1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng phát triển nông nghiêp, nông thôn tại NH nông nghiệp PT nông thôn VN CN thanh bình đồng tháp

95 33 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 95
Dung lượng 1,91 MB

Nội dung

HCM KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNGKHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN TẠI NHNo & PTNT VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN THANH BÌNH –

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP HCM KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN TẠI NHNo & PTNT VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN

THANH BÌNH – TỈNH ĐỒNG THÁP

Ngành : KẾ TOÁN

Chuyên ngành : KẾ TOÁN - NGÂN HÀNG

Giảng viên hướng dẫn : ThS PHẠM HẢI NAM Sinh viên thực hiện : HUỲNH THỊ KIM LIÊN MSSV: 0954030258 Lớp: 09DKNH1

TP Hồ Chí Minh, 2013

Trang 2

Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn tại NHNo

& PTNT Việt Nam – Chi nhánh Huyện Thanh Bình – Tỉnh Đồng

TP Hồ Chí Minh, ngày 19 tháng 07 năm 2013

Sinh viên

Huỳnh Thị Kim Liên

Trang 3

Luận văn tốt nghiệp SVTH: Huỳnh Thị Kim

Liên

Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn tại NHNo

& PTNT Việt Nam – Chi nhánh Huyện Thanh Bình – Tỉnh Đồng

Tháp

LỜI CẢM ƠN -** -

Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại Học Kỹ Thuật CôngNghệ TP.HCM, khoa Kế toán – Tài chính – Ngân hàng, Thạc sĩPhạm Hải Nam –giảng viên hướng dẫn đã tạo điều kiện thuận lợi cho em vận dụng, học tập nhữngkinh nghiệm trong chuyên môn cũng như trong cuộc sống qua quá trình thực hiệnluận văn tốt nghiệp

Qua quá trình nghiên cứu, phát triển đề tài từ báo cáo thực tập tại Ngân hàngNông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Huyện Thanh Bình,

em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám Đốc, các anh ( chị ) phòng Kếhoạch kinh doanh, phòng Kế toán của Ngân hàng đã giúp đỡ, hướng dẫn nhiệt tình

và tạo điều kiện thuận lợi để em hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình

Kính chúc quý Ngân hàng luôn đạt được những thành công trong hoạt độngkinh doanh, ngày càng ổn định và phát triển bền vững

Kính chúc Ban giám hiệu, các thầy cô của trường cùng các anh (chị) nhânviên của Ngân hàng luôn luôn dồi dào sức khỏe, thành công và đạt kết quả tốt trongcông tác

TP Hồ Chí Minh, ngày 19 tháng 07năm 2013

Sinh viên

Huỳnh Thị Kim Liên

Trang 4

Luận văn tốt nghiệp SVTH: Huỳnh Thị Kim

Liên

1

Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn tại NHNo

& PTNT Việt Nam – Chi nhánh Huyện Thanh Bình – Tỉnh Đồng

Tháp MỤC LỤC

-** Danh mục các từ viết tắt iii

-Danh mục các bảng iv

-Danh mục các biểu đồ, sơ đồ v

LỜI MỞ ĐẦU 1

Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động tín dụng 4

1.1.Khái quát chung về hoạt động tín dụng 4

1.1.1.Khái niệm 4

1.1.2.Phân loại tín dụng 4

1.1.3.Chức năng và vai trò của tín dụng 5

1.1.4.Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng 6

1.1.5.Quy trình tín dụng 8

1.1.6.Rủi ro tín dụng 13

1.1.7.Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng 15

1.2.Những quy định về cho vay 16

1.2.1.Nguyên tắc cho vay 16

1.2.2.Điều kiện cho vay 16

1.2.3.Các điều kiện giới hạn và hạn chế cho vay 17

1.2.4.Đối tượng cho vay 17

1.2.5.Lãi suất cho vay 18

1.3.Lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn 18

1.3.1.Quan niệm về nông nghiệp, nông thôn 18

1.3.2.Vai trò của kinh tế nông nghiệp, nông thôn 18

1.3.3.Đặc điểm của vốn đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn 19

1.3.4 Quan điểm, chủ trương của Đảng 19

Chương 2: Tình hình hoạt động tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn tại NHNo & PTNT Việt Nam – CN Huyện Thanh Bình – Tỉnh Đồng Tháp 21 2.1.Khái quát về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế-xã hội của Huyện Thanh Bình

Trang 5

Luận văn tốt nghiệp SVTH: Huỳnh Thị Kim

Liên

2

Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn tại NHNo

& PTNT Việt Nam – Chi nhánh Huyện Thanh Bình – Tỉnh Đồng

Tháp

– Tỉnh Đồng Tháp 21

2.1.1.Điều kiện tự nhiên 21

2.1.2.Tình hình kinh tế-xã hội 22

2.1.3.Đánh giá chung về ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đến phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn tại huyện Thanh Bình 22

2.2.Giới thiệu về NHNo&PTNT Việt Nam - CN Huyện Thanh Bình 23

2.2.1.Lịch sử hình thành và phát triển 23

2.2.2.Cơ cấu tổ chức, chức năng của các phòng ban 24

2.2.3.Vai trò của NHNo & PTNT Việt Nam - CN Huyện Thanh Bình 27

2.2.4.Kết quả hoạt động kinh doanh 28

2.3.Tình hình hoạt động cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn tại NHNo & PTNT VN - CN Huyện Thanh Bình 31

2.3.1.Phân tích tình hình nguồn vốn 31

2.3.2.Phân tích hoạt động cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn 35

2.3.3.Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn 57

Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn 61

3.1.Đánh giá những mặt đạt được và hạn chế 61

3.1.1.Những mặt đạt được 61

3.1.2.Hạn chế 63

3.1.3.Nguyên nhân của những hạn chế 64

3.2.Một số giải pháp đề xuất 67

3.2.1.Đối với NHNo & PTNT Huyện Thanh Bình 67

3.2.2 Kiến nghị đối với các cấp lãnh đạo, ban ngành tại địa phương 70

3.2.3 Kiến nghị đối với Chính phủ 71

KẾT LUẬN 72

Tài liệu tham khảo 74

Trang 6

Luận văn tốt nghiệp SVTH: Huỳnh Thị Kim

Liên

3

Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn tại NHNo

& PTNT Việt Nam – Chi nhánh Huyện Thanh Bình – Tỉnh Đồng

ThápDANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

-CBTD: Cán bộ tín dụng

-** CSXH: Chính sách xã hội

-CN: Chi nhánh

-CNH – HĐH: Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa

-ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long

Trang 7

Luận văn tốt nghiệp SVTH: Huỳnh Thị Kim

Liên

4

Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn tại NHNo

& PTNT Việt Nam – Chi nhánh Huyện Thanh Bình – Tỉnh Đồng

Trang 8

Luận văn tốt nghiệp SVTH: Huỳnh Thị Kim

Liên

5

Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn tại NHNo

& PTNT Việt Nam – Chi nhánh Huyện Thanh Bình – Tỉnh Đồng

Tháp-Bảng 2.13.Một số chỉ tiêu tài chính đánh giá hoạt động của NHNo & PTNT Huyện Thanh Bình (2010-2012) – Trang 54

