1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các di tích tiền óc eo ở vùng tứ giác long xuyên trong quá trình hình thành văn hóa óc eo ở miền tây nam bộ

313 231 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 313
Dung lượng 24,62 MB

Nội dung

Đồng thời ông cũng tìm hiểu mối quan hệ nguồn gốc trực tiếp giữa VHOE với các văn hóa tiền sử bản địa qua so sánh và phân tích những nét gần gũi giữa các loại đồ đá, đồ gốm phát hiện ở m

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

- HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

Ở MIỀN TÂY NAM BỘ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHẢO CỔ HỌC

Trang 2

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

- HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHẢO CỔ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS TS BÙI CHÍ HOÀNG

HÀ NỘI - năm 2019

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu nêu trong luận án là trung thực, những kết luận khoa học của luận án này chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Nếu không đúng sự thật, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm

Hà Nội, ngày … tháng … năm 2019

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Nội dung nghiên cứu trong luận án là sự tiếp tục một vấn đề đã được đặt ra

từ nhiều thập niên trước về văn hóa Óc Eo, là sự kế thừa những thành tựu đã được tạo dựng qua nhiều thế hệ nhà khoa học Tác giả luận văn xin bày tỏ sự trân trọng

và biết ơn sâu sắc đối với đóng góp của các nhà khoa học đã dày công tạo dựng nên nền tảng cho các lập luận và nhận thức của luận án

Trong quá trình thực hiện luận án, tôi đã nhận được sự hỗ trợ rất lớn từ các bảo tàng trong công tác tiếp cận và xử lý tư liệu gốc như Bảo tàng các tỉnh Long

An, Đồng Tháp, Trà Vinh, Kiên Giang Đặc biệt là Bảo tàng tỉnh An Giang đã cho phép tôi được tiếp cận và thực hiện công tác hệ thống, tổng hợp nguồn tư liệu phục

vụ cho nghiên cứu này

Về mặt tổ chức, lãnh đạo Viện Khoa học Xã hội vùng Nam Bộ đã tạo điều kiện tốt nhất để tôi có thể tập trung triển khai các chương trình nghiên cứu Các bạn đồng nghiệp trong Trung tâm Khảo cổ học đã chia sẻ, khích lệ, động viên tôi rất nhiều trong quá trình thực hiện các nghiên cứu liên quan luận án Học viện Khoa học xã hội và Khoa Khảo cổ học đã quan tâm, tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành đề tài này

Tôi cũng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các nhà nghiên cứu là các thành viên trong hội đồng chấm luận án cấp cơ sở đã nghiêm khắc góp ý, chỉ ra những hạn chế

và thiếu sót cần điều chỉnh, để tôi có thể bổ sung kịp thời, hoàn thành các mục tiêu

và nhiệm vụ khoa học đặt ra trong luận án

Các nhà khảo cổ học TS Đào Linh Côn, PGS.TS Bùi Chí Hoàng, đã trực tiếp đào tạo tôi từ buổi đầu nghiên cứu, giúp tôi trưởng thành trong công tác và định hướng nghiên cứu chuyên sâu, đặt nền tảng cho tôi định hình đề tài nghiên cứu của chương trình học nghiên cứu sinh

Trang 5

Sau cùng, tôi kính gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS Bùi Chí Hoàng, là người trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện luận án Bằng trách nhiệm, sự tận tâm của người làm khoa học, thầy đã luôn hỗ trợ tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận án Hơn hết, thầy giúp tôi rèn luyện không ngừng để dần trưởng thành trong học thuật-chuyên môn, hoàn thiện nhân cách cùng tính chuyên nghiệp trong công tác khoa học và cuộc sống Thầy truyền cho tôi động lực, sự kiên định, niềm tin lớn lao để hoàn thành đề tài nghiên cứu này và để tiếp tục con đường khoa học

mà tôi đã chọn

Tôi chân thành cảm ơn

Trang 6

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ, MÔI TRƯỜNG VÙNG TỨ GIÁC LONG XUYÊN 1.1.1 Lịch sử hình thành vùng Tứ Giác Long Xuyên 7

1.1.2 Vị trí và đặc điểm địa hình vùng Tứ Giác Long Xuyên 12

1.1.3 Các khu vực địa lý của vùng Tứ Giác Long Xuyên 13

1.1.4 Vùng Tứ Giác Long Xuyên trong bối cảnh địa lý miền Tây Nam Bộ 14

1.2 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.2.1 Thời kỳ trước năm 1975 15

1.2.2 Thời kỳ từ sau năm 1975 đến nay 17

1.3 CÁC KHÁI NIỆM VÀ KHUNG LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU 1.3.1 Các khái niệm 24

1.3.2 Khung lý thuyết 26

1.4 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 31

CHƯƠNG 2: DI TÍCH, DI VẬT TIỀN ÓC EO Ở VÙNG TỨ GIÁC LONG XUYÊN 2.1 DI TÍCH 2.1.1 Di tích tiền Óc Eo ở khu vực Núi Sam-Bảy Núi 33

2.1.2 Di tích tiền Óc Eo ở khu vực Hà Tiên-Rạch Giá 42

2.1.3 Di tích tiền Óc Eo và Óc Eo sớm ở khu vực Thoại Sơn-Núi Sập 45

Trang 7

2.2 DI VẬT

2.2.1 Đồ đá 52

2.2.1.1 Công cụ đá 53

2.2.1.2 Dụng cụ chế tác đá 57

2.2.1.3 Đồ trang sức bằng đá 58

2.2.2 Đồ thủy tinh 60

2.2.3 Đồ kim loại 60

2.2.3.1 Đồ vàng 60

2.2.3.2 Đồ chì-thiếc 61

2.2.4 Đồ đất nung 61

2.2.4.1 Tượng đất nung 61

2.2.4.2 Dụng cụ chế tác, sản xuất bằng đất nung 61

2.2.4.3 Vật liệu kiến trúc-ngói lợp 63

2.2.5 Đồ gốm 64

2.2.5.1 Phân loại gốm tiền Óc Eo và Óc Eo sớm vùng Tứ Giác Long Xuyên 64

2.2.5.2 Các loại hình gốm tiêu biểu trong các di tích tiền Óc Eo và Óc Eo sớm ở vùng Tứ Giác Long Xuyên 80

2.2.5.3 Các loại đồ gốm khác 91

2.3 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 93

CHƯƠNG 3: CÁC DI TÍCH TIỀN ÓC EO Ở VÙNG TỨ GIÁC LONG XUYÊN ĐẶC TRƯNG, NIÊN ĐẠI VÀ QUAN HỆ VĂN HÓA

3.1 ĐẶC TRƯNG DI TÍCH

Trang 8

3.1.1 Phân bố di tích 95

3.1.2 Loại hình di tích 96

3.1.1.1 Di tích cư trú 96

3.1.1.2 Di tích mộ táng 99

3.1.1.3 Di tích cư trú-xưởng thủ công 99

3.2 ĐẶC TRƯNG DI VẬT 101

3.3 NIÊN ĐẠI VÀ PHÂN KỲ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA 3.3.1 Niên đại 107

3.3.2 Phân kỳ các giai đoạn phát triển tiền Óc Eo-Óc Eo sớm ở vùng Tứ Giác Long Xuyên 111

3.4 VÙNG TỨ GIÁC LONG XUYÊN TRONG BỐI CẢNH VĂN HÓA TIỀN ÓC EO-ÓC EO SỚM Ở NAM BỘ VÀ KHU VỰC 3.4.1 Quan hệ văn hóa giữa vùng Tứ Giác Long Xuyên với vùng Vàm Cỏ-Đồng Tháp Mười 115

3.4.2 Quan hệ văn hóa giữa vùng Tứ Giác Long Xuyên với miền Đông Nam Bộ 123

3.4.3 Quan hệ văn hóa giữa vùng Tứ Giác Long Xuyên với duyên hải miền Trung Việt Nam 131

3.4 4 Quan hệ văn hóa giữa vùng Tứ Giác Long Xuyên với khu vực Đông Nam Á 133

3.4.5 Quan hệ giữa vùng Tứ Giác Long Xuyên với Ấn Độ 135

3.5 SỰ HÌNH THÀNH ĐÔ THỊ CỔ ÓC EO VÀ VẤN ĐỀ CHỦ NHÂN VĂN HÓA ÓC EO 3.5.1 Sự hình thành đô thị cổ Óc Eo 137

Trang 9

3.5.2 Vấn đề chủ nhân văn hóa Óc Eo 140

3.6 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 143

KẾT LUẬN 147

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 151

TÀI LIỆU THAM KHẢO 153

PHỤ LỤC 175

BẢN THỐNG KÊ 176

BIỂU ĐỒ 200

HÌNH ẢNH 207

Trang 10

BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CN - Anno Domini (Công nguyên)

TCN - Before Christ (trước Công nguyên)

BCAI - Bulletin de la Commission Archéoliogique de l’Indochine (Tập san của Ủy ban Khảo cổ học Đông Dương)

BFEO - Bulletin de l’Ecole Francaise d’Extrême-Orient (Tập san của Viễn đông Bác cổ Pháp)

BP - Before Present (cách ngày nay)

BSEI - Bulletin de la Société des Études Indochinoises

KHXH - Khoa học Xã hội

KHXH&NV - Khoa học Xã hội và Nhân văn

MSVĐKCHMNVN - Một số vấn đề về khảo cổ học ở miền Nam Việt Nam NPHMVKCH - Những phát hiện mới về khảo cổ học

Trang 11

TPHCM - Thành phố Hồ Chí Minh

TTKCH - Trung tâm Khảo cổ học

VHOE&VHCĐBSCL- Văn hóa Óc Eo và các văn hóa cổ ở đồng bằng sông Cửu Long

VHOE&VQPN - Văn hóa Óc Eo và vương quốc Phù Nam

Trang 12

DANH MỤC BẢNG BIỂU SỬ DỤNG TRONG CHÍNH VĂN

Bảng 1.1: Thống kê diễn biến mực nước biển qua các đợt biển tiến-thoái Holocene [146, tr.75-76]

Bảng 2.1: Thống kê các di tích tiêu biểu thời tiền Óc Eo và giai đoạn Óc Eo sớm ở vùng Tứ Giác Long Xuyên [108] [109] [148] [172]

Bảng 2.2: Thống kê chung hiện vật phát hiện ở di chỉ Gò Cây Tung [162] [166] [170] [108]

Bảng 2.3: Thống kê chung hiện vật phát hiện tại di tích An Phú [108] [172]

Bảng 2.4: Thống kê chung hiện vật phát hiện tại di tích Gò Cây Sung [108] [172]

Bảng 2.5: Thống kê hiện vật phát hiện ở di tích Phum Quao [104] [108]

Bảng 2.6: Thống kê hiện vật phát hiện ở di tích Gò Me-Gò Sành [104] [108]

