1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

DỊCH VỤ Y TẾ CÔNG Ở VIỆT NAM

18 56 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 45,93 KB

Nội dung

Tóm lại, có nhiều quan niệm về dịch vụ y tế được phát biểu dưới những góc độ khác nhau nhưng tựu chung thì: Dịch vụ y tế chính là một loại hàng hóa dịch vụ công đặc thù, đáp ứng những nh

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU

1 Khái niệm về dịch vụ y tế

2 Phân loại dịch vụ y tế

3 Thực trạng cung ứng dịch vụ y tế ở Việt Nam

3.1.Những mặt tích cực

3.2.Những mặt hạn chế

4 Một số ý kiến đề xuất nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ công y tế ở Việt Nam

4.1 Kinh nghiệm quốc tế

4.2 Giải pháp cho Việt Nam

KẾT LUẬN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Đời sống kinh tế – xã hội là hình thức biểu hiện cao nhất, tiến bộ nhất của con người, khác xa với các hoạt động khác có trong thế giới tự nhiên ở chỗ con người nhận thức được thực tại khách quan và các quy luật tự nhiên Để phát triển kinh tế – xã hội thì yếu tố quyết định phải chính là con người và mục tiêu của phát triển kinh tế – xã hội phải hướng tới duy trì sự tồn tại, phát triển của con người Muốn vậy, con người phải có được một thể lực và trí lực thích hợp nhất, trong đó thể lực lại là tiền đề cho tạo ra và nâng cao trí lực Do đó, các hoạt động y tế là không thể thiếu được trong đời sống con người Tuy mỗi con người

có cuộc sống khác nhau nhưng các hoạt động y tế lại đóng vai trò tác động chung tới từng người nhằm duy trì và phát triển giống nòi

Qua những tác động to lớn của y tế tới đời sống con người như vậy cho nên mỗi quốc gia trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội rất chú trọng và lấy mục tiêu chăm sóc sức khoẻ cho con người làm gốc Chính vì những lẽ đó, em

xin được làm tiểu luận Cung ứng dịch vụ về y tế, thực trạng và giải pháp để có

thể đưa ra được nhiều khía cạnh về dịch vụ công y tế tại Việt Nam hiện nay

Trang 3

1 Khái niệm về dịch vụ y tế

Trong cuộc sống, con người luôn luôn có nhu cầu chăm sóc sức khoẻ không những của bản thân mà của cả gia đình Không chỉ khi mắc bệnh thì con người mới có nhu cầu được chạy chữa mà ngay cả lúc khoẻ mạnh chúng ta vẫn

có nhu cầu chăm sóc sức khoẻ

Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO): Dịch vụ y tế bao gồm tất cả các dịch

vụ về chẩn đoán, điều trị bệnh tật và các hoạt động chăm sóc, phục hồi sức khoẻ Chúng bao gồm các dịch vụ y tế cá nhân và các dịch vụ y tế công cộng

Theo PGS.TS Lê Chi Mai: Dịch vụ y tế bao gồm dịch vụ về khám chữa bệnh, tiêm chủng, phòng chống bệnh tật… Đây được xem như một quyền cơ bản của con người, vì vậy không thể để cho thị trường chi phối mà đó là trách nhiệm của nhà nước

Tóm lại, có nhiều quan niệm về dịch vụ y tế được phát biểu dưới những góc độ khác nhau nhưng tựu chung thì: Dịch vụ y tế chính là một loại hàng hóa dịch vụ công đặc thù, đáp ứng những nhu cầu cơ bản của người dân và cộng đồng bao gồm hai nhóm dịch vụ thuộc khu vực công mở rộng: Nhóm dịch vụ khám, chữa bệnh theo yêu cầu (mang tính chất hàng hóa tư nhiều hơn có thể áp dụng cơ chế cạnh tranh trong thị trường này) và nhóm dịch vụ y tế công cộng như phòng chống dịch bệnh (mang tính chất hàng hóa công nhiều hơn)…do Nhà nước hoặc tư nhân đảm nhiệm

2 Phân loại dịch vụ y tế

Căn cứ vào thời gian cung ứng dịch vụ có: Dịch vụ được tiêu dùng nhanh, Dịch vụ tiêu dùng

Căn cứ vào tính chất công cộng hay cá nhân của dịch vụ, thì dịch vụ y tế gồm ba loại: dịch vụ y tế công cộng, dịch vụ y tế cho các đối tượng cần chăm sóc ưu tiên và dịch vụ y tế cá nhân

