sử dụng đất tại xã Yên Ninh giai đoạn 2010 - 2013
- Trong giai đoạn 2010 - 2013, xã Yên Ninh có 2 trường hợp cấp sai quy trình cho các hộ gia đình, cá nhân và đã được thu hồi.
- Nguyên nhân:
+ Do thay đổi cán bộ Địa chính nên trong quá trình xác định thời điểm sử dụng đất vào mục đích sử dụng đất hiện tại bị sai.
+ Do lỗi trong quá trình sử dụng phần mềm viết, cấp GCNQSD đất cho đối tượng sử dụng.
4.5.4. Nhận xét quy trình thực hiện công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất của xã giai đoạn 2010 - 2013
4.5.4.1. Những kết quảđạt được
Cấp GCNQSD đất là chủ trương đúng đắn của đảng và nhà nước ta. Công tác này phù hợp với tâm tư nguyện vọng của người dân và được nhân dân đồng tình hưởng ứng.
+ Công tác tuyên truyền phổ biến lao động đến từng người dân đã giúp họ hiểu được tầm quan trọng của luật nói chung, Luật Lao động nói riêng và thực hiện đúng pháp luật, yên tâm đầu tư sản xuất kinh doanh trên diện tích được cấp nâng cao hiệu quả sử dụng đất, đảm bảo môi trường sinh thái.
+ GCNQSD đất là cơ sở pháp lý để người sử dụng đất thực hiện các quyền lợi và nghĩa vụ của mình góp phần xoá đói giảm nghèo và xây dựng phát triển đất nước.
+ Nâng cao hình ý thức chấp hành các chủ trương, chính sách, pháp luật thực hiện trong quá trình thực hiện kê khai đăng ký GCNQSD đất của người sử dụng đất.
- Đối với chính quyền các cấp:
+ Hệ thống cán bộđịa chính luôn được bồi dưỡng tập huấn về chuyên môn. + Công tác quản lý đất đai từng bước được củng cố và đi vào nề nếp, nội dung quản lý nhà nước vềđất đai đã được nắm chắc và triển khai theo đúng trình tự quy định của pháp luật, là cơ sở cho việc phát triển kinh tế, xã hội tại địa phương.
+ Công tác cấp GCNQSD đất đã góp phần tăng thu ngân sách của xã cũng như huyện: Tiền sử dụng đất, lệ phí địa chính, lệ phí trước bạ, thuế chuyển quyền sử dụng đất.
+ Đất đai đã được xác định là nguồn lực để phát triển kinh tế. Thực hiện công tác quản lý nhà nước về đất đai nói chung, công tác cấp GCNQSD đất nói riêng luôn có sự phối hợp đồng bộ giữa các ban ngành đoàn thể trong xã.
4.5.4.2. Những tồn tại và nguyên nhân
Tồn tại
- Đối với cấp chính quyền:
+ Vẫn còn buông lỏng quản lý nhà nước về đất đai. Sử dụng đất sai quy hoạch, sử dụng đất không đúng mục đích, sử dụng đất trong hành lang bảo vệ các công trình, đểđất bị lấn chiếm, tự ý chuyển mục đích sử dụng đất.
- Đối với quản lý đất đai:
+ Chậm đổi mới về quy trình quy phạm về máy móc, đùn đẩy trách nhiệm giữa các cấp, các ngành. Công tác đăng ký biến động đất đai sau khi cấp GCNQSD đất chưa thực hiện ở đồng bộ 3 cấp.
+ Tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn chậm. + Hệ thống cán bộ có chuyên môn còn thiếu.
+ Hệ thống tài liệu phục vụ cho công tác lập hồ sơ cấp GCNQSD đất còn thiếu và nhiều hạn chế do đó phải thực hiện kê khai đăng ký đất đai theo tinh thần chỉ thị số 18/1999/CT-TTg ngày 1/7/1999, chủ sử dụng đất phải tự kê khai, nhưng người sử dụng đất thường kê khai không đúng vị trí diện tích dẫn đến khi tranh chấp không có cơ sởđể giải quyết.
