1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

LUẬN VĂN XỬ LÝ KỶ LUẬT CÔNG CHỨC ĐẠI HỌC CẦN THƠ

47 286 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 47
Dung lượng 125,65 KB

Nội dung

Luận văn năm 2019 về xử lý kỷ luật công chức được điểm cao tại Đại Học Cần Thơ, được thực hiện bởi sinh viên học tại đại học cần thơ, Viết về quy trinh xử lý ky luật công chức được hướng dẫn bởi Thầy Phan Trung Hiền PGS.TS

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Công chức nhà nước là người đóng vai trò to lớn trong hoạt động quản lý củanhà nước Thông qua hoạt động của mình, họ đảm bảo sự lãnh đạo các quá trình sảnxuất, xác định hướng phát triển khoa học kỹ thuật phục vụ sản xuất, thực hiện các biệnpháp tổ chức Cán bộ, công chức nhà nước là lực lượng nòng cốt quyết định mọi vấn

đề của đất nước

Cán bộ, công chức nhà nước là những người làm việc trong các cơ quan nhà nước hoặc các tổ chức xã hội do tuyển dụng, bầu hoặc bổ nhiệm Cán bộ, công chức được trao những quyền hạn tương ứng với một chức vụ nhất định hoặc thực hiện công việc theo sự uỷ nhiệm của nhà nước để thực hiện trực tiếp nhiệm vụ và chức năng nhà nước, trong danh sách biên chế, được trả lương và các chế độ phụ cấp khác từ ngân

sách nhà nước

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói rằng : "Những cán bộ có ưu điểm thì phải khenthưởng, người làm trái kỷ luật thì phải phạt Nếu không thưởng thì không có khuyếnkhích nếu không có phạt thì không giữ vững kỷ luật, thưởng phạt nghiêm minh làthế" khi công chức có công trạng, thành tích và công hiến trong công tác hoạt độngnghề nghiệp của mình thì nên được khen thưởng và tôn vinh và ngược lại khi côngchức có hành vi vi phạm pháp luật thì phải bị xử lý kỷ luật, tùy từng trường hợp mà ápdụng các hình thức khác nhau như: cảnh cáo, cách chức, khiển trách, buộc thôi việc,

hạ bậc lương, giáng chức (áp dụng với công chức giữ chức vụ lãnh đạo),

Đa phần cán bộ, công chức viên chức của tỉnh đã đáp ứng được yêu cầu nhiệm

vụ dặt ra, có tinh thần trách nhiệm trong công việc, giữ vững đạo đức, phẩm chất cáchmạng, có ý thức tổ chức kỷ luật và chấp hành sự phân công của tổ chức, có lối sốnglành mạnh, giản dị, gắn bó với nhân dân và góp phần to lớn vào sự nghiệp phát triểnkinh tế xã hội của tỉnh ta trong thời kỳ hội nhập nền kinh tế của đất nước với nền kinh

tế của thế giới

Trong tình hình hiện nay, nước ta đang có nhiều chuyển biến phát triển hội nhậpnền kinh tế quốc tế, đời sống nhân dân từng bước được nâng cao, xã hội ngày càngphát triển đã ảnh hưởng tích cực và tiêu cực về nhiều mặt đến lực lượng cán bộ, côngchức, viên chức, tạo sự chuyển biến lớn về tư tưởng, đạo đức lối sống của cán bộ,công chức, viên chức do vậy đã có một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức có biểuhiện suy thoái, thiếu gương mẫu về đạo đức và lối sống

Có thể thấy những việc liên quan sai phạm về đạo đức của cán bộ, công chức,viên chức trong giai đoạn hiện nay xuất hiện chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực như:

Trang 2

đất đai, xây dựng, công an, kiểm lâm, y tế, giao thông Trong đó, có nhiều vụ việccán bộ, công chức, viên chức vi phạm đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp gây hậuquả nghiêm trọng, như một số vụ công chức kiểm lâm, viên chức làm công tác quản

lý, bảo vệ rừng lơ là, thiếu trách nhiệm để cho "lâm tặc" phá rừng trong nhiều năm;một số viên chức ngành y tế lợi dụng vị trí việc làm vi phạm pháp luật, vi phạm đạođức nghề nghiệp, xâm phạm nhân phẩm, danh dự và thể xác của người khác; một sốcán bộ dự án "rút ruột" công trình xây dựng; một số công chức, viên chức thanh tragiao thông, công an giao thông nhận tiền “mãi lộ” của lái xe và doanh nghiệp; một sốcông chức địa chính cố ý sai phạm để trục lợi cá nhân; có cán bộ làm công tác đền bù,giải tỏa thiếu quản lý, tắc trách để cấp dưới gây ra những sai phạm gây nhiều dư luận,bức xúc cho người dân; thậm chí công chức làm công tác văn thư, lưu trữ của cơ quanchuyên môn thuộc UBND tỉnh, huyện, xã cũng rề rà, gây khó dễ cho các cá nhân đếnliên hệ công tác Bên cạnh đó, tình trạng cán bộ, công chức, viên chức bớt xén thờigian làm việc, đùn đẩy trách nhiệm, giải quyết công việc sai quy định, hướng dẫn, giảithích công việc cho người dân một cách lòng vòng, khó hiểu, thái độ làm việc hời hợt,thiếu nhiệt tình và thiếu hẳn tính thân thiện hoặc thiếu nhiệt tình trong việc tiếp côngdân, Trong tình hình hiện nay, nước ta đang có nhiều chuyển biến phát triển hội nhậpnền kinh tế quốc tế, đời sống nhân dân từng bước được nâng cao, xã hội ngày càngphát triển đã ảnh hưởng tích cực và tiêu cực về nhiều mặt đến lực lượng cán bộ, côngchức, viên chức, tạo sự chuyển biến lớn về tư tưởng, đạo đức lối sống của cán bộ,công chức, viên chức do vậy đã có một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức có biểuhiện suy thoái, thiếu gương mẫu về đạo đức và lối sống

Xuất phát từ những vấn đề trên và nhận thức của tôi, tôi lựa chọn đề tài cho mình

là "Xử lý kỷ luật công chức" để nghiêm cứu làm Luận văn tốt nghiệp Cử nhân Luật

với mong muốn giúp người đọc hiểu rỏ hơn về công chức mà không nhầm lẫn với cácđối tượng khác, và khi công chức vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật ra sao, áp dụng hình thức

kỷ luật nào, Đặc biệt là quy trình xử lý kỷ luật công chức diễn ra như thế nào? Tuyđây là đề tài không mới nhưng trong bài viết này tôi sẽ tìm hiểu đề tài với góc độ mớihơn

2 Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài "Xử lý kỷ luật công chức" mong muốn giúp người đọc hiểu rỏ hơn về

công chức mà không nhầm lẫn với các đối tượng khác như viên chức, cán bộ giúp chomọi người năm được quy trình xử lý kỷ luật công chức, năm được pháp luật về xử lý

kỷ luật công chức, nêu lên những thành tựu đạt được cũng như những hạn chế trongquá trình hoạt động của công chức, từ đó đưa ra những phương hướng đề xuất nhầmđảm bảo thực hiện việc xử lý kỷ luật công chức và hoàn thiện hệ thống pháp luật về

GVHD: PGs.Ts Phan Trung Hiền Trang 2 SVTH: Phạm Huy Thông

Trang 3

4 Phương pháp nghiên cứu

Để nghiên cứu đề tài này, phương pháp nghiên cứu được tôi sử dụng là phươngpháp sưu tầm tài liệu từ Luật, giáo trình, sách, báo, tạp chứ và các trang wed Sau đó,tôi sử dụng phương pháp phân tích Luật viết, Phương pháp đối chiếu, so sánh các tàiliệu với nhau và với quan điểm của một số nhà Luật học và cả phương pháp đánh giátổng hợp rồi rút ra kết luận, các nhà chuyên môn cũng được sử dụng khi so sánh giữacông chức và các đối tượng khác để tìm ra sự khác biệt Phương pháp thống kê cũngđược sử dụng để nêu số lượng công chức, số lượng các trường hợp vi phạm kỷ luật