-Bảng 2.14.Tình hình biến động lãi suất cho vay – Trang 57

Trang 9

Luận văn tốt nghiệp SVTH: Huỳnh Thị Kim

Liên

6

Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn tại NHNo

& PTNT Việt Nam – Chi nhánh Huyện Thanh Bình – Tỉnh Đồng

Tháp

Trang 10

Luận văn tốt nghiệp SVTH: Huỳnh Thị Kim

Liên

7

Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn tại NHNo

& PTNT Việt Nam – Chi nhánh Huyện Thanh Bình – Tỉnh Đồng

-Sơ đồ 2.2.Cơ cấu tổ chức Phòng Kế hoạch kinh doanh – Trang 25

-Sơ đồ 2.3 Quy trình cho vay tại NHNo & PTNT Huyện Thanh Bình –Trang 36

Trang 11

Luận văn tốt nghiệp 1 SVTH: Huỳnh Thị Kim

Liên

Trang 12

Luận văn tốt nghiệp 2 SVTH: Huỳnh Thị Kim

Liên

1.Tính cấp thiết của đề tài

LỜI MỞ ĐẦU -** -

Việt Nam đang trên đà phát triển theo hướng CNH – HĐH để cùng hội nhậpvới nền kinh tế thế giới, để làm được điều đó cần phải xây dựng một nền kinh tế bềnvững Nước ta đi lên từ một nước nông nghiệp nên nông nghiệp được xem là bệ đỡcho nền kinh tế để có thể phát triển ổn định và có mức tăng trưởng hợp lý, vì vậymuốn phát triển nền kinh tế vẫn phải dựa vào sản xuất nông nghiệp là chủ yếu

Thanh Bình là một trong những huyện nông thôn của Tỉnh Đồng Tháp, mặc

dù trong những năm gần đây tình hình kinh tế xã hội của Huyện đã có những bướctiến đáng kể nhưng cơ cấu ngành nông nghiệp vẫn còn chiếm tỷ lệ khá cao so vớingành công nghiệp và dịch vụ, hình thức sản xuất còn nhỏ lẻ, chưa ứng dụng nhiềutiến bộ khoa học kỹ thuật,… Để có thể từng bước phát triển nền kinh tế của Huyệnthì cần có sự hỗ trợ về vốn một cách hợp lý và có hiệu quả Ngân hàng Nông nghiệp

và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Huyện Thanh Bình (NHNo &PTNT VN – CN Huyện Thanh Bình) chính là một trong những kênh cung ứng vốnchủ yếu phục vụ cho nhu cầu đầu tư phát triển sản xuất của người dân trên địa bànHuyện Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung đã làm ảnh hưởng lớn đến quá trìnhsản xuất nông nghiệp, nhu cầu vốn để sản xuất ngày càng lớn nhưng nguồn vốn tự

có của người dân lại không đủ để đáp ứng Những năm qua, mặc dù dư nợ cho vaytrong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn không ngừng gia tăng nhưng đa số ngườidân vẫn khát vốn để phục vụ đầu tư sản xuất Vấn đề đặt ra là phải có cái nhìn tổngquan về thực trạng hoạt động cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn của Ngânhàng, thấy được những mặt tích cực lẫn hạn chế, tìm ra nguyên nhân và từ đó đềxuất những giải pháp hợp lý để có thể tạo ra kênh cung ứng vốn hiệu quả góp phầnphát triển sản xuất, nâng cao đời sống cho người dân

Xuất phát từ tình hình thực tế đó nên em đã chọn đề tài “Nâng cao hiệu quảhoạt động tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn tại NHNo & PTNT VN – CNHuyện Thanh Bình – Tỉnh Đồng Tháp”

Trang 13

2.Tình hình nghiên cứu

Trong thời gian qua đã có một số đề tài nghiên cứu về hoạt động tín dụngphát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn như: Luận văn thạc sĩ kinh kế “Tác độngcủa hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp-nông thôn“ củaĐịnh Thị Thùy Dương tại Đại học Thái Nguyên (2009) ; Đề tài nghiên cứu “Đánhgiá thực trạng vay và sử dụng vốn vay từ nguồn tín dụng của các hộ nông dân tạitỉnh Bắc Kạn“ của Nguyễn Đức Tú (2006) Bài báo cáo này sẽ đi sâu phân tíchnghiệp vụ cho vay trong hoạt động tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn.3.Mục đích nghiên cứu

Báo cáo sẽ tìm hiểu, phân tích hoạt động tín dụng phát triển nông nghiệp,nông thôn của NHNo & PTNT VN – CN Huyện Thanh Bình thông qua việc phântích về tình hình dư nợ cho vay, thu nợ, nợ quá hạn, nguồn vốn cho vay, quy trìnhcho vay Từ đó rút ra nhận xét và đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệuquả hoạt động tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn

4.Nhiệm vụ nghiên cứu

-Giới thiệu khái quát về NHNo & PTNT VN – CN Huyện Thanh Bình

-Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôntại NHNo & PTNT VN – CN Huyện Thanh Bình – Tỉnh Đồng Tháp

-Đưa ra được một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng hoạt động tíndụng phát triển nông nghiệp, nông thôn

5.Phương pháp nghiên cứu

-Phương pháp thu thập số liệu:

Thu thập các số liệu từ các bài báo, tạp chí, website và số liệu từ báo cáothực tập tại NHNo & PTNT VN – CN Huyện Thanh Bình – Tỉnh Đồng Tháp

-Phương pháp phân tích:

+ Sử dụng phương pháp so sánh số tuyệt đối, tương đối

+Sử dụng các chỉ số phân tích tài chính như: vòng quay vốn tín dụng, hệ sốthu nợ, dư nợ/vốn huy động,

Trang 14

6.Các kết quả đạt được

Đi sâu phân tích tình hình, chỉ ra được những mặt đạt được, hạn chế vànguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động tín dụng phát triển nông nghiệp,nông thôn từ đó đề xuất một số giải pháp kiến nghị hợp lý

7.Kết cấu đề tài: Gồm 3 chương:

-Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động tín dụng

-Chương 2: Tình hình hoạt động tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn tại NHNo & PTNT VN – CN Huyện Thanh Bình – Tỉnh Đồng Tháp

-Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng phát triển nông nghiệp nông thôn tại NHNo & PTNT VN – CN Huyện Thanh Bình – Tỉnh Đồng Tháp

Trang 15

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG

1.1.Khái quát chung về hoạt động tín dụng

-** -1.1.1.Khái niệm

Tín dụng là quan hệ giữa bên đi vay và bên cho vay được biểu hiện dướihình thức tiền tệ hoặc hàng hóa, trong mối quan hệ kinh tế đó người đi vay phải trảcho người cho vay cả vốn và lãi sau một thời gian sử dụng nhất định