+ Số giấy chứng nhận quyền sử dụng đất các loại đất đạt tỷ lệ khá cao nhưng diện tích đã cấp còn thấp so với khả năng cấp.
- Đối với người sử dụng đất:
+ Ý thức chấp hành pháp luật nói chung và pháp Luật Đất Đai nói riêng của 1 số tổ chức, hộ gia đình cá nhân còn chưa cao, vẫn còn hiện tượng làm sai lệch hồ sơ, khai sai mốc thời gian sử dụng, nguồn gốc sử dụng, cố tình không thực hiện nghĩa vụ của người sử dụng đất.
Nguyên nhân:
- Nguyên nhân khách quan:
+ Trong công tác cấp GCNQSD đất về thủ tục hành chính theo quy trình phức tạp, văn bản pháp luật về đất đai và việc phân cấp trong công tác quản lý thường xuyên thay đổi tính ổn định không cao.
+ Bản đồ địa chính phục vụ cho công tác đăng ký đất đai cấp GCNQSD đất còn chưa đồng bộ, độ chính xác của bản đồ không cao.
+ Do trình độ dân trí còn thấp, nhân dân chưa hiểu được tác dụng của việc cấp GCNQSD đất.
+ Cán bộ năng lực còn yếu chưa có cơ chế hoạt động phù hợp, việc chỉ đạo của chuyên môn gặp nhiều khó khăn.
+ Giá trị đất nông nghiệp thấp nên nhiều hộ gia đình, cá nhân chưa quan tâm đến việc đăng ký kê khai cấp GCNQSD đất hoặc các hộ đang sử dụng đất lâm nghiệp đã được cấp giấy vườn rừng (do Hạt Kiểm Lâm huyện thực hiện trước đây) nên không quan tâm đến việc cấp đổi lại.
+ Trong công tác cấp GCNQSD đất do trình độ năng lực ý thức trách nhiệm của cán bộ địa chính cơ sở còn chưa cao nên khi thực hiện nhiều hồ sơ không đủđiểu kiện cho đến nay vẫn chưa được giải quyết, nguyên nhân do cơ sở thu tiền sử dụng đất không đúng quy định hoặc làm sai hướng dẫn của ngành chuyên môn (vi phạm hành lang đường hoặc tự ý thu tiền chuyển mục đích sử dụng đất khi chưa được cấp có thẩm quyền cho phép).
+ Các cấp uỷ đảng và chính quyền địa phương chưa thực sự quan tâm đến công tác quản lý đất đai do vậy chưa quan tâm đến công tác cấp GCNQSD đất.
+ Cán bộ địa chính luôn thay đổi (luân chuyển), trình độ chuyên môn còn nhiều hạn chế, một số người ý thức tác phong trong công việc còn tự phát. Tinh thần trách nhiệm của cán bộđịa chính cơ sở còn yếu.
+ Kinh phí để tổ chức cho công tác quy hoạch cấp xã là rất lớn nên dẫn đến việc xét cấp GCNQSD đất chưa chính xác nên khi lập hồ sơ phải xin ý kiến của nhiều cấp ngành.
4.5.4.3. Giải pháp khắc phục
Trong quá trình thực tập tại xã Yên Ninh, sau khi tìm hiểu điều kiện
thực tế tại địa phương, phân tích hiện trạng cấp GCNQSD đất và trước những khó khăn, tồn tại trong quá trình thực hiện công tác này của xã, em xin đề xuất một số giải pháp đẩy nhanh tiến độ cấp GCNQSD đất của xã như sau:
+ UBND xã cần có những văn bản cụ thể đề nghị các cơ quan chuyên môn có liên quan để tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong công tác cấp GCNQSD đất. Đồng thời phải xây dựng hệ thống, kế hoạch cụ thể để triển khai công tác cấp GCNQSD đất đến từng xóm, đồng thời tiến hành chỉnh lý, cập nhật, thiết lập hồ sơđịa chính theo quy định hiện hành.
