Qui trình nghiên cứu được tiến hành gồm hai bước chính: một là, nghiên cứu sơ bộ gồm định tính và định lượng được thực hiện tại Thành phố Hồ Chí Minh nhằm điều chỉnh, bổ sung các biến qu
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
TRẦN QUANG LONG
TIẾP CẬN Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP BẰNG MÔ HÌNH THÁI
ĐỘ VỀ KHỞI NGHIỆP VÀ XEM XÉT TÁC ĐỘNG CỦA GIÁO DỤC VÀ NGUỒN VỐN: NGHIÊN CỨU THỰC
NGHIỆM TẠI VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS TRẦN HÀ MINH QUÂN
TP Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2018
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án tiến sĩ kinh tế “Tiếp cận ý định khởi nghiệp bằng mô hình thái độ và xem xét tác động của giáo dục và nguồn vốn: Nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tôi
Các kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Luận án này đã không thể được hoàn thành nếu thiếu sự cổ vũ, hướng dẫn và hỗ trợ của nhiều cá nhân và tổ chức
Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn tập thể các Thầy Cô Trường Đại Học Kinh Tế
TP Hồ Chí Minh, đặc biệt là các Thầy Cô Khoa Quản trị kinh doanh, đã tận tình giảng dạy hướng dẫn tôi hoàn thành các học phần trong chương trình đào tạo tiến sĩ của nhà trường Qua đó đã giúp tôi có được những kiến thức, những kinh nghiệm cần thiết để thực hiện luận án này
Tôi xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc tới PGS TS Nguyễn Đình Thọ, PGS TS Trần Hà Minh Quân, người Thầy hướng dẫn khoa học của tôi Trong suốt năm năm qua, Thầy đã tận tình dìu dắt, chỉ bảo, hướng dẫn tôi thực hiện luận án Những nhận xét, đánh giá của Thầy, đặc biệt là những gợi ý về hướng giải quyết vấn
đề trong suốt tiến trình nghiên cứu, thực sự là những bài học vô cùng quý giá đối với tôi không chỉ cho việc thực hiện luận án này mà cả trong công việc và cuộc sống hiện tại của mình
Cuối cùng, tôi xin gửi tấm lòng ân tình tới gia đình của tôi Trong suốt những năm qua, gia đình luôn là nguồn cổ vũ và truyền nhiệt huyết để tôi hoàn thành luận án
TP Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 9 năm 2018
Trang 5MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục hình vẽ
Tóm tắt
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ NGHIÊN CỨU 1
1.1 Giới thiệu: 1
1.2 Sự cần thiết của nghiên cứu 1
1.2.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu về khởi nghiệp 1
1.2.2 Tính cấp thiết của nghiên cứu 6
1.3 Mục tiêu của nghiên cứu 9
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 9
1.5 Phương pháp nghiên cứu 10
1.6 Ý nghĩa của nghiên cứu 10
1.7 Cấu trúc của luận án 11
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT 12
2.1 Giới thiệu chương 2 12
2.2 Lý thuyết về khởi nghiệp 12
2.2.1 Các quan điểm về khởi nghiệp 12
2.2.2 Các phương pháp nghiên cứu về khởi nghiệp 14
2.3 Lý thuyết về ý định khởi nghiệp (Entrepreneurial intention – EI) 19
2.3.1 Khái niệm về ý định khởi nghiệp 19
2.3.2 Các mô hình nghiên cứu ý định khởi nghiệp 21
2.4 Các thành phần của mô hình thái độ về khởi nghiệp 26
2.4.1 Tự trọng (Self_esteem_SE) 26
2.4.2 Sáng tạo (Innovation_INN) 27
2.4.3 Thành tích (Achievement_ACH) 28
2.4.4 Kiểm soát bản thân (Personal Control_PC) 29
2.5 Lý thuyết về giáo dục khởi nghiệp 30
Trang 62.5.1 Khái niệm về giáo dục khởi nghiệp 30
2.5.2 Tổng quan các nghiên cứu về giáo dục khởi nghiệp 31
2.6 Lý thuyết về nguồn vốn khởi nghiệp 32
2.6.1 Các loại hình nguồn vốn khởi nghiệp 32
2.6.2 Các nghiên cứu về nguồn vốn khởi nghiệp 35
2.7 Khe hổng nghiên cứu 37
2.8 Cơ sở hình thành các giả thuyết nghiên cứu 40
2.8.1 Mối quan hệ giữa sự tự trọng (SE) và EI 40
2.8.2 Mối quan hệ giữa sự sáng tạo (INN) và EI 41
2.8.3 Mối quan hệ giữa kiểm soát bản thân (PC) và EI 42
2.8.4 Mối quan hệ giữa thành tích (Ach) và EI 43
2.8.5 Vai trò các thuộc tính giáo dục đến ý định khởi nghiệp 44
2.8.6 Vai trò của nguồn vốn đến quá trình khởi nghiệp 48
2.9 Mô hình nghiên cứu đề xuất 50
2.10 Tóm tắt chương 2 53
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 54
3.1 Giới thiệu chương 3 54
3.2 Qui trình nghiên cứu 54
3.2.1 Giới thiệu chương trình nghiên cứu 54
3.2.2 Các bước trong qui trình nghiên cứu 54
3.3 Thang đo lường các khái niệm nghiên cứu 57
3.3.1 Thang đo thái độ về khởi nghiệp 58
3.3.2 Thang đo ý định khởi nghiệp (EI) 62
3.4 Nghiên cứu sơ bộ 62
3.4.1 Nghiên cứu định tính 63
3.4.2 Nghiên cứu định lượng sơ bộ 65
3.5 Nghiên cứu chính thức 74
3.5.1 Mẫu nghiên cứu 74
3.5.2 Đối tượng và phương pháp khảo sát 74
3.6 Phương pháp nghiên cứu: 75
3.6.1 Phương pháp phân tích EFA 75
3.6.2 Phương pháp hồi qui bội 76
3.6.3 Phương pháp ANOVA một chiều và hậu ANOVA 77
3.7 Tóm tắt chương 3 78
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ 79
4.1 Giới thiệu chương 4 79
Trang 74.2 Kết quả thống kê mô tả 79
4.2.1 Giới tính 79
4.2.2 Độ tuổi 80
4.3 Phân tích đánh giá thang đo 81
4.3.1 Đánh giá độ tin cậy của thang đo 81
4.3.2 Kiểm định thang đo bằng phương pháp EFA 89
4.4 Mô hình nghiên cứu chính thức 94
4.5 Kiểm định mô hình nghiên cứu 96
4.5.1 Kiểm định giả thuyết H1, H2, H3, H4, H5: mối quan hệ giữa thái độ về khởi nghiệp với ý định khởi nghiệp 97
4.5.2 Kiểm định giả thuyết H6: Phương pháp giáo dục tác động đến thái độ về việc khởi nghiệp và ý định khởi nghiệp 101
4.5.3 Kiểm định giả thuyết H7: thời lượng đào tạo tác động đến thái độ về khởi nghiệp và ý định khởi nghiệp 105
4.5.4 Kiểm định giả thuyết H8: trình độ học vấn có tác động đến thái độ về khởi nghiệp và ý định khởi nghiệp 110
4.5.5 Kiểm tra giả thuyết H9: nguồn vốn tác động điều tiết đến mối quan hệ giữa thái độ về khởi nghiệp với ý định khởi nghiệp 115
4.6 Tóm tắt chương 4 120
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN HÀM Ý 121
5.1 Giới thiệu chương 5 121
5.2 Kết quả chính và những đóng góp của nghiên cứu 122
5.2.1 Mô hình đo lường 122
5.2.2 Mô hình lý thuyết 124
5.3 Đóng góp thực tiển và hàm ý đối với các nhà quản trị 130
5.3.1 Hàm ý về xây dựng môi trường khuyến khích khởi nghiệp 130
5.3.2 Hàm ý về xây dựng chương trình giáo dục khởi nghiệp 134
5.3.3 Hàm ý về xây dựng chính sách nguồn vốn cho khởi nghiệp 137
5.4 Hạn chế của đề tài và các hướng nghiên cứu tiếp theo 138
Trang 8TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: TỔNG HỢP CÁC NGHIÊN CỨU VỀ Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP
Phụ lục 2 : NGHIÊN CỨU ÐỊNH TÍNH KHÁM PHÁ KHÁI NIỆM EAO VÀ EI Phụ lục 3 : BẢNG CÂU HỎI NGUYÊN MẪU CỦA P ROBINSON
Phụ lục 4: BẢNG CÂU HỎI BAN ĐẦU THẢO LUẬN NHÓM
Phụ lục 5: BẢNG CÂU HỎI NGHIÊN CỨU CHÍNH THỨC
Phụ lục 6: KẾT QUẢ MỘT SỐ PHÂN TÍCH
B KẾT QUẢ MÔ HÌNH HỒI QUI EAO – EI
C KẾT QUẢ ONEWAY ANOVA: Phương pháp giảng dạy
D KẾT QUẢ ONEWAY ANOVA: Thời lượng đào tạo
E KẾT QUẢ ONEWAY ANOVA: Trình độ học vấn
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG
BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
Trang 9DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
EAO: Entrepreuerial Atittude Orientation
TPB: Theory Planned Behavior
EEM: Entreprenuership Event Model
EI: Entreprenuerial Intention
EB: entrepreneurial behaviour
DNKN: Doanh nghiệp khởi nghiệp
SE: Self-esteem (Sự tự trọng)
ACH: Achievement (Thành tích)
INN: Innovation (Sáng tạo)
PC: Personal control (Kiểm soát bản thân)
COG: Cognation (Nhận thức, niềm tin / suy nghĩ)
AFF: Affection (Cảm xúc)
Conative or BEH: Behaviour (Ý chí hành vi)
Trang 10DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Thang đo lòng tự trọng……… 55
Bảng 3.2: Thang đo kiểm soát bản thân……… 55
Bảng 3.3: Thang đo thành tích……… 56
Bảng 3.4: Thang đo sự sáng tạo……… 57
Bảng 3.5: Thang đo ý định khởi nghiệp……… 59
Bảng 3.6: Độ tin cậy thang đo sơ bộ cảm xúc tự trọng……… 63
Bảng 3.7: Độ tin cậy thang đo sơ bộ ý chí về tự trọng……… 64
Bảng 3.8: Độ tin cậy thang đo sơ bộ nhận thức tự trọng……….64
Bảng 3.9: Độ tin cậy thang đo sơ bộ cảm xúc kiểm soát bản thân………… 65
Bảng 3.10: Độ tin cậy thang đo sơ bộ ý chí kiểm soát bản thân……… 65
Bảng 3.11: Độ tin cậy thang đo sơ bộ nhận thức về kiểm soát bản thân…… 66
Bảng 3.12: Độ tin cậy thang đo sơ bộ cảm xúc về thành tích……… 67
Bảng 3.13: Độ tin cậy thang đo sơ bộ ý chí về thành tích……… 67
Bảng 3.14: Độ tin cậy thang đo sơ bộ nhận thức về thành tích……… 68
Bảng 3.15: Độ tin cậy thang đo sơ bộ cảm xúc sáng tạo ……….68
Bảng 3.16: Độ tin cậy thang đo sơ bộ ý chí sáng tạo……… 69
Bảng 3.17: Độ tin cậy thang đo sơ bộ nhận thức sáng tạo……… 69
Bảng 3.18: Độ tin cậy thang đo sơ bộ ý định khởi nghiệp……… 70
Bảng 4.1: Thống kê mô tả theo giới tính……… 76
Bảng 4.2:Thống kê mô tả theo độ tuổi……… 77
Bảng 4.3: Độ tin cậy thang đo chính thức cảm xúc tự trọng……… 78
Bảng 4.4: Độ tin cậy thang đo chính thức ý chí tự trọng……… 78