5 Bố cục đề tài

Phần mở đầu

Phần nội dung: Được chia thành ba phần tương ứng với ba chương

Chương 1 Cơ sở lý luận về xử lý kỷ luật công chức

Chương 1 đem đến cho người đọc hiểu được khái niệm, đặc điểm chung củacông chức, khái niệm kỷ luật, khái niệm kỷ luật công chức, khái niệm quy trình “ xử

lý kỷ luật công chức” và cuối cùng là mục đích của việc kỷ luật công chức

Chương 2 Quy định pháp luật về kỷ luật công chức

Dựa trên cơ sở của Chương 1, Chương 2 sẽ tập trung làm rõ những quy định củapháp luật về xử lý kỷ luật công chức tập trung nghiên cứu những quy định của phápluật Việt Nam hiện hành về vấn đề xử lý kỷ luật công chức như: nguyên tắc xử lý kỷluật công chức, đây là cơ sở quan trọng, là định hướng cho quá trình xử lý kỷ luậtcông chức; các điều kiện kỷ luật công chức, đối tượng bị kỷ luật, qua đó giúp mọingười hiểu được không phải mọi trường hợp công chức có hành vi vi phạm pháp luậtđều bị xử lý kỷ luật mà có những trường hợp chưa xem xét kỷ luật, thậm chứ cónhững trường hợp được miễn xử lý kỷ luật; nêu thời hạn củng như thời hiệu xử lý kỷluật bởi vì thời hạn, thời hiệu, thời gian có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình

xử lý kỷ luật, nó giúp cho quá trình xử lý kỷ luật công chức diễn ra chính xác và đúngpháp luật; cũng trong chương này, tôi nêu lên chủ thể có thẩm quyền xử lý kỷ luậttrong các trường hợp cụ thể và đặc biệt nêu lên quy trình xử lý kỷ luật công chức

Trang 4

Chương 3 Thực trạng về xử lý kỷ luật đối với công chức và giải pháp đề xuất

Chương 3 của luận văn nghiên cứu về tình hình hoạt dộng của công chức và vấn

đề xử lý kỷ luật công chức bằng thống kê số lượng công chức và số lượng công chức

bị kỷ luật Từ đó nêu ra những kết quả đạt được cũng như những hạn chế trong quátrình xử lý kỷ luật công chức, cuối cùng là những kiến nghị, đề xuất nhầm khắc phụcnhững hạn chế, đồng thời góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật về công chức

GVHD: PGs.Ts Phan Trung Hiền Trang 4 SVTH: Phạm Huy Thông

Trang 5

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XỬ LÝ KỶ LUẬT CÔNG CHỨC

1.1 Các khái niệm có liên quan đến xử lý kỷ luật công chức

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của công chức

1.1.1.1 Khái niệm công chức

Khái niệm công chức được luật hóa lần đầu tiên tại Sắc lệnh số 76/SL ban hànhQuy chế công chức của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Chủ tịch Hồ Chí Minh

ký vào ngày 20 tháng 5 năm 1950, theo đó, “Công chức Việt Nam là những công dângiữ một nhiệm vụ trong bộ máy nhà nước của chính quyền nhân dân, dưới sự lãnh đạotối cao của Chính phủ” Tại Điều 1, Sắc lệnh khẳng định “Những công dân Việt Namđược chính quyền nhân dân tuyển để giữ chức vụ thường xuyên trong cơ quan ChínhPhủ, ở trong nước hay nước ngoài đều là công chức theo quy chế này, trừ trường hợpriêng biệt do Chính phủ quy định” Sắc lệnh này đã xác định rõ khái niệm công chứcmang tính khoa học phù hợp với một nền công chức hiện đại đang được thực hiện ởmột số nước trên thế giới lúc bấy giờ

Sau đó, một thời gian khá dài (từ những năm đầu thập niên 60 tới những nămcuối thập niên 80 của thế kỷ trước) khái niệm công chức đã không được sử dụng thayvào đó là các khái niệm như: “cán bộ, công nhân, viên chức nhà nước”, “công nhânviên chức”, họ là tất cả những người trong biên chế làm việc trong cơ quan, đơn vịhành chính, sự nghiệp của Nhà nước, của Đảng, của các tổ chức chính trị - xã hội vàcác đơn vị kinh tế của Nhà nước Giai đoạn này không có sự rạch ròi giữa các kháiniệm “cán bộ”, “công chức”, “viên chức” Đây là một trong những thiếu sót cơ bảncủa pháp luật hành chính lúc bấy giờ

Đến năm 1991, Nghị định số 169/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng ban hành ngày25/5/1991 về công chức nhà nước đã quy định khái niệm công chức mang bản chấtnhư Sắc lệnh 76/SL năm 1950, theo Nghị đinh này thì: “Công chức Nhà nước ViệtNam là công dân Việt Nam được tuyển dụng và bổ nhiệm giữ một công vụ thườngxuyên trong một cơ sở Nhà nước ở trung ương hay địa phương, ở trong nước haynước ngoài , đã được xếp vào một ngạch, hưởng lương do ngân sách nhà nước cấp”.Nghị định này đã tách bạch khái niệm “công chức”, không lẫn lộn với khái niệm “cánbộ” hay “viên chức” như thời kỳ trước nữa Năm 2008, Quốc hội khóa XII ban hànhLuật Cán bộ, công chức đã hoàn thiện khái niệm công chức Theo đó, khoản 2, Điều 4Luật Cán bộ, công chức quy định: “Công chức là công dân Việt Nam, được tuyểndụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản ViệtNam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơquan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên

Trang 6

nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân màkhông phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lýcủa đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chínhtrị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởnglương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý củađơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệpcông lập theo quy định của pháp luật”

“Công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danhchuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương

từ ngân sách nhà nước”

1.1.1.2 Đặc điểm của công chức

Theo định nghĩa trên, công chức có các đặc điểm sau:

(1) Là công dân Việt Nam;

(2) Được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh;

(3) Công việc có tính chuyên nghiệp và thường xuyên;

(4) Làm việc trong các cơ quan nhà nước, Đảng, các tổ chức chính trị - xãhội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân

và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập;

(5) Trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; riêng lương củacông chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì theo quỹlương của đơn vị sự nghiệp công lập

Thứ nhất, Luật Cán bộ, công chức 2008 đã đưa thuật ngữ “công chức” ra thànhmột khái niệm chứ không gọi đơn thuần là một thuật ngữ chung nữa

Thứ hai, dựa vào khái niệm này chúng ta đã có sự phân biệt giữa công chức, viênchức và cán bộ

Theo đó, công chức có nhiệm vụ vận hành quyền lực nhà nước, làm nhiệm vụquản lý, còn viên chức thì thực hiện chức năng xã hội, trực tiếp thực hiện nghiệp vụ.Công chức được tuyển dụng, bổ nhiệm thuộc biên chế; còn viên chức thì được tuyểndụng, ký hợp đồng làm việc Công chức được hưởng lương từ ngân sách nhà nướctheo ngạch, bậc; đối với viên chức thì hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệpcông lập, tương xứng với vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp, chức vụ quản lý vàkết quả thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao

Riêng với cán bộ thì cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổnhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản ViệtNam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộctrung ương, ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, trong biên chế và hưởng

lương từ ngân sách nhà nước1

Trang 7

So với cán bộ thì công chức làm việc thường xuyên hơn theo biên chế và hoạtđộng chuyên môn, nghiệp vụ Cán bộ thì được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm, còn côngchức thì được tuyển dụng Cán bộ làm việc có nhiệm kỳ còn công chức thì không cónhiệm kỳ mà họ làm việc theo chuyên môn, nghiệp vụ.

Thứ ba, Luật Cán bộ, công chức 2008 đã tách khái niệm “công chức cấp xã” và

“cán bộ cấp xã” thành các khái niệm khác nhau Theo đó, cán bộ cấp xã là công dânViệt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhândân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị -

xã hội2 Còn công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chứcdanh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởnglương từ ngân sách nhà nước3 Trong khi Pháp lệnh Cán bộ, công chức không trực tiếpgọi đây là cán bộ, công chức mà chỉ xếp cùng vào một nhóm để quy định biên chế,lương… nên cơ chế quản lý và chế độ chính sách do Nhà nước ban hành vẫn cònnhững hạn chế, chưa phù hợp với từng nhóm đối tượng

1.1.2 Khái niệm kỷ luật và kỷ luật công chức

1.1.2.1 Khái niệm kỷ luật

Kỷ luật, dưới góc độ chung nhất, là tổng thể các quy định nhằm bảo vệ trật tự, nềnếp hoạt động nội bộ của mọi cơ quan, tổ chức của Nhà nước và của xã hội nói chung,cũng như sự tuân thủ nghiêm chỉnh của quy định đó4

Ở một định nghĩa khác kỷ luật là tổng thể nói chung những điều quy định cầnphải tuân theo để giữ gìn trật tự5 Ví dụ như: kỷ luật nhà trường, kỷ luật lao động,phạm kỷ luật…

Kỷ luật còn là các hình thức phạt đối với người vi phạm kỷ luật6, tức là các hình thức

kỷ luật mà công chức phải chịu, ví dụ như: hình thức kỷ luật cảnh cáo, khiển trách,buộc thôi việc…

