7. Kết cấu của luận văn
3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về Bảo hiểm
BHXH tự nguyện
3.2.1. Bổ sung một số quy định BHXH tự nguyện
Hiện nay, theo quy định BHXH tự nguyện gồm có hai chế độ là hưu trí và tử tuất. Vừa qua, Quốc hội đã ban hành Luật Bảo hiểm xã hội 2014, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01-01-2016, theo đó BHXH tự nguyện vẫn giữ nguyên hai chế độ, đó là chế độ hưu trí và chế độ tử tuất. Điều kiện hưởng lương hưu đối với người tham gia BHXH tự nguyện bao gồm đủ các điều sau: nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên. Những người lao động có đủ điều kiện về tuổi đời nhưng thời gian tham gia BHXH chưa đủ 20 năm thì được đóng cho đến khi đủ 20 năm để hưởng lương hưu. Như vậy, Luật BHXH 2014 đã tạo điều kiện hơn cho những người đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định nhưng chưa đủ thời gian đóng BHXH, được đóng tiếp những năm còn thiếu cho đến khi đủ 20 năm để được hưởng chế độ bảo hiểm.
Qua 6 năm thực hiện BHXH tự nguyện tại thành phố Đà Nẵng, số người lao động mà thân nhân của họ được hưởng chế độ tử tuất chỉ có 03 người so với số lượng người tham gia BHXH tự nguyện là 631 người [12, tr.12]. Với số lượng người được hưởng chế độ tử tuất như vậy là rất thấp, nhờ đó mà việc đảm bảo cân đối nguồn quỹ BHXH tự nguyện hiện nay tại thành phố Đà Nẵng rất thuận lợi. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân, BHXH tự nguyện cần xem xét tính toán đến việc tăng thêm các chế độ như: chế độ tai nạn lao động, ốm đau, bệnh nghề nghiệp... nhằm chia sẻ những rủi ro, tạo bình đẳng hơn giữa những người tham gia BHXH tự nguyện với những người tham gia BHXH bắt buộc, góp phần thực hiện tốt hơn nữa Chiến lược đảm bảo an sinh xã hội của quốc gia nói chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng. Theo đó , nhà nước nên quy đi ̣nh t hời gian hưởng chế
63
độ ốm đau của đối tượng tham gia BHXH tự nguyện giống như đ ối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Thờ i gian đóng BHXH là thời gian đư ợc tính để hưởng chế đô ̣ ốm đau . Mức hưởng chế đô ̣ ốm đau của người lao đô ̣ng tham gia BHXH tự nguyê ̣n nên căn cứ vào tình hình cu ̣ thể để cân đối ngu ồn quỹ, và căn cứ vào thời gian đóng BHXH để có thể quy định m ức hưởng v ới các mức khác nhau, có thể với mức bằng 25%, 45%, 55%, 65% mức thu nhập đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc, giống như những đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.
- Hiện nay, người lao động tham gia BHXH tự nguyện từ 5 năm trở lên thì thân nhân của họ mới được nhận chế độ trợ cấp mai táng. Luật BHXH 2014 cũng đã quy định mức hưởng trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng người tham gia bảo hiểm chết. Việc quy định thời gian 5 năm đóng BHXH tự nguyện mới được nhận trợ cấp mai táng như hiện nay là quá dài. Chế độ trợ cấp mai táng cần xem xét điều chỉnh thời gian tham gia BHXH tự nguyện để được hưởng chế độ này. Có thể cân nhắc điều chỉnh giảm số năm tham gia BHXH tự nguyện trên cơ sở cân đối nguồn quỹ bảo hiểm, đảm bảo được việc tăng trưởng quỹ và cân đối với lợi ích của người lao động. Tại thành phố Đà Nẵng, qua 6 năm thực hiện BHXH tự nguyện chỉ có 1 trường hợp thân nhân được nhận trợ cấp mai táng. Do đó, cần tính toán phương án giảm số năm đóng BHXH tự nguyện để được hưởng chế độ trợ cấp mai táng, tương ứng với việc giảm mức trợ cấp, hoặc có thể tính toán chia theo tỷ lệ số năm đóng BHXH tự nguyện để người lo mai táng được nhận mức hỗ trợ tương ứng, nhằm đảm bảo người lao động được hưởng đầy đủ các quyền lợi khi tham gia bảo hiểm và giúp cho gia đình của người lao động giảm bớt phần nào khó khăn khi người lao động chết.