Bảng 4.5: Độ tin cậy thang đo chính thức nhận thức tự trọng……… 79
Bảng 4.6: Độ tin cậy thang đo chính thức cảm xúc kiểm soát bản thân…… 79
Bảng 4.7: Độ tin cậy thang đo chính thức ý chí kiểm soát bản thân……… 80
Bảng 4.8: Độ tin cậy thang đo chính thức cảm xúc kiểm soát bản thân…… 80
Bảng 4.9: Độ tin cậy thang đo chính thức cảm xúc thành tích……… 81
Bảng 4.10: Độ tin cậy thang đo chính thức ý chí thành tích……… 81
Trang 11Bảng 4.11: Độ tin cậy thang đo chính thức nhận thức thành tích………… 81
Bảng 4.12: Độ tin cậy thang đo chính thức cảm xúc sáng tạo……… 82
Bảng 4.13: Độ tin cậy thang đo chính thức ý chí sáng tạo……… 82
Bảng 4.14: Độ tin cậy thang đo chính thức nhận thức sáng tạo……… 83
Bảng 4.15: Độ tin cậy thang đo chính thức ý định khởi nghiệp……… 83
Bảng 4.16: Kết quả phân tích EFA……… 86
Bảng 4.17: Bảng trọng số hồi qui mô hình nghiên cứu……… 93
Bảng 4.18: So sánh ANOVA phương pháp giảng dạy……… 95
Bảng 4.19: Kiểm định tính đồng nhất phương sai……… 96
Bảng 4.20: Bảng so sánh Cảm xúc tự trọng và Cảm xúc sáng tạo giữa các nhóm bằng LSD……… 97
Bảng 4.21: So sánh ANOVA cho thời lượng đào tạo……… 99
Bảng 4.22: Kiểm định tính đồng nhất của phương sai (Leneve)…… 100
Bảng 4.23: Bảng so sánh cảm xúc sáng tạo giữa các nhóm bằng phương pháp Tamhane ……….……… 100
Bảng 4.24: Bảng so sánh Cảm xúc kiểm soát thành tích bản thân giữa các nhóm bằng phương pháp LSD……… ……….101
Bảng 4.25: Bảng so sánh Ý định khởi nghiệp giữa các nhóm bằng phương pháp LSD ……… 102
Bảng 4.26: So sánh ANOVA trình độ học vấn…….……… 103
Bảng 4.27: Kiểm định sự đồng nhất của phương sai (Leneve)……… 104
Bảng 4.28: Bảng so sánh giữa các nhóm bằng phương pháp LSD………….104
Bảng 4.29: Bảng tóm tắt mô hình ……….108
Bảng 4.30: Bảng ANOVA……… 108
Bảng 4.31: Bảng trọng số hồi qui: ……….109
Bảng 4.32: Bảng so sánh trọng số hồi qui giữa các loại nguồn vốn……… 111
Bảng 5.1: Thang đo kiểm soát thành tích cá nhân……… 125
Trang 12DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Mô hình lý thuyết hành vi dự định……… 19
Hình 2.2: Mô hình sự kiện khởi nghiệp……… 21
Hình 2.3: Mô hình thái độ về khởi nghiệp……… 23
Hình 2.4: Quá trình phát triển của các dự án khởi nghiệp………….…… 32
Hình 2.5: Mô hình nghiên cứu đề xuất……… 49
Hình 3.2 : Qui trình nghiên cứu……… 52
Hình 4.1: Thống kê theo giới tính……… 85
Hình 4.2: Thống kê theo độ tuổi……… 86
Hình 4.3: Mô hình nghiên cứu điều chỉnh ……… 98
Trang 13TÓM TẮT
Khởi nghiệp đã thu hút rất nhiều sự chú ý và trở thành chủ đề thảo luận giữa các nhà làm chính sách, các học giả nghiên cứu, các nhà kinh doanh trên thế giới Tương tự như vậy, tại Việt Nam, một nền kinh tế mới nổi ở Đông Nam Á, cũng xuất hiện ngày càng nhiều những nghiên cứu về lĩnh vực này Nghiên cứu này sử dụng thang đo “Thái độ về khởi nghiệp” gồm bốn thành phần: Sáng tạo, Tự trọng, Thành tích và Kiểm soát bản thân của P Robinson và cộng sự (1991) và thang đo “ý định khởi nghiệp” của Linan và Chen (2009) nhằm khám phá mối quan hệ giữa thái độ về khởi nghiệp và ý định khởi nghiệp, đồng thời kiểm tra vai trò điều tiết của nguồn vốn lên mối quan hệ này Ngoài ra nghiên cứu cũng kiểm tra vai trò kiểm soát của các yếu tố giáo dục đến thái độ và ý định về khởi nghiệp của người Việt Nam Qua đó nhằm phát triển và kiểm định thang đo lường và xây dựng mô hình lý thuyết cũng như đóng góp những hàm ý quan trọng cho các nhà làm chính sách
Qui trình nghiên cứu được tiến hành gồm hai bước chính: một là, nghiên cứu
sơ bộ gồm định tính và định lượng được thực hiện tại Thành phố Hồ Chí Minh nhằm điều chỉnh, bổ sung các biến quan sát của thang đo; hai là, nghiên cứu chính thức với
cở mẫu 337 để kiểm định lại thang đo, kiểm định mô hình lý thuyết và các giả thuyết nghiên cứu
Kết quả cho thấy các thành phần thang đo “Thái độ về khởi nghiệp” có tác động đáng kể đến ý định khởi nghiệp Tuy nhiên, có điểm khác biệt so với thang đo gốc với sự xuất hiện của thành phần thứ năm là “kiểm soát thành tích cá nhân” Ngoài
ra, nguồn vốn được tìm thấy có vai trò điều tiết đến mối quan hệ này Cuối cùng, các yếu tố của giáo dục cũng có tác động kiểm soát đến thái độ và ý định về khởi nghiệp
Kết quả nghiên cứu này góp phần bổ sung vào lý thuyết về thái độ và ý định
về khởi nghiệp, trong bối cảnh nghiên cứu tại Việt Nam Các đóng góp về hàm ý cũng giúp các nhà quản trị hiểu rõ hơn về cơ chế hình thành cũng như những yếu tố tác động đến ý định khởi nghiệp Qua đó, họ sẽ có những chính sách hiệu quả hơn trong việc khuyến khích khởi nghiệp
Trang 14CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ NGHIÊN CỨU
1.2 Sự cần thiết của nghiên cứu
1.2.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu về khởi nghiệp
Trong lịch sử lý thuyết, có rất nhiều các nghiên cứu về khởi nghiệp như: tinh thần khởi nghiệp, ý định khởi nghiệp, hành vi khởi nghiệp, các yếu tố tác động đến khởi nghiệp Từ đó xuất hiện các trường phái khác nhau nghiên cứu về lĩnh vực này Ngay từ những năm đầu thế kỷ 19, các nhà nghiên cứu (như Richard Cantillon, 1931; Schumpeter, 1934 hay Ducker, 1985) đã cố gắng giải thích khái niệm về tinh thần doanh nhân (entrepreneurship) và hành vi khởi nghiệp (entrepreneurial behaviour) Bằng cách tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau, các nhà nghiên cứu trong giai đoạn này đã đóng góp những nền tảng lý thuyết rất quan trọng và có công rất lớn khi chỉ ra rằng khởi nghiệp có tầm quan trọng lớn đối với sức khỏe kinh tế nói chung cũng như chỉ ra một số công cụ thực tế và các khía cạnh của khởi nghiệp Sau đó, Dees và cộng sự (1998), Low và MacMillan hay Kruger (2000) cũng đóng góp đáng
kể về khái niệm ban đầu về tinh thần khởi nghiệp
Để giải thích vì sao một người có xu hướng khởi nghiệp trong khi những người khác thì không có, các nhà nghiên cứu tiếp cận từ nhiều cách khác nhau Nhiều tác giả (như Kristiansen và Indarti, 2004; Gaddam, 2008; Ramana và cộng sự, 2009; S.M Farrington, 2012) cho rằng các doanh nhân có cùng một đặc điểm nhân khẩu học như: giới tính, độ tuổi, vùng miền… Một số khác (ví dụ Beugelsdijk, 2007; Jaafar và Abdul-Aziz, 2005; Aldrich và Martinez, 2001; Gartner, 2001; Lee và Peterson, 2000;
Trang 15Lyon, Lumpkin và Dess, 2000; Shane và Venkataraman, 2000; Aldrich và Kenworthy, 1999; Busenitz và Barney, 1997; Lumpkin và Dess, 1996; Gartner, 1988, Carland và cộng sự, 1984; Cole, 1969; McClelland, 1961; McClelland và cộng sự, 1953; Knight, 1921) lại cho rằng doanh nhân có cùng những đặc điểm về tính cách như sự tử tế, nhu cầu thành tích, nhận thức năng lực, chấp nhận rủi ro, đổi mới, phong cách giải quyết vấn đề, tính chấp nhận sự mơ hồ và đề cao giá trị Vì vậy, họ nỗ lực xây dựng nên một danh mục các đặc điểm doanh nhân để dự báo hiện tượng khởi nghiệp Trường phái thứ ba quyết định khởi nghiệp xuất phát từ ý định của một cá nhân, do đó, phụ thuộc vào thái độ của người đó về vấn đề khởi nghiệp Trường phái này tiếp cận theo hướng tâm lý học nhằm dự báo hành vi khởi nghiệp (như Rosenberg
và Hovland, 1960; Shaver, 1987; Ajzen, 1991; Shapero và Sokol, 1982; P Robinson, 1991; Fayolle và DeGeorge 2006; Kolvereid 1996; Krueger và cộng sự, 2000) Cả ba trường phái đều có nhiều đóng góp to lớn vào hệ thống khoa học về khởi nghiệp, tuy nhiên vẫn còn những tranh cãi kéo dài về việc dự báo khởi nghiệp Cho đến nay, có rất nhiều nghiên cứu sử dụng mô hình mô hình “Lý thuyết hành vi dự định” của Ajzen (1991), “ Mô hình sự kiện khởi nghiệp” của Shapero và Sokol (1982) để dự báo ý định khởi nghiệp (và sau đó là hành vi khởi nghiệp) Cả hai mô hình này đều có hai thế mạnh: một là, cả hai mô hình đã được kiểm chứng rất nhiều lần và kết quả thống
kê cũng hỗ trợ mạnh mẽ cho cả hai mô hình (Krueger Jr và cộng sự, 2000) Hai là, cả hai có ưu điểm là các yếu tố ngoại sinh được kiểm soát trong các khái niệm thái độ,
do đó không ảnh hưởng đến ý định (Souitaris và cộng sự, 2007; Tkachev và cộng sự, 1999)
Tuy nhiên, cả hai mô hình vẫn tồn tại một số bất cập: thứ nhất, trong mô hình
TPB, Ajzen vẫn giữ quan điểm thái độ là một cấu trúc đơn và được biểu hiện qua phản ứng tình cảm đơn lập (Fishbein và Ajzen, 1975) Theo nghĩa này, hành vi kinh doanh là một chức năng của thái độ của một người đến giá trị, lợi ích của khởi nghiệp
và chủ yếu được đại diện bởi phản ứng tình cảm đơn lập (Robinson và cộng sự, 1991a; Dömötör và Hader, 2007) Ngoài ra, TPB là mô hình ban đầu được xây dựng để dự đoán một hành vi nói chung trong tâm lý học và sau đó được áp dụng vào nghiên cứu
