1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về xã hội dân sự ở liên minh châu âu phần 1

189 66 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 189
Dung lượng 43,98 MB

Nội dung

Tuy nhiên, có quan điểm cho rằng Tabush, 2005, XHDS không nên chỉ giói hạn như là mọi biểu hiện đời sông xã hội bên ngoài hệ thống nhà nưóc và các quá trìn h kinh tê mà XHDS đê xuất các

Trang 1

CK.00000 4752 1

Trang 3

MỘT SỐ VẤN ĐỂ LÝ LUẬN

VÀ THỰC TIẺN VỂ XẢ HỘI DÂN s ự

ở LIÊN MINH CHÂU Âu

Trang 5

VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

VIỆN NGHIỀN CỨU CHẨU Âu

PGS.TS ĐINH CÔNG TUẤN

(Chủ biên)

MỘT s ố VẤN ĐỂ LÝ LUẬN

ở LIÊN MINH CHÂU Âu

ĐẠI HỌC THAI NGUYÊNTRUNG TÂM HỌC LIỆU

NHÀ XUẤT BẢN KHOA HỌC XÃ HỘI

HÀ NỘI - 2010

Trang 6

1 PGS TS Đinh Công Tuấn (Chủ biên) (Lời nói đầu, chương 1, 2, 3, kết luận)

2 ThS Trần Thị Thu Huyền (Chương 2)

3 CN Đinh Công Hoàng (Chương 2)

4 CN Đinh Thị Ngọc Linh (Chương 2)

Trang 7

MỤC LỤC

Trang

Chương 1. Khái quát những lý luận cơ bản về xã

hội dân sự và quá trình hình thành,

phát triển, hoạt động của xả hội dân sự

cấp toàn cầu và khu vực Liên minh

1.1 Khái niệm xã hôi dán sự: nguồn gốc và tranh luận 15

1.1.1 Nguồn gốc và thuật ngữ xã hội dân sự 15

1.2 Các vai trò, chức năng, dác điểm xã hội dán sự 43 1.2.1 Về vai trò p hát triển của xã hội dân sự 43

1.2.3 Một số đặc điểm cơ bản xã hội dân sự 52

Trang 8

6 PGS.TS Đ inh Công Tuấn (Chủ biên)

1.3 Quá trìn h hình thành, p h á t triển và hoat

động xã hội dân sư cấp toàn cầu và khu vực

1.3.1 Khái quát quá trình hình thành, phát triển

1.3.2 Lịch sử phát triển xã hội dân sự ỏ châu Âu:

Vài nét khái quát chung và những nội

Chương 2. Phân tích xả hội dân sự ở một sô quốc

2.1 Mẩu hình xã hội dân sự theo mô hình kiểu

2.1.3 Xã hội dân sự và các yếu tô' khác ỏ Đức 86

2.2 Mẩu hình xã hội dán sự “Thị trường xã hội

2.2.2 Thực hiện xã hội dân sự ở Pháp 107

2.3 Mau hình xã hội dân sự theo mô hình “dãn

2.3.2 Đặc điểm xã hội dân sự ở Thụy Điển 126

Trang 9

Mộ: vấn đề lý luận và thưc tiễn vé xá hội dán sự ớ Liên minh châu Au 7

2.3.3 Xã hội dân sự Thuỵ Điển và hoạt động dịch

2.4 Xã hôi dán sự theo mô hình “<ân tự do" ỏ Liên

hiẻp Anh (bao gồm Anh, xứ Wales, Bắc Ireland

2.5 Mẩu hình xã hội dân sự ở một sỏ quốc gia

Chương 3. Đánh giá nhửng mặt tích cực và tiêu

cực, xu thế phát triển của xả hội dân sự

ở Liên minh châu Âu trong tương lai 188

3.3 Xu th ẻ p h á t triến xà hói dán sự ờ Liên minh

Trang 11

DANH MỤC BẢNG

Trang

Bảng 2 Các quan điểm lí thuyết về xã hội dân sự 36 Bảng 3 Số lượng các hiệp hội đăng kí có lựa chọn (giai đoạn

Bảng 4 Tóm tắt lịch sử phát triển "khu vực thứ ba" và quan hệ

Bảng 5 Đóng góp kinh tế của khu vực thứ ba (phi lợi nhuận,

Trang 12

CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CIVICUS: Liên minh toàn cầu vì sự tham gia của công dân CNTT: Công nghệ thông tin

CSO: Các tổ chức xã hội dân sự

FDI: Đầu tư trực tiếp nước ngoài

XĐGN: Xoá đói giảm nghèo

UK: Liên hiệp Vương quốc Anh

XHCN: Xã hội chủ nghĩa

XHDS: Xã hội dàn sự

Trang 13

LỜI NÓI ĐẦU

Trong những năm gần đây, vấn đề xã hội dân sự được biết đến như một nhu cầu nghiên cứu, tìm hiểu và tìm cách quảng bá xây dựng ở nhiều quốc gia trên thê giới và khu vực Trong bôi cảnh đó, người ta nói đến một lí th u y ết

vê tam giác p hát triển, theo đó, trong mỗi quôc gia, cấu trúc xã hội chủ yếu bao gồm ba th àn h phần là: N hà nước pháp quyền, kinh tê thị trường và xã hội dân sự Đây là ba trụ cột của p h át triển và vì thế, giải quyết tốt môi quan hệ giữa ba yếu tố này sẽ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đến

sự p h át triển của mỗi quốc gia Ngày nay, thừa n h ận giá trị và phát huy vai trò của xã hội dân sứ trong phát triển

là xu hưống chung của các quốc gia trên thê giới Thực tiễn

ỏ nhiều quốc gia trê n thê giối hiện nay cho thấy, một xã hội dân sự vối những cơ cấu và th iết chê lành mạnh có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống

n h ân dân thông qua những tác động tích cực đến sự p h át triến của nền kinh tê thị trường, hoàn thiện nhà nước pháp quyển và bằng việc trực tiếp tổ chức để giải quyết những nhu cầu, lợi ích của ngưòi dân và cộng đồng1

] Nguyễn Như Phát Xã hội dân sự - kinh nghiệm nước ngoài và bài học cho Việt Nam Tham luận tại Hội thảo quốc tê tại Viện

Khoa học xã họi Việt Nam ngày 28- 29/2/2008.

Trang 14

1 2 PGS.TS Đ inh Công Tuấn (Chủ bièn)

Có thế nói, từ những năm 90 của thê kỉ XX, trên phạm

vi toàn cầu, cùng VỚI việc tăng lên đáng kế vai trò của nhà

nước trong đời sông xã hội, vai trò của các tổ chức xã hội dân sự (Civil Society Organization - CSO) cũng ngày càng

được khảng định, đặc biệt trong việc thực hiện có hiệu quii các mục tiêu phát triển thiên niên kỉ Phối hợp cùng VỚI nhà nưốc, c s o hoạt động có hiệu quả trong việc thực hiện các mục tiêu xóa đói giảm nghèo, thực hiện sự bình đảng, tăng tính minh bạch, dân chủ và n h ất là khuyến khích sự tham gia của ngưòi dân vào quá trìn h hoạch định và thực

thi các chính sách phát triển kinh tế - xã hội Những năm

gần đây, ở tấ t cả các quốc gia trên thê giới, c s o đã có bưốc phát triển vượt bậc cả về qui mô, số lượng và chất lương hoạt động, ơ các nước phát triển số lượng cso tăng một

cách chóng mặt, chẳng hạn ở Mỹ có tới 1,5 triệu tố chức sỏ

hữu khối lượng tài sản trị giá 500 tỉ USD Ngay cả ỏ những nưâc kém phát triển hơn, số lượng cso cũng tăng lên nhanh chóng, ở H ungari có 40.000, Brazil có 45.000, Thái Lan cũng có đến 11.000 tổ chức1 Năm 2000, trê n th ế giói cũng đã có trên 5.000 tố chức độc lập xuyên quốc gia đăng kí hoạt động Các tô chức này đã tham gia vào mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - chính trị - xã hội và ảnh hưởng rộng rãi khắp toàn cầu Sự tăng lên đáng kế vể số lượng cũng như hiệu quả hoạt động của c s o và các tô chức độc lập xuyên quốc gia đã khẳng định xu thê khách

1 Dương Xuân Ngọc Một sô' vấn đề về lý luận và thực tiễn về xây dựng xã hội dân sự ở nước ta Đề tài cấp Bộ, Học viện Báo chí và

Tuyên truyền năm 2007.