Kỷ luật có nhiều loại, ứng với mỗi chủ thể phải tuân thủ kỷ luật khác nhau,chúng ta có thể phân chia theo khu vực áp dụng thành hai loại chính7 là kỷ luật nhànước (vi phạm các quy định pháp luật về kỷ luật, như kỷ luật công chức theo pháp luật

về cán bộ, công chức; kỷ luật lao động theo pháp luật lao động…) và kỷ luật xã hội

1 Khoản 1 Điều 4, Luật Cán bộ, công chức 2008.

2 Khoản 3 Điều 4, Luật Cán bộ công chức 2008.

3 Khoản 3 Điều 4, Luật Cán bộ công chức 2008.

4 Nguyễn Cửu Việt (2013), Giáo trình Luật hành chính Việt Nam, Nxb Công an Nhân dân, tr 549.

5 Viện ngôn ngữ học (2002), Từ điển Tiếng Việt phổ thông, Nxb Tp Hồ Chí Minh, tr 461.

6 Viện ngôn ngữ học (2002), Từ điển Tiếng Việt phổ thông, Nxb Tp Hồ Chí Minh, tr 461.

7 Nguyễn Cửu Việt (1999), Giáo trình Luật hành chính Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, , tr 435.

(vi phạm các quy định về kỷ luật của các tổ chức xã hội)

Trang 8

1.1.2.2 Khái niệm kỷ luật công chức

Kỷ luật công chức là một dạng của kỷ luật nhà nước Kỷ luật nhà nước theonghĩa rộng là những yêu cầu của nhà nước đối với công chức nhà nước mang tính bắtbuộc thực hiện và trật tự thực hiện những yêu cầu đó Trong quản lý nhà nước, kỷ luậtđược đề cập từ nhiều hướng

1) Với ý nghĩa khách quan, kỷ luật là toàn bộ các quy tắc hành vi trong hoạtđộng của công chức do nhà nước ban hành, chứa đựng các quy định về hành vi đượcthực hiện, cấm thực hiện và về khuyến khích và xử phạt trong thực hiện hành vi 2) Từ góc nhìn chủ quan, kỷ luật là sự tuân thủ, sử dụng, thi hành, áp dụng đúngcác quy tắc hành vi đã ban hành

3) Kỷ luật nhà nước liên hệ với kỷ luật của các tổ chức mà công chức nhà nướctham gia trên nguyên tắc trách nhiệm công vụ và ngoài công vụ Như vậy, nhà nướcban hành các quy tắc hành vi, còn công chức phải hiểu và chấp hành các quy tắc ấy

Kỷ luật là sự thống nhất giữa ban hành và thực hiện Có quy tắc thì mới có quy chuẩn

để thực hiện

Có thể nói, kỷ luật công chức là kỷ luật bắt buộc, là những kỷ cương, phép tắc

mà công chức phải tuân theo để tạo nên nề nếp chung cho đơn vị sự nghiệp công lập,nếu công chức không tuân theo mà để vi phạm thì sẽ phải gánh chịu những hậu quảnhất định

Các giai đoạn cụ thể để xử lý, giải quyết những vụ vi phạm pháp luật của côngchức, đó là các giai đoạn: phát hiện vi phạm và khởi xướng việc xử lý, chuẩn bị xử

lý, xem xét ở Hội đồng kỷ luật, ra quyết định kỷ luật, khiếu kiện và giải quyết khiếukiện Các chủ thể có thẩm quyền xử lý kỷ luật công chức phải thực hiện đúng cácgiai đoạn của quy trình này để đảm bảo quyền và lợi ích của công chức bị vi phạmcũng như đây là sự tuân thủ pháp luật vì quy trình này đã được NĐ 34/2011/NĐ-CPquy định rõ ràng

1.1.3 Khái niệm quy trình “ xử lý kỷ luật công chức”

Khái niệm xử lý kỷ luật nói chung cũng như khái niệm xử lý kỷ luật công chứcnói riêng nên dựa vào phần lý luận nêu trên về việc diễn giải các khái niệm ta có thểrút ra khái niệm cụ thể như sau:

Quy trình xử lý kỷ luật công chức là quá trình để các chủ thể có thẩm quyền xem xét và giải quyết về việc công chức có hành vi vi phạm kỷ luật bằng cách buộc họ phải chịu những hình thức kỷ luật do Nhà nước quy định Đây là biện pháp pháp lý mang

tính cưỡng chế cao và là nội dung rất cơ bản trong việc thiết lập và duy trì kỷ luậtcông chức của các chủ thể có thẩm quyền khi thực hiện hoạt động quản lý của mình.Việc xử lý kỷ luật công chức đóng vai quan trọng trong việc duy trì trật tự, kỷ cương,nâng cao hiệu quả của công tác quản lý ở các đơn vị Ngoài tác dụng trừng phạt, việc

xử lý kỷ luật công chức còn có ý nghĩa rất lớn trong việc phòng ngừa, giáo dục những

Trang 9

công chức khác để họ thực hiện tốt kỷ luật công chức.

Quy trình này bao gồm các bước, các giai đoạn cụ thể để xử lý, giải quyết những

vụ vi phạm pháp luật của công chức, đó là các giai đoạn: phát hiện vi phạm và khởixướng việc xử lý, chuẩn bị xử lý, xem xét ở Hội đồng kỷ luật, ra quyết định kỷ luật,khiếu kiện và giải quyết khiếu kiện Các chủ thể có thẩm quyền xử lý kỷ luật côngchức phải thực hiện đúng các giai đoạn của quy trình này để đảm bảo quyền và lợi íchcủa công chức bị vi phạm cũng như đây là sự tuân thủ pháp luật vì quy trình này đãđược NĐ 34/2011/NĐ-CP quy định rõ ràng

1.2 Mục đích của việc kỷ luật công chức

Đối với các chủ thể có thẩm quyền xử lý kỷ luật công chức:

Có thể nói, quy trình xử lý kỷ luật công chức là "thước đo”, là cơ sở để tiến hành

xử lý kỷ luật đúng người, đúng hành vi vi phạm Nếu quy trình xử lý kỷ luật côngchức không được pháp luật quy định rõ ràng có thể dẫn tới trường hợp áp dụng tùytiện, ảnh hưởng đến quyền lợi của công chức Chính vì vậy, khi pháp luật quy định rõcác bước trong quy trình xử lý kỷ luật giúp cho các chủ thể có thẩm quyền có cơ sởpháp lý làm nền tảng để xem xét hành vi vi phạm của công chức một cách chính xác.Mặt khác, quy trình xử lý kỷ luật còn tạo điều kiện cho người có thẩm quyềnxem xét kỹ lưỡng hành vi vi phạm kỷ luật của công chức trước khi ra quyết định cuốicùng vì đã được sự giúp đỡ, tư vấn từ Hội đồng kỷ luật với nhiều thành viên, nhiềucách nhìn nhận khác nhau Chính vì vậy, quy trình xử lý kỷ luật công chức được phápluật quy định giúp cho các chủ thể có thẩm quyền dễ dàng hơn trong xử lý

Đối với công chức: Xử lý kỷ luật công chức nhằm hướng đến những mục đíchsau:

Giúp công chức vi phạm nhìn nhận lại hành vi của mình từ đó giúp công chứcnhận thức được sai lầm, tìm ra hướng đúng đắn để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao

mà không vi phạm kỷ luật Bên cạnh đó, xử lý kỷ luật còn giúp cho công chức nói lêntiếng nói bảo vệ mình cũng như có cơ hội để trình bày những nguyên nhân, lý do viphạm kỷ luật thông qua các bước kiểm điểm và họp tại Hội đồng kỷ luật Thông qua

xử lý kỷ luật được pháp luật quy định còn giúp cho việc bảo vệ quyền lợi, lợi ích hợppháp của công chức một cách tốt hơn, khi mà pháp luật quy định vấn đề này chặt chẽ

sẽ không còn cơ hội cho các chủ thể có thẩm quyền sách nhiễu, bao che hay trù dậpcông chức

Đối với nhà nước:

Xử lý kỷ luật mang tính khách quan và khoa học sẽ giúp nhà nước xử lý kịp thờisai phạm của công chức, tránh những tổn thất do hành vi vi phạm pháp luật gây ra.Thông qua đó, khôi phục nhanh chóng trật tự quản lý nội bộ của các cơ quan, tổ chức,đơn vị và tăng hiệu quả hoạt động của các cơ quan này