Trang 16ý định khởi nghiệp, trong khi ý định khởi nghiệp là một lĩnh vực đặc thù, chỉ diễn ra khi ý định đã được cân nhắc kỹ lưỡng, nghiêm túc Hơn nữa, trong mô hình TPB, giả định rằng ba thành phần thái độ về hành vi, chuẩn chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi cùng xác định ý định thực hiện một hành vi và rằng mỗi yếu tố quyết định này cung cấp nền tảng động lực để hình thành một ý định Bagozzi (1992) lập luận rằng TPB không mô tả quá trình tạo ra động lực và cách mà các yếu tố dự báo này hoạt động trong sự hình thành ý định hành vi Do đó các thành phần trong mô hình
TPB không kết hợp một thành phần động lực rõ ràng Hai là, trong mô hình EEM,
ban đầu Shapero và Sokol đã không xem như một mô hình nghiên cứu ý định khi giới thiệu nó vào năm 1982, mặc dù sau đó nó đã được phát hiện và sử dụng trong nghiên cứu ý định khởi nghiệp sau này (Kermit, 2008) Mục tiêu của mô hình là chỉ để cung cấp một lời giải thích cho tiến trình dẫn đến một sự kiện khởi nghiệp, đó là, thời điểm tạo ra một doanh nghiệp mới (Kollmann và Kuckertz, 2006) "Mô hình sự kiện khởi nghiệp chỉ tập trung về vấn đề tạo ra doanh nghiệp mới và không phải về sự diễn tiến hướng tới việc thông qua một hành vi khởi nghiệp nói chung" (Fayolle và cộng sự, 2006) Hơn nữa, mặc dù biến "thiên hướng hành động" trong mô hình các sự kiện khởi nghiệp (EEM) được biết đến như là biến giải thích tại sao một người có năng lực và hoài bão trở thành một người khởi nghiệp, tuy nhiên, Shapero và Sokol đã không đề cập đến biến này một cách rõ ràng trong mô hình ban đầu của họ
Mô hình thái độ về khởi nghiệp “Entrepreneurial Attitude Orientation” (EAO) của P Robinson và cộng sự (1991) bao gồm bốn thành phần chính gồm: nhu cầu thành tích (đề cập đến kết quả nhận thức và kết quả của tinh thần khởi nghiệp và thúc đẩy một trách nhiệm khởi động một doanh nghiệp mới); sáng tạo (suy nghĩ trong việc đưa ra những ý tưởng sáng tạo mới, sản phẩm hoặc phương pháp); kiểm soát cá nhân đối với hành vi (phản ánh nhận thức về kiểm soát và ảnh hưởng đến kết quả của các kết quả tạo ra trong kinh doanh); và lòng tự trọng (đề cập đến khả năng tự tin và nhận thức về năng lực kinh doanh của cá nhân kết hợp với công việc kinh doanh của mình) Thế mạnh của mô hình EAO là "có nhiều chiều hướng chi tiết hơn, làm tăng mối tương quan với hành vi thực tế và giảm sự biến thiên không giải thích được" (Harris
Trang 17và Gibson, 2008) Ý định hành vi khởi nghiệp là một chức năng của bốn thành phần của mô hình trong ba khía cạnh thái độ: cảm xúc, nhận thức và ý chí hành vi Sự kết hợp của ba chiều này thúc đẩy một người trở thành doanh nhân Mặt khác, theo cách phản biện của Bagozzi (1992) “TPB không mô tả quá trình tạo ra động lực” thì nhu cầu thành tích của EAO có thể được xem là động lực để hình thành ý định hành vi Ngoài ra, yếu tố sáng tạo trong mô hình EAO được cho là rất quan trọng và gắn liền với hành vi khởi nghiệp (Hmieleski và Corbett, 2006; Hamidi và cộng sự, 2008; Bowen và cộng sự, 2010), tuy nhiên không hiện diện trong mô hình TPB và EEM
Vì thế, mô hình EAO được cho là “được thiết kế dành riêng và phù hợp hơn cho nghiên cứu khởi nghiệp” (Huefner và cộng sự, 1996) Mô hình này cũng đã được sử dụng trong một số nghiên cứu để đo lường các quan điểm về tinh thần khởi nghiệp (Stimpson, Huefner, Narayanan và Shanthakumar, 1993; Boshoff và Scholtz, 1995; Wyk và Boshoff, 2004; Harris và Gibson, 2008; Sharif và Saud, 2009; Soomro và Shah, 2015)
Tuy vậy, mô hình EAO lại chưa được kiểm chứng rộng rãi ở các nền văn hóa khác nhau cũng như tại Việt Nam Hơn nữa, các nghiên cứu hiện có dựa trên mô hình này lại cho các kết quả nghiên cứu thiếu tính nhất quán Cho đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa thể khằng định được đâu là mô hình tối ưu để dự báo ý định và hành vi khởi nghiệp và họ kêu gọi có nhiều hơn nữa những nghiên cứu sử dụng các mô hình khác nhau ở những bối cảnh kinh tế xã hội và văn hóa khác nhau để làm giàu thêm
hệ thống lý thuyết
Một luồng nghiên cứu khác tiếp cận theo hướng xem xét các yếu tố tác động đến
ý định khởi nghiệp Yếu tố môi trường kinh doanh như thuế, thất nghiệp, cạnh tranh, mức độ phát triển kinh tế (Leff, 1979) Nguồn vốn con người: kinh nghiệm (Cooper
và Park, 2008), kiến thức, kỹ năng (Kor và cộng sự, 2007), tầm nhìn, khả năng xữ lý công việc (Douglas và Shepherd, 2005), chấp nhận sự mơ hồ (Koh, 1996); chấp nhận rủi ro (Gurol và Atsan, 2006), gia đình (Matthews và Moser 1996), giáo dục (G Gorman, D Hanton và W King, 1997; L Kolvereid và H Matlay, 2012; McMullan
Trang 18và Long, 1987), nguồn vốn tài chính (Brezak Brkan, 2010; Kovačić, 2011; Maurya, 2012)
Theo Jack và Anderson (1998), giáo dục khởi nghiệp là cả một khoa học và một nghệ thuật bởi lẽ khoa học liên quan đến các kiến thức cần thiết cho việc thành lập doanh nghiệp mới (khía cạnh có thể được dạy) và là nghệ thuật khi đề cập đến khía cạnh sáng tạo của các doanh nhân (khía cạnh không thể dạy) Các nhà giáo dục khởi nghiệp nhất trí rằng cần phải có một sự thay đổi trọng tâm từ khía cạnh khoa học sang giảng dạy nghệ thuật và sáng tạo của các doanh nhân (G Gorman, D Hanton và W King, 1997; M Z Solisvick, P Westhead, L Kolvereid, và H Matlay, 2012) Mặc dù trọng tâm của hầu hết các khóa học kinh doanh và đào tạo nằm trong chiều hướng khoa học của các doanh nhân, người ta đã thừa nhận rằng giáo dục kinh doanh sẽ giúp kích hoạt các khía cạnh nghệ thuật, sáng tạo và nhận thức của các doanh nhân (Lee et al, 2007) Như vậy, việc xem xét tác động của yếu tố giáo dục thông qua mô hình EAO, với sự hiện diện của thành phần sáng tạo, có thể là phù hợp hơn Các nghiên cứu trước đây đã khai thác các khía cạnh của giáo dục, có thể kể đến loại hình giáo dục (ví dụ Bridge, O'Neill và Cromie, 1998; Gorman, Hanlon và King, 1997; McMullan
và Long, 1987), đến từng đối tượng cụ thể (Jamieson, 1984; Linan, 2004) Tuy nhiên,
đa số các nhà nghiên cứu chỉ dùng mô hình TPB, rất ít nghiên cứu sử dụng mô hình EAO
Ngoài ra, một khi khởi nghiệp trở thành một hiện tượng được quan tâm ở cấp quốc gia trên toàn cầu, ngày càng có nhiều tổ chức khởi nghiệp cũng như các quỹ đầu tư hình thành Sứ mệnh của những tổ chức này không chỉ là phát hiện, cấp vốn hay đầu
tư vào các dự án tiềm năng mà còn phải nuôi dưỡng và khuyến khích phong trào khởi nghiệp Vấn đề tài chính trong khởi nghiệp vẫn chưa bao giờ bớt nóng trong việc vận hành dự án, trong các chương trình nghị sự về khuyến khích khởi nghiệp Các nghiên cứu trong lĩnh vực này đã nỗ lực đóng góp trong việc phân loại các nguồn vốn (Brezak Brkan, 2010, Kovačić, 2011), tìm hiểu các giai đoạn hình thành vốn tương ứng với các giai đoạn khởi nghiệp (Maurya, 2012; Marmer, Hermann và Berman, 2011) Tuy nhiên, trong hệ thống tài liệu, vẫn chưa làm rõ vai trò tác động của từng loại hình
Trang 19nguồn vốn đến mối quan hệ giữa thái độ và ý định về khởi nghiệp Hơn nữa, một khi EAO được nhiều nhà nghiên cứu ủng hộ là phù hợp để đo lường ý định khởi nghiệp, thì việc xem xét tác động của các yếu tố giáo dục và nguồn vốn thông qua EAO là rất cần thiết
1.2.2 Tính cấp thiết của nghiên cứu
Tại Việt Nam, khởi nghiệp đang là chủ đề thu hút quan tâm rất nhiều từ cơ quan chính phủ đến các quỹ đầu tư, các trường Đại học, và đặc biệt là tầng lớp thanh niên Theo báo cáo GEM (Global Entreprenuership Monitor_Chỉ số khởi nghiệp toàn cầu), tỷ lệ người trưởng thành nhận thức về cơ hội kinh doanh ở Việt Nam năm 2015
là 56,8%, tăng mạnh so với năm 2014 ở mức 39,4% và năm 2013 ở mức 36,8% Tỷ
lệ này trung bình ở các nước phát triển dựa trên nguồn lực là 53,8% Tỷ lệ người trưởng thành ở Việt Nam có ý định khởi sự trong kinh doanh trong vòng ba năm tiếp theo là 22,3%, tăng so với năm 2014 là 18,2%, tuy nhiên vẫn thấp hơn tỷ lệ trung bình 36,5% của các nước cùng nhóm Theo thống kê 2015, Việt Nam có hơn 1500
dự án khởi nghiệp, tuy còn nhỏ về qui mô vốn và nhân lực nhưng được kỳ vọng sẽ đóng góp đáng kể vai trò động lực của nền kinh tế trong tương lai gần Vì vậy, các nhà khoa học và các nhà làm chính sách rất quan tâm đến việc dự báo cũng như những yếu tố tác động đến việc hình thành ý định khởi nghiệp để có thể khuyến khích khởi nghiệp
Trong khoa học, như đã trình bày ở mục 1.2.1, nhiều nhà nghiên cứu đã cố gắng để xác định nguyên nhân của ý định kinh doanh với hàng ngàn nghiên cứu của nhiều trường phái được tiến hành trong những thập kỷ qua Mặc dù có những đóng góp đáng ghi nhận, hệ thống lý thuyết vẫn tồn tại nhiều tranh cãi không ngừng về một phương pháp dự báo ý định khởi nghiệp phù hợp và tối ưu Trong khi hai mô hình TPB và EEM đã được kiểm chứng ở nhiều bối cảnh khác nhau, mô hình EAO được thiết kế dành riêng cho nghiên cứu về khởi nghiệp như đã trình bày ở trên lại chưa được củng cố mạnh mẽ Chưa có bất kỳ nghiên cứu thực nghiệm nào được tiến hành
