Chúng ta xếp Thạch Lam vào nhứng tên tuổi lớn của vănhọc nước nhà giai đoạn 1930 - 1945, độc giả biết ơn nhà văn đã viết những trang sáchcho đời và coi ông như một trong những cây bút tr
Trang 1M T S Đ VĂN ÔN Ộ Ố Ề
THI HKI
THẢO LÊ
My Home
Trang 2Phân tích “ Cảnh phố huyện”
Trong nền văn học dân tộc, ít có người như Thạch Lam Bằng những truyện ngắntưởng như đơn giản, không có cốttruyện nhưng những gì nhà văn viết, tiếng nói nhènhẹ của ông đã để lại những lắng sâu, những nghĩ suy, những dưâm nhẹ nhàng màsâu sắc cho độc giả "Hai đứa trẻ" (in trong tập "Nắng trong vườn", xuất bản năm 1938)
là mộttruyện ngắn như thế Dưới con mắt ngây thơ của "Hai đứa trẻ", người đọc dườngnhư cùng nhập cuộc, cùng theo dõi,để rồi bức tranh thiên nhiên và bức tranh đời sốngcủa phố huyện nghèo, của những con người bình dị, lam lũ hiện lên
Trong nắng chiều dần tắt, trong cái nhập nhòe nửa sáng nửa tối và trong cái chập chờncủa màn đêm bao la với vàingọn đèn lay lắt, cuộc sống hiện lên như những vật thể nhỏxíu, trong cáiđèn kéo quân đang hết dầu chầm chậmquay, để rồi rơi tõm vào màn đêmsâu thẳm Cảnh không có gì hấp dẫn, hoạt động của con người thì lẻ tẻ, đơnđiệunhưng bức tranh chiều thì dần dần đen lại, chập chờn mấy ngọn đèn nhưng cứ lôicuốn người đọc dõi theo cùng côbé Liên bởi sự quan sát, cảm nhận, nhạy cảm, ngâythơ của cô bé, bởi sự hiện lên sống động, chân thực của bứctranh đời sống phố huyệnnghèo đã gây nên cảm xúc trữ tình, tạo nên cảm giác buồn thương cho người đọc
Mở đầu câu chuyện, Thạch Lam bằng sự quan sát tài tình của mình, bằng ngòi bút tàihoa của mình đã vẽ lên một bức tranhđơn giản mà huyền ảo, gây cho ta cảm giác nhưlạc vào thế giới thần tiên của truyện cổ tích: "Tiếng trống thu khôngtrên cái chòi củahuyện nhỏ; từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều Phương Tây, đỏ rực như lửa cháy
và những đám mây hồng như hòn than sắp tàn: dãy tre làng trước mắt đen lại và cắthình rõ rệt trên nền trời" Điệp từ "chiều" được nhắc đi nhắc lại, cái bóng tối lan nhanhthấm vào tâm hồn ngây thơ của cô bé Liên, cái âm thanh "êm ả như ru, văng vẳng tiếngếch nhái kêu ran ngoài đồng" tạo nên trong Liên nỗi "buồn man mác trước thời khắccủa ngày tàn" Phiên chợ đã "vãn từ lâu", "người về hết và tiếng ồn ào cũng mất", chỉcòn lại sự nghèo nàn, xa xác với những "rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và lá nứa",chỉ còn lại "mùi âm ẩm bốc lên", chỉ còn lại hơi nóng ban ngày, mùi cát bụi và cảnh mấyđứa con nhà nghèo lom khom đi lại, tìm tòi Cái thế giới "cổ tích" mà nhà văn dựng lênkhác nào thế giới của những cô Tấm, Lọ Lem ngày xưa! Và rồi lần lượt hiện lên tiếptheo hình ảnh của những con người nghèo khổ khác: mẹ con chị Tí xách điếu đóm, độichõng tre dọn hàng nước mặc dầu chẳng kiếm được bao nhiêu: "gia đình bác xẩm ngồitrên manh chiếu, cái thau trắng để trướcmặt": hàng phở của bác Siêu đến trong "tiếngđòn gánh kĩu kịt"; bà cụ Thi "hơi điên vẫn mua rượu ở hàng Liên" cất tiếng cười khanhkhách lẽo đẽo đi vào trong màn đêm tối mênh mông, lay lắt như ngọn đèn trước gió của
"hàng nước chị Tí" "Vũ trụ thăm thẳm bao la", "về phía huyện một chấm lửa khác nhỏ
và vàng lơ lửng đi trong đêm tối, mất đi rồi lại hiện ra"; "tiếng trống cầm canh ở huyệnđánh tung lên một tiếng ngắn khô khan, không vang động ra xa, rồi chìm ngay vào bóngtối" Ngày lại ngày, chiều và tối đơn điệu lặp lại sự buồn tẻ ấy như cuộc sống lầm thancủa người dân phố huyện này Ánh sáng của cuộc sống ấy có chăng chỉ là sự lay lắt
"chỉ chiếu sáng một vùng đất nhỏ" như chiếc đèn của chị Tí Sự sang trọng, vùng sánglớn của con tàu đi qua phố huyện trong đêm chỉ lướt qua rồi mất hút vào đêm tối, chỉ làcái gì thật mơ hồ, xa lạ không biết bao giờ mới đến với cuộc đời của chị em Liên, củangười dân phố huyện này
Trang 3Không một lời phê phán, không một sự lên án, không đặt ra một câu hỏi, ngòi búttàihoa của Thạch Lam chỉ miêu tả đời sống thật, đời sống tối tăm, không hi vọng củangười dân một vùng quê, một phố huyện nghèo mà sao làm nhức nhối chúng ta, gieovào lòng ta một sự hoài nghi về xã hội thời nhà văn sống Đóng góp như thế cho cuộcđời, cảm thông như thế cho thân phận con người, miêu tả như thế trong tác phẩm củamình, tâm hồn nhà văn đẹp đẽ biết bao, giá trị văn học mà Thạch Lam sáng tạo tài hoa
