"Hổ chết để da, người ta chết để tiếng" Bài này mình viết trong hôm thi thử ĐH bên trường Việt Trì, được 2,5/3 điểm. Mọi người đọc thử có gì chữa lỗi cho mình và ai tham khảo được gì thì cứ tham khảo thoải mái, hehe. Giống như một quy luật tất yếu:"sinh,lão,bệnh, tử"phàm là con người thì chẳng ai tránh được cái chết . Cái chết đã trở thành một phần cuả cuộc sống. Mỗi người chỉ sống có một lần nên chắc hẳn ai cũng sẽ có lúc băn khoăn về ý nghĩa kiếp sống cuả mình. Nếu bạn chưa trả lời được câu hỏi đó thì câu tục ngữ "Hổ chết để da, người chết để tiếng" chính là chiếc chìa khoá giải đáp giúp bạn. Từ "tiếng" trong tiếng tăm, danh tiếng chỉ danh dự, phẩm chất, cá tính,… cuả một người nào đó. Người này có thể có tiếng tốt nhưng người kia lại có tiếng xấu. Danh tiếng tốt đẹp thường gắn với lòng dũng cảm, tài năng,lòng nhân hậu,vẻ đẹp tự nhiên….Trái lại, người ta thường bị tiếng xấu(mang tiếng) khi lười nhác, ki kiệt hay tàn ác, Hổ chết để da" taị sao lại nói như vậy? Da hổ khác với các bộ phận khác như thịt(dễ bị phân huỷ khi con vật chết đi), da tồn tại lâu bền nhất cùng với xương. Đặc biệt da hổ lại có giá trị kinh tế cao hơn xương hổ. Da hổ được khai thác để chế tác làm đồ trang sức, vật dụng rất đẹp, đắt tiền như áo choàng, mũ, váy, khăn hay thảm, túi xách, Bởi những lí do kể trên mà da hổ là thứ giá trị nhất cuả con vật, trường tồn ngay cả khi con hổ đó đã chết đi, vì vậy mới nói"hổ chết để da". Nhưng dưạ vào đâu mà có thể so sánh:nếu hổ chết để da thì người chết để tiếng? Con người cũng giống như nhiều loài động vật khác, khi chết đi thì phần thân xác cũng nhanh chóng bị phân huỷ. Nhưng nếu như hổ chết còn để lại da là bộ lông quý hiếm, lộng lẫy cuả mình thì con người không như thế, da người cũng dễ dàng phân huỷ mất đi theo phần thịt cơ. Như vậy chẳng nhẽ người ta "chết là hết?"? Không, bạn ạ! Thực ra thì phần giá trị nhất cuả một con người nó là một thứ vô hình, khi người ta "về với cát bụi" thì nó vẫn ở lại, sống vờí đời. Mấy chục năm nay, năm nào người Việt Nam cũng kỉ niệm ngày sinh nhật Bác Hồ. Họ nhắc lại những câu chuyện về Bác, ôn lại những lời căn dạy cuả Người, kể lại những câu chuyện quá khứ nhưng vẫn luôn mới vì tính thực tiễn của nó đúng cho nhiều vấn đề thời sự đương thời. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra đi từ lâu nhưng tiếng thơm cuả Người còn lại đến ngàn thế hệ sau. Trên thế giới, người ta vẫn không ngừng ngợi ca, tôn vinh những đóng góp trên mọi lĩnh vực đời sống ( khoa học, triết học, kinh tế, thiên văn học) cuả nhiều nhà bác học, đại sứ hoà bình, kĩ sư hay các giáo viên, bác sĩ,…Họ không chỉ là những người đương thời mà ngay cả những người đã đi sang thế giới khác rôì vẫn được vinh danh với lòng kính trọng nhất. Nếu một bộ da hổ bị lỗi, có vết rách, thủng thì giá trị cuả tấm da đó cũng bị giảm sút. Giống như vậy, nếu bạn không biết cách sống đúng, trọn vẹn thì cái tiếng để đời cuả bạn cũng sẽ nhơ nhuốc, xấu xí. Hoặc nếu không thì giá trị con người bạn cũng không được đánh giá cao. Bạn đã biết điêù này chưa: chính bạn chứ không phải ai khác là người thợ xây dựng "danh tiếng" cho mình. Vì thế luôn nỗ lực, sống hướng thiện và có ước mơ, có mục đích rõ ràng chính là những chất liệu cần thiết để tạo dựng thương hiệu cá nhân bạn, taọ dựng cái Tôi đầy sức mạnh! 1. [NLXH] Cái chết là điều mất mát lớn nhất?