Bảng 2.7: Thống kê hiện vật phát hiện tại di tích K9 (năm 2006) [101]

Bảng 2.8: Thống kê chung hiện vật đá phát hiện ở vùng TGLX [9] [166] [170] [108] [172]

Bảng 2.9: Thống kê công cụ đá phát hiện ở vùng TGLX [9] [166] [170] [108] [172] Bảng 2.10: Thống kê đặc điểm nhóm công cụ rìu hình thang đốc hẹp [Tác giả] Bảng 2.11: Thống kê đặc điểm nhóm công cụ rìu hình thang đốc rộng [Tác giả] Bảng 2.12: Thống kê đặc điểm công cụ rìu hình vuông sắc cạnh [Tác giả]

Bảng 2.13: Thống kê đặc điểm nhóm phác vật công cụ đá [Tác giả]

Bảng 2.14: Thống kê số liệu, đặc điểm kỹ thuật nhóm rìu đá có vai [Tác giả]

Bảng 2.15: Thống kê số liệu, đặc điểm kỹ thuật nhóm hiện vật cuốc không có vai [Tác giả]

Trang 13

Bảng 2.16: Thống kê số liệu, kích thước nhóm loại hình hiện vật cuốc có vai [Tác giả]

Bảng 2.17: Thống kê mảnh vỡ công cụ đá tìm thấy trong các di tích ở vùng TGLX [Tác giả]

Bảng 2.18: Thống kê số lượng vòng trang sức đá ở vùng TGLX [9] [166] [170] [108] [172]

Bảng 2.19: Thống kê hiện vật vòng đá phát hiện ở vùng TGLX [tác giả]

Bảng 2.20: Thống kê các tỷ lệ kích thước vòng đá ở vùng TGLX [tác giả]

Bảng 2.21: Thống kê hiện vật vòng đá phát hiện ở di tích Rạch Rừng [Tác giả] Bảng 2.22: Thống kê hiện vật vòng đá phát hiện ở di tích Gò Ô Chùa [41] [64] [tác giả]

Bảng 2.23: Thống kê số liệu hạt chuỗi thủy tinh ở di tích K9 và Gò Cây Thị [65] [101]

Bảng 2.24: Thống kê hiện vật gốm-đất nung tiền Óc Eo-Óc Eo sớm vùng TGLX [5] [6] [9] [32] [108] [111] [166] [170] [172]

Bảng: 2.25: Thống kê chất liệu phân loại được ở các di tích tiền Óc Eo và Óc Eo sớm ở vùng TGLX [5] [6] [9] [32] [166] [170] [108] [172]

Bảng 2.26: Thống kê tỷ lệ chất liệu gốm loại 1 (“gốm thô truyền thống”) so với các loại gốm khác ở di chỉ Gò Cây Tung [166] [170]

Bảng 2.27: Thống kê tỷ lệ các loại chất liệu gốm ở di chỉ K9 [101]

Bảng 2.28: Thống kê chất liệu gốm di chỉ Giồng Xoài [4] [5]

Bảng 2.29: Thống kê chất liệu gốm trong lớp cư trú sớm ở di tích Óc Eo-Ba Thê [5] [111]

Trang 14

Bảng 2.30: Thống kê so sánh tỷ lệ gốm loại 4, loại 5 và 6 trong các di tích tiền Óc Eo-Óc Eo sớm ở vùng TGLX [tác giả]

Bảng 2.31: Thống kê mảnh đồ đựng gốm các loại phát hiện ở di chỉ Gò Cây Tung [9] [108] [166] [170] [172]

Bảng 2.32: Thống kê số lượng mảnh thân có và không có hoa văn [9] [108] [162] [166] [170] [172]

Bảng 2.33: Thống kê các loại hoa văn trên gốm ở di chỉ Gò Cây Tung [9] [108] [162] [166] [170] [172]

Bảng 2.34: Thống kê so sánh tỷ lệ các loại hoa văn trong các di tích tiền Óc Eo và

Óc Eo sớm ở vùng TGLX [4] [5] [9] [108] [162] [166] [170] [172]

Bảng 2.35: Thống kê tổng hơp loại hình hiện vật cà ràng phát hiện trong các di tích tiền Óc Eo và Óc Eo sớm ở vùng TGLX [9] [108] [109] [111] [162] [166] [170] [172]

Bảng 2.36: Thống kê hiện vật cà ràng (loại 1) phát hiện ở di chỉ Gò Cây Tung [9] [108] [109] [111] [162] [166] [170] [172]

Bảng 2.37: Thống kê chung gốm loại hình 11 (“nồi nấu kim loại”) phát hiện trong các di tích ở vùng TGLX [9] [108] [109] [111] [162] [166] [170] [172]

Bảng 2.38: Thống kê số lượng mảnh gốm loại hình 10 phát hiện ở di tích Gò Cây Tung từ năm 1994 đến 2015 [9] [108] [109] [111] [162] [166] [170] [172]

Bảng 2.39: Thống kê tổng hợp theo giai đoạn văn hóa gốm loại hình 10 ở Gò Cây Tung [tác giả]

Bảng 3.1: Thống kê các di tích tiền Óc Eo tiêu biểu ở vùng Vàm Cỏ-Đồng Tháp Mười

Bảng 3.2: Bảng Thống kê cao độ các di tích tiền Óc Eo ở vùng TGLX

Trang 15

Bảng 3.3: Thống kê kết quả phân tích niên đại 14C các di tích Tiền Óc Eo vùng TGLX

Bảng 3.4: Bảng hệ thống đặc điểm tình trạng công cụ đá ở vùng Tứ Giác Long Xuyên

Trang 16

DANH MỤC BIỂU ĐỒ SỬ DỤNG MINH HỌA TRONG LUẬN ÁN

Biểu đồ 1.1: các đợt dao động nước biển tiến-thoái trong Holocene [146]

Biểu đồ 1.2: diễn biến dao động mực nước biển qua các đợt biển tiến-thoái trong Holocene - từ 4.300 BP đến 665 AD ở Nam Bộ [Bảng 2.1] [146]

Biểu đồ 2.1: Diễn biến tỷ lệ các chỉ số vòng đá ở vùng Tứ Giác Long Xuyên [bảng 2.19] [bảng 2.20]

Biểu đồ 2.2: tỷ lệ các loại chất liệu gốm giai đoạn 2 - Di tích K9 [bảng 2.27]

Biểu đồ 2.3: Biểu đồ tỷ lệ các loại chất liệu gốm giai đoạn Óc Eo sớm - di tích Gò

Trang 17

DANH MỤC PHỤC LỤC MINH HỌA

Hình 1.1: Bản đồ phân vùng địa hình đồng bằng sông Cửu Long [Tác giả]

Hình 1.2: Bản đồ phân vùng địa chất miền Tây Nam Bộ [218]

Hình 1.3: Bản đồ phân vùng địa hình đồng bằng sông Cửu Long [91]

Hình 1.4: Bản đồ phân bố các đường bờ biển cổ từ 8.000 BP đến nay [165]

Hình 1.5: Các mẫu vỏ sò cổ ở Đồng Tháp Mười và vùng Tứ Giác Long Xuyên [Tác giả]

Hình 1.6: Bản đồ địa chất và phân bố các di tích tiền Óc Eo-Óc Eo sớm tiêu biểu ở đồng bằng sông Cửu Long trên các thềm phù sa cổ và giồng cát [Nền: 91; bổ sung: tác giả]

Hình 2.1: Bản đồ các di tích tiền Óc Eo ở vùng Tứ Giác Long Xuyên [Nền Google Map; bổ sung: tác giả]

Hình 2.2: Bản đồ các di tích khảo cổ học tiền Óc Eo – Óc Eo và hậu Óc Eo ở vùng

Tứ Giác Long Xuyên [Nền Google Map; bổ sung: tác giả]

Hình 2.3: Cảnh quan di tích Gò Cây Tung [9, tr.217]

Hình 2.4: Sơ đồ phân bố các hố khai quật năm 194,1995 và hố thám sát năm 2007 [166, 170; 9]

Hình 2.5: Mặt cắt bắc-nam Gò Cây Tung và vị trí các hố khai quật, thám sát năm

1994, 1995 và 2007 [9] [166] [170]

Hình 2.6: Khai quật di tích Gò Cây Tung 1994 [166]

Hình 2.7: Cấu trúc ền cư trú đất đắp và dấu tích mộ táng (năm 2007) [9] [172] Hình 2.8: Mặt cắt địa tầng di chỉ Gò Cây Tung - Hố 95GCT.HII [170]

Hình 2.9: Mặt cắt địa tầng di chỉ Gò Cây Tung - hố thám sát 07GCT.TS4 [9]

Hình 2.10: Các loại hiện vật gốm và đá phát hiện ở Gò Cây Tung [9] [109] [166]

Trang 18

Hình 2.24: Hiện vật gốm tiền Óc Eo phát hiện ở di chỉ Giồng Xoài [4] [5]

Hình 2.25: Mặt cắt địa tầng di chỉ Gò Óc Eo và các loại hình gốm tiêu biểu trong di chỉ cư trú Óc Eo sớm [211] [213]

Hình 2.26: Mặt cắt địa tầng Gò Óc Eo và các loại gốm trong lớp cư trú Óc Eo sớm [211] [212] [213]

Hình 2.27: Các loại hình di tích, di vật tiêu biểu phát hiện ở Gò Cây Thị [65] [211] Hình 2.28: Cấu trúc địa tầng di tích Gò Cây Thị [65] [211]

Hình 2.29: Di tích, di vật giai đoạn Óc Eo sớm ở di chỉ Gò Tư Trâm [5] [6]

Trang 19

Hình 2.30: Cột địa tầng và các loại hiện vật tiêu biểu giai đoạn Óc Eo sớm - di chỉ

Gò Tư Trâm (2002, 2005) [5] [6]

Hình 2.30: Bản vẽ mặt bằng khai quật di tích Linh Sơn Nam 1998 (98OE.LS1) [210]

Hình 2.31: Di tích kiến trúc, mộ vò Linh Sơn Nam [5] [210] [tác giả]

Hình 2.32: Công cụ đá – các loại rìu không có vai [tác giả]

Hình 2.33: Công cụ đá – bản vẽ các loại rìu không có vai [9] [166] [170] [172] Hình 2.34: Cuốc, mảnh cuốc không vai, thân hình trụ [9] [tác giả]

Hình 2.35: Công cụ đá - cuốc hình trụ [9] [108] [166]

Hình 2.36: Phác vật công cụ, công cụ hình oval, đục tứ giác [9] [108] [166] [170] Hình 2.37: Các loại công cụ có vai tiêu biểu ở vùng Tứ Giác Long Xuyên [5] [6] [172]

Hình 2.38: Sưu tập các loại công cụ đá có vai phát hiện ở vùng Tứ Giác Long Xuyên [5] [6] [172] [206]