và đáng trân trọng biết bao Chúng ta xếp Thạch Lam vào nhứng tên tuổi lớn của vănhọc nước nhà giai đoạn 1930 - 1945, độc giả biết ơn nhà văn đã viết những trang sáchcho đời và coi ông như một trong những cây bút truyện ngắn bậc thầy thật đúng với tàinăng của ông, đúng như tuyên bố của nhà văn với độc giả: "Đối với văn chương khôngphải là một cách mang đến cho người đọc sự thoát li hay sự quên, trái lại, văn chương
là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổimộtcái thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho người đọc thêm trong sạch và phong phúhơn"
Phân tích “ Cảnh đợi tàu” trong tác phẩm Hai Đứa trẻ
Truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam in trong tập Nắng trong vườn (Nhà xuất bản Đời nay, Hà Nội, năm 1938) Đây là một kiểu truyện ngẳn trữ tình có nhiều chi tiết ngỡ như vụn vặt, vô nghĩa, nhưng kì thực đã được tác giả chọn lọc và sắp xếp một cách chặt chẽ để diễn tả tâm trạng nhân vật Nội dung tác phẩm đi sâu miêu tả những cảnh đời thường, những số phận nghèo khổ, tối tăm trong xã hội cũ Qua đó, tác giả gửi gắmmột cách kín đáo, nhẹ nhàng nhưng không kém phần thấm thía tư tưởng nhân đạo đáng quý
Truyện có nhiều cảnh: cảnh ngày tàn, chợ tàn và những kiếp người tàn Hình ảnh chuyến tàu đêm chạy qua phố huyện có ý nghĩa sâu sắc khiến người đọc xúc động Hình ảnh đoàn tàu đêm là thế giới ước mơ, khát vọng của người nghèo
Hai đứa trẻ là chị em Liên và An, chị khoảng mười hai mười ba, em độ lên bảy lên tám Các nhân vật khác như những đứa trẻ bới rác, mẹ con chị Tí hàng nước, bà cụ Thi điênsay rượu, bác phở Siêu, vợ chồng con cái nhà xẩm mù… góp phần tô đậm bức tranh cuộc sống khốn khó và tẻ nhạt Thời gian là từ xẩm tối cho đến nửa đêm Bối cảnh của truyện là một phố huyện nhỏ nghèo nàn, hiu hắt nằm ở giữa thôn xóm và cánh đồng, cóđường xe lửa chạy qua
Buổi chiều nơi phố huyện với những âm thanh và hình ảnh báo hiệu một ngày tàn: tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trờ
Chiều, chiều rồi Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào, ánh mặt trời sắp tắt, tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng, tiếng muỗi vo ve trong bóng tối
Trang 4Sau một ngày làm lụng cực nhọc, cái chờ đợi mọi người là bóng tối và sự yên lặng quạnh hiu Cảnh chợ chiều đã vãn càng làm nổi rõ cái nghèo: rác rưởi vung vãi trên nền chợ và những đứa trẻ lom khom tìm kiếm những gì có thể dùng được cho cuộc sống nghèo khổ của gia đình chúng
Bên cạnh cảnh ngày tàn, chợ tàn là những kiếp người tàn tạ: chị Tí với hàng nước sơ sài, bác Siêu với gánh phở bập bùng ánh lửa, gia đình bác xẩm mù với mảnh chiếu trải
ra đất… Tất cả đều thoáng hiện, đơn điệu, lặng lẽ, rồi bị nhấn chìm trong bóng tối Cảnh chiều buông, đêm đến được tác giả miêu tả để làm nền cho hình ảnh đoàn tàu xuất hiện
Tác giả miêu tả hình ảnh đoàn tàu và thói quen đón đợi đoàn tàu của hai đứa trẻ thật chi tiết, tỉ mỉ Lí do chờ đợi tàu của hai đứa trẻ bao gồm cả việc chờ tàu đến để bán hàng cho khách xuống tàu và cái chính là để thỏa mãn niềm khao khát, mong mỏi đượcnhìn ngắm đoàn tàu
Hai chị em Liên và An đã sống qua một ngày mệt mỏi và tẻ nhạt Chúng chỉ bán được vài món hàng rẻ tiền như bao diêm, gói thuốc lào, bánh xà phòng… Đến tối thì kiểm hàng và đếm lại số tiền nhỏ nhoi Hai đứa trẻ trơ trọi trong bóng tối, trên chiếc chõng cũsắp gãy giữa không khí oi bức và tiếng muỗi kêu ran Chỉ có một người đến với các em,
đó là bà cụ Thi, một bà già hơi điên tối tối thường ghé mua rượu uống
Các em chờ đoàn tàu đêm chạy ngang qua trong tâm trạng vô cùng háo hức Sự xuất hiện của hàng nước chị Tí, gánh phở bác Siêu… là cái mốc để các em đo đếm thời gian đang xích lại gần với chuyến tàu Cả hai chị em đều buổn ngủ ríu cả mắt nhưng vẫn cố thức để chờ Cho đến khi An không thể thức được nữa, gối đầu lên đùi chị, mi mắt sắp sửa rơi xuống, còn dặn với: Tàu đến chị đánh thức em dậy nhé