Căn cứ theo tiêu thức của WTO: Các dịch vụ y tế nha khoa, Các dịch vụ

hộ sinh, y tá, vật lý trị liệu và nhân viên kỹ thuật y tế cung cấp; Các dịch vụ bệnh viện; Các dịch vụ y tế khác

Trang 4

3 Thực trạng cung ứng dịch vụ y tế

3.1.Những mặt tích cực

Nổi bật trong kết quả hoạt động của ngành Y tế năm 2016 là 10 thành tựu đáng ghi nhớ: Đổi mới, đột phá và triển khai đồng bộ các giải pháp hướng tới sự hài lòng của người bệnh, trong đó tập trung vào đổi mới toàn diện phong cách, thái hộ phục vụ của nhân viên y tế đôi với người bệnh, xây dựng môi trường bệnh viện xanh-sạch-đẹp và quản lý hiệu quả các dịch vụ ngoài y tế; Chỉ số cải cách hành chính của Bộ tăng 9 bậc, xếp thứ 8/19 bộ, ngành;

Tỷ lệ dân số tham gia BHYT đạt 81,7%, vượt mục tiêu Quốc hội giao là 5,7%; Đưa chính sách mang thai hộ theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình sửa đổi năm 2014 vào cuộc sống, năm 2016 đã có 30 em bé ra đời bằng phương pháp mang thai hộ;

Tiếp tục đổi mới cơ chế tài chính, đưa tiền lương vào giá dịch vụ khám, chữa bệnh BHYT tại 36 tỉnh, thành phố: Đề án xây dựng và phát triển mạng lưới

y tế cơ sở trong tình hình mới được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 2348/QĐ-TTg ngày 05/12/2016, làm cơ sở quan trọng để củng cố, đổi mới

tổ chức bộ máy, cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính, phát triển nguồn nhân lực của y tế cơ sở;

Sản xuất thành công vắc xin phối hợp sởi – rubella và dự kiến đưa vào Tiêm chủng mở rộng từ năm 2017;

Lần đầu tiên tại Việt Nam, thực hiện phẫu thuật nội soi bằng robot cho người lớn; Bộ mã danh mục dùng chung trong quản lý khám, chữa bệnh và thanh toán BHYT được xây dựng và triển khai rộng rãi, hoàn thành việc kết nối liên thông cơ sở dữ liệu giữa cơ sở khám, chữa bệnh với cơ quan BHXH;

Việt Nam được bầu vào Ban chấp hành của Tổ chức y tế thế giới, nâng cao vị thế của Việt Nam và tạo điều kiện cho ngành y tế tiếp nhận các hỗ trợ về tài chính, kỹ thuật

3.2 Những mặt hạn chế

3.2.1 Hệ thống các cơ sở y tế chưa đáp ứng được nhu cầu

Thách thức trước tiên là hệ thống các cơ sở y tế chưa đáp ứng được nhu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong điều kiện kinh tế xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu của người dân ngày càng tăng, cơ cấu bệnh tật

Trang 5

thay đổi, biến đổi khí hậu, già hóa dân số: Thiếu các cơ sở chăm sóc sức khỏe người già, các bệnh không lây nhiễm, các cơ sở nghiên cứu y sinh học…

Việc thực hiện mô hình trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh và mô hình trung tâm y tế huyện 2 chức năng còn chậm nên vẫn còn nhiều đầu mối, thiếu thống nhất, nhất là ở tuyến cơ sở dẫn đến tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực, chi phí hành chính tăng và hiệu quả hoạt động chưa cao

Hoạt động y tế cơ sở và chăm sóc sức khỏe ban đầu chưa thực sự quan tâm đến việc củng cố và phát triển y tế cơ sở, chăm sóc sức khỏe ban đầu, cơ sở vật chất còn nghèo nàn, nhân lực còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng nên người dân chưa tin tưởng, vượt tuyến gây quá tải ở tuyến trên Đầu tư cho y tế

cơ sở còn thấp, tỷ lệ chi khám, chữa bệnh BHYT tại xã mới đạt khoảng 3 - 4% tổng chi khám, chữa bệnh BHYT, nếu tính cả tuyến huyện mới đạt tỷ trọng 32%, trong khi tỷ lệ sử dụng dịch vụ KCB BHYT của tuyến huyện và xã là 72%