1.3 Quá trình phát triển các quy định pháp luật về kỷ luật công chức

Trang 10

1.3.1 Trước Pháp lệnh cán bộ, công chức năm 1998

Ngày 20/5/1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 76/SL ban hành “Quy chếcông chức” định rõ nghĩa vụ, quyền lợi của công chức, cùng các thể lệ về việc tổchức, quản trị và sử dụng các ngạch công chức trong toàn quốc Trong đó, vấn đề về

kỷ luật công chức được quy định tại Chương thứ năm (Điều 55 đến Điều 72) của Quychế, các hình thức xử lý kỷ luật công chức được quy định tại Điều 56 của Quy chế baogồm: “Cảnh cáo, khiển trách, hoãn dụ thăng lương trong thời hạn một hay hai năm,xóa tên trong bảng thăng lương, giáng một hay hai trật, từ chức bắt buộc, cách chức”.Sau đó, vào ngày 08/6/1979, Hội đồng Chính phủ ra Nghị định số 217-CP ban hànhbản Quy định về chế độ trách nhiệm, chế độ kỷ luật, chế độ bảo vệ của công và chế độphục vụ nhân dân của cán bộ, nhân viên và cơ quan Nhà nước Theo Quy định này,việc xử luật đối với cán bộ, nhân viên vi phạm quy định tại Điều 25 bao gồm các hìnhthức như: “Không được xét khen thưởng định kỳ 6 tháng, hàng năm; bị kéo dài thờihạn xét nâng bậc lương Khiển trách, cảnh cáo Hạ bậc lương hoặc hạ chức vụ, cáchchức Buộc thôi việc Truy tố trước Tòa án để trừng trị theo pháp luật Nếu người viphạm làm thiệt hại đến tài sản của Nhà nước hoặc tài sản của nhân dân, thì còn phảichịu phạt về vật chất theo quy định của pháp luật”

1.3.2 Giai đoạn Pháp lệnh cán bộ, công chức năm 1998

Đến ngày 26/02/1998, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh Cán bộ,công chức Theo Pháp lệnh, liên quan đến việc xử lý kỷ luật công chức được quy định

từ Điều 36 đến Điều 46, các hình thức xử lý kỷ luật công chức được quy định tại Điều

39 bao gồm: “Khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, hạ bậc, cách chức, buộc thôi việc”.Hướng dẫn thi hành Pháp lệnh cán bộ, công chức năm 1998 đôi với các quy định về

xử lý kỷ luật công chức, ngày 17/11/1998, Chính phủ ban hành Nghị định số97/1998/NĐ-CP quy định về xử lý kỷ luật và trách nhiệm vật chất đối với công chức,trong đó quy định chi tiết trình tự, thủ tục xử ý kỷ luật công chức và trách nhiệm vậtchất đối với công chức vi phạm Theo Nghị định thì “Việc xử lý kỷ luật công chứcnhằm mục đích giáo dục công chức, đồng thời góp phần phòng ngừa, đấu tranh và xử

lý nghiêm minh những hành vi vi phạm pháp luật của công chức”

Ngày 28/4/2000, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh sửa đổi, bổsung một số điều của Pháp lệnh cán bộ, công chức, nhưng đối với quy định về xử lý

kỷ luật cán bộ, công chức không được xem xét sửa đổi Đến ngày 29/4/2003, Ủy banThường vụ Quốc hội tiếp tục ban hành Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều củaPháp lệnh cán bộ, công chức, một số quy định có liên quan đến xử lý kỷ cán bộ, luậtcông chức quy định ở khoản 1, khoản 2 Điều 39, Điều 42, đoạn 1 Điều 43 của Pháplệnh năm 1998 được xem xét sửa đổi Để thi hành Pháp lệnh cán bộ, công chức năm

1998 và các Pháp lệnh sửa đổi, Chính phủ ban hành các Nghị định như: Nghị định số35/2005/NĐ-CP ngày 17/3/2005 về việc xử lý kỷ luật cán bộ, công chức; Nghị định

Trang 11

107/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 về quy định trách nhiệm của người đứng đầu cơquan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị domình quản lý, phụ trách; Nghị định số 118/2006/NĐ-CP ngày 10/10/2006 về việc xử

lý trách nhiệm vật chất đối với cán bộ, công chức; Nghị định số 103/2007/NĐ-CPngày 14/6/2007 về quy định trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị vàtrách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hành tiết kiệm, chốnglãng phí

1.3.3 Giai đoạn Luật cán bộ, công chức năm 2008

Kế thừa và phát triển các Pháp lệnh cán bộ, công chức, cũng như việc ghi nhậnmột số nội dung liên quan đến cán bộ, công chức ở các nghị định hướng dẫn thi hành,tại kỳ họp thứ 4 ngày 13/11/2008, Quốc hội khóa XII đã thống nhất ban hành Luật cán

bộ, công chức, những nội dung liên quan đến xử lý kỷ luật công chức được quy địnhtại Điều 7, Điều 79 đến Điều 83 Trong đó, các hình thức kỷ luật chung được áp dụngđối với công chức bao gồm: “ Khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, cách chức, giángchức và buộc thôi việc” Hướng dẫn thi hành những quy định về xử lý kỷ luật đối vớicông chức theo quy định của Luật cán bộ, công chức năm 2008, Chính phủ ban hànhNghị định số 34/2011/NĐ-CP ngày 17/5/2011 “quy định về thời hiệu, thời hạn xử lý

kỷ luật; việc áp dụng hình thức kỷ luật; thẩm quyền, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật đốivới công chức có hành vi vi phạm pháp luật”

Chương 2 QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ KỶ LUẬT CÔNG CHỨC

2.1 Nguyên tắc kỷ luật công chức

Bất kỳ hoạt động nào có tổ chức của con người đều phải được tiến hành dựa trênnhững nguyên tắc nhất định, nó sẽ giúp hoạt động đó được tiến hành tốt hơn, có hệthống hơn Hoạt động xử lý kỷ luật công chức cũng vậy, cũng phải tuân theo những

Trang 12

nguyên tắc nhất định để tránh tùy tiện của những chủ thể có thẩm quyền, nhằm bảo vệlợi ích của công chức, đồng thời để đảm bảo cho việc xử lý kỷ luật công chức đượckhách quan, đúng pháp luật và phát huy được tác dụng tích cực của kỷ luật công chứctrong quản lý công chức Chính vì vậy, pháp luật về xử lý công chức đã quy định vềcác nguyên tắc xử lý kỷ luật công chức Nguyên tắc xử lý kỷ luật công chức là những

tư tưởng chỉ đạo, định hướng cho toàn bộ quá trình xử lý kỷ luật công chức Đòi hỏinhững chủ thể có thẩm quyền phải nắm rõ những nguyên tắc này, có như vậy mới đảmbảo xử lý khách quan, công minh

Theo khoản 1 Điều 16 Hiến pháp năm 2013 thì mọi người điều bình đẳngtrước pháp luật Vì vậy trong nguyên tắc xử lý kỷ luật công chức phải bao gồm nhữngnguyên tắc sau:8

Một là, khách quan, công bằng, nghiêm minh, đúng pháp luật.

Đây là nguyên tắc quan trọng, góp phần bảo đảm việc tuân thủ pháp luật, nângcao ý thức pháp luật của công chức Nguyên tắc này đòi hỏi việc xử lý kỷ luật côngchức phải đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục, đặc biệt làđảm bảo đúng thời hạn giải quyết, thủ tục gọn, tránh dây dưa kéo dài gây tốn kém, ảnhhưởng đến quyền và lợi ích của công chức

Việc xử lý kỷ luật khách quan là quá trình xử lý kỷ luật phải được tiến hành dựatrên cơ sở tôn trọng thực tế khách quan, lấy thực tế khách quan làm căn cứ cho mọihoạt động, không được bóp méo, xuyên tạc sự thật Đảm bảo nguyên tắc khách quanmới giúp cho chủ thể có thẩm quyền xử lý đúng hành vi vi phạm

Tính công bằng là một trong những yếu tố quan trọng trong việc bảo đảm thiếtchế dân chủ Tính công bằng trước hết thể hiện ở chỗ quá trình xử lý kỷ luật phảitránh các hiện tượng vì lợi ích của một cá nhân hoặc của một nhóm người mà làm tráicác quy định của pháp luật, như bao che hành vi vi phạm, hay vì thù hằn cá nhân mà

xử lý kỷ luật công chức nặng hơn

Chính vì vậy, cùng một hành vi vi phạm, cùng một điều kiện, hoàn cảnh phảiđược xử lý kỷ luật như nhau, không bao che, thiên vị hay trù dập công chức

Xử lý kỷ luật công chức phải thật sự nghiêm minh, không “giơ cao đánh khẽ”,

8 Điều 2, Nghị định số 34/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức.

thực hiện nguyên tắc này giúp đảm bảo quyền lực nhà nước, nhằm răn đe những côngchức khác để họ không có hành vi vi phạm tương tự

Việc xử lý kỷ luật phải đúng pháp luật, tức là mọi chủ thể phải tôn trọng và tuânthủ các quy định của pháp luật nói chung và pháp luật về xử lý kỷ luật công chức nóiriêng một cách tự giác, nghiêm minh, đầy đủ, triệt để, thống nhất…

Việc thực hiện nguyên tắc này không chỉ bảo vệ được quyền lợi của công chức viphạm mà còn góp phần kiểm soát, giám sát quyền lực nhà nước một cách hữu hiệu,ngăn chặn tình trạng tha hóa quyền lực nhà nước, xâm phạm các quyền và lợi ích hợp

Trang 13

pháp của nhân dân.