Hai chị em cố thức chỉ vì muốn được nhìn chuyến tàu đó là sự hoạt động cuối cùng củađêm khuya Với hai đứa trẻ, con tàu đâu chỉ đơn thuần là con tàu mà là cả một thế giới khác hẳn cái vầng sáng ngọn đèn của chị Tí và ánh lửa của bác Siêu Có lẽ chính vì vậy mà hình ảnh chuyến tàu được Thạch Lam tập trung miêu tả một cách tỉ mỉ, kĩ lưỡngtheo trình tự thời gian, qua tâm trạng chờ mong của hai nhân vật Liên và An
Đoàn tàu chưa tới nhưng đã được báo trước từ xa với ánh đèn của người gác ghi và tiếng còi tàu theo gió vẳng lại Tiếp theo là Liên trông thấy ngọn lửa xanh biếc, sát mặt đất như ma trơi, rồi nghe thấy tiếng còi xe lửa trong đêm khuya kéo dài ra theo ngọn gió xa xôi Sau đó, hai chị em nghe thấy tiếng dồn dập, tiếng xe rít mạnh vào ghi, kèm theo một làn khói bừng sáng trắng lên đằng xa, tiếp đến tiếng hành khách ồn ào khe khẽ Thế rồi, tàu rầm rộ đi tới, các toa đèn sáng trưng, những toa hạng trên sang trọng
lố nhố những người, đồng và kền lấp lánh Cuối cùng là cảnh tàu đi xa dần mất hút trong đêm tối mênh mông, để lại những đốm than đỏ bay tung trên đường sắt, cái chấmnhỏ của chiếc đèn xanh treo trên toa sau cùng, xa xa mãi rồi khuất sau rặng tre… Cách quan sát, miêu tả của Thạch Lam rất tinh tế và giàu tính nghệ thuật Tác giả quan sát, miêu tả hình ảnh đoàn tàu đêm từ Hà Nội về theo trình tự lúc tàu từ xa, lúc tàu đến rồi xa dần bằng nhiều giác quan cùng với rất nhiều sắc thái cảm giác; bằng sự đan xen giữa hồi ức và thực tại Chuyến tàu đi qua phố huyện chỉ trong một khoảng thời gian rấtngắn nhưng đã để lại cho hai đứa trẻ bao nhiêu cảm xúc và nuối tiếc Phố huyện rầm
rộ, ồn ào lên trong chốc lát rồi lại chìm sâu vào bóng đêm yên tĩnh Gần như đã thành
Trang 5nếp, những người dân phố huyện chỉ chấm dứt hoạt động khi chuyến tàu đêm đã đi xa.Đối với chị em Liên, đoàn tàu đến từ Hà Nội gợi lại những kỉ niệm đẹp Liên lặng lẽ mơ tưởng đến Hà Nội xa xăm…, nơi hai chị em đã sống thời thơ ấu êm ấm và sung sướng khi thầy chưa mất việc Đó là cuộc sống ở một thời chưa xa, hoàn toàn khác với cuộc sống ở phố huyện buồn tẻ và nghèo nàn này.
Đoàn tàu còn là hình ảnh của tương lai, nó khiến người ta hình dung ra một thế giới giàu sang, đông đúc, nhộn nhịp, đầy âm thanh và ánh sáng Việc Liên và An đón đợi đoàn tàu xuất phát từ nhu cầu bức thiết về tinh thần muốn thoát khỏi cuộc sống buồn chán hiện tại và được sống trong một thế giới mới tươi đẹp hơn
Đối với người đọc, vẻ đẹp của đoàn tàu và thái độ háo hức, sung sướng đến lặng người của hai đứa trẻ khi ngắm đoàn tàu không chỉ đem đến một thoáng vui mà còn gợi thật nhiều bâng khuâng, thương cảm
Phân tích nhân vật Huấn Cao
ạ” Nguyễn Tuân, một nhà văn nổi tiếng của làng văn học Việt Nam; có những sang tácxoay quanh những nhân vật lí tưởng về tài năng xuất chúng, về cái đẹp tinh thần như
“chiếc ấm đất”, “chén trà sương”… và một lần nữa, chúng ta lại bắt gặp chân dung tài hoa trong thiên hạ, đó là Huấn Cao trong tác phầm Chữ người tử tù”
Nhà văn Nguyễn Tuân đã lấy nguyên mẫu hình tượng của Cao Bá Quát vớI văn
chương “vô tiền Hán”, còn nhân cách thì “một đời chỉ cúi đầu trước hoa mai” làm nguồncảm hứng sang tạo nhân vật Huấn Cao Họ Cao là một lãnh tụ nông dân chống triều Nguyễn năm 1854 Huấn Cao được lấy từ hình tượng này với tài năng, nhân cách sangngời và rất đỗI tài hoa
Huấn Cao là một con người đại diện cho cái đẹp, từ cái tài viết chữ của một nho sĩ đến cái cốt cách ngạo nghễ phi thường của một bậc trượng phu đến tấm long trong sang của một người biết quý trọng cái tài, cái đẹp
Huấn Cao với tư cách là người nho sĩ viết chữ đẹp thể hiện ở cái tài viết chữ Chữ viết không chỉ là kí hiệu ngôn ngữ mà còn thể hiện tính cách của con người Chữ của Huấn Cao “vuông lắm” cho thấy ông có khí phách hiên ngang, tung hoành bốn bể Cái tài viết chữ của ông được thể hiện qua đoạn đối thoại giữa viên quản ngục và thầy thơ lại ChữHuấn Cao đẹp và quý đến nỗi viên quản ngục ao ước suốt đời Viên quản ngục đến
Trang 6“mất ăn mất ngủ”; không nề hà tính mạng của mình để có được chữ của Huấn Cao,
