1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

CHÍ KHÍ ANH HÙNG lop 10

11 173 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 89,5 KB

Nội dung

Kiến thức: - Hiểu được lí tưởng anh hùng của Nguyễn Du qua nhân vật Từ Hải: sự kết hợp hài hòa giữa con người anh hùng chân dung kì vĩ, lí tưởng, hoài bão lớn lao và con người đời thường

Trang 1

Ngày giảng:

Lớp:

Người soạn: Nguyễn Thị Phượng

Tiết 88 - Văn bản

CHÍ KHÍ ANH HÙNG

(Trích “Truyện Kiều” – Nguyễn Du)

I MỤC TIÊU BÀI HỌC

1 Kiến thức:

- Hiểu được lí tưởng anh hùng của Nguyễn Du qua nhân vật Từ Hải: sự

kết hợp hài hòa giữa con người anh hùng (chân dung kì vĩ, lí tưởng, hoài bão lớn lao) và con người đời thường (giàu tình cảm, sống có

trách nhiệm)

- Nắm được đặc trưng nghệ thuật trong việc miêu tả nhân vật Từ Hải:

bút pháp lí tưởng hóa

2 Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng đọc diễn cảm tác phẩm trữ tình

- Nâng cao năng lực đọc hiểu tác phẩm trữ tình theo đặc trưng thể loại

3 Thái độ:

- Trân trọng lí tưởng của người anh hùng và có ý thức đấu tranh bảo vệ

những điều tốt đẹp

- Xác định lí tưởng sống cao đẹp, nỗ lực phấn đấu để thực hiện ước mơ,

hoài bão, vươn đến thành công, làm cho cuộc sống trở nên ý nghĩa

Phẩm chất, năng lực: Năng lực tự học, giao tiếp, hợp tác, sáng tạo, sử dụng

công nghệ thông tin, sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt, cảm thụ thẩm mĩ,

II CHUẨN BỊ BÀI HỌC

1 Phương tiện:

- Học sinh: Sách giáo khoa, vở soạn,

- Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên, máy chiếu, phiếu học tập

2 Phương pháp: Đọc sáng tạo, gợi mở, bình giảng, dạy học theo nhóm,

nêu và giải quyết vấn đề, tự học,

3 Hình thức: Theo lớp, theo nhóm.

Trang 2

*TRƯỚC LỚP HỌC

Giao nhiệm vụ:

- Tìm hiểu về chí làm trai, người anh hùng trong văn học Việt Nam?

- Tìm hiểu về nhân vật Từ Hải?

III TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

*TRONG LỚP HỌC

1 HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

- Mục đích: thu hút sự tập trung chú ý, tư duy, nhận thức, gợi hứng thú, chuẩn bị

tâm thế; huy động kiến thức cũ, kiến thức liên quan làm hành trang để tiếp nhận kiến thức mới

- Phương pháp: trực quan; trải nghiệm.

- Thời gian: 5 phút

GV: Nêu hiểu biết của em về đề tài chí làm

trai, người anh hùng trong văn học Việt Nam?

Chí làm trai nam bắc đông tây

Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể

(Nguyễn Công Trứ)

Làm trai phải lạ ở trên đời

Há để càn khôn tự chuyển dời

Trong khoảng trăm năm cần

có tớ

Sau này muôn thuở há không

ai

(Xuất dương lưu biệt – Phan Bội Châu)

=>Đây là một đề tài quen thuộc trong văn học

trung đại Việt Nam

Dẫn vào bài:

2 HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Trang 3

- Mục đích: hình thành cho học sinh những kiến thức cơ bản về giá trị nội dung

và nghệ thuật của đọan trích Chí khí anh hùng

- Phương pháp: Đọc sáng tạo, gợi mở, giảng bình, dạy học theo nhóm, nêu và

giải quyết vấn đề

- Thời gian: 30 phút

Hướng dẫn cách đọc

+ Giọng Từ Hải: khỏe khoắn, mạnh mẽ, dứt

khoát;

+ Giọng Thúy Kiều: nhẹ nhàng, thủ thỉ

Mời HS đọc và nhận xét

HS: Trả lời

GV: Dựa vào Sách giáo khoa, em hãy cho

biết vị trí của đoạn trích?

HS: Trả lời

GV:

GV: Có thể chia đoạn trích thành mấy

phần? Nêu nội dung mỗi phần?