Hai là, mỗi hành vi vi phạm chỉ bị xử lý một hình thức kỷ luật Nếu công chức

có nhiều hành vi vi phạm pháp luật thì bị xử lý kỷ luật về từng hành vi vi phạm vàchịu hình thức kỷ luật nặng hơn một mức so với hình thức kỷ luật áp dụng đối vớihành vi vi phạm nặng nhất, trừ trường hợp có hành vi vi phạm phải xử lý kỷ luật bằnghình thức buộc thôi việc

Để tuân thủ nguyên tắc, các chủ thể có thẩm quyền xử lý kỷ luật phải có nhữngnhận định chính xác, xử lý một cách công bằng, nghiêm minh về những hành vi viphạm của công chức Trường hợp cần thiết, phải tiến hành điều tra làm rõ vụ việc vớitừng hành vi, mức độ vi phạm cụ thể để đảm bảo rằng việc xử lý kỷ luật phải tươngxứng với hành vi, mức độ vi phạm đó Mỗi hành vi vi phạm chỉ bị xử lý một hình thức

kỷ luật, ví dụ: công chức A bị phạt tù mà không được hưởng án treo, chủ thể có thẩmquyền ra quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức A, như vậy, hành vi vi phạm củacông chức A đã được xử lý bằng một hình thức kỷ luật là buộc thôi việc, lúc nàykhông thể áp dụng hình thức kỷ luật khác như cảnh cáo, khiển trách… đối với hành vi

vi phạm này Đối với trường hợp công chức có nhiều hành vi vi phạm pháp luật thì bị

xử lý kỷ luật về từng hành vi vi phạm và chịu hình thức kỷ luật nặng hơn một mức sovới hình thức kỷ luật áp dụng đối với hành vi vi phạm nặng nhất, trừ trường hợp cóhành vi vi phạm phải xử lý kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc

Ví dụ: công chức B có thái độ hách dịch, cửa quyền hoặc gây khó khăn, phiền hàđối với cá nhân trong thi hành công vụ và tự ý nghỉ việc 06 ngày làm việc trong mộttháng; trong trường hợp này, công chức B phải chịu hình thức kỷ luật khiển trách đốivới hành vi có thái độ hách dịch, cửa quyền hoặc gây khó khăn, phiền hà đối với cánhân trong thi hành công vụ và chịu hình thức kỷ luật cảnh cáo đối với hành vi tự ýnghỉ việc 06 ngày làm việc trong một tháng Vì công chức B có nhiều hành vi vi phạmnên phải chịu hình thức kỷ luật nặng hơn một mức so với hình thức kỷ luật cảnh cáo,chung quy lại, công chức B sẽ phải chịu hình thức kỷ luật hạ bậc lương Nếu côngchức B có hành vi vi phạm mà bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc thì dù công chức B cóhành vi vi phạm nào đi chăng nữa hình thức kỷ luật vẫn là buộc thôi việc

Ba là, trường hợp công chức tiếp tục có hành vi vi phạm pháp luật trong thời

gian đang thi hành quyết định kỷ luật thì bị áp dụng hình thức kỷ luật như sau:

Nếu có hành vi vi phạm pháp luật bị xử lý kỷ luật ở hình thức nhẹ hơn hoặc bằng

so với hình thức kỷ luật đang thi hành thì áp dụng hình thức kỷ luật nặng hơn mộtmức so với hình thức kỷ luật đang thi hành9

Ví dụ: Công chức C đang thi hành hình thức kỷ luật cảnh cáo vì sử dụng giấy tờkhông hợp pháp để được dự thi nâng ngạch công chức thì lại phải chịu hình thức kỷluật khiển trách vì thực hiện hành vi sử dụng tài sản công trái pháp luật Trong trườnghợp này công chức C phải chịu hình thức kỷ luật nặng hơn một mức so với hình thức

Trang 14

kỷ luật cảnh cáo đang áp dụng là hình thức kỷ luật hạ bậc lương.

Nếu có hành vi vi phạm pháp luật bị xử lý kỷ luật ở hình thức nặng hơn so vớihình thức kỷ luật đang thi hành thì áp dụng hình thức kỷ luật nặng hơn một mức sovới hình thức kỷ luật áp dụng đối với hành vi vi phạm pháp luật mới10

Ví dụ: Công chức D là công chức giữ chức vụ lãnh đạo đang thi hành hình thức

kỷ luật cảnh cáo vì cấp giấy tờ pháp lý cho người không đủ điều kiện mà lại phải chịuhình thức kỷ luật hạ bậc lương vì vi phạm ở mức độ nghiêm trọng quy định của phápluật về phòng, chống tham nhũng Trong trường hợp này công chức D phải chịu hìnhthức kỷ luật là giáng chức nặng hơn so với hình thức kỷ luật hạ bậc lương áp dụng đốivới hành vi vi phạm mới

Và quyết định kỷ luật đang thi hành chấm dứt hiệu lực kể từ thời điểm quyếtđịnh kỷ luật đối với hành vi vi phạm pháp luật mới có hiệu lực

Bốn là, thái độ tiếp thu, sửa chữa và chủ động khắc phục hậu quả của công chức

có hành vi vi phạm pháp luật là yếu tố xem xét tăng nặng hoặc giảm nhẹ khi áp dụnghình thức kỷ luật11

Điều này đóng vai trò quan trọng, bảo đảm công bằng, minh bạch trong quá trìnhđịnh hình thức kỷ luật Việc xử lý kỷ luật công chức nhằm mục đích giáo dục côngchức, đồng thời góp phần phòng ngừa, đấu tranh và xử lý nghiêm minh những hành vi

vi phạm pháp luật của công chức Nếu như công chức đã có những chuyển biến tíchcực về mặt nhận thức thì việc áp dụng hình thức kỷ luật quá nghiêm khắc cũng khôngcần thiết nữa, lúc này công chức sẽ được xem xét giảm nhẹ hình thức kỷ luật Ngượclại, nếu như công chức vẫn tỏ thái độ không tiếp thu, không hợp tác, không sửa chữakhắc phục hậu quả thì việc áp dụng hình thức kỷ luật là cần thiết

Năm là, thời gian chưa xem xét xử lý kỷ luật đối với công chức trong các trường

hợp quy định tại Điều 4 Nghị định 34/2011/NĐ-CP không tính vào thời hạn xử lý kỷluật12

9 Điểm a Khoản 3 Điều 2, NĐ 34/2011/NĐ-CP.

10 Điểm a Khoản 3 Điều 2, NĐ 34/2011/NĐ-CP

11 Khoản 4 Điều 2, NĐ 34/2011/NĐ-CP.

12 Khoản 5 Điều 2, NĐ 34/2011/NĐ-CP.

Sáu là, không áp dụng hình thức xử phạt hành chính thay cho hình thức kỷ luật.

Ý nghĩa của mỗi dạng trách nhiệm pháp lý là khác nhau nên không thể thay thếcho nhau Trách nhiệm hành chính được đặt ra khi các cá nhân, cơ quan, tổ chức viphạm hành chính, nhằm trừng trị, lên án đối với người vi phạm cũng như thông qua đógiáo dục họ về mặt nhận thức để có định hướng đúng đắn đối với giá trị xã hội đượcnhà nước ghi nhận và phòng ngừa vi phạm pháp luật hành chính Còn trách nhiệm kỷluật đặt ra khi công chức vi phạm kỷ luật, là trách nhiệm luôn gắn với hành vi vi phạm

kỷ luật, được áp dụng tại cơ quan, đơn vị, tổ chức với mục đích nhằm bảo vệ trật tự

Trang 15

pháp luật, trật tự quản lý, giáo dục công chức vi phạm và phòng ngừa vi phạm.