“một báu vật trên đời” Chữ là vật báu trên đời thì chắc chắn là chủ nhân của nó phải là một người tài năng xuất chúng có một không hai, là kết tinh mọi tinh hoa, khí thiêng củatrời đất hun đúc lại mà thành Chữ của Huấn Cao đẹp đến như vậy thì nhân cách của Huấn Cao cũng chẳng kém gì Ông là con người tài tâm vẹn toàn
Huấn Cao trong cốt cách ngạo nghễ, phi thường của một bậc trượng phu Ông theo học đạo nho thì đáng lẽ phải thể hiện lòng trung quân một cách mù quáng Nhưng ông
đã không trung quân mà còn chống lại triều đình để giờ đây khép vào tội “đại nghịch”, chịu án tử hình Bởi vì Huấn Cao có tấm lòng nhân ái bao la; ông thương cho nhân dân
vô tội nghèo khổ, lầm than bị áp bức bóc lột bởi giai cấp thống trị tàn bạo thối nát HuấnCao rất căm ghét bọn thống trị và thấu hiểu nỗi thống khổ của người dân “thấp cổ bé họng”
Nếu như Huấn Cao phục tùng cho bọn phong kiến kia thì ông sẽ được hưởng vinh hoa phú quý Nhưng không, ông Huấn đã lựa chọn con đường khác : con đường đấu tranh giành quyền sống cho người dân vô tội Cuộc đấu tranh không thành công ông bị bọn chúng bắt Giờ đây phải sống trong cảnh ngục tối chờ ngày xử chém Trước khi bị bắt vào ngục, viên quản ngục đã nghe tiếng đồn Huấn Cao rất giỏi võ, ông có tài “bẻ khoá, vượt ngục” chứng tỏ Huấn Cao là một người văn võ toàn tài, quả là một con người hiếm có trên đời
Tác giả miêu tả sâu sắc trạng thái tâm lí của Huấn Cao trong những ngày chờ thi hành
án Trong lúc này đây, khi mà người anh hùng “sa cơ lỡ vận” nhưng Huấn Cao vẫn giữ được khí phách hiên ngang,kiên cường Tuy bị giam cầm về thể xác nhưng ông Huấn vẫn hoàn toàn tự do bằng hành động “dỡ cái gông nặng tám tạ xuống nền đá tảng đánhthuỵch một cái” và “lãnh đạm” khong thèm chấp sự đe doạ của tên lính áp giải
Dưới mắt ông, bọn kia chỉ là “một lũ tiểu nhân thị oai” Cho nên, mặc dù chịu sự giam giữ của bọn chúng nhưng ông vẫn tỏ ra “khinh bạc” Ông đứng đầu goong, ông vẫn mang hình dáng của một vị chủ soái, một vị lãnh đạo Người anh hùng ấy dùng cho thấtthế nhưng vẫn giữ được thế lực, uy quyền của mình Thật đáng khâm phục!
Trang 7Mặc dù ở trong tù, ông vẫn thản nhiên “ăn thịt, uống rượu như một việc vẫn làm trong hứng bình sinh” Huấn Cao hoàn toàn tự do về tinh thần Khi viên cai ngục hỏi Huấn Cao cần gì thì ông trả lời: “Người hỏi ta cần gì à? Ta chỉ muốn một điều là ngươi đừng bước chân vào đây nữa thôi”.
Cách trả lời ngang tàn, ngạo mạn đầy trịch thượng như vậy là bởi vì Huấn Cao vốn hiên ngang, kiên cường; “đến cái chết chém cũng còn chẳng sợ nữa là…” Ông không thèm đếm xỉa đến sự trả thù của kẻ đã bị mình xúc phạm Huấn Cao rất có ý thức được
vị trí của mình trong xã hội, ông biết đặt vị trí của mình lên trên những loại dơ bẩn “cặn bã” của xã hội
“Bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất” Nhân cách của Huấn Cao quả là trong sáng như pha lê, không hề có một chút trầy xước nào Theo ông, chỉ có “thiên lương” , bản chất tốt đẹp của con người mới là đáng quý
Thế nhưng khi biết được nỗi lòng viên quản ngục, Húan Cao không nhữg vui vẻ nhận lời cho chữ mà còn thốt ra rằng :
“Ta cảm tấm lòng biệt nhãn liên tài của các ngươi Ta biết đâu một người như thầy quảnđây mà lại có sở thích cao quý đến như vậy Thiếu chút nữa, ta đã phụ một tấm lòng trong thiên h
Huấn Cao cho chữ là một việc rất hiếm bởi vì “tính ông vốn khoảnh Ta không vì vàng bạc hay quyền uy mà ép cho chữ bao giờ”
Hành động cho chữ viên quản ngụ chứng tỏ Huấn Cao là một con người biết quý trọng cái tài, cái đẹp, biết nâng niu những kẻ tầm thường lên ngang tàng với mình
Quay cảnh “cho chữ” diễn ra thật lạ, quả là cảnh tượng “xưa nay chưa từng có” Kẻ tử
từ “cổ đeo gông, chân vướng xích” đang “đậm tô từng nét chữ trên vuông lụa bạch trắng tinh” với tư thế ung dung tự tại, Huấn Cao đang dồn hết tinh hoa vào từng nét chữ Đó là những nét chữ cuối cùng của con người tài hoa ấy Những nét chữ chứa chan tấm lòng của Huấn Cao và thấm đẫm nước mắt thương cảm của người đọc Con người tài hoa vô tội kia chỉ mới cho chữ ba lần trong đời đã vội vã ra đi, để lại biết bao
Trang 8tiếc nuối cho người đọc Qua đó, tác giả Nguyễn Tuân cũng gián tiếp lên án xã hội đương thời đã vùi dập tài hoa của con người.