Trường hợp những người lao động có thời gian đóng BHXH tự nguyện dưới 5 năm chết và người lo mai táng không hẳn đã là thân nhân của người
64
tham gia BHXH tự nguyện, nên họ chưa chắc đã được hưởng chế độ trợ cấp tuất một lần. Vì vậy, pháp luật cần điều chỉnh quy định để phù hợp hơn, nhằm động viên, giúp đỡ một phần về mặt tài chính cho người lo mai táng tương ứng với số năm và kinh phí mà người lao động đã tham gia đóng BHXH tự nguyện.
- Luật BHXH 2014 đã đề ra mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của người lao động đóng hoặc bảo lưu thời gian đóng BHXH được tính theo số năm đã đóng BHXH, cứ mỗi năm tính bằng 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH cho những năm đóng BHXH trước năm 2014; bằng 2,0 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH cho các năm từ năm 2014 trở đi. Việc sửa đổi quy định so với Luật BHXH 2006 đã thể hiện sự quan tâm của nhà nước đối với người lao động và thân nhân của họ, giúp cho thân nhân của người tham gia BHXH tự nguyện giảm bớt phần nào khó khăn trong cuộc sống. Tuy nhiên, đối với trợ cấp tuất hằng tháng nên điều chỉnh số năm đóng BHXH bắt buộc thay vì quy định thời gian đóng BHXH bắt buộc từ 15 năm trở lên mới được hưởng chế độ trợ cấp tuất hằng tháng như hiê ̣n nay thì nên giảm số năm ho ặc có thể b ỏ quy định này và bổ sung thêm quy định những người lao động tham gia BHXH bắt buộc hoặc BHXH tự nguyện đủ 15 năm trở lên thì thân nhân của họ được hưởng chế độ trợ cấp tuất hằng tháng. Việc quy định như vậy sẽ tạo công bằng hơn cho người lao động.
- Đối với những đối tượng lao động làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm khi tham gia BHXH bắt buộc sẽ được giảm độ tuổi hưởng chế độ hưu trí, đối với nam là 55 tuổi, nữ 50 tuổi có đủ 15 năm làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Trong khi đó, BHXH tự nguyện thì không có quy định về giảm độ tuổi trong những trường hợp này. Những người lao động làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, sức khoẻ bị giảm sút, dễ bị bệnh tật, tuổi thọ giảm, hầu hết họ mong muốn được hưởng
65
chế độ hưu trí sớm hơn. Chính vì vậy, chính sách của nhà nước cần nghiên cứu thêm nội dung này để thu hút người lao động tham gia BHXH tự nguyện, góp phần thực hiện tốt những mục tiêu chính sách an sinh xã hội.
- Chính sách BHXH cũng cần nghiên cứu bổ sung thêm nội dung cho phép những người lao động đã tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được tham gia loại hình bảo hiểm tự nguyện như chính sách của một số nước đã thực hiện để tăng thêm nguồn quỹ BHXH và tăng khả năng đảm bảo cuộc sống cho người lao động.
3.2.2. Hoàn thiện các quy định về mức đóng và phương thức đóng BHXH tự nguyện đóng BHXH tự nguyện
Hoàn thiện các quy định về mức đóng BHXH tự nguyện
Mức đóng BHXH tự nguyện hiện nay là 22% mức thu nhập tháng đóng BHXH tự nguyện. Với mức đóng BHXH tự nguyện như hiện nay được xem là cao so với thu nhập của người lao động, nhất là đối với những người lao động nghèo. Để mở rộng đối tượng tham gia BHXH tự nguyện tại thành phố Đà Nẵng, đòi hỏi nhà nước cần có chính sách hỗ trợ về mức đóng đối với người lao động nghèo tham gia BHXH tự nguyện. Nhà nước cần xác định lại mức đóng BHXH tự nguyện đối với từng nhóm đối tượng, xác định mức hỗ trợ thích hợp, tương ứng với nguồn ngân sách của nhà nước và nguồn ngân sách hỗ trợ của thành phố; thành phố nên hỗ trợ mức đóng đối với những hộ nghèo và những người có mức đóng thấp; cần phân loại đối tượng ở từng địa bàn dân cư để đưa ra nhiều mức hỗ trợ tương ứng. Không nên chọn một mức hỗ trợ, mà cần đa dạng nhiều mức hỗ trợ tương ứng với nhiều loại đối tượng người lao động khác nhau để hạn chế tình trạng lạm dụng cơ chế, chính sách của nhà nước.