Trách nhiệm kỷ luật có thể được áp dụng đồng thời với trách nhiệm hành chính.Khi công chức thực hiện một hành vi vi phạm kỷ luật mà hành vi này đồng thời viphạm pháp luật hành chính thì công chức đó phải gánh chịu đồng thời trách nhiệm kỷluật và trách nhiệm hành chính

Bảy là, cấm mọi hành vi xâm phạm thân thể, danh dự, nhân phẩm của công chức

trong quá trình xử lý kỷ luật

Mục đích của các hình thức kỷ luật công chức là nhằm giáo dục, răn đe côngchức vi phạm kỷ luật, để họ nhận ra sai lầm và sửa chữa chứ không nhằm mục đích trảthù hay trừng phạt

Mặt khác, quyền bất khả xâm phạm thân thể, danh dự, nhân phẩm của con người

là một trong những quyền quan trọng của con người được hiến pháp quy định, theo

đó, tại khoản 1, Điều 20 Hiến pháp 2013 nước ta quy định: mọi người có quyền bấtkhả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhânphẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nàokhác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm

Chính vì vậy, khi xử lý kỷ luật công chức, các chủ thể có thẩm quyền phải tuânthủ nguyên tắc này một cách triệt để, phải tôn trọng, không xúc phạm công chức viphạm

2.2 Các trường hợp chưa xem xét kỷ luật công chức

Theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 34/2011/NĐ-CP ngày 17/5/2011 củaChính phủ thì nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây chưa xem xét xử lý kỷ luậtđối với công chức:

Một là, công chức đang trong thời gian nghỉ hàng năm, nghỉ theo chế độ, nghỉ

việc riêng được người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị cho phép

Hai là, công chức đang trong thời gian điều trị có xác nhận của cơ quan y tế có

thẩm quyền Theo quy định này, công chức đang trong thời gian điều trị bệnh hoặcđiều trị thương tật thì chưa xem xét kỷ luật đối với công chức đó nếu có xác nhận của

cơ quan y tế có thẩm quyền

Ba là, công chức nữ đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, đang nuôi con

dưới 12 tháng tuổi Có thể thấy, quy định này nhằm đảm bảo quyền lợi của người phụ

nữ nói chung, được cụ thể hóa trên cơ sở của Bộ Luật lao động Chẳng hạn, tại khoản

4 Điều 155 Bộ luật lao động năm 2012 quy định : “Trong thời gian mang thai, nghỉ

hưởng khi sinh con theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, lao động nữ không bị xử lý kỷ luật”.

Bốn là, công chức đang bị tạm giữ, tạm giao chờ kết luận của cơ quan có thẩm

quyền điều tra, truy tố, xét xử về hành vi vi phạm pháp luật Theo quy định này, nếucông chức có hành vi vi phạm pháp luật bị bắt tạm giữ, tạm giam theo quy định của

Trang 16

Luật tố tụng hình sự và đang trong giai đoạn điều tra nhưng chưa có kết luận của cơquan điều tra, trong giai đoạn truy tố nhưng chưa có quyết định của Viện kiểm sát,trong giai đoạn xét xử nhưng chưa có quyết định của Tòa án thì trong khoảng thờigian này chưa xem xét kỷ luật đối với công chức đó.

2.3 Các trường hợp công chức được miễn trách nhiệm kỷ luật

Theo Điều 5 Nghị định 34/2011/NĐ-CP ngày 17/5/2011 của Chính phủ, côngchức được miễn trách nhiệm kỷ luật nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

Thứ nhất, công chức được cơ quan có thẩm quyền xác nhận tình trạng mất nănglực hành vi dân sự khi vi phạm pháp luật

Thứ hai, khi công chức phải chấp hành quyết định của cấp trên Khi có căn cứcho rằng quyết định đó là trái pháp luật thì phải kịp thời báo cáo bằng văn bản vớingười ra quyết định; trường hợp người ra quyết định vẫn quyết định việc thi hành thìphải có văn bản và người thi hành phải thi hành nhưng không chịu hậu quả của việcthi hành, đồng thời báo cáo cấp trên trực tiếp của người ra quyết định Trong trườnghợp này, công chức đó được miễn trách nhiệm kỷ luật

Thứ ba, công chức được cấp có thẩm quyền xác nhận vi phạm pháp luật trongtình thế bất khả kháng khi thi hành công vụ.“Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ramột cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc

dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép” Qua đó, có thể hiểu làkhi công chức thi hành công vụ có hành vi vi phạm pháp luật do bất ngờ trong tình thếbất khả kháng được cơ quan có thẩm quyền xác nhận thì công chức đó được miễntrách nhiệm kỷ luật

2.4 Điều kiện kỷ luật công chức

Việc quy định các trường hợp xử lý kỷ luật viên chức là cơ sở cho quá trình xử lý

kỷ luật viên chức, nó giúp nhận biết những trường hợp nào thì viên chức bị xử lý kỷluật, Khi viên chức có hành vi vi phạm rơi vào các trường hợp xử lý kỷ luật thì sẽ bịxem xét xử lý kỷ luật:

Theo Điều 3 Nghị định số 34/2011/NĐ-CP ngày 17/05/2011 Điều kiện để kỷ luậtcông chức khi công chức có các hành vi:

1 Vi phạm việc thực hiện nghĩa vụ, đạo đức và văn hóa giao tiếp của công chứctrong thi hành công vụ; những việc công chức không được làm quy định tại Luật Cán

bộ, công chức

2 Vi phạm pháp luật bị Tòa án kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật

3 Vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiếtkiệm, chống lãng phí; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn mại dâm và các quy địnhkhác của pháp luật liên quan đến công chức nhưng chưa đến mức bị truy cứu tráchnhiệm hình sự

Trang 17

2.5 Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật công chức

2.5.1 Thời hiệu

Khái niệm về thời hiệu xử lý kỷ luật cán bộ, công chức nói chung được thể hiệntại khoản 1 Điều 80 Luật cán bộ, công chức năm 2008: “Thời hiệu xử lý kỷ luật là thờihạn do Luật này quy định mà khi hết thời hạn đó cán bộ, công chức có hành vi viphạm không bị xem xét xử lý kỷ luật” Bên cạnh đó, khoản 1 Điều này còn quy định

“thời hiệu xử lý kỷ luật là 24 tháng, kể từ thời điểm có hành vi vi phạm” Hướng dẫnthực hiện quy định trên, tại khoản 1 Điều 6 Nghị định số 34/2011/NĐ-CP ngày17/5/2011 của Chính phủ nêu rõ “thời hiệu xử lý kỷ luật là 24 tháng, kể từ thời điểmcông chức có hành vi vi phạm pháp luật cho đến thời điểm người đứng đầu cơ quan,

tổ chức, đơn vị người có thẩm quyền ra thông báo bằng văn bản về việc xem xét xử lý

kỷ luật” Quy định này buộc người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải có ngĩa vụthông báo bằng văn bản về việc xem xét xử lý kỷ luật công chức do mình quản lý, sửdụng có hành vi vi phạm Do đó, khi phát hiện hành vi vi phạm của công chức, ngườiđứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền bổ nhiệm, quản lý, phân cấp quản lýcông chức hoặc người đứng đầu cơ quan nơi công chức cử đến biệt phái phải ra thôngbáo bằng văn bản về việc xem xét xử lý kỷ luật Thông báo phải nêu rõ thời điểm côngchức có hành vi vi phạm pháp luật, thời điểm phát hiện công chức có hành vi vi phạmpháp luật và thời hạn xử lý kỷ luật

Như vậy, việc xem xét xử lý kỷ luật công chức được thực hiện trong thời hiệu là

24 tháng kể từ thời điểm công chức có hành vi vi phạm Nếu hết thời hiệu, cơ quan, tổchức có thẩm quyền không được xem xét kỷ luật nữa, mặc dù kết luận điều tra, thanhtra có thể xác định công chức có hành vi vi phạm pháp luật nhưng chưa đến mức truycứu trách nhiệm hình sự Quy định về thời hiệu như trên là cơ sở pháp lý để người cóthẩm quyền trong cơ quan, tổ chức xem xét kỷ luật công chức Còn trong thời hiệu màkhông xem xét xử lý kỷ luật hoặc hết thời hiệu mà xem xét xử lý kỷ luật công chức cóhành vi vi phạm thì vi phạm pháp luật

Ví dụ: Tháng 6 năm 2012 công chức A có hành vi sử dụng tài sản của đơn vị sựnghiệp công lập trái với quy định của pháp luật Đến tháng 9 năm 2014, người đứngđầu đơn vị sự nghiệp công lập có thẩm quyền ra thông báo bằng văn bản về việc xemxét xử lý kỷ luật đối với công chức A Trong trường hợp này, đã hết thời hiệu xử lý kỷluật đối với A

2.5.2 Thời hạn

Tương tự như thời hiệu, khái niệm về thời hạn xử lý kỷ luật cán bộ, công chứcnói chung được thể hiện tại khoản 2 Điều 80 Luật cán bộ, công chức năm 2008 , đó

là: “Thời hạn xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức là khoảng thời gian từ khi phát

hiện hành vi vi phạm kỷ luật của cán bộ, công chức đến khi có quyết định xử lý kỷ luật