Về y tế dự phòng, một số bệnh truyền nhiễm lưu hành như sốt xuất huyết, tay chân miệng mặc dù tỷ lệ mắc có giảm qua các năm nhưng vẫn còn ở mức cao; các bệnh dịch có vắc xin phòng bệnh vẫn có nguy cơ bùng phát trở lại như sởi, bạch hầu, ho gà, viêm gan B Việc kiểm soát các yếu tố hành vi nguy cơ đến sức khỏe, dự phòng, phát hiện sớm các bệnh không lây nhiễm chưa cao Tổ chức

hệ thống và nhân lực làm công tác quản lý môi trường y tế tại các địa phương còn chưa đáp ứng yêu cầu trong bối cảnh ô nhiễm môi trường ngày càng tăng cao, nhận thức và ý thức của cộng đồng, sự quan tâm đầu tư của địa phương còn hạn chế

Về an toàn thực phẩm, tình hình ngộ độc thực phẩm còn diễn biến phức tạp, khó kiểm soát Các vi phạm về VSATTP trong sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm vẫn diễn ra phổ biến do ý thức tuân thủ các quy định của pháp luật còn hạn chế, doanh nghiệp vì lợi nhuận nên kinh doanh, sử dụng chất cấm trong trồng trọt và chăn nuôi, chế biến thực phẩm, trong khi chế tài xử phạt chưa đủ sức răn đe

Về khám, chữa bệnh, tình trạng quá tải ở một số bệnh viện trung ương và tuyến cuối đã bước đầu được cải thiện nhưng chưa bền vững do năng lực, chất lượng dịch vụ y tế ở các cơ sở y tế tuyến dưới vẫn chưa được cải thiện căn bản, nhiều cơ sở tuyến huyện còn dưới tải; tỷ lệ hài lòng của người bệnh tăng nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu Công tác kế thừa, nghiên cứu ứng dụng và nghiên cứu kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại có một số khởi sắc nhưng

Trang 6

nhìn chung vẫn còn nhiều hạn chế, tiến độ nghiên cứu còn chậm, tính thực tiễn

và khả năng ứng dụng chưa cao

Đầu tư từ ngân sách nhà nước cho y tế còn thấp, đặc biệt đối với y tế dự phòng và y tế cơ sở, đầu tư một số bệnh viện trung ương tuyến cuối theo Quyết định 125, một số bệnh viện y học cổ truyền theo Quyết định 362 của Thủ tướng Chính phủ còn chậm so với tiến độ yêu cầu Tỷ lệ chi từ tiền túi của hộ gia đình cho chăm sóc sức khỏe còn ở mức cao (39,47%)

Việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế theo lộ trình tính đúng, tính đủ chi phí theo Nghị định 16 của Chính phủ còn chậm do ảnh hưởng đến chỉ số giá tiêu dùng Các chính sách khuyến khích, ưu đãi các cơ sở y tế tư nhân chưa đủ mạnh Việc liên doanh, liên kết lắp đặt trang thiết bị y tế trong các cơ sở y tế công lập tuy kết quả có nhiều mặt tích cực nhưng cũng còn có tình trạng lạm dụng kỹ thuật, xét nghiệm, chiếu chụp

3.2.2 Khó mở rộng bảo hiểm y tế

Người dân chưa tham gia BHYT vẫn còn khoảng 18% dân số, việc mở rộng đối với đối tượng còn lại này là rất khó khăn do chủ yếu là người cận nghèo, người thuộc hộ gia đình làm nông, lâm, ngư và diêm nghiệp có mức sống trung bình Mệnh giá BHYT còn thấp, khả năng cân đối quỹ BHYT và chia sẻ rủi ro còn thấp trong khi nhu cầu khám chữa bệnh (KCB) ngày càng cao, kỹ thuật y tế phát triển, thông tuyến BHYT và điều chỉnh giá dịch vụ BHYT

Vẫn còn có sự chênh lệch lớn về chất lượng dịch vụ y tế và các chỉ số về sức khỏe của người dân giữa các vùng, miền Tỷ lệ tử vong mẹ và tử vong trẻ

em vẫn còn ở mức cao và giảm chậm, nhất là ở khu vực miền núi, vùng cao Tỷ

lệ suy dinh dưỡng trẻ em thể thấp còi còn cao, nhất là ở vùng nông thôn, khu vực Tây Nguyên, Trung du và Miền núi phía Bắc, trong khi tỷ lệ thừa cân, béo phì ở trẻ em đang gia tăng ở khu vực thành thị Nguy cơ mất cân bằng giới tính khi sinh vẫn còn cao