ở Việt Nam Không chắc rằng liệu mô hình EAO có thể dùng để dự báo ý định khởi
Trang 20nghiệp và đạt giá trị tin cậy tại Việt Nam hay không Do đó, việc kiểm chứng giá trị
mô hình thái độ về việc khởi nghiệp trong bối cảnh tại Việt Nam và xác định mối quan hệ giữa EAO và EI là cần thiết
Ngoài ra, những nhà làm chính sách cũng đang nổ lực tìm cách khuyến khích tinh thần khởi nghiệp Về vấn đề này, nhiệm vụ của họ không chỉ dừng lại ở công tác
dự báo mà còn phải tìm ra các yếu tố nào tác động đến thái độ của một cá nhân đến việc khởi nghiệp Trong số đó, yếu tố về giáo dục và nguồn vốn đang được xem là những yếu tố thu hút sự quan tâm rất lớn
Theo ý kiến của nhiều chuyên gia và nhà nghiên cứu, yếu tố nguồn vốn được cho là
có tầm quan trọng đến việc vận hành ý tưởng khởi nghiệp và phát triển của doanh nghiệp Theo Vasilescu (2009), những người khởi nghiệp thường đánh mất cơ hội huy động nguồn vốn tài chính khởi nghiệp là do ba nguyên nhân cơ bản: “thiếu kiến thức về tài chính, sợ mất quyền kiểm soát và thiếu năng lực thuyết phục nhà đầu tư” Thống kê của Marmer, M Hermann B.L và Berman R (2011) cho thấy hơn 90% các công ty trẻ (khởi nghiệp) thất bại phần lớn là do thiếu vốn và không biết cách triển khai ý tưởng Con số thống kê đáng chú ý này làm tăng mối quan ngại về sự quyết tâm khởi nghiệp của giới trẻ Trong hệ thống tài liệu, người viết tìm thấy hai luồng lý thuyết cơ bản về yếu tố nguồn vốn tài chính trong khởi nghiệp: một là các nhà khoa học tập trung vào hướng phân loại các loại hình nguồn vốn trong khởi nghiệp (Brezak Brkan, 2010; Kovačić, 2011; Brown, Degryse, Hoewer, Penas, 2012); hai là hướng nghiên cứu tập trung vào việc phân tích các giai đoạn hình thành nguồn vốn trong quá trình khởi nghiệp (M Klačmer Čalopa và cộng sự, 2014; Maurya, 2012; Marmer, Hermann và Berman, 2011) Theo đó, tương ứng với từng giai đoạn, doanh nghiệp sẽ có thể huy động một loại hình nguồn vốn khác nhau Vấn đề đặt ra rằng liệu một nguồn vốn tài chính dồi dào và dễ tiếp cận có làm tăng quyết tâm khởi của các cá nhân hay không? Tại các quốc gia khởi nghiệp, các nhà đầu tư, tài trợ sẽ
hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp (DNKN) bằng rất nhiều hình thức như cho vay, đặt hàng, mua hoặc tài trợ ý tưởng, giám sát và hỗ trợ các dự án khởi nghiệp Hiện nay ở nước ta đã xuất hiện hoạt động này tuy chưa nhiều Một phần do sản phẩm ý tưởng
Trang 21của ta chưa đạt tầm vóc sáng tạo, mặt khác có quá ít quỹ đầu tư mạo hiểm lớn như IDG Ventures VietNam, CyberAgent Ventures, DFJ Vinacapital, Sumitomo mặc dù
họ đã góp phần tạo nên tên tuổi một số doanh nghiệp trong lĩnh vực game, internet
và e-commerce Thực tế để có thể thuyết phục các Quỹ này đầu tư là không dễ dàng
do quy trình chọn lựa dự án của họ rất khắt khe, tuy nhiên cũng đã từng có những dự
án được tài trợ (vexere.com, vatgia, foody.vn….) Các bạn trẻ khởi nghiệp không nên chỉ biết dựa vào nguồn vốn từ gia đình, bạn bè, người thân vì không đáng kể và sẽ thiếu tính dài hạn Điểm quan trọng khi được tài trợ bởi các Quỹ là ngoài vốn họ còn giúp DNKN định hướng sản phẩm, phát triển kế hoạch kinh doanh về lâu dài Thiếu
và yếu về kế hoạch tài chính, hạn chế về nguồn vốn là một trong những nguyên nhân thất bại chính của DNKN Việt Nam trong thời gian qua…Theo đánh giá chung của IDG Ventures VietNam cho thấy, tỷ lệ thất bại của DNKN ở Việt Nam lên đến gần 80% trong ba năm đầu tiên tác động rất lớn đến thái độ của người khởi nghiệp Vì thế, yếu tố nguồn vốn có tác động đến thái độ và hình thành ý định khởi nghiệp hay không là một vấn đề cần thiết phải được kiểm chứng Đến nay, vẫn chưa tìm thấy nghiên cứu nào thông qua mô hình EAO xem xét tác động của nguồn vốn đến mối quan hệ giữa thái độ và ý định về khởi nghiệp
Cuối cùng, như đề cập của Robinson: "Mô hình thái độ của khởi nghiệp, như
đã được thực nghiệm và trình bày khái niệm ở đây, có hướng đi cho các chương trình giáo dục khởi nghiệp" (Robinson, 1991) Qua tổng quan lý thuyết về giáo dục khởi nghiệp cho thấy hai vấn đề: một là, các nghiên cứu thường chỉ xem xét sự khác nhau giữa những người có tham gia và không tham gia trong chương trình đào tạo khởi nghiệp nói chung; hoặc tập trung vào xây dựng các chương trình trong những giai đoạn khác nhau mà chưa quan tâm đến cấu trúc và đặc điểm của chương trình đào tạo như thời lượng và phương pháp đào tạo và đặc điểm đối tượng tham gia Hai là, các nhà nghiên cứu trước đây vẫn chỉ sử dụng mô hình TPB và EEM để giải thích mà như lập luận ở trên là thiếu thuyết phục Hầu như có rất ít các nghiên cứu sử dụng mô hình EAO của Robinson để xem xét liệu các thuộc tính của giáo dục khởi nghiệp có tác động đến thái độ hay không Do đó, cần phải làm rõ vai trò tác động của các thuộc
Trang 22tính của chương trình giáo dục khởi nghiệp vào thái độ về việc khởi nghiệp tại Việt
Nam
Trong một khảo sát về độ tuổi khởi nghiệp tại Việt Nam, thống kê cho thấy mặc dù thanh niên vẫn tự đánh giá năng lực và kiến thức kinh doanh thấp hơn và nỗi
sợ thất bại cao hơn so với tuổi trung niên, lại có xu hướng khởi nghiệp cao hơn (2,8%
so với 1,2%) (theo báo Đầu tư chứng khoán, tháng 6/2015) Điều này cho thấy sự cần thiết phải hỗ trợ thêm kinh nghiệm và kỹ năng kinh doanh cho lớp trẻ, giúp họ
có sự tự tin hơn và tỷ lệ khởi sự kinh doanh nhờ vậy sẽ cao hơn Theo đánh giá của các nhà đầu tư, chất lượng chiều sâu của các dự án khởi nghiệp của các bạn trẻ ở Việt Nam chưa cao Nguyên nhân của vấn đề này một là, do họ chưa được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng về khởi nghiệp, hai là những thách thức gặp phải trong quá trình triển khai ý tưởng như: kinh phí, không có người cố vấn, chưa có sự giao lưu giữa các khối, ngành… Do vậy, việc thiết kế và tổ chức triển khai các chương trình giáo dục khởi nghiệp phù hợp là rất cần thiết
Xuất phát từ những lý do trên, người viết quyết định thực hiện nghiên cứu với
đề tài: “Tiếp cận ý định khởi nghiệp bằng mô hình thái độ về khởi nghiệp và xem xét vai trò tác động của giáo dục và nguồn vốn: nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam” 1.3 Mục tiêu của nghiên cứu
Mục tiêu của nghiên cứu này gồm bốn mục tiêu cụ thể sau:
- Thứ nhất, điều chỉnh và đánh giá thang đo các khái niệm nghiên cứu trong mô hình EAO và ý định khởi nghiệp EI
- Thứ hai, khám phá và đo lường mối quan hệ giữa các thành phần EAO và EI trong bối cảnh tại Việt Nam
- Thứ ba, khám phá vai trò tác động của các thành phần giáo dục khởi nghiệp đến thái độ về khởi nghiệp và ý định khởi nghiệp
- Thứ tư, khám phá vai trò điều tiết của nguồn vốn đến mối quan hệ giữa thái
độ về khởi nghiệp với ý định khởi nghiệp
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Trang 23Đối tượng khảo sát của nghiên cứu này gồm sinh viên, học viên cao học ở các trường Đại học và học viên các chương trình đào tạo khởi nghiệp Phạm vi nghiên cứu về địa lý được tiến hành ở ba địa phương lớn có làn sóng khởi nghiệp mạnh mẽ
ở Việt Nam, đó là TP Hà Nội, TP Đà Nẳng và TP Hồ Chí Minh
1.5 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành theo hai bước: bước một là nghiên cứu sơ bộ và bước hai là nghiên cứu chính thức Trong phần nghiên cứu sơ bộ, người viết áp dụng phương pháp định tính (thảo luận nhóm) nhằm điều chỉnh, bổ sung thang đo và phương pháp định lượng để đánh giá độ tin cậy thang đo Nghiên cứu định lượng sơ
bộ được thực hiện thông qua cuộc khảo sát và thu thập ý kiến với số mẫu là 44 Kết quả thu được sẽ tiến hành xữ lý bằng phần mềm SPSS Hệ số Cronbach alpha được
sử dụng để kiểm tra độ tin cậy thang đo Giai đoạn nghiên cứu sơ bộ được thực hiện tại TP Hồ Chí Minh
Nghiên cứu chính thức sử dụng phương pháp định lượng, thông qua cuộc khảo sát phỏng vấn trực tiếp và Google docs, tại ba thành phố Hà Nội, Đà Nẳng và Hồ Chí Minh Dữ liệu thu được sẽ được phân tích bằng SPSS, thực hiện kiểm định lại thang
đo bằng phương pháp hệ số Cronbach alpha, kiểm định tính hội tụ và phân biệt bằng EFA Để kiểm định mối quan hệ giữa các thành phần của thái độ về khởi nghiệp và
ý định khởi nghiệp, người viết sử dụng mô hình hồi qui Để kiểm định vai trò điều tiết của nguồn vốn đến mối quan hệ giữa thái độ và ý định về khởi nghiệp, người viết
sử dụng phương pháp hồi qui với biến dummy và cuối cùng dùng phương pháp so sánh ANOVA và kiểm định hậu ANOVA để kiểm tra vai trò kiểm soát của các yếu
tố giáo dục
1.6 Ý nghĩa của nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện sẽ góp phần vào việc bổ sung hệ thống lý thuyết
về ý định khởi nghiệp bằng cách tiếp cận thái độ về khởi nghiệp, cũng như xem xét một số yếu tố tác động đến ý định khởi nghiệp trong bối cảnh của một nền kinh tế chuyển đổi – Việt Nam