Trang 18

của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền” Đồng thời khoản 2 và khoản 3 Điều này quy

định: “Thời hạn xử lý kỷ luật không quá 02 tháng, trường hợp vụ việc có những tìnhtiết phức tạp cần có thời gian thanh tra, kiểm tra để xác minh làm rõ thêm thì thời hạn

xử lý kỷ luật có thể kéo dài nhưng không quá 04 tháng Trường hợp cá nhân đã bị khởi

tố, truy tố hoặc đã có quyết định đưa ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự, nhưng sau

đó có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án mà hành vi vi phạm có dấu hiệu

vi phạm kỷ luật thì bị xử lý kỷ luật; trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày ra quyết địnhđình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án, người ra quyết định phải gửi quyết định và hồ sơ vụviệc cho cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền xử lý kỷ luật

Hướng dẫn thực hiện quy định về thời hạn nêu trên, Điều 7 Nghị định số34/2011/NĐ-CP ngày 17/5/2011 của Chính phủ quy định : “Thời hạn xử lý kỷ luật tối

đa là 02 tháng, kể từ ngày phát hiện công chức có hành vi vi phạm pháp luật cho đếnngày cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền ra quyết dịnh xử lý kỷ luật Trường hợp

vụ việc có liên quan đến nhiều người, có tang vật, phương tiện cần giám định hoặcnhững tình tiết phức tạp khác thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩmquyền xử lý kỷ luật ra quyết định kéo dài thời hạn xử lý kỷ luật theo quy định tại

khoản 2 Điều 80 Luật cán bộ, công chức năm 2008” Nghĩa là thông thường thời hạn

xử lý kỷ luật công chức tối đa là 02 tháng, kể từ ngày phát hiện công chức có hành vi

vi phạm pháp luật cho đến ngày cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền ra quyết định

xử lý kỷ luật; trường hợp có nhiều tình tiết phức tạp thì thời hạn này có thể kéo dàithêm nhưng tối đa không quá 04 tháng

2.6 Chủ thể có thẩm quyền kỷ luật

Việc xác định thẩm quyền xử lý kỷ luật công chức trong các đơn vị sự nghiệpcông lập có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình xử lý kỷ luật công chức Ởnhững trường hợp vi phạm khác nhau thì có thể sẽ thuộc thẩm quyền xử lý kỷ luật củanhững người khác nhau

Việc xác định đúng thẩm quyền xử lý kỷ luật sẽ góp phần giúp cho việc xử lý kỷluật diễn ra một cách thuận lợi, đúng pháp luật và tránh được tình trạng chồng chéothẩm quyền

Có thể thấy rằng, những quy định của pháp luật liên quan đến thẩm quyền xử lý

kỷ luật công chức được thể hiện tương đối đầy đủ, chia ra những trường hợp cụ thểnhằm tạo điều kiện thuận lợi để quá trình xử lý kỷ luật diễn ra một cách nhanh chống,kịp thời và đúng pháp luật

Và theo Điều 15 Nghị định 34/2011/NĐ- CP về thẩm quyền xử lý kỷ luật đối vớicông chức như sau:

“1 Đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu cơ quan, tổchức, đơn vị có thẩm quyền bổ nhiệm tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức

kỷ luật

Trang 19

2 Đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu cơquan quản lý hoặc người đứng đầu cơ quan được phân cấp quản lý công chức tiếnhành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật.

3 Đối với công chức biệt phái, người đứng đầu cơ quan nơi công chức được cửđến biệt phái tiến hành xử lý kỷ luật, quyết định hình thức kỷ luật và gửi hồ sơ, quyếtđịnh kỷ luật về cơ quan quản lý công chức biệt phái

4 Đối với công chức đã chuyển công tác mới phát hiện có hành vi vi phạm phápluật mà còn trong thời hiệu quy định, thì người đứng đầu cơ quan quản lý công chứctrước đây tiến hành xử lý kỷ luật, quyết định hình thức kỷ luật và gửi hồ sơ, quyếtđịnh kỷ luật về cơ quan đang quản lý công chức Nếu cơ quan, tổ chức, đơn vị trướcđây đã giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách thì những người có trách nhiệm liênquan phải bàn giao hồ sơ để cơ quan đang quản lý công chức thực hiện việc xử lý kỷluật”

2.7 Quy trình kỷ luật công chức

Quy trình xử lý kỷ luật công chức là một bộ phận trong pháp luật về công chức,

do vậy, việc nghiên cứu cơ sở pháp lý về quy trình xử lý kỷ luật công chức phải gắnliền với pháp luật về công chức Quy trình xử lý kỷ luật công chức được phân thànhnhiều giai đoạn khác nhau, mỗi giai đoạn đều mang một ý nghĩa khác nhau Việc phânthành các giai đoạn trên thực tế còn có nhiều quan điểm

Quy trình xử lý kỷ luật công chức được quy định tại Luật Cán bộ, công chức

2008, Nghị định số 34/2011/NĐ-CP ngày 17/05/2011 về xử lý kỷ luật đối với côngchức của Chính

Quy trình xử lý kỷ luật công chức gồm các bước cơ bản sau: tổ chức họp kiểmđiểm viên chức có hành vi vi phạm, thành lập hội đồng kỷ luật, chuẩn bị họp Hội đồng

kỷ luật, họp Hội đồng kỷ luật, quyết định kỷ luật, quản lý hồ sơ và khiếu nại quyếtđịnh kỷ luật Tuy nhiên, đây chỉ là quy trình chung, tạo nền tảng cho việc xử lý kỷluật, không phải bất kỳ việc xử lý kỷ luật nào đối với viên chức có hành vi vi phạmpháp luật đều phải tuân theo quy trình này

Chẳng hạn như việc công chức đã bị khởi tố, truy tố hoặc đã bị đưa ra xét xửnhưng sau đó bị đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án thì cơ quan, tổ chức, đơn vị cóthẩm quyền sẽ dựa vào quyết định và tài liệu có liên quan của người ra quyết địnhđình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án để xem xét xủ lý kỷ luật chứ không nhất thiết phảituân thủ quy trình xử lý kỷ luật công chức Hoặc trong trường hợp công chức vi phạmnhưng chưa đến mức phải kỷ luật mà chỉ bị nhắc nhở thì cũng không cần phải theoquy trình này

2.7.1 Tổ chức hợp kiểm điểm viên chức có hành vi vi phạm

Đây là công việc không thể bỏ qua khi xem xét xử lý kỷ luật công chức, việc

Trang 20

này giúp xem xét thái độ cũng như mức độ nhận thức sai lầm của công chức Mặtkhác, đây cũng là cơ hội để công chức có thể nói lên suy nghĩ về hành vi của mình.Dựa vào các yếu tố đó, chủ thể có thẩm quyền có thể xem xét xử lý kỷ luật công chứcđúng đắn, hợp tình, hợp lý Pháp luật về xử lý kỷ luật công chức quy định vấn đề này

Việc tổ chức cuộc họp kiểm điểm được tiến hành như sau:

- Trường hợp cơ quan sử dụng công chức có đơn vị công tác cấu thành thì tổchức cuộc họp kiểm điểm với thành phần dự họp là toàn thể công chức của đơn vịcông tác cấu thành Biên bản cuộc họp kiểm điểm ở đơn vị công tác cấu thành đượcgửi đến người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức Cuộc họp kiểm điểm của cơquan sử dụng công chức có hành vi vi phạm pháp luật được tổ chức với thành phần dựhọp là đại diện lãnh đạo chính quyền, cấp ủy và công đoàn của cơ quan sử dụng côngchức14;

- Trường hợp cơ quan sử dụng công chức không có đơn vị công tác cấu thành thì

tổ chức cuộc họp kiểm điểm với thành phần dự họp là toàn thể công chức của cơ quan

sử dụng công chức15

13 Khoản 1 Điều 16, NĐ 34/2011/NĐ-CP.

14 Điểm a Khoản 1 Điều 16, NĐ 34/2011/NĐ-CP.

15 Điểm b Khoản 1 Điều 16, NĐ 34/2011/NĐ-CP.