1 Đọc

2 Vị trí đoạn trích

- Đoạn trích từ câu 2213 –

2230 bao gồm ngôn ngữ tác giả và ngôn ngữ đối thoại

- Nhan đề bài thơ do NBS đặt

3 Bố cục

+ Bốn câu đầu: Từ Hải - Khát

vọng lên đường lập công danh

sự nghiệp

+ Mười hai câu giữa: Lí tưởng

anh hùng của Từ Hải

+ Hai câu cuối: Hành động ra

đi của Từ Hải

BẢN

Trang 4

GV: Dẫn

Trong đoạn trích này, nhân vật trung tâm

chính là Từ Hải Để hiểu được sâu sắc, các

em cần biết rõ được những thông tin cơ bản

về nhân vật đó trong Truyện Kiều

a) Phát vấn

Bằng sự tìm hiểu ở nhà, một em hãy phác

họa lại bức tranh chân dung của Từ Hải qua

những câu thơ của Nguyễn Du?

HS:

Râu hùm hàm én mày ngài

Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao

Đường đường một đấng anh hào

Côn quyền hơn sức, lược thao gồm tài.

GV:

b) Mở rộng

Lai lịch Từ Hải: trên thực tế là một tên cướp

biển sống vào thời Minh Trong Kim Vân

Kiều truyện, TTTN cũng khắc họa Từ là

một tướng cướp Nhưng ở Truyện Kiều,

Nguyễn Du đã thực hiện được hoàn toàn

cái mộng biến Từ Hải thành bậc anh hùng

xuất chúng Nó thể hiện rõ nét nhất qua

đoạn trích mà chúng ta đang tìm hiểu

c) Phát vấn

Quan sát vào câu thơ, em hãy tìm những

từ ngữ nói về thời điểm chia tay của 2

người?

HS: Trả lời

+ Hương lửa: Chú thích SGK

+ Hương lửa đương nồng: cuộc sống lứa

đôi đang trong những ngày hạnh phúc nhất

1) Bốn câu đầu: Từ Hải –

khát vọng lên đường lập công danh, sự nghiệp.

- Thời điểm chia tay: khi hai

người đang có cuộc sống hạnh phúc, tình cảm vợ chồng đang đằm thắm, nồng nàn

- Hình ảnh Từ Hải

+ Trượng phu: người đàn ông

có chí khí, bậc anh hùng

+ Thoắt: dứt khoát, mau lẹ,

kiên quyết

+ Lòng bốn phương: chỉ chí

nguyện lập công danh, sự nghiệp

+ Trời bể mênh mang

 Không gian ước lệ, chỉ

sự rộng lớn

 Nhìn xa, trông rộng

+ Lên đường thẳng rong: tư

Trang 5

->Thời điểm chia tay

GV: Sử dụng kĩ thuật phăn phủ bàn

Tính cách và chí khí anh hùng của Từ Hải

được thể hiện qua những từ ngữ nào? Em

hãy giải thích ý nghĩa các từ ngữ ấy?

HS: Hoạt động

GV:

d) Em hãy rút ra nhận xét về những

từ ngữ, hình ảnh trên?

e) Thông qua những phương tiện

ngôn ngữ ấy, Nguyễn Du muốn

thể hiện điều gì?

HS: Trả lời

GV:

Với Từ Hải, chàng là bậc trượng phu có lí

tưởng, khao khát sống tự do, vẫy vùng giữa

trời cao đất rộng Đây cũng chính là quan

niệm của tác giả về người anh hùng trong

xã hội phong kiến Lí tưởng ấy được

Nguyễn Du đặt trong không gian rộng lớn,

vũ trụ mênh mang như đã chắp thêm đôi

cánh để nâng tầm vóc của con người sánh

ngang với vũ trụ Thật đúng như Hoài

Thanh đã nhận xét “Từ Hải không phải là

thế sẵn sàng lên đường ->Hình ảnh mang cảm hứng vũ trụ, ước lệ, tượng trưng quen thuộc của VHTĐ

=>Tư thế hiên ngang, thái độ dứt khoát, quyết tâm lập nên sự nghiệp lớn

2) Mười hai câu giữa: lí

tưởng anh hùng của Từ Hải

* Lời của Thúy Kiều

Trang 6

người của một nhà, một họ, một xóm, một

làng, mà là người của trời đất, của bốn

phương”

GV:

f) Dẫn

Ở 4 câu thơ đầu ta đã thấy rõ khát vọng ra

đi lập công danh của Từ Hải, vậy lí tưởng

của người anh hùng ấy được biểu hiện như

thế nào, chúng ta cùng nhau tìm hiểu tiếp

g) Phát vấn

Trước sự ra đi của Từ Hải, Kiều có quyết

định như thế nào? Từ ngữ nào cho em biết

điều đó?