Hình 2.39: Vòng trang sức bằng đá phiến, lõi vòng, bàn mài lõi ở vùng Tứ Giác Long Xuyên [166] [170] [206]

Hình 2.40: Các loại bàn mài bằng, bàn mài rãnh trong các di tích tiền Óc Eo ở vùng

Tứ Giác Long Xuyên [108] [170]

Hình 2.41: Trang sức bằng đá quý, thủy tinh, kim loại [65] [101]

Hình 2.42: Tượng thú bằng đất nung và chạc gốm [32] [162] [170]

Hình 2.43: Các loại chạc gốm phát hiện trong các di tích tiền Óc Eo và Óc Eo sớm

ở vùng Tứ Giác Long Xuyên [101] [162] [206]

Hình 2.44: Ngói lợp kiến trúc [5] [6]

Trang 20

Hình 2.45: Bảng phân loại loại hình miệng, chân đế, vòi bình gốm tiền Óc Eo và giai đoạn Óc Eo sớm ở vùng Tứ Giác Long Xuyên [tác giả]

Hình 2.46: Bảng phân loại loại hình “nồi nấu kim loại”, cà ràng, nắp đậy [tác giả] Hình 2.47: Bảng phân loại các loại hình hoa văn gốm tiền Óc Eo và Óc Eo sớm ở vùng

Tứ Giác Long Xuyên [6] [65] [101] [166] [170]

Hình 2.48: Gốm loại hình 1-Đĩa hoặc tô sâu lòng [166] [170]

Hình 2.49: Gốm loại hình 2 [166] [170]

Hình 2.50: Gốm loại hình 3-Tô gốm sâu lòng [101] [109]

Hình 2.51: Gốm loại hình 4-Vò gốm thân hình cầu, vành miệng đắp gờ cao [166] [170]

Hình 2.52: Gốm loại hình 5-đồ đựng có thân hình cầu, miệng loe xiên khum [166] [170]

Hình 2.53: Gốm loại hình 6-đồ đựng có miệng loe xiên thẳng, vành bẻ lật [170] Hình 2.54: Gốm loại hình 7-Vò hình cầu có miệng thấp, vành miệng đắp dầy [7] Hình 2.55: Loại hình 8-Vò hình cầu có miệng loe xiên khum hoặc miệng tròn khum [7] [166] [170]

Hình 2.56: Loại hình 9-Đồ đựng hình cầu, vành miệng loe thấp đắp dầy [6] [101] Hình 2.57: Gốm loại hình 10 - Vò gốm hình cầu có miệng loe xiên [tác giả]

Hình 2.58: Gốm loại hình 11 (“nồi nấu kim loại”) [108] [162] [166] [170]

Trang 21

Hình 2.62: Gốm loại 16b-Bình/vò gốm miệng loe xiên [101]

Hình 2.63: Gốm loại 17-Bình gốm có thân hình cầu [5] [6]

Hình 2.64: Gốm loại 18-Tô, bát có đáy tròn [5] [6] [101] [109]

Hình 2.65: Gốm loại 19-Bát bồng chân cao, gốm mịn đen loại 5 [101] [tác giả] Hình 2.66: Gốm loại hình 20 - Ly chân cao (chất liệu gốm mịn loại 6) [5] [108] Hình 2.67: Gốm loại hình 21 - Nắp đậy các loại (gốm mịn loại 6) [5] [9] [101] [170] Hình 2.68: các loại nắp đậu thuộc loại gốm loại hình 14 và loại hình 21 [tác giả] Hình 2.69: Các loại đồ đựng gốm kiểu Kalanay (di chỉ Gò Tư Trâm) [5] [6]

Hình 2.69: Loại hình hiện vật chai gốm [9] [206] [tác giả]

Hình 2.70: Các loại đồ gốm ngoại nhập [6] [tác giả]

Hình 2.71: Bản dập hoa văn gốm - văn kỹ thuật (văn thừng) [5] [101]

Hình 2.72: Bản dập các loại hoa văn có nguồn gốc ngoại nhập [5] [6] [65] [108] Hình 3.1: Bản đồ các di tích khảo cổ học tiền Óc Eo và Óc Eo sớm ở Nam Bộ [Nền bản đồ Nam Bộ, bổ sung: tác giả]

Hình 3.2: Một số loại hình gốm tiêu biểu ở di chỉ Lò Gạch (Long An) [tác giả] Hình 3.3: So sánh một số loại miệng gốm Gò Cây Tung (giai đoạn 1) với miệng gốm tiêu biểu ở di chỉ Lò Gạch (Vàm Cỏ Tây) [166] [170] [tác giả]

Hình 3.4: Một số loại hình gốm tiêu biểu ở di chỉ Gò Cao Su (Vàm Cỏ Đông) [tác giả]

Hình 3.5: Các loại đồ gốm tiêu biểu ở di tích Gò Hàng (Đồng Tháp Mười) [tác giả] Hình 3.6: Các loại đồ gốm tiêu biểu ở di tích Gò Ô Chùa [72] [137]

Hình 3.7: Loại hình cà ràng, chạc gốm và các loại đồ trang sức ở di tích Gò Ô Chùa [72]

Trang 22

Hình 3.8: Mộ vò Linh Sơn Nam với mộ vò Gò Ô Chùa, Giồng Lớn, Hòa Diêm [12] [147] [210] [tác giả]

Hình 3.9: So sánh vò gốm Óc Eo với vò gốm ở di tích Hòa Diêm [147] [tác giả] Hình 3.10: So sánh gốm Kalanay ở Óc Eo với gốm thuộc truyền thống Kalanay ở Hòa Diêm [7] [147]

Hình 3.11: Một số loại hình công cụ đá tiêu biểu ở di tích Samrong Sen (Campuchia) [200]

Hình 3.12: Bảng phân loại loại hình và niên đại của các loại ngói ở Ấn Độ [216] Hình 3.13: So sánh ngói phát hiện ở phía đông Ấn Độ và vùng Tứ Giác Long Xuyên [6] [183] [205]

Hình 3.14: Bản đồ phân bố ngói cổ ở Ấn Độ và khu vực Đông Á tư thế kỷ I BC sang đầu Công nguyên [183]

Trang 23

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Văn hóa Óc Eo (VHOE) là một bộ phận trong lịch sử hình thành, phát triển vùng đất Nam Bộ Nền văn hóa này được xem là cơ sở vật chất của nhà nước cổ đại

ra đời sớm nhất ở khu vực Đông Nam Á (ĐNÁ)-vương quốc Phù Nam [100, tr.161] Sau hơn bảy thập niên phát hiện và nghiên cứu, diện mạo của VHOE dần được làm rõ, từ không gian phân bố, đặc trưng-quan hệ văn hóa, niên đại… đều đạt

có những thành tựu quan trọng

Vấn đề nguồn gốc và chủ nhân của VHOE là một đối tượng nghiên cứu quan trọng và được quan tâm nghiên cứu từ rất sớm Paul Pelliot (1903) và George E Coedes (1944, 1947) khi nghiên cứu về lịch sử các quốc gia cổ đại ở Đông Nam Á đều xem văn hóa bản địa được hình thành từ thời tiền sử chính là nền tảng cho sự tiếp nhận, trao đổi và lan tỏa của văn minh Ấn Độ [15, tr.20, 37] [134, tr.56] Cơ tầng bản địa này là nhận tố quan trọng góp phần thúc đẩy sự hình thành các nhà nước sớm trong khu vực vào đầu Công nguyên như Phù Nam hay Lâm Ấp

Ngay buổi đầu khám phá VHOE, từ việc đồng nhất VHOE với văn minh Phù Nam, L Malleret đã nhận thấy nó là sản phẩm từ sự kết hợp của nhiều yếu tố văn hóa ngoại nhập với truyền thống văn hóa bản địa thông qua trao đổi thương mại, giao lưu [100, tr.178] Đồng thời ông cũng tìm hiểu mối quan hệ nguồn gốc trực tiếp giữa VHOE với các văn hóa tiền sử bản địa qua so sánh và phân tích những nét gần gũi giữa các loại đồ đá, đồ gốm phát hiện ở miền tây sông Hậu với các hiện vật cùng loại thuộc văn hóa Sa Huỳnh, Đông Sơn, các di tích Cù Lao Rùa, Samrong Sen, Mlu Prei hay khu vực cao nguyên Trấn Ninh [98, tr.10, 19] [100, tr.179]

Vào cuối thập niên 70 sang đầu thập niên 80 thế kỷ XX, nhiều phát hiện mới

về thời Tiền-Sơ sử Nam Bộ đã góp phần bổ sung cho việc nhận diện nguồn gốc VHOE Theo đó, văn hóa này hình thành từ sự kết tinh của hai thành tố nội sinh và ngoại nhập, hội tụ từ sự phát triển đa tuyến với vai trò cơ bản của cơ tầng bản địa

Trang 24

Những phát hiện ở đáng chú ý đến từ nhiều địa bàn khác nhau, từ cao nguyên Long Khánh, vùng cận biển Nhơn Trạch (Đồng Nai), Cần Giờ (Tp Hồ Chí Minh), bán đảo Long Sơn (Bà Rịa-Vũng Tàu), lưu vực sông Vàm Cỏ, Đồng Tháp Mười (Long An và Đồng Tháp), đến miền núi sót ở miền Tây Nam Bộ… Qua đó góp phần nhận diện các yếu tố mầm mống cho sự ra đời của VHOE, về những chuyển biến mạnh mẽ ở Nam Bộ trong nửa cuối thiên niên kỷ I trước Công nguyên sang đầu Công nguyên, từ xã hội tiền sử sang thời sơ sử, về mối quan hệ chuyển tiếp giữa giai đoạn đầu của VHOE (giai đoạn Óc Eo sớm hay Óc Eo sơ kỳ) với giai đoạn văn hóa trước đó (trước VHOE hay tiền Óc Eo) Quá trình phát triển này được biết

đến phổ biến qua giả thuyết về các “tuyến”, các “con đường” phát triển lên VHOE

Trên không gian Nam Bộ, vùng TGLX có mức độ tập trung đậm đặc các di tích khảo cổ học thuộc phạm trù VHOE cũng như thời tiền Óc Eo được xem là có quan hệ trực tiếp đối với sự hình thành của nền văn hóa này Những phát hiện khảo

cổ học trên vùng đất này đã góp phần quan trọng cho nhận thức về nền VHOE, bao gồm nguồn gốc và sự hình thành của nó

