Sơ lược công tác quản lý đất đai trên địa bàn xã Yên Ninh

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại xã Yên Ninh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 - 2013. (Trang 42)

Trong những năm qua Đảng Uỷ - HĐND và UBND xã đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành trong xã triển khai thực hiện chính sách, pháp luật về đất đai của Đảng và Nhà nước nên công tác quản lý và sử dụng đất đai của xã được quản lý chặt chẽ, sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả, đảm bảo phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng.

4.4.2.1. Quản lý đất đai theo địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính

Từ năm 1996 đến nay địa giới hành chính của xã Yên Ninh không có biến động lớn, địa giới hành chính của xã đã được xác định cụ thể ngoài thực địa và trên bản đồ theo Chỉ thị 364/CT của Chính phủ, các điểm quan trọng đã được cắm mốc giới và được bảo vệ cẩn thận.

4.4.2.2. Công tác đo đạc lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất

Công tác lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất được thành lập theo chỉ thị 618/CT-TTg ngày 15 tháng 05 năm 2009 về kiểm kê và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010.

Các loại bản đồ này đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

4.4.2.3. Công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Thường xuyên xây dựng, giám sát việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hàng năm. Lập hồ sơđiều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

kịp thời phù hợp với nhu cầu sử dụng đất của các ngành, các lĩnh vực ở địa phương.

4.4.2.4. Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất

Trong những năm gần đây do nhu cầu sử dụng đất trong các lĩnh vực khá cao. Việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất và chuyển mục đích sử dụng đất cho các tổ chức và hộ gia đình diễn ra thường xuyên. Do đó, công tác xây dựng và quản lý hồ sơ xin giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất và chuyển mục đích sử dụng đất là nhiệm vụ hàng đầu của địa phương, đảm bảo ngày càng chặt chẽ đúng với các quy định của pháp luật vềđất đai.

4.4.2.5. Công tác đăng ký quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Đến nay việc đăng ký, lập hồ sơ địa chính đã cơ bản hoàn thành, hệ thống sổ sách, hồ sơ địa chính như sổ mục kê, sổ địa chính, sổ theo dõi biến động đất đai, sổ theo dõi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được hoàn thiện ở xã theo đúng quy định và cấp GCNQSD đất trên địa bàn toàn xã được 4.673 GCNQSD đất. Trong đó:

+ Đất nông nghiệp cấp được 2.929 giấy. + Đất ở cấp được 1.744 giấy.

Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đảm bảo cho người dân yên tâm đầu tư vào sản xuất. Tuy nhiên vẫn còn nhiều hộ dân và các tổ chức chưa được cấp giấy chứng nhận do vậy trong thời gian tới cần hoàn thiện hồ sơ thủ tục để cấp giấy chứng nhận cho các đối tượng sử dụng đất này.

4.4.2.6. Công tác thống kê, kiểm kê đất đai

Công tác thống kê được thực hiện theo đúng định kỳ hàng năm, kiểm kê thực hiện 5 năm 1 lần và có chỉnh lý biến động kịp thời.

4.4.2.7. Công tác thanh tra, kiểm tra đất đai, việc chấp hành các quy định của pháp luật vềđất đai

Tổ chức hoà giải và giải quyết tốt các tranh chấp về quyền sử dụng đất không để tình trạng khiếu kiện vượt cấp kéo dài. Xử lý nghiêm các trường vi phạm pháp Luật Đất Đai.

4.4.2.8. Công tác giải quyết tranh chấp đất đai, giải quyết khiếu nại tố cáo các vi phạm trong quản lý và sử dụng đất đai

Công tác giải quyết tranh chấp về đất đai và giải quyết đơn thư khiếu nại được thực hiện đúng pháp luật, đúng quy chế một cửa và giải quyết dứt điểm theo phương châm không còn đơn thư nào tồn đọng.

Trình tự, thủ tục đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn xã

Bảng 4.5: Trình tự cấp giấy chứng nhận đối với hộ gia đình cá nhân Người thực hiện Thủ tục

Hộ gia đình, cá nhận

Xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn nơi có đất.

UBND cấp xã

Cán bộđược giao phụ trách tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ, nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì chuyển cho Ban Địa chính xã. Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn có trách nhiệm thẩm tra, xác nhận vào đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất về tình trạng tranh chấp đất đai đối với thửa đất.

Công bố công khai danh sách các trường hợp đủ điều kiện và không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại trụ sở Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn trong thời gian mười lăm (15) ngày. Gửi hồ sơ đến Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường.

Văn phòng đăng ký QSDĐ cấp huyện

- Xác nhận vào đơn xin cấp GCNQSDĐ.

- Gửi 1 bộ sao cho hồ sơđến cơ quan thuế (2 ngày). Phòng Tài nguyên và

Môi trường

Kiểm tra hồ sơ, ghi ý kiến vào đơn xin cấp GCNSDĐ, làm thủ tục trình hồ sơ đến UBND cấp huyện ký GCNQSDĐ (5 ngày).

Sau khi Uỷ ban nhân dân cấp cấp huyện quyết định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Ủy ban nhân dân xã, thị trấn có trách nhiệm thông báo cho hộ gia đình, cá nhân đến bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của xã, thị trấn để nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. [13].

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại xã Yên Ninh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 - 2013. (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)