66
- Vừa qua, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đề xuất Chính phủ mức hỗ trợ cho người lao động nghèo, làm các công việc cho bản thân không được trả lương như những người nông dân, nội trợ,... với mức đề xuất là 30% mức lương tối thiểu chung. Như vậy, với mức đề xuất như trên nếu được Chính phủ chấp thuận thì "người lao động nghèo sẽ chỉ phải đóng 70%; 30% còn lại sẽ được nhà nước hỗ trợ" [31]. Người lao động sẽ có nhiều cơ hội hơn để tham gia BHXH tự nguyện. Qua đó, góp phần thực hiện tốt hơn chính sách an sinh xã hội của đất nước. Trên cơ sở quy định này, thành phố cần dành khoản kinh phí thích hợp để hỗ trợ những đối tượng lao động thuộc diện gia đình chính sách, gia đình người có công tham gia BHXH tự nguyện để giúp họ có cơ hội tham gia và hưởng các chế độ bảo hiểm.
- Thành phố cần đề xuất với BHXH Việt Nam điều chỉnh chính sách nhằm tạo điều kiện cho những người lao động sắp đến tuổi nghỉ hưu nhưng tham gia đóng bảo hiểm chưa đủ số năm theo quy định, được đóng BHXH tự nguyện một lần, đóng bù cho số năm còn thiếu để khi đủ tuổi họ được hưởng chế độ hưu trí hằng tháng. Thực tế những người lao động ở độ tuổi 45 tuổi đối với nam, 40 tuổi đối với nữ có nhu cầu tham gia BHXH tự nguyện để được hưởng chế độ hưu trí hằng tháng, nhưng khi họ đến 60 tuổi đối với nam hoặc 55 tuổi đối với nữ thì số năm đóng BHXH mới được 15 năm, chưa đủ thời gian theo quy định để được hưởng chế độ hưu trí hằng tháng. Việc quy định cho phép được đóng bù số năm còn thiếu để được hưởng chế độ hưu trí hằng tháng sẽ giúp cho những đối tượng này được tham gia BHXH tự nguyện và góp phần mở rộng thêm đối tượng tham gia BHXH tự nguyện. Tuy nhiên, để thực hiện được nội dung này, thành phố cần đề xuất với các cấp quy định mức hưởng lương hưu của những đối tượng này chỉ ngang bằng với những người đóng bảo hiểm hai mươi năm, nhằm đảm bảo công bằng đối với những người tham gia bảo hiểm. Đồng thời, nhà nước cũng cần quy định mức đóng, tỷ lệ
67
đóng cao hơn so đối với những đối tượng có số năm đóng ít hơn để đảm bảo cân đối giữa thời gian đóng với mức đóng. Người lao động khi lựa chọn thời gian đóng ngắn thì tương ứng phải đóng BHXH tự nguyện với mức đóng cao. Để thực hiện được chính sách này thành phố cần đề xuất Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và BHXH Việt Nam tính toán, xem xét, đề xuất mức đóng và thời gian đóng phù hợp đối với những đối tượng này.
Hoàn thiện các quy định về phương thức đóng BHXH tự nguyện
- Hiện nay, theo quy định thì phương thức đóng phí BHXH tự nguyện là đóng hằng tháng, hằng quý hoặc sáu tháng một lần. Luật Bảo hiểm xã hội 2014 (Điều 87) đã quy định sửa đổi, mở rộng phương thức đóng BHXH tự nguyện là đóng hằng tháng, hằng quý, sáu tháng một lần, một năm một lần, một lần cho nhiều năm về sau theo hướng thấp hơn mức đóng hằng tháng hoặc một lần cho những năm còn thiếu theo hướng cao hơn mức đóng hằng tháng. Với việc quy định như vậy đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người lao động trong việc tham gia BHXH tự nguyện.