Trang 15

Mòl sỏ vàn đế lý luận và thực tiễn về xả hội dân sự ở Liên minh châu Au 1 3

quan của việc hình thành và phát triển cũng như vai trò ngày càng tăng của xã hội dân sự

Xét vê những điều kiện lịch sử thì XHDS được coi là một th àn h quả của sự phát triển lịch sử nhân loại Và XHDS được xuất hiện lần đầu tiên, phát triền mạnh mẽ và rộng khắp tại châu Âu, một trong những cái nôi văn minh của nhân loại 0 châu Âu, XHDS thường đi tiên phong tham gia giải quyết các vấn đê về giối, môi trường, nợ quốc

tế, phòng chống HIV, gợi mở tran h luận chính sách toàn oầu, phản biện xã hội, kiến nghị chính sách bảo vệ các

nhóm yếu thê xã hội, xây dựng “vốn xã hội”, tham gia quản trị xã hội, góp phần thúc đẩy sự giải trình của nhà nước vê các vấn đề kinh tê - xã hội, tăng cường cơ hội thảo luận các vấn đề, tạo lập các quĩ, tạo ảnh hưởng đến chính sách nhà nưỏc, nâng cao nhận thức xã hội, thúc đẩy dân chủ, minh bạch hoá Liên minh châu Au không chỉ thúc đẩy phát triển mạnh mẽ XHDS trong từng quốc gia thành viên và mà còn ra bên ngoài phạm vi châu Au Kênh hoạt

cụ mối của EU nhằm củng cố XHDS ở châu Âu và th ế giói

Vì những lý do trên, việc nghiên cứu có hệ thống từ

k hái niệm cơ bản đến nguồn gốc, sự hình thành và phát

Trang 16

1 4 P G S.T S Đ inh Công T uấn (C hủ bièn)

triển XHDS ở EU nói chung, ở từng nưốc chủ yếu đại diện

cho các mô hình phát triển kinh tê - xã hội khác của EƯ nói riêng là rấ t cần thiết

Nhóm các tác giả đã rấ t cố gắng trong việc triển khai

nghiên cứu, thu thập các tài liệu tham khảo, các thông tin

về đề tài, nhưng do vấn đề nghiên cứu rấ t mới, khá rộng

và phức tạp, đang trong quá trìn h vận động và p hát triển, nên chắc chắn còn có nhiều thiếu sót

Chúng tôi rấ t mong nhận được những ý kiến đóng góp xây dựng của các nhà khoa học và các độc giả để cuốn sách

có th ể hoàn thiện hơn vào lần tái bản sau

Chủ biên

PGS.TS Đinh Công Tuân

Trang 17

CHƯƠNG 1

KHÁI QUÁT NHỮNG LÝ LUẬN cơ BẢN

VỀ XÃ HỘI DÂN Sự VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH,

PHÁT TRIỂN, HOẠT ĐỘNG CỦA

XÃ HỘI DÂN Sự CẤP TOÀN CẦU

VÀ KHU Vực LIEN MINH CHÂU Âu

1.1 Khái niệm xã hội dân sự: nguồn gốc và tranh luận

1.1.1 N g u ồ n g ố c v à th u ậ t n g ữ x ã h ộ i d â n sự

Khái niệm tiếng Anh “civil society” được dịch ra tiếng Việt là “xã hội dân sự” Ó Việt Nam liên quan đến khái niệm “XHDS” còn có th u ậ t ngữ “xã hội công dân”, “xã hội thị dân” “Xã hội công dân” nguyên nghĩa tiếng Anh là

“citizen society” T huật ngữ “xã hội công dân” có xuất xứ từ kinh điển Mác — Lênin Trong các tác phẩm của K arl

M arx1 và Friedrich Engels2, th u ật ngữ “Die buger liche

1 Karl Heinrich Marx (1818-1883), nhà tư tưởng, nhà kinh tế chính trị, nhà lãnh đạo cách mạng của Hiệp hội người lao động quốc tế ngưòi Đức, đã phát triển Chủ nghĩa Cộng sản cùng vối

F Engels.

2 Friedrich Engels (1820-1895), triết gia người Đức thế kỉ XIX, đã phát triển Chủ nghĩa Cộng sản cùng với Karl Marx.

Trang 18

1 6 PGS.TS Đinh Công Tuấn (Chủ biên)

Gesellschaft” tiếng Đức, được miêu tả là “xã hội công dân”

và có chỗ là “xã hội thị dân”

Trong các tác phẩm kinh điển của các nhà tư tưởng triết học, chính trị học, có nhiều bàn luận vể khái niệm và nội hàm của XHDS Nêu một số ví dụ (theo Edward M (2004)): Nhà triết học thời cổ đại A ristote1 cho rằng, XHDS được tổ chức qua quan hệ của những người bạn bè cùng chung tư tưởng, qua đó họ khám phá và biểu hiện bằng các hoạt động vì lợi ích chung, và vì đời sống công cộng, bên ngoài nhà nước

T Hobbes2 cho rằng, XHDS là sự sáng tạo có mục đích, nhằm đảm bảo sinh tồn các giá trị như: công lí, đạo đức, nghệ th u ật và văn hoá mà không bị phụ thuộc vào nhà nưốc, qua đó cho phép mọi người tham gia phát triển kinh doanh trong hoà bình và an toàn

J Locke3, XHDS có hàm ý về khả năng của con ngươi sông trong điêu kiện tự do hoạt động chính trị và hoạt động kinh tế XHDS được hình thành từ sở hữu, sản xuất

1 Aristote (384-322 TCN), nhà triết học nổi tiếng người Hy Lạp.

O n g là t á c g i ả m ộ t 3 ố l ỏ n c á c c h u y ê n l u ậ n V C lo g ic , s i n h h ọ c , v ộ t

lý và siêu hình học Ông là người lập ra logic hình thức.

2 Thomas Hobbes (1588-1679), nhà triết học Anh, theo chủ nghía duy cảm, chủ nghĩa duy vật, chủ nghĩa vị lợi và chủ nghĩa chuyên chế, tác giả “Léviathan”.

3 John Locke (1632-1704), nhà triết học Anh, người mở đầu chủ nghĩa kinh nghiệm trong tư tưỏng phương Tây, coi mọi nhận thức đều từ kinh nghiệm mà có.