Trang 24Ý nghĩa thiết thực của nghiên cứu còn thể hiện ở chỗ nó sẽ giúp các nhà làm chính sách và điều hành nhận biết được động cơ khởi nghiệp, vai trò của chương trình giáo dục và nguồn vốn khởi nghiệp, qua đó tổ chức vận hành chương trình một cách hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi, thúc đẩy ý định khởi nghiệp trong tầng lớp thanh niên Việt Nam
1.7 Cấu trúc của luận án
Cấu trúc của luận án được chia làm 5 Chương, gồm có:
- Chương 1: Giới thiệu về nghiên cứu
- Chương 2: Tổng quan lý thuyết
- Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
- Chương 4: Phân tích kết quả và kiểm định mô hình nghiên cứu
- Chương 5: Kết luận ý nghĩa và hàm ý
Trang 25CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
2.1 Giới thiệu chương 2
Xuất phát từ định hướng nghiên cứu của đề tài, người viết tập trung tìm kiếm
và tổng hợp các lý thuyết nghiên cứu về ý định khởi nghiệp cũng như những tác động của giáo dục và nguồn vốn Trong chương này sẽ mô tả tổng quan cơ sở lý thuyết làm nền tảng để thực hiện đề án nghiên cứu Thông qua việc hệ thống hoá cơ sở lý thuyết
về các khái niệm nghiên cứu, người viết sẽ phác thảo mô hình nghiên cứu ý định khởi nghiệp từ phương pháp tiếp cận thái độ tại Việt Nam cũng như đánh giá vai trò tác động của yếu tố giáo dục và nguồn vốn
2.2 Lý thuyết về khởi nghiệp
2.2.1 Các quan điểm về khởi nghiệp
Vào khoảng đầu thế kỷ 19, Richard Cantillon cho rằng một người khởi nghiệp
là một người "sẵn sàng mua ở một mức giá nhất định và bán lại tại một mức giá nào đó" (Cantillon, 1931) Trong khi Jean Baptiste Say, cho rằng người khởi nghiệp là một người chuyển những nguồn lực kinh tế từ một lĩnh vực có năng suất thấp hơn vào một lĩnh vực khác có năng suất cao hơn để đạt kết quả tốt hơn (Dees và cộng sự trích dẫn, 1998) Schumpeter (1934), một nhà nghiên cứu kinh tế học đã chứng minh trong các nghiên cứu của mình rằng "người khởi nghiệp chính là tác nhân của sự thay đổi bên trong một nền kinh tế và tăng trưởng kinh tế có thể đạt được là nhờ những hoạt động của họ" (Swedberg, 2002) Bằng cách phân biệt sự khác nhau giữa đổi mới
và sáng chế, Schumpeter cho rằng khởi nghiệp phải bao gồm việc tạo ra sự đổi mới
và chỉ bằng cách đó, vai trò của người khởi nghiệp mới có thể được thể hiện trong quá trình đổi mới Cuối cùng ông kết luận rằng lý thuyết về tinh thần khởi nghiệp cần phải được xây dựng dựa trên "các hoạt động thực tế của các người khởi nghiệp" (Schumpeter, 1934) Ngoài ra, Schumpeter cũng đề xuất hai học thuyết, liên quan đến các hành vi khởi nghiệp và các động cơ của khởi nghiệp tương ứng với các nghiên cứu về thực hành khởi nghiệp như sau:
Trang 26Năm loại hành vi khởi nghiệp khởi nghiệp của Schumpeter:
• Sự ra đời của một hàng hóa mới
• Sự ra đời của một phương pháp sản xuất mới
• Phát triển một thị trường mới
• Nghiên cứu ra một nguồn cung cấp nguyên liệu mới
• Tạo ra một tổ chức mới của một ngành công nghiệp (Scherer, 1999)
Ba động lực chính của một người khởi nghiệp:
• Mong muốn quyền lực và sự tự chủ
• Nhu cầu về sự thành tích
• Niềm hạnh phúc của việc sáng tạo (Swedberg, 2002)
Sau này, các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực khởi nghiệp đã thay đổi quan điểm của họ vào một khía cạnh thực tế hơn Trong một nghiên cứu gần đây về khởi nghiệp, Peter Drucker thêm các ý tưởng về cơ hội để định nghĩa khái niệm này Theo Drucker,
sự khác biệt giữa một người khởi nghiệp với người khác là bất cứ khi nào có sự thay đổi từ thị trường, người khởi nghiệp sẽ là người có thể khai thác các cơ hội: "người khởi nghiệp luôn tìm kiếm các thay đổi, đáp ứng với nó, và khai thác nó như một cơ hội" (Dees và cộng sự, 1998) Như vậy, niềm tin kiểm soát của bản thân vào việc khởi nghiệp đã được chấp nhận trong nghiên cứu, nhờ đó các nhà nghiên cứu có thể hiểu rõ hơn về quá trình khởi nghiệp
Khởi nghiệp đã được Low và MacMillan (1988) định nghĩa là “việc tạo ra một doanh nghiệp mới”, Bygrave (1989) tranh luận rằng “khởi nghiệp là một quá trình trở thành (doanh nghiệp/người khởi nghiệp) chứ không phải hiện trạng thực tế (kết quả) của người khởi nghiệp” Về sau, Bruyat và Julien (2001) cho rằng khởi nghiệp
là một khái niệm có thể được định nghĩa bằng rất nhiều cách khác nhau, từ nghĩa hẹp
là “bắt đầu một công việc khởi nghiệp riêng” cho đến nghĩa rộng hơn như là thái độ làm việc xem trọng tính tự lực, tiên phong, sáng tạo và dám đương đầu rủi ro Như vậy, ngay trong vấn đề khái niệm, có thể thấy vẫn tồn tại những quan điểm trái chiều khi cho rằng khởi nghiệp là một quá trình hay là một thời điểm Tuy nhiên, các nhà
Trang 27nghiên cứu đều cho rằng “các cá nhân làm kinh doanh là có ý định và mục đích rõ ràng và việc trở thành doanh nhân là kết quả của quá trình ra quyết định” (Kruger và cộng sự, 2000) Vì vậy, để nghiên cứu hành vi khởi nghiệp, cần phải xem xét quá trình làm thế nào ý định khởi nghiệp được hình thành
2.2.2 Các phương pháp nghiên cứu về khởi nghiệp
Tổng quan lý thuyết, người viết thấy có rất nhiều nhà nghiên cứu dự đoán khả năng khởi nghiệp bằng cách sử dụng nhiều phương pháp khác nhau Song nhìn chung
họ tập trung ở ba phương pháp phổ biến nhất: một là căn cứ vào thông tin nhân khẩu học, hai là đặc điểm tính cách cá nhân, ba là thái độ của cá nhân về khởi nghiệp
2.2.2.1 Phương pháp tiếp cận dựa trên đặc điểm cá nhân
Theo Donatus A Okhomina (2010), các tác giả theo trường phái tâm lý học cho rằng tính cách cá nhân là yếu tố quan trọng để xác nhận một người sẽ trở thành một người khởi nghiệp hay không (ví dụ Beugelsdijk, 2007; Gartner, 2001; Lyon, Lumpkin và Dess, 2000; Shane và Venkataraman, 2000; Aldrich và Kenworthy, 1999; Lumpkin và Dess, 1996; Gartner, 1988, Carland và cộng sự, 1984; McClelland, 1961; McClelland và cộng sự, 1953) Các nhà nghiên cứu đã cố gắng để giải thích các xu hướng khởi nghiệp bằng cách đo đặc điểm tính cách hay khuynh hướng động lực của người khởi nghiệp David C McClelland, David Atkinson là những người tiên phong trong năm 1950 và đã có những đóng góp nhất định trong việc xây dựng một nền tảng để có thể tiếp cận gần hơn về các đặc điểm tâm lý của người khởi nghiệp Peter B Robinson và cộng sự (1991) cho rằng trong một thời gian dài, nhiều nhà nghiên cứu đã cố gắng để xác định đặc điểm có thể giúp phân biệt các người khởi nghiệp từ những người khác (như Brockhaus, 1975; Brockhaus và Horwitz, 1986; Collins và Moore, 1970; Horaday và Aboud, 1971; Shapero, 1975) Nhiều đặc điểm
đã được tìm thấy: sự tử tế, nhu cầu thành tích, nhận thức năng lực, chấp nhận rủi ro, đổi mới, phong cách giải quyết vấn đề, tính chấp nhận sự mơ hồ và đề cao giá trị Mặc dù cách tiếp cận này đóng góp rất nhiều vào nghiên cứu, nó cũng bộ lộ một số
Trang 28vấn đề bất hợp lý về mặt phương pháp luận và khái niệm (Kilby, 1971; Klinger, 1966):
Thứ nhất, các phương pháp được sử dụng trong những nghiên cứu đó dựa trên
các đặc điểm tính cách không được xây dựng chuyên biệt để đo lường tinh thần khởi nghiệp Thực tế, những đặc điểm này được tìm thấy trong lý thuyết tâm lý học và được áp dụng vào việc nghiên cứu tinh thần khởi nghiệp Vì vậy, “nó dẫn đến hiện tượng là đôi khi sẽ không tương thích và thường thiếu hiệu quả” (Hornaday, 1987; Hornaday và Nunnally, 1987) Do đó, giá trị ứng dụng của nó sẽ không cao và sự tiềm năng phát triển trong lĩnh vực này là rất thấp Gartner nói rằng "việc nghiên cứu dựa trên đặc điểm cá nhân của người khởi nghiệp là một ngõ cụt không thể cung cấp
hy vọng thúc đẩy thêm sự hiểu biết của chúng ta" (Gartner, 1988) Thứ hai, việc xác
định các khái niệm trong cách tiếp cận này không có sự nhất quán Có rất nhiều thang
đo khác nhau được phát triển để đo lường cùng một khái niệm nào đó Hơn nữa, mối tương quan giữa chúng là không cao Ví dụ, Yamauchi và Doi (1977) tìm ra 11 cấp
độ khác nhau được sử dụng để đo lường khái niệm "Nhu cầu thành tích" tải trên bốn yếu tố khác nhau Lý do của hiện tượng này một là do các tác giả sử dụng tên thang
đo giống nhau nhưng không liên quan rõ ràng đến các khái niệm, hai là bởi vì thực tế
có một số công cụ được dùng đo lường nhiều khía cạnh khác nhau của một khái niệm
cụ thể (ví dụ tâm điểm kiểm soát-Locus of control của Rotter, Paulhus, 1983) Thứ
ba, khởi nghiệp là một lĩnh vực năng động đòi hỏi những đặc tính cá nhân khác biệt
Việc áp dụng “lý thuyết nhân cách dùng trong việc đo lường xu hướng tâm lý chung” (Abelson, 1982; Epstein, 1984) vào một lĩnh vực cụ thể như khởi nghiệp thường làm giảm giá trị của nghiên cứu Lý do là sử dụng công cụ để đo lường không chính xác hoặc liên quan với một khái niệm nào đó