Tuy nhiên, để chính sách BHXH tự nguyện được thực hiện rộng rãi và mở rộng thêm đối tượng người lao động tham gia BHXH tự nguyện, nhất là đối với những đối tượng lao động làm nông nghiệp, chăn nuôi, thu nhập của họ thường theo mùa vụ, thành phố cần đề xuất với các cơ quan Trung ương ban hành các quy định để tạo sự linh hoạt hơn trong phương thức đóng, có thể quy định phương thức đóng hằng tháng, hằng quý, 6 tháng một lần hoặc một năm, hai năm hoặc ba năm một lần hoặc có thể quy định phương thức đóng một lần cho toàn bộ phí BHXH tự nguyện.
- Với việc quy định đa dạng các phương thức đóng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng đối tượng tham gia BHXH tự nguyện. Tuy nhiên, để thực hiện được quy định này, cần tính toán cụ thể mức đóng, tỷ lệ trượt
68
giá, lãi suất của ngân hàng, lạm phát của nền kinh tế ... để đảm bảo mức phí phù hợp với các phương thức đóng nhằm đảm bảo sự bình đẳng, công bằng giữa các đối tượng tham gia BHXH tự nguyện.
3.2.3. Bổ sung các quy định về quản lý và mở rộng các đối tượng tham gia BHXH tự nguyện tượng tham gia BHXH tự nguyện
Hiện nay, công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH tự nguyện có những điểm chưa thật sự phù hợp, chưa ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin vào phục vụ công tác quản lý. Trong khi đối tượng tham gia BHXH tự nguyện thường di chuyển địa bàn cư trú theo yêu cầu công việc, họ không thể tham gia đóng BHXH tại một địa phương, do đó cần thực hiện một cách đồng bộ việc số hóa sổ BHXH để tạo điều kiện thuận lợi hơn trong việc quản lý, theo dõi quá trình đóng BHXH tự nguyện của người lao động. Thành phố Đà Nẵng cần đề xuất với BHXH Việt Nam trong việc quy định thiết lập mã số riêng cho mỗi người tham gia BHXH tự nguyện, khi thay đổi nơi đóng bảo hiểm, nhân viên bảo hiểm chỉ cần tra mã số là đã có đầy đủ thông tin của người lao động. Người lao động có thể đóng phí và thanh toán các chế độ BHXH tự nguyện ở bất cứ nơi nào thuận tiện cho họ mà không cần thiết phải về nơi đăng kí tham gia BHXH tự nguyện để tiến hành các thủ tục.
Để quản lý và mở rộng đối tượng tham gia BHXH tự nguyện cần thiết lập hệ thống đại lý BHXH tại các phường, xã nhằm hỗ trợ cho người lao động trong việc tham gia BHXH tự nguyện. Hiện nay, việc thu chi quỹ BHXH bắt buộc do BHXH thành phố và BHXH các quận, huyện trực tiếp thực hiện và sẽ được trích tỷ lệ % trên tổng mức thu, chi để chi cho các đại lý tại xã, phường. Nhưng đối với việc thu BHXH tự nguyện thì không có cơ chế để trích khoản lệ phí này, do đó không khuyến khích các cán bộ và cơ quan BHXH tích cực mở rộng đối tượng tham gia BHXH tự nguyện.
69
Chính vì vậy cần có chính sách hỗ trợ đối với đội ngũ cộng tác viên ở các phường, xã và có những khoản chi tương ứng như hoa hồng phí của bảo hiểm y tế để tạo động lực cho đội ngũ cộng tác viên tiếp cận từng hộ gia đình để nắm tình hình, theo dõi, tư vấn họ tham gia và thực hiện tốt công tác quản lý, tăng cường mở rộng đối tượng tham gia BHXH tự nguyện.
Bên cạnh đó, thành phố Đà Nẵng cần có chính sách quản lý tốt hơn nữa lực lượng lao động chưa có việc làm để có kế hoạch hỗ trợ việc làm cho họ. Cần có chính sách đào tạo nghề miễn phí cho các đối tượng lao động thông qua các trung tâm đào tạo nghề ở các quận, huyện, nhất là những lao động ở vùng nông thôn thuộc Huyện Hòa Vang, tạo điều kiện giới thiệu việc làm cho họ, nhằm giảm dần tỷ lệ thất nghiệp. Ngoài ra, cần có chính sách hỗ trợ những người lao động nghèo vay vốn, thông qua các ngân hàng chính sách xã hội để hỗ trợ họ vay vốn tín chấp và hỗ trợ với lãi suất ưu đãi để họ làm ăn và tham