+ Cán bộđịa chính cần tham mưu cho UBND xã có sự chỉ đạo và đầu tư kinh phí để xây dựng hệ thống thông tin đất, phục vụ cho công tác cấp GCNQSD đất trên địa bàn xã. Bên cạnh đó, cần nâng cao hơn nữa trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ý thức trách nhiệm của cán bộ chuyên môn. Phải luôn cập nhật những thông tin mới và áp dụng khoa học kỹ thuật mới của ngành vào trong công việc đểđạt được kết quả cao hơn trong công tác cấp GCNQSD đất.
+ Xử lý nghiêm minh các trường hợp có hành vi tiêu cực, thái độ không đúng mức trong công việc, phải có sự vận dụng sáng tạo, tập trung nghiên cứu các quy định của Nhà nước trong công tác cấp GCNQSD đất, để đề xuất áp dụng vào tình hình cụ thể của địa phương cho phù hợp.
+ Tập trung giải quyết triệt để những trường hợp giao đất ở không đúng thẩm quyền của các cơ quan đơn vị Nhà nước, những trường hợp sử dụng đất không đúng mục đích được giao như xây nhà trái phép trên đất nông nghiệp, các trường hợp chuyển quyền sử dụng đất chưa làm thủ tục, lấn chiếm đất đai… theo quy định của Nghị định 84/2007/NĐ ngày 25/05/2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp GCNQSD đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai.
+ Đội ngũ cán bộ, công chức phải thường xuyên được đào tạo, nâng cao năng lực trình độ, chuyên môn.
+ Ủy ban Nhân dân xã cần có kế hoạch và phối kết hợp chặt chẽ hơn nữa với phòng TN và MT rà soát các tổ chức sử dụng đất trên địa bàn xã, tiến hành rà soát hồ sơđịa chính và làm mới hồ sơđịa chính. Thường xuyên phối hợp với phòng TN và MT tổ chức tập huấn nâng cao trình độ, cũng như áp dụng các quy định mới cho cán bộ chuyên môn ở các đơn vị cơ sở về công tác cấp GCNQSD đất, đồng thời xem xét loại bỏ một số thủ tục hành chính rườm rà.
+ Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ về tài chính hoặc miễn giảm cụ thể hơn đối với các hộ nghèo khi họ thực hiện việc kê khai đăng ký cấp GCNQSD đất.
+ Cần tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đất đai trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương, đến từng xóm và tới từng người dân. Để người dân có được nhận thức đúng đắn về quyền lợi cũng như nghĩa vụ của mình trong việc quản lý và sử dụng đất tạo điều kiện thuận lợi cho công tác cấp GCNQSD đất. Bộ phận “một cửa” phải “liên thông”, phải là nơi nhận và trả kết quả, giải quyết tất cả các thủ tục hành chính liên quan đến đất đai, không để người dân đi đến nhiều phòng ban như trước đây.
PHẦN 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I5.1. Kết luận
Trong thời gian thực tập, nghiên cứu đề tài: “Đánh giá công tác cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại xã Yên Ninh, xã Phú Lương,
tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 - 2013” tại xã Yên Ninh, em rút ra
một số kết luận như sau:
Xã Yên Ninh là một xã miền núi thuộc tỉnh Thái Nguyên còn gặp nhiều khó khăn cả về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội. Được sự chỉ đạo quan tâm của Huyện uỷ - HĐND và UBND huyện cùng phòng TN&MT huyện, xã đã có những chuyển biến tích cực trong lĩnh vực quản lý đất đai.
Xã đang cố gắng nỗ lực hoàn thành tốt công tác quản lý đất đai. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện không tránh khỏi những khó khăn và tồn tại.
Số giấy chứng nhận cấp được 4.673 giấy, trong đó đất sản xuất nông nghiệp 2.929. Đất ở cấp được 1.744 giấy CNQSD đất.
Công tác cấp GCNQSD đất, ở xã Yên Ninh đã đạt được những kết quả đáng khích lệ:
- Đất nông nghiệp cấp được 2.929 giấy, cấp cho 2941,7 ha đất.