Nói chung, phương pháp tiếp cận dựa trên đặc điểm tính cách cá nhân để nghiên cứu khởi nghiệp đã bị một số nhà nghiên cứu cho là “không thỏa mãn và gây hoài nghi trong việc giải thích hành vi khởi nghiệp” (Gartner, 1988; Aldrich và Zimmer, 1986, Low và Macmillan, 1988) Họ kết luận rằng “không có đặc điểm tính
Trang 29cách nào có thể được sử dụng để dự đoán một người sẽ trở thành một người khởi nghiệp hay không”
2.2.2.2 Phương pháp tiếp cận dựa trên đặc điểm nhân khẩu học
Đây là một phương pháp tiếp cận khác để nghiên cứu tinh thần khởi nghiệp
Xu hướng sử dụng các biến nhân khẩu học để nghiên cứu những ý định khởi nghiệp
là rất phổ biến trong nhiều thập kỷ Các nhà nghiên cứu ủng hộ phương pháp này đã
cố gắng xây dựng và phát triển một danh mục đặc điểm người khởi nghiệp như năm sinh, giới tính, các “hình mẫu”, tuổi tác, trình độ học vấn, hoàn cảnh gia đình và thói quen làm việc (Gaddam, 2008) Theo Ramana, Raman và Aryasri (2009), sự khác biệt trong điều tra biến nhân khẩu học liên quan đến người khởi nghiệp và những người không khởi ngiệp là một lĩnh vực đang thu hút sự quan tâm trong nghiên cứu tinh thần khởi nghiệp Ngoài ra, Ramana và cộng sự (2009) cho rằng có quá ít nghiên cứu tập trung vào sự tồn tại ảnh hưởng của các yếu tố nhân khẩu học vào sự thành công trong khởi nghiệp Kristiansen và Indarti (2004) cũng tìm ra một số nghiên cứu
hỗ trợ cho lập luận rằng các biến nhân khẩu học như tuổi tác, giới tính và nền tảng cá nhân (giáo dục và kinh nghiệm làm việc) ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp Tuy nhiên, phương pháp này cũng bộc lộ một số vấn đề đáng tranh cãi:
Thứ nhất, theo S.M Farrington (2012), sự khác biệt giới tính trong hoạt động
khởi nghiệp cũng được ghi nhận rất nhiều trong khoa học (như Reynolds, Bygrave
và Autio, 2004), và rằng nhiều nghiên cứu đã báo cáo rằng nam giới có sở thích khởi nghiệp cao hơn nữ giới (ví dụ: Veciana, Aponte và Urbano, 2005; Zhao, Seibert và Hills, 2005; Matthews và Moser, 1995) Tuy nhiên, ông cũng phát hiện trong một số nghiên cứu (như Ahmed, Nawaz, Ahmad, Sajukat, Usman, Rehman, và Ahmed, 2010; Drost, 2010; Kakkonen, 2010) đã báo cáo rằng giới tính không có ảnh hưởng đáng kể về ý định để bắt đầu một doanh nghiệp riêng Ahmed và cộng sự (2010) cho rằng giới tính không dự đoán ý định khởi nghiệp Soetanto, Pribadiand Widyadana (2010) không tìm thấy bằng chứng rằng giới tính có ảnh hưởng đến quyết định của
Trang 30sinh viên khi khởi nghiệp Ngoài ra, hầu hết các nghiên cứu về người khởi nghiệp dường như cho thấy rằng có rất ít khác biệt tồn tại giữa nam và nữ (Mueller, 2004)
Thứ hai, khi xem xét những ảnh hưởng của trình độ học vấn đến ý định khởi
nghiệp, Ahmed và cộng sự (2010) thấy rằng giai đoạn năm học của sinh viên là một yếu tố dự báo quan trọng về ý định khởi nghiệp giữa các sinh viên Sinh viên trong những năm cuối có thiên hướng khởi nghiệp cao hơn Ông cho rằng lý do là vì sinh viên ngày càng có kiến thức cao hơn và họ có nhiều tiếp xúc thực tế hơn với các lĩnh vực khởi nghiệp (Ahmed và cộng sự, 2010) Tuy nhiên, Degeorge và Fayolle (2008) báo cáo rằng, ý định khởi nghiệp của sinh viên không thay đổi theo năm Đồng nghĩa với việc năm học của nghiên cứu không ảnh hưởng đến ý định (Degeorge và Fayolle, 2008) Ví dụ, Kakkonen (2010) báo cáo rằng sự phát triển của thái độ khởi nghiệp không có sự khác biệt giữa các nhóm nghiên cứu học thuật khác nhau cũng như giữa những năm học khác nhau, mà là gần như giống nhau Mặc dù giáo dục đại học giúp nâng cao nhận thức và kiến thức về khởi nghiệp của sinh viên nói chung, nó không
hỗ trợ và tăng cường ý định khởi nghiệp (Kakkonen, 2010) Theo Kakkonen (2010),
có bằng chứng rằng nhận thức khởi nghiệp thậm chí có thể trở nên tiêu cực hơn cùng với quá trình học tập của sinh viên (S.M Farrington, 2012)
Thứ ba, theo Farrington (2012) một số tác giả cho rằng yếu tố vùng miền đóng
một vai trò quan trọng trong ý định khởi nghiệp (như Stam, 2007; Rocha và Sternberg, 2005; Shane, 2003) Ví dụ, Shane (2003) và Stam (2007), cũng như Rocha và Sternberg (2005) tìm thấy rằng những sinh viên học tại các khu vực đô thị có ý định khởi nghiệp lớn hơn so với những người học ở các khu vực nông thôn Tương tự như vậy, Fuller-Love, Midmore, Thomas và Henley (2006) khẳng định rằng những sinh viên theo học tại các thành phố lớn có ý định khởi nghiệp nhiều hơn so với những người học ở các thành phố nhỏ hơn, vì họ có điều kiện tiếp xúc nhiều hơn với các người khởi nghiệp thành đạt hơn so với thành phố nhỏ Shane (2003) báo cáo rằng người khởi nghiệp tiềm năng không đưa ra quyết định để khai thác cơ hội khởi nghiệp trong chân không, mà là bị ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh
Trang 31Thứ tư, tồn tại bằng chứng hỗ trợ cho một mối quan hệ tích cực giữa sự hiện
diện của các “hình mẫu” (role model) trong gia đình và sự xuất hiện của người khởi nghiệp (Veciana và cộng sự, 2005) Ariff và cộng sự (2010) báo cáo rằng hầu hết các sinh viên trong mẫu của họ tin rằng các thành viên trong gia đình đóng một vai trò quan trọng trong việc khuyến khích họ tham gia vào các nỗ lực khởi nghiệp Soetanto
và cộng sự (2010) tìm thấy bằng chứng mạnh mẽ rằng cha mẹ trở thành “hình mẫu” cho con cái của họ, rằng cha mẹ khởi nghiệp cung cấp cho con cái của họ một cơ hội
để tham gia vào khởi nghiệp Theo Shane (2003), khi cha mẹ là người khởi nghiệp, con cái của họ cũng có nhiều khả năng là người khởi nghiệp Wang và Wong (2004) báo cáo một mối quan hệ mật thiết giữa các gia đình có kinh nghiệm khởi nghiệp và
sở thích khởi nghiệp của sinh viên Tương tự như vậy, Ahmed và cộng sự (2010) tìm thấy một mối quan hệ chặt chẽ giữa kinh nghiệm khởi nghiệp của gia đình và ý định khởi nghiệp, và kết luận rằng, gia đình càng có nhiều kinh nghiệm khởi nghiệp thì sinh viên đó càng có thiên hướng về hoạt động khởi nghiệp Tuy nhiên, những phát hiện của Kakkonen (2010) cho thấy sự tồn tại của một người khởi nghiệp trong gia đình có truyền thống hoặc thậm chí trong số những người quen biết, không có ảnh hưởng đáng kể về ý định khởi nghiệp nhận thức của sinh viên
Do đó, mặc dù phương pháp này thừa nhận việc sử dụng các thông tin cá nhân
để xây dựng hồ sơ cá nhân của một người khởi nghiệp điển hình, vậy thì một giả thuyết được đưa ra là liệu những người khởi nghiệp có nguồn gốc tương tự có cùng những đặc tính ổn định này hay không? "điều này không giúp dự đoán ai sẽ là một người khởi nghiệp hay không" (Robinson và Stimpson, 1991)
Có rất nhiều vấn đề trong cả hai phương pháp tiếp cận trên cần phải được giải quyết Nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ trích những phương pháp tiếp cận này có sự hạn chế về phương pháp và khái niệm và do vậy khả năng giải thích của chúng thấp (Ajzen 1991; Gartner 1989; Low và MacMillan, 1988; Santos và Linan 2007; Shapero và Sokol, 1982) Do đó, họ kêu gọi thêm nhiều nghiên cứu khác để tìm ra một phương pháp tiếp cận tốt hơn để dự đoán tinh thần khởi nghiệp
Trang 322.2.2.3 Phương pháp tiếp cận dựa trên thái độ về khởi nghiệp
Krueger lập luận rằng “quyết định để trở thành một người khởi nghiệp có thể được coi là tự nguyện và có ý thức” (Krueger và cộng sự, 2000) Như vậy, để hiểu làm thế nào quyết định này diễn ra và những yếu tố nào tác động đến quá trình này
là cần thiết Về mặt này, ý định khởi nghiệp (entrepreneurial intention – sau này được viết tắt là EI) sẽ là một yếu tố tiền đề và quyết định đối với hành vi thực hiện khởi nghiệp (entrepreneurial behaviour – sau này được viết tắt là EB) (Fayolle và DeGeorge, 2006; Kolvereid, 1996) Ajzen nói rằng "ý định thực hiện một hành vi nhất định sẽ phụ thuộc vào thái độ của con người đến hành vi đó" (Ajzen, 1991) Thái
độ đến hành vi càng tích cực, khả năng thực hiện ý định càng cao Do đó, một "cách tiếp cận thái độ có vẻ là thích hợp hơn so với những phương pháp tiếp cận truyền thống khi nghiên cứu tinh thần khởi nghiệp” (Krueger và cộng sự, 2000; Robinson
và cộng sự, 1991) Những nhà tiên phong trong phương pháp nghiên cứu này có thể
kể đến Ajzen (1991) với mô hình TPB (Theory of Planned Behaviour), Shapero và Sokol (1982) với mô hình EEM (Entreprenuerial Event Model) và Peter Robinson và cộng sự (1991) với mô hình EAO (Entreprenuerial Attitude Orientation) Trong một thời gian dài, rất nhiều nghiên cứu đã sử dụng mô hình TPB và EEM hoặc tích hợp
cả hai mô hình này (Xem phụ lục 1) Dù vậy, nhiều nhà khoa học đã chỉ ra những bất cập và khiếm khuyết của hai mô hình này và họ kêu gọi những nghiên cứu mới hơn
Mô hình EAO được xây dựng dành riêng cho nghiên cứu về khởi nghiệp, tuy nghiên vẫn chưa được kiểm chứng giá trị mô hình tại nhiều bối cảnh nghiên cứu khác nhau