Công nghiệp dược phẩm phát triển chậm, tỷ lệ thuốc sản xuất trong nước còn thấp, chưa phát huy được tiềm năng, thế mạnh của nguồn dược liệu phong phú, đa dạng trong nước Tỷ lệ sử dụng kháng sinh, biệt dược còn cao, nguy cơ kháng thuốc chống vi trùng đang gia tăng Công tác kiểm tra, kiểm soát nguồn gốc và chất lượng dược liệu sử dụng trong sản xuất thuốc đông y, thuốc từ dược liệu và sử dụng trong các cơ sở khám chữa bệnh YHCT còn chưa được tốt

Trang 7

3.2.3 Nhân lực y tế : Thiếu và yếu

Tình trạng thiếu CBYT diễn ra khắp cả nước Theo kết quả khảo sát của Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế), số lượng nhân lực y tế cho lĩnh vực khám, chữa bệnh còn thiếu so với định mức biên chế và nhu cầu thực tế Hiện nay, ngành y tế đang áp dụng chế độ làm việc theo giờ hành chính Nếu chuyển sang chế độ làm việc theo ca thì số cán bộ y tế ở các bệnh viện công lập sẽ cần tăng thêm khá nhiều Cụ thể, trong khu vực khám, chữa bệnh, hiện có 141.148 cán bộ, nhu cầu cần có theo định mức biên chế là 188.182 cán bộ Trong lĩnh vực điều trị ở cả ba tuyến, mới chỉ tính làm việc theo giờ hành chính đã cần bổ sung tới hơn 47 nghìn cán bộ, nếu làm việc theo ca thì con số đó là hơn 80 nghìn cán bộ Ngay tại tuyến trung ương (36 bệnh viện) cũng bị thiếu cán bộ, một số chuyên khoa khó có nguồn nhân lực để tuyển dụng là giải phẫu bệnh, sinh hóa, xét nghiệm, tâm thần, lao, phong

Theo kết quả nghiên cứu gần đây của Bộ Y tế, hiện nguồn nhân lực y tế nước ta mới đạt tỷ lệ 40,5 cán bộ y tế/10.000 dân, trong đó có gần 7 bác sĩ/10.000 dân CBYT đã thiếu lại phân bố không đồng đều Cả nước có 275.622 CBYT trong khối công lập, trong đó ở trung ương chiếm 28.072 người, đạt tỷ lệ 10,2% và địa phương là 247.550 người, đạt tỷ lệ 89,9% Số CBYT phần lớn tập trung ở tuyến địa phương, tuyến trung ương chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ nhưng số bác sĩ, dược sĩ đại học lại tập trung phần lớn ở khu vực này Đây là một thiệt thòi lớn cho y tế địa phương

Số lượng CBYT có trình độ cũng còn chiếm tỷ lệ rất nhỏ, tỷ lệ bác sĩ chuyên khoa II chỉ có 3.027 người, chiếm 1,1%, chuyên khoa I là 21.900 người, chiếm 7,9%, CBYT có trình độ đại học chiếm 17,7%, số còn lại lên tới 73,3%

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, có sự thiếu và mất cân đối về nhân lực ở các chuyên ngành, đặc biệt ở những chuyên ngành có thu nhập thấp như y học dự phòng, y tế công cộng, nhi, truyền nhiễm, y pháp, giải phẫu bệnh, lao, phong…

Nhân lực y tế cũng phân bố mất cân đối giữa các vùng miền Nhân lực có trình độ cao như bác sĩ, dược sĩ đại học, đặc biệt là đào tạo sau đại học chủ yếu tập trung ở thành thị và trung tâm lớn, cả khu vực tư nhân và công lập Bên cạnh

đó, cán bộ y tế có trình độ cao đang có xu hướng tập trung về tuyến trên, về những nơi có điều kiện tốt hơn, lĩnh vực chuyên môn có sức hấp dẫn… bỏ lại tuyến dưới, những vùng khó khăn