Và người tù kia bỗng trở nên có quyền uy trước những người đang chịu trách nhiệm giam giữ mình Ông Huấn đã khuyên viên quản ngục như một người ca khuyên bảo con:
“Tôi bảo thực thầy quản nên về quê ở đã rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ Ở đây khó giữ được thiên lương cho lành lắm rồi cũng có ngày nhem nhuốc mất cái đời lương thiện”
Theo Huấn Cao, cái đẹp không thể nào ở chung với cái xấu được Con người chỉ thưởng thức cái đẹp khi có bản chất trong sáng, nhân cách cao thượng mà thôi
Những nét chữ cuối cùng đã cho rồi, những lời nói cuối cùng đã nói rồi’ Huấn Cao , người anh hùng tài hoa kia dù đã ra đi mãi mãi nhưng để lại ấn tượng sâu sắc cho những ai đã thấy, đã nghe, đã từng được thưởng thức nét chữ của ông Sống trên cõi đời này, Huấn Cao đã đứng lên đấu tranh vì lẽ phải; đã xoá tan bóng tối hắc ám của cuộc đời này Chính vì vậy, hình tượng Huấn Cao đã trở nên bất tử Huấn Cao sẽ không chết mà bước sang một cõi khác để xua tan bóng tối nơi đó, đem lại hạnh phúc cho mọi người ở mọi nơi
Ở Huấn Cao ánh lên vẻ đẹp của cái “tài” và cái “tâm” Trong cái “tài” có cái “tâm” và cái
“tâm” ở đây chính là nhân cách cao thượng sáng ngời của một con người tài hoa Cái đẹp luôn song song “tâm” và “tài” thì cái đẹp đó mới trở nên có ý nghĩa thực sự Xây dựng hình tượng nhân vật Huấn Cao, nhà văn Nguyễn Tuân đã thành công trong việc xây dựng nên chân dung nghệ thuật điển hình lí tưởng trong văn học thẩm mĩ Dù cho Huấn Cao đã đi đến cõi nào chăng nữa thì ông vẫn sẽ mãi trong lòng người đọc thế hệ hôm nay và mai sau
Phân tích nhân vật Quản Ngục
Nếu như nhân vật Huấn Cao là biểu tượng về cái đẹp với sức mạnh hướng thiện của
nó, thì nhân vật viên quản ngục được sáng tạo ra là để hiện thực hóa sức mạnh ấy Có
Trang 9viên quản ngục thì ý đồ nghệ thuật của nhà văn mới thực hiện được Nhưng vai trò cực
kì quan trọng ấy của nhân vật quản ngục không dễ nhận ra, bởi vì nhân vật này dường như được Nguyễn Tuân “giấu” đi, ẩn xuống hàng thứ hai đằng sau nhân vật Huấn Cao Cảm giác ban đầu khi đọc Chữ người tử tù, người đọc choáng ván, ngập trong ánh sáng tỏa ra từ hình tượng Huấn Cao uy nghi, rực rỡ Từng dòng chữ, từng trang sách
cứ lấp lánh Huấn Cao Người đọc chẳng thiết nghĩ điều gì khác ngoài nghĩ về Huấn Cao Nhưng đọc thêm một vài lần nữa, gấp trang sách lại, ngẫm nghĩ kĩ, thấy nhân vật quản ngục từ từ hiện lên, ngày một rõ nét và cuốn hút ta bằng một sức mạnh kì lạ Ta càng thấm thía, cảm phục ngòi bút tài hoa, thâm thúy của Nguyễn Tuân Khi được khám phá, phát hiện, nhân vật quản ngục sẽ đem lại cho ta nhiều khoái cảm thẩm mĩ mới mẻ, thú vị
Tính cách của nhân vật Huấn Cao có phần một chiều, bất biến và đơn giản, ít nhữngbất ngờ Trái lại, nhân vật viên quản ngục có sự vận động về tính cách Trước khi làquản ngục, ông ta cũng là người đèn sách, “biết đọc vỡ nghĩa sách thánh hiền” Làngười lương thiện, tử tế, lại có chữ thánh hiền bồi đắp cho “thiên lương” nảy nở tốt đẹp,ông ta yêu đến say mê cái đẹp, “cái sở nguyện của viên quan coi ngục này là có mộtngày kia được treo ở nhà riêng mình một đôi câu đối do tay ông Huấn Cao viết”
Nhưng sự đời run rủi, và “ông trời nhiều khi chơi ác, đem đày ải những cái thuần khiếtvào giữa một đống cặn bã Và những người thẳng thắn lại phải ăn đời ở kiếp với lũquay quắt”, quản ngục sa vào chỗ tối tăm, phẩm chất từ đó đã hoen ố đi ít nhiều Giữachốn tù ngục hầu như chỉ tồn tại hai thứ: cái ác, cái xấu, tàn nhẫn, lừa lọc và những nỗiđau khổ, tuyệt vọng Tình cờ, viên quản ngục gặp được ông huấn Cao, gặp thần tượngcủa mình, gặp trong hoàn cảnh cực kì éo le: giữa chốn ngục thất, thần tượng của ônggiờ đây lại là một tử tù, còn ông là cai ngục Một tình huống đầy kịch tính được mở ra:
ở bình diện xã hội, họ là những kẻ đối địch nhau; ở bình diện nghệ thuật, họ lại là tri
âm, tri kỉ của nhau Kẻ cầm đầu cuộc khởi nghĩa chống lại triều đình lại là một nghệ sĩtài hoa tầm cỡ “thiên hạ đệ nhất thư pháp”, kẻ đại diện cho luật pháp của triều đình lại
là người có “tấm lòng biệt nhỡn liên tài”’ ngưỡng mộ tài thư pháp ấy Cuộc “kì ngộ”khiến cho lòng yêu cái đẹp trong quản ngục sống dậy mãnh liệt tới mức ông có thể bấtchấp cả tính mạng và địa vị, mong sao có được mấy chữ của ông Huấn
Người đọc hồi hộp theo dõi từ đầu chí cuối tác phẩm, không biết quản ngục có xinh nổichữ của ông Huấn hay không ? Nhân vật quản ngục bị đặt vào một thử thách khá gay
go quyết liệt Mấy ngày ngắn ngủi ông Huấn Cao tạm bị giam trong ngục tử tù của y,quản ngục luôn sống trong tình trạng vô cùng căn thẳng, hồi hộp Y thừa biết tính ôngHuấn “vốn khoảng, trừ chỗ tri kỉ, ông ít chịu cho chữ” Làm sao đây, chỉ trong ít ngày để
có thể lấp đầy khoảng cách giữa “cai ngục” và “tử tù”, để thành “tri kỉ” của ông Huấn ?