Tuy nhiên, dù đã được nhận diện từ nhiều góc độ tiếp cận, song tình hình tư liệu hiện nay về VHOE nói chung và vấn đề nguồn gốc VHOE nói riêng đang còn tản mạn, chưa được thu thập và nghiên cứu đầy đủ Thực tế này khiến công tác nghiên cứu và tổng hợp về các vấn đề có liên quan, bao gồm việc nhận diện đặc điểm hình thành của VHOE còn nhiều nội dung chưa được làm rõ Nó đặt ra yêu cầu hệ thống tư liệu để phân tích và tổng hợp, làm rõ các đặc trưng văn hóa là một nhu cầu cấp thiết hiện nay trong nghiên cứu VHOE, cụ thể là qua đó làm rõ tính kế thừa trong quá trình phát triển từ thời tiền Óc Eo đến VHOE

Từ yêu cầu thực tế trên và tính thực tiễn cao đối với việc nghiên cứu và nhận

thức VHOE hiện nay, chủ để “Các di tích tiền Óc Eo vùng Tứ Giác Long Xuyên trong quá trình hình thành văn hóa Óc Eo ở miền Tây Nam Bộ” được chọn làm

nội dung đề tài luận án tiến sĩ Khoa học lịch sử-chuyên ngành Khảo cổ học Mục tiêu của luận án là phân tích, làm rõ đặc trưng văn hóa của thời tiền Óc Eo, mối quan hệ của nó với giai đoạn đầu của VHOE ở vùng TGLX và đặt trong bối cảnh

Trang 25

nhận thức chung về VHOE ở vùng đất Nam Bộ Đây là cơ sở để xem xét những tiền

đề quan trọng góp phần vào sự hình thành nền văn hóa này

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

2.1 Mục đích của luận án

* Mục đích chung: làm rõ mối quan hệ văn hóa giữa thời kỳ tiền Óc Eo và

giai đoạn sớm của VHOE ở Nam Bộ và sự hình thành của nền văn hóa này

* Mục đích cụ thể:

- Hệ thống toàn bộ tư liệu tiền Óc Eo và Óc Eo sớm ở vùng TGLX

- Xác định đặc trưng văn hóa, đặc điểm quan hệ văn hóa, niên đại và phân kỳ các giai đoạn phát triển từ tiền Óc Eo sang giai đoạn đầu của VHOE ở vùng TGLX

2.2 Nhiệm vụ của luận án

Nhiệm vụ của luận án để làm rõ các nội dung sau:

- Nội hàm của khái niệm “tiền Óc Eo”

- Xác định đặc trưng văn hóa của các di tích tiền Óc Eo ở vùng TGLX

- Làm rõ quan hệ chuyển tiếp từ thời tiền Óc Eo sang văn hóa Óc Eo, cụ thể

là từ giai đoạn tiền Óc Eo sang giai đoạn sớm của VHOE ở vùng TGLX

- Nhận thức về truyền thống, đặc điểm phát triển và vai trò của các di tích tiền Óc Eo ở vùng TGLX trong quá trình hình thành VHOE ở miền Tây Nam Bộ

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu trực tiếp là các di tích, di vật tiền Óc Eo và giai đoạn

Óc Eo sớm phát hiện ở vùng TGLX Nghiên cứu so sánh với các di tích, di vật có liên quan ở miền Tây Nam Bộ và khu vực

Trang 26

3.2 Phạm vi nghiên cứu

* Không gian nghiên cứu: không gian nghiên cứu trực tiếp là vùng TGLX

Bên cạnh đó, đồng bằng Nam Bộ và không gian rộng hơn trong khu vực cũng nằm trong phạm vi nghiên cứu-so sánh của đề tài

* Khung thời gian nghiên cứu:

Để hoàn thành mục tiêu đề tài, luận án xác định các di tích thời tiền Óc Eo và giai đoạn sớm của VHOE là đối tượng nghiên cứu chính của luận án, phân tích và làm rõ đặc điểm phát triển từ thời Tiền sử sang Sơ sử; là làm rõ đặc trưng văn hóa giữa tiền Óc Eo và VHOE, làm rõ mối quan hệ chuyển tiếp từ tiền Óc Eo sang giai đoạn Óc Eo sớm Vì vậy, khung thời gian nghiên cứu của đề tài nằm trong khoảng

từ thiên niên kỷ I trước Công nguyên (TCN) sang đầu Công nguyên (CN)

4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án

4.1 Phương pháp luận

Đề tài nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở vận dụng quan điểm duy vật lịch sử và duy vật biện chứng để nhận diện quá trình phát triển văn hóa nội tại, các quan hệ, ảnh hưởng văn hóa qua từng giai đoạn phát triển, từ tiền Óc Eo đến giai đoạn sớm của VHOE trên vùng TGLX

Phương pháp luận sử học được vận dụng trên cơ sở tập hợp nguồn sử liệu thông qua các tư liệu khảo cổ học, phân tích, làm rõ các đặc trưng văn hóa hàm chứa bên trong nội dung của từng loại, từng nhóm tư liệu khảo cổ học khác nhau

Từ đó tổng hợp chúng lại với mục đích làm rõ diễn trình phát triển văn hóa qua từng giai đoạn gắn với từng khung niên đại cụ thể, là cơ sở để nhận thức mối quan hệ biện chứng, làm rõ tính kế thừa trong phát triển giữa các giai đoạn văn hóa thông qua đặc điểm diễn biến loại hình di tích, di vật bên cạnh những yếu tố mới phát sinh

từ các quá trình sống, lao động và trao đổi giữa các cộng đồng [154, tr.152-163]

Trang 27

4.2 Phương pháp nghiên cứu

Luận án vận dụng các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành và liên ngành

Phương pháp nghiên cứu chuyên ngành khảo cổ học được thực hiện gồm có

điền dã, khai quật hiện trường, đo vẽ… nhằm thu thập tư liệu; phương pháp phân loại loại hình, thống kê định lượng kết hợp với mô tả, là những phương pháp được vận dụng dụng trong xử lý tư liệu thu thập được Tập trung vào các nghiên cứu so sánh để làm rõ các đặc trưng văn hóa, cụ thể là so sánh để làm rõ tiền Óc Eo là gì,

Óc Eo sớm là gì với những điểm giống-khác nhau như thế nào…

Phương pháp phân tích, tổng hợp: tư liệu sau khi thu thập được tiến hành

phân tích và liên kết, thống nhất các bộ phận, các mặt, các yếu tố đã được phân tích [154, tr.64] Kết quả phân tích được tổng hợp trên cơ sở làm rõ quan hệ biện chứng

về sự tương đồng và dị biệt, là cơ sở cho việc đánh giá khách quan sự việc, để làm

rõ sự chuyển biến trong các đặc điểm văn hóa từ tiền Óc Eo sang VHOE ở vùng TGLX và Nam Bộ

Phương pháp lịch sử và phương pháp logic: phương pháp lịch sử được

vận dụng để mô tả sự vật gắn với cột địa tầng khảo cổ học, làm rõ đặc điểm phát sinh, phát triển văn hóa từ tiền Óc Eo sang VHOE ở vùng TGLX và trong bối cảnh Nam Bộ Thông qua quả nhận thức rõ các mối quan hệ truyền thống, có tính kế thừa trong phát triển cùng các mối quan hệ và tác động khách quan khác nhau, phương pháp logic giúp về quá trình phát triển này

Phương pháp nghiên cứu liên ngành: sử dụng các phương pháp nghiên cứu

liên ngành như địa chất, cổ môi trường, nhân học, xã hội học, đô thị học… trong những trường hợp cụ thể nhằm xác định niên đại, giải thích những vấn đề văn hóa-

cư dân trong quá trình chuyển biến từ tiền Óc Eo sang VHOE ở miền Tây Nam Bộ

5 Đóng góp mới về khoa học của luận án

Hệ thống tư liệu, làm rõ đặc trưng cơ bản của các loại hình di tích-di vật tiền

Óc Eo, niên đại và các giai đoạn phát triển từ tiền Óc Eo sang VHOE

Trang 28

Phân tích đặc điểm quá trình phát triển chuyền tiếp từ tiền Óc Eo sang VHOE, cụ thể là làm rõ mối quan hệ giữa giai đoạn tiền Óc Eo và Óc Eo sớm ở Nam Bộ, đồng thời làm rõ vị trí-vai trò của các di tích tiền Óc Eo ở vùng TGLX trong quá trình hình thành VHOE ở miền Tây Nam Bộ

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

Tư liệu được tổng hợp, phân tích trong đề tài góp phần đem lại nguồn tư liệu đầy đủ đối với việc tìm hiểu, làm rõ vấn đề nguồn gốc và sự hình thành của VHOE

ở vùng TGLX và Nam Bộ Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm rõ lịch sử buổi đầu hình thành và phát triển của đồng bằng châu thổ sông Cửu Long, cụ thể là đặc điểm quá trình hình thành và diện mạo của nền văn hóa đô thị xuất hiện sớm nhất trên vùng đất Nam Bộ

Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần xác lập một truyền thống phát triển, nhận thức đầy đủ về một giai đoạn lịch sử quan trọng của vùng đất Nam Bộ

7 Kết cấu của luận án

Luận án gồm ba phần mở đầu, nội dung và kết luận Phần nội dung được chia thành ba chương như sau:

Chương 1: Tổng quan nghiên cứu

Gồm ba phần trình bày: 1- Khái quát đặc điểm địa lý, môi trường của vùng TGLX; 2- Tổng quan tình hình nghiên cứu vấn đề nguồn gốc VHOE; 3- Các khái

niệm và khung lý thuyết nghiên cứu sử dụng trong luận án

Trang 29

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

1.1 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ, MÔI TRƯỜNG VÙNG TỨ GIÁC LONG XUYÊN 1.1.1 Lịch sử hình thành vùng Tứ Giác Long Xuyên

Vùng TGLX là một bộ phận cấu thành quan trọng của đồng bằng sông Cửu Long, được hình thành bắt nguồn từ sự dịch chuyển vỏ trái đất trong thời kỳ Tân Kiến Tạo và quá trình bồi tụ xen lẫn tác động của thủy triều theo xu hướng hạ thấp

dần của mực nước biển qua nhiều giai đoạn lâu dài và liên tục (Biểu đồ 1.1)