Trang 19

Ml'it sỏ'vấn d ế lý luận và thực tiền vế xã hội dân sự ờ Liên minh châu Au 1 7

va tích luỹ, nó đòi hỏi phải có nhà nước pháp quyền đê đàm bảo trậ t tự và bảo vệ tự do

Theo E K an t1, XHDS là một lĩnh vực phải được bảo vệ

để giúp mọi người tự quyết định trong điều kiện tự do

F H egel2 đã chỉ ra vị tr í của lĩnh vực XHDS, theo ông- XHDS được duy trì bởi “con người kinh tế" - đó là lĩnh vực của h àn h động đạo đức, là mạng lưới quan hệ xã hội, nằm giữa gia đình và n h à nước, gắn kêt nhữ ng cá

nh ân tự chủ vói n h au, thông qua môi trường tru n g gian

là tự do đạo đức

F Hegel còn bày tỏ mối e ngại vể năng lực tự tổ chức và

tự điều tiế t của XHDS và n h ấn mạnh vai trò nhà nước điểu tiết đối với XHDS Tác giả cho rằng, nhà nước và XHDS phụ thuộc lẫn nhau, song mối quan hệ này là đầy Cíing th ản g và đòi hỏi có luật cân bằng quan hệ

Nhiều tác giả khác như M otesquieu’, Voltaire4 đều nhấn m ạnh đến vai trò của nhà nước đôi với XHDS, theo

đó nhà nưóc pháp quyển là bản chất của mối quan hệ nhà nước - xã hội và quan hệ xã hội - thị trường

1 E m m a n u e l K a n t ( 1 7 2 4 1 8 0 4 ) , n h à t r i ế t h ọ c lâ n c ủ a Đ ứ c , t á c g i ả

“phê phán lý trí thuần tuý, phê phán lý trí thực tiễn”.

2 Friedrich Hegel (1770-1831), nhà triết học người Đức, người sáng lập phép biện chứng duy tâm.

3 Montesquieu (1689-1755), nhà văn nổi tiếng người Pháp, tác giả những kiệt tác như “Những ngưòi Ba Tư”, “Tinh thần luật pháp”.

4 Voltaire (1694-1778), nhà văn, nhà bình luận, nhà thần luận, nhà triết học nổi tierfj

TRUNG TÂM HỌC LIEU

Trang 20

1 8 PGS.TS Đ inh Công Tuấn (Chủ biên)

Còn theo quan điểm của Karl Marx, “XHDS là lĩnh vực được cấu thành bởi sản xuất, giai cấp và các quan hệ chính trị xã hội liên quan: quan tâm của XHDS là làm thê nào đê lĩnh vực cạnh tran h hỗn độn trở th à n h đối tượng của giám sát công cộng”

J Roussean1, XHDS được hiểu là cộng đồng mà sự đoàn kết của nó sẽ dung hoà giữa tính chủ quan của các lợi ích

cá n h ân với tính khách quan của hoạt động công cộng.Tác giả khác như Alexander De Tocqueville2 đã chú ý

và nhấn mạnh đến những m ặt trá i của XHDS như: tính địa phương chủ nghĩa và các chuẩn mực liên kết tự nguyện, không chính thức Những m ặt trái đó có thể sẽ hạn chê đến khả năng của nhà nưốc dân chủ, nhằm đạt được sự bình đẳng kinh tế.và tự do chính trị

Có thể nói, khái niệm XHDS xuất hiện chủ yếu là sản phẩm trí tuệ của chầu Âu thê kỉ XVIII, khi các công dân tìm kiếm cách thức để xác định vị trí của bản thân trong

xã hội, độc lập với nhà nước quân chủ, và ở vào giai đoạn khi mà nền tảng của một trậ t tự xã hội dựa trên vị thế, bắt đầu bị lung lay, suy giảm và theo chiểu hướng không thê đảo ngược Một số nhà tư tưởng vể XHDS đã lên tiếng ủng

hộ xu thê phát triển này (Anheir và Carlson, 2001, 2004; Cohen và Arato, 1992)

1 Jean Jacques Roussean (1712-1778), nhà triết học thuộc trào lưu Khai sáng, có ảnh hưởng lón đến cách mạng Pháp, sự phát triển của lý thuyết xã hội, sự phát triển của chủ nghĩa dân tộc.

2 Alexander De Tocqueville (1805-1859), chính khách Pháp, nhà lý thuyết nổi tiếng về chế độ dân chủ, tác giả “về nền dân chủ ở Mỹ”.

Trang 21

Một sô'vấn đê lý luận và thực tiền vé xã hội dân sự ở Liên minh châu Âu 1 9

Theo đó, các nhà tư tương đã bàn luận vê các đặc điểm, chiểu cạnh, mối quan hệ giữa XHDS - nhà nưốc • thị trúòng Chẳng hạn, tác giả Adam S m ith1, cho rằng, thương mại nói chung và việc buôn bán giữa các công dân riêng tư nói riêng đã không những tạo ra của cải, mà còn tạo ra cả những môi liên hệ vô hình giữa con ngưòi với con người - cội nguồn đê tạo ra lòng tin - “vôn xã hội”- nói theo ngôn ngữ kinh tế, xã hội hiện đại

Các tác giả khác như John Locke2, Tocqueville ít chú ý đèn mối quan hệ giữa XHDS vói thị trường, mà chủ yếu chỉ quan tâm đến vấn để XHDS được xem xét từ góc độ chính trị và dân chủ hoá

Mặc dù các khái niệm XHDS có lịch sử phát triển lâu dài và phong phú, song chỉ vào khoảng 2 thập kỉ gần đây,

nó mới trỏ th à n h trọng tâm chú ý trê n các diễn đàn công luận quôc tế (Edwards M, 1998; Kaldor, 2001; Tabush, 2005 )- Có k h á nhiều lí do, cụ thể là sự sụp đổ của khối các nước cộng sản Đông Âu, quá trìn h dân chủ hóa mở rộng, th ay đổi mô hình phát triể n kinh tê quá khứ, mong muôn cùng n h a u đôi m ặt và giải quyết những thách thức bất ổn nảy sinh và tăng cường hoạt động các tổ chức phi

1 Adam Smith (1723-1790), nhà kinh tế chính trị học và triết gia đạo đức học vĩ đại người Scotland.

2 John Locke (1632-1704), nhà triết học, nhà hoạt động chính trị người Anh Ông là nhà triết học theo trường phái chủ nghĩa kinh nghiệm Anh trong lĩnh vực nhận thức luận Ông cũng phát triển

lý thuyết vê' khê ưốc xã hội, vai trò của nó tới chức năng và nguồn gôíc nhà nước.