HS: Trả lời

+ Quyết định đi theo chồng

+ Từ ngữ: phận gái chữ tòng, một lòng xin

đi

GV: Em hiểu gì về quy định Tam tòng mà

đạo Nho quy định

HS: Trả lời

Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử

tòng tử (Ở nhà theo cha, lấy chồng theo

chồng, chồng chết theo con)

GV:

h) Giảng: Hành động của Kiều có

thể hiểu theo 2 cách

+ Kiều không muốn rời xa người chồng yêu

quý, không muốn sống một mình cô đơn,

nàng sợ cảnh chia xa của người chinh phụ

tâm lí bình thường, dễ hiểu

+ Phận gái chữ tòng: bổn phận

của người vợ phải theo chồng

+ Một lòng xin đi: Kiều tha

thiết đi để cùng chia sẻ khó khăn với chồng

->Vẻ đẹp nhân cách của người

vợ hiền từ, thủy chung

* Lời của Từ Hải

- Tâm phúc tương tri, nữ nhi

thường tình

Trang 7

+ Kiều muốn ra đi để cùng chia sẻ, cùng

tiếp sức và gánh vác công việc với chồng

(GS Lê Đình Kị)

i) Phát vấn

Qua quá trình phân tích trên, em hiểu thêm

gì về nhân cách của Thúy Kiều?

GV: Khi Kiều bày tỏ thái độ muốn theo

mình, Từ Hải đã có phản ứng/ hành động

như thế nào?

HS: Từ nói khuyên Kiều

GV:Em hiểu thế nào là “tâm phúc tương

tri”

HS: Tâm phúc tương tri: hai người hiểu

nhau sâu sắc

GV:

+ Giải thích

Từ Hải muốn khẳng định mối quan hệ cũng

như là sự gắn bó, 2 người đã có một mối

quan hệ vô cùng khăng khít, gắn bó đến

mức có thể thấu hiểu tất cả Từ Hải muốn

khẳng định: Từ gặp Kiều, tìm đến với Kiều

không chỉ là để tìm niềm vui, tìm được

Kiều, TH như tìm được một người tri âm,

tri kỉ và có TH, TK như có được vị cứu tinh

của cuộc đời mình

GV: Em hiểu thế nào là “nữ nhi thường

tình”?

HS:

GV: Giảng bình

Có nhiều người bảo rằng có một chút hờn

trách trong lời nói của TH, nhưng có lẽ

không phải vậy vì trong hoàn cảnh này TK

-> Khẳng định phẩm chất của Thúy Kiều

- Mười vạn tinh binh, tiếng

chiêng, bóng tinh, mặt phi thường Từ ngữ ước lệ

=> Lí tưởng cao cả, bản lĩnh lớn lao,

+ bốn bể không nhà  ý thức

thực tế

Trang 8

xin đi theo là một việc làm vô cùng chính

đáng, phải chăng TH muốn nói với TK

rằng: Vốn dĩ Từ là người ôm trong mình

những hoài bão, những khát vọng lớn lao

thì người phụ nữ, người bên cạnh Từ trở

thành “tâm phúc tương tri” của TH phải có

những phẩm chất, tình cảm vượt

ra khỏi cái nữ nhi thường tình ấy

GV: Sau khi đưa ra lời khuyên cho Kiều,

Từ Hải còn hứa hẹn điều gì với nàng?

HS: Hứa lập công danh sự nghiệp lớn xong

sẽ về đón Kiều

GV: Sự nghiệp mà Từ Hải nhắc tới đã được

chàng miêu tả qua những từ ngữ nào?

HS: Trả lời: Mười vạn tinh binh, tiếng

chiêng, bóng tinh, mặt phi thường

GV: Đây chính là lời hứa hẹn của TH, vẽ ra

trước mắt TK 1 viễn cảnh, đầu tiên đó là có

một đội quân tinh nhuệ và hùng mạnh Và

người thủ lĩnh khi có được đội quan như thế

thì sẽ trở thành người ai cũng biết mặt, tức

là khi TH đã trở thành người anh hùng Và

chỉ khi như vậy thì mới “Rước nàng nghi

gia”

GV: Và cuối cùng, Từ đã khuyên Kiều như

thế nào? Qua lời khuyên này, em có cảm

nhận như thế nào về tình cảm Từ Hải dành

cho Thúy Kiều

HS: Từ Hải rất hiểu Thúy Kiều Chàng biết

lo lắng cho người mình yêu thương

GV: Với lời khuyên này, phẩm chất của Từ

+ Đành rằng ….

 Sự hòa hợp giữa con người

anh hùng và con người đời thường trong nhân vật Từ Hải

3) Hai câu cuối: Hành động ra đi

- Từ ngữ: quyết lời, dứt áo

hành động mạnh mẽ, dứt khoát

l) Gió mây bằng đã đến

kì dặm khơi

Trang 9

Hải hiện lên như thế nào?