Trang 8

Do việc quản lý nhân lực y tế còn chưa hiệu quả cũng như chưa có cơ chế ràng buộc và khuyến khích với người sau khi được đào tạo y và dược, đặc biệt là bác sĩ, dược sĩ đại học, những người được đào tạo trình độ sau đại học hoặc có trình độ chuyên môn cao nên tình trạng chảy máu chất xám vẫn đang diễn ra

Người có trình độ cao đang chuyển dần sang khối y tế tư nhân Công tác đào tạo nhân lực chuyên ngành quản lý còn hạn chế, hơn nữa, do ta chưa xây dựng thông tin về thị trường lao động y tế cũng các chính sách phù hợp với thị trường lao động để phân bổ hợp lý

3.2.4 Văn hóa ứng xử và y đức tại một số cơ sở y tế còn chưa thực sự làm cho người dân hài lòng

Kết quả của một cuộc điều tra xã hội học cho thấy, có đến 70% đội ngũ y bác sĩ vi phạm vấn đề y đức với các biểu hiện: Kê đơn thuốc đắt tiền để hưởng phần trăm hoa hồng của dược viên; móc ngoặc chuyển bệnh nhân về phòng khám tư; thiếu tôn trọng bệnh nhân; lơ là, sao nhãng không hoàn thành nghĩa vụ; gây khó khăn cho bệnh nhân để nhận tiền bệnh nhân

Cũng theo thống kê, có tới 74% bác sĩ khi được phỏng vấn đều cho rằng lí

do là do lương thấp Ngoài ra là do quá tải, trình độ chuyên môn kém, chưa thực

sự yêu nghề và một phần cũng do chưa được đào tạo đạo đức y đức trong nhà trường

Thực tế cho thấy, ở các bệnh viện hoặc các cơ sở khám chữa bệnh hiện nay, sự thiếu đồng cảm, thiếu ân cần, tỷ mỷ trong việc khám, điều trị cho người bệnh là điều dễ thấy ở đội ngũ nhân viên y tế

Vẫn biết, sự phát triển gắn liền với những tác động tiêu cực của xã hội đã ảnh hưởng không nhỏ đến người thầy thuốc Thế nên, tình trạng nhân viên y tế nhận phong bì, hoặc có thái độ không đúng mực đối với bệnh nhân cũng là dễ hiểu

Những tác động tiêu cực dù ít, dù nhiều cũng đã làm xói mòn đạo đức, ảnh hưởng tới sự trau đồi chuyên môn, chất lượng điều trị, chăm sóc người bệnh của người thầy thuốc Có lẽ, việc Bộ Y tế ban hành thông tư quy định quy tắc ứng xử của nhân viên y tế là cần thiết

3.2.5 Cơ chế tài chính chưa đủ sức thu hút và khuyến khích phát triển y tế cơ sở

Trang 9

Trong quá trình đổi mới, chúng ta chậm xác định một cách rõ ràng về cơ chế tài chính trong y tế công nói riêng và y tế Việt Nam nói chung Điều này làm cho y tế công nhất là các bệnh viện công gặp lúng túng trong nguồn thu (bảo hiểm y tế chậm phát triển, xu thế thu tiền trực tiếp từ người bệnh tăng lên làm cho tỷ trọng ngân sách tư chiếm một tỷ lệ cao trong tổng chi xã hội cho y tế trong nhiều năm), cách phân bổ tài chính, cách quản lý tài chính thiếu nhất quán (lúng túng giữa cách quản lý bao cấp với cách quản lý theo kiểu kinh tế thị trường), nhiều giải pháp đưa ra chưa phù hợp hay thiếu đồng bộ dẫn đến nơi thì

có những biểu hiện trì trệ trong quản lý xen kẽ công tư thiếu rạch ròi và minh bạch, nơi thì coi người bệnh là đối tượng thu tiền dẫn đến suy thoái đạo đức của người thầy thuốc

3.2.6 Quản lý giá thuốc, bán thuốc chữa bệnh còn nhiều bất cập

Từ nhiều năm nay, tình trạng thuốc tây trên thị trường được bán với mức giá không đồng nhất đã là một thực trạng rất phổ biến Cùng một loại thuốc, các nhà thuốc tây, quầy thuốc bán lẻ tại khu dân cư có mức giá bán khác, các nhà thuốc bệnh viện công lập có giá bán khác, mà các nhà thuốc bệnh viện tư nhân, lại có một mức giá khác nữa Hầu như người bệnh không thể tìm được cửa hàng nào có giá thuốc “tin cậy”, kể cả ở trong quầy thuốc của bệnh viện, mặc dù thuốc chữa bệnh phải được niêm yết công khai