Trang 22

2 0 PGS.TS Đ inh Công T uấn (Chủ bièn)

chính phủ trên toàn thê giới Tuy nhiên, cũng có quan điểm e ngại vê nguy cơ coi XHDS là “viên đạn ma th u ậ t” đối vối mọi vấn để phát triể n ỏ quốc gia hoặc toàn cầu, ví

dụ, như quan điểm cho rằng, do vấn đê lập kê hoạch nhà nưốc và tự do thị trường được coi là th ấ t bại, và đòi hỏi cần có “cái gì đó” mới mẻ hơn? và cho rằng, k h âu quan trọng chính là XHDS đang bị “thiếu vắng”, song thực sự

có phải như vậy không, vẫn còn là vấn đề cần tiếp tục tra n h luận

Tuy nhiên, có quan điểm cho rằng (Tabush, 2005), XHDS không nên chỉ giói hạn như là mọi biểu hiện đời sông xã hội bên ngoài hệ thống nhà nưóc và các quá trìn h kinh tê mà XHDS đê xuất các yêu cầu của mình thông qua việc tham gia các tổ chức xã hội chính trị (đảng phái và tổ chức xã hội, kinh tê bao gồm tổ chức sản xuất và tái sản xuất, các hãng và đối tác, xã hội, văn hoá và truyền thông) Mục tiêu chính của XHDS là làm nổi bật các yêu cầu đối với nhà nưốc và thị trường, không trực tiếp gắn với giám sát hoặc chinh phạt quyển lực, mà nhằm tạo ra sự ảnh hưởng thông qua hoạt động liên kết, thảo luận dân chủ ở lĩnh vực công cộng

Cho dến nay, ở châu Âu, có nhiều nghiên cứu về các văn bản bàn vể khái niệm XHDS như một ý tưởng và khái niệm chính kế từ thời khai sáng của Scotland đến cuộc cách mạng ở Đông Âu vào cuối thập kỉ 90 của thê kỉ XX Các nguồn tư liệu lịch sử đ ặt ra nhiều câu hỏi và cũng có nhiều quan điểm lập luận m âu th u ẫn hoặc tương phản Ví

dụ, những tran h luận bàn về các nguồn gốc của khái niệm

Trang 23

Mội s ố vấn đề lý luận và thực tiễn về xà hội dân sự ở Liên minh cháu Au 2 1

XHDS, tìm hiểu các th u ậ t ngữ được sử dụng đồng nghĩa hoặc tương đương với khái niệm XHDS, những thay đổi và truyển thông tác động đến việc sử dụng th u ật ngữ này theo thòi gian, những điểm m ạnh và hạn chê khi sử dụng một th u ậ t ngữ mang tính mâu th u ẫ n và dễ dàng gầy tran h cãi này đê phân tích xã hội, chính trị và văn hoá

Theo quan điểm các ngành kinh tế - xã hội, vê khái niệm XHDS, có hai khía cạnh thường được chú ý Thứ nhất, về mặt thực nghiệm, đó là khái niệm chỉ lĩnh vực xã hội Thứ hai, về m ặt chuân mực, khái niệm này được hiểu và ám chỉ

“một loại liên kết đê nâng cao phúc lợi con người”

Theo nghĩa hẹp, khái niệm XHDS: xác đ ịn h và phân định rõ ra n h giới, một bên là n h à nưốc, nền kinh tế, và bên kia là XHDS Cách phân định này có phần cứng nhắc, không phản ảnh linh hoạt thực tiễn phát triển đa dạng

Theo nghĩa rộng, khái niệm XHDS công nhận sự trùng

lắp giữa lĩnh vực nhà nước, nên kinh tê và XHDS, nới lỏng yêu cầu chuẩn mực để bao gồm cả các tố chức có thể làm việc vì mục đích công, thích ứng với hoàn cảnh cụ thể, linh hơạt, song cũng dễ tạo ra “sự mù mờ”, khó hiểu

Khái niệm XHDS được sử dụng theo nghĩa của dân chủ phương Tây kinh diển, do dó ù các nước Đông Âu, Mỹ

L atinh hay các nưỏc đang p h át triển, tuỳ theo quan điểm

có thê áp dụng nhiều định nghĩa với phạm vi (rộng, hay hẹp), trong đó có thể loại bỏ khu vực kinh tê hay bao gộp

cả nhà nưóc, hoặc ngược lại đưa khu vực kinh tê vào và

th u hẹp các tác nhân nhà nước

Trang 24

2 2 PGS.TS Đinh Công Tuấn (Chu biên)

5 Đưa kinh tế vào, loại trừ khu vực nhà nước - +

6 Mô hình chức năng (theo hoàn cảnh, Một phần Một phần

Chú thích: X- đối lập với XHDS; + có một phần XHDS; - không có phần nào

của XHDS; có một phần tiềm năng XHDS.

Nguồn: Tác giả tự sấp xếp theo Edward M (2004).

Ngoài ra, một số ý kiến phê phán m ật hạn chế, cho rằng khái niệm XHDS tạo ra các nhóm xã hội/giai cấp và làm nảy sinh các phân mảng, xung đột xã hội, ảnh hưởng đến trậ t tự xã hội

Một sô'tiếp cận lí thuyết về khái niệm XHDS:

Hiểu theo nghĩa đơn giản nhất, XHDS là lĩnh vực nơi

Trang 25

Mội sô vấn đế lỷ luận và thực tiễn về xã hội dân sự ờ Liên minh châu Au 2 3

mà mọi người cùng nhau tìm kiếm lợi ích, mà họ cho là

cùng chia sẻ c h u n g - song k h ô n g p h ả i vê lợi n h u ậ n hay

quyền lực chính trị, mà do chủ yếu mọi người có quan tâm đặc biệt về vấn để nào đó đê dẫn tối các hành động tập thể

Đò là “không gian hành động mà con ngưòi không bị ép buộc”; là “động cơ, qua đó mọi ngưòi tiến hành hành động như những nhân tố, chủ thể đạo đức”; là “mọi tổ chức và hiệp hội đứng trê n cấp độ gia đình và th ấ p hơn cấp độ nhà nước” Và sẽ chảng có gì là bền vững, nếu nó không được

bắt rễ từ nền móng cuộc sông đời thường hàng ngày của người dân Đó chính là XHDS, nơi tạo ra chất liệu “keo dính”, trên cơ sỏ đó mọi sự việc được diễn ra Tuy nhiên, vượt lên trên khái niệm đơn giản này, vẫn có nhiều bất

đồng, tra n h cãi diễn ra.

Thứ nhất, ở nghĩa chung nhất, XHDS thường được hiểu

là khoảng không gian xã hội nằm giữa cá nhân, các nhóm huyết thống trực tiếp (gia đình) và chính quyền (nhà nước), (Croisant, 2000; Jary và Jary , 1991; Thiery, 2002; White, 1994)

XHDS hàm ý là không gian tương tác xã hội phi- kinh tế

và phi nhà nưóc (Adheừ et all, 2001 và Kaldor, 2003), nhằm thể hiện các giá trị và các lợi ích của họ (Lenzen, 2002)

Tổ ehứr Oivicus (2005) định nghĩa XHDS là “Diễn đàn nằm trong khoảng không gian xã hội giữa gia đình, nhà nưỏc, và thị trường, nơi mọi con người bắt tay nhau đế thúc đẩy quyền lợi chung” Định nghĩa này nhằm mục tiêu

mở rộng và bao q uát hơn, bao gồm cả ba mặt: chính trị -

xã hội — kinh tê và nó tập tru n g vào các chức năng (chủ thể hành động) chứ không chỉ hình thức (cơ cấu)

Trang 26

2 4 PGS.TS Đ inh Công T uấn (Chủ biên)

Mô hình XHDS

Tác giả Anheier H.K (2004) định nghĩa: “XHDS là lĩnh vực của các thiết chế, tổ chức, nhóm cá nhân nằm trong khoảng không gian ở giữa gia đình, nhà nưác, thị trường, trong đó mọi người liên kết tự nguyện để thúc đẩy các lợi ích chung”, qua đó, tác giả nêu cụ thể các chỉ báo, các chiểu cạnh: 1 Cấu trúc; 2 Môi trường; 3 Giá trị; 4 Tác động của