“Viên quản ngục khổ tâm nhất là có một ông Huấn Cao trong tay mình, dưới quyềnmình mà không biết làm thế nào mà xin được chữ Không can đảm giáp lại mặt một
Trang 10người cách xa y nhiều quá, y chỉ lo mai mốt đây, ông Huấn bị hành hình mà không kịpxin được mấy chữ, thì ân hận suốt đời mất” Mặt khác, viên quản ngục luôn luôn phải
dò xét, đề phòng cả bọn thuộc hạ, ông sợ “tên bát phẩm thơ lại này đem cáo giác vớiquan trên thì khó mà ở yên”, ông phải “dò ý tứ hắn lần nữa xem sao rồi sẽ liệu”
Nhân vật viên quản ngục được xây dựng với bút pháp giàu chất hiện thực, gần vớicuộc đời hơn, thật hơn Và chính ở đây thể hiện tài năng nghệ thuật của Nguyễn Tuân.Đọc truyện, người đọc như thấy hiện ra trước mắt dáng đi, điệu đứng, lời ăn tiếng nóicủa viên quản ngục này Lúc ở công đường, dáng điệu của y rõ bệ vệ, quan cách, oaiphong, trầm tĩnh, rõ là chu đáo, cần mẫn trong công việc Tiếp được công văn để lĩnhnhận sáu tên tù án chém, ông ta đọc tên từng người và dừng lại ở cái tên Huấn Cao,rồi hỏi viên thơ lại để xác minh cho rõ Nhân vật viên quản ngục không chỉ là kẻ biết thihành phận sự, cần mẫn, tận tụy, mà còn là nhân vật có đời sống nội tâm sâu sắc Cólúc khuôn mặt tỏ rõ sự nghĩ ngợi đăm chiêu, “ngục quan băn khoăn ngồi bóp tháidương”, “người ngồi đấy, đầu đã điểm hoa râm, râu đã ngả màu Những đường nhănnheo của bộ mặt tư lự, bây giờ đã biến mất hẳn Ở đấy, giờ chỉ còn là mặt nước aoxuân, bằng lặng, kín đáo và êm nhẹ”
Trong nhận xét rất tinh tế của người dẫn truyện thì viên quản ngục có “tính cách dịudàng và lòng biết giá người” Ông được coi “là một thanh âm trong trẻo chen vào giữamột bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn, xô bồ”, là “cái thuần khiết” bị đày ải “vào giữamột đống cặn bã”, là “người thẳng thắn lại phải ăn đời ở kiếp với lũ quay quắt” Là quảnngục, nhưng ông ta cũng chính là tù nhân chung thân của cái nhà tù do ông cai quản.Cái danh, cái lợi, trách nhiệm, bổn phận của một ngục quan là những thứ gông cùm,xiềng xích vô hình xiết chặt tâm hồn quản ngục suốt đời “Lũ người quay quắt”, cái
“đống cặn bã” bao quanh ông chẳng khác gì nơi buồng tối giam tử tù “một buồng tốichật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián” Đã cólúc, ngục quan thấm thía thân phận lạc loài, cô đơn giữa chốn tù ngục của chính mình,
y than thở một mình: “Có lẽ lão bá này, cũng là một người khá đây Có lẽ hắn cũng nhưmình, chọn nhầm nghề mất rồi” Nếu như bi kịch của ông Huấn là bi kịch của người anhhùng thất thế, thất thế nhưng vẫn kiêu hùng, lẫm liệt; thì bi kịch của ngục quan là bi kịchlầm đường kẻ lầm đường lạc lối, may thay, vẫn còn có lương tri, lương năng, còn có
“lòng biệt nhỡn liên tài”, còn có khát vọng giải thoát Y tôn thờ cái đẹp, say mê cái đẹp
để hi vọng tự giải thoát Lúc ngục quan gặp huấn Cao thì “đầu đã điểm hoa râm, râu đãngả màu”, “bộ mặt tư lự” đã hằn nhiều nếp nhăn của cuộc đời “tù nhân” nhọc nhằn,nhưng khát vọng giải thoát biểu hiện ở khát vọng hướng tới cái đẹp vẫn mãnh liệt vôcùng Âm ỉ bấy lâu, nay nó bùng cháy lên thành lửa ngọn Ngục quan tự hạ mình xuốngtrước tử tù, nhẫn nhục chấp nhận sự “khinh bạc đến điều” của ông Huấn Y không oánthù, y biết người ta, “y cũng thừa hiểu những người chọc trời quấy nước, đến trên đầungười ta, người ta cũng còn chẳng biết có ai nữa, huống chi cái thứ mình chỉ là một kẻtiểu lại giữ tù” Về bản chất, đó là sự ngưỡng mộ trước cái đẹp một cách hoàn toàn tựnguyện Hành động biệt đãi ông Huấn cũng là xuất phát từ lòng say mê đó Nhưng đếncuối tác phẩm thì không chỉ còn là chuyện say mê, tôn thờ mấy cái chữ đẹp nữa, màcao hơn thế, đó là sự trân trọng, tôn thờ nhân cách cao quý của một bậc tài danh Bịcái đẹp và nhân cách cao thượng của ông Huấn thuyết phục, viên quản ngục thực sựcảm động cũng giống như ông Huấn Cao đã cảm động trước “sở thích cao quý” và
Trang 11“tấm lòng biệt nhỡn liên tài” của ngục quan Đó là điểm gặp gỡ để trở thành tri âm, tri kỉcủa hai con người cách nhau quá xa về vị trí xã hội Sự tri kỉ ấy được đánh dấu bằngdòng lệ và tiếng nói nghẹn ngào: “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh” và kèm theo một cái vái.