1.1.2.Phân loại tín dụng

1.1.2.1.Căn cứ vào thời gian cho vay-Tín dụng ngắn hạn: là loại tín dụng có thời gian cho vay đến 12 thángnhằm giúp các khách hàng là doanh nghiệp và cá nhân tăng cường vốn lưuđộng tạm thời thiếu hụt trong quá trình sản xuất tiêu dùng

Phần lớn tín dụng ngắn hạn chiếm đa phần trong nguồn vốn của Ngânhàng vì nguồn vốn của Ngân hàng chủ yếu là những khoản huy động ngắnhạn Đối với nông dân, tín dụng ngắn hạn góp phần giải quyết nhu cầu vốnngắn hạn thiếu hụt trước và trong mùa vụ sản xuất

-Tín dụng trung hạn: là loại tín dụng có thời hạn từ 1 năm đến 5 năm,được sử dụng để cho vay đối với những trường hợp sản xuất nông nghiệpnhư: cải tạo vườn tạp, mua sắm tài sản cố định, cải tiến mới kỹ thuật,…

-Tín dụng dài hạn: là loại tín dụng có thời hạn từ 5 năm trở lên nhằmmục đích tài trợ cho các dự án đầu tư

1.1.2.2.Căn cứ vào mục đích của tín dụng-Cho vay phục vụ SXKD công thương nghiệp

-Cho vay tiêu dùng cá nhân

-Cho vay mua bán bất động sản

-Cho vay sản xuất nông nghiệp

-Cho vay kinh doanh xuất nhập khẩu…

1.1.2.3.Căn cứ vào mức độ tín nhiệm của khách hàng-Cho vay không có đảm bảo: là loại cho vay không có tài sản thế

Trang 16

chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của người khác mà chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng vay vốn để quyết định cho vay.

-Cho vay có đảm bảo: là loại cho vay dựa trên cơ sở các bảo đảm cho tiềnvay như thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của một bên thứ 3 nào khác

1.1.2.4.Căn cứ vào phương thức cho vay

-Cho vay theo món

-Cho vay theo hạn mức tín dụng

-Cho vay theo hạn mức thấu chi

1.1.2.5.Căn cứ vào phương thức hoàn trả nợ vay

-Cho vay trả nợ 1 lần khi đáo hạn

“thừa” sang nơi “thiếu” để sử dụng nhằm phát triền nền kinh tế xã hội

-Tiết kiệm tiền mặt và chi phí lưu thông cho xã hội: trước hết hoạt động tíndụng tạo điều kiện cho sự ra đời của các công cụ lưu thông tín dụng như: các loạiséc, kỳ phiếu, thương phiếu, thẻ tín dụng,…cho phép thay thế một số lượng tiền mặtlưu hành nhờ đó làm giảm bớt các chi phí có liên quan như in tiền, vận chuyển vàbảo quản tiền Với sự hoạt động của tín dụng đã mở ra một khả năng lớn trong việc

mở tài khoản và giao dịch thanh toán thông qua Ngân hàng dưới các hình thứcchuyển khoản, bù trừ cho nhau

-Phản ánh và kiểm soát các hoạt động kinh tế: sự vận động của vốn tín dụngphần lớn gắn liền với sự vận động của vật tư, hàng hóa, chi phí trong các tổ chứckinh tế, vì vậy tín dụng không những phản ánh hoạt động kinh tế của doanh nghiệp

mà thông qua đó còn thực hiện việc kiểm soát các hoạt động tiêu dùng lãng phí, vi

Trang 17

phạm pháp luật,…trong hoạt động SXKD của doanh nghiệp.

1.1.3.2.Vai trò

-Là nguồn cung ứng vốn cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế

-Là một trong những công cụ tập trung vốn một cách hiệu quả trong nền kinh

Trang 18

tế

hội:

xã hội

-Trong mọi nền kinh tế, tín dụng đều phát huy vai trò to lớn đối với toàn xã

+ Đối với doanh nghiệp: tín dụng góp phần cung ứng nguồn vốn lưu động và vốn cố định

+ Đối với dân chúng: tín dụng là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư.+ Đối với xã hội: tín dụng làm tăng hiệu suất sử dụng vốn

dự trữ bắt buộc, tái cấp vốn,…

+ Lãi suất: Sự tăng (giảm) của lãi suất có thể tác động đến cung - cầu

về vốn vay, làm ảnh hưởng đến khả năng cho vay của Ngân hàng Nếu lãisuất huy động cao sẽ khuyến khích khách hàng gửi tiền vào Ngân hàng, qua

đó Ngân hàng sẽ chủ động được nguồn vốn để mở rộng cho vay

-Môi trường kinh tế: Khi nền kinh tế ổn định, môi trường kinh doanh thuậnlợi, nhu cầu đầu tư mở rộng sản xuất của người dân tăng lên làm cho nhu cầu về tíndụng cũng tăng lên Đồng thời khi đó thu nhập của người dân cao hơn, tiết kiệmtăng, nguồn vốn cung ứng cho hoạt động tín dụng cũng sẽ tăng Hai điều kiện này làyếu tố thuận lợi để mở rộng hoạt động tín dụng của các Ngân hàng thương mại

Trang 19

Ngược lại nếu nền kinh tế kém phát triển, lạm phát, đầu tư không mang lại hiệu quả,hoạt động sản xuất bị thu hẹp,…thì hoạt động tín dụng của các Ngân hàng thươngmại sẽ không thể mở rộng.

-Môi trường pháp lý: Một môi trường pháp lý ổn định và chặt chẽ sẽ là điềukiện để thúc đẩy hoạt động SXKD, tạo thuận lợi cho người dân tiếp cận được vớinguồn vốn vay của Ngân hàng Ngược lại, khi môi trường pháp lý chưa đồng bộ,chưa hoàn thiện với những thay đổi trong các nghị định, nghị quyết, hiệp địnhthương mại,… sẽ tác động đến quyết định cho vay của các Ngân hàng

1.1.4.2.Nhân tố chủ quan

-Chính sách tín dụng của Ngân hàng: Đây được xem là hướng dẫn chung chocác CBTD cũng như các nhân viên Ngân hàng góp phần tạo sự thống nhất chung vàchuyên môn hóa trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng nhằm nâng cao khả năngsinh lời và hạn chế rủi ro Bao gồm: chính sách khách hàng, quy mô và giới hạn chovay, thời hạn và kỳ hạn trả nợ,…

-Quy mô nguồn vốn của Ngân hàng: Quy mô nguồn vốn của Ngân hàng,đặc biệt là quy mô vốn chủ sở hữu là nhân tố quan trọng quyết định đến hoạt độngcho vay của Ngân hàng Theo quy định của NHNN thì dư nợ cho vay tối đa đối vớimột khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của Ngân hàng (TCTD), trừtrường hợp đối với những khoản cho vay từ nguồn ủy thác của Chính phủ