“mô hình XHDS hình thoi” Quan điểm các nhà nghiên cứu

lí luận theo tiếp cận này thì các hiệp hội, nhóm liên kết, các thể chê độc lập nằm trong khoảng không gian này Đó

có thể là các tập đoàn sở hữu tư nhân, đến các tổ chức hiệp hội tự nguyện, cứu trợ XHDS được đặc trưng bởi tính tự chủ của các tổ chức tru n g gian, độc lập với các hoạt động của nhà nước

Trang 27

Một sô vấn đé lý luận và thực tiễn vế xả hội dán sự ở Liên minh cháu Au 2 5

Từ góc độ tiếp cận xã hội học, lí giải và phân tích cấu

trúc của xã hội hiện tại tạo ra các lĩnh vực đòi sông xã hội khác nhau, cho rằng có liên hệ tương tác gồm hệ thống kinh tế, khoa học, giáo dục, truyền thông, văn hoá và chính những hệ thống này lại tương tác VỚI các gia đình,

hệ thông chính trị và nhà nước Theo đó, đặc điểm của XHDS chính là “lĩnh vực đoàn kết, trong đó có tính cộng đồng phô quát dần dần được xác định và hình th à n h ” Theo tiếp cận này, cũng tồn tại các quan điểm khác nhau

Có quan điểm cho rằng, XHDS là tập hợp các liên kết cộng đồng, có tính độc lập, có “các nguyên tắc ứng xử văn hóa và các tư tưởng theo tin h th ần dân chủ” của riêng mình, ơ dây không xem xét các bộ phận của XHDS như những

th àn h tô xã hội mang tính độc lập, tự chủ tách biệt mà thường có tính liên kết, tương tác, ản h hưởng lẫn nhau với các lĩnh vực khác của xã hội Quan điểm khác nhấn mạnh, XHDS - ám chỉ các cộng đồng đạo đức và có trách nhiệm xã nội, sự tin tưởng và hợp tác mà các nhóm, tổ chức thực hiện Theo đó, mọi cộng đồng người đều quan tâm tạo lập quan điểm riêng của m ình vê XHDS

Những quan điểm lí luận trên có điểm mạnh là chúng không đê cao bất cứ hình thức hay khung mẫu nào vê XHDS và không xác định nó theo th u ậ t ngữ của thị trường hay sỏ hữu cá nhân Nó bao hàm các liên kết tương hỗ,

m ạng liên kết không chính thức và hình thức hỗ trợ lẫn nhau, trá n h được những hạn chê về loại XHDS do ảnh hương của kiểu định kiến sắc tộc của một số quốc gia phương Tây

Tiếp cận khác về XH D S th ể hiện trong quan điểm của

Trang 28

2 6 PGS.TS Đ inh Công Tuấn (Chủ biên)

các nhà lí luận phê phán, cho rằng sự phát triển XHDS

gắn với p h át triển của chủ nghĩa tư bản và sự hình th à n h của nó phụ thuộc vào hệ tư tưởng tư sản, ví dụ, nhân mạnh sự hình th à n h hệ thông kinh tê được tách biệt bởi sở hữu tư n h ân và tiếp tục tìm kiếm lợi nhuận qua thị trường Có tác giả cho ràng cấu trúc xã hội của XHDS không phải là những đơn vị độc lập khỏi xã hội tư sản mà chính là hình thức căn bản, dựa vào đó xã hội tư sản phát triển và đó là sản phẩm hơn là nơi sản sinh ra giai cấp tư sản, nghĩa là, vê m ặt hình thành thể chế, nó đã có tính độc lập về hệ tư tưởng Hệ thông pháp lí cũng thúc đẩy quyển

tư hữu và do vậy cho phép tích luỹ tư bản Như vậy, hệ

thống kinh tê tư bản đứng trên, bao trùm và quyết định các th à n h phần, lĩnh vực khác nhau trong xã hội

Theo h ướng nghiên cứu khảo sát thực nghiệm XHDS, tác

giả Cesareo (2003) đề xuất định nghĩa, XHDS là “tập hợp của các hiệp hội tự nguyện, đa cấp và khác nhau với các mức độ chính thức hoá, tự điều tiết, có tầm quan trọng công cộng và liên quan đến lĩnh vực thể chê hoá của xã hội cụ thể”

Ớ cấp độ quốc tế, trong phạm vi dự án hợp tác điều tra,

so sánh trê n phạm vi toàn cầu về các tổ chức XHDS này,

có ba loại định nghĩa vê các tổ chức thuộc khu vực “thứ

b a”, “X H D S ”, “p h i lợi n h u ậ n ” (CPN, 2005) T h ứ nhất, đ ịn h

nghĩa kinh tê tập tru n g vào nguồn lực hỗ trợ tổ chức, theo

đó tổ chức XHDS là tổ chức nhận phần lốn kinh phí từ các đóng góp tư nhân, chứ không phải từ các giao dịch thị trường hoặc hỗ trợ hoạt động từ chính phủ, được coi là

thuộc khu vực tìn h nguyện, hoặc “khu vực từ thiện” T hứ

h ai, định nghĩa tập tru n g vào khía cạnh pháp lí, địa vị

Trang 29

Một sô vân đê lý luận và thực tiễn về xã hội dân sự ở Liên m inh châu Au 2 7

pháp lí của tô chức, theo đó tô chức XHDS là tô chức có

h ìn h th ứ c p h áp lí đặc b iệt (hiệp hội h o ặc quĩ, k h ô n g bị

(lánh thuê ở một sô’ hoạt động hoặc được miễn thuê hoàn

toàn) Định nghĩa th ứ ba tập tru n g vào mục đích của tô

chức, theo đó, là tổ chức thúc đẩy h oạt động công cộng, khuyến khích tạo quyển và tham dự hoặc tìm kiếm cách thức, biện pháp giải quyết các vấn đề m ang tín h cấu trúc của nghèo đói hoặc bất hạnh (có thê gọi là tổ chức XHDS, phi chính phủ hoặc từ thiện)

Theo định nghĩa thao tác - cấu trúc của khảo sát này,

khu vực XHDS bao gồm các th àn h tô như tổ chức- cấu trúc

và qui định hoạt động điểu h àn h (chính thức, không chính thức, pháp lí và không pháp lí) như nhóm không đăng kí, phi chính thức, song tồn tại lâu dài, có qui tắc, hội họp định kì, có thành viên, có cấu trúc ra quyết định, được các thành viên công nhận là hợp pháp; tín h chất tư nhân (không thuộc bộ máy nhà nước, mặc dù có thế n h ận nguồn kinh phí của chính phủ); không p h ân phối lợi nhuận (không vì mục tiêu kinh doanh, không chia lợi nhuận cho giám đốc, ngưòi tham gia cổ phần hoặc cán bộ quản lí) XHDS có thê tạo ra lợi nhuận trong quá trìn h hoạt động song các lợi nhuận chỉ phục vụ cho mục tiêu của tố chức, vì mục đích công cộng Các th àn h viên th am gia không nhằm hưởng chia sẻ lợi nhuận; tính chất tự quản (cơ chê tự quản nội bộ, tự quyết định ngừng hoạt động); tín h tự nguyện (thành viên tham gia không bắt buộc về pháp lí và không

bị ép buộc, do quyết định của bản th â n và sáng kiến cá nhân) Các tố chức phi lợi nhuận được p h ân loại theo vai trò, chức năng, dịch vụ đa dạng như văn hoá - giải trí, tôn