Vận mệnh nghệ thuật của tính cách ông Huấn Cao đã kết thúc cùng với sự kết thúc củathiên truyện; trong khi đó, vận mệnh vẫn còn tiếp tục ở nhân vật viên quản ngục: ngườiđọc có thể tin rằng sau những lời khuyên bảo ân cần của ông Huấn, viên quản ngục đãluống tuổi ấy sẽ từ bỏ nghề bất nhân về quê ở để giữ thiên lương cho trong sạch, lànhvững
Nhân vật viên quản ngục là một sáng tạo rất mực sinh động của Nguyễn Tuân, để vừa
tô đậm vẻ đẹp lí tưởng của nhân vật Huấn Cao, lại vừa thể hiện vẻ đẹp của một conngười đang được dắt dẫn bởi cái đẹp và cái thiện Đây là kiểu sáng tạo nhân vật rấtmới trong văn học hiện đại Việt Nam, cái cách để cho nhân vật tự tạo tính cách
Phân tích Cảnh cho chữ
Khi nhắc tới lối văn chương luôn khát khao hướng tới chân-thiện-mĩ, người ta thường nhắc tới Nguyễn Tuân- một nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp Ông được đánh giá là một trong những cây bút tài hoa nhất của nền văn học Việt Nam hiện đại
Trong các sáng tac của Nguyễn Tuân, các nhân vật thường được miêu tả, nhìn nhận như một nghệ sĩ Và tác phẩm “Chữ người tử tù” cũng được xây dựng bằng cách nhìn nhận như vậy Bên cạnh đó, nhà văn đã khéo léo sáng tạo lên một tình huống truyện vôcùng độc đáo Đó là cảnh cho chữ trong nhà giam- là phần đặc sắc nhất của thiên truyện này “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”
Đoạn cho chữ nằm ở phần cuối tác phẩm.ở vị trí này tình huống truyện được đẩy lên đến đỉnh điểm vì viên quản ngục bỗng nhận được công văn về việc xử tử những tên phản loạn, trong đó có Huấn Cao Do vậy cảnh cho chữ có ý nghĩa cởi nút,giải tỏa những băn khoăn ,chờ đợi nơi người đọc, từ đó toát lên những giá trị lớn lao của tác phẩm
Sau khi nhận được công văn, viên quản ngục đã rãi bày tâm sự của mình với thầy thơ lại Nghe xong truyện, thầy thơ lại đã chạy xuống buồng giam Huấn Cao để kể rõ nỗi lòng viên quản ngục Và đêm hôm đó, trong một buồng tối chật hẹp với ánh sáng đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu, “ một cảnh tượng xưa nay chưa từng có” đang diễn ra Thông thường để sáng tạo nghệ thuật người ta thường tìm đến những nơi có không gian đẹp, thoáng đãng , yên tĩnh Nhưng trong một không gian chứa đầy bóng tối, nhơ
Trang 12bẩn chốn ngục tù thì việc sáng tạo nghệ thuật vẫn xảy ra Thời gian ở đây cũng gợi cho
ta tình cảnh của người tử tù Đây có lẽ là đêm cuối của người tử tù-người cho chữ và cũng chính là giờ phút cuối cùng của Huấn Cao Và trong hoàn cảnh ấy thì “ một người
tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng” vẫn ung dung, đĩnh đạc “dậm tô nét chữ trên tấm lụa trăng tinh” Trong khi ấy, viên quản ngục và thầy thơ lại thì khúm lúm chuyển động.ởđây cho thấy dường như trật tự xã hội đang bị đảo lộn Viên quản ngục đáng nhẽ phải
hô hào , răn đe kẻ tù tội Thế nhưng trong cảnh tượng này thì tù nhân lại trở thành người răn dạy, ban phát cái đẹp
Đây quả thực là một cuộc gặp gỡ xưa nay chưa từng có giữa Huấn Cao-người có tài viết chữ nhanh , đẹp và viên quản ngục, thầy thơ lại-những người thích chơi chữ Họ
đã gặp nhau trong hoàn cảnh thật đặc biệt: một bên là kẻ phản nghịch phải lĩnh án tử hình( Huấn Cao) và một bên là những người thực thi pháp luật Trên bình diện xã hội,
họ ở hai phía đối lập nhau nhưng xét trên bình diện nghệ thuật họ lại là tri âm, tri kỉ của nhau Vì thế mà thật là chua xót vì đây là lần đầu tiên nhưng cũng là lần cuối cùng ba con người ấy gặp nhau Hơn thế nữa, họ gặp nhau với con người thật, ước muốn thật của mình Trong đoạn văn, nhà văn đã sử dụng sự tương phản giữa ánh sáng và bóng tối làm câu chuyện cũng vận động theo sự vận động của ánh sáng và bóng tối Cái hỗn độn, xô bồ của nhà giam với cái thanh khiết của nền lụa trắng và những nét chữ đẹp