Thứ hai, đối với người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu có hành vi viphạm pháp luật thì người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp của cơ quan sử dụngcông chức có trách nhiệm tổ chức họp kiểm điểm và quyết định thành phần dự họp16.Thứ ba, công chức có hành vi vi phạm pháp luật phải làm bản tự kiểm điểm,trong đó có tự nhận hình thức kỷ luật Trường hợp công chức có hành vi vi phạm phápluật không làm bản kiểm điểm hoặc vắng mặt sau 02 lần gửi giấy triệu tập mà không

có lý do chính đáng, đến lần thứ 03 sau khi đã gửi giấy triệu tập, nếu công chức vẫnvắng mặt thì cuộc họp kiểm điểm vẫn được tiến hành17

Thứ tư, nội dung các cuộc họp kiểm điểm công chức có hành vi vi phạm phảiđược lập thành biên bản Biên bản các cuộc họp kiểm điểm phải có kiến nghị áp dụnghình thức kỷ luật đối với công chức có hành vi vi phạm pháp luật Trong thời hạn 03ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc cuộc họp kiểm điểm, biên bản cuộc họp kiểm điểm

Trang 21

của cơ quan sử dụng công chức được gửi đến Chủ tịch Hội đồng kỷ luật trong trườnghợp thành lập Hội đồng kỷ luật hoặc người có thẩm quyền xử lý kỷ luật trong trường hợp không thành lập Hội đồng kỷ luật để xem xét theo thẩm quyền quy định tại NĐ34/2011/NĐ-CP18.

Thứ hai, các trường hợp sau đây không thành lập Hội đồng kỷ luật20:

- Công chức có hành vi vi phạm pháp luật bị phạt tù mà không được hưởng ántreo

Trong trường hợp này, công chức có hành vi vi phạm pháp luật và hành vi này đãđược xem xét bởi Tòa án, là cơ quan có thẩm quyền xét xử duy nhất ở nước ta Nhữngquyết định của Tòa án được đưa ra bởi những thủ tục tố tụng chặt chẽ, tuân theo phápluật tố tụng Tòa án cũng làm việc theo chế độ tập thể như Hội đồng kỷ luật Do vậy, việc xem xét hành vi vi phạm pháp luật của công chức ở Tòa án đã đảm bảo tính

- Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý bị xem xét xử lý kỷ luật khi đã có kết luận về hành vi vi phạm pháp luật của cấp ủy, tổ chức Đảng theo quy định phân cấpquản lý cán bộ, công chức của Ban Chấp hành Trung ương

Trong trường hợp này, hành vi vi phạm của công chức cũng đã được xem xét bởi

tổ chức khác là cấp ủy, tổ chức Đảng Việc xem xét lại ở Hội đồng kỷ luật cũng khôngcòn cần thiết nữa Tuy nhiên, trường hợp này có một số điểm bất cập, chưa hợp lý, sẽđược trình bày ở chương hai

Thứ ba, về thành phần của Hội đồng kỷ luật21:

- Đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có hành vi vi phạm

Trang 22

Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quanquản lý công chức hoặc cơ quan được phân cấp quản lý công chức

Một Ủy viên Hội đồng là đại diện Ban Chấp hành công đoàn của cơ quan quản lýcông chức hoặc cơ quan được phân cấp quản lý công chức;

Một Ủy viên Hội đồng là đại diện của đơn vị công tác có công chức bị xem xét

xử lý kỷ luật, ủy viên Hội đồng này do người đứng đầu của đơn vị công tác đó lựachọn và cử ra;

Một Ủy viên Hội đồng là người trực tiếp quản lý hành chính và chuyên môn,nghiệp vụ của công chức bị xem xét xử lý kỷ luật;

Một Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng là người phụ trách bộ phận tham mưu vềcông tác tổ chức, cán bộ của cơ quan, tổ chức, đơn vị có công chức bị xem xét xử lý

2.7.3 Chuẩn bị họp Hội đồng kỷ luật22

Chậm nhất là 07 ngày làm việc trước cuộc họp của Hội đồng kỷ luật, giấy triệutập họp phải được gửi tới công chức có hành vi vi phạm pháp luật Công chức có hành

vi vi phạm pháp luật vắng mặt phải có lý do chính đáng Trường hợp công chức cóhành vi vi phạm pháp luật vắng mặt sau 02 lần gửi giấy triệu tập thì đến lần thứ 3 saukhi đã gửi giấy triệu tập, nếu công chức đó vẫn vắng mặt thì Hội đồng kỷ luật vẫn họpxem xét và kiến nghị hình thức kỷ luật;

Trang 23

Hội đồng kỷ luật có thể mời thêm đại diện của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị

- xã hội nơi công chức có hành vi vi phạm pháp luật đang công tác dự họp

Người được mời dự họp có quyền phát biểu ý kiến và đề xuất hình thức kỷ luậtnhưng không được bỏ phiếu về hình thức kỷ luật;

Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng kỷ luật có nhiệm vụ chuẩn bị tài liệu, hồ sơ liênquan đến việc xử lý kỷ luật, ghi biên bản cuộc họp của Hội đồng kỷ luật;

Hồ sơ xử lý kỷ luật trình Hội đồng kỷ luật gồm có bản tự kiểm điểm, trích ngang

sơ yếu lý lịch của công chức có hành vi vi phạm pháp luật, biên bản cuộc họp kiểmđiểm của cơ quan sử dụng công chức và các tài liệu khác có liên quan

2.7.4 Họp Hội đồng kỷ luật

Có thể nói, họp Hội đồng kỷ luật là một bước quan trọng nhất trong quy trình xử

lý kỷ luật công chức, bởi vì tại cuộc họp của Hội đồng kỷ luật, hình thức kỷ luật đốivới công chức vi phạm sẽ chính thức được đưa ra làm cơ sở để người có thẩm quyền

xử lý kỷ luật công chức đưa ra quyết định xử lý kỷ luật đối với công chức có hành vi

Thứ hai, Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng kỷ luật đọc trích ngang sơ yếu lý lịch

của công chức có hành vi vi phạm pháp luật và các tài liệu khác có liên quan;

Thứ ba, Công chức có hành vi vi phạm pháp luật đọc bản tự kiểm điểm, nếu

22 Khoản 1 Điều 19, NĐ 34/2011/NĐ-CP.

công chức có hành vi vi phạm pháp luật vắng mặt thì Thư ký Hội đồng kỷ luật đọcthay, nếu công chức có hành vi vi phạm pháp luật không làm bản tự kiểm điểm thì Hộiđồng kỷ luật tiến hành các trình tự còn lại của cuộc họp quy định tại Khoản này;

Thứ tư, Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng kỷ luật đọc biên bản cuộc họp kiểm

điểm;

Thứ năm, Các thành viên Hội đồng kỷ luật và người tham dự cuộc họp phát biểu

ý kiến;

Thứ sáu, Công chức có hành vi vi phạm pháp luật phát biểu ý kiến; nếu công

chức có hành vi vi phạm pháp luật không phát biểu ý kiến hoặc vắng mặt thì Hội đồng

kỷ luật tiến hành các trình tự còn lại của cuộc họp quy định tại Khoản này;

Thứ bảy, Hội đồng kỷ luật bỏ phiếu kín kiến nghị áp dụng hình thức kỷ luật;

Thứ tám, Chủ tịch Hội đồng kỷ luật công bố kết quả bỏ phiếu kín và thông qua

biên bản cuộc họp;

Ngày đăng: 24/04/2019, 21:13

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Thị Dung, Chìa khóa sàng lọc công bộc,http://thuvienphapluat.vn/tintuc/vn/thoi-su-phap-luat-binh-luan-gop-y//6427/chia-khoa-sang-loc-cong-boc Link
2. Nhật Minh, 67 trường hợp công chức thuế bị xử lý kỷ luật,http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/thue-voi-cuoc-song/2015-08-11/67-truong-hop-can-bo-thue-vi-pham-ky-luat-bi-xu-ly-hanh-chinh-23469.aspx Link
3. Trần Ngọc Thanh, thực trạng và giải pháp nâng cao đạo đức công vụ, http://tpcm.camau.gov.vn/wps/portal/!ut/p/a0/04_Sj9CPykssy0xPLMnMz0vMAfGjzOKNHC0tPNy9Dbz8zcwsDRwtAgP9gv0CDdwCTPULsh0VAXJ_0r8!/pw/Z7_2A98HGK0JO6690A8QQNSNQ0FP7/ren/p=CTX=QCPtpcmlibraryQCPthanhphocamausiteQCPtinQCAtucQCAsuQCAkienQCPchinhQCAtriQCPdaoduccongvu/=/ Link
4. Ts. Trần Anh Tuấn, Bàn về khái niệm công vụ trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân,,http://caicachhanhchinh.gov.vn/uploads/News/1833/attachs/vi.trang%2023%20KN%20CONG%20VU.pdf Link
3. Phan Trung Hiền: Để hoàn thành tốt luận văn ngành luật (dùng cho sinh viên, học sinh cao học và nghiên cứu sinh), Nxb. Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà nội, 2016.Danh mục trang thông tin điện tử Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w