-Chất lượng và sự đa dạng các hình thức cho vay: Đây là nhân tố ảnh hưởngtrực tiếp đến hoạt động cho vay của Ngân hàng Trong điều kiện cạnh tranh gay gắtnhư hiện nay thì càng đòi hỏi các Ngân hàng không ngừng đa dạng hóa cũng nhưnâng cao chất lượng các sản phẩm, dịch vụ cho vay góp phần mang lại lợi nhuận và

mở rộng thị phần

-Công nghệ thông tin: Với việc ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại vàocác khâu trong hoạt động kinh doanh sẽ giúp cho các Ngân hàng cập nhật, xử lý,phân tích,…các thông tin một cách nhanh chóng và chính xác hơn, góp phần đơngiản hóa các quy trình làm việc, giảm chi phí, nâng cao chất lượng hoạt động tíndụng

Trang 20

1.1.5.Quy trình tín dụng

1.1.5.1.Ý nghĩa của việc thiết lập quy trình tín dụng

Quy trình tín dụng là bảng tổng hợp miêu tả các bước đi cụ thể từ khi tiếpnhận nhu cầu vay vốn của khách hàng cho đến khi Ngân hàng ra quyết định chovay, giải ngân và thanh lý hợp đồng tín dụng

-Về mặt hiệu quả: một quy trình tín dụng hợp lý giúp nâng cao chất lượng vàgiảm thiểu rủi ro tín dụng

+ Thông tin về năng lực pháp lý và năng lực hành vi của khách hàng.+ Thông tin về khả năng sử dụng và hoàn trả vốn của khách hàng

Trang 21

+ Thông tin về bảo đảm tín dụng.

Để thu thập được những thông tin căn bản như trên, Ngân hàng thường yêucầu khách hàng phải lập và nộp cho Ngân hàng các loại giấy tờ sau:

+ Giấy đề nghị vay vốn

+ Giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân của khách hàng, chẳng hạn như giấy phép thành lập, quyết định bổ nhiệm giám đốc, điều lệ hoạt động

+ Phương án SXKD và kế hoạch trả nợ, hoặc dự án đầu tư

+ Báo cáo tài chính của thời kỳ gần nhất

+ Các giấy tờ liên quan tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh nợ vay.+ Các giấy tờ liên quan khác nếu cần thiết

-Bước 2: Phân tích tín dụng

Phân tích tín dụng là phân tích khả năng hiện tại và tiềm tàng của khách hàng

về sử dụng vốn tín dụng, khả năng hoàn trả và khả năng thu hồi vốn vay cả gốc vàlãi Mục tiêu của phân tích tín dụng là tìm kiếm những tình huống cụ thể dẫn đến rủi

ro cho Ngân hàng, tiên lượng khả năng kiểm soát những loại rủi ro đó và dự kiếncác biện pháp phòng ngừa và hạn chế thiệt hại có thể xảy ra Mặt khác, phân tích tíndụng cũng quan tâm đến việc kiểm tra tính chân thực của hồ sơ vay vốn mà kháchhàng cung cấp, từ đó nhận định về thái độ trả nợ của khách hàng làm cơ sở quyếtđịnh cho vay

-Bước 3: Quyết định và ký hợp đồng tín dụng

Quyết định tín dụng là quyết định cho vay hoặc từ chối đối với 1 hồ sơ vayvốn của khách hàng Đây là khâu cực kỳ quan trọng trong quy trình tín dụng vì nóảnh hưởng rất lớn đến các khâu sau, ảnh hưởng đến uy tín và hiệu quả hoạt động tíndụng của Ngân hàng Có 2 loại sai lầm cơ bản thường xảy ra trong khâu này:

+ Quyết định chấp thuận cho vay đối với 1 khách hàng không tốt.+ Từ chối cho vay đối với 1 khách hàng tốt

Cả 2 loại sai lầm này đều dẫn đến thiệt hại đáng kể cho Ngân hàng Loại sailầm thứ nhất dễ dẫn đến thiệt hại do nợ quá hạn hoặc nợ không thể thu hồi, tức làthiệt hại về tài chính Loại sai lầm thứ hai dễ dẫn đến thiệt hại về uy tín và mất cơ

Trang 22

hội cho vay.

Nhằm hạn chế sai lầm, trong khâu quyết định tín dụng các Ngân hàngthường chú trọng 2 vấn đề: (1) thu thập và xử lý thông tin một cách đầy đủ và chínhxác làm cơ sở để ra quyết định, (2) trao quyền quyết định cho 1 hội đồng tín dụnghoặc những người có năng lực phân tích và phán quyết

-Bước 4: Giải ngân

Giải ngân là nghiệp vụ cấp tiền cho khách hàng trên cơ sở hạn mức tín dụng

đã ký kết trong hợp đồng Giải ngân phải đảm bảo nguyên tắc vận động của tíndụng gắn liền với vận động của hàng hoá, đó là việc phát tiền vay phải có hàng hoáđối ứng, phù hợp với mục đích vay của hợp đồng tín dụng Phương thức giải ngânphụ thuộc vào nội dung cam kết của hợp đồng Theo tính chất nghiệp vụ, chia làm 2loại:

+ Giải ngân là nghiệp vụ cấp tiền thuần tuý trong hạn mức tín dụng,không đòi hỏi thêm bất cứ điều kiện nào (thường áp dụng cho loại hình chovay tiêu dùng, cho vay hộ sản xuất, mức vay nhỏ)

+ Giải ngân là quyết định cho vay phụ kèm theo với việc cấp tiền khihợp đồng có quy định những điều kiện ràng buộc cho việc giải ngân Trongtrường hợp này có các tình huống: Ngân hàng có thể từ chối cấp tiền vay khinhững điều kiện để đảm bảo môi trường tốt cho khoản tín dụng, những vấn

đề liên quan đến chính sách đầu tư, thuế, những điều kiện về vốn đối ứngkhông được đáp ứng Ngân hàng chỉ cấp tiền vay theo những điều kiện ràngbuộc của hợp đồng nhưng những điều kiện ràng buộc chưa được đáp ứng thìvốn vay chưa được giải ngân

Tuỳ theo mỗi loại và kỹ thuật cho vay khác nhau mà phương pháp giải ngânkhác nhau Thường có các phương pháp chính như:

+ Cho vay mua hàng tồn kho, máy móc thiết bị thì phương pháp giảingân của Ngân hàng là trả thẳng cho bên bán dựa trên các chứng từ cung cấphàng hoá

+ Khi cho vay để thực hiện các dự án đầu tư, việc giải ngân căn cứ

Trang 23

vào khối lượng xây lắp đã hoàn thành Việc phát tiền vay dựa trên cơ sở biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình hoặc hạn mục công trình.