Vì vậy, việc kiểm định giá trị của mô hình này là rất cần thiết, đặc biệt trong bối cảnh mội nền kinh tế mới nổi như Việt Nam
2.3 Lý thuyết về ý định khởi nghiệp (Entrepreneurial intention – EI)
2.3.1 Khái niệm về ý định khởi nghiệp
Lý thuyết về ý định xuất phát từ lý thuyết nhận thức xã hội, đầu tiên được đề xuất và phát triển bởi Bandura (1986), người đã xây dựng khung lý thuyết cho sự hiểu biết, dự đoán và thay đổi hành vi con người Ý định được xem là "động lực của
Trang 33một người để nỗ lực hành động theo một kế hoạch có ý thức hoặc một quyết định" (Conner và Armitage, 1998) Ý định khởi nghiệp thường được định nghĩa là “mong muốn của một người trong việc tạo ra một công việc khởi nghiệp riêng” (Crant, 1996) hay “để bắt đầu một doanh nghiệp” (Krueger, Reilly, và Carsrud, 2000) Thompson định nghĩa ý định khởi nghiệp là "sự tự nhận thức (một thành phần của thái độ trong
mô hình của Allport, 1935) bởi một người có ý định tạo ra một công việc khởi nghiệp mới và có ý thức lập kế hoạch khởi nghiệp tại một thời điểm trong tương lai" (Thompson, 2009) Hay là “sự tiến triển tâm lý của một người trong việc mong muốn bắt đầu công việc khởi nghiệp hoặc tạo ra giá trị cốt lõi mới cho tổ chức của họ (R
D Remeikiene và G Startiene, 2013) Như vậy, có thể nói việc dự báo ý định khởi nghiệp bằng cách nghiên cứu thái độ là hoàn toàn phù hợp
Ý định khởi nghiệp có thể được đo bằng nhiều cách khác nhau (Warshaw và Davis, 1985): Từ góc độ ý định hành vi ("Tôi có ý định thực hiện hành vi x" ) và từ góc độ tự dự đoán ("Khả năng bạn sẽ thực hiện hành vi x là bao nhiêu") Arimtage và cộng sự (2001) thêm một hướng thứ ba, từ một quan điểm mong muốn (tôi muốn thực hiện hành vi x) Phân tích thống kê cho thấy, các câu hỏi liên quan đến ý định hành vi có một sức mạnh dự đoán cao cho hành vi thực hiện (Armitage và cộng sự, 2001) cũng như các câu hỏi liên quan đến tự dự đoán (Sheppard, Hartwick và Warshaw, 1988) Linan và Chen đã xây dựng một thang đo, gồm 6 mục, để đo lường
xu hướng của ý định khởi nghiệp, với thang Likert 7 điểm (Linan và Chen, 2009) Bảng câu hỏi gốc bằng tiếng Anh được gọi là “Entrepreneurial Intention Questionnaire” (EIQ), đã được dịch sang tiếng Việt, sau đó được dịch ngược lại sang tiếng Anh bởi người khác để đảm bảo ngữ nghĩa Thang đo gốc đã được ứng dụng rất nhiều trong các nghiên cứu Nurdan Ozaralli (2016); Kamariah Ismail và cộng sự (2015); Liñán and Chen (2009); Liñán (2008); Liñán, Urbano and Guerrero (2010); Liñán and Chen (2006)
Trang 342.3.2 Các mô hình nghiên cứu ý định khởi nghiệp
2.3.2.1 Mô hình lý thuyết về hành vi dự định (TPB)
Mô hình lý thuyết về hành vi dự định có nguồn gốc từ lý thuyết về hành động (Theory of reasoned action-TRA) được đề xuất bởi Fishbein và Ajzen trong giai đoạn 1975-1980 (Ajzen và Fishbein, 1980; 1975) Lý thuyết này bao gồm ba thành phần chính: 1) ý định thực hiện hành vi (behavioural intention - BI) 2) kỳ vọng xã hội (subjective norms- SN) và 3) thái độ (attitudes- A) Thái độ đối với một hành vi càng tích cực bao nhiêu và kỳ vọng xã hội đến hành vi đó lớn bao nhiêu, ý định thực hiện hành vi càng mạnh mẽ bấy nhiêu Nếu ý định cao, khả năng cá nhân đó thực hiện hành vi là rất cao
Ý định hành vi đo lường mức độ của ý định thực hiện một hành vi cụ thể Kỳ vọng xã hội mô tả các áp lực từ đồng nghiệp hoặc bạn bè hoặc gia đình thực hiện một chuẩn mực nào đó Ví dụ, nếu cha mẹ và bạn bè một cá nhân coi việc khởi nghiệp là quá mạo hiểm, thì cá nhân đó ít có khả năng để thực hiện hành vi khởi nghiệp Thái
độ bao gồm những kỳ vọng về những kết quả của việc thực hiện một hành vi cụ thể TRA có thể được đơn giản hóa trong một công thức toán học:
Trang 35Lý thuyết về hành vi dự định bao gồm ba thái độ tiền đề của ý định:
Hình 2.1: Mô hình lý thuyết hành vi dự định (nguồn: Ajzen, 1991)
Thái độ đối với hành vi tương đương với khái niệm thái độ trong TRA và đề cập đến mức độ mà một người suy nghĩ tích cực về việc thực hiện một hành vi nào
đó Nó đại diện cho mức độ mong muốn và bao gồm kỳ vọng các kết quả thu được
từ hành vi này (Krueger Jr và cộng sự, 2000) Kỳ vọng xã hội liên quan đến các áp lực xã hội và văn hóa dân tộc để thực hiện một hành vi cụ thể Quan trọng về mặt này
là kỳ vọng của bạn bè, đồng nghiệp, gia đình, các mối quan hệ hoặc người cố vấn về những mong muốn nào đó, ví dụ, trở thành một người khởi nghiệp Nhận thức về kiểm soát hành vi trùng lặp với khái niệm về sự tự tin(self-efficacy) của Bandura (Bandura, 1986) và là một thước đo của khả năng nhận thức của cá nhân để thực hiện một hành vi nào đó (Krueger Jr và cộng sự, 2000)
TPB có thể được đơn giản hóa trong một công thức toán học:
BI = SN + ATB + PBC
2.3.2.2 Mô hình sự kiện khởi nghiệp của Shapero và Sokol (EEM)
Mô hình này giả định rằng quán tính hướng dẫn hành vi con người cho đến khi có một số sự kiện "thay thế" quán tính đó và giải phóng hành vi không mong muốn trước đó Ví dụ, một sự thay thế, chẳng hạn như mất việc làm, có thể làm thay đổi nhận thức về mong muốn trở thành người tự làm chủ Shapero và Sokol (1982) phân loại các bước ngoặc thay đổi cuộc sống thành ba loại:
Ý định hành
vi
Thái độ đến hành vi
Kỳ vọng xã hội
Cảm nhận kiểm
soát hành vi
Hành vi
Trang 36Một là, sự thay đổi tiêu cực như: bị sa thải, bị sỉ nhục, tức giận, buồn chán, đến tuổi trung niên, ly dị Hai là, giai đoạn giao thoa như tốt nghiệp trung học, đại học, hoàn thành nghĩa vụ quân sự hoặc mãn hạn tù/ân xá Đặc biệt loại thứ hai này là mối quan tâm thú vị cho các chương trình giáo dục tinh thần khởi nghiệp khi mà sinh viên thường không có ý tưởng rõ ràng về những gì họ muốn làm sau khi tốt nghiệp Loại thứ ba là có tính chất tích cực, cái gọi là sự tác động tích cực từ các đối tác, người cố vấn, nhà đầu tư hoặc khách hàng
Một hành vi có được thực hiện hay không phụ thuộc vào niềm tin của cá nhân vào các lựa chọn và thiên hướng hành động (propensity to act) Niềm tin ở đây xuất hiện khi có cảm nhận mong muốn (desirability) và tính khả thi (feasibility) đến một hành vi cụ thể Tuy nhiên, chỉ có niềm tin là không đủ để thực hiện một hành vi cụ thể; Shapero và Sokol (1982) cho rằng điều cần thiết là có một sự kiện hội tụ, một sự kiện thay thế làm hay đổi những cảm nhận đó và xu hướng hành động theo cách hướng đến việc thực hiện hành vi đó Như vậy, nếu một sự kiện thay thế kích hoạt quá trình nhận thức và thay đổi cảm nhận về tính khả thi và mong muốn, cá nhân có thể hành động nếu độ tin cậy của hành vi cụ thể là cao hơn so với các lựa chọn thay thế và nếu cá nhân có một thiên hướng hành động đến hành vi đó
Hình 2.2: Mô hình sự kiện khởi nghiệp
Nguồn: Shapero và Sokol (1982)
Cảm nhận mong muốn (Perception of desirability) liên quan mật thiết đến các
giá trị và cuối cùng chúng sẽ tác động đến nhận thức của cá nhân như thế nào về
mong muốn
Trang 37những gì được coi là hấp dẫn, đáng mong muốn hay không Trong bối cảnh này Shapero và Sokol (1982) xác định văn hóa, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, cố vấn và kinh nghiệm làm việc trước đây là yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến các giá trị cá nhân
và nhận thức về mong muốn Mong muốn được thừa nhận là có liên quan chặt chẽ đến "kỳ vọng xã hội" (subjective norm) trong lý thuyết hành vi dự định (Krueger Jr
và cộng sự, 2000) Kinh nghiệm trong quá khứ của một người tác động mạnh mẽ đến những gì là mong muốn và những gì là không
Cảm nhận tính khả thi (Perception of feasibility) chỉ ra mức độ mà một người
nào đó cảm thấy mình có khả năng hay không.Ví dụ, bắt đầu một công việc khởi nghiệp Khái niệm về tính khả thi được coi là tương tự như khái niệm về sự tự tin (self-efficacy) của Bandura, thường được sử dụng như thước đo cảm nhận sự khả thi (Krueger Jr và cộng sự, 2000)
Thiên hướng hành động (Propensity to act) là xu hướng cá nhân có khả năng
hành động theo quyết định của bản thân mình (Krueger, 1993) Về mặt khái niệm, Shapero và Sokol (1982) đã đề xuất một “tâm điểm kiểm soát” (locus of control) bên trong như một thang đo của thiên hướng hành động Không có một sự thống nhất về thang đo nào là tốt nhất để đo lường thiên hướng hành động Các tác giả khác đề nghị xem thiên hướng hành động như là "tư duy tích cực" (learned optimism) (Krueger Jr
và cộng sự, 2000) hoặc thiên hướng chấp nhận rủi ro hay chấp nhận sự mơ hồ/không chắc chắn (Kermit, 2008) Ba câu hỏi tổng kết ba khái niệm của mô hình sự kiện khởi nghiệp có thể được thể hiện như: Ước muốn của bạn có đủ mạnh để thực hiện hành
vi này? Bạn có thực sự đang làm những gì bạn nghĩ rằng bạn muốn làm? Bạn có tin tưởng vào khả năng của mình để thực hiện hành vi này?