Trang 30

2 8 PGS.TS Đ inh Công Tuấn (Chủ biên)

giáo, vận động xã hội và bảo vệ môi trường, hiệp hội nghề nghiệp Trên cơ sở đó, tìm hiểu về phạm vi, cấu trúc, nguồn tài trợ hoạt động, vai trò các tổ chức XHDS; về qui

mô, đặc điểm; đánh giá ảnh hưởng, đóng góp, hạn chê của các tố chức XHDS, nâng cao nhận thức vê các tô chức này

và xây dựng năng lực địa phương nghiên cứu vê các tô chức XHDS v.v Lẽ dĩ nhiên, như mọi định nghĩa, định nghĩa này về XHDS không thê bao quát đủ hoặc có thể loại

bỏ những “vùng xám mờ” hoặc ranh giới liên quan

Tác giả Anheier H.K (2004), để xuất phương pháp luận tiếp cận đo đạc và đánh giá các chiểu cạnh, chỉ báo chính của XHDS, th ô n g qua khung khổ phân tích “hình thui

XH D S”, các điểm mạnh, hạn chê của XHDS bao gồm: cấu trúc (cơ sở hạ tầng của tổ chức XHDS), không gian pháp líIch ín h trị (vấn đề quản trị), các giá trị (hệ thông giá trị)

và tác động (ảnh hưởng) của XHDS trong quốc gia (vê khía

Trang 31

Met an vấn để lý luận và thực tiễn về xã hội dán sự ờ Lién minh châu Âu 2 9

Ve cấu trúc - đó là phạm vi của XHDS (các thê chế, tổ

chức, mạng lưới và các cá nhân, các thành tố và nguồn lực

đê hoạt động), v ề các giá trị: gồm các giá trị nền tảng của

XHDS, các loại giá trị, chuẩn mực và thái độ mà XHDS đại

diện và tu y ê n tr u y ề n (kè cả tro n g nội bộ tố chức v à môi

quan hệ vối bên ngoài như tính dân chủ, tinh thần khoan (lung hoặc bảo vệ môi trường ) và các lĩnh vực có sự đồng

th u ậ n , nhất trí hoặc bất đồng giá trị Ve không gian pháp líIchính trị gồm môi trường điểu tiết xã hội vĩ mô, các loại

luật lệ và chính sách, căn cứ vào đó XHDS tiến hành hoạt động, các đặc điểm thúc đẩy hoặc hạn chê phát triển XHDS ở quôc gia Ve' ảìih hưởng: Chú ý xem xét những

cìóng góp hoặc hạn chê của XHDS trong giải quyết các vấn

đề kinh tế, xã hội, chính trị (như tác động chính sách nhà nứỏc, quyển con người, thoả mãn các nhu cầu xã hội ) Theo sơ đồ này, có thê đánh giá hiện trạng và tạo khởi điểm đế diễn giải và thảo luận, phác thảo về sự hiện diện XHDS trong quốíc gia hoặc so sánh với các quôc gia khác.Nhìn chung, theo quan điểm các tiếp cận trên, XHDS

có các thành tố chính gồm lĩnh vực nằm giữa cá nhân (gia đình) và nhà nước, nển kinh tê dựa trên tư hữu và thị trường và tập hợp các giá trị, chuẩn mực, bao gồm cả các

k h ái niệm p h á p lí về tự do và d â n chủ Có tác g iả bao gộp

các thế chê kinh tê vào XHDS Tác giả khác lại tập trung chú ý đến các hình thức liên kết xã hội và xem xét các thể chê thị trường cũng như nhà nước tách biệt với XHDS.Bản th ân Liên minh châu Âu cũng sử dụng nhiều định nghĩa về XHDS Q uan niệm vê XHDS trong tuyên bô Chương trìn h Baccelon hàm ý “các quan chức, nhà khoa

Trang 32

3 0 PGS.TS Đ inh Công T uấn (Chủ biên)

học, hàn lâm, kinh doanh, sinh viên và thê thao” (Cuộc họp bộ trưởng Liên minh châu Âu và Địa T rung Hải, 1995) Và điều này cho thấy định nghĩa chưa rõ, và kê cả khi khái niệm này nội hàm bao quát quá rộng, không phân biệt rõ đối tượng

Định nghĩa khác thường trích trong bối cảnh hành động XHDS trong Qui định MEDA (2000) trong đó khái quát

“XHDS EU và Địa Trung Hải là các chính quyền địa phương, các nhóm ở nông thôn, làng mạc, hiệp hội tương hỗ, công đoàn, truyền thông, tô chức hỗ trợ kinh doanh” theo

đó, mô tả XHDS chính xác hơn là trong Tuyên bố Baccelon, song lại có khuynh hưóng hoà trộn các tố chức phi lợi nhuận vói các chủ thể liên quan đến khu vực kinh tế Ngoài ra, cũng có thê thấy là có sự lẫn lộn đáng kể, ví dụ, xu hướng sử dụng th u ật ngữ XHDS, đồng nghĩa vối “hợp tác phi tập trung hoá” ở một sô văn kiện châu Au khác

Tác giả Junem an (2002) cho ràng, khái niệm XHDS chỉ

nên hạn chê ở nhóm chủ thể độc lập khỏi nhà nước, độc lập

khỏi kinh doanh tư nhân và độc lập khỏi các cấu trúc

“Primordial” như gia đình, dòng họ hoặc bộ lạc Định nghĩa này cũng có một số mâu thuẫn và vì không phải lúc nào cũng có thể dễ dàng tách bạch các chủ thể này

Thí dụ kinh điển là “các tổ chức phi chính phủ của chính phủ” (GO NGOs), nghĩa là các tổ chức phi chính phủ

do chính phủ trực tiếp hoặc gián tiếp điều hành, song lại không thuộc các tố chức NGOs thông thường Tuy vậy, các định nghĩa tiếp tục được sử dụng đều hàm ý XHDS là thành phần của xã hội, đặc trưng bởi hoạt động liên kết, tự

Trang 33

Một sô vấn đế lý luận và thực tiễn về xả hội dân sự ờ Liên minh châu Ảu 3 1

nguyện, phi lợi nhuận theo tinh thần của 3 lĩnh vực nêu trên Định nghĩa mở rộng “hợp tác phi tập trung hoá” sẽ dược sử dụng đế chỉ một loạt các yếu tô mở rộng bao gồm các chính phủ địa phương, vùng và các chủ thế thuộc khu vực doanh nghiệp (ví dụ công đoàn)

Cho đến nay, nhiều nghiên cứu trên thê giới đã tập trung làm rõ vể nguồn gốc tra n h luận và cạc quan điểm khác nhau đang tồn tại về XHDS; các vai trò XHDS có thê (ỉóng góp trong p hát triển, vị trí của các tổ chức phi chính phủ

Nhiều tài liệu nghiên cứu cho thấy, th u ật ngữ này là tương đối không rõ nghĩa Đã có nhiều cách lí giải đa dạng của các nhà hoạt động thực tiễn và từ các tài liệu học thuật, do vậy đã tạo ra những khó khăn để chỉ chính xác nội hàm và các nhân tô" của nó

Về lịch sử, XHDS là khái niệm liên quan đến lịch sử và

triết học chính trị phương Tây (Kaldor, 1999) Trong nhiều

th ế kỉ qua, dưới lăng kính của nhiều ngành khoa học như lịch sử, triế t học, chính trị, văn hoá có nhiều phân tích bàn luận vê khái niệm XHDS Mỗi thời đại, chuyên ngành

k h o a học k h á c n h a u đ ều có cách h iể u và n h ìn n h ậ n k h ác

n h a u vê k h á i niệm , nội h à m , k h ía cạn h , b ản c h ấ t củ a

XHDS Tuy nhiên, hầu hết các phân tích tập trung vào 3

khía cạnh chính của khái niệm: th ứ nhất, XHDS như một

"xã hội tốt đẹp, vì lợi ích chung”; th ứ hai, XHDS như một udời sông hiệp hội, liên kết”-, và thứ ba, XHDS như một

"lĩnh vực công cộng".

