2, Hiểu nội dung bài thơ: Thể hiện tình cảm yêu mến, sự gần gũi của nhà thơ với trăng.. Bài thơ là khám phá rất độc đáo của nhà thơ về trăng.. Mỗi khổ thơ như một giả định về nơi trăng đ
Trang 1Giáo án Tiếng việt 4 TẬP ĐỌC TRĂNG ƠI TỪ ĐÂU ĐẾN?
I, Mục tiêu:
1, Đọc trôi chảy lưu loát bài thơ Biết ngắt nghỉ hơi đúng nhịp thơ cuối mỗi dòng thơ
2, Hiểu nội dung bài thơ: Thể hiện tình cảm yêu mến, sự gần gũi của nhà thơ với trăng Bài thơ là khám phá rất độc đáo của nhà thơ về trăng Mỗi khổ thơ như một giả định về nơi trăng đến để tác giả nêu suy nghĩ của mình về trăng
3, Học thuộc lòng bài thơ
II, Đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoạ bài đọc
III, Các hoạt động dạy học:
1, Kiểm tra bài cũ:5’
- Đọc bài Đường đi Sa Pa.
- Nêu nội dung bài.
2, Dạy học bài mới: 28’
a, Giới thiệu bài:
b, Hướng dẫn luyện đọc
- G đọc to toàn bài
- Tổ chức cho Hs đọc nối tiếp theo khổ
thơ.
- Hs đọc bài và nêu nội dung bài.
- Hs chú ý nghe G đọc mẫu.
- Hs chú ý lắng nghe
Trang 2- G sửa đọc, hướng dẫn đọc đúng kết
hợp giúp hs hiểu nghĩa một số từ.
c, Tìm hiểu bài thơ:
- Trong hai khổ thơ đầu, trăng được so
sánh với gì?
- Vì sao tác giả nghĩ trăng đến từ cánh
đồng xa, từ biển xa?
- Trong mỗi khổ thơ tiếp theo, vầng
trăng gắn với một đối tượng cụ thể Đó
là những ai, những gì?
- Bài thơ thể hiện tình cảm của tác giả
đối với quê hương đất nước như thế
nào?
d, Hướng dẫn đọc thuộc lòng và diễn
cảm:
- Gv gợi ý giúp hs xác định giọng đọc
phù hợp.
- Tổ chức cho hs luyện đọc thuộc lòng
và diễn cảm bài thơ.
- Nhận xét.
3, Củng cố, dặn dò:2’
- Nhận xét tiết học.
- Hs đọc nối tiếp khổ thơ trước lớp.
- 1-2 Hs đọc toàn bài.
- Trăng hồng như quả chín, trăng tròn như mắt cá.
- Vì trăng như quả chín treo lơ lửng trước nhà, vì trăng như mắt cá.
- Hs nêu.
- Tác giả rất yêu trăng, yêu mến tự hào về quê hương, đất nước,
- Hs luyện đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ.
- Hs tham gia thi đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ.
Trang 3- Chuẩn bị bài sau.