Vào cuối Kainozoi (Kỷ Neogen), cách nay khoảng 20 triệu năm, thuộc Cánh Tân (Pleistocene) đã diễn ra hàng loạt sự dịch chuyển xô húc lục địa Ấn Độ vào lục địa châu Á tạo nên các rãnh trượt ngang - dọc, góp phần hình thành khối nâng lớn cho dãy Hymalaya và hàng loạt các khối nâng khác bên cạnh những khu vực sụt

lún, đứt gãy Đường đứt gãy ở phía nam Đông Dương được gọi là đứt gãy sông

Hậu theo hướng đông bắc-tây nam Vỏ Trái Đất ở khu vực Nam Bộ Việt Nam và

một phần lãnh thổ Campuchia bị nứt nhiều nơi, gây ra các khối sụt lún không đều

Sự vận động này thúc đẩy hình thành hai khối nâng lớn ở Nam Trung Bộ Việt Nam

và Campuchia, mà xen giữa là các khối sụt lún và đường đứt gãy tạo ra những vùng trũng rộng tới vài chục kilomet, kéo dài hàng trăm kilomet theo hướng tây bắc-đông nam đến tận biển Đông, tạo lòng cho hệ thống sông Cửu Long Các cụm núi sót ở Nam Bộ cũng hình thành từ quá trình này, phân bố kéo dài gần 100km phân bố trên địa bàn hai tỉnh An Giang và Kiên Giang Ở phía đông từ xã Phú Hữu (huyện An Phú) qua xã Vĩnh Tế (Châu Đốc), tập trung cao ở huyện Tịnh Biên và Tri Tôn, đến

xã Vọng Thê và Vọng Đông rồi dừng lại ở thị trấn Núi Sập (huyện Thoại Sơn) thuộc tỉnh An Giang Phía tây của vòng cung núi sót này có các nhóm núi Hòn Đất,

Ba Hòn, núi Đá Dựng… ở Kiên Giang, một số rải rác trong vịnh Thái Lan

Trang 30

Sau giai đoạn kiến tạo này, sông Cửu Long trước đây chảy qua miền Đông Nam Bộ (dấu tích để lại là những vùng phù sa cổ tuổi Pliocene và Pleistocene) đã dịch chuyển dần xuống phía nam Do tác động của hệ thống đứt gãy xuyên Đông Dương hướng tây bắc-đông nam, con sông đã chuyển hướng tại Phnompenh để chảy theo cùng hướng này [155, tr.255], bắt đầu tiến trình hình thành vùng châu thổ rộng lớn, theo đó, con sông đã vận chuyển vật liệu trầm tích xuống các vùng trũng, tạo nên nhóm trầm tích đáy lòng sông

Dưới tác động của các đợt biển tiến Flandrian (18.000-10.000 BP) nước biển

đã tràn ngập khắp vùng Nam Bộ, góp phần lấp đầy những thung lũng sông và mở rộng trầm tích biển, đến khoảng 11.000-10.000BP thì chấm dứt Sự kết thúc này tương ứng với thời điểm biển thoái và quá trình hoàn tất nhóm trầm tích Pleistocene

mà ngày nay gọi là phù sa cổ Dấu tích của đợt biển tiến này là các bậc thềm biển

cổ ở xung quanh khu vực núi Cấm, núi Dài, núi Phú Cường (huyện Tịnh Biên), nhóm đất trầm tích ở vùng Vĩnh Gia, Lạc Quới (huyện Tri Tôn) thuộc tỉnh An Giang và cụm Hòn Đất (huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang) Trên đồng bằng sông Cửu Long, lớp phù sa cổ có tuổi Pleistocene muộn, hình thành kéo dài đến khoảng 8.000BP Dải đất xám có kết cấu pha cát, xốp tơi, mềm và nhẹ, độ phì thấp phân bố dọc theo rìa phía bắc của vùng đồng bằng châu thổ phù sa mới, gần như chạy dọc theo biên giới Campuchia, từ khu vực Bảy Núi qua bắc Đồng Tháp Mười đến Vàm

Cỏ Tây (Hình 1.3) Từ đây, hình dạng cơ bản của vùng TGLX đã định hình và tiếp

tục hoàn thiện ở các giai đoạn sau qua những đợt biển tiến-thoái từ Holocene I đến Holocene IV, góp phần hoàn tất quá trình thành tạo châu thổ

Vào khoảng 4.500-4.000BC (tuổi tuyệt đối khoảng 6.450-5.950BP), đợt biển dâng mới bắt đầu lấn sâu vào đất liền (biển tiến Holocene I), đạt đỉnh điểm +4m, +5m để lại ngấn nước trên vách đá vôi ở Hà Tiên Nhiều vỏ sò cổ cũng được tìm thấy trên vùng đất châu thổ như khu vực Óc Eo (An Giang), các giồng như Giồng

Đá (Kiên Giang), Tân Hội, Nhị Quý, Cai Lậy (Tiền Giang), Chợ Lớn (TPHCM)… được gọi là trầm tích hệ tầng Hậu Giang [57, tr.10] Các bãi vỏ sò này được tìm

thấy không quá sâu trong lớp phù sa mới, phần lớn là loại sò Crassostrea và Thai

Trang 31

gradata ưa sống ở vùng cửa sông nhiều phù sa và bùn nước lợ Quanh núi Chóc, núi

Tượng (Thoại Sơn, An Giang) có nhiều vỏ hàu Crassistrea gigantissma (Hình 1.5),

có tuổi khoảng 5.800BP [140, tr.445], là bằng chứng cho thấy nơi đây từng có môi trường cửa sông và chịu tác động rất mạnh từ thủy triều Sông Cửu Long lúc này đổ

ra biển qua ba cửa ở Châu Đốc, bắc Hà Tiên và Vàm Cỏ [178, tr.70]

Mực nước biển tiếp tục hạ thấp xuống theo các xung nhịp dao động của các đợt biển tiến-thoái Holocene tạo nên những bậc thềm biển có xu hướng hạ thấp dần Đồng bằng sông Cửu Long dần lộ rõ ở các mức +3m (khoảng 4.300 BP) Quá trình dao động này tiếp tục ở mức +3m (2.950BC), +1,75m (2.350BC) và +1,25m [146, tr.76], hình thái châu thổ xuất hiện ngày một rõ nét

Cần nói thêm, thời điểm khoảng 3.600BP, mực nước biển hạ thấp khiến vùng TGLX dần lộ diện bên trên lớp bùn xanh có chứa sinh vật biển Diễn biến này gắn với quá trình mở rộng cung bờ biển hướng về phía tây-tây nam và phía nam, đồng thời hình thành các giồng đất thấp như Giồng Đá có tuổi 14C là 3.430 ± 110 BP [146, tr.81] Tác động đào khoét sâu của thủy triều đã tạo nên các nhánh sông kiểu

lạch triều có cửa sông lớn và thông ra vịnh Thái Lan, dòng chảy ngắn tỏa nhánh

vào nội địa và kết thúc mà không nối với sông Hậu, ngày nay có sông Giang Thành, Vĩnh Điều (Hà Tiên), Cái Bé, Cái Lớn hay Vĩnh Thanh (Kiên Giang và Hậu Giang) Dấu tích các cửa sông này là trầm tích biển đầm lầy, các lớp vỏ hàu ở quanh núi Chóc, Ba Thê (An Giang), Giồng Đá (Kiên Giang)…, cùng với những giồng thấp được hình thành do gió và dòng chảy tích tụ nên

Giai đoạn 3.100-2.800BP, mực nước biển dao động dâng lên (biển tiến Holocene II) đạt đỉnh +3m vào khoảng 2.900 BP Đến khoảng 2.800-2.400 BP, mực nước dừng ở +2m đến +1,5m và có dao động hạ thấp dần (biển thoái Holocene II) khiến bồn trũng Cửu Long lộ ra trên bề mặt và được bồi lấp, lan rộng dần về phía nam và phía tây, đồng bằng châu thổ được mở rộng nhanh chóng Các đường bờ biển của giai đoạn này là các giồng cát phân bố ở các tỉnh Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre [57, tr.11] Theo đó, vùng đất này vẫn nằm trong vịnh Rạch Giá, khu vực từ Óc

Eo là một cửa sông lớn ở phía tây của vùng tứ giác mà dấu tích là các mẫu vỏ sò ở

Trang 32

vịnh này (Rạch Giá) có tuổi vào khoảng 2.500±100BP [146,tr.74-85] Tương tự, vùng Đồng Tháp Mười hình thành từ sự chuyển biến của một vịnh biển ăn sâu về phía Tây Ninh Vịnh này nối với một đầm lầy rộng lớn là nơi thoát nước của sông Cửu Long mà ngày nay được cho chính là lưu vực của hai nhánh sông Vàm Cỏ

Đông và Vàm Cỏ Tây Dấu tích cửa sông ở vùng này là lớp vỏ hàu Crassostrea,

tiêu biểu là các mẫu được tìm thấy ở khu vực Gò Tháp với tuổi tuyệt đối khoảng

3.000BP (Hình 1.5) Về sau, phù sa dần lấp đầy đã biến vịnh và đầm lầy thành vùng

trũng khép kín Đồng Tháp Mười cho đến như hiện nay [59, tr.4-5]

Về hình thế, vùng đất châu thổ được bao bọc bởi thềm cao phù sa cổ ở phía bắc-đông bắc và phía đông; phía tây là vùng vịnh Thái Lan; phía nam và đông nam

là tuyến đê tự nhiên tạo bởi các giồng các ven biển Sự hạ thấp dần của biển làm đồng bằng châu thổ dần nổi lên trong khoảng 2.500BP Ngoại trừ các thềm đất cao phù sa cổ, thì hầu hết các khu vực còn lại chịu ảnh hưởng rất lớn từ thủy triều khiến cho gần như toàn bộ châu thổ bị ngập mặn [155, tr.32]

Sau hải thoái Holocene II, tốc độ bồi lắng theo dòng chảy sông Cửu Long diễn ra nhanh chóng làm cho đồng bằng sông Cửu Long cơ bản hoàn thiện Bề mặt đồng bằng phù sa mới đã nổi cao song vẫn chịu tác động mạnh từ thủy triều nên có tính chất của vùng thường ngập với hệ thực vật vùng cửa sông phát triển mạnh Các mũi khoan ở Đá Nổi (Kiên Giang), Nhơn Thành (Cần Thơ), Gò Tháp (Đồng Tháp) cho thấy có sự chuyển đổi từ môi trường ngập mặn sang đầm lầy khi sự bồi tụ đẩy dần các cửa sông lùi về phía tây và phía nam, tương ứng với dao động hạ thấp mực nước biển từ khoảng 3.000 BP sang nửa đầu Công nguyên [77, tr.57]

Giai đoạn hải xâm Holocene III (2.150-2.000BP), nước biển dâng đạt mức cao nhất +0,4m so với hiện nay, cánh đồng Óc Eo vẫn là một cửa biển cho đến thời điểm khoảng 2.000BP [178, tr.70-71] Đến cuối giai đoạn này, (hải thoái Holocene III) mực nước biển hạ -0,5m (đầu Công nguyên đến 200-350AD), sông Mê Kông

đến Châu Đốc bắt đầu phân nhánh (sông Tiền và sông Hậu) dưới tác động mạnh

của thủy triều tạo nên kiểu đồng bằng châu thổ mang đặc trưng đồng bằng triều thống trị (Hình 1.4)

Trang 33

Các pha dao động hạ thấp mực nước biển trong Holocene II và III (bảng 1.1)