+ Đối với kỹ thuật chiết khấu, cho vay theo tỷ lệ hàng tồn kho, khoảnphải thu, việc giải ngân được thực hiện bằng cách chuyển vào tài khoản tiềngởi thanh toán của người vay

+ Cho vay để mua hàng nông sản, thuỷ sản thì giải ngân theo tiến độmua hàng Cơ sở giải ngân là dựa vào mức tồn kho hàng hoá và biên bảnkiểm tra hàng tồn kho của Ngân hàng

-Bước 5: Giám sát, thu nợ và thanh lý hợp đồng tín dụng

- Giám sát tín dụng: là nhằm kiểm tra việc thực hiện các điều khoản đã camkết theo hợp đồng tín dụng như: Khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích không ?;kiểm soát mức độ rủi ro tín dụng phát sinh trong quá trình sử dụng vốn, theo dõithực hiện các điều khoản cụ thể đã thoả thuận trong hợp đồng, kịp thời phát hiệnnhững vi phạm để có những ứng xử kịp thời, theo dõi và ghi nhận việc thực hiệnquy trình tín dụng của các bộ phận có liên quan tại Ngân hàng Các phương phápgiám sát mà ngân hàng thường áp dụng:

+ Giám sát hoạt động tài khoản của khách hàng tại ngân hàng

+ Phân tích báo cáo tài chính theo định kỳ

+ Viếng thăm và kiểm soát địa điểm hoạt động kinh doanh

+ Kiểm tra việc đảm bảo tiền vay

+ Giám sát hoạt động khách hàng thông qua các mối quan hệ vớikhách hàng khác

+ Giám sát qua những thông tin khác

- Công tác thu nợ: Khách hàng có trách nhiệm và nghĩa vụ trả nợ cho Ngânhàng đúng hạn và đầy đủ như trong cam kết theo hợp đồng Các phương pháp thunợ:

+ Thu gốc và lãi 1 lần ở kỳ hạn trả nợ cuối cùng

+ Thu nợ gốc 1 lần khi đến hạn, thu lãi định kỳ

+ Thu nợ gốc và lãi theo nhiều kỳ hạn

Trang 24

Thủ tục thu nợ: trước ngày đáo hạn trả nợ, Ngân hàng thường thông báo chokhách hàng biết số nợ phải thanh toán và ngày thanh toán bằng các hình thức nhưthông báo bằng thư, qua bưu điện, trực tiếp, bằng điện thoại hay qua mạng Trongquá trình giám sát thu nợ, Ngân hàng thường áp dụng một số biện pháp sau:

+ Điều chỉnh kỳ hạn nợ

+ Chuyển nợ quá hạn các khoản đến hạn nhưng chưa trả được

+ Coi các kỳ hạn sau đều đến hạn và chuyển nợ quá hạn số nợ còn lại.+ Khi đáo hạn mà khách hàng không trả được do nguyên nhân kháchquan, nếu có nhu cầu và hội đủ các điều kiện, Ngân hàng xem xét để gia hạn

nợ Việc gia hạn nợ (kéo dài thời hạn trả) sẽ quay lại giai đoạn 2

+ Đảo nợ: là ký hợp đồng mới để thanh lý hợp đồng cũ Phương phápnày chỉ áp dụng trong một số trường hợp nhất định như Ngân hàng cho vaykhách hàng thuộc đối tượng trung dài hạn do khách hàng không có nguồnvốn tương ứng hay do nhu cầu quản trị danh mục cho vay Ngân hàng phảicấu trúc lại nợ, có sự thay đổi, dịch chuyển giữa các loại cho vay nhưng tổng

dư nợ tại Ngân hàng không thay đổi

- Tái xét tín dụng và phân hạn tín dụng: Tái xét tín dụng là việc tiến hànhphân tích tín dụng trong điều kiện khoản tín dụng đã được cấp nhằm đánh giá chấtlượng của khoản tín dụng, qua đó phát hiện các rủi ro để có hướng giải quyết kịpthời Từ đó đánh giá được hiện trạng tín dụng của Ngân hàng Cách thức tái xét tíndụng:

+ Nghiên cứu, dự đoán những khả năng đối lập với hiện trạng tài chính của khách hàng, nhất là khả năng gây bất lợi cho Ngân hàng

+ Thẩm định khả năng trả nợ của khách hàng và những biến động về nguồn trả nợ

+ Đánh giá lại năng lực của khách hàng trong lĩnh vực kinh doanh của

họ và cách xử lý tình huống mới

+ Đánh giá lại khả năng trả nợ của khách hàng dưới sự tác động củanhững thay đổi trong chính sách kinh tế của đất nước

Trang 25

+ Kiểm tra hồ sơ tín dụng, đảm bảo trong hồ sơ có chứa tất cả những thông tin cần thiết để có thể thẩm định khoản tín dụng đã cấp.

+ Kiểm tra quá trình giám sát tín dụng của nhân viên Ngân hàng.Sau khi tái xét tín dụng, Ngân hàng sẽ xếp loại các khoản tín dụng được xemxét theo các tiêu chí khác nhau như: theo chất lượng tín dụng, theo khả năng hoạtđộng, quy mô nhu cầu vay của khách hàng, theo khả năng thu hồi

Tổ chức xem xét và phân loại phụ thuộc vào khả năng quản trị, trình độnghiệp vụ, quy mô kinh doanh Ngân hàng, đây được xem là công tác thanh tra,kiểm soát nội bộ, đảm bảo cho hoạt động tín dụng an toàn, đúng hướng và có hiệuquả Đối với Ngân hàng lớn, việc tổ chức hoạt động này được thực hiện ở bộ phậnđộc lập và trực thuộc Giám đốc Đối với Ngân hàng có quy mô vừa, bộ phận nàyđược tổ chức ở phòng tín dụng và được giao cho một vài nhân viên chuyên thựchiện nhiệm vụ này Đối với những Ngân hàng quy mô nhỏ, việc xem xét lại tíndụng do các nhân viên tín dụng đảm nhận Các giấy tờ trong giai đoạn này được bổsung vào hồ sơ tín dụng

- Xử lý nợ quá hạn, nợ có vấn đề: Nợ quá hạn là những khoản nợ không hoàntrả đúng hạn, không được phép và không đủ điều kiện gia hạn nợ Trong trường hợpnày, Ngân hàng chuyển sang nợ quá hạn và áp dụng các biện pháp khắt khe đểnhanh chóng thu hồi nợ đầy đủ Có 2 hướng để xử lý nợ quá hạn là khai thác vàthanh lý

Trang 26

khuynh hướng khách hàng mạo hiểm kinh doanh để có tỷ suất lợi nhuận cao nhất, nhằm bù đắp chi phí tiền vay dẫn đến rủi ro cao.