- Kết quả cấp GCNQSD đất ở cấp được 1.744 giấy. Tính theo từng xóm thì xóm Suối Bén cấp được nhiều nhất 145 giấy và diện tích cấp được 4,8 ha chiếm 86,33% so với diện tích cần cấp.
Xóm cấp được ít nhất là xóm Đồng Danh 82 giấy, diện tích cấp được 2,9 ha chiếm 60,42 %
5.2. Kiến nghị
Sau khi nghiên cứu thực trạng công tác cấp GCNQSD đất tại xã Yên Ninh, em có một số đề nghị nhằm đẩy nhanh tiến độ cấp GCNQSD đất như sau:
Đề nghị Nhà nước tạo điều kiện về kinh phí, đầu tư trang thiết bị, tin học hoá công tác cấp GCNQSD đất và hoàn thành việc đo đạc, lập bản đồ địa chính.
Đề nghị UBND tỉnh Thái Nguyên xây dựng các phương án chỉ đạo cụ thể, phân công trách nhiệm rõ ràng, phối hợp chặt chẽ giữa các ngành cùng tháo gỡ những khó khăn trong công tác cấp GCNQSD đất.
Bồi dưỡng thêm về chuyên môn nghiệp vụ nhất là những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới của ngành cho cán bộ chuyên môn cơ sở. Bên cạnh đó cần đầu tư thêm trang thiết bị hiện đại để phục vụ cho công tác quản lý đất đai và cấp GCNQSD đất ngày càng tốt hơn, đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý đất đai ngày càng cao, cũng như phù hợp với nhịp độ phát triển kinh tế hiện nay.
Đề nghị phòng Tài nguyên và Môi trường cho ý kiến chỉđạo để UBND xã có căn cứ xử lý dứt điểm những tồn tại về đất đai của xã do lịch sử để lại, quan tâm tạo điều kiện giúp đỡ về công tác hoàn thiện hồ sơđịa chính cho các xóm trên địa bàn xã.
Địa phương cần thường xuyên tổ chức các đợt tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp Luật Đất Đai, nhất là những văn bản mới được ban hành. Cần tuyên truyền sâu rộng đến từng xóm, từng người dân trên địa bàn xã.
TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tiếng Việt
1. Quốc Hội, Luật Đất Đai 1993.
2. Quốc Hội, Luật Đất Đai 2003.
3. Nguyễn Khắc Thái Sơn (2004), giáo trình Quản lý Nhà nước về đất đai,
trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.
4. UBND xã Yên Ninh (2011), Báo cáo Kết quả thống kê đất đai năm 2010. 5. UBND xã Yên Ninh (2011), Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh
tế- xã hội, an ninh- quốc phòng xã Yên Ninh năm 2011 và phương hướng nhiệm vụ 2012.
6. UBND xã Yên Ninh (2011), Báo cáo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm (giai đọan 2011- 2015) xã Yên Ninh.
7. UBND xã Yên Ninh (2013), Báo cáo thuyết minh Công tác thực hiện cấp mới, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sự dụng đất.
8. UBND xã Yên Ninh (2013), Kiểm kê diện tích đất nông nghiệp, phi nông nghiệp và diện tích đất đai xã Yên Ninh
9. UBND xã Yên Ninh (2014), Báo cáo Kết quả thống kê đất đai năm 2013. 10. UBND xã Yên Ninh (2014), Kết quả cấp mới, cấp đổi giấy CNQSD đất
năm 2013.
II. Tiếng Anh
11. Buolding K.E. (1955), Economics Analysis, Hamish Hamilton, London. 12. Institute of Economics (1988), Analysis of Expanditure Pattern of Urban
Households in Vietnam, Departement of Economics, Economic Research Report, Hanoi.
III. Tài liệu từ Internet
13. Web, Thủ tục hành chính
http://tamdao.vinhphuc.gov.vn/ct/module/tthc/Lists/ThuTucHanhChinh