Trang 382.3.2.3 Mô hình thái độ về khởi nghiệp (EAO)
Robinson đã xây dựng mô hình thái độ về khởi nghiệp (Entreprenuerial Attitude Orientation – EAO) gồm 4 thang đo thành phần như sau:
Cảm nhận sự tự trọng trong khởi nghiệp (Self-esteem_SE) liên quan đến sự tự trọng và nhận thức năng lực của một cá nhân đến việc công việc khởi nghiệp của mình" (Robinson, Stimpson, Huefner và Hunt, 1991)
Sáng tạo trong khởi nghiệp (Innovation_INN) liên quan đến nhận thức và hành động dựa trên các hoạt động khởi nghiệp theo những cách thức mới và độc đáo
Sự kiểm soát bản thân (Personal Control_PC) liên quan đến nhận thức của cá nhân trong việc kiểm soát và ảnh hưởng đến việc khởi nghiệp của mình
Thành tích/thành tích trong khởi nghiệp (Achievement_ACH) đề cập đến kết quả
cụ thể liên quan đến việc khởi động và phát triển của một doanh nghiệp
Theo Robinson, "giá trị mỗi thành phần thang đo càng lớn, khả năng dự đoán cá nhân khởi nghiệp càng cao" (Huefner, Hunt, và Robinson, 1996) Huefner, Hunt, và Robinson (1996) phát hiện rằng EAO đã thành công trong việc phân biệt ai là người khởi nghiệp và ai không phải là người khởi nghiệp trong nhiều nghiên cứu Vì vậy, thành tích, đổi mới, nhận thức kiểm soát bản thân và nhận thức tự trọng có liên quan chặt chẽ đến các hành vi khởi nghiệp
Hình 2.3: Mô hình thái độ về khởi nghiệp
Nguồn: P Robinson và cộng sự (1991)
Thái
độ
Nhận thức
Cảm nhận
Ý chí Thành tích
Sáng tạo
Tự trọng
Kiểm soát bản thân
Trang 39Theo Huefner, Hunt, và Robinson (1996) "Thái độ về khởi nghiệp (EAO) là một mô hình được phát triển để dự đoán khả năng khởi nghiệp dựa trên mô hình ba bên về thái độ chứ không phải là về nhân khẩu học hoặc lý thuyết nhân cách (Robinson, 1987; Robinson, Stimpson, Huefner và Hunt, 1991) "Thái độ được định nghĩa là xu hướng phản ứng là thuận lợi hay không có lợi theo một cách chung đến đối tượng cụ thể” (Ajzen, 1982; Rosenberg và Hovland, 1960; Shaver, 1987) Mặc
dù có một số phương pháp tiếp cận bản chất của thái độ, Robinson cho rằng mô hình
ba bên (tripartite model) “không mâu thuẫn nhiều với các nghiên cứu khác sử dụng
mô hình đơn thành phần được phổ biến bởi Fishbein và Ajzen” (Robinson, Stimpson, Huefner và Hunt, 1991) Vì vậy, nó thích hợp để áp dụng cho nghiên cứu EAO Trong năm 1935, Allport xác định ba loại thái độ trong mô hình ba cạnh bao gồm: nhận thức (niềm tin / suy nghĩ); cảm xúc; dẫn đến ý định hành vi có ý chí Lý thuyết này đã được kiểm nghiệm và xác nhận nhiều lần sau đó bởi Rosenberg và Hovland, 1959; Ostrom, 1969; Brecker, 1983; 1984 và Shaver, 1987 Vì vậy, Robinson và các cộng
sự của ông cho rằng "bằng cách sử dụng các thành phần của thái độ trong nghiên cứu EAO sẽ tăng cường giá trị nội dung của mỗi thang đo" (Huefner, Hunt, và Robinson, 1996) Như vậy, trong mô hình EAO của mình, tác giả Robinson đã xây dựng bốn khái niệm đo lường, gồm: (1)SE (tự trọng), (2) PC (kiểm soát bản thân), (3)ACH (Thành tích) và (4) INN (sáng tạo) Mỗi trong số đó bao gồm ba thành phần thái độ: cảm xúc, nhận thức và ý chí Trong đó, cảm xúc (Affection_AFF) bao gồm cảm giác tích cực hay tiêu cực đến một vấn đề; nhận thức (Cognation_COG) gồm niềm tin và suy nghĩ về đối tượng của thái độ; ý chí (Conative) còn gọi là thành phần hành vi – behaviour_BEH) bao gồm ý định hành vi và xu hướng
2.4 Các thành phần của mô hình thái độ về khởi nghiệp
2.4.1 Tự trọng (Self_esteem_SE)
Từ “Self_Esteem” nguyên bản trong mô hình EAO khi được dịch ra tiếng Việt lại
có khá nhiều nghĩa Theo tâm lý học thì “self-esteem” là cách chúng ta đánh giá năng lực bản thân, là cách chúng ta nhận thức được giá trị của chúng ta đối với thế giới và giá trị của chúng ta như thế nào đối với người khác và được gọi là “sự tự tin” đôi khi
Trang 40là “sự tự trọng” Người viết cho rằng “sự tự trọng” trong tiếng Việt bao hàm sự đánh giá về khả năng tốt hơn là “sự tự tin” Do đó, trong nghiên cứu này, “self-esteem” sẽ được gọi là sự tự trọng Trong lịch sử lý thuyết, có rất nhiều định nghĩa khác nhau về
sự tự trọng Crandall (1973) định nghĩa sự tự trọng như "mối liên hệ và tôn trọng bản thân mình ở một số giá trị cơ bản thực tế nào đó" (Crandall, 1973, p.45) Coopersmith lập luận rằng tự trọng là "một ấn tượng của sự thừa nhận hoặc không thừa nhận, cho thấy mức độ niềm tin của một người dành cho năng lực, thành công, ý nghĩa và giá trị của bản thân mình" (Coopersmith, 1981) Các nhà nghiên cứu tìm thấy rằng “niềm tin của một người cảm nhận về bản thân, bao gồm cả việc đánh giá các giá trị và khả năng riêng của họ, có thể ảnh hưởng đến sự lựa chọn các nhiệm vụ được thực hiện trong một số các ngữ cảnh, bao gồm lựa chọn nghề nghiệp” (Mariola Laguna, 2013)
Tiếp cận vấn đề từ một góc độ rộng hơn, chúng ta cũng có thể xem xét vai trò của
sự tự trọng nói chung trong quá trình khởi nghiệp “Niềm tin cá nhân nói chung thường được định nghĩa là thái độ tích cực hay tiêu cực về bản thân” (Rosenberg, 1989) Nghiên cứu cho thấy rằng những người có sự tự trọng cao có xu hướng quyết định trong hành động, với sự kiên trì, hay hay quyết định từ bỏ (Baumeister, Campbell, Krueger, và Vohs, 2003) Jeffrey E McGee và cộng sự (2009) tìm thấy nhiều nghiên cứu về tự trọng xác nhận những ảnh hưởng của nó lên quá trình khởi nghiệp và tăng trưởng khởi nghiệp (ví dụ Boyd và Vozikis, 1994; Chen và cộng sự, 1998; Baum và cộng sự, 2001; Markman và cộng sự, 2002; Krueger, 2003; Segal và cộng sự, 2005)
2.4.2 Sáng tạo (Innovation_INN)
Thuật ngữ sáng tạo có thể được hiểu là “sự nắm bắt được tính mới của một ý tưởng nhằm cải thiện hiệu suất của tổ chức” (Camisón Zornoza và cộng sự, 2004) Nhiều định nghĩa sáng tạo khác nhau chia sẻ ý tưởng về "tính mới" Damanpour và Gopalakrishnan (2001) đã xác định sự sáng tạo là "việc áp dụng ý tưởng hoặc hành
vi liên quan đến sản phẩm, dịch vụ, thiết bị, hệ thống, chính sách hoặc chương trình mới đối với tổ chức áp dụng" Sáng tạo có thể được định nghĩa “là một quá trình phát