đã mở ra không gian rộng lớn của miền châu thổ trù phú, tạo nên sức hút mạnh mẽ con người đến chinh phục và định cư Đặc điểm hình thành và phân bố của các di tích tiền Óc Eo ở Nam Bộ phản ánh xu hướng lan phát triển từ thềm đất cao xuống các các gò-giồng đất thấp của đồng bằng châu thổ mới hình thành trên các cửa sông Lớp văn hóa này hình thành trên nền sét biển, kết cấu sét pha cát hạt mịn màu xám đen có nhiều hạt cây, quả dừa nước, vỏ sò nước lợ [138, tr.431]

Phân tích các mẫu vỏ hàu, mẫu bào tử phấn hoa và thành phần khoáng học thu thập được quanh khu vực núi Chóc, núi Tượng và trên cánh đồng Óc Eo cho thấy từ khoảng 3.500BP đến đầu Công nguyên, nơi đây có điều kiện đặc trưng của môi trường ngập mặn-cửa sông [77, tr.55] [213, tr.19] Ở di tích Giồng Cu cũng có

lớp vỏ hàu crassistrea Ở Cạnh Đền (Kiên Giang) cũng có một lớp tích tụ của loài này phủ trên lớp văn hóa Óc Eo (Hình 1.5)

Đặc điểm phân bố di tích tiền Óc Eo và VHOE ở vùng TGLX như Giồng Cu, K9, Óc Eo, Đá Nổi, Nền Chùa… phản ánh sự dao động hạ thấp dần mực nước biển, tác động đến xu hướng bồi tích và mở rộng nhanh chóng về phía đông và phía nam của miền tây sông Hậu vào nửa cuối thiên niên kỷ I BC sang nửa đầu Công nguyên

Xu hướng này thể hiện sự dịch chuyển dần của các cửa sông từ rìa thềm phù sa cổ

quanh khu vực Núi Sam-Bảy Núi ra vịnh Rạch Giá và vùng U Minh Thượng

Quá trình bồi lắng và mở rộng đồng bằng gắn liền với dao động hạ thấp dần của mực nước biển giai đoạn hải thoái Holocene III (50-350AD) [146, tr.76] và có thể thấy rõ nét qua đặc điểm sự dịch chuyển đường bờ biển rộng dần về phía nam

mà dấu vết để lại qua các trầm tích trên vùng đồng bằng (Biểu đồ 1.2) (Hình 1.2)

Trên cánh đồng Óc Eo và vùng phụ cận đã tìm thấy các vỉa vỏ sò sống ở cửa sông… song từ khoảng đầu Công nguyên đã dần bị bồi lấp về phía tây-tây nam

Điều này đã tác động đến sự phát triển và thay đổi của đô thị cổ Óc Eo từ cảng thị thành đô thị có tiền cảng là Nền Chùa hình thành vào thế kỷ III-VII [32, tr.47-

48,431], kết nối qua con kênh đào (lung Lớn) dài 17km Kết quả phân tích niên đại

14

C trong lớp trầm tích của Lung Lớn (02OE.GCA1) vào khoảng thế kỷ II-III AD

Trang 34

[213, tr.10, 22, 42], mà nhiều khả năng nó đã được cư dân cổ đào-vét dựa theo dòng chảy cũ đã bị bồi tích

Về cơ bản định dạng đồng bằng ở vùng TGLX có hai loại khác nhau:

- Đồng bằng phù sa có nguồn gốc trầm tích bồi lắng lâu dài của sông Mê

Kông, độ nghiêng nhỏ chỉ từ 0,5cm/km đến 1cm/km-đồng bằng châu thổ

- Đồng bằng ven núi: gồm có hai kiểu đồng bằng phù sa cổ (old aluvi) và

đồng bằng kiểu sườn tích (deluvi)

Đồng bằng ven núi kiểu phù sa cổ có nguồn gốc từ phù sa sông ở thời kỳ Pleistocene phân bố tập trung chủ yếu ở các xã An Cư, xã Vĩnh Trung (Tịnh Biên,

An Giang), khu vực huyện Giồng Riềng và thị xã Hà Tiên (Kiên Giang)

Đồng bằng kiểu sườn tích hình thành từ quá trình phong hóa, xâm thực bào mòn và rửa trôi trong điều kiện địa hình có độ dốc lớn, tập trung quanh chân các khối núi sót như núi Cấm, núi Dài, núi Cô Tô, núi Ba Thê

1.1.2 Vị trí và đặc điểm địa hình vùng Tứ Giác Long Xuyên

Vùng TGLX là bộ phận cấu thành quan trọng ở phía tây bắc của đồng bằng sông Cửu Long, có diện tích vào khoảng gần 4.900 km2, bốn đỉnh của tứ giác là Long Xuyên, Châu Đốc, Hà Tiên và Rạch Giá, phân bố trên địa bàn tỉnh An Giang

và Kiên Giang, một phần nhỏ thuộc phía bắc thành phố Cần Thơ (Hình 1.1) Phía

nam và tây nam tiếp giáp với các vùng đất thấp trũng Ô Môn-Phụng Hiệp và U Minh Thượng; về phía đông là tuyến “đê” tự nhiên dọc theo sông Hậu, ngoài tuyến

đê này là dải đất nằm giữa hai sông Tiền và sông Hậu, ngăn cách vùng TGLX với Đồng Tháp Mười; phía bắc giáp vương quốc Campuchia, có đặc điểm tương tự và nối liền với khu vực thềm cao ở phía bắc của vùng tứ giác; về phía tây là cung bờ biển kéo dài từ Hà Tiên đến Rạch Sỏi (Kiên Giang) Trên tổng thể, vùng TGLX là cửa ngõ phía tây của đồng bằng châu thổ mở ra biển tây qua vùng vịnh Thái Lan

Địa hình vùng TGLX đan xen giữa đồi-núi và đồng bằng, là sự kết hợp giữa thềm cao phù sa cổ và đồng bằng thấp phù sa mới Các khối núi sót tập trung ở bắc,

Trang 35

trải rộng và thưa dần về phía nam và tây nam; dọc theo bờ biển phía tây là vùng vịnh Thái Lan đan xen với các khối núi đá vôi (karst) Địa hình phân bậc từ thềm cao phù sa cổ xuống đồng bằng thấp phù sa mới Thềm phù sa cổ tuổi Pleistocene này là bộ phận phía tây của thềm cao phù sa cổ phân bố dọc theo phía bắc của đồng bằng châu thổ có cao độ từ +2m đến +6m, trải dài từ lưu vực sông Vàm Cỏ qua phía bắc các tỉnh Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang đến vịnh Thái Lan

1.1.3 Các khu vực địa lý của vùng Tứ Giác Long Xuyên

Vùng TGLX có ba phân vùng địa hình và môi trường cơ bản sau:

- Vùng đồi núi sót phù sa cổ: tập trung ở các huyện Tri Tôn, Tịnh Biên, một

phần ở huyện Thoại Sơn (An Giang), Giồng Riềng và thị xã Hà Tiên (Kiên Giang)

- Vùng đồng bằng trũng thấp phù sa mới: phân bố trên không gian rộng

chiếm phần lớn diện tích của vùng TGLX ngày nay

- Vùng ngập mặn cận biển: với hệ thống núi đá vôi, rừng ngập mặn với

nhiều cửa sông và vịnh biển phân bố trải rộng từ Hà Tiên đến vịnh Rạch Giá

Về mặt không gian có thể chia thành ba khu vực với những đặc trưng riêng bên cạnh những nét chung và có quan hệ chặt chẽ với nhau, gồm:

- Khu vực Núi Sam-Bảy Núi có đặc trưng cảnh quan môi trường của vùng

bán sơn địa, được tạo bởi hệ thống núi sót và thềm phù sa cổ phân bố xung quanh chân các khối núi cùng địa hình bồi tụ từ quá trình sườn tích Địa hình nơi đây bị chia cắt mạnh bởi các khối núi xen giữa là các dải đồng bằng hẹp với hệ thống khe suối dày đặc, xen giữa có các dải đồng bằng hẹp và bằng phẳng

Trên địa bàn này đã phát hiện nhiều di tích khảo cổ học như Gò Cây Tung, Phum Quao, Gò Me-Gò Sành, An Phú, Gò Cây Sung, Gò Châu Thi, Brây Muln, Gò Tháp An Lợi, An Lợi… gồm loại hình di tích cư trú và kiến trúc tôn giáo chủ yếu thuộc các giai đoạn văn hóa tiền Óc Eo, Óc Eo muộn và hậu Óc Eo Dấu tích VHOE thuộc giai đoạn sớm và phát triển (thế kỷ I-VII) rất mờ nhạt ở khu vực này

Trang 36

- Khu vực Thoại Sơn-Núi Sập có đặc điểm đan xen và chuyển biến giữa địa

hình bán sơn địa ở cụm núi sót gồm núi Sập, núi Ba Thê, núi Chóc, núi Tượng, núi Trọi Cũng có thể xem đây là không gian phía nam của khu vực Núi Sam-Bảy Núi,

có tính chất chuyển tiếp giữa thềm cao phù sa cổ xuống đồng bằng châu thổ trũng thấp, có đặc điểm bồi lắng và mở rộng nhanh chóng Các vết lớp vỏ sò (hàu) thường sống ở các cửa sông được tìm thấy quanh khu vực núi Chóc, núi Tượng và cánh đồng Óc Eo Dưới tác động trực tiếp của thủy triều đã đào-khoét sâu vào nội địa

hình thành dòng chảy kiểu lạch triều với đặc trưng là có cửa sông rộng, lòng sâu

không bị bồi lấp, dòng chạy ngắn và không nối với sông Hậu, hiện nay vẫn rất phổ biến ở miền tây sông Hậu với các sông Cái Bé, Cái Lớn hay Giang Thành…

Khu vực Thoại Sơn-Núi Sập là không gian tập trung rất nhiều di tích tiêu biểu thuộc phạm trù VHOE, trong đó có các di tích có quy mô lớn như Óc Eo-Ba Thê, Đá Nổi, Nóp Lê, Mốp Văn, Định Mỹ… Hầu hết các di tích này đều mang nét đặc thù của loại hình di tích ở miền châu thổ trũng thấp miền Tây Nam Bộ

- Khu vực Hà Tiên-Rạch Giá có dải đồng bằng trũng thấp nối với các cửa

sông và hàng loạt vịnh biển ở phía tây Khu vực này được “che chắn” bởi hệ thống núi đá vôi và các khối núi sót (Hòn Đất, Ba Hòn…), vừa có nét tương đồng cao với khu vực Núi Sam-Bảy Núi và Thoại Sơn-Núi Sập, vừa có nét đặc thù của vùng cửa ngõ duyên hải phía tây với các cửa sông-vịnh nước sâu thông với vịnh Thái Lan

Các di tích tiền Óc Eo ở khu vực này phân bố trên các gò-giồng thấp gồm Xoa Ảo, Giồng Cu, K9… Ngoài ra, đây là không gian phân bố tập trung của các khu di tích VHOE rất nổi bật như Nền Chùa, Đá Nổi… thuộc giai đoạn phát triển