Vê các trường phái, lí luận tư tưởng XHDS, tác giả

Trang 34

3 2 PGS.TS Đ inh Công Tuân (Chủ biên)

Edward M (2004) phân biệt ba trường phái tư tưởng chính

bàn luận vê XHDS (như trên đã đưa ra) gồm:

T hứ nhất, XH D S được hiểu như một "xã hội tốt đẹp"(good society) Theo th u ật ngữ mang tính chuẩn mực, các quan điểm bàn luận về những mục tiêu, ý tưởng, quan điểm, tầm nhìn về một xã hội lí tưởng mà con người mong ưốc vươn tối XHDS có thể tăng cường dân chủ và ọải thiện phúc lợi của các cộng đồng nghèo khó, thông qua việc cải thiện quyển con người và chông lại những quan niệm, hành vi bất khoan dung, nạn bạo lực Sức mạnh của XHDS ở chỗ nó là phương tiện, qua đó hình thành và nuôi dưỡng các giá trị và kết quả xã hội như tính chất phi bạo lực, không phân biệt đối xử, dân chủ, tinh th ần tương hỗ, công bằng xã hội và mục tiêu của nó - qua đó, các chính sách xã hội nan giải sẽ được giải quyết theo hưóng công bằng, hiệu quả và dân chủ Thông thường người ta coi XHDS là một điều “tốt đẹp”, song thực tế, có thể không hoàn toàn như vậy Chẳng hạn, XHDS có thể có một số hạn chế, không nên quá để cao; cụ thể, tồn tại một sô nhóm có cơ cấu nội bộ thiếu dân chủ và minh bạch (ví dụ nhóm nhà thờ, tôn giáo kiểu cực đoan ), gây sự căng thẳng hoặc đối đầu thái quá giữa đại diện được dân bầu và

m ột bộ p h ậ n của XHDS; m ột 8C> nhóm XHDS có k h ả n ă n g

và kinh nghiệm song không tạo cầu nối, đoàn kết mà có khuynh hướng duy trì đối đầu vối xã hội gây áp lực hoặc ảnh hưởng đến nhà nước, đặc biệt ở các quốc gia đang chuyển đối, dễ tạo ra các khủng hoảng, sự bất ổn xã hội Nhìn chung, XHDS “tốt đẹp” phụ thuộc rấ t nhiều vào kết quả, mối quan hệ giữa chính phủ, các cơ quan lập

Trang 35

Một sô'vấn đ ề lý luận và thực tiễn về xã hội dân sự ở Liên minh châu Âu 3 3

pháp, khu vực doanh nghiệp và truyền thông trong xã hội

T hứ hai, X H D S như “đời sông hiệp hộiỴAssociational life), là “khoảng không gian” của các hoạt động có tổ chức,

mà không phải do chính phủ hoặc doanh nghiệp vì lợi nhuận tham gia thực hiện, gồm hoạt động các hiệp hội (chính thức và không chính thức) như tổ chức tự nguyện cộng đồng, công đoàn, tổ chức tôn giáo, hợp tác xã, nhóm tương hỗ, các đảng chính trị, hội nghề nghiệp, hội kinh doanh, tổ chức th iện nguyện, các nhóm công dân phi chính thức và các phong trào xã hội (môi trường, hoà bình )-

Q uan điểm này khẩng định tầm quan trọng của các hiệp hội đối với đời sống tập thể, nơi cho phép mọi người thể hiện “cái tôi”, tiềm năng, mong muốn của mình và của mọi người qua h àn h động tập thể Việc tham gia th àn h viên các hiệp hội là tự nguyện, không ép buộc Sự tự do hội họp sẽ thúc đẩy văn hoá th am dự dân sự, bắt nguồn và chịu ản h hưởng ý tưởng của nhà xã hội học De Tocqueville

và chính trị học P utnam về “vốn xã hội” - XHDS có đặc điểm của tổ chức xã hội như mạng lưới, chuẩn mực và niểm tin xã hội, thúc đẩy sự điều phối, hợp tác vì những lợi ích tương hỗ (Putnam 1995, 2002)

Q uan điểm vê “vốn xã hội”- một trong những công cụ mới n h ấ t trong phân tích p h át triển, trực tiếp gán VỚ I sự tiến hoá của XHDS K hái niệm này vốn không dễ dàng nắm bắt, song có th ể nói, “vốn xã hội” là những tìn h cảm

r ấ t q u an trọng như lòng tin giữa công dân với công dân, sự chia sẻ những giá trị chung về tình đoàn kết, ái hữu, thực hiện bổn phận đối vối n h au trong xã hội, thúc đẩy sự điều phối và hợp tác lẫn nhau

Trang 36

3 4 PGS.TS Đinh Công T uấn (Chủ biên)

Nghiên cứu đo lường “vốn xã hội” được tiếp cận đa ngành, từ nhiều góc độ như kinh tê học, chính trị học, xã hội học và n h ân học, sử học , trong đó, tập tru n g vào những giá trị văn hoá, th ái độ, tạo ra tâm thê cho con người hợp tác, tin tưởng, hiểu biết và thấu cảm đôi với nhau, giúp gắn kết xã hội thông qua thu hút công dân trở thành thành viên th am gia cộng đồng chung, chia sẻ các lợi ích, các giả định về các quan hệ xã hội và cảm nhận lợi ích chung Một phần quan trọng của “vốn xã hội”, là lòng tin (Trust) - mối quan tâm cơ bản và là thành tố găn kết trong phát triển xã hội, điều kiện cơ bản để duy trì hoạt động kinh tế, và mong muốn hợp tác Các thái độ, giá trị, lòng tin, tính tương hỗ là nền tảng cơ bản, quan trọng đế

ổn định chính trị xã hội và hợp tác

Các tổ chức XHDS chính là nơi duy trì các kênh giao tiếp, tiếp xúc quan trọng giữa các công dân, tạo điều kiện tích luỹ kĩ năng và p h át triển nguồn “vốn xã hội” Một sô cấu trúc xã hội, th iế t chê xã hội (truyền thống hoặc hiện đại) đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra “vốn xã hội” Cội nguồn nuôi dưỡng “vốn xã hội” bắt nguồn từ gia đình (nền tảng quan trọng nhất), nơi làm việc, giáo dục và khu dân cư sinh sống

T ín h c h ấ t v ă n h o á - xã h ộ i củ a “vốn x ã hội” th ổ h iệ n ,

phụ thuộc vào bối cảnh, như tính đại diện, mức độ gắn kết cộng đồng, sự th am gia dân cư vào hoạt động của tô chức Ngoài ra, “vôn xã hội” có môi quan hệ gắn kết với quản trị dân chủ Ví dụ, có th ể coi sự thiếu hụt hoặc hiện diện “vốn xã hội” là chỉ báo vê kết quả hoạt động của chính quyên địa phương, lòng tin của dân cư đôi với hoạt