Các nhân viên bảo hiểm y tế dễ dàng phát hiện các bác sĩ rất “thích” kê đơn thuốc ngoại, thuốc hiếm, trừ vài loại thuốc nội giá rẻ sẽ được cấp phát cho bệnh nhân có thẻ bảo hiểm Ngoài ra, còn có việc bác sĩ gợi ý dùng thêm cả thực phẩm chức năng dù suốt ngày trên tivi nhắc không phải thuốc, không có tác dụng chữa bệnh

Không chỉ có người bệnh kêu giá thuốc mà chính một số lãnh đạo ngành y

tế cũng thừa nhận, giá thuốc thiếu công khai, minh bạch…Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến từng nhấn mạnh, chênh lệch giá thuốc giữa các bệnh viện với nhau, giữa bệnh viện và thị trường, giữa các địa phương và ngay trong địa bàn là do “giá thuốc bị đẩy đi lòng vòng, các hãng dược bắt tay với thầy thuốc

kê đơn để hưởng hoa hồng” và “ngoài nguyên nhân lợi nhuận còn có kẽ hở của pháp luật” bị lợi dụng Bộ trưởng Kim Tiến đánh giá, việc ngành y tế vừa quản

lý về chuyên môn, lại vừa quản lý giá là không phù hợp

3.2.7 Liên tiếp xảy ra sự cố y khoa khiến người dân lo lắng

Vụ chạy thận 8 người tử vong tại Hòa Bình

Trang 10

Ngày 29.5, sự cố y khoa tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình, trong quá trình chạy lọc thận 8/18 bệnh nhân đã tử vong Đến ngày 8.6, đại diện Sở Y tế Hòa Bình đã họp báo chính thức công bố kết luận của Hội đồng chuyên môn đưa ra kết luận: Nguồn nước RO lọc thận bất thường, bệnh nhân ngộ độc cấp Sau vụ việc, 3 đối tượng bị khởi tố, trong đó có một bác sĩ tại bệnh viện

Vụ đòi tiền phơi nhiễm HIV

Ngày 1.7, một thanh niên phản ánh về việc tham gia cứu nạn tại một vụ tai nạn giao thông ở Kontum có nguy cơ phơi nhiễm HIV nhưng sau đó họ phải trả tiền mới được sử dụng thuốc ARV (thuốc kháng virus HIV)

Bộ Y tế sau đó phải ra thông báo khẳng định cả những người bị phơi nhiễm HIV trong khi cứu người bị tai nạn giao thông ở Kom Tum đã được điều trị bằng thuốc ARV miễn phí hoàn toàn Đồng thời yêu cầu trả lại tiền xét nghiệm

Vụ bệnh nhân tử vong sau khi thay khớp háng

Ngày 13.7, theo thông tin từ Bộ Y tế, Bộ đã nhận được báo cáo của Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh) về trường hợp bệnh nhân Nguyễn Thị Hồng (SN 1938, trú tại TX Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh) tử vong sau một ngày thay khớp háng tại BV này Theo phân tích của chuyên gia nhồi máu phổi được cho là nguyên nhân khiến bệnh nhân tử vong và là “sự cố y khoa đáng tiếc”

Gần 40 trẻ bị sùi mào gà

Trong 2 tháng (1.5-13.7), bệnh viện Da liễu Trung ương đã khám và điều trị cho 52 bệnh nhi (dưới 15 tuổi) bị sùi mào gà, trong đó có tới 46 trường hợp sinh sống tại huyện Khoái Châu, Hưng Yên Theo tìm hiểu của Lao Động: Người chủ của phòng khám làm thủ thuật cắt bao quy đầu cho gần 40 em ở Hưng Yên là một y sĩ tại phòng khám sơ sài, không biển hiệu, không giấy phép, nhưng vẫn ngang nhiên hành nghề nhiều năm nay

3.2.8 Một số thách thức khác

Bệnh truyền nhiễm, bệnh lạ, bệnh mới khó lường, chi phí y tế gia tăng nhanh

Những năm gần đây, nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng Mô hình bệnh tật thay đổi, các bệnh truyền

Ngày đăng: 22/04/2019, 22:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w