đỉnh cao của văn hóa này (thế kỷ IV-VII AD) (Hình 1.6)

1.1.4 Vùng Tứ Giác Long Xuyên trong bối cảnh địa lý miền Tây Nam Bộ

Trên không gian đồng bằng Nam Bộ, vùng TGLX và vùng Vàm Cỏ-Đồng Tháp Mười có sự tương đồng cao về mặt địa lý tự nhiên khi cả hai vùng này nằm trong miền sụt lún Cửu Long [31, tr.23] hay còn gọi chung là đồng bằng miền Tây Nam Bộ Hai vùng này cùng nằm trên một không gian thống nhất, được bao bọc ở

Trang 37

phía bắc là thềm phù sa cổ có tuổi Pleistocene (cao độ từ +2m đến trên +6m) Nằm

chuyển tiếp giữa thềm phù sa cổ và đồng bằng phù sa mới là những giồng cát, phân

bố ở phía bắc Đồng Tháp Mười gồm các huyện Mộc Hóa, Tân Hưng, Vĩnh Hưng (Long An), Tân Hồng, Hồng Ngự (Đồng Tháp) đến phía bắc vùng TGLX các huyện Hòn Đất, Hà Tiên (Kiên Giang)… Đây là dấu tích của các cửa sông hay bờ biển cổ,

có cao độ khoảng +1 đến +3m [41, tr.56] [141, tr 125] (Bảng 2.1) Các di tích khảo

cổ học ở từng giai đoạn từ thời tiền Óc Eo sang Óc Eo sớm ở lưu vực sông Vàm

Cỏ-Đồng Tháp Mười có đặc điểm phân bố theo các phân bậc này (Hình 1.6)

Tuy nhiên, hiện nay giữa hai vùng có sự khác biệt cơ bản qua tính đóng và

mở giữa Vùng Đồng Tháp Mười là một đồng bằng lũ kín bị bao bọc bởi hệ thống

đê chắn tự nhiên dọc theo sông Cửu Long ở phía tây và các dải giồng cát duyên hải

ở phía nam và tây nam, chỉ nối thông ra biển theo sông Vàm Cỏ qua cửa Soài Rạp

Trong khi đó, nằm về phía tây sông Hậu là vùng TGLX là một đồng bằng lũ hở, có

không gian mở-thông ra vịnh Thái Lan Điều kiện tự nhiên này đã tác động rất lớn đến đặc điểm phát triển văn hóa-cư dân ở Nam Bộ vào thiên niên kỷ I Công nguyên

1.2 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.2.1 Thời kỳ trước năm 1975

Đây là thời kỳ khởi đầu quá trình phát hiện và nghiên cứu VHOE ở Nam Bộ với vai trò chính của người Pháp Khởi đi từ những dấu vết văn hóa cổ ghi nhận ở núi Ba Thê bởi A Corre (1879) đến các phát hiện ở khu vực Núi Sập, Hà Tiên, Định Mỹ, cánh đồng Óc Eo… là bằng chứng về nền văn hóa cổ đã từng tồn tại trên vùng đất này Năm 1944, L Malleret phát hiện VHOE sau cuộc khai quật ở cánh đồng Óc Eo, xem đây là biểu hiện vật chất trên miền duyên hải thuộc vương quốc Phù Nam vốn chịu ảnh hưởng trực tiếp của văn minh Ấn Độ [100, tr.161], trong đó

Óc Eo được xem là một trong những đô thị của vương quốc này [98, tr.511]

Do đặt trọng tâm nghiên cứu lịch sử nhà nước cổ đại Phù Nam, các học giả người Pháp đã tiếp cận các vấn đề đô thị, chữ viết, nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, tôn giáo hay giao thương… Vì vậy, dấu ấn văn hóa ngoại sinh trong VHOE và văn

Trang 38

minh Phù Nam luôn rất nổi bật, có vị trí quan trọng trong nội hàm của nền văn hóa này và cũng đưa đến nhận thức phổ quát chung về một quốc gia có nền tảng văn hóa chịu ảnh hưởng lớn từ văn hóa Ấn Độ, hay được hình thành từ sự “kết tinh của những yếu tố dung hòa, du nhập theo đường biển… là một hình thức văn hóa mà có

thể gọi là thực dân (coloniale)” hay “Ấn Độ hóa” [100, tr.179-180, 219]

Trước đó, qua tiếp cận sử liệu Trung Hoa và bi ký cổ phát hiện trong khu vực, các nhà sử học như Aymonier, Paul Pelliot, George E Coedès đã xác định cương vực của Phù Nam nằm ở hạ lưu sông Mê Kông bao gồm đồng bằng sông Cửu Long [134, tr.54] [15, tr.83] Thông qua nghiên cứu các vấn đề lịch sử vương quốc, cấu trúc thể chế, mô hình quốc gia hay các quan hệ chính trị… các học giả này đã đi đến nhận định Phù Nam là vương quốc thuộc người Ấn Độ đã hình thành

ở khu vực Đông Nam Á, đồng thời coi đó là miền ngoại Ấn được Ấn Độ hóa [15,

tr.46-49] Mặc dù vậy, khi xem xét cơ sở của sự tiếp biến và bản địa hóa các yếu tố

văn hóa Ấn Độ này, G Coedès vẫn nhận thấy “nó gắn với một cơ tầng bản địa

hình thành-phát triển lâu dài”, và ông cho rằng nó (văn hóa bản địa) đã có mối

quan hệ tương tác với văn hóa Ấn Độ từ rất lâu trước đó [15, tr.18]

Ngay từ giai đoạn đầu khám phá VHOE, cơ tầng văn hóa bản địa của nó đã được L.Malleret bổ sung làm rõ thêm qua việc tập hợp và phân tích tư liệu công cụ

đá, đồ gốm được thu thập ở miền tây sông Hậu Khi đặt Nam Bộ trong mối quan hệ tương quan với các văn hóa tiền-sơ sử trong khu vực như Sa Huỳnh, Đông Sơn, Samrong Sen, Mlu Prei hay vùng đông bắc Lào (cao nguyên Trấn Ninh), L

Malleret nhận xét “Óc Eo được hình thành vào giai đoạn cuối của thời đại

đồng-đá” [100, tr.179]

Những nghiên cứu nhân học và phát hiện mới về giai đoạn hậu kỳ Đồng-sơ

kỳ Sắt ở Nam Bộ ở thời kỳ này cũng bổ sung thêm nguồn tư liệu quan trọng cho vấn đề chủ nhân và nguồn gốc VHOE Kết quả phân tích hình thái của 06 tiêu bản

sọ người cổ phát hiện trong tầng văn hóa ở di tích Óc Eo và di tích Trăm Phố (hay Cạnh Đền) được E.G.Varcin nhận định mang đặc điểm loại hình của người Proto-Malais, cùng đặc điểm loại hình với người Thượng ở Việt Nam [75, tr.40]

Trang 39

Vào nửa cuối thập niên 60 sang đầu thập niên 70 thế kỷ XX, E Saurin, H Fontaine và Hoàng Thị Thân đã phát hiện các khu mộ chum Dầu Giây, Hàng Gòn, Phú Hòa ở vùng đồi đất đỏ Xuân Lộc-Long Khánh (Đồng Nai) [188, tr.90-104] [192, tr.397-486] Phát hiện rất quan trọng này gợi lên những nhận thức mới về ảnh hưởng rất mạnh từ văn hóa thời đại Sắt từ duyên hải miền Trung Việt Nam, là tư liệu cụ thể cho phép tiếp cận bước chuyển biến mạnh mẽ trong cấu trúc kinh tế-văn hóa-xã hội vào giai đoạn này ở Nam Bộ, và vai trò của nó trong việc thúc đẩy hoặc đóng góp vào sự xuất hiện của hình thái văn hóa mới tiếp theo ở Nam Bộ là VHOE

1.2.2 Thời kỳ từ sau năm 1975 đến nay

Từ sau năm 1975, khảo cổ học Nam Bộ chuyển sang thời kỳ mới với vai trò chủ đạo của các nhà khảo cổ học Việt Nam Công tác nghiên cứu khảo cổ học ở Nam Bộ được triển khai toàn diện trên cơ sở kế thừa thành tựu của thời kỳ trước để tiếp tục nhận thức các vấn đề văn hóa-lịch sử thời Tiền-Sơ sử Nam Bộ Trong đó, nhận thức về VHOE có nhiều thành tựu mới, bao gồm khẳng định rõ vai trò then chốt của cơ tầng bản địa và sự hình thành và phát triển của nền văn hóa này

Tác giả Hà Văn Tấn đã phân tích những yếu tố nội sinh và ngoại sinh đã nhận định VHOE này là sự tiếp nối các bước phát triển văn hóa bản địa đã có từ sớm ở khu vực này, rất có thể từ nền văn hóa sơ kỳ thời đại Kim khí [151, tr.225]

Tác giả Lê Xuân Diệm khẳng định “VHOE được tạo dựng nên ở vùng châu thổ sông Cửu Long, trên thực tế, là nhờ một phần quan trọng ở những nỗ lực sáng tạo của chủ nhân văn hóa Đồng Nai” [28, tr.55]

Sau phát hiện quan trọng Dốc Chùa, Suối Chồn, Phú Hòa… các tác giả Phạm Đức Mạnh và Bùi Chí Hoàng nhận định thời đại đồ Sắt ở lưu vực sông Đồng Nai là bước phát triển mới, đánh dấu sự kết thúc của xã hội Tiền sử và cuộc sống Sơ sử bắt đầu với sự phát triển các mối quan hệ và trao đổi văn hóa đa chiều ngày càng mở rộng về mọi hướng: Sa Huỳnh, Đông Sơn, đồng bằng sông Cửu Long và ĐNÁ [116, tr.120-121] Bước phát triển này tạo cơ sở quan trọng cho quá trình chiếm lĩnh đồng bằng sông Cửu Long và tham gia xác lập nền VHOE [58, tr.144]

Trang 40

Trong tổng kết thành tựu nghiên cứu giai đoạn 1975-1985, tác giả Võ Sĩ Khải nhận định có thể tìm thấy một cơ tầng văn hóa bản địa và những yếu tố du nhập trong VHOE dựa trên những phát hiện mới ở Óc Eo, Nền Chùa, Gò Tháp… Đồng thời đặt trong mối quan hệ với các di tích ở khu vực Cần Giờ, Vàm Cỏ, Đồng Nai hay Sa Huỳnh, xa hơn với khu vực ĐNÁ [83,tr.28-29, 31]