Trang 37

Một sô vân đế lý luận vá thực tiến về xả hội dán sự ở Liên minh châu Âu 3 5

động chính quyền và gắn với nhiêu chỉ báo p h á t triển xã hội liên quan khác

Thứ ba, XH D S n h ư “khu vực công cộng^iPublic area)

XHDS được hiểu như “một không gian” (vật th ể và phi vật thể), trong đó các khác biệt xã hội, các vấn đê xã hội, chính sách công, hành động chính phủ, vấn đê cộng đồng, bản sắc văn hoá được hình thành, tra n h luận, thương lượng Thông qua đó, tạo ra mối liên kết, hợp tác giữa các cá nhân

và nhóm xã hội, chia sẻ tầm nhìn, định hướng chung về một xã hội “tốt đẹp” Không gian công cộng có thê là không giun vật th ể như trung tâm cộng đồng, phòng họp hoặc qua mạng xã hội, thê giói ảo (blog)

Ý tưởng vê “khu vực công cộng” gắn với tác giả Habermas J Theo quan điểm của H aberm as (1989, 1992, trích theo

H erbert 2003) - khu vực công cộng là khu vực, trong đó những vấn đề có ý nghĩa công cộng, có th ể được mọi cá

n h ân thảo luận từ góc độ năng lực cá n h â n của họ, và về nguyên tắc, kết quả thảo luận được quyết định chỉ bằng

ch ất lượng của các luận cứ mà thôi Theo đó, cần tích cực tạo ra những điều kiện xã hội để có th ể thúc đẩy Hoặc tạo lập “một không gian” th u h ú t mọi người tham gia tương đối bình đẳng trong các thảo lu ận m ang tín h lí trí và quan trọng 0 trong khu vực công cộng, các nhóm cá n h ân phi

th ể chế, phi chính thức, sẽ tìm kiếm cách thức tham gia,

th ể hiện và tra n h luận mới (ví dụ qua m ạng xã hội, blog) Các hoạt động này có th ể không nhằm bảo vệ XHDS đổi lập với n h à nước hoặc nâng cao chất lượng dân chủ Và như vậy, khu vực công cộng sẽ tạo ra XHDS: nó không bị

“n u ố t chửng” bởi nhà nưốc, mà đáp ứng các vấn để của nhà

Trang 38

3 6 PGS.TS Đ inh Công T uấn (Chủ biên)

nước, vấn đề công cộng, trê n cơ sỏ đó, có thể xây dựng và hoàn thiện các chính sách nhà nước

Tóm lại, XHDS có thể được hiểu là mục tiêu để hướng tới (một “xã hội tốt đẹp”), là phương tiện để đạt mục đích (thông qua “đời sống hiệp hội”) và là khung khổ chung để mọi người cùng tham gia thống nhất về mục đích và phương tiện (“khu vực công cộng”- lĩnh vực tranh luận)( Carniege, UK, 2007)

1.1.2 Các tranh luận về xã hội dân sự

Có thể phân biệt ba trường phái tư tưởng chính

(Edwards M, 1998) bàn luận về nguồn gốc, vai trò, thành viên tham gia, đặc biệt là các tổ chức phi chính phủ ở

XHDS và các hàm ý quan trọng đối vối chính sách và thực

tiễn phát triển- đó là lí thuyết tự do phương Tây, lí thuyết Macxít ngoài phương Tẩy, và các lí thuyết ngoài phương Tây-(lí thuyết về các xã hội ngoài phương Tây), vốn thường

lên tiếng phản đối XHDS như “thương hiệu nhập ngoại”

Dĩ nhiên các ý kiến phê phán đó không tránh khỏi nguy cơ thổi phồng, khái quát thái quá về các khác biệt giữa các quan điểm lí luận này.

Bảng 2: Các quan điểm ií thuyết về XHDS

Đặc điểm Lí thuyết phương Tây LI thuyét phl

phương Tây

Nguồn s^c XHDS

XHDS mang tính phổ quát: là giai đoạn trong lịch sử của nhà nước dân tộc và chủ nghĩa tư bản công nghiệp

XHDS là thành tố thể hiện ở mọi xã hội, mọi giai đoạn phát triển, song biểu hiện với các hình thức khác nhau

Trang 39

Một sô vân đ ế lý luận và thực tiễn về xã hội dân sự ỏ Liên minh châu Àu 3 7

Cấu trúc

Ba vòng tròn nhà nước, thị trường và XHDS, là tách rời song có những điểm trùng lắp

Nhà nước, thị trường và XHDS có ranh giới lẫn lộn, chú ý đến các liên kết giữa chúng và sự tiến hoá mang tính lai ghép, pha trộn

Tiêu chí thành viên

tham gia

Chỉ tính đến các hiệp hội chính thức, dân chủ và mang tính xuyên suốt các khu vực lợi ích (truyền thống) XHDS được coi như là "vật thể"

Thành viên các hiệp hội truyền thống, tổn tại bên cạnh hiệp hội mới; các hiệp hội có tính chất dân sự và không dân sự XHDS được coi như là "lĩnh vục"

Vị trí của tổ chức

phi chính phủ

Có thể bao gồm £ác tổ chức phi chính phủ; nếu chúng đáp ứng các tiẻu chí vế thành viên hiệp hội

Loại trừ các tổ chức này ngay cả khi chúng không phải là hiệp hội thành viên

Vai trò

Đàm bảo tự do cá nhân

và dân chủ đối với can thiệp của,nhà nước Kết quả oưốt cùng là XHDS

Thúc đẩy tham gia rộng rãi vào mọi khía cạnh kinh tế, xã hội và chính trị Kết quả cuối cùng là tạo ra "xã hội mang tính dân sự'

Hàm ý chính sách

Mọi xã hội được định hình

để phù hợp tương thích với mô hình ba vòng tròn

và mọi XHDS tuàn theo cần tương tự như kiểu ở phương Tây XHDS là

Trọng tâm là xây dựng, tạo ra những điếu kiện, trong đó các XHDS có thể tự định hình hiệu quả hơn, hỗ trợ các hiệp hội đặc biệt ỏ trong

Trang 40

3 8 PGS.TS Đ inh Công Tuấn (Chủ biên)

giải pháp cho các vấn đề phát triển

khu vực XHDS Phát triển có nghĩa là giải quyết các cấu trúc gắn kết của các quyền lực kinh tế, chính trị xã hội

đã làm cho con nguời phải chịu cảnh nghèo đói, tách biệt xã hội

Thái độ của tài trợ

Tính công cụ: XHDS cung cấp các mục tiêu của tài trợ và chính phủ hướng tới các mục tiêu được quyết định sẵn

Quan hệ đối tác mở, XHDS cung cấp các mục tiêu riêng của nó, song hành bên canh các thiết chê' xã hỏi Khác

n g h iệ p Các n h à lí lu ậ n th eo q u a n điểm trư ờ n g p h á i Lự do,

cho rằng nó nảy sinh tự nhiên nhằm điều hoà xung đột giữa đòi sống xã hội và kinh tê thị trường, khi cuộc cách

m ạng công nghiệp đã làm phân rã, phân mảng những gắn kết họ hàng truyền thống và cộng đồng

Các nhà lí luận Mácxít lập luận, XHDS được chủ ý tổ

Ngày đăng: 20/04/2019, 18:22

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w