HS: Là người có tài năng xuất chúng

GV:

Từ Hải chỉ cần một năm để xây dựng sự

nghiệp Phải là người có tài năng xuất

chúng mới có thể thốt ra lời hứa như vậy

Ngoài ra, lời Từ Hải dành cho Thúy Kiều

cũng cho thấy chàng là một con người rất

giàu tình cảm, sống tình nghĩa Sự hòa hợp

giữa con người anh hùng và con người đời

thường trong bậc trượng phu Từ Hải chính

là quan niệm của Nguyễn Du về lí tưởng

anh hùng thời phong kiến

GV:

j) Dẫn

Cuộc vui nào rồi cũng đến lúc tàn Sau khi

đã tỏ rõ khát vọng, bộc lộ niềm riêng tư

cũng như dặn dò Kiều, Từ Hải từ biệt Kiều

để ra đi

k) Phát vấn

Em hãy tìm những từ ngữ miêu tả sự ra đi

của Từ Hải

HS: Quyết lời, dứt áo

GV:

Nếu như sự ra đi của người chinh phu trong

Chinh phụ ngâm lưu luyến, bịn rịn thì hành

động ra đi của Từ Hải trong Truyện Kiều rất

mạnh mẽ, dứt khoát Nó được thể hiện qua

từ ngữ quyết lời, dứt áo.

GV: Em hiểu như thế nào về câu thơ “Gió

mấy bằng đã đến kì dặm khơi”?

 Sự ra đi lớn lao, kì vĩ

 Thái độ tác giả: yêu quý, cảm phục

 Ứớc mơ thế giới tự do, khát khao công lí

1 Nghệ thuật

- Bút pháp ước lệ, tượng trưng,

lí tưởng hóa

- Hình ảnh kì vĩ

- Điển tích, điển cố

2 Nội dung

- Quan niệm về người anh hùng: làsự kết hợp hài hòa

giữa con người anh hùng và

con người đời thường

- Đề cao con người trong XHPK

Trang 10

HS: Câu thơ có sử dụng điển tích chim

bằng – là một loài chim lớn Trong thơ

văn, nó tượng trưng cho sự khát vọng lớn

lao, khát khao làm nên sự nghiệp lớn

GV: Hình ảnh cánh chim bằng tung cánh

bay lên cùng gió mây cũng là hình ảnh biểu

tượng cho sự ra đi của Từ Hải Nguyễn Du

những mong chàng sẽ như đôi cánh chim

kia, bay đi khắp muôn phương rộng lớn Sự

ra đi ấy thật lớn lao, kì vĩ

GV: Để khái quát lại bài học ngày hôm nay,

thầy mời một em đọc phần Ghi nhớ

3 HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

- Mục đích: Vận dụng kiến thức vừa học để giải quyết các bài tập

- Phương pháp: Thực hành, vấn đáp

- Thời gian: 5 phút

Hoạt động của giáo

viên và học sinh

Nội dung cần đạt

GV: Cho HS làm bài tập

cá nhân

1 BÀI TẬP 1

Đáp án C

2 BÀI TẬP

Đáp án: Con người anh

3 LUYỆN TẬP

1 BÀI TẬP 1

Nguyễn Du đã sử dụng bút pháp nghệ thuật nào

để xây dựng hình tượng Từ Hải?

A Ước lệ, tượng trưng, so sánh

B Ước lệ, tượng trưng, nhân hóa

C Ước lệ, tượng trưng, điển tích, điển cố

2 BÀI TẬP 2

Điền vào chỗ trống

Trang 11

hùng/ con người đời

thường

Lí tưởng anh hùng của Nguyễn Du qua nhân vật

Từ Hải là sự kết hợp hài hòa giữa………và……

IV HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG m) Mục đích: phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào giải quyết các tình huống thực tiễn; năng lực tự học, năng lực nghiên cứu, sáng tạo; tăng cường tính thực tiễn cho bài học n) Phương pháp: Thực hành o) Thời gian: 5 phút Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cơ bản GV: Tổ chức cho HS trình bày quan điểm Từ tư tưởng về người anh hùng thể hiện trong Chí khí anh hùng, hãy trình bày suy nghĩ của em về chủ đề “Lí tưởng sống của thanh niên hiện nay” V HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG *SAU LỚP HỌC Mục đích: giúp học sinh tìm tòi, mở rộng kiến thức trong thực tiễn giao tiếp Phương pháp: tự học, thực hành Thời gian: làm ở nhà Nội dung yêu cầu: Sưu tầm những bài thơ, tranh,… viết về nhân vật Từ Hải Nhiệm vụ nối tiếp: Thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu chuẩn bị cho bài Truyện Kiều (Tiếp - Đọc thêm Thề nguyền) RÚT KINH NGHIỆM

Ngày đăng: 18/04/2019, 23:35

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w