Vào cuối thập niên 80 sang đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, các di tích giai đoạn hậu kỳ Đồng-sơ kỳ Sắt được tập trung nghiên cứu, đặc biệt là các di tích trên môi trường cận sinh, cửa sông hoặc ngập mặn được phát hiện và khai quật (Bưng Bạc, Bưng Thơm, ND11, Long Bửu, Giồng Cá Vồ, Giồng Phệt, Gò Cao Su, Gò Ô Chùa, Gò Cây Tung…) Kết quả nghiên cứu của giai đoạn này được tổng hợp trong

các luận án chuyên ngành khảo cổ học “Những di tích thời đại kim khí ở Tp Hồ Chí

Minh” (Đặng Văn Thắng, 1992), “Giai đoạn hậu kỳ Đồng-sơ kỳ Sắt ở miền Đông Nam Bộ” (Bùi Chí Hoàng, 1994), “Di tích mộ chum miền Đông Nam Bộ-những phát hiện mới tại Cần Giờ Tp Hồ Chí Minh” (Nguyễn Thị Hậu, 1997) Những

nghiên cứu này đã làm rõ một thời kỳ phát triển rực rỡ trong thời đại Kim khí với hai đỉnh cao hội tụ ở Dốc Chùa, Bưng Bạc và sau đó là Suối Chồn, Phú Hòa, Giồng

Cá Vồ… trong cùng một tuyến phát triển văn hóa của trung tâm kim khí Đông Nam

Bộ [58, tr.141] và có cấu trúc kinh tế-văn hóa xã hội thống nhất

Sự phát triển này diễn ra đậm nét trên không gian miền Đông Nam Bộ, từ nội

địa đến vùng cận biển: 1- Nội địa có các di tích ở lưu vực sông Đồng Nai-Sài Gòn

(Dốc Chùa, Suối Chồn, Phú Hòa), có quan hệ chặt chẽ với các di tích ở lưu vực

Vàm Cỏ (Lò Gạch, Gò Cao Su…); 2- Cận biển-các di tích có hoạt động chế tác thủ

công, trao đổi thương mại phát triển mạnh với những cụm dân cư ở vị trí mặt tiền của cả miền Đồng Nai rộng lớn như Bưng Bạc, Giồng Cá Vồ, Giồng Phệt… [32,tr.191] [45,tr.131-132]

Ở miền Tây Nam Bộ, các phát hiện ở Gò Cao Su, Lò Gạch (1994), Gò Ô Chùa (1997), Gò Cây Tung (1994, 1995)… là nguồn tư liệu rất quan trọng để làm

rõ mối quan hệ chuyển tiếp từ thời Tiền sử sang thời Sơ sử, về sự gần gũi giữa các

di tích thời đại kim khí và VHOE thể hiện trên các đặc trưng văn hóa, kinh tế, xã

Ngày đăng: 18/04/2019, 17:03

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Andreas Reinecker, Verana Leusch, Lâm Thị Mỹ Dung (2014), Đồ vàng cổ ở Việt Nam: kết quả phân tích đầu tiên về đồ vàng trong văn hóa Sa Huỳnh, TCKCH (số 2/2014), tr.52-63 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đồ vàng cổ ở Việt Nam: kết quả phân tích đầu tiên về đồ vàng trong văn hóa Sa Huỳnh
Tác giả: Andreas Reinecker, Verana Leusch, Lâm Thị Mỹ Dung
Năm: 2014
2. Nguyễn Công Bằng (2005), Di tích Hòa Diêm-Khánh Hòa nhìn từ văn hóa Đồng Nai, TCKCH (số 4/2005), Nxb. KHXH, Hà Nội, tr.48-54 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Di tích Hòa Diêm-Khánh Hòa nhìn từ văn hóa Đồng Nai
Tác giả: Nguyễn Công Bằng
Nhà XB: Nxb. KHXH
Năm: 2005
3. Nguyễn Công Bình, Lê Xuân Diệm, Mạc Đường (1990), Văn hóa và cư dân đồng bằng sông Cửu Long, Nxb. KHXH, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa và cư dân đồng bằng sông Cửu Long
Tác giả: Nguyễn Công Bình, Lê Xuân Diệm, Mạc Đường
Nhà XB: Nxb. KHXH
Năm: 1990
4. Đào Linh Côn, Nguyễn Thị Mỹ Hồng (2002), Báo cáo khai quật di tích Gò Giồng Xoài (xã Mỹ Hiệp Sơn, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang), Tư liệu TTKCH Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo khai quật di tích Gò Giồng Xoài (xã Mỹ Hiệp Sơn, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang)
Tác giả: Đào Linh Côn, Nguyễn Thị Mỹ Hồng
Năm: 2002
5. Đào Linh Côn (2002), Di chỉ cư trú văn hóa Óc Eo ở khu di tích Óc Eo-Ba Thê (An Giang), Đề tài do Quỹ Toyota foundation tài trợ, Tư liệu TTKCH Sách, tạp chí
Tiêu đề: Di chỉ cư trú văn hóa Óc Eo ở khu di tích Óc Eo-Ba Thê (An Giang)
Tác giả: Đào Linh Côn
Năm: 2002
6. Đào Linh Côn, Yuko Hirano, Nguyễn Quốc Mạnh (2005), Báo cáo sơ bộ khai quật địa điểm Gò Tư Trâm lần 3, Tư liệu TTKCH Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo sơ bộ khai quật địa điểm Gò Tư Trâm lần 3
Tác giả: Đào Linh Côn, Yuko Hirano, Nguyễn Quốc Mạnh
Năm: 2005
7. Đào Linh Côn (2010), Giá trị văn hóa Óc Eo ở miền Tây Nam Bộ, Đề tài khoa học cấp Bộ (Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam), Tư liệu Viện Khoa học Xã hội vùng Nam Bộ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giá trị văn hóa Óc Eo ở miền Tây Nam Bộ
Tác giả: Đào Linh Côn
Năm: 2010
8. Đào Linh Côn (2011), Niên đại và các giai đoạn phát triển văn hóa Óc Eo vùng đồng bằng Tây sông Hậu, MSVĐKCHMNVN-tập 4, Nxb. KHXH, Hà Nội, tr.318-332 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên đại và các giai đoạn phát triển văn hóa Óc Eo vùng đồng bằng Tây sông Hậu
Tác giả: Đào Linh Côn
Nhà XB: Nxb. KHXH
Năm: 2011
9. Đỗ Ngọc Chiến (2009), Di tích khảo cổ học Gò Cây Tung (Tịnh Biên, An Giang), Luận văn thạc sĩ Lịch sử-chuyên ngành Khảo cổ học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Di tích khảo cổ học Gò Cây Tung (Tịnh Biên, An Giang)
Tác giả: Đỗ Ngọc Chiến
Năm: 2009
10. Nguyễn Trung Chiến, Đào Quý Cảnh (1999), Báo cáo khai quật địa điểm Bãi Ngự và địa điểm Bãi Dong (huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang), Tư liệu Viện KCH Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo khai quật địa điểm Bãi Ngự và địa điểm Bãi Dong (huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang)
Tác giả: Nguyễn Trung Chiến, Đào Quý Cảnh
Năm: 1999
11. Trương Đắc Chiến (2014), Đồ gốm di tích Giồng Lớn (Long Sơn, Bà Rịa-Vũng Tàu) trong phức hệ gốm tiền-sơ sử Nam Bộ, TCKCH (số 5/2014), tr.27-57 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đồ gốm di tích Giồng Lớn (Long Sơn, Bà Rịa-Vũng Tàu) trong phức hệ gốm tiền-sơ sử Nam Bộ
Tác giả: Trương Đắc Chiến
Năm: 2014
12. Trương Đắc Chiến (2015), Về ba ngôi mộ có mặt nạ vàng ở Giồng Lớn (Bà Rịa-Vũng Tàu), TCKCH (số 3/2015), tr.63-76 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về ba ngôi mộ có mặt nạ vàng ở Giồng Lớn (Bà Rịa-Vũng Tàu)
Tác giả: Trương Đắc Chiến
Năm: 2015
13. Trương Đắc Chiến (2016a), Quá trình chiếm lĩnh vùng ngập mặn Đông Nam Bộ thời tiền sử và sơ sử, TCKCH (số 5/2016), tr.19-35 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quá trình chiếm lĩnh vùng ngập mặn Đông Nam Bộ thời tiền sử và sơ sử
14. Trương Đắc Chiến (2016b), Di tích Giồng Lớn và vai trò của nó với sự hình thành văn hóa Óc Eo ở vùng ven biển Đông Nam Bộ, Luận án tiến sĩ Lịch sử Sách, tạp chí
Tiêu đề: Di tích Giồng Lớn và vai trò của nó với sự hình thành văn hóa Óc Eo ở vùng ven biển Đông Nam Bộ
15. Coedes E. George (2008), Lịch sử cổ đại các quốc gia Ân Độ hóa ở Viễn Đông (tái bản, bản gốc xuất bản năm 1944), Nxb. Thế giới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử cổ đại các quốc gia Ân Độ hóa ở Viễn Đông
Tác giả: Coedes E. George
Nhà XB: Nxb. Thế giới
Năm: 2008
16. Nguyễn Lân Cường (2007), Về những di cốt người cổ ở An Sơn (Long An) qua lần khai quật thứ 3, NPHMVKCH năm 2005, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr.886-888 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về những di cốt người cổ ở An Sơn (Long An) qua lần khai quật thứ 3
Tác giả: Nguyễn Lân Cường
Nhà XB: Nxb. Khoa học Xã hội
Năm: 2007
17. Nguyễn Lân Cường (2008), Di cốt người cổ ở Nam Bộ, VHOE&VQPN (năm 2004), Nxb. Thế Giới, Hà Nội, tr.177-199 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Di cốt người cổ ở Nam
Tác giả: Nguyễn Lân Cường
Nhà XB: Nxb. Thế Giới
Năm: 2008
18. Nguyễn Kim Dung (1995). Đồ trang sức trong các mộ chum ở Cần Giờ, TPHCM, TCKCH (số 2/1995), tr.27-46 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đồ trang sức trong các mộ chum ở Cần Giờ, TPHCM
Tác giả: Nguyễn Kim Dung
Năm: 1995
19. Nguyễn Kim Dung (2007), Di chỉ Giồng Nổi (Bến Tre) trong nền cảnh khảo cổ học tiền-sơ sử vùng Nam Bộ Việt Nam, TCKCH (số 2/2007), tr.86-95 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Di chỉ Giồng Nổi (Bến Tre) trong nền cảnh khảo cổ học tiền-sơ sử vùng Nam Bộ Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Kim Dung
Năm: 2007
20. Lâm Mỹ Dung (2012), Địa điểm Gò Duối trong phức hợp di tích Hòa Diêm, TCKCH (số 3/2012), tr.33-46 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Địa điểm Gò Duối trong phức hợp di tích Hòa Diêm
Tác giả: Lâm Mỹ Dung
Năm: 2012

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w