đẽ Nhà văn đã làm nổi bật hình ảnh của Huấn Cao, tô đậm sự vươn lên thắng thế của ánh sáng so với bóng tối, cái đẹp so với cái xấu và cái thiện so với cái ác Vào lúc ấy,
từ một quan hệ đối nghịch kì lạ: ngọn lửa của chính nghĩa bùng cháy ở chốn ngục tù tốităm, cái đẹp được sáng tạo giữa chốn hôi hám, nhơ bẩn… ở đây, Nguyễn Tuân đã nêu bật chủ đề của tác phẩm: cái đẹp chiến thắng cái xấu xa, thiên lương chiến thắng tội
ác Đó là sự tôn vinh cái đẹp, cái thiện đầy ấn tượng
Sau khi cho chữ xong, Huấn Cao đã khuyên quản ngục từ bỏ chốn ngục tù nhơ bẩn:
“đổi chỗ ở” để có thể tiếp tục sở nguyện cao ý Muốn chơi chữ phải giữ được thiên lương Trong môi trường của cái ác, cái đẹp khó có thể bền vững Cái đẹp có thể nảy sinh từ chốn tối tăm, nhơ bẩn, từ môi trường của cái ác( cho chữ trong tù) nhưng khôngthể chung sống với cái ác Nguyễn Tuân nhắc đến thú chơi chữ là môn nghệ thuật đòi hỏi sự cảm nhận không chỉ bằng thị giác mà còn cảm nhận bằng tâm hồn Người ta thưởng thức chữ không mấy ai thấy, cảm nhận mùi thơm của mực Hãy biết tìm trong mực trong chữ hương vị của thiên lương Cái gốc của chữ chính là cái thiện và chơi chữ chính là thể hiện cách sống có văn hóa
Trang 13Trước lời khuyên của người tử tù, viên quản nguc xúc động “ vái người tù một vái, chắptay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng nghẹn ngào: kẻ mê muội này xin báilĩnh” Bằng sức mạnh của một nhân cách cao cả và tài năng xuất chúng, người tử tù đãhướng quản ngục đến một cuộc sống của cái thiện Và trên con đường đến với cái chếtHuấn Cao gieo mầm cuộc sống cho những người lầm đường Trong khung cảnh đen tốicủa tù ngục, hình tượng Huấn Cao bỗng trở lên cao lớn là thường, vượt lên trên nhữngcái dung tục thấp hèn của thế giới xung quanh Đồng thời thể hiện một niềm tin vững chắc của con người: trong bất kì hoàn cảnh nào con người vẫn luôn khao khát hướng tới chân- thiện-mĩ.
Có ý kiến cho rằng: Nguyễn Tuân là nhà văn duy mĩ, tức là điều khiến ông quan tâm chỉ
là cái đẹp, là nghệ thuật Nhưng qua truyện ngắn “ Chữ người tử tù” mà đặc biệt là cảnh cho chữ ta càng thấy rằng nhận xét trên là hời hợt, thiếu chính xác Đúng là trong truyện ngắn này, Nguyễn Tuân ca ngợi cái đẹp nhưng cái đẹp bao giờ cũng gắn với cái thiện, thiên lương con người Quan điểm này đã bác bỏ định kiến về nghệ thuật trước cách mạng, Nguyễn Tuân là một nhà văn có tư tưởng duy mĩ, theo quan điểm nghệ thuật vị nghệ thuật Bên cạnh đó, truyện còn ca ngời viên quản ngục và thầy thơ lại là những con người tuy sống trong môi trường độc ác xấu xa nhưng vẫn là những “thanh
âm trong trẻo” biết hướng tới cái thiện Qua đó còn thể hiện tấm lòng yêu nước, căm ghét bọn thống trị đương thời và thái độ trân trọng đối với những người có “thiên lương”trên cơ sở đạo lí truyền thống của nhà văn
“Chữ người tử tù” là bài ca bi tráng, bất diệt về thiên lương, tài năng và nhân cách cao
cả của con người Hành động cho chữ của Huấn Cao, những dong chữ cuối cung của đời người có ý nghĩa truyền lại cái tài hoa trong sáng cho kẻ tri âm, tri kỉ hôm nay và mai sau Nếu không có sự truyền lại này cái đẹp sẽ mai một Đó cũng là tấm lòng muốngiữ gìn cái đẹp cho đời
Bằng nhịp điệu chậm rãi, câu văn giàu hình ảnh gợi liên tưởng đến một đoạn phim quay chậm Từng hình ảnh, từng động tác dần hiện lên dưới ngòi bút đậm chất điện ảnh của Nguyễn Tuân: một buồng tối chật hẹp…hình ảnh con người “ba cái đầu đang chăm chú trên một tấm lụa trắng tinh”, hình ảnh người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng đang viết chữ Trình tự miêu tả cũng thể hiện tư tưởng một cách rõ nét: từ bóng tối đến ánh sáng, từ hôi hám nhơ bẩn đến cái đẹp Ngôn ngữ, hình ảnh cổ kính cũng tạo không khí cho tác phẩm Ngôn ngữ sử dụng nhiều từ hán việt để miêu tả đối tượng
là thú chơi chữ Tác giả đã “phục chế” cái cổ xưa bằng kĩ thuật hiện đại như bút pháp tả