1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bí quyết làm bài thi nghị luận xã hội

2 3,1K 32
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 40,5 KB

Nội dung

quyết làm bài thi nghị luận hội Theo cấu trúc đề thi do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định, ở kì thi tốt nghiệp và thi đại học năm 2009, trong đề thi môn Ngữ văn sẽ có một câu hỏi (3 điểm) yêu cầu vận dụng kiến thức về hội đời sống để viết bài nghị luận hội về: - Một tư tưởng đạo lí - Một hiện tượng đời sống Nghị luận hội không phải là một kiểu bài mới, nhưng đây là lần đầu tiên được đưa chính thức vào cấu trúc đề thi. Khác với nghị luận văn học thường giới hạn trong phạm vi các tác phẩm văn học đã được quy định trong hướng dẫn ôn tập, nghị luận hội vô cùng đa dạng phong phú về vấn đề. Khó có thể lường trước yêu cầu nghị luận sẽ hướng vào vấn đề hội gì. Vì thế, đừng nên “ học tủ “ nhé, nhất là với nghị luận hội. Việc đưa nghị luận hội vào cấu trúc thi là hợp lý, bởi kiểu bài này đòi hỏi học sinh phải có ý thức học một cách nghiêm túc ; có thói quen chủ động giải quyết nhiều tình huống bất ngờ, đa dạng trong cuộc sống; rèn luyện tư duy nhanh chạy, biết gắn việc học lí thuyết với thực tiễn đời sống hội. Kiểu bài này khó, nhưng hay, có ích và phân loại đúng trình độ người học. Để làm tốt phần thi này, các em hãy tham khảo một số “bí truyền” sau nhé: 1. Tích lũy thông tin Dù có thể ra đề vào bất cứ vấn đề gì, nhưng chắc chắn người ra đề sẽ tính toán rất kĩ để chọn vấn đề phù hợp nhất với khả năng, điều kiện, môi trường tiếp nhận và xử lí thông tin của một học sinh trung học. Hầu như tất cả các đề nghị luận hội hiện nay đều gắn với những vấn đề “nóng” của đời sống hội. Bởi thế, để giải quyết được những tình huống khác nhau, không có cách nào khác, học sinh phải thường xuyên tích lũy thông tin, hiểu biết về những vấn đề đang diễn ra trong cuộc sống xung quanh bằng cách đọc sách báo, tài liệu…Trong thời đại bùng nổ thông tin này, có cả “ngàn lẻ một” cách cho các em tiếp cận, tìm hiểu thời sự. Nên có định hướng, phương pháp tiếp cận thông tin. Những gì mình đọc được, hoặc tận mắt nhìn thấy, nghe thấy, nên ghi lại để có dịp ứng dụng. Bản thân quá trình ghi chép đã là một loạt các thao tác tư duy: mô tat, phân tích, tổng hợp…Ghi chép là một hoạt động cần thiết, không nên ỉ vào khả năng của trí nhớ. Khi đã được ghi chép, thì những hiểu biết thực tế đó sẽ thẩm thấu vào chúng ta, trở thành kiến thức hội của ta, đến khi sử dụng vào bài nghị luận, những hiểu biết đó sẽ được tái hiện một cách nhuần nhuyễn, thuyết phục. 2. Bình tĩnh khi nhận đề bài và thận trọng khi phân tích đề. Khi nhận đề bài, các em đừng vội viết, hãy dành ít phút đọc đi đọc lại yêu cầu của đề, lưu ý gạch chân những từ, cụm từ quan trọng, suy ngẫm về yêu cầu của đề bài, sau đó lập dàn ý cho bài viết. 3. Ghi nhớ những nội dung cơ bản của dàn ý một bài nghị luận hội. • Mở bài: cần nêu được tính cấp thiết của vấn đề cần nghị luận, bàn bạc. • Thân bài: có bốn ý chính - Thực trạng của vấn đề cần nghị luận. - Nguyên nhân dẫn đến thực trạng hội ấy. - Hậu quả hoặc kết quả của vấn đề hội đó. - Biện pháp khắc phục hoặc giải pháp cho sự phát triển của hội. • Kết bài: nêu lên suy nghĩ, quan điểm khái quát của mình về vấn đề cần nghị luận, rút ra bài học cho bản thân. 4. Khéo léo lồng ghép, đưa dẫn chứng khi viết. Bài nghị luận không thể thiếu dẫn chứng. Nguồn dẫn chứng ở đâu, chúng ta đã biết. Khi sử dụng dẫn chứng, cần lưu ý một số vấn đề sau: - Không nên quá tham lam đưa thật nhiều dẫn chứng. - Không nên đưa quá ít dẫn chứng làm cho những lí lẽ của chúng ta trở nên khô khan, thiếu thực tế, thiếu sức thuyết phục. - Đưa dẫn chứng vừa đủ, cùng với việc nêu dẫn chứng cần chú ý phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ hơn luận điểm, luận cứ của bài viết. Mức độ phân tích dẫn chứng này cũng tùy từng tình huống mà thực hiện, nhưng dù thế nào cũng không nên sa đà hoặc đừng sơ sài qua loa. 5. Chú ý đầu tư cho những ý nêu giải pháp, biện pháp khắc phục thực trạng và những ý thể hiện quan điểm chủ quan của người viết…Đây là những ý thể hiện đậm nét tư chất, năng lực, hiểu biết, trình độ nghị luận hội của người làm bài. Nếu chúng ta biết đầu tư thỏa đáng cho những ý này, bài nghị luận hội sẽ có chiều sâu của trí tuệ, sẽ được nâng tầm và đương nhiên là được điểm cao. Dù là gì cũng đừng quên yếu tố thời gian. Chúc các em thành công. Nguyễn Danh . Bí quyết làm bài thi nghị luận xã hội Theo cấu trúc đề thi do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định, ở kì thi tốt nghiệp và thi đại học năm 2009, trong đề thi. cầu nghị luận sẽ hướng vào vấn đề xã hội gì. Vì thế, đừng nên “ học tủ “ nhé, nhất là với nghị luận xã hội. Việc đưa nghị luận xã hội vào cấu trúc thi

Ngày đăng: 28/08/2013, 17:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w