+Do sử dụng vốn vay sai mục đích

+Do những lý do khách quan như: thiên tai, biến động của thị trường,

+Do khách hàng cố tình không muốn trả nợ

-Rủi ro tín dụng từ phía Ngân hàng gây ra:

+Do quá trình thẩm định cho vay không nắm bắt được xu hướng củathị trường về hoạt động sản xuất dịch vụ mà khách hàng xin vay có được thịtrường chấp nhận hay không

+Do sai lầm trong quy trình cho vay như bỏ qua giai đoạn giám sát tín

Trang 27

+Do thiếu thông tin về khách hàng

+Do đánh giá sai về tài sản thế chấp, cầm cố về tính chất pháp lý vàgiá trị thực tế của tài sản

+Do tính toán mức cho vay không phù hợp với khách hàng, định kỳhạn nợ không đúng với chu kỳ SXKD của khách hàng, cho vay vượt quá khảnăng trả nợ của khách hàng

-Rủi ro do môi trường kinh doanh bất ổn: Hiện nay, ở nước ta hành lang pháp lý chưa được đồng bộ và ổn định, gây ảnh hưởng không tốt đến hoạt động củaNgân hàng

+Luật Dân sự và Luật Ngân hàng còn tồn tại những điểm chưa thống nhất dẫn đến khó khăn trong việc xử lý nợ của Ngân hàng

+Sự biến động của điều kiện kinh tế xã hội, khủng hoảng kinh tế, tỷ giá ngoại tệ

1.1.6.3.Biểu hiện của rủi ro tín dụng

Biểu hiện của rủi ro tín dụng đó chính là nợ xấu của Ngân hàng ngày càng cao Theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN và quyết định sửa đổi bổ sung số18/2007/QĐ-NHNN, việc phân loại nợ và nợ xấu gồm có:

Trang 28

-Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn): các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày.

-Nhóm 2 (Nợ cần chú ý): các khoản nợ quá từ 10 ngày đến 90 ngày

-Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn): các khoản nợ quá từ 91 ngày đến 180 ngày.-Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ): các khoản nợ quá từ 181 ngày đến 360 ngày

-Nhóm 5 ( Nợ có khả năng mất vốn): các khoản nợ quá trên 360 ngày

Nợ xấu là những khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4, 5

1.1.7.Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng

1.1.7.1.Doanh số cho vay: là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng màNgân hàng cho khách hàng vay trong một thời gian nhất định bao gồm vốn đã thuhồi hay chưa thu hồi

1.1.7.2.Doanh số thu nợ: là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng màNgân hàng thu về được khi đáo hạn vào một thời điểm nhất định

1.1.7.3.Dư nợ cho vay: là chỉ tiêu phản ánh khoản tín dụng mà Ngân hàng đãcho vay và chưa thu được vào một thời điểm nhất định

Công thức tính:

Tỷ lệ nợ xấu = (Nợ xấu/Tổng nợ xấu) x 100%

1.1.7.5.Vòng quay vốn tín dụng (vòng): chỉ tiêu này đo lường tốc độ luânchuyển vốn tín dụng của Ngân hàng, phản ánh số vốn đầu tư được quay vòng nhanhhay chậm Nếu số lần vòng quay vốn tín dụng càng cao thì đồng vốn của Ngân hàngquay càng nhanh, đạt hiệu quả cao

Công thức tính:

Vòng quay vốn tín dụng = Doanh số thu nợ / Dư nợ bình quân

Dư nợ bình quân = (Dư nợ đầu năm + Dư nợ cuối năm)/2

Trang 29

1.1.7.6.Hệ số thu nợ (%): Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả tín dụngtrong việc thu nợ của Ngân hàng Nó phản ánh trong một thời kỳ nào đó vớidoanh số cho vay nhất định, Ngân hàng sẽ thu được bao nhiêu đồng vốn Hệ

số này càng cao càng tốt

Công thức tính:

Hệ số thu nợ = (Doanh số thu nợ /Doanh số cho vay) x 100%

1.1.7.7.Dư nợ / Vốn huy động (%)-Chỉ tiêu này phản ánh Ngân hàng cho vay được bao nhiêu so với nguồn vốn huy động, nó còn nói lên khả năng huy động vốn tại địa phương của Ngân hàng

- Chỉ tiêu này lớn thể hiện vốn huy độg tham gia vào dư nợ ít, khảnăng huy động vốn của Ngân hàng chưa tốt

1.2.Những quy định về cho vay

1.2.1.Nguyên tắc cho vay: Khách hàng vay vốn phải đảm bảo các nguyên tắc

Trang 31

1.2.3.Các điều kiện giới hạn và hạn chế cho vay

-Các giới hạn khi cho vay:

+ Tổng dư nợ cho vay đối với khách hàng không được vượt quá 15%vốn tự có của Ngân hàng, trừ trường hợp đối với những khoản cho vay từnguồn vốn ủy thác của Chính phủ, các tổ chức và cá nhân

+ Trong trường hợp đặc biệt, Ngân hàng chỉ được cho vay vượt quámức giới hạn cho vay theo quy định khi được Thủ tướng Chính phủ chophép với từng trường hợp cụ thể

+ Việc xác định vốn tự có của Ngân hàng để làm căn cứ tính toán giớihạn cho vay được thực hiện theo quy định của NHNN Việt Nam

-Ngân hàng không được cho vay không có bảo đảm, cho vay với những điều kiện ưu đãi về lãi suất, về mức cho vay đối với:

+ Tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên có trách nhiệm kiểm toán tại TCTD cho vay, thanh tra viên thực hiện nhiệm vụ thanh tra tại TCTD cho vay, kế toán trưởng các TCTD

+ Các cổ đông lớn của TCTD

+ Doanh nghiệp có một đối tượng quy định tại khoản 1 điều 77 luậtcác TCTD sở hữu trên 10% vốn điều lệ của Doanh nghiệp đó

1.2.4.Đối tượng cho vay

-Ngân hàng cho vay các đối tượng:

+Giá trị vật tư hàng hóa, máy móc thiết bị và các khoản chi phí đểkhách hàng thực hiện các dự án SXKD cung cấp dịch vụ phục vụ đời sống vàđầu tư phát triển

+Số tiền thuế xuất khẩu khách hàng phải nộp để làm thủ tục xuất khẩu

mà lô hàng đó Ngân hàng có tham gia cho vay

+Số tiền lãi vay Ngân hàng trong thời gian thi công chưa bàn giao vàđưa tài sản cố định mà khoản trả lãi được tính bằng giá trị tài sản cố định đó.-Ngân hàng không cho vay các đối tượng:

Trang 33

+Số tiền thuế phải nộp trừ các khoản tiền thuế xuất khẩu quy định ở

+Số tiền để trả nợ gốc và lãi vay của các TCTD hoặc Ngân hàng khác.+Số tiền vay trả cho chính Ngân hàng trừ trường hợp cho vay để trảlãi trong thời gian thi công các công trình có vay vốn trung và dài hạn như đãquy định ở trên

1.2.5.Lãi suất cho vay

-Mức lãi suất cho vay do Ngân hàng và khách hàng thỏa thuận phù hợp vớiquy định của NHNN Việt Nam

-Mức lãi suất áp dụng đối với khoản nợ gốc quá hạn do Ngân hàng ấn định

và thỏa thuận với khách hàng trong hợp đồng tín dụng nhưng không vượt quá 15% lãi suất cho vay áp dụng trong thời hạn cho vay đã được ký hoặc điều chỉnh trong hợp đồng tín dụng

1.3.Lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn

1.3.1.Quan niệm về nông nghiệp, nông thôn

- Nông thôn: là khái niệm dùng để chỉ một địa bàn mà ở đó sản xuất nôngnghiệp chiếm tỷ trọng lớn Nông thôn có thể được xem xét trên nhiều góc độ vềkinh tế, chính trị, văn hóa Nông thôn không đơn thuần là khu vực xã hội mà cũng

là khu vực kinh tế - kinh tế nông thôn Trong địa bàn nông thôn ngoài nông nghiệpcòn có công nghiệp, dịch vụ thường gọi là các hoạt động phi nông nghiệp

