, chính xác số liệu vào sổ theo dõi Khi đổ mủ từthùng chứa sang bồn chứa trên xe tải phải dùng rây lọc mủ với kích thước lỗ 3mm

- Sau khi mủ khai thác trong ngày đã được tập hợp và chứa ở bồn trên xe tải.Đội trưởng và các bảo vệ sẽ có nhiệm vụ giám sát đưa mủ lên nhà máy chế biến

Xử lý tách tạp chất, công đoạn làm đông mủ

Qua Hệ thống làm khô mủ

Vận chuyển đi gia công Hệ thống cán mủ cốm

(Nguồn: Phòng KT-KD)

Sơ đồ 2.3 Quy trình sơ chế mủ cao su thành phẩm

*Các nguồn lực chủ yếu của công ty

- Vị trí địa lý:

Công ty nằm tại khu vực Tây Nguyên, trung tâm trồng trọt cây công nghiệp

lâu năm, người dân ở đây có truyền thống trồng cà phê nhiều năm với diện tích lớn,cung cấp lượng hàng hóa dồi dào

- Tài nguyên thiên nhiên:

Diện tích đất badan lớn, màu mỡ rất thích hợp với việc trồng cà phê, cao su.Khí hậu mát mẻ, có 2 mùa khô và mưa thích hợp với nhiều loại cây trồng, đặc biệt

là cây công nghiệp Nguồn nước từ các sông suối dồi dào, thuận tiện cho việc tướitiêu

Mủ cao su tự nhiên

Mủ cao su đông

Mủ cao su khô

Mủ cao su cốm thành phẩm

Trang 35

Đối với Công ty cà phê Đak Đoa khách hàng mua nhận cà phê là các Công tyNội bộ Tổng Công ty Cà phê Việt Nam, Công ty CP XNK Nông sản Bắc tâyNguyên, Công ty Cà phê 331, Công ty CP Intimex Nha Trang, Công ty CP CoffeeOLam, Công ty Nést Café, Công ty Cao su Mang yang, Công ty Cao su 74 Gia Lai,Công ty TNHH Vạn Lợi Kon Tum…là những khách hàng thân thiết có mối quan hệhữu nghị làm ăn lâu dài uy tín, cùng nhau phát triển kinh tế.

- Nhà cung cấp:

Lợi thế về uy tín là doanh nghiệp của Tổng Công ty Nhà nước có thương hiệu,

có cơ sở vật chất, kho tàng, có nguồn vốn ổn định dồi dào với lãi suất thấp và ưuđãi, nếu linh động trong cơ chế mua bán Công ty sẽ đủ sức cạnh tranh và thu hútnguồn hàng về đơn vị hơn so với các công ty khác trên địa bàn

Công ty kinh doanh hàng nông sản cà phê, cao su thì người bán hầu hết là nôngdân, tiểu điền sản xuất cà phê cao su, người buôn nhỏ lẻ Vì vậy Công ty chuẩn bịnhiều điểm thu mua di động để thâu hết mối hàng trong địa bàn vì đây là vùngnguyên liệu dồi dào, Công ty cần thiết phải dự trữ lượng vốn bằng tiền để sẵn sangthu mua khi đến vụ thu hoạch cà phê cao su của nông dân

- Sản phẩm, giá cả:

Thực hiện liên kết và hợp tác với nhiều đối tác trong nước và nước ngoài, trong

đó lựa chọn một số đối tác cung cấp các dòng sản phẩm có tính chọn lọc cao, chấtlượng tốt, hoạt động ổn định và hỗ trợ nhiều tính năng ưu việt, giá cả cạnh tranhtrên thị trường để có thể thực hiện cung cấp, phân phối lại cho khách hàng với giáhợp lý

Công ty bán hàng với giá cả so sánh giữa các đơn vị chào giá Giá thu mua

cà của nông hộ theo hàng ngày mà do nông hộ đó có đề nghị chốt giá, giá mua càtươi

- Phong cách phục vụ:

Luôn giữ đúng tiến độ cam kết với khách hàng, xây dựng lòng tin với kháchhàng, xác định là “nhà cung cấp thân thiết” nên phải xây dựng đội ngũ nhân sự vớiphong cách phục vụ chuyên nghiệp, hiểu biết, thái độ phục vụ ân cần, nhiệt tình

- Dịch vụ sau bán hàng:

Trang 36

Việc bán hàng là rất quan trọng mang lại doanh thu cho đơn vị Tuy nhiên đểxây dựng niềm tin với khách hàng và ngày càng được khách hàng tín nhiệm lựachọn là đơn vị phân phối cung cấp sản phẩm thì công tác sau bán hàng như chế độbảo hành, chế độ hậu mãi cần được xây dựng có tính ưu việt, khác biệt mang lại sựtrải nghiệm và yên tâm cho khách hàng khi lựa chọn sản phẩm của Công ty.

- Đội ngũ cán bộ quản lý:

Có nhiều kinh nghiệm, luôn sáng tạo nhiệt tình có trách nhiệm cao với nhiệm

vụ được giao và không ngừng đổi mới để mang lại giá trị tốt nhất tới cho kháchhàng, nhà cung cấp cũng như cho công ty

2.1.5 Kết quả kinh doanh của công ty trong những năm gần đây

2.1.5.1 Cơ cấu tài sản và nguồn vốn

Bảng 2.1 Tình hình tài sản, nguồn vốn của công ty cà phê Đak Đoa

Tổng tài sản 79.484.019.584 79.722.742.811 91.241.120.869

II Nguồn vốn

+ Nợ phải trả 27.054.024.290 22.537.783.374 43.846.725.411 + Vốn chủ sở hữu 52.429.995.294 57.184.959.437 47.394.395.458

Ta thấy tổng TS&NV của Công ty đều tăng qua các năm cho thấy Công ty đãkhông ngừng mở rộng đầu tư Tuy nhiên năm 2018 công ty đã vay vốn đầu tư cho

Trang 37

nhà máy thiết bị sản xuất một khoản lớn khiến cho hiệu quả hoạt động trong nămnày bị giảm xuống.

2.1.5.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty cà phê Đak Đoa giai đoạn 2016-2018

Ngày đăng: 04/05/2019, 17:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w