- Nông nghiệp: theo nghĩa hẹp là ngành sản xuất ra của cải vật chất mà conngười phải dựa vào quy luật sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi để tạo ra sản phẩmlương thực, thực phẩm Nông nghiệp theo nghĩa rộng còn bao gồm cả lâm nghiệp vàngư nghiệp Như vậy, nông nghiệp là ngành sản xuất phụ thuộc rất nhiều vào tựnhiên, có năng suất lao động thấp, là ngành sản xuất mà việc ứng dụng tiến bộ khoahọc kỹ thuật còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế

1.3.2.Vai trò của kinh tế nông nghiệp, nông thôn

- Cung cấp lương thực, thực phẩm cho xã hội

- Cung cấp nguyên liệu để phát triển công nghiệp nhẹ

Trang 34

- Là thị trường quan trọng của các ngành công nghiệp và dịch vụ.

- Phát triển nông nghiệp, nông thôn là cơ sở để ổn định kinh tế, chính trị, xã hội, đảm bảo thắng lợi tiến trình CNH-HĐH đất nước

1.3.3.Đặc điểm của vốn đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn

- Chu kỳ sản xuất mang tính thời vụ trong nông nghiệp làm cho quá trình luân chuyển vốn đầu tư chậm chạp, kéo dài thời gian thu hồi vốn

- Sự tác động của vốn vào sản xuất không phải trực tiếp mà thông qua đất đai, cây trồng, vật nuôi

- Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên nên quá trình

sử dụng vốn đầu tư trong nông nghiệp gặp nhiều rủi ro, gây tổn thất hoặc giảm hiệu quả sử dụng vốn

- Năng suất ruộng đất và năng suất lao động còn thấp nên khả năng thu hútvốn đầu tư chưa cao

1.3.4 Quan điểm, chủ trương của Đảng về phát triển nông nghiệp, nông thôn

Nông nghiệp là ngành sản xuất truyền thống của nước ta từ ngàn đời nay và

là lĩnh vực luôn được Đảng, Nhà nước ta đặc biệt coi trọng, là cơ sở và lực lượng

để phát triển kinh tế-xã hội bền vững, ổn định chính trị, bảo đảm an ninh, quốcphòng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái.

Trong những năm gần đây, nông nghiệp được coi là nền tảng bền vững, cơ sở đểphát triển CNH-HĐH Dưới sự lãnh đạo của Đảng, ngành nông nghiệp đã đạt đượcnhiều thành tựu, tỷ trọng xuất khẩu từ sản phẩm nông nghiệp tăng trưởng cao, một

số sản phẩm đã đứng hàng đầu trong cung ứng cho thị trường thế giới Tuy nhiên,

để thoát khỏi những hạn chế như sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, áp dụng khoa học kỹthuật chưa nhiều, cơ giới hóa thấp… Đảng ta đã xác định đột phá mạnh mẽ trên cơ

sở bổ sung, thay đổi một số quan điểm, mục tiêu để phát triển nông nghiệp Nghịquyết 26-NQ/TƯ ra ngày 5-8-2008 về nông nghiệp, nông dân và nông thôn đượcthông qua tại Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương khóa X đã thể hiệnquyết tâm của Đảng ta trong việc đẩy mạnh đổi mới sản xuất nông nghiệp, nông

Trang 35

thôn và nông dân Nghị quyết cũng đã chỉ rõ những hạn chế của thực trạng sản xuấtnông nghiệp: “Nông nghiệp phát triển còn kém bền vững, tốc độ tăng trưởng có xuhướng giảm dần, sức cạnh tranh thấp, chưa phát huy tốt nguồn lực cho phát triểnsản xuất; nghiên cứu, chuyển giao khoa học - công nghệ và đào tạo nguồn nhân lựccòn hạn chế Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đổi mới cách thức sản xuất trongnông nghiệp còn chậm, phổ biến vẫn là sản xuất nhỏ, phân tán; năng suất, chấtlượng, giá trị gia tăng nhiều mặt hàng thấp” Nghị quyết 26 cũng đã vạch ra mụctiêu “Xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững,sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranhcao, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia cả trước mắt và lâu dài”; đồngthời khẳng định “Cần đẩy nhanh tiến độ quy hoạch sản xuất nông nghiệp trên cơ sởnhu cầu thị trường và lợi thế từng vùng, sử dụng đất nông nghiệp tiết

kiệm, có hiệu quả, duy trì diện tích đất lúa đảm bảo vững chắc an ninh lương thựcquốc gia ”

Về đầu tư cho khu vực nông nghiệp và nông thôn, Nghị quyết Trung ươnglần thứ 7 xác định: Tăng đầu tư phát triển cho khu vực nông nghiệp, nông thôn, tăngmạnh đầu tư ngân sách Nhà nước ngay từ năm 2009 và bảo đảm 5 năm sau cao gấp

2 lần 5 năm trước Vì vậy, tín dụng cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn luôn đượcĐảng và Nhà nước quan tâm, chú trọng, thể hiện qua các Nghị quyết, Nghị định củaĐảng, Chính phủ, cùng các văn bản chỉ đạo của NHNN, đặc biệt là Nghị định41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ với mục đích nhằm khơi thôngnguồn vốn tới nông thôn, nông dân, đồng thời có sự bổ sung, phát triển và khắcphục những tồn tại của các văn bản quy định trước đây, góp phần thực hiện xóa đóigiảm nghèo, nâng cao đời sống và từng bước thực hiện CNH - HĐH nông nghiệp,nông thôn; Khuyến khích các TCTD cho vay vốn để đầu tư phát triển nông nghiệp,nông thôn, nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Trang 36

CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG PHÁT TRIỂNNÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN TẠI NHNo & PTNT VIỆT NAM

CHI NHÁNH HUYỆN THANH BÌNH – TỈNH ĐỒNG THÁP

- 2.1.Khái quát về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội của HuyệnThanh Bình – Tỉnh Đồng Tháp

** -2.1.1.Điều kiện tự nhiên

2.1.1.1.Vị trí địa lýThanh Bình là một huyện vùng sâu, thuộc vùng trọng điểm sản xuấtlương thực của Tỉnh Đồng Tháp, phía tây bắc giáp Huyện Hồng Ngự, phíatây và tây nam giáp Tỉnh An Giang, phía đông và đông bắc giáp Huyện TamNông, phía đông nam giáp Thành phố Cao Lãnh Tổng diện tích tự nhiên là341,62 km2, dân số 162.870 người, trong đó dân số ở nông thôn là 148.815người, thành thị là 14.055 người, mật độ dân số trung bình là 476 người/km2,

có 55 ấp Huyện Thanh Bình được chia làm 13 đơn vị hành chính bao gồm:

01 thị trấn và 12 xã, trung tâm hành chính đặt tại thị trấn Thanh Bình (Nguồn: tài liệu UBND huyện Thanh Bình năm 2009)

2.1.1.2.Địa hìnhThanh Bình là vùng có địa hình tương đối bằng phẳng và thấp, diệntích mặt nước khá lớn, đất đai phì nhiêu màu mỡ, Thanh Bình được phânđịnh gồm 3 vùng: vùng cù lao, vùng ven và vùng sâu Do vậy, việc phát triểnnông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là các loại cây, con phục vụ chocông nghiệp chế biến rất thích hợp Đặc biệt vùng bài bồi ven sông được tậndụng để nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao

2.1.1.3.Khí hậu, thủy sảnHuyện Thanh Bình cũng như các địa phương khác của Tỉnh ĐồngTháp có khí hậu mang đặc tính nhiệt đới gió mùa quanh năm, với 2 mùa mưa

và nắng rõ rệt, mùa mưa thường từ tháng 5 – tháng 11 và mùa nắng từ tháng

12 – tháng 4 của năm sau Do đó đặc điểm khí hậu thuận lợi cho ngành nông

Trang 37

nghiệp phát triển toàn diện về cơ cấu cây trồng, vật nuôi.

Chế độ thủy văn theo 2 mùa: mùa lũ và mùa khô với 2 đỉnh thủy triều trongngày Mùa lũ thường từ tháng 7 – tháng 11 và mùa khô từ tháng 12 – tháng 6 nămsau Đặc biệt với diện tích mặt nước rộng lớn vào mùa lũ là lợi thế để phát triểnnuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế như: vùng nuôi cá tra, cá basa, xen canh nuôitôm càng xanh, cá rô,

2.1.2.Tình hình kinh tế-xã hội

Trong những năm gần đây, mặc dù tình hình kinh tế-xã hôi có nhiều yếu tốkhông thuận lợi, lạm phát tăng cao,… nhưng với sự nỗ lực phấn đấu của các cấp,các ngành và toàn thể nhân dân, nên tình hình kinh tế - xã hội của Huyện vẫn pháttriển theo hướng tích cực, cụ thể:

+Năm 2010: tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 15,04%

+Năm 2011: tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 14,75%

+Năm 2012: tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 10,12%

Các chỉ tiêu chủ yếu của huyện như: huy động vốn đầu tư, sản lượng lúa, sảnlượng nuôi trồng thủy sản,… trong 3 năm vừa qua đều đạt và vượt kế hoạch, cácchính sách an sinh xã hội được quan tâm thực hiện tốt, an ninh chính trị và trật tự antoàn xã hội được ổn định

2.1.3.Đánh giá chung về ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đến phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn tại Huyện Thanh Bình

2.1.3.1.Thuận lợi

-Huyện Thanh Bình có vị trí địa lý gần với Thành phố Cao Lãnh – Trung tâmkinh tế của Tỉnh Đồng Tháp, giáp tỉnh An Giang,… là thị trường lớn cho việc tiêuthụ nông sản

-Diện tích đất nông nghiệp lớn, đất đai màu mỡ, thích hợp cho việc canh táclúa, các loại cây ăn quả và các loại hoa màu như: ớt, dưa hấu,… Bên cạnh đó diệntích mặt nước cũng tương đối lớn thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản như: cá tra,

cá basa,…

-Người dân có kinh nghiệm lâu năm, đồng thời cũng từng bước tiếp thu

Trang 38

khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp.

-Giao thông thuận lợi, cơ sở hạ tầng từng bước được nâng cấp tạođiều kiện cho việc tiêu thụ và mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản

-Chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn luôn được lãnhđạo Huyện và các ban ngành đoàn thể, tổ chức kinh tế quan tâm và coi đây lànhiệm vụ trọng tâm trong tiến trình phát triển kinh tế của Huyện

2.1.3.2.Khó khăn-Sản xuất nông nghiệp vẫn còn nhỏ lẻ, manh múng, chưa ứng dụngnhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật,… nên người dân vẫn còn gặp nhiều khókhăn trong khâu sản xuất và tiêu thụ

-Ảnh hưởng chung của nền kinh tế làm cho giá cả nguyên vật liệu đầuvào cho sản xuất nông nghiệp tăng cao, trong khi giá tiêu thụ đầu ra lạikhông tăng (hoặc tăng rất ít) làm ảnh hưởng đến đời sống của người dân

-Điều kiện thời tiết biến đổi bất thường, mùa nước lũ về sớm ảnhhưởng đến sản xuất lúa vụ Thu đông, thiệt hại về cơ sở hạ tầng, gây dịch hạitrên cây trông, vật nuôi

2.2.Giới thiệu về NHNo & PTNT Việt Nam chi nhánh Huyện Thanh Bình

-Tên giao dịch: Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Việt Nam –Chi nhánh Huyện Thanh Bình – Tỉnh Đồng Tháp

-Địa chỉ: 122 Quốc lộ 30 – Thị Trấn Thanh Bình – Đồng Tháp

-Hình thái pháp lý: Doanh nghiệp Nhà nước

-Lĩnh vực hoạt động: kinh doanh tiền tệ, dịch vụ

Trang 39

Từ những ngày đầu mới thành lập, điều kiện hoạt động cũng như cơ sở vậtchất còn thiếu thốn, NHNo & PTNT Việt Nam chi nhánh Huyện Thanh Bình đãtừng bước khắc phục những khó khăn bằng sự cố gắng của toàn thể cán bộ nhânviên, thực hiện đúng các đường lối, chủ trương chính sách của Huyện Ủy, UBNDHuyện Thanh Bình,… Với phương châm “ Agribank mang phồn thịnh đến vớikhách hàng”, mục tiêu của Ngân hàng là góp phần xóa đói giảm nghèo cho nhândân, hướng vào các thành phần kinh tế thực sự khó khăn, thiếu chi phí SXKD Đếnnay đã có rất nhiều hộ dân vươn lên thoát cảnh đói nghèo nhờ vào nguồn vốn vaycủa Ngân hàng, mặt khác Ngân hàng đã từng bước chiếm lĩnh thị phần trên địa bànHuyện, tạo kênh chuyển tải vốn hiệu quả, mở ra nhiều hướng đầu tư mới góp phầnđưa các nghị quyết của Đảng vào đời sống, xây dựng địa phương ngày càng pháttriển bền vững… Ngoài ra, còn có hình thức cho vay phục vụ đời sống ngày càngtăng cao giúp cho đời sống của người dân ngày một cải thiện hơn trước Bên cạnh

đó, Ngân hàng còn phát triển các sản phẩm- dịch vụ đa dạng và phong phú như dịch

vụ chuyển tiền trong và ngoài nước, phát hành thẻ ATM, thu đổi ngoại tệ, bán chéocác sản phẩm bảo hiểm…

2.2.2.Cơ cấu tổ chức, chức năng của các phòng ban

Trang 40

chính

nhân

sự

Ngày đăng: 24